Được vợ chồng Lưu chăm sóc
Kiến Quốc
Uống trà Cung Đình
Vợ chồng Lưu bảo tôi ra đây phải sinh hoạt cùng anh em mới hiểu được cuộc sống của dân Đà Nẵng. Tối chủ nhật, vợ chồng tôi được đón tới Quán trà Cung Đình, nằm trong khuôn viên của bãi xe sau lưng Khách sạn Hàng không. Quán trang trí theo lối không gian mở, bàn kê cả ra ngoài sân. Nhạc nhẹ mở vừa đủ nghe. Khách đến uống trà chủ yếu là giới trung niên, lịch lãm, không xô bồ, ồn ào. Thấy có cả các bạn tổ chức sinh nhật, ngồi cả dãy bàn dài.
Trong menu có hàng chục loại trà nhưng không thể nhớ hết, mà thực chất trà Cung Đình là đồ uống bổ dưỡng có nhiều vị thuốc bắc như kì tử, táo tầu, hạt sen... được cho vào một cốc nước sôi có nắp đậy. Còn trà thì tùy người muốn uống châm nhiều hay ít. Ai thích uống ngọt thì có sẵn đĩa đường phèn ngọt và thơm. Chờ ít phút cho trà đủ ngấu thì lấy tay hé nắp khẽ gạt những cọng chè, nghiêng cốc rồi chúm miệng chiêu chút trà. Quả là phức tạp, trà cho vua quan có khác!
Vừa uống chị em vừa tâm sự việc dạy con cái, chăm lo nhà cửa, còn cánh đàn ông thì nhắc lại chuyện nghịch ngợm ở Trường Trỗi, chuyện làm ăn. Về đêm trời càng mát, gió mang theo vị mặn của biển. Ít khi uống trà đêm, sợ mất ngủ vì "thái đức" (thức...), vậy mà lần này uống trà rồi về ngủ một mạch tới 5g sáng mới dậy. Trà bổ dưỡng có khác!
Bánh cuốn thịt heo
Vợ chồng Lưu còn nói: “Ra đây phải thưởng thức bánh cuốn thịt heo”. Bà xã tôi ngạc nhiên hỏi ngay: “Vậy có bánh cuốn thịt bò hay sao mà gọi là vậy?”. “Ăn khắc biết!”. Vậy là chiều chủ nhật, sau khi tắm biển về, cả nhà được đón đi dọc theo đường 2 tháng 9, thăm khu đô thị mới phía nam thành phố rồi vào Quán Dậu nằm trong một kiệt nhỏ (dân Đà Nẵng không dùng từ hẻm hay ngõ mà gọi là kiệt). Khách đã kín quán.
Chọn bàn xong, nhà hàng bê ra 4 đĩa thịt lợn thái mỏng tang có cả nạc lẫn mỡ (bọn tôi trông thấy đã lo là nhiều thịt, ăn không hết nên trả bớt một), 2 đĩa lớn rau sống thập cẩm có cả mầm cải, giá sống, chuối xanh và một tô nước chấm. Hoa vợ Lưu nói rằng nhà hàng này pha nước chấm rất chuẩn nên dù có đi đâu ăn bánh cuốn thị heo thì cũng phải quay về đây. Tô nước chấm dậy mùi thơm với nhiều ớt, dứa. Mới nhìn qua thì thấy ăn bánh cuốn thịt heo không khác gì ăn bánh tráng Trảng Bàng trên Tây Ninh, nhưng có ăn mới biết sự khác lạ. Bánh tráng, do quán tự tráng, mỏng tang và dai. Khẽ bóc ra một lá đặt lên xấp bánh bột gạo ướt, cũng do chủ quán tráng, rồi lấy tay khẽ đập đập cho bánh tráng dính vào. Nhẹ nhàng bóc lá bánh tráng sẽ kéo theo bánh ướt, đặt lên đĩa. Sau đó là phần cho rau, thịt rồi cuốn lại. Chấm bánh vào nước chấm và chén. Tuyệt! Ở nhà vợ con tôi rất mê ăn đồ cuốn còn tôi thì không sướng lắm. Vậy mà lần này chén đến chục cái bánh cuốn thịt heo nhưng vẫn thấy vô tư. Lâu lắm mới được uống La-ve nhãn hiệu Đầu con hổ do Đà Nẵng sản xuất nên bánh cuốn cứ vào tuồn tuột. Phải ới chủ quán lấy thêm đĩa thịt nữa. Lưu còn bày kinh nghiệm nếu mệt thì tạm nghỉ rồi lại ăn tiếp.
Khi ra về nhìn lại thấy nhà hàng treo biển “Hết thịt!”. Thật là văn minh!
Chuyến du lịch Đà Nẵng lần này được bạn bè chăm sóc hết mình, thật cảm động! Xin cảm ơn vợ chồng Lưu và anh em Trỗi ở Đà Nẵng!
