Thứ Ba, tháng 1 29, 2013

Từ xe tăng 377 đến bạn Trỗi

Google "xe tăng 377" sẽ ra nhiều bài nói về chiếc xe tăng hiện đang đứng trên đài kỉ niệm chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh 1972. Nếu muốn "nhiều trong 1", bao gồm cả những trao đổi của người quan tâm, thì có lẽ nên đọc dòng bài trong trang VMH. Một "sử gia" Tăng Thiết Giáp góp lời trong dòng bài ấy, 4// Nguyễn Khắc Nguyệt với nick Lixeta, đã đưa chúng tôi thăm lại chiếc xe trong chuyến đi Tây Nguyên vừa rồi.
Không chỉ là thăm viếng, chuyến đi này còn để "quê" Li (cách gọi nhau của lính tăng) cảm nhận thực tế chi tiết trận đánh đã được mô tả trong các hồi ức chiến tranh. Đã từng viết 4 tập của bộ tiểu thuyết Bão Thép, viết về trưởng xe Triển, có thể người cựu binh lái xe tăng vào dinh ĐL năm xưa sau chuyến đi này sẽ tái hiện câu chuyện về xe tăng 377 trong một quyển sách đang còn "ấp" :)
Thăm vết đạn cắm thẳng vào vị trí người lái, chếch trên lỗ nòng khẩu đại liên 7,62mm. Lỗ này không thủng giáp.
Tưởng rằng chỉ có lỗ đạn lớn phía dưới trái xuyên được, vì que thăm thấu vào bên trong. Vết nhỏ trên phải que thăm không thấu.
Nhưng không phải thế, khi quê Li chui vào bên trong tìm lối ra của "luồng xuyên đạn lõm"...
...đã thấy một lỗ phụt của luồng xuyên (đầu mũi tên đỏ) hướng thẳng vào buồng chứa đạn phía sau tháp pháo.
Điểm đến đầu tiên của chuyến Tây Nguyên là xe tăng 377. Điểm kết thúc là thăm mẹ LS tăng Ngô Ngời bạn Trỗi, tình cờ mà như hữu ý đi trọn một vòng tăng.

Thứ Hai, tháng 1 28, 2013

Châu Thuận Biển

Không ngờ nhờ chuyến đi Tây Nguyên vừa rồi tôi lại trở về được với nơi mấy chục năm trước đã đứng nhìn biển.
Mấy cậu em CCB từng bị pháo dội trúng tháp xe như Lixeta hay nghe đạn nhọn vi vút quanh mình như TS1 đều hiểu cái cảm giác của người tìm về chốn cũ nên đã nhiệt tình động viên tôi "cứ đi, miễn là không trễ giờ máy bay". Tất nhiên nỗi ngại ngùng chuyện làm phiền bạn của tôi được dẹp bỏ trước hết là ở sự động viên của chủ sự Linh7983 và cậu Minh dẫn lối đưa đường.

