Thứ Ba, tháng 6 30, 2009

Chuyện nhỏ trên đường

Đây là những cuộc gặp mặt “có 1 không 2”.

1. Nhà có nhiều người tham dự:

- Nhà anh em Phi Hùng gặp nhau ở Đà Nẵng có: Phi Hùng k3, Vân Hùng k4 đi từ HN vào; Thanh Nhân k4 (em rể) cùng vợ là Liên từ SG ra. Sau tối thứ 7, cả nhà rủ nhau về quê ở Quảng Ngãi. Nghe Vân Hùng nói dân Quảng Ngãi phục lắm.

- Nhưng đặc biệt hơn có gia đình với 3 anh em có mặt: Trung “địa chủ” k3 theo xe Phi Hùng, Tuấn TTX theo xe Hữu Thành, bác sĩ Tín theo xe tôi. Vậy là 3 anh em 1 nhà cùng vào vui. Tuấn, Tín là 1 trong 2 cặp anh em song sinh có mặt nên lập kỉ lục “cặp song sinh duy nhất đến dự”, khộng những vậy nhà này còn chiếm kỉ lục có 3 anh em giai dự họp (nhà bác Ba Phi chỉ có 2 giai, vì Liên là phận gái còn Nhân chỉ là rể!).

2. Cuối tuần trước hẹn Tấn Lợi (Quảng Ngãi) ra họp mặt. Dặn thêm nhớ rủ Đoàn Văn Luyện. Chiều ấy, khai mạc rồi, anh em k5 lên sân khấu giới thiệu rồi mà xe Lợi chưa tới. Khi xe tới cổng, chạy ra đón thì vừa lúc Vinh “sái”, Công Chính, Minh Sơn mang lẵng hoa đến. Vậy là tôi lên cướp mic của MC: “Vì hoa ở Đà Nẵng cháy do các anh Trỗi về họp mặt, 1 số bạn k5 phải vào tận Quảng Ngãi kết hợp mua hoa và đón bạn Lợi. Xin giời thiệu đoàn khóa 5B!”.

Sau khi Tấn Lợi giới thiệu trong đoàn còn có Dũng sĩ diệt Mỹ (năm xưa 15 tuổi) Đoàn Văn Luyện, anh em vỗ tay nhiệt liệt. Luyện giờ già, gầy chứ không bụ bẫm như xưa. Lên trường khi ở Quế Lâm, là quân số “ghép” k6 nhưng học thầy riêng. Sau về học văn hóa ở QK Tả Ngạn rồi đi học sĩ quan Thông tin. ra trường vào chiến đấu ở B5. Nghỉ hưu từ tỉnh đội Quảng Ngãi. Nay có 3 cháu đầu được nuôi ăn học trưởng thành, đều tốt nghiệp đại học. Nay làm ở HTX bán điện cho dân gần Dung Quất.

Tìm được Luyện là chuyện khá li kì… Tần Lợi nghe anh em đi công tác về, kể: “Ở gần Dung Quất có 1 ông CCB trông khắc khổ, nhưng trong nhà treo nhiều ảnh chụp với Bác Hồ. Chả hiểu có phải?”. “Vậy ông tên gì?”. “Dạ, hình như là Luyện”. Lợi nghĩ, có khi là Đoàn Văn Luyện? Rồi khắn gói quả mướp đi tìm. Đến nơi nói chuyện 1 lúc thì ra. Từ đó Luyện sinh hoạt với anh em miền Trung.

3. Chị Oanh: Anh Ấn nói với tôi lần này có chị Hoàng Thị Oanh, từng là nuôi quân ở trường, lần đầu đến họp mặt. Tôi ra liền. Cũng thử làm vài test thì được nghe chị kể: Từng làm nuôi quân từ 1966 ở An Mỹ. Sau cũng sang Quế Lâm rồi về Hưng Hóa. Năm 1970 thì về Lạng Sơn. Năm 1975 theo chồng (anh Võ Ba, có họ hàng với anh Ấn) về nam. Khi đứng trên sân khấu giới thiệu về mình, chị rất cảm động: “Cho phép tôi xưng là “chị” vì ở trường toàn xưng với các em là chị... Tôi đã ra HN họp mặt năm 2000, nay mới biết ở Đà Nẵng có hội ta…”. Còn Tấn Lợi bảo tôi: Bà Oanh là chị nuôi của khóa mình.

4. Tay lái cừ: Khi ra phi trên đường HCM được vài chục cây thì Cương dừng xe: “Buồn ngủ quá. Phải uống ca-phê đã”. Sau mấy ngày toàn cầm vô-lăng, vào Đà Nẵng lại lo việc chung nên ngày cuối phờ phạc. Mặt bạc như vôi. Hút xong điếu thuốc Cương chuyển tay lái cho bác sĩ Tín. Chưa lái xe tự động bao giờ nhưng lái không khó. Tín phóng cũng tạm được. Duy nhất 1 pha - có đàn bò bất ngờ chạy ngang đường, (mà trên đường Đông Trường Sơn mới chết!). Không thèm dừng bóp còi, hắn đánh tay lái lượn qua đầu bò cực khéo. Thoát được cú quẹt như mở “1 đường mổ đẹp”. (Nghề của Tín mà!). Đi sau lặng người vì chỉ sợ bò lao vào thân xe. May mà thoát!

Cảm nhận sơ bộ

(ảnh đã có trong Ảnh gốc k4)
Ban TC cuộc gặp sẽ có thông báo chính thức. Là một thành viên cuộc gặp tôi chỉ muốn nêu cảm nhận của cá nhân mình. Cũng là muốn "sủi tăm" sau 5 ngày không có mạng.
Theo tôi cuộc gặp đã thành công tốt đẹp. Nhờ ở sự nhiệt tình của các anh/chị trực tiếp tham gia, các anh/chị không có điều kiện thuận lợi để tham gia nhưng hết lòng ủng hộ và chuyển tới lời thăm hỏi, các anh trong ban TC, đặc biệt là anh HHDũng chủ nhà đầy chu đáo và anh Dương Minh đã điều khiển cuộc gặp một cách ngọt ngào, cuối cùng là các anh/chị đã thu xếp chuyện "đầu tiên" một cách nhiệt tình để anh em yên tâm "đập phá".
Cho tới giờ gần như các đoàn đều đã về đến nhà, dù là đi bằng phương tiện nào.
Như thế là thành công lớn.
Đã có những ý kiến về tổ chức cuộc gặp tại HN hoặc TpHCM trong buổi tối chia tay. Thêm hai ngày đi đường thì thấy không có gì mới. Vì các cuộc gặp tại hai trung tâm HN và TpHCM vẫn được tiến hành, chỉ cần điều chỉnh thời gian và anh em các nơi thu xếp tham gia là được. Có phải không nhỉ?

Các anh/chị đã tham gia cuộc gặp hãy đưa bài lên nhé. Cảm xúc bạn bè cũng là một thứ tài sản chung mà.