Kiến Quốc
Uống trà Cung Đình
Vợ chồng Lưu bảo tôi ra đây phải sinh hoạt cùng anh em mới hiểu được cuộc sống của dân Đà Nẵng. Tối chủ nhật, vợ chồng tôi được đón tới Quán trà Cung Đình, nằm trong khuôn viên của bãi xe sau lưng Khách sạn Hàng không. Quán trang trí theo lối không gian mở, bàn kê cả ra ngoài sân. Nhạc nhẹ mở vừa đủ nghe. Khách đến uống trà chủ yếu là giới trung niên, lịch lãm, không xô bồ, ồn ào. Thấy có cả các bạn tổ chức sinh nhật, ngồi cả dãy bàn dài.
Trong menu có hàng chục loại trà nhưng không thể nhớ hết, mà thực chất trà Cung Đình là đồ uống bổ dưỡng có nhiều vị thuốc bắc như kì tử, táo tầu, hạt sen... được cho vào một cốc nước sôi có nắp đậy. Còn trà thì tùy người muốn uống châm nhiều hay ít. Ai thích uống ngọt thì có sẵn đĩa đường phèn ngọt và thơm. Chờ ít phút cho trà đủ ngấu thì lấy tay hé nắp khẽ gạt những cọng chè, nghiêng cốc rồi chúm miệng chiêu chút trà. Quả là phức tạp, trà cho vua quan có khác!
Vừa uống chị em vừa tâm sự việc dạy con cái, chăm lo nhà cửa, còn cánh đàn ông thì nhắc lại chuyện nghịch ngợm ở Trường Trỗi, chuyện làm ăn. Về đêm trời càng mát, gió mang theo vị mặn của biển. Ít khi uống trà đêm, sợ mất ngủ vì "thái đức" (thức...), vậy mà lần này uống trà rồi về ngủ một mạch tới 5g sáng mới dậy. Trà bổ dưỡng có khác!
Bánh cuốn thịt heo
Vợ chồng Lưu còn nói: “Ra đây phải thưởng thức bánh cuốn thịt heo”. Bà xã tôi ngạc nhiên hỏi ngay: “Vậy có bánh cuốn thịt bò hay sao mà gọi là vậy?”. “Ăn khắc biết!”. Vậy là chiều chủ nhật, sau khi tắm biển về, cả nhà được đón đi dọc theo đường 2 tháng 9, thăm khu đô thị mới phía nam thành phố rồi vào Quán Dậu nằm trong một kiệt nhỏ (dân Đà Nẵng không dùng từ hẻm hay ngõ mà gọi là kiệt). Khách đã kín quán.
Chọn bàn xong, nhà hàng bê ra 4 đĩa thịt lợn thái mỏng tang có cả nạc lẫn mỡ (bọn tôi trông thấy đã lo là nhiều thịt, ăn không hết nên trả bớt một), 2 đĩa lớn rau sống thập cẩm có cả mầm cải, giá sống, chuối xanh và một tô nước chấm. Hoa vợ Lưu nói rằng nhà hàng này pha nước chấm rất chuẩn nên dù có đi đâu ăn bánh cuốn thị heo thì cũng phải quay về đây. Tô nước chấm dậy mùi thơm với nhiều ớt, dứa. Mới nhìn qua thì thấy ăn bánh cuốn thịt heo không khác gì ăn bánh tráng Trảng Bàng trên Tây Ninh, nhưng có ăn mới biết sự khác lạ. Bánh tráng, do quán tự tráng, mỏng tang và dai. Khẽ bóc ra một lá đặt lên xấp bánh bột gạo ướt, cũng do chủ quán tráng, rồi lấy tay khẽ đập đập cho bánh tráng dính vào. Nhẹ nhàng bóc lá bánh tráng sẽ kéo theo bánh ướt, đặt lên đĩa. Sau đó là phần cho rau, thịt rồi cuốn lại. Chấm bánh vào nước chấm và chén. Tuyệt! Ở nhà vợ con tôi rất mê ăn đồ cuốn còn tôi thì không sướng lắm. Vậy mà lần này chén đến chục cái bánh cuốn thịt heo nhưng vẫn thấy vô tư. Lâu lắm mới được uống La-ve nhãn hiệu Đầu con hổ do Đà Nẵng sản xuất nên bánh cuốn cứ vào tuồn tuột. Phải ới chủ quán lấy thêm đĩa thịt nữa. Lưu còn bày kinh nghiệm nếu mệt thì tạm nghỉ rồi lại ăn tiếp.
Khi ra về nhìn lại thấy nhà hàng treo biển “Hết thịt!”. Thật là văn minh!
Chuyến du lịch Đà Nẵng lần này được bạn bè chăm sóc hết mình, thật cảm động! Xin cảm ơn vợ chồng Lưu và anh em Trỗi ở Đà Nẵng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét