Thứ Hai, tháng 2 28, 2011

Lây nhiễm virus, chuyện... thường

Lâu tôi không để ý gì đến virus, vì mình sống ở một thế giới khác, kiểu như thầy tu nhìn thấy... gái đẹp :-)
Ấy thế mà hôm qua dính con virus một cách rất dễ dàng, bình thường, nghĩ mà khiếp.

Chả là họp mặt bạn học đại học k14 ĐHTH. Anh bạn có cái biệt thự oách xà là khu Linh Đàm. TV to sẵn dây nối máy vi tính cổng VGA. Tôi tranh thủ giới thiệu trang tin k14 ĐHTH làm từ năm ngoái mà chả ai biết. Mọi người đều khoái và "thề" sẽ tham gia.
Trước khi vào tiệc chụp ảnh "tổng thể". Rồi có ý kiến cho "lên sóng" luôn xem sao. Tôi rút thẻ nhớ máy ảnh cắm vào máy tính xách tay của anh bạn chủ nhà.
He he báo lỗi, không thể đọc được gì. Lọa, có bao giờ bị thế này, là ở máy của tôi. Mấy ông bạn thông thái thì bảo chắc thằng máy này chưa có đờ-rai-vơ thích hợp. Hic, chắc virus thôi.
Tối về nhà cắm thẻ nhớ vào lại máy tôi, thấy nó đã nâng cấp máy mình lên quay được cả video. Có file mới trong đó, phimnguoilon.exe hẳn hoi. Tiếc là máy tôi chạy Linux, không chạy được cái .exe ấy nên chả xem được gì.
He he, cái thẻ nhớ ấy mà cắm vào máy chạy Windows khác thì xem phimnguoilon... vàng mắt!
Chép ảnh ra xong thì cắm lại thẻ nhớ vào máy ảnh, format nó đi. Đừng anh nào hỏi xin tôi phimnguoilon nhé, chả còn đâu mà cho, dù rất muốn chiều :-)

"Ngày mai anh lên đường...

... ngày mai anh ra chiến trường..." là lời bài hát thời chiến tranh biên giới.

Ngày mai chúng tôi cũng lên đường ra chiến trường xưa của các CCB K. Những địa danh Chiphu, Prasot, Niecluong, Phnom Penh, Kompong Chnang, Krako, Battambang,... với họ đầy kỷ niệm thời trai trẻ đầy gian khổ, máu lửa và chết chóc.
Chúng tôi đã quen với câu chuyện của họ. Giờ sẽ cùng họ trở lại những địa danh để nhớ tời một thời, nhớ tới những người đồng đội của họ đã nằm xuống trên chiến trường.
Lịch trình:
Ngày 1/3: bay chuyến trưa từ HN vào Tp.HCM gồm 2 CCB K (TS1 và bạn cùng đơn vị), 3 CCB chống Mỹ (KV, SQ đài điều khiển tên lửa 1972 và HT). Chiều tối họp đoàn tại Anh Đỗ với các thành viên tại Tp.HCM gồm 1 CCB K, TM, ĐN; và gặp gỡ các bạn khác.
Ngày 2/3: Hà Nội - Phnom Penh bằng xe khách.
Ngày 3/3: tuyến QL 5 Phom Penh-Kompong Chnang
Ngày 4/3: Kompong Chnang-Battambang
Ngày 5/3: Battambang-Siêm Riệp
Ngày 6/3: Siêm Riệp thăm quần thể đền Angkor
Ngày 7/3: Siêm Riệp - Tp.HCM. Tối offline với CCB TpHCM
Ngày 8/3: gặp bạn tại TpHCM
Ngày 9/3: bay về HN chuyến trưa.
Một chuyến đi tưởng nhớ đến cuộc chiến gian khổ tiêu diệt chế độ diệt chủng Khme Đỏ. Đó là cuộc chiến bẻ gãy mũi thọc sườn chiến lược của "người bạn lớn" dành cho Tổ quốc VN những năm đó và đến nay vẫn chưa một lời giải thích mang lại giá trị thực sự cho "mười sáu chữ vàng"?

Chủ Nhật, tháng 2 27, 2011

Động Phong Nha kêu cứu

Báo Đất Việt điện tử
Suối Trà Ang chảy song song với con đường 20, uốn lượn dưới những rặng núi đá vôi, sau đó chảy ngầm vào động Phong Nha, nó là nguồn cung cấp nước chủ yếu để tạo ra hang động nước nổi tiếng thế giới mà UNESCO công nhận.

Nhưng suối Trà Ang hiền hoà, đẹp mê hồn dưới tán rừng săng lẻ, rừng táu với thảm thực vật đang dạng sinh học đang bị bức tử dưới hạ lưu cầu Con Sếu. Một công trình thu nhỏ các quá khứ lịch sử đang được xây ở đây. Tại hiện trường, một công ty tư nhận ở Quảng Bình đang thi công, đào bới tan hoang dòng suối Trà Ang.
Bao nhiêu bùn đất thi công công trình từ Trà Ang đều được dòng nước cuốn về động Phong Nha. Hồ ngầm đẹp nhất thế giới nằm trong động đang bị ô bẩn hơn bao giờ hết kể từ khi con người phát hiện ra nó và được UNESCO ghi vào hồ sơ di sản thế giới như một gia tài quý báu của nhân loại.
Không những hồ ngầm đẹp nhất thế giới bị đục mà dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam ở trong động cũng bị bồi lấp dữ dội. Kể từ năm 1991, khi động Phong Nha đưa vào khai thác du lịch, chưa bao giờ động bị bồi lấp như bây giờ. Đáy sông trong động đầy đất cát, gây khó khăn cho thuyền du lịch, bãi cát đẹp nhất cũng có màu bùn non.
Đoạn sông trước cửa hang kéo dài cả cây số ra ngã ba sông Son cũng bị bồi lấp nghiêm trọng. Du khách phải đi bộ từ ngã ba sông Son vào động Phong Nha. Hàng đoàn thuyền du lịch "bó tay", “thất hứa” với du khách vì không thể chở vào hang động như trước đây.