May quá! Về đến nhà thì mạng chết, chỉ vì cái biến điện cho ADSL bị hỏng. Nhanh trí lấy cái biến điện của mô-đem cũ sang dùng. 9V~ thay cho 12V~ vẫn tốt. Cũng là một kết thúc "có hậu" cho chuyến đi!

Thứ Năm, tháng 6 25, 2009

Ngày thứ hai, thứ ba trên đường đi gặp bạn

Ngày đầu kết thúc muộn, ai cũng mệt. Chuyến đi dài nên chỉ có hai điểm thăm mà mãi tới hơn 10h đêm mới ổn định chỗ nghỉ. Được cái là nhà nghỉ này ở Ba Đồn có mạng WiFi nên đã gửi được một tin lên mạng.
Ngày thứ hai của chuyến đi, vượt kế hoạch thăm động Phong Nha và hang Tám Cô TNXP được thêm nhà Võ ĐT rồi đi dấn một đoạn đường đến ngủ ở Cửa Tùng. Tắm biển buổi tối qua và sớm nay. Ảnh Cửa Tùng có lẽ phải để các cháu hoặc "n...hiếp ảnh gia" VinhNQ đưa lên.
Ngày thứ ba, rời khu du lịch Cửa Tùng ngược lên phía Bắc đi thăm địa đạo Vịnh Mốc. Sau đó đi qua cầu Hiền Lưong trên sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 Bắc. Hai điểm này đều là đột xuất.
Rồi chúng tôi lên đường HCM từ Gio Linh, đến thăm NTLS Trường Sơn, chụp ảnh với LS Ng.Mạnh Minh, em Ng.MạnhQuang k4.
Còn thừa thời gian, ước tính, chúng tôi "đột xuất" lên thăm cầu Đắc K'Rông giao điểm của Đường 9 và Đường 15. Sau đó xuôi Đ9 về lại Đắc K'Rông ăn trưa, rồi thăm Nghiã trang LS Đường 9. Chúng tôi thắp hương, gióng lên 3 tiếng chuông để chào các LS.
Tiếp tục đến Thành Cổ Quảng Trị. Điểm nghỉ dự tính là khu du lịch Cửa Việt. Chủ quan không hỏi, lại đi theo bờ Nam. Hỏi, được biết Cửa Việt có khu du lịch ở bờ Bắc sông Thạch Hãn, mà lối vào phải từ Gio Linh. Quá xa, cả hội quyết định vào trong nghỉ. Thanh Tân (suối khoáng nóng) là lựa chọn. Trên đường vào Nam, cả đoàn ghé nhà thờ họ tôi tại Diên Sanh, Hải Thọ, Hải Lăng, Quảng Trị để cho tôi thắp hương.
Bổ sung 17h30, 30/6/2009: Từ nhà tôi ra cả nhóm rẽ vào NTLS Huyện Hải Lăng. Theo danh sách thì trường ta có 2 LS nằm tại đây là Bùi Hữu Thích k1 và Đặng Bá Linh k6. Trời đã bắt đầu tối, chúng tôi không có thời gian tìm từng mộ, và cũng biết Bá Linh bị lạc tên, nên thắp... thuốc lá thay hương cho các LS nằm đây, trong đó có bạn Trỗi. Đây là điểm thăm viếng ngoài kế hoạch trong ngày nên chúng tôi không nhớ mua hương trước.
Nếu không hỏi đường KV thì chúng tôi cũng không thể ngờ ngay trước lối lên cầu An Lỗ là lối rẽ phải (Bắc vào Nam) vào khu du lịch Thanh Tân.
Nhưng khu này không có hạng bình dân. Tắm 2 lần là 100 nghìn đồng, ở một đếm mỗi người từ 140 đến 175 nghìn động. Ở đây thì bệnh viêm màng túi chỉ có nặng thêm. Quyết định đi vào Huế nghỉ.
VinhNQ có cậu em đồng hao du lịch Đà Nẵng thu xếp cho chỗ nghỉ tại Huế, tính ra mỗi người chỉ mất có 30 nghìn đồng tiền phòng. Rất tốt, thích hợp với dân "phượt", 3 phòng cho 13 người.
Kết thúc ngày thứ ba của chuyến đi.
Muộn quá, ngày mai còn đi, nên nợ mọi người chú thích ảnh.

Bến thuyền Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha. Bên kia là đài kỷ niệm bến Xuân Sơn, một trọng điểm giao thông thời chống Mỹ.


Ngược sông Son (mùa lũ màu đỏ) bên những làng quê xứ đạo.





Vùng này lương giáo lẫn lộn, yên bình.








Ở động ướt, nơi cuối cùng du khách có thể thăm, là một phần rất nhỏ của Phong Nha.



Cửa động, nhìn ra.









Thắp hương tại hang 8 cô TNXP. Thực ra có 4 cô và 4 anh TNXP và 5 anh chiến sĩ pháo mặt đất cùng hi sinh ở trong hang. "Nữ TNXP" đã là một "danh vinh" rồi.


Bên trái là điểm mở khai quật hang, bên phải là đền thờ các liệt sĩ. Năm 2006 tôi qua đây chưa có đền thờ này và hang cũng chưa được thu xếp lại.


Trước mặt là nhánh Bắc đường TS Tây, từ Khe Gát vào. Chạy ngang từ phải sang trái là "đường 20 Quyết Thắng" đi đến hang 8 cô.


Lưu niệm ảnh bên thềm nhà ĐT VNG ở An Xá, Lệ Thủy, Quảng Bình.





Bên một giếng thông hơi kiêm vận tải của địa đạo Vịnh Mốc. Cô bé hướng dẫn là người Hải Phú, đồng hương Hải Lăng của tôi. Năm trước đến đây cũng một cô người Hải Xuân, Hải Lăng tiếp đón chúng tôi.


"Sưu tập" do chính phủ Mỹ tặng đồng bào và chiến sĩ Vĩnh Linh.





Trong lòng địa đạo.












Bên mộ LS Nguyễn Mạnh Minh, bạn Trỗi tại NTLS Trường Sơn.


Cầu Đak Rông, một danh thắng đường TS. Khu vực này có đóng góp của PH.Thao k4, 1974.



Cầu Đak Rông nhìn từ mặt sông. Cây cũ ở đây đã từng sập, đây là cầu mới làm lại gần đây(?).



Nơi làm lễ NTLS Đường 9. Như tôi đã từng nói trước, nơi đây yên nghỉ những người lính chiến tuyến trước. Bởi thế có rất nhiều "chưa biết tên". Một nghĩa trang đầy cảm động. Và đẹp, theo cảm nhận cá nhân.


Ảnh kỷ niệm tại NTLS Đường 9. Thiếu mặt vợ chồng ThBắc lúc này đang đi công đức với Ban QLNT.