Lộn trở lại con đường vừa đi vài cây số, tôi bật ghi đường trên máy tính bảng và nhìn vào đó chỉ hướng cho cậu Minh. Con đường này hơn 5 năm trước tôi đã định vào mà không được vì rãnh nước ngang đường nhiều vật cản. Nay đã khá, cao sạch và quang hơn. Rồi bỏ xe lội bộ hơn trăm mét cuối cùng vào ngõ nhỏ, mà trong ảnh là KV và TS1 đi ra từ đó :)
Cuối ngõ là một ngôi nhà nhỏ, có cậu trai đang cúi người múc nước trong chum. Ngờ ngợ với một mái tranh nhỏ năm xưa, tôi hỏi:
- Cậu ơi cho hỏi... Nhà cậu ở đây từ xưa?
- Vâng, từ trước tới giờ.
- Tôi muốn hỏi cái nhà quãng năm 78 có một ông cụ, có một chị đi làm đâu trên tỉnh trên huyện mà ngày nghỉ mới về, bây giờ thế nào?
- Vâng, đúng nhà đó đây. Ông cụ hôm nay đi chùa chưa về, còn chị đi làm đó là... tôi đây.
- Ôi, xin lỗi...
Như thế là hai cha con vẫn còn cả. Chị làm trên BV huyện, đã về nghỉ năm 90. Cất lại ngôi nhà gạch, so với trước thì khá hơn nhiều nhưng chừng ấy năm lại chả là bao nhiêu. Cây cối mọc nhiều chứ không trụi như ngày xưa, dù hoang vẫn là có có chủ, có rào. Lối ấy ngày trước chúng tôi lên đặt máy thu vô tuyến.
Ra đằng trước nhìn lại bãi đá bữa nổi bữa chìm, mấy hòn đá ngoài vùng nước ngập người ta thường đeo kính nhảy xuống bắt con mực tuộc. Nếu nắng trong còn nhìn mờ mờ chân trời là Lý Sơn mà hồi ấy tưởng như có chút mái tôn lấp lánh.
Đã bất chợt đến ở vài tuần, lần này bất chợt đến thăm vài phút. Nếu còn cơ hội, chắc tôi sẽ bất chợt tới thăm lần nữa, Châu Thuận Biển.

Thứ Bảy, tháng 1 26, 2013

PHÁT HIỆN MỚI

Chuyến đi Hà Giang vừa rồi, tôi  tình cờ phát hiện ra một điều hết sức lý thú:
 Hóa ra người miền Ngược, khi uống diệu vào, họ cũng say xỉn giống y như người miền Xuôi mình các ông ạ!

Hình như đây là sân kho HTX( ?), mọi người
đang vui vẻ uống thứ nước gì đó.
Xe chạy tiếp khoảng 200m,  một chú  đi bộ  "đánh võng" trên đường.
Để tránh "tai nạn giao thông", chị nhà và anh bạn đang làm "cử chỉ đẹp".
"Chuyện thường ngày ở huyện"- cô bé dường như đã quá quen cảnh này.

Thứ Sáu, tháng 1 25, 2013

Hành trình trở về

Đã đồng thuận hôm nay bắt đầu lượt về, từ Đà Lạt. Mà không đi theo đã định; bỏ qua Nha Trang, về thẳng Quy Nhơn.
Đà Lạt, nắng sớm



Vượt đèo , xuống Nha Trang


Cơm trưa trạm nghỉ


Nha Trang biển đẹp

Đêm nghe sóng vỗ Quy Nhơn


Thứ Năm, tháng 1 24, 2013

ỌP LAI

Theo sự chỉ dẫn của TQ HT. Vào blog VCH thấy bài Ọp Lai của VCH viết về cuộc gặp của tác giả với nhóm "phượt" khucquanhanh lôi về để các bác tiện theo dõi chuyến đi...XEM TIẾP

Vài chuyện đi đường

Chiều thứ Hai tới Đà Nẵng kg đi luôn lên cao nguyên vì đã kéo dài chuyến thêm 3 ngày. Vậy mới có dịp mời HH.Dũng gặp bạn KQH. Được HD cho 5L Bàu Đá hảo hạng thật ngon.
Tối qua ở Pleicu KV và lão Li mời VCH phó CT hội Nhà Văn giao lưu. Sáng nay ngài Phó có bài viết trên trang cá nhân.
http://www.vanconghung.com/2013/01/op-lai.html#more
Tất nhiên chuyến đi của các CB không quên các anh em mình ở lại mãi trên chiến trường.
Tối nay ra mắt mấy thành viên mới của trang KQH. Tbk4 thông báo Bàu Đá xịn phải 27 âm mới có. Thế thi thôi, kg kịp dùng cho chuyến này rồi.