Báo TQ "Bài học rút ra từ cuộc tấn công Đánh trả tự vệ"

Nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy vừa lược dịch một bài báo đăng trên trang China.com, mời các bạn đón xem bài viết của ông. Tác giả Vũ Cao Đàm đã có lời rằng :"...Đúng, tha nhn “Dân chúng Vit Nam thù đch Trung Quc [xâm lược]”, đó là li cnh báo đi vi nhng k đang c khúm núm níu kéo bn xâm lăng Đi Hán bng chính lun điu “Bn tt” và “Mười sáu ch vàng” mà các nhà lãnh đo Trung quốc đang rêu rao.

Facebook - Công cụ bí mật của CIA

Tạp chí Cộng sản Điện tử
Mạng thông tin xã hội Facebook hiện có khoảng 20 triệu người sử dụng trên toàn thế giới với doanh thu lên tới hàng tỉ USD. Nhưng theo các nguồn tin trên mạng Internet, thì Facebook là công cụ của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) để thực hiện các cuộc “cách mạng nhung” nhằm lật đổ chính phủ cầm quyền ở những quốc gia nào không đáp ứng lợi ích của Mỹ, thay cho các biện pháp đảo chính bằng quân sự hoặc thủ tiêu và ám sát cá nhân các nhà lãnh đạo mà tổ chức này đã từng làm trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”.
Tham khảo:
1. Facebook - công cụ bí mật của Cục tính báo trung ương Mỹ. http://www.nzherald.co.nz/technology/news/article.cfm?c_id=5&objectid=10456534&
2. “Cuộc cách mạng mang tên mạng xã hội Twitter” ở Ai Cập. http://lenta.ru/articles/2011/01/27/twrewolt/
3. Mạng xã hội “Twitter” bị cấm hoạt động ở Ai Cập http://lenta.ru/news/2011/01/26/twi/
4. Mỹ ủng hộ những người đòi lật đổ Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc http://www.warandpeace.ru/ru/news/view/54973/

Thứ Bảy, tháng 2 26, 2011

Ảnh gặp gỡ đầu xuân k4(tiếp theo)



Ảnh gặp gỡ đầu Xuân k4 tại Hà Nội

Hôm nay k4 tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân, bài và tin chắc TQ đưa lên sau, tôi chụp được một số ảnh, vừa chỉnh lý xong gửi lên để mọi người xem, đề nghị bấm vào tiêu đề bài đăng để xem .

Thứ Sáu, tháng 2 25, 2011

Người lính tình nguyện và điệu múa Apsara

Nhân dịp TQ sắp bỏ blog làm chuyến Tây du sang Kămpuchia tìm lại chút khói lửa chiến tranh cùng các cựu binh K, xin gửi tặng các vị bài hát " Người lính tình nguyện và điệu múa Apsara" để lấy hứng cho chuyến đi thêm nhiều cảm xúc.

       
Minh Quang  sáng tác
Em dịu dàng trong điệu múa Apsara
Anh là người lính tình nguyện
Mang theo câu hát dân ca
“Yêu nhau cởi áo cho nhau!”
Apsara ơi! điệu múa hay tình đất nước.
Apsara anh từng yêu Campuchia
Qua câu chuyện cổ
Đền Angkor uy nghi nắng chói chang
Anh từng đi vượt rừng sâu
Qua bao mùa giông bão
Cùng những người lính Campuchia anh dũng
Apsara ơi điệu múa hay tình đất nước
Apsara và lời hát thay lời tổ quốc
“Yêu nhau cởi áo cho nhau”
Apsara Apsara Apsara

Chuyến đi của K8 (tiếp theo)

Tin và ảnh: Mạnh Dũng
(Đăng bên Út Trỗi)

Thứ Năm, tháng 2 24, 2011

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn

Nhân đọc "Bộ Tài chính vừa đồng ý cho các doanh nghiệp đầu mối tăng giá xăng thêm 2.900 đồng/lít, theo đó giá xăng A92 sẽ là 19.300 đồng/lít, kể từ 10 giờ sáng nay."
Hôm qua vừa mua 50 nghìn đồng tiền xăng xe máy, khôn được một tý.
Chưa kịp mua máy ảnh mới, tiền Việt xuống giá gần 10%, ngu nhiều tý.
Hôm qua vừa mua vé máy bay vào TpHCM khứ hồi, quá là khôn.
Ấy thế mà chưa biết thế nào đâu. Tiền xăng xe máy thì nó không đòi thêm được. Chứ cái vé máy bay biết đâu ra sân bay nó đòi thêm, kiểu gì cũng tức?
Hôm qua có tin "không in tờ tiền mệnh giá 1 triệu". Mà ở mình "không" tức là "sẽ" gần đây thôi :-(

Thứ Tư, tháng 2 23, 2011

Hành trỉnh đoàn đi xuyên Việt

Bài và ảnh: Mạnh Dũng

Thành phần:
Khóa 8:
Sùng Hải, Vũ Trung, Bùi Việt Sơn, Phan Tú Tùng,
Từ Đà nẵng có thêm Kiếm (Khóa 8) bay từ Thành phố HCM ra để đi cùng đoàn
Bạn của Trỗi: Hải Tám ngón, Dũng (?),
Khóa 4: Nguyễn mạnh Dũng

Ngày đầu tiên, Thứ 2, ngày 21/2:
5h00 các nhánh của Đoàn xuất phát từ Thị xã Sơn Tây (Sùng Hải) vả HN (số còn lại) trên 2 xe ô tô: một xe ISUZU và Camry, tất cả đều biết lái xe đường dài.

6h00 Đoàn hợp nhất tại Thị trấn Xuân mai để ăn sáng. Và 6h30 thì xuất phát theo đường Hồ Chí Minh, với dự kiến dừng nghỉ trưa tại Thị trấn Phố của Hà Tĩnh, sau đó đi thẳng đến Cam Lộ (Quảng Trị) với việc dùng chân tại Nghĩa trang Trường sơn để thắp hương. Sau đó ra đường 1A . Đoàn đi thẳng đến Huế khoảng 9h tối, với tổng số km đi trong ngày: xấp xỉ 850 km.

Tại Huế, Đoàn được Anh Dũng K5 và Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng Huế đón tại Nhà hàng Không gian Xưa, sau đó, dù đã muộn, đoàn vẫn đi du thuyền và nghe dân ca Huế trên Sông Hương.

Ngày thứ 2, thứ 3, 22/2:
Rời thành phố Huế lúc 8h30 đoàn dự kiến đi thẳng đến thành phố Quy nhơn với sự chờ đón của Nhất Trung K5 và Xuân Thủy K4. Đoàn dừng chân tại Đà nẵng, gặp các bạn ở Đà nẵng (Điềm, Lương, Trí…) ăn trưa tại Công ty của Trí ở gần Sân bay Đà nẵng. Đoàn rời Đà nẵng khoảng 14h00 đi Quy nhơn. Đoàn đến Quy Nhơn khoảng 8h00 tối, ăn tối trên bờ biển Quy Nhơn.

Ngày thứ 3, Thứ 4, ngày 23/2:
Đoàn ăn sáng với các bạn Thành phố Quy Nhơn (có mặt cả vợ Xuân Thủy) sau đó rời Quy nhơn đi về phía nam dừng chân tại Thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) ăn trưa và nghỉ ngơi tại Khu sinh thái Thuận Thảo bên bờ biển, sau đó rời Phú Yên đi Nha trang . Đến Nha Trang gần 18h00.

Sáng mai, Thứ 5, 24/2 rời Nha Trang đi TP HCM.
(xem một số ảnh kèm theo)















BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ


Tòa thánh CĐ








Chính điện, bên trên là các vị
được tôn thờ( Trạng Trình, vichtohuygo,
Tôn Dật Tiên...). Rất "mặt trận đoàn kết"
chắc để dễ tập hợp lực lượng.






Thờ "Con mắt", ý nghĩa
ra sao?







Hậu điện, bên trên là dãyhành lang
chung quanh, có thể đứng chụp ảnh
khi hành lễ






Nhờ bác quản tòa bấm cho
một kiểu.
" Công tác vận động quần chúng"
là thế!






Năm ngoái Hà Mèo “đá xéo” tôi: “A.TM mới chyển qua ban TGCP”, khi tôi đưa mấy cái ảnh nhà thờ. Hóa ra sự đời nó cũng lằng nhằng dây điện.

Hôm rồi, tụi tôi ghé thăm đôi “chốn thâm nghiêm” ở Đà Lạt nhưng đều bị đóng cửa do trật giờ hành lễ. Các “ Phó” đành phải lượn lờ bên ngoài, thật uổng công đường xa muôn dặm đến đây. “Cùng tất biến”, tôi đành gặp “quản trị” các “cơ sở” này, xưng đại mình là cán bộ của Ban TGCP: “xin được lấy ít tư liệu hình ảnh của bổn đạo phục vụ nghiên cứu”. Không biết uy cùa Ban này lớn cỡ nào mà họ mở toang các cửa, đưa chúng tôi vô nội thất, giới thiệu tận tình( xem ảnh Tòa thánh Cao Đài ĐL).

…Dịp Tết, tôi cũng tháp tùng một “phái đoàn” lên núi Bà Đen. Mình cứ mải mê chụp hình, trong khi mọi người nhang khói, cúng kiếng , vái như tế sao. Việc này không qua được “tai mắt quần chúng”. Đến chừng về có cô bé thắc mắc:

- Sao cháu chả thấy bác làm lễ gì cả?

- Hườm! Mọi người toàn lo phần vật chất, trái cây, tiền vàng , heo quay … thì lấy ai lo đời sống văn hóa, tinh thần cho các Ngài, các Cụ ? Vật chất dùng rồi hết, tinh thần thì còn mãi nhé. Vô giá đấy!

Dù hơi quê, nhưng mình vốn “sinh ra trong khói lửa”, lại là người của “Ban TGCP” lẽ nào lại chịu thua nó?!

- Cháu??!!

- Thế này nhé: bác đi chụp hình cảnh đẹp ở thế gian , sinh hoạt chùa chiền dưới này, xong nhờ cái “Anh tẹc nét” nó post thẳng lên giời cho các Cụ. Các Cụ chỉ việc in ra , đóng đanh treo lên tường, tha hồ ngắm. Vậy có phải các Cụ sướng âm ỷ cả năm không ? Các Cụ vừa mail cho bác xin thêm cái Game Onlin nữa; lại còn than chơi “xếp gạch” mãi chán rồi.

- Thật không bác? Cô bé tròn xoe mắt. Rõ xinh!

- Tất nhiên là thật rồi. Bác đã nói thì sai thế quái nào được.

Gửi AE mấy cái ảnh Tòa thanh Cao Đài ĐL. Ae hãy đi , hãy xem và tìm hiểu rồi trả lời dùm tôi câu hỏi : Tại sao các đạo giáo vẫn trường tồn? Xin “nhất bái”trước.

Tin mới: không có xuyên Việt nữa :-(

Do một số điều chỉnh của các thành viên chủ chốt chuyến xuyên Việt dự tính vào ngày 1/3 tới đây mà nay rất buồn phải thông báo là chúng tôi không thực hiện chuyến đi này nữa.
TS1, một con trâu đang cầy khỏe, không được phép nghỉ quá 10 buổi cầy.
KV, ông chủ xe, lại nhụt chí đưa xe vào Nam "sống thử".
Vậy là tôi đây đành phải leo tầu bay cùng bọn chúng thực hiện nốt nửa quan trọng của chuyến đi: thăm lại chiến trường xưa của các CCB và kết hợp du lịch.
Đành phải hẹn các bạn sống trên các thành phố dọc đường vào một dịp khác.
Thật buồn khi chưa có duyên cùng NT uống rượu nhạt và ngắm "cá da trơn" trên bãi biển Quy Nhơn :-)

Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974

Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.