Bên đài kỷ niệm, cũng là nấm mộ chung cho các LS đã hòa xương máu vào đất. Ở đây bạn Trỗi có Vũ Kiên Cường và Nguyễn Lâm cùng k5.


Thăm ngôi nhà nhỏ ông bà để lại cho anh em chúng tôi, nay được dùng làm nhà thờ họ.

Thứ Ba, tháng 6 23, 2009

Ngày đầu bạn xấu trên đường vào Nam

Buổi sáng trời mưa như trút. Đó là lúc mọi người trong nhóm k4 đi ngày hôm nay chuẩn bị lên đường. Bốn người đi xe HT đều ướt, gồm HT, VinhNQ, TTXVH và lão Hợp. Xe TN có phu nhân và ái nữ, đón thêm vợ chồng Thanh Bắc; và xe TL có con gái mới về nghỉ hôm qua cùng với HH và PH. Các nhóm đủ xấu để gần như đúng 6h theo hẹn là lên đường. Chỉ khổ cho các cụ có tuổi đi tập thể dục sáng, nhiều cụ ướt như bị dội nước. Thật là tình trạng nguy hiểm không biết liệu có xảy ra gì sau đó.
Lịch đi hôm nay được thực hiện đầy đủ: ghé thăm và ăn trưa với Ngô Hữu Thành, thăm di tích Ngã ba Đồng Lộc nơi 10 người nữ thanh niên xung phong đã hi sinh tại đó như một biểu tượng. Vẫn biết có biết bao hi sinh dũng cảm, kiên cường chiến đấu trong những cuộc kháng chiến mà những trường hợp cụ thể chỉ như là biểu hiện được biết tới. Nhưng chính cái cụ thể làm nên chiều sâu của tình cảm.

Ngô Hữu Thành hoan nghênh bạn Trỗi tới thăm và mời mọi người liên hoan. Phải nói cái món gì cũng ngon, từ ốc mỡ, mực luộc, ghẹ hấp, cá nục hấp khô,... Tiếc là bụng chứa có hạn. Cùng tiếp khách với vợ chồng Ngô Hữu Thành có ông anh vợ.

Bạn xấu chụp ảnh cùng gia đình Ngô Hữu Thành, con gái TL bấm máy. Con gái lớn của Ngô Hữu Thành làm "lang y" ở BV huyện, con trai còn học.


Nhóm phụ nữ: con gái TL, vợ TB, vợ con NgôHT, vợ con TN.


Tại nơi 10 cô gái TNXP Ngã ba Đồng Lộc.

Thứ Hai, tháng 6 22, 2009

Lên đường phó hội

Mới đầu tuần, làm gì đã lên đường? Hội cuối tuần mới mở?

Ấy, cuối tuần mở hội k4 ở Đà Nẵng. Còn hội Bạn Xấu mở từ ngày mai, ở... trên xe.
Ngày mai hội bạn xấu chúng tôi bắt đầu lên đường vào Đà Nẵng. Dọc đường sẽ thăm nom bạn bè, di tích CM, thắng cảnh. Đến trưa 27/6 sẽ có mặt theo như kế hoạch của Ban TC.

Chặng đầu HN-Cầu Giát để rẽ vào Sơn Hải, Quỳnh Lưu thăm Ngô Hữu Thành. Theo tính toán chặng này nên đi đường HCM: HN-(qlộ 6)-X.Mai-(đ.HCM) -Thịnh Mỹ, Nghĩa Đàn-(TL48)-Yên Lý = 289km. Nếu đi đường 1 thì quãng HN-Yên Lý cũng đã là 253km. Đường HCM xa hơn có 36km mà tránh được lưu thông mật độ cao, đường sá sửa chữa trên đường 1 suốt từ Cầu Giẽ trở đi, chán lắm.

Các điểm bạn xấu dự định đến gồm: NgôHữuThành, ngã ba Đồng Lộc, động Phong Nha, hang Tám Cô, quê ĐT Võ, địa đạo Vịnh Mốc, NTLS Trường Sơn, NTLS Đường 9, Thành cổ Q.Trị, nhà quê HT, NTLS Hải Lăng, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Khải Định, Vườn QG Bạch Mã, khu du lịch Bà Nà.

Hẹn gặp ở cuộc gặp sắp tới.
Mong các đoàn đi hết sức cẩn trọng, đảm bảo an toàn, đi đến nơi về đến chốn. Bản thân chúng tôi cũng sẽ như vậy.

Mở kho

Lục Kho thấy một số "Đồ cổ", trình anh anh chị em "chiêm ngưỡng"
TQ bổ sung vào kho ảnh gốc nhé.

Cuôc gặp mặt K4 ngày
28-8-1994 tại BTL Biên phòng (?)Cuộc gặp K4 tại nhà khách TCCT- Lý Nam Đế (?)

Nhóm khoa Toán ĐHTH 1971 (?)Du lịc kiểu "Bụi"- Chùa Hương 1974Các Chú bộ đội hay chup ảnh ỏ Thảo Cầm Viên - 1975

Chủ Nhật, tháng 6 21, 2009

Danh sách LS trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi

Trên Bantroikhoa5 có post danh sách này.
Trong đó có đến chục bạn Trỗi nằm dọc đường từ Khu 4 vào tới sát Đà Nẵng. Nếu có điều kiện, trong dịp họp mặt này, anh em qua thắp hương cho bạn mình!

Tiến tới ngày gặp mặt k4 40 năm tốt nghiệp và nhập ngũ

Chưa đầy 1 tuần nữa là đến hẹn cuộc gặp mặt tại Đà Nẵng nhân kỉ niệm 40 năm ngày tốt nghiệp Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi và 40 năm ngày nhập ngũ của hầu hết anh em k4.
Theo ý kiến của các anh điều phối cuộc gặp ở ba miền, có lưu ý đến ý kiến của các anh/chị đã đóng góp, chúng ta sẽ cùng nhau điểm lại những vấn đề chung để mỗi anh em ta chuẩn bị tốt cho ngày vui quan trọng này.

1. Kỷ niệm 40 năm sẽ được tổ chức một lần toàn thể tại Đà Nẵng vào 2 ngày 27-28/6/2009 và một lần tại mỗi vùng, tùy theo điều kiện cụ thể, để càng nhiều bạn gặp được nhau. Gặp mặt toàn thể tiến hành trước, gặp mặt vùng tiến hành sau để "báo cáo".

2. Về cuộc gặp toàn thể:
- Nguyên tắc: an toàn, vui vẻ, thân tình, thiết thực.
- Ban Tổ chức:
+ anh Huỳnh Hữu Dũng đại diện miền Trung, chủ nhà cuộc gặp mặt;
+ anh Dương Minh đại diện miền Nam, và
+ anh Lê Đại Cương đại diện miền Bắc.