Thứ Hai, tháng 1 21, 2013

Đến hẹn thì đi

Nếu không nhầm thì vé máy bay cho chuyến đi này chúng tôi đã mua từ hơn ba tháng trước; mấy thành viên trang mạng quân hành. Rồi bổ sung thêm KV "có số đi chơi", thời gian kéo dài thêm 3 ngày cho chẵn tuần.
Hành trang nhẹ hơn các chuyến trước được ít nhất là 1kg máy tính. Chuyến này tôi, làm như đã khuyên anh VH, dùng máy tính bảng. Gọn nhẹ hơn nhưng khả năng xử lý ảnh và viết bài cũng sẽ kém hơn. Chỉ hi vọng cơ hội sử dụng nhiều hơn thì sẽ cập nhật thông tin nhiều hơn. Vì chuyến đi là với trang mạng quân hành nên mời mọi người (nếu muốn) theo dõi chủ đề này ở bên đó, sẽ có nhiều thông tin hơn. Chia sẻ riêng ở trang của mình, nếu có, chắc phải chờ kết thúc chuyến đi.
Bản đồ tuyến dự kiến

Chủ Nhật, tháng 1 20, 2013

Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa

Bài viết được giới thiệu của Lê Văn Thự, trung tá Hạm trưởng HQ 16 HQVNCH, tại

Thứ Sáu, tháng 1 18, 2013

Về quyển sách “Bên thắng cuộc”

Có nhiều bài, nhiều người nói về quyển sách này. Ý kiến rất khác nhau, đương nhiên, nhưng cũng không cho ra phổ phân bố đều 360 độ mà có lẽ thành hai cánh sóng chống và thuận theo những lý lẽ khác nhau ít nhiều. Bài trên báo Công An Tp.HCM có nhiều điểm giải thích thuận cho cảm nhận chống của tôi về quyển sách.
Tôi, theo lời kêu gọi của GS THD, đã mua một bản điện tử US$11.99 từ Amazon.com. Rồi cũng được ai đó gửi cho bản PDF, tất nhiên là không bản quyền.
Để xem thế nào? Thú thật là đọc không vô. Cảm nhận rằng người viết đã viết theo cách minh họa cho cảm nhận lệch lạc của mình trước những sự kiện lớn. Theo cách đó người ta chỉ có thể đưa ra sáng "những góc khuất của lịch sử" chứ không thể coi đó là những sự kiện lịch sử. Góc khuất của lịch sử có thể là những sự kiện mãi mãi trong bóng tối nếu không nhờ tình cờ hoặc may mắn nào đó đưa ra như báu vật "nhật ký đặng thùy trâm"; mà cũng có thể là những rủi ro thời cuộc như những điều mà người viết đã đưa ra, Những điều đó, đáng tiếc, được người viết và không ít người khác gọi đó là sự kiện làm nên lịch sử.
Sự lệch lạc đầu tiên dội vào tôi là mấy lời của tác giả "...một cậu bé mười ba... nghe loa phóng thanh truyền tin "Sài Gòn giải phóng"... xuất hiện ý nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối". Mười ba tuổi tôi, chúng ta, đã bắt đầu cuộc sống "quân ngũ" với đầy đủ các điều lệnh nội vụ, lời thề quân đội, kỷ luật tự giác,... Nếu có thiếu niên nào ở VNDCCH thời ấy bị "nhồi sọ" thì có lẽ cách gì cũng không hơn cái mà đầu óc chúng ta đã được nhồi. Ấy vậy mà chưa bao giờ chúng ta được nghe nói, hoặc cho đến tận khi trở thành người trưởng thành tự mình nghĩ, rằng thiếu niên miền Nam dưới chính thể VNCH là "lầm đường lạc lối".
Điều thứ hai dội khá mạnh mẽ là nhận định "...tôi tin, những người CS có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm". Dường như nếu không có Bên Thắng Cuộc thì không ai biết gì; hơn thế dù có cũng sẽ chỉ có những người CS có lương tri đón nhận những sự thật ấy. Một cách diễn đạt vừa khai sáng vừa lương tri, dường như hơi quá với chính người viết. Dường như người viết cho rằng những người CS về bản chất là không có lương tri. Điều làm tôi hài lòng nhất trong trả lời BBC của nữ nghệ sĩ Kim Chi là tự hào gán cho mình là "nghệ sĩ cộng sản chính hiệu". Có vẻ như CS chính hiệu chính là CS không có lương tri trong cách nói của người viết Bên Thắng Cuộc.
Còn vài chỗ trong lời người viết, nhiều cách thể hiện trong quyển Bên Thắng Cuộc phần đã đọc đưa tôi tới cách đọc là không đọc thêm nữa. Sự thật là sự thật, nhưng có những cách nhận thức sự thật để rồi tiếp tục nhận thức được sự thật. Cách của người viết đã làm trong Bên Thắng Cuộc, có lẽ, rồi sẽ (hay đã?) đưa nhận thức rời xa sự thật.