Vậy mà, ngày 19/1/2011, mạng Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (http://www.scio.gov.cn/) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: "Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam - kẻ đã liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ".
Vậy sự thật của sự kiện Hoàng Sa tháng 1/1974 là gì? Là một cuộc đáp trả tự vệ của quân dân Trung Quốc như mạng thông tin trên tuyên bố, hay là một cuộc xâm lược một vùng đất có chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam?   Xem tiếp

Thứ Hai, tháng 2 21, 2011

TÌNH YÊU LÀ GÌ ...?

Định nghĩa tình yêu của người lớn

Bác sĩ: Tình yêu là căn bệnh, cần chữa trị bệnh nhân bằng chế độ nằm giường. Nhà Vật lý: Sao lại gọi tình yêu là căn bệnh được khi mà nó tiêu hao năng lượng nhiều như thế. Phải gọi tình yêu là hoạt động.

Nhà Cơ học: Sao lại gọi tình yêu là hoạt động được, khi mà tổ hợp máy chính vẫn đứng yên? Phải gọi tình yêu là nghệ thuật.

Nhà nghiên cứu nghệ thuật: Sao lại gọi tình yêu là nghệ thuật khi mà ai cũng e ngại phô ra cho người khác xem? Phải nói tình yêu là trò gian lận.

Luật gia: Sao gọi tình yêu là trò gian lận khi mà hai phía đều thỏa mãn. Phải nói tình yêu là hợp đồng sản xuất.

Nhà doanh nghiệp: Sao lại gọi tình yêu là hợp đồng sản xuất được khi mà chi phí tốn kém nhiều hơn giá trị sản phẩm cuối cùng. Phải nói tình yêu là khoa học.

Giáo sư: Sao gọi tình yêu là khoa học được khi mà đám sinh viên làm được còn tôi thì không?

Thứ Bảy, tháng 2 19, 2011

Ai đùa?

Có cái tin này như đùa: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin (CNTT) đưa ra các nỗ lực để nâng Việt Nam trở thành một trong mười nước hàng đầu về CNTT vào năm 2020, Việt Nam News Agency (VNA) tường trình".
Không biết TTXVN đùa, TTX Malayxia đùa? Hay là...?
Tin do "một người bạn Mỹ gửi cho tôi". "Tôi" đây không phải là tôi mà là "một người bạn tôi". Mô hình truyền tin đa cấp!

Nghe học sinh tiểu học định nghĩa tình yêu

Một nhóm khảo sát chuyên nghiệp đã đặt câu hỏi với nhóm trẻ từ 4 tới 8 tuổi, "Thế nào là tình yêu?”. Lũ trẻ đã có những câu trả lời thật rõ ràng và sâu sắc hơn bất cứ ai có thể hình dung ra. Và chúng nghĩ gì?

"Khi bà em bị viêm khớp, bà không thể cúi xuống và sơn móng chân được nữa. Vì thế ông em đã làm việc đó cho bà bất cứ lúc nào bà muốn, thậm chí khi hai bàn tay ông cũng bị viêm khớp. Đó là tình yêu" Rebecca - 8 tuổi, trả lời.
"Khi ai đó yêu bạn, cách họ kêu tên bạn thật khác biệt. Bạn hiểu rằng tên mình thật an toàn trong miệng họ ". Billy - 4 tuổi, định nghĩa.

Máy bay trinh sát "chim ruồi" siêu nhỏ bay bằng cánh vỗ

Thật đáng kinh ngạc với loại máy bay này.

Thứ Sáu, tháng 2 18, 2011

Tạp chí Cầu Thị của Trung Quốc có "cầu thị"?

Trích từ VietNamNet:
Tựa đề "Trung Quốc đối phó thế nào với chiến lược của Mỹ kiềm chế Trung Quốc" (How China deals with the U.S. strategy to contain China) xuất hiện trên trang mạng Chinascope ngày 12/2 vừa qua. Đây là bản dịch lại bài viết bằng tiếng Trung trên nguyệt san Qiushi (Cầu Thị), một tạp chí chính thống của Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc, được xuất bản ngày 10/12/2010.
Tác giả bài viết là Từ Vận Hồng, ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

"Những nước như Nhật Bản, Ấn Ðộ, Việt Nam, Úc, Philipines, Indonesia, và Hàn Quốc đang gia nhập vào nhóm chống Trung Quốc, vì họ từng có chiến tranh với Trung Quốc, hoặc tranh chấp quyền lợi với Trung Quốc".
"Lợi ích quốc gia không thể nào bảo vệ bằng thương thuyết đơn thuần mà phải bằng chiến tranh. Do vậy, Trung Quốc phải bám lấy nguyên tắc chiến lược căn bản: Chúng ta không tấn công trừ phi bị tấn công; nếu chúng ta bị tấn công, chúng ta chắc chắn phản công".
"Trung Quốc phải gửi tín hiệu rõ ràng cho các nước láng giềng biết rằng chúng ta không sợ chiến tranh và chúng ta đang chuẩn bị cho bất cứ lúc nào chiến tranh xảy ra để bảo vệ quyền lợi quốc gia".
"Các nước láng giềng cần giao thương với Trung Quốc hơn là chúng ta cần họ. Bởi vậy, họ, chứ không phải Trung Quốc sẽ phải gánh chịu tổn thật nặng nề hơn do thái độ thù địch với Trung Quốc. Trung Quốc nên tận dụng những lợi thế kinh tế và sức mạnh chiến lược này".

Đầu năm và những chuyến đi dài

Không chỉ có tôi và KV đang chuẩn bị một chuyến đi dài.
Được biết thứ Hai tới, ngày 21/2 có một nhóm k8 lên đường (VTr, SH,...). MD k4 tham gia chuyến này. Nhóm k8 thì quá rành, hình như năm nào cũng đi. Tuy nhiên năm nay tôi trang bị cho MD danh sách bạn Trỗi các tỉnh để cậu lần đầu tiên "đi bụi" có thể liên hệ cho chuyến đi thêm phong phú bạn bè.
Chúng tôi đi sau quãng mươi ngày, vì "quân K" đến 28/2 mới lấy được hộ chiếu. Đến SG chúng tôi còn sang K cùng họ về lại chiến trường xưa. Ở Siêm Riệp kết hợp thăm Angkor. Chắc sẽ có nhiều chuyện để kể.
Anh em ta trong SG có ai thích đi K kiểu này thì ghép vào đi luôn, mở mà.