- Chương trình cuộc gặp:
+ Địa điểm: Nhà khách Cục Kĩ thuật Quân khu 5, Mỹ Khê, Đà Nẵng
+ Thời gian: từ trưa Thứ Bẩy 27/6 đến đêm Chủ Nhật 28/6,
+ Thành phần: toàn thể anh em k4, khách mời và bạn bè, gia đình cùng tham dự,

Cụ thể:

+ Trưa Thứ Bẩy 27/6: bắt đầu đón tiếp tại Nhà khách Cục Kỹ thuật Quân khu 5 (biển Mỹ Khê, Đà Nẵng) để thu xếp chỗ ở (nếu cần) và gặp nhau nói chuyện, hàn huyên. Đề nghị: hạn chế dùng rượu/bia.

+ Tối Thứ Bẩy 27/6:
++ ăn tối (lưu ý: không dùng đồ uống có cồn)
++ sau bữa ăn sẽ gặp mặt có tổ chức. Người điều khiển: anh Dương Minh. Chương trình dự kiến: nghi lễ ngắn, chụp ảnh tập thể, trao vật kỉ niệm do ban TC chuẩn bị, liên hoan "văn nghệ đại đội" với sự tham gia của tất cả anh em và hỗ trợ của chuyên nghiệp.
++ sau phần gặp mặt tập thể sẽ là giao lưu có nhậu (rượu/bia) và mồi theo nhu cầu và sáng kiến của mọi người.

+ Ngày Chủ Nhật 28/6: là ngày thăm viếng, tham quan, du lịch tự do và liên hoan chia tay.

++ thăm viếng: một số đại diện thực hiện chương trình thăm viếng (anh Dương Minh tổ chức)
++ tham quan, du lịch các di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn, khu du lịch Bà Nà,... hoặc nghỉ ngơi tắm biển do các nhóm/gia đình tự tổ chức và chi tiêu.

++ 18h Chủ Nhật: Ban Tổ chức tuyên bố kết thúc cuộc gặp mặt, người điều khiển: anh Huỳnh Hữu Dũng.
++ Sau tuyên bố của Ban Tổ chức là liên hoan chia tay (ăn tối có dùng rượu/bia), gặp gỡ chia tay chụp ảnh kỉ niệm (không tổ chức). Tự động giải tán.

+ Sáng Thứ Hai 29/6: các nhóm chia tay ra về theo chương trình riêng.

3. Chi tiêu và Tài trợ:
- Mọi người tự chi tiêu ăn ở đi đường, trực tiếp thanh toán với bên cung cấp dịch vụ.
- Ban Tổ chức nhận tài trợ (không công bố) từ các bạn có khả năng, dùng quỹ đó để chi cho các hoạt động chung: vật kỉ niệm, thuê hội trường, trang thiết bị âm thanh/ánh sáng, hai buổi liên hoan tối Thứ Bẩy, Chủ Nhật, và các chi tiêu chung cần thiết khác.
- Ban Tổ chức sẽ quyết toán chi tiết quỹ tài trợ với các bạn đóng góp, và nếu cần thiết sẽ tài chính công khai con số tổng để mọi người biết.

Vì cuộc gặp 40 năm này có ý nghĩa đặc biệt nên Ban Tổ chức mong anh em tham gia với ý thức cẩn trọng, an toàn, có tinh thần tập thể để cuộc vui tình cảm được trọn vẹn.

Ngày nghỉ các sếp làm gì




Cứ tưởng các sếp tối cao suốt ngày đăm chiêu, té ra không hẳn như thế:

ô.Bút, ô.Enxin hát hò tưng bừng (chắc hơi "sương sương" rồi),
ô.Ôbama lặng lẽ bơi sông (trời nóng quá, máy lạnh Nhà trắng bị hư?),
còn ô.Putin và TT Pháp Sacôghi thì "gầy độ" đánh lộn.
Riêng ô.Binlađen thì "cậu đừng làm phiền tớ, tớ không rảnh đâu".

Thứ Bảy, tháng 6 20, 2009

Thứ Năm, tháng 6 18, 2009

VIỄN GIANG

PHẦN CUỐI : NGƯỢC MÊ KÔNG

...Tàu từ từ tiến vào cửa khẩu Vĩnh Xương để qua đất bạn. Thuyền trưởng ra lệnh, dỡ hết bạt che súng ra, lắp vào những dây đạn vàng chóe... Nguy rồi! Đánh nhau chăng? À không. Thì ra đây chỉ là động tác hù dọa mấy anh biên phòng Miên ưa mãi lộ. Rất hiệu quả. Trên chòi, chú lính Miên đen chũi, răng sáng lóa, cười tươi như hoa nở giơ tay vẫy chào.

Từ Tân Châu đến Niếc Lương, bờ sông hai bên dựng đứng , tầm nhìn bị hạn chế . Đoạn này nghe đâu hồi đánh Mỹ, khi ta cô lập Nông pênh bọn ngụy phải tổ chức cả một giang đoàn chở nhiên liệu , thực phẩm, vũ khí lên tiếp cứu ( chính quyền Nông pênh). Ở đây đã xảy ra những trận đánh ác liệt. Ta ở trên bờ cao và địch dưới sông …
Tàu chạy ngược nước mùa lũ có lúc chậm như đi bộ, nhất là lúc nước ròng. Tất nhiên việc canh con nước để chạy là chuyện của các thuyền trưởng . Tôi ngước nhìn lên trời, từng đàn le le bay vùn vụt qua đầu, hướng về nơi phương trời xa vắng . Tàu chạy khá lâu bờ sông mới thấp dần xuống . Dân Miên có tập quán là lạ là tắm vào sáng sớm. Họ cứ quấn xà rông và tắm thoải mái rất vui. Trời còn mù sương, các bà mẹ bế cả những đứa trẻ sơ sinh màu đất thó nhúng xuống sông lạnh ngắt kỳ cọ. Sau này tìm hiểu mình mới biết đó là “quá trình chọn lọc tự nhiên”, đứa trẻ nào tồn tại nó sẻ sống rất dai và khỏe mạnh.
Dân Miên sống chủ yếu trong nhà sàn , nhà sàn của họ rất đẹp, thóang mát, sáng sủa và khá rộng rãi. Đồng ruộng thì mênh mông chẳng sức đâu mà làm. Bên bờ sông có những đoạn dài trồng toàn cây gòn, chắc không đủ nhân lực thu hoạch nên trái gòn gì nứt vỏ bông bay đầy trời.

Qua Niếc Lương tàu tiếp tục chạy đến Nông Pênh. Tiện đây tôi “nhặt” ít tư liệu từ Wikipedia về một vùng đất lạ mà quen xin được hầu các bạn.