Thứ Năm, tháng 1 17, 2013

Trung ương và địa phương

Nói cho đúng là câu chuyện của Hà Nội và các địa phương khác.
Cái khác biệt ở chỗ Hà Nội là thủ đô. Khác biệt đến mức người ta nghĩ phải có Luật Thủ đô. Đấy là chuyện trên cao, không bàn. Quanh quẩn với nhau ở dưới thấp, thì lại có kết luận đặc biệt về Hà Nội. Rằng chính quyền HN tệ nhất với dân thuộc quyền. Ngẫm nghĩ và tự giải thích với nhau rằng chính quyền thủ đô chắc có lẽ phải lo trước cho trung ương, tức là lo cho cả nước :(
Một thí dụ cụ thể rút từ bài đăng trên VietnamNet:
"Thị trường miền Nam giá trứng gia cầm đã hạ nhiệt, trái ngược với thị trường Hà Nội vẫn đang trong cơn “sốt nóng”. Hiện, tại các chợ bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, sáng 16-1, giá trứng gà công nghiệp vẫn đứng ở mức từ 2.800- 3.100 đồng/quả, trứng vịt từ 3.100-3.300 đồng/quả. Có thể thấy, sự vào cuộc quyết liệt và kịp thời của sở, ngành chức năng TP Hồ Chí Minh đã giúp người tiêu dùng trên địa bàn TP này được mua trứng với giá cả phải chăng. Còn tại Hà Nội, đến hôm qua 16-1, phía CP vẫn chưa có thông báo gì về việc giảm giá trứng. Do hai cách làm, hai thái độ khác nhau mang lại hai kết quả khác nhau."

Đạp xe

Chiều qua đạp xe thể dục quanh hồ Tây. Áp dụng mấy điều mới tham khảo được:
- Chỉ đạp đi và về trên tuyến nhỏ không có lưu thông cao. Tức là tránh đoạn phía Nam hồ người xe tấp nập mất hứng thể thao. Tất nhiên đi như thế sẽ không kín vòng hồ, nhưng đoạn đường thì có thể bằng hoặc hơn, tùy theo. Hôm nào dùng GPS đo đường thì sẽ đi vòng kín, tính sau.

- Đạp xe lấy vận động chứ không lấy quãng đường, như người ta nói 90 vòng đạp/phút là tối ưu. Cái này phù hợp với đạp xe thể thao tính thành tích mà cũng phù hợp với người thể dục như mình. Đạp xe cuống quýt mà mãi mới vượt được các cháu tà tà đi học về :)
Sau buổi đạp về lại rút ra được một kế là lần sau không đội lót mũ vải vào trong mũ bảo hiểm mà nên lót vài tấm giấy cuộn khổ to. Đi về đẫm mồ hôi là vứt. Chứ mũ vải trời này để mãi không khô lại phải lo giặt.
Đạp xe mà vẫn nghe được hai vợ chồng trẻ (có lẽ) dắt chó đi dạo ven hồ. Cậu thanh niên nói "trông giống phi ngựa chưa kìa(?)", cô vợ nói "nhiều người đạp trông xấu lắm, chân cứ khuỳnh ra".
Nghe nói chân khuỳnh em nghĩ ngay đến ô.Tungu đạp xe xịn trong con mắt của chúng như thế cũng là... vứt :)
Ảnh: sưu tầm từ http://www.xedap.org