Lịch trình dự kiến (lập ngày 19/2):
Ngày Thứ Ba, 1/3: Hà Nội-(đường HCM)-Thái Hoà-(đường 48)-Yên Lý (Quỳnh Lưu)-(đường 1)-Đồng Hới (500km)
Ngày Thứ Tư, 2/3: Đồng Hới-(đường 1)-Huế (166km)-(đường 1)-Đà Nẵng (271km)-Quảng Ngãi (396km)
Ngày Thứ Năm 3/3: Quảng Ngãi-Quy Nhơn (178km)
Ngày Thứ Sáu 4/3: Quy Nhơn-(đường 1)-Tuy Hoà (94km)-(ql25)-Củng Sơn (140km)-(tl649)-Sông Hinh (156km)-(tl649)-MDrak (211km)-(ql26)-BMT (303km)
Ngày Thứ Bẩy 5/3: Buôn Mê Thuột-(ql27-ql20)-Đà Lạt (200km)-(đường mới Khánh Vĩnh)-Nha Trang (340km)
Ngày Chủ Nhật 6/3: Nha Trang-(ql1)-tpHCM (440km)

Đang lên kế hoạch chuyến đi K, sớm nhất xuất phát ngày 7/3 hoặc 8/3. Chậm hơn thì hình như không "được ngày", lão Hợp bảo thế?

Thứ Năm, tháng 2 17, 2011

K4 gặp mặt đầu năm

Ban LL k4 thông báo tổ chức cuộc gặp mặt đầu năm 

vào 10 giờ ngày Thứ Bẩy 26/2/2011
tại Nhà hàng Bia hơi Tiệp Gold Malt 34G Trần Phú, Hà Nội.

Đề nghị các anh em biết tin thông báo cho các bạn khác để cuộc gặp được đông đủ, vui vẻ.
TM Ban LL
Cát Thịnh

17/2/2011: Nước sông Hồng (tại Lào Cai) trong xanh lạ thường và bốc mùi khó ngửi

(Dân trí) - Gần đây, bà con hai bên bờ sông Hồng đoạn chảy qua TP. Lào Cai có phản ánh nước sông trong xanh lạ thường và bốc mùi. Truyền hình Thông tấn đã thực hiện một phóng sự xung quanh vấn đề này. Mời bạn đọc (bấm vào đây) cùng theo dõi.
Sao lại đúng ngày 17/2? Ngoại giao nhân dân hạ/thượng nguồn?

Thứ Tư, tháng 2 16, 2011

Nhân đọc lại chuyện người xưa

My hôm Tết đi thăm bn bè. Có dp thăm li ph xưa ca mt thi cp sách ti trường, vi nhng bui lang thang v qua mt con ph khá khiêm tn. Hà ni có nhiu con ph nh, con ph này va nh li va ngn, nhưng li nm mt v trí khá trang trng ngay gia th đô, cũng xng vi s nghip ca người mà nó mang tên: Ph Lê Phng Hiu.(Nhấp vào tiêu đề xem tiếp)

Thứ Hai, tháng 2 14, 2011

Dự kiến của BLL về cuộc gặp K4 đầu năm thường kỳ

Trưa nay gặp nhau ở lễ viếng và đưa tang mẹ anh Thanh Đường nhiều anh hỏi BLL xem đầu năm gặp gỡ thế nào? Một số anh muốn càng gần sau Rằm càng... Tết; tức là Thứ Bẩy hoặc Chủ Nhật này.
Tuy nhiên sau một màn hội ý ngắn giữa các anh BLL (H.Bình, C.Thịnh, V.Lưu) thì cuộc gặp sẽ tổ chức vào tuần sau (ngày 26 hoặc 27/2), địa điểm thông báo sau.
Vậy qua đây BLL đề nghị các anh lưu ý thu xếp lịch riêng sao cho buổi gặp được đông người.

Thứ Bảy, tháng 2 12, 2011

MỪNG BẠN TRONG HỌA CÓ PHÚC

Mùng 5 tết vợ chồng Nhân ve tụ hội một số anh em và A trưởng đến nhà chơi. Sau chầu nhậu,giải tán bọn chúng ra nghị quyết tôi phải tháp tùng anh Tùng kiếng về vì hắn có vẻ không khỏe. Qua Lăng Cha cả đền đường Cộng hòa chợt nhớ thằng bạn hiền , liền rủ hai thằng tạt vô. Thắng bạc ở nhà một mình,lôi ngay vào nhà khoe, cả nhà tao xúyt toi. Miệng nói tay lôi cái điện thoại ra , này nhìn có kinh không. .. Số là cuối năm (29-1-2011) hắn đưa vợ con đi du hí tận trên Sơn la Tây bắc là của ta, xe đang bon bon trên đường,cách Sơn La 40km thì một thằng xe ngược chiều phóng rất nhanh, chửa kịp mần chi thì đánh rầm một cái tối tăm mặt mũi. Phen này chắc tiêu rồi, tỉnh lại hắn điểm danh, ổn cả, bà xã và hai thằng cu và cả hắn chẳng sứt mẻ chút nào. Tông cửa ra ngoài hỡi ơi con xe yêu quí đầu xe nát bét, nhất là bên lái. Xe sau hắn bị nặng, đâm vào taluy một cháu bé tử vong,những người còn lại thì gãy tay gãy chân hết. Bà con xum đông, nhìn xe hỏi tài xế đâu chắc chết rổi? hắn thản nhiên, tai xế đây. Ơn giời trong họa có phúc, phải uốn mừng một ly ,ông bà phù hộ con cháu.


Thứ Sáu, tháng 2 11, 2011

GƯƠNG SÁNG SOI CHUNG

Sáng mùng 4 Tết, tại nhà VCP:
Khủng bố

bắn súng 2 tay








Tình hữu nghị
các khóa
Sếp chỉ đạo:
Tết này đ/c VCP
đã làm cử chỉ đẹp.
Đây là tấm gương
sáng, đề nghị AE
tiếp tục phát huy.