“ Nhìn vào bản đồ, ta chú ý rằng, sông Mekong khi chảy đến Phnom Penh thì chia thành 4 nhánh - nên Phnom Penh còn có tên là thành phố có dòng sông 4 mặt - một nhánh chảy vào biển Hồ gọi là sông Tonle Sap, một nhánh nhỏ chảy thẳng về VN qua Châu Đốc gọi là sông Bassac - khi vào lãnh thổ VN thì đổi tên thành sông Hậu, và nhánh Mekong chính to lớn đổ về VN qua vị trí của hai huyện Tân Châu và Hồng Ngự để trở thành sông Tiền của ta.
Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.
Và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2-3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara) với thân hành mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.
Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi "Campuchia", xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.
Sau hàng thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18) bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái Lan và Việt Nam thì Campuchia lại bị bảo hộ bởi Pháp vào năm 1863. Sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai thì Pháp lại quay lại. Campuchia tuyên bố độc lập vào năm 1953, trở thành một vương quốc. Năm 1960, Thái tử Norodom..." .

Sông Tônglêsáp là con sông duy nhất thế giới nước chảy 2 chiều. Mùa lũ nước chảy từ MK vào Biển Hồ, mùa khô nước lại chảy từ BH ra. BH là vựa cá nước ngọt tầm cỡ thế giới. Mùa nước diện tích BH có thể “nở” ra gấp 3 lần. Dân Việt kiều các tỉnh Tây nam của ta đến mùa cá lại cho ghe thuyền qua BH làm ăn . Bạn xót ruột lắm , lâu lâu bạn lại dùng tàu kéo lôi cả đoàn ghe về VN trả, nhưng chỉ như bắt cóc bỏ dĩa. Quân khu 7 sau cũng cho một số tàu qua đánh bắt ở bển gọi là “kết hợp Kinh tế với Quốc phòng”. Nhìn dân Miên đi chợ, xách cái đầu cá tra to như cái thủ lợn mình rất nể, cá tra sông MK thật vĩ đại toàn cả chục ký một con...
Tới Nông pênh, tàu neo ở Cầu sập( một cây cầu bêtông bị đánh gãy), ngay gần đoạn sông Bốn mặt trước Hoàng cung. Trong ánh bình minh huy hoàng, mặt sông sáng lấp lánh nổi bật những ngôi chùa mái cong vút, trên là rắn Naga 7 đầu trong thần thoại tuyệt đẹp. Tôi còn nhớ lần đó, chiều chiều gió mát , quân ta buồn tình lôi mấy cái thùng gỗ bao bì ra , nậy đinh đóng thành những cài ghế dỏm, có tựa ngồi chơi , ai dè các bạn Miên đánh cá gần đó rất thích thú với mặt hàng này . Cứ mỗi cái ghế đóng từ vài mảnh gỗ tạp vứt đi, lính ta lại đổi được 2kg khô cá lóc xịn. Tay nghề cỡ tôi, chỉ cần mươi phút là sản xuất được một sản phẩm, chả trách từ ca bin đến buồng ngủ, chỗ nào cũng treo đầy khô lủng lẳng. Về nước đơn vị tôi phải tốn biết bao nhiêu là đế , hàng tháng trời mới “dọn” hết đống cá này.
Rời Nông Pênh chúng tôi tiếp tục ngược lên Côngpôngchàm để xuống hàng . Ở dây quân ta có một cụm kho và một tiểu đoàn công bình. Hồi ấy tàu bè qua lại đoạn sông này rất ít. Campuchia đang trong “thời chiến”, dân tình tứ tán ít ai nghĩ tới chuyện làm ăn, dân rất nghèo khổ, lâu lâu mới thấy một chiếc tàu hàng cứu trợ của LHQ chạy qua. Hoạt động kinh tế của bạn lúc này tê liệt cả, chỉ có dân buôn lậu hàng Thái về họp thành các chợ nhỏ khắp nơi.
Bến phà Congpongcham hồi ấy có một chiếc bắc( Madein Đan mạch) mới tinh, sơn màu trắng toát do LHQ viện trợ để chở xe cộ qua sông, nhưng họ chỉ chạy nửa buổi là neo nghỉ. Hóa ra mấy anh công binh nhà mình đang luyện khoa mục “ghép cầu phao vượt sông”, mấy ảnh có sáng kiến là dùng phà công binh để chở dân. Bạn rất sướng vì được nghỉ mà lại tiết kiệm được ối dầu( dầu lúc ấy có giá lắm). Cứ chiều đến, bạn lại thả một phuy dầu xuống sông trôi đến bến đơn vị, quân ta chỉ việc lăn lên bờ , ấy cũng là cách người ta “san sẻ hanh phúc” với nhau. Thấy bọn tôi tới anh em mừng lắm, vừa tình đồng hương , đồng chí lại khao khát tin tức quê nhà , thôi thì đủ chuyện. Mấy anh trên kho kéo xuống với cái can rượu tắc kè, Công binh góp mồi , còn bọn tôi góp chủ yếu là… thông tin bên nước. Về sau tôi mới biết Ban chỉ huy đai đội kho nay có một cái hũ rất to, ngâm cỡ 150 con tắc kè trong đó. Họ đem hạ thổ , tứơi nước cẩn thận , chỉ hiềm nỗi quân ta mỗi ngày đào lên lấp xuống đến mấy lần. Tôi gọi bôi bác là “tắc kè nilon” sau thành chết tên luôn. Tại nơi chôn rượu này có sẵn một cái cuốc, chú nào cứ múc ra bao nhiêu thì tự giác đổ đế vào bấy nhiêu, nên hũ lúc nào cũng đầy.
Sáng nay là ngày đầu tiên dỡ gạo. Chừng hơn hai chục “công nhân bốc vác” của bạn được vời đến. Họ đều quấn khăn càma ( giống khăn rằn Nam Bộ nhưng sọc màu đỏ), có chú còn đội cả mũ phớt như tay chơi thứ thiệt. Cánh này hăng hái chui ngay xuống hầm hàng, thoăn thoắt vác gạo đi trên đòn dài chuyển vào kho. Cứ mỗi lần vác xong một chuyến, họ lại chạy ra góc bờ sông trút mấy ký gạo vào cái bao đễ sẵn . Hóa ra mỗi chú đều có cây xăm gạo giấu trong người. Họ vừa vác gạo , vừa chích vào bao cho gạo chảy vào các túi chứa trong quấn áo, túm vào khăn càma, rồi thì lấy cả mũ phớt múc gạo chụp lên đầu... nên người anh nào cũng cứng đơ như rôbô. Máu “ chống tiêu cực “ nổi lên, tôi khều cậu Trưởng kho ra góp ý . Hắn trợn mắt ngạc nhiên “ Ông làm cứ như ở bên mình ấy. Tôi vận động rã bọt nép cả chiều qua mới được chưng này người , giờ ông lại đòi thay ? Người lấy đâu ra ? Mai ông ra vác gạo nhé” ! Ừ nhỉ . Mình đói , dân họ còn đói hơn mình …
Chưa hết, đến trưa, bọn tôi ra sau tàu. Hỡi ôi! Không chỉ nồi cơm mà cả nồi cá kho , mấy xâu lạp xưởng, cá khô... đã bị mấy chú Miên ăn vụng sạch. Hai phuy nước mới đánh phèn giờ chỉ còn một nửa. Quân này gỏi! Chén lạp xưởng sống , uống nước sông mà vẫn mạnh khỏe như thường. Nhìn bọn tôi lôi lương khô ra gặm , mấy ông bạn mình mép bóng nhẫy cười tủm tỉm. “ Xamaki” ( hữu nghị) đến thế là cùng!
Bây giờ xinđề cập chuyện chuyên môn một chút. Phải nói việc cấm vận của “các thế lực thù địch” lúc ấy gây cho ta khó khăn ghê gớm, phụ tùng vật tư cứ tận dụng , dồn lắp riết rồi cũng phải hết, xe máy, tàu bè nằm đống là chuyện thường. Nhiều khi các loại phương tiện đều thiếu cùng một loại chi tiết, chẳng biết kiếm đâu ra. Các kho của quân khu đã cạn kiệt. Nguồn phụ tùng lúc này ( sau đánh tư sản) chỉ còn có rất ít ở chợ trời, bán chui bán nhủi với giá cắt cổ...
Tôi còn nhớ ngày ấy, các tàu của mình từ động cơ chính cho đến cái máy bơm nước Zanma cỏn con, bộ hơi đều hở cả. Bơm cao áp ,vòi phun bị rơ mòn muốn tụt áp đến nơi. Máy móc quá tàn tạ. Đề mấy nhát không nổ, hết khí nén chỉ thiếu điều phát khóc. Trên các tàu chúng tôi “ biên chế” cả một số sĩ quan kỹ thuật ngụy, được tuyển sau “học tập” trở về. Họ có những “ chiêu” rất lạ như chêm su - páp, cho tàu đâu đít vào nhau dùng lực đạp nước chân vịt chiếc này để khởi động chiếc kia … tôi chưa từng biết.
Trong suốt quá trình đi, anh em tôi rất vất vả, quần áo , tay chân lúc nào cũng lấm lem dầu mỡ. Đây, lần đầu tiên, tôi được nghe câu châm ngôn rất buồn cười của mấy anh kỹ thuật ngụy : “ đít con bán dầu, còn hơn cái đầu thằng thợ máy” ( dầu ở đây là dầu thơm). Nếu tàu đậu tại bến , ta hàng ngày vẫn phải nổ máy mấy chục phút để nạp bình và bơm nước ra ( rò rỉ), nhưng bình đều cũ, chẳng cầm hơi được bao lâu nên anh em lại phải bê lên bờ đi thuê nạp rất cực nhọc. Khổ, bình ăcquy tàu nào có nhỏ như bình ôtô!
… Nói về cái sướng , cái cực của dân tàu với nhau tôi chả dám phân bì .Vụ này chắc dân viễn dương chưa gặp bao giờ. Tàu của mấy ảnh như cái xưởng với đủ máy chính , máy phụ, phụ tùng, vật tư , dụng cụ sữa chữa đầy đủ, còn tàu bọn tôi chắp vá , thiếu đủ thứ. Tàu gỗ thì khỏi nói, ở nhà đã xảm trét , lấp dò khá kỹ nhưng hành trình nước vẫn rò vào liên tục. Tối phải phân người trực để xả dây neo, dây buộc khi triều lên xuống, bơm nước ra ... Chỉ cần quên xiết trết trục chân vịt là có chuyện ngay, có hôm nước vào sệ cả đuôi tàu ...
Sau khi tìm hiểu, tôi thấy vấn đề cũng đơn giản, bèn nghĩ kế gắn một chiếc đũa dài vào đáy la can để định hướng, xỏ vào đó miếng mút, trên có gắn tiếp điểm rồi nối vàò ắc quy và còi hụ. Mấy tay lính cười khẩy chả tin “máy “ lại hoạt động được. Đến gần sáng, các chú tối qua nhậu xỉn ngủ quên, nước rò vào tàu khá nhiều, miếng phao mút nổi lên đóng tiếp điểm thế là còi hú váng cả sông , lính tráng bật hết dậy. Chiều, “chúng” cử đại diện đến hậu tạ tôi cây thuốc “Sơ mít”, kèm theo lời cám ơn: “ nhờ có thủ trưởng , từ nay chúng em có thể yên tâm nhậu nhẹt mà vưỡn hoàn thành nhiệm vụ”. Thế có chết tôi không! Thật khó phân biệt giữa một câu xỏ ngọt với một lời khen thật lòng! Lính ta có câu “Ông tham mưu- Anh chính trị - Cậu hậu cần - Thằng kỹ thuật”. Dù sao lần này “thằng kỹ thuật” vét đĩa được tôn vinh , đánh gía đúng vai trò “then chốt” như vậy hắn cũng thấy ấm lòng.