Thứ Tư, tháng 1 16, 2013

Cuối năm có những chuyến đi

Tết bắt đầu ám ảnh vào bấm đốt ngón tay của mỗi người. Tháng thiếu, ngày 29 âm đã là "30 Tết" đâm ra có người sẵn sàng kêu ngày 27 âm là 28 Tết :)
Mấy tháng trước tôi vô tâm, thấy có vé giá rẻ là mua đi chơi không thèm tính Tết. Xong việc nói ra làm người ta ngạc nhiên "giáp Tết còn đi chơi?"  - Thế à? Có để ý đâu. Vậy mà vẫn có bạn đi, thế là được rồi.
21 này tôi bay vào Đà Nẵng, cùng mấy anh em Quân Hành. Ở trong đó có một hành viên tài trợ kiêm hướng dẫn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi lên Tây Nguyên rồi vòng xuống Phan Rang hoặc Nha Trang chạy trở ra, theo cách bạn lính. Chiều 27 chúng tôi mới lại từ Đà Nẵng bay ra, có khả năng tối 26 sẽ nhậu với Tbk4 ở Quy Nhơn.  Chuyến đi chơi tất niên năm Thìn; hoành tráng :)
Chắc có lẽ vì đúng tuổi nên năm rồi tôi đi khá nhiều. Đi theo cách của... Rồng cưỡi mây; nhiều chuyến do bạn tổ chức, mình chỉ vác đồ leo lên xe đi và chung chi, khỏe re :)
Mới hôm qua cũng vừa đi "kèm" VH.Cà phê Phố chuyến Mộc Châu. Hai đôi vợ chồng đội CAHN xưa muốn phượt nội gần gần nhanh nhanh.

Đường lên Mộc Châu vẫn còn mấy chỗ hỏng chưa sửa xong bẩn một tí nhưng thông suốt. Mây mù cả lượt đi lẫn lượt về, dò dẫm nhìn đường hoặc bám theo xe trước. Lên đến bình nguyên mới có trời hửng sáng và những đám mây lang thang.
Vườn chè vừa được xén ngọn bằng máy, là việc người chủ vườn vẫn làm hàng năm trước Tết. Những cành lòa xòa bên dưới được dọn bằng dao.
Tuổi già thích ngắm cành già, với một lũ địa y, rong rêu bám đầy
Hoa cải vàng vẫn nở rực rỡ,
nhưng muốn có cả vườn thì xa đường ô tô phượt già khó mà tới được
Tham quan công trường thủy điện (hay là cầu?) trên sông Mã, lượt về
Nhìn về hạ lưu, sẽ là một con sông cạn mùa tích nước? Trừ khi dưới đó lại là một bậc thang thủy điện khác.

Thứ Ba, tháng 1 08, 2013

Thứ Hai, tháng 1 07, 2013

Đạn đạo và Hành trình

Giao ban Café tuần rồi, Tr.L đặt câu hỏi “Tên lửa đạn đạo có khác Tên lửa hành trình không hay chỉ do cách dịch?” Trao đổi chưa ngã ngũ đành nhờ anh Gúc vậy:
1. Tên lửa đạn đạo (còn gọi là tên lửa đường đạn) là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên tắc của đường đạn học (tiếng Anh: ballistics) phần quỹ đạo của tên lửa trong giai đoạn này thực chất là theo chế độ bay không điều khiển theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực. Để đi được xa thường tên lửa được phóng lên rất cao, quỹ đạo vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc của Trái Đất và thâm nhập khoảng không vũ trụ. Điểm đặc trưng của tên lửa đạn đạo là được phóng theo phương thẳng đứng.