Thứ Năm, tháng 2 10, 2011

Thành cổ kiểu châu Âu ở VN

Bấm vào tiêu đề để xem nhé. Vì bài dài có nhiều ảnh thuộc miền Trung nên tôi để bên ấy.

Tin buồn mẹ anh Thanh Đường mất

Bà Phạm Thị Xuyến (tức Bích Hòa), mẹ anh Nguyễn Thanh Đường k4, mất lúc 21h30 ngày 9/2/2011 (7 tháng Giêng năm Tân Mão) thọ 94 tuổi (1918-2011).

Lễ viếng từ 10h ngày Thứ Hai 14/2/2011 tại Nhà Tang lễ Quân đội số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu và đưa tang vào 11h30 cùng ngày.

Bạn Trỗi k4 đến viếng và dự lễ truy điệu vào 11h (xin đến sớm vài phút để tập hợp).
TM BLL
Vũ Hòa Bình

Vẩn vơ ngày tết

Mời các anh em xem trình độ của lớp "hậu bối" chúng ta.Thật phúc đức "con hơn cha, nhà ...."
Qua
Những bài văn hay “khủng khiếp”

Mời các bạn tham khảo một số trích đoạn từ bài tập làm văn của học sinh trung học. Xin cam đoan có thật 100%!!!
Đề 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về thân phận nàng Kiều trong thời đại phong kiến.

Bài làm: "Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."
(Một phát hiện rất mới về Thúy Kiều!!!)

Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.

Bài làm: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."
(Đây có lẽ là ảnh hưởng của điện ảnh Trung Hoa chăng?)

Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện biên phủ.

Bài làm: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng ch í phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"
(Rất đáng khen, đặc biệt là những con số!)

Đề 4: Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?

Bài làm: " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa.... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..." (!!!)

Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái".

Bài làm: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi...."
(Bó tay!!!)

Đề 6: Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.

Bài làm: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."
(Không biết "nước phụ nữ" ở đâu ra vậy ta???)

Đề 7: Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?

Bài làm: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt..."
(Ngô Tất Tố không học võ nên không biết chị Dậu đã sử dụng loại võ gì).

Đề 8: Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?

Bài làm: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, Đánh 2 trận tan tác quân ta" !!!
(Nhầm mỗi tí thôi mà!)

Đề 9: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ (điển hình như bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" của Lê Anh Xuân)

Bài làm 1: "... người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi day... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
(Chết như vậy mới sinh động chứ!!!)

Bài làm 2:

"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."
(Liệu có phải chị kia lấy mất không?)


Đề 10: "Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Bài làm: "Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôi. Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
(Gia đình nhà em học sinh này có thể ở gần vùng khai thác đá quý nào đó?) (và hằng ngàynhà em ăn cơm với gì ...? để trong văn ước mơ có món mặn thịt xào với tô canh ??? ! tk)

Đề 11: Hãy tả chiếc bồ nhà em.

Bài làm: - Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót. Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói, bố em có bồ, nhưng không mang về nhà. Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết. Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác. Bác Thạch có nói, bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn. Và thế là em hiểu, bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ. Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ. Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói, nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết. Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à? Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích. Được rồi, nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ !!!
(Đáng được điểm 10 cho một tâm hồn trẻ thơ trong trắng !) Theo GD

Thứ Tư, tháng 2 09, 2011

Ảnh Tết 40 năm trước

Được chụp chung với cụ Nguyễn Thanh Sơn, một trong các học trò trực tiếp của cụ Hồ, thân sinh anh TM.
Hy vọng là ảnh Tết. Mấy khi mặc đẹp thế này.
Khổ thân em đã không có đại cán lại còn đi dép cao su, hu hu...

Nguồn: TL

Cà phê phin giấy dùng một lần

Chúng tôi nhận được quà là một sản phẩm khá đặc biệt, lần đầu mới thấy, "Cà phê phin giấy dùng một lần".

Sản phẩm tạo hình phin cà phê, làm bằng giấy cứng giống như cốc giấy, trong có sẵn 20gram cà phê bột giữa hai lớp lọc. Dùng như cách "mỳ ăn liền tô": bóc miếng bịt đáy, bóc một phần nắp trên, đặt lên cốc, đổ nước sôi vào phin, và chờ giọt rơi tí tách.
Lão Hợp sáng nay biểu diễn thử một phin thấy rất thuận tiện. Chất lượng chắc là theo gu cà phê Uyên Pleicu. Đánh giá của lão Hợp về cà phê: rất đặc, liều cao, uống xong hơi bị say. Thích hợp cho người di chuyển dễ tính thường xuyên cần cà phê phin.
Kèm theo mỗi phin có một thìa nhựa và một gói đường. Chỉ thiếu mỗi cái cốc giấy úp lên trên phin khi đóng gói là hoàn hảo.
Mỗi hộp có 6 phin, chắc phải nhặt vài hộp cho chuyến xuyên Việt tới đây. Nước sôi dễ kiếm.

Việt Nam dự tập trận trên bộ lớn nhất thế giới

Tin VnExpress:
Việt Nam cùng 9 nước khác mỗi nước cũng cử ba đại diện tham dự một khóa tập huấn lập kế hoạch xây dựng đội hình tác chiến (MPAT).
Nếu anh TL nhà mình chưa nghỉ hưu thì cũng sẽ tham gia cuộc này. Để tìm lại cái ảnh anh TL tham gia tập trận khi học chỉ huy liên quân NATO cấp trung đoàn ở Úc.

Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn

VietNamNet
Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam, ông Dương Trung Quốc lý giải vì sao "thế hệ vàng" của GS Vũ Đình Hòe và những trí thức lớn đương thời là một hiện tượng lịch sử khó quên, thừa hưởng những tố chất mà những thế hệ trước và sau nó không thể có.
...
Thế hệ chúng ta sau này mất gốc hoàn toàn. Nếu có tiếp cận phương Tây thì chỉ là tiếp cận văn minh bề ngoài, phương tiện sống, kiến thức. Chẳng hạn chúng ta biết tiếng Anh, nhưng không hiểu nền văn minh của Anh là như thế nào. Trong khi đó, thế hệ thời Vũ Đình Hòe tiếp thu cả nền văn hóa.
Thời kỳ đổi mới sau này, dòng chảy từ thời Vũ Đình Hòe không chảy tiếp vì tư tưởng ấu trĩ của một số nhà lãnh đạo, nhận thức thì hạn hẹp, lại bị chi phối bởi lợi ích cho nên không tiếp cận được những giá trị.
Cốt lõi của giáo dục cần phải quan tâm đến, nhất là trong bối cảnh hiện nay, là vẫn phải giáo dục con người. Kiến thức làm người là quan trọng nhất, sau đó mới đến kỹ năng và tri thức khác.
Lâu nay ta thực dụng quá. Bằng cấp là cần thiết, là chuẩn mực nhưng chỉ để ý tới điều đó thôi mà không quan tâm đến người ta lấy bằng bằng phương thức nào, bằng chính danh hay ngụy danh, bằng tri thức thực sự hay bằng mua bán. Điều đó rất nguy hiểm.
Tôi không tán thành phải quay về cái cũ, nhưng có những tinh thần xuyên suốt của giáo dục - triết lý giáo dục, phải có giá trị lâu dài. Những nhà Duy Tân đầu thế kỷ cũng từng đứng trước sự lựa chọn như chúng ta- từ bỏ cái gì và lựa chọn cái gì. Ngày xưa các cụ có triết lý rất đơn giản: thực học và thực nghiệp, cho nên không bị hư hỏng. Chúng ta đang khủng hoảng vì tiếp nhận quá nhiều giá trị ảo.

Thứ Ba, tháng 2 08, 2011

Thứ Hai, tháng 2 07, 2011

Còn gặp nhau

(Nhấn vào tiêu đề xem toàn bài)
***

Đầu xuân, tôi được người bạn thân gửi tặng bài thơ của tác giả Tôn nữ Hỷ Khương, bài "Còn gặp nhau". Bài thơ hẳn là đã để lại trong lòng anh ấy nhiều tâm đắc, với tôi cũng vậy, cũng định viết ra thật nhiều tâm tư sau khi đọc bài thơ, nhưng có lẽ những nhận định của giáo sư, tiến sỹ Trần văn Khê đã nói lên được tất cả, vậy xin trích dẫn lời của giáo sư và nguyên văn bài thơ tới mọi người. Xin cám ơn bạn của tôi -Trần Kỳ Nghĩa (Khóa 3) - từ phương Nam xa xôi đã có nhã ý gửi tặng món quà ý nghĩa đầu xuân.

Khai hội Núi Văn-Núi Võ

TTXVN: Lễ khai hội Núi Văn-Núi Võ và Hội báo Xuân Tân Mão 2011, tổ chức ngày 6/2 (tức mùng 4 Tết Âm lịch), tại đền thờ Lưu Nhân Chú ở xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Đền thờ Lưu Nhân Chú bên trái đường sau khi rẽ từ đường Ba Hàng-Đại Từ vào xã Văn Yên mà gần đây mình toàn đi để đến xã Mỹ Yên từ phía Đồng Cháy.

Cuối Tết

Cuối Tết, mà là một cái Tết dài những 8 ngày vắt từ 28/Chạp cho tới 5/Giêng.
Sáng sớm đưa con gái ra bến xe Mỹ Đình đi về chỗ làm việc ở Ninh Bình. Hôm nay chúng làm trở lại vì đã nghỉ trước, từ 27/Chạp.
Hơn 8 giờ còn hai người lần lượt đi nốt khỏi nhà.
Đường ven hồ Tây vắng ngắt. Có lẽ dân tình ở rốn ngày cuối Tết đầu năm. Và bắt đầu thấy tiếc rẻ những ngày nghỉ đã qua. Sương mờ mặt hồ, phủ Tây Hồ thấp thoáng, xa hơn chỉ có mầu trắng đục. Tiếng gió dưới vành mũ bảo hiểm, thỉnh thoảng một hạt sương chích vào da mặt một cách mơ hồ.
Đến cơ quan, chuẩn bị một suất trưa gạo lức ngũ hành.
Độc hành, tới đâu hay đó :-)

Chủ Nhật, tháng 2 06, 2011

Chúc Tết mừng tuổi lão thành CM

Cũng là bạn bè thăm nhau ngày Tết, như mọi năm chúng tôi hay đến nhà Vũ Hùng. Tôi và QT đến nhà VT, chúc năm mới nhà bạn xong thì kéo nhau đến nhà Vũ Hùng.

Ông bà chủ vui vẻ tiếp khách và "đến bữa mời các bạn dùng cơm", không ngoài dự kiến.
Mọi người chúc tụng nhau, không quên chúc sức khỏe ông lãnh tụ có ảnh treo trên tường. Mấy khi có bạn mình được người đời vẽ ảnh lồng khung, cũng lấy làm tự hào lây.
Rồi như mọi năm chúng tôi chúc Tết, mừng tuổi cụ thân sinh anh Vũ Hùng. Theo lý lịch cán bộ năm nay cụ đã 102 tuổi, chưa kể 2 tuổi khai xuống để "gian lận thuế thân" thời Pháp cai trị. Nhiều chuyện cụ nhớ, kể và hỏi về đám anh em mình làm ai cũng phải kinh ngạc.

TQ từng đe dọa tài sản của BP nếu công ty này làm ăn với VN

Điện tín đóng dấu MẬT gửi ngày 23/04/08 từ ĐSQ Mỹ tại London được Wikileaks chuyển cho Telegraph có tóm tắt như sau:
"Chính phủ TQ đe dọa có hành động tới các tài sản của BP tại Hoa lục nếu công ty không dừng các dự án mới tại vùng Biển Đông đang tranh chấp. Bộ Ngọai giao Anh cho biết BP muốn (tự) giải quyết vấn đề thông qua các kênh kinh doanh (thay vì đưa sang Bộ Ngoại giao)...".
Dự án không thành của BP với VN nằm ở khu Nam Côn Sơn, giữa bờ biển VN (370km) và Trường Sa.

Thứ Bảy, tháng 2 05, 2011

Giao ban Tết

Tết, hôm qua là Mùng Hai Thứ Sáu. Không giao ban được, thật tệ.