Thấm thoát đã gần tháng trời trên đất bạn, ngày mai “hạm đội” sẽ trở về. Phía sau tôi, còn bao anh em đang ôm súng nơi tuyến trước! Lòng ai bỗng thấy nao nao...Dòng sông hay dòng đời đang chảy?
Chiều tôi ra boong tàu, lặng ngắm dòng sông nước chảy miên man, tay vô tình ném xuống dòng Mêkong mảnh gỗ, bỗng dưng chợt cảm thấy con người sao quá nhỏ nhoi trước sự hùng vĩ của thiên nhiên . Miếng gỗ nổi bềnh lên, trôi xuôi, xa dần rồi mất dạng. Ai mà biết được nó sẽ đi đâu, về đâu, một trong chín cửa của dòng sông Cửu ?

HẾT

Đón khách Đại Từ

Chủ nhật trước có đoàn k2 lên Yên Mỹ chơi. Anh em trong Đảng ủy, Ủy ban hẹn tuần này có việc về HN. Vậy là yêu cầu giành trưa nay cho trường Trỗi tiếp khách. Đòan Mỹ Yên có anh Quang bí thư, anh Điều chủ tịch và Tuấn hiệu trưởng THCS của xã. Trưởng ban Bùi Vinh hẹn tiếp ở quán 181 Xã Đàn, thành phần có các anh Giao k2, Thái Chi k3, Hữu Thành, Từ Ngữ k4, Quốc k5. Hay hơn có Bằng "ruồi" k6 và Thắng "hói" k7 là bạn học Sĩ quan Thông tin với anh Quang bí thư hơn 30 năm trước. Sau đó em Thúy cũng có mặt. Nóng như thiêu nhưng vui vì có bia lạnh và phòng máy lạnh tại Bia Hiếu "béo" (do Mạnh Thắng book) làm mát lòng mát dạ.
Nhiều việc được trao đổi. Xã mời anh em ta tháng 10 này lên khánh thành đường trải nhựa từ huyện về. Anh em địa phương rất quý tình cảm và những gì anh em các khóa đã đóng góp cho xã.
Sau đó còn ngồi ăn kem và uống cà phê chia tay. Các anh phải về vì còn nhiều việc. Hiếm có tình bạn đẹp như thế!

Thứ Ba, tháng 6 16, 2009

Vì sao ngộ độc cá ngừ?

(Ai biết rồi xin bỏ qua, đừng đọc)

Đã từng bị "ngộ độc cá ngừ" mà hồi đó, tháng 5/75, lại cho là dị ứng "thực phẩm cao đạm". Sau này cũng biết cá ngừ ươn vẫn cứng thịt như còn tươi nên có độc. Bây giờ mới biết độc là do cái "histamin" (khi cá ngừ không còn tươi thì nồng độ histamin càng phát sinh nhiều hơn. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng cũng là yếu tố góp phần làm cá mau bị ươn thối, phát sinh histamin. Khi ăn phải cá ngừ có nồng độ histamin càng cao càng có nguy cơ bị ngộ độc. ... Khác với một số loại cá biển khác, cá ngừ dù không còn tươi thịt vẫn cứng và không bị mềm nhão. Chính vì thế về mặt cảm quan, người mua cá rất dễ bị đánh lừa là cá còn tươi, ngon).
Đăng lên đây, tôi xin làm nhân chứng cho việc ngộ độc này.

Chuyện của một người lính trong QSVN

Qua các bạn bè cựu binh E747, chiều qua tôi và taydoc đã DT cho 1 thiếu tướng, Tiến sĩ - Bác sĩ GD 1 Quân y viện lớn tại phía Nam . Khi nhắc tới phiên hiệu của trung đoàn trong những ngày tháng chiến đấu trên chiến trường K và địa danh đóng quân của phẫu tiền phương trung đoàn, tôi và taydoc nhận được ngay 1 cái hẹn: 8 giờ sáng mai các em vào gặp anh ngay vì anh sắp đi công tác.
Đúng hẹn , lên phòng GD QYV ...những cái bắt tay ghì chặt của đồng đội sau gần 30 năm. Những câu chuyện chiến trường và những đồng đội năm xưa được nhắc đến. Khi tôi kể 1 lần đi cùng anh em trinh sát đụng địch, cáng thương binh về tới phẫu tiền phương tại KV rừng Tup pi _ Amte ( Kong pong Thom ). Trung úy bác sĩ Quốc ( bác sĩ duy nhất của E747-F317 lúc đó) vừa xong 1 ca mổ , sau khi xem xét vết thương : một chân thương binh nát bét, và 1 vết thương vùng bụng đang xuất huyết nội. Bác sĩ Quốc quyết định mổ ngay cho thương binh vừa được cáng về.Uống vội ngụm nước còn lại trong biđông, tôi đứng nán lại ngay ngoài mùng mổ trong lều dã chiến của phẫu tiền phương.
Xin nhắc lại hành động cao cả của C quân y E747 lúc đó:để cấp cứu kịp thời cho thương binh, họ luôn bám sát các mũi hành quân của trung đoàn sâu trong những cánh rừng bạt ngàn của đất K, và rất nhiều lần các anh và cả các chị C Quân y 747 đã dùng máu của mình để tiếp cho thương binh nặng.
Tôi đứng nhìn bác sĩ Quốc mổ trong ánh đèn dùng điện quay từ ragonô của máy vô tuyến 15W ( làm gì có đèn mổ không hắt bóng giữa rừng xanh-núi đỏ !). Sau khi gây mê ,người thương binh nằm lịm đi trên bàn mổ, trên tay và 1 bên chân được truyền máu.Cắt bỏ chân của thương binh đã giập nát, bác sĩ Quốc tiếp tục mở vùng bụng của thương binh, toàn bộ ruột được mang ra ngoài để kiểm tra , mùi hôi của ruột người bốc lên lờm lợm. Miểng đạn không phá nhiều ở vùng ruột, nhưng đã phá nát 1/3 gan, phải cắt bỏ. Tôi lẳng lặng đứng xem ca mổ , vì lúc đó biết đâu có ngày tôi cũng nằm như thế !...Khi bác sĩ Quốc bước ra, mệt mỏi nói với tôi: Em dặn đừng chôn cái chân vội ... chắc không qua khỏi.
Khoảng 2 tiếng sau người thương binh đó mất.
Gần 30 năm sau, tôi nhắc lại, anh Quốc nói còn thấy gai cả người...
Tôi và taydoc thấy BS Quốc vừa tiếp chúng tôi, vừa giải quyết việc của BV liên tục , nên xin kiếu từ , sau khi giới thiệu về trang QSVN Roll Eyes và xin một loạt số DT của anh em cựu binh E747 mà BS Quốc biết.
Grin Rất xúc động khi anh Quốc nói : sau khi anh đi công tác về,anh em 747 tập trung được cứ DT báo,anh sẽ thu xếp tới ngay, nhưng phải là chiều CN.
Tôi tự hào trung đoàn 747 đã có 1 người anh là thiếu tướng quân y mà vẫn rất thân tình với những đồng đội năm xưa ! Và qua anh , tôi biết 747 sắp có 1 người nữa lên tướng !
@ bác hai ruộng: Bác thu xếp họp mặt anh em 747 nha ! Ngày giờ cụ thể sẽ DT cho anh ngay khi lên kế hoạch! Chú Tư Đáp, trung đoàn trưởng của anh em mình đã mất rồi anh à !
Angko_krao ccb e747

Thứ Hai, tháng 6 15, 2009

Văn Tuấn lại khoe đồ cổ

Văn Tuấn lại có hàng gửi cho anh em. Là một tấm ảnh đen trắng chụp từ cuối 8x, đầu 9x, hồi tôi còn... tóc.

Điểm danh:
Văn Tín, Phan Sơn, Hồ Sơn, Việt Thắng(?), Thanh Đường, Quốc Dũng, Hòa Bình Trần, Ngọc Dũng, Hoàng Vân, Hồng Thanh, Quốc Khánh(?), Khắc Cường(?), con ai(5), Vân Hùng.
Ngọc Tuấn, Phạm Thành, Tự Thành, Hữu Thành, Văn Hiếu, Hồng Thao, Tương Lai, Chí Quang, Từ Ngữ, Chí Dân, Văn Tuấn, Đoàn Long, Phước Bình, Lê Chi, Mạnh Dũng, Ngô Mạnh Hùng, Thanh Quang, Văn Lưu, con ai(7), Thế Truyền, con ai(?), Mạnh Quang, Văn Chiến.
Một vài người chỉ thò được một chút không đủ nhận dạng, tôi xin miễn đoán mò. Anh nào còn nhớ đấy có phải mình trong ảnh này thì xin giơ tay.
Các trường hợp có đánh số thì xin mời các anh bổ sung, và đính chính nếu tôi nhận người sai ở các trường hợp khác.
Ảnh chụp tại CLB Quân đội hay sao nhỉ? Trong trường hợp nào? Mấy tên cầm chai bia, chắc là lần gặp mặt thứ hai, tôi không nhớ vụ này. Lần thứ nhất là ở cơ quan của Ngọc Tuấn, có phải không nhỉ?
Ảnh nguyên khổ có trong Ảnh gốc k4.

Về cái "ao nhà" mà anh Chí nói...

...có bài nói lại của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
Vấn đề đặt lại ở đây là hành động của TQ có xứng với tầm vóc của một quốc gia phát triển trong thời đại văn minh này?
May quá, có cựu quan chức này "về dân đi làm ngoại giao". Khỏi cần anh em mình nói lời... ngô nghê!

Chủ Nhật, tháng 6 14, 2009

ĐI TÌM ĐỒNG ĐỘI (*)

Đi tìm đồng đội
Nguyễn Văn Khương
nguyên giáo viên C6 trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi


Viết tặng thầy Bùi Xuân Trường, nguyên chính trị viên C6 trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi

Xa nhau mấy chục năm rồi
Bây giờ mới lại được ngồi bên nhau
Bạc phơ mái tóc trên đầu
Miệng cười nhăn nhúm da màu trắng xanh
Dáng người vẫn cứ nhanh nhanh
Như thanh niên lúc cùng anh thủa nào
Ngẩn ngơ vui sướng dạt dào
Tưởng là mơ có khi nào hôm nay
Lòng mừng như gửi cung mây
Báo tin cho bạn đó đây biết cùng
Ta mừng cùng bạn vui chung
Nghĩa tình xưa vốn thắm nồng chẳng phai
Bốn mươi năm rộng tháng dài
Mà lòng vẫn thấy nhớ hoài nhớ thương
Con đường trở lại cố hương
Đi tìm bạn cũ nhớ đường thăm quê
Lâm Thao- Tứ Xã đi về
Vẫn con đường ấy ven đê ngày nào
Mênh mông đồng lúa tự hào
Cánh cò bay rộng xốn xang lòng người
Gặp nhau tay nắm miệng cười
Ngẩn ngơ bối rối một lời nhận nhau
Cầm tay xiết chặt hồi lâu
Hẳn là còn nghĩ ở đâu thế này
Nhưng rồi giây phút qua ngay
Đúng rồi bạn cũ những ngày đã qua
Bốn mươi năm ấy thật là
Tình sâu nghĩa nặng mặn mà gớm ghê
Nhớ nhau lòng những tái tê
Tìm con đường cũ đi về thăm nhau
Hôm nay gặp lại lần đầu
Hỏi bạn cặn kẽ bấy lâu thế nào
Cầm tay sung sướng tuôn trào
Mải vui quyên hết cả chào mời nhau
Hỏi han cho thoả ước ao
Người này người nọ lao xao nói liền
Hỏi cho tường tận mới yên
Bốn mươi năm ấy không quyên ngày nào
Chuyện vui đang lúc dạt dào
Phút chia tay đã xốn xao đến rồi
Cùng nhau vắn tắt đôi lời
Đợi ngày sau sẽ thảnh thơi chuyện dài
Tiễn chân ra đến đường ngoài
Ta về bạn đứng nhớ hoài nhìn theo
Ta đi trong nắng xế chiều
Đường về càng nhớ càng yêu càng nồng.

Chiều ngày 18/4/2003

(*) Bài do Hải k8 gửi tới
(**) Ảnh thầy Trường do HMk6 gửi tới

Thứ Bảy, tháng 6 13, 2009

THÂN GỬI CÁC "BẠN TRỖI" K4 (qua Ban LL K4)

Được biết các bạn họp mặt tại Đà Nẵng, kỷ niêm 40 năm từ giã trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi,lên đường nhập ngũ,tôi rất vui và cũng rất tiếc vì không có điều kiện hội ngộ cùng các bạn. Qua Ban LL,tôi gửi lời chúc các bạn sức khoẻ,hạnh phúc!
Nói đến K4-C82 từ những năm 1966-67, những khuôn mặt hiền lành, ngây thơ, trong sáng, non trẻ lại hiện ra trước măt tôi như ngày nào...(đúng là "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy...")Trước hết là các em nữ, hồn nhiên, rạng rỡ, thông minh, đó là:
Thanh Tâm,Hồng Nga, Châu Nguyên,
Tuyết Mai,Hạnh Phúc,Thu Huyền ,Kim Sơn
Còn có cả Việt Hoa,Việt Hồng...
Các bạn Nam thì nhiều lắm, không nhớ hết, xin các bạn thứ lỗi nhé, nhât là các bạn ở C81, vì ít tiếp xúc hơn các bạn C82. Thử liệt ra đây một vài tên xem trí nhớ còn đến đâu nhé:
Anh Dũng, Mạnh Dũng, Huy Dũng, Huy Hoàng
Đại Định, Vĩnh Định, Chí Quang
Dương Minh, Công Phước, Thế Nam, 2 Hưũ Thành,
Sơn Hải, Hồng Hải, Công Minh
Quốc Anh, Quốc Khánh, Quốc Bình, Đoàn Long
Minh Chính, Minh Kính, Tuấn, Tín, Hồ Sơn
Cát Thịnh, Từ Ngữ, Tự Thành, Tương Lai,
Lại còn Gia Quý, Hồ Mai, Thanh Bắc,
Thế Truyền, Vũ Trụ, Vĩnh Phúc, Phú Hoà,
Và còn Ngọc Trụ, Quyết Thắng, Thế Đà...

Còn nhiêù bạn nưã mà tôi không nhớ hết, thành thật xin lỗi!
Các em đã "đi xa" không về họp mặt hôm nay cũng để lại trong tôi môt ấn tượng đẹp như Hồ Trương, Phong Quang, Thuỵ Linh,... xin thăp nén hương viếng vong linh các em! Nếucó qua nghĩa trang TS và Thành cổ Quảng Trị, tôi nhờ cácbạn trong Ban LL K4, K5, K6,thắp dùm tôi nén hương viếng vong linh các em đang yên nghỉ, "hãy về vui chút các em ơi "!
Chúc các "Bạn Trỗi K4" sức khoẻ, hạnh phúc, thành đat; chúc những ngày hội ngộ vui vẻ. Chào thân ái!

thầy cũ: Bùi Cao Thưởng

VIỄN GIANG

Thanh Minh

PHẦN ĐẦU: TÔI ĐÃ TỪNG ĐI XUÔI SÔNG CỬU LONG GIANG
Thấy anh em viết chuyện tàu bè hay quá, tôi lại đâm ngứa ngáy , thôi thì cũng “góp” đôi chút cho vui. Tôi rất thích ca từ bài Tiểu đoàn 307 “ai đã từng đi qua sông CLG- CLG sóng trào nước xoáy…” nên