Quỹ đạo của tên lửa đạn đạo quân sự được đặc trưng bởi ba giai đoạn:
Giai đoạn phóng: Tên lửa được phóng lên theo chiều thẳng đứng vượt qua tầng khí quyển đậm đặc giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 phút tên lửa sẽ đi vào khoảng không vũ trụ tên lửa tầm càng xa thì độ cao càng lớn và vận tốc tối đa càng cần phải gần đến vận tốc vũ trụ cấp 1 (đối với loại tên lửa liên lục địa vận tốc đạt đến 7 km/giây). Giai đoạn này tên lửa đã tiêu tốn một đến hai tầng phóng tên lửa với hầu hết nhiên liệu động cơ tên lửa.
Giai đoạn giữa: Khi đã ở trên khoảng không vũ trụ tên lửa dần dần xoay hướng để chuyển động ngang. Tại độ cao này không còn lực cản của khí quyển, không cần lực đẩy của động cơ tên lửa gần như bay theo quy luật của vật bị ném lên trong trường trọng lực theo một quỹ đạo là một phần ellipse và đạt điểm cao nhất tại thời điểm giữa của giai đoạn này (tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đạt đến độ cao 1.200 km). Giai đoạn này kéo dài khoảng 15-25 phút tuỳ theo tầm bắn của tên lửa. Sau khi đạt độ cao tối đa các đầu đạn sẽ được phóng ra phần còn lại của tên lửa hết tác dụng. Sau đó đầu đạn mất dần độ cao và bắt đầu thâm nhập tầng khí quyển đậm đặc.
Giai đoạn lao xuống mục tiêu: bắt đầu từ độ cao 100 km đầu đạn đi vào khu vực mục tiêu, càng ngày quỹ đạo càng mất dần chuyển động ngang và cuối cùng là lao xuống theo chiều thẳng đứng, giai đoạn này chiếm khoảng 2 phút và kết thúc khi chạm đất với tốc độ khoảng 1–4 km/giây.
Quỹ đạo đường đạn như trên cho phép tên lửa đạn đạo đến được mục tiêu rất xa vì phần lớn quỹ đạo diễn ra trong khoảng không vũ trụ không có lực cản không khí, tên lửa bay theo quán tính. Đối với tên lửa liên lục địa là loại tên lửa đạn đạo tầm xa thực tế nó có thể bắn đến được mọi điểm trên Trái Đất.
Các loại tên lửa đạn đạo dùng trong quân sự thường chia ra: •Tên lửa đạn đạo chiến thuật: Tầm hoạt động trong khoảng 150 km và 300 km •Tên lửa đạn đạo chiến trường (TBM): Tầm hoạt động trong khoảng 300 km và 3,500 km oTên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM): Tầm hoạt động 1,000 km hay thấp hơn oTên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM): Tầm hoạt động trong khoảng 1,000 km và 3,500 km •Tên lửa đạn đạo tầm trung gian (IRBM) hay tên lửa đạn đạo tầm xa (LRBM): Tầm hoạt động trong khoảng 3,500 km và 5,500 km •Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM): Tầm hoạt động lớn hơn 5,000 km
2. Tên lửa hành trình hay hỏa tiễn hành trình (theo thuật ngữ tiếng Anh "Cruise missile") hay còn gọi là tên lửa có cánh (theo thuật ngữ tiếng Nga "Крылатая ракета") hay tên lửa tuần kích và hỏa tiễn cruise là loại vũ khí tên lửa có điều khiển mà đặc điểm bay của nó là trong toàn bộ quỹ đạo tên lửa chịu tác động của lực nâng khí động học thông qua các cánh nâng nên được gọi là tên lửa có cánh. Loại tên lửa này có rất nhiều phương án điều khiển: có thể là theo chế độ lập trình sẵn để chống các mục tiêu cố định hoặc với radar, tự dẫn để chống các mục tiêu di động như tàu chiến, máy bay.
Tên lửa hành trình được phân thành hai loại chính:
•Loại cánh phẳng: thực chất đây là một loại khí cụ bay không người lái sử dụng một lần. Chúng được thiết kế để mang đầu đạn nổ cho chiến tranh thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân cho chiến tranh hạt nhân. Chúng thường sử dụng động cơ phản lực khí (động cơ tuốc bin khí) như của máy bay nhưng với giá thành hạ để dùng một lần. Những loại tên lửa này thường có tốc độ dưới âm thanh và nhìn bên ngoài chúng khác với các loại tên lửa khác là có đôi cánh phẳng giống cánh máy bay để tạo lực nâng. Loại tên lửa này còn được gọi theo tên cũ là tên lửa–máy bay. Những tên lửa cánh phẳng này có tốc độ dưới âm, nên không thể dùng tiêu diệt máy bay mà chỉ dùng chủ yếu để tiêu diệt các mục tiêu cố định và các mục tiêu di chuyển chậm như: các loại xe cơ giới, tàu chiến, tàu ngầm hay tàu sân bay.
•Loại cánh chữ thập: loại tên lửa này có cánh dạng chữ thập và được trang bị động cơ tên lửa vượt âm thanh. Đây là một tập hợp nhiều loại tên lửa khác nhau từ loại chống tăng, chống chiến hạm, và chống máy bay, điển hình nhất như loại tên lửa không đối không
Một số đặc điểm của Tên lửa hành trình:
•Tên lửa hành trình loại cánh phẳng là loại máy bay không người lái nên có tốc độ tương đối thấp (dưới tốc độ âm thanh) cho phép bay ở độ cao thấp, có thể được lập trình bay men theo cao độ của địa hình nên loại tên lửa này có ưu thế bí mật rất cao gây khó khăn cho hệ thống radar và hệ thống phòng không của đối phương. Nhưng đồng thời cũng có thể bị bắn hạ bởi pháo cao xạ, súng máy phòng không hoặc các vũ khí bộ binh khác.
• So với các loại tên lửa có điều khiển khác như loại cánh chữ thập hoặc loại tên lửa đạn đạo thì giá thành của tên lửa hành trình cánh phẳng rẻ hơn nhiều nếu có cùng bán kính hoạt động vì có động cơ và nguyên tắc bay như của máy bay là loại công nghệ rẻ hơn công nghệ tên lửa.
• So với việc sử dụng máy bay của không quân việc sử dụng tên lửa có cánh đắt hơn nhiều vì một quả tên lửa hành trình (ví dụ Tomahawk của Hoa Kỳ giá trên 1 triệu USD) chỉ sử dụng được một lần và phần đắt nhất của nó là hệ thống điều khiển (nếu không tinh đến chi phí gián tiếp như nhân mạng phi công, chi phí đào tạo phi công...)
• Trong chiến tranh thông thường chính vì loại tên lửa này vừa đắt lại có sức công phá có hạn (giới hạn bởi khối lượng đầu đạn) nên chỉ thích hợp để tấn công các mục tiêu có giá trị cao như trạm chỉ huy, nhà máy, cầu lớn, trạm phát sóng, phát điện hoặc các chiến hạm của đối phương...Do đó một cách hạn chế hiệu quả của tên lửa hành trình là phân tán giảm giá trị của từng mục tiêu.
• Tên lửa hành trình hiện đại nổi tiếng là vũ khí có độ chính xác cực cao: đối với loại chống mục tiêu cố định, toạ độ của mục tiêu được cài đặt vào bộ nhớ chương trình điều khiển bay của tên lửa và tên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chỉnh đường bay đến mục tiêu do đó đã đạt đến độ chính xác trong phạm vi một vài mét. Do vậy để chống lại loại tên lửa này mấu chốt là phải phá sóng liên lạc của tên lửa với hệ thống định vị toàn cầu và luôn di động tránh là các mục tiêu cố định.
• Tên lửa hành trình rất có cơ hội và tiềm năng là loại vũ khí ám sát và khủng bố.
Vậy là đã rõ "mờ mờ" nhé. Còn muốn xem TLHT của HQVN thì xem TẠI ĐÂY nghen.