Nhà Việt Mỹ có sáng kiến tổ chức giao ban Tết, xung phong làm khổ chủ. Vậy là có vụ này.
HH đến muộn. Tưởng ăn rồi mới đến. Nào ngờ kêu đói như năm 45! Mất công bà chủ chạy cuống.
Cuối buổi nói chuyện ông bà chủ mới nhớ quên lão Tt. Buồn ra mặt. Vậy là một cái bánh tày được hai vệ sĩ mang tới nhà Tt. Tt cười he he, làm chi mà dữ vậy, thôi nữa mà.

Đền Và và thành cổ Sơn Tây

(Phần hạ)

Thành cổ Sơn Tây, nghe nói về nó nhiều mà giờ mới lần đầu tôi đến. Cũng là do gợi ý của các chị có "máu quân sự". Cũng là lần đầu đi sâu vào nội thành cái thành phố bé bé này.
Thành cổ Sơn Tây nhìn từ vệ tinh qua GoogleMaps là một ô vuông xanh rì những cây và hào nước bao quanh.
Sơn Tây tiếng là đất quân sự. Mà thật là như vậy. Ấy thế mà ảnh vệ tinh lại không cung cấp độ phân giải cao ở đây. Chắc nó không muốn mang tiếng soi mói? Hay nó thấy biển "cấm chụp hình?
Bởi thế thành cổ Sơn Tây nhìn từ độ cao thấp cũng chỉ được thế này.
Chúng tôi đi xe vào từ hướng Tây-Nam, ngược chiều kim đồng hồ ngắm thành từ bên ngoài hào nước. Tới cửa Đông-Bắc thì "nhập thành", thả xe đi bộ theo con đường ven hào ngược trở lại cửa Tây-Nam, đi xuyên qua trung tâm rồi lên xe về bằng đường phía Đông-Nam. Nói kỹ để mọi người hình dung những tấm ảnh được chụp ở khoảng nào của hành trình.
Vượt cầu vào cửa Đông-Bắc. Hào nước đã được sang sửa với con đường lát gạch giữa hào và tường thành.
Người ta đang thực hiện dự án tu bổ thành cổ Sơn Tây. Những đoạn thành đang được bóc lớp đất phủ để lộ chân đá tổ ong, nhiều chỗ đã bị cây mọc chèn lấn. Chắc họ sẽ triệt một số cây (có dấu sơn chữ X?) và để một số cây cổ thụ làm mốc thời gian?
Bên trong thành người ta mở đường chuyển những khối đá ong theo kích thước "cổ" tới để dựng lại thành. Trải nhiều năm trong thành không sử dụng nên cây mọc như rừng. Cũng may khu vực này tuy không dùng mà cũng không bị nhân dân "vây lấn" nên giờ mới có lại được thành cổ.
Đá ong, một cấu trúc xen tổ ong của đất vào "khung" hợp chất sắt(?) nhận biết qua mầu vàng đất và đỏ sắt. Những ngôi nhà xây bằng gạch tổ ong qua năm tháng sẽ trôi phần đất trơ lại phần "sắt" cứng mang lại cho kiến trúc một vẻ đẹp bình dị phong trần.
Cổng thành hướng Tây-Bắc. Cái cây cổ thụ chắc chắn ít tuổi hơn cổng thành, như một dấu tích thời gian hoang phế. Nhưng nếu không phải bị bỏ hoang thì những người chủ sẽ không bao giờ để như thế. Vậy ta sẽ phải trùng tu nó theo hướng nào? Để dấu tích thời hoang hay làm như nó vẫn còn có chủ suốt năm tháng trông coi, luôn nó sáng choang như mới?
Đây một đoạn tường thành khôi phục như thiết kế, có khi còn đẹp và chắc hơn? Theo Tk5 thì chính đoạn tường thành "nghiệm thu hoàn công" này gây tranh cãi. Nó chưa đầy tuổi chứ không "cổ đã trùng tu".
Và thông tin mà tôi có qua nhân viên bảo vệ (đội tép riu) thì phần còn lại (7/8 chu vi) sẽ chỉ cao ở mức thực tế hiện nay, 1m4 như thế này.
Nếu muốn "cổ" chỉ cần để vài năm thì sẽ có rêu phong, những thứ này mang lại thỏa mãn thị giác cho những người hoài cổ dễ tính :-)
Một cổng khác với các bạn trẻ đang tạo dáng chụp ảnh.
Chính hướng Nam chếch Tây là cổng chính với cột cờ án ngữ phía trước, đến cổng (không biết gọi là "gì môn", rồi đến điện Kính Thiên.
Điện Kính Thiên, phía trước là sân rồng.
Quanh cột cờ nhân dịp Tết người ta tổ chức cho các nghệ nhân cây cảnh mang cây của mình ra trưng bày cho nhân dân thưởng thức. Một cây xanh tôi đặt tên là bách tán tuy chỉ độ... 10 tán thôi :-)
Còn nhiều cây rất đẹp, không thể chụp hết. Chúng tôi ra về với hình ảnh những khẩu thần công dù không còn có thể chống giặc ngoại xâm như lứa già mình chỉ có thể đánh giặc mồm. Vậy mà mọi người bảo bên trong cổng thành còn một khẩu bị vứt lăn lóc. Có phải cứ lão là được làng đâu?
Cuối cùng, nhân nói về thành cổ Sơn Tây, liệu có nên nhắc nhở với mọi người rằng còn một thành cổ rất đẹp về hình thể, lớn về kích thước, mà đang bị quên lãng. Đó là thành Bắc Ninh.
Vùng này được để độ phân giải cao. Ở độ phân giải này ta có thể thấy một phần hào đã bị lấp, toàn bộ diện tích đã được sử dụng, có thể không còn vòng rào. Nhưng nó xứng đáng được phục hồi dùng làm thành lũy bảo vệ những giá trị văn hóa dù là phi vật thể.
(KV nhớ xem có phải đi ăn "vua gà" với TS1 là bên một đoạn hào này không nhỉ? Chắc vậy lắm!)