Chủ Nhật, tháng 1 06, 2013

wifi trên đường thiên lý

Nhà em chờ tới lỗi mốt mới chịu mua con máy bảng Asus Nexus 7. Những tính năng xa xỉ như 3G không có nên đôi khi con bảng này cũng hơi bất tiện một chút.
Nhưng nhà em có cách khắc phục rồi. Mua một con 3G router wifi với một Dcom 3G, cắm điện châm thuốc trên xe vào là em lại có mạng gửi ảnh cho các anh. Lại còn tăng thêm sao cho cái xe còi nhà mình (hoặc xe thuê), vì có thêm dịnh vụ kết nối cho khách suốt hành trình.


Thứ Sáu, tháng 1 04, 2013

GIAO BAN CAFE

Mời các Bantroi cùng bạn bè dự buổi giao ban cafe thân mật nhân dịp đầu năm mới tại:

Cafe Anh Đỗ : 14/4 đường Lam Sơn Phường 6, Quận Bình Thạnh.
Thời gian : sau o8giờ ngày 06/01/2013 .Chủ nhật


CAFE ANH ĐỖ KÍNH MỜI .

Trung Liêm

Thơ hiện thực xhcn X

"Không phải cháu. Là nó (vợt muỗi) làm bên KQH"



Hà Nội đêm thật lạnh

Những con phố nhỏ
Rúm ró bên nhau
Những khuôn cửa mím chặt
Để cơn gió thênh thang nhặt kỷ miệm
Mơ hồ

Tít trên cao vầng trăng sáng bạc
Lạnh lẽo nhìn dãy phố
Nhấp nhô
Như khuông nhạc buồn có những nốt trầm đau khổ

Lắng nghe
Tiếng gót chân em hằng đêm
Vang vọng
Thủy tinh vỡ cứa vào nỗi nhớ

ứa ra
Rượu chẩy tràn làm tim gan loét lở
Tiếng nhạc sàn
Ùng ục
Chớp lóe laze những bóng quặt qòe múa loạn
……
Thằng lái xe khoe
Hà Nội chỗ nào em cũng biết….

Mày Chở thẳng tao về với ngày xưa !

Thứ Năm, tháng 1 03, 2013

Ban LL k4 thông báo tin buồn

Cụ Lê Ngọc Tấn, bố anh Lê Ngọc Tuấn, đã mất ngày 2/1/2013 hưởng thọ 91 tuổi.

Tang lễ sẽ được cử hành
tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội
vào ngày Thứ Hai 7/1/2013:
- lễ viếng từ 13h đến 14h30,
- lễ truy điệu và đưa tang vào 14h30.

K4 viếng vào 13h30, đề nghị các bạn đến đúng giờ.
T/m Ban LL VH.Bình

Thứ Tư, tháng 1 02, 2013

Xe đạp

Hôm rồi đầu năm mới tiến bộ mới hai anh em Trỗi rủ nhau đi mua xe đạp. Lượn qua Bà Triệu ngó cái xe Asama "tốt nhất Việt Nam". Ghét cái trên mạng nó đề 4,2tr mà tới nơi nó vẽ 5tr; bỏ đi tức tối mặc dù thấy xe rất đáng tin cậy. Chạy về Xe đạp Thống Nhất thương hiệu truyền thống, mỗi người nhặt một cái 2,5tr vừa tầm đồ chơi mau hỏng chóng chán :)

Tôi lên xe luôn từ hãng, đạp về. Vừa nửa đường phải ghé cơ quan "thoát" bớt đồ ấm. Về đến nhà bà chị ở Nguyễn Hoàng Tôn bỏ cái mũ vải ra thì mồ hôi đã tong tỏng trên đầu. Ấy thế mà vào nhà không thấy ông anh đâu, hóa ra lão lấy xe ra khỏi ô tô là đạp biến đi chưa về. Quả là món đồ chơi cả thèm, không biết bao giờ thì chán.
Sáng nay đến cơ quan bằng xe đạp cho mọi người lác mắt, he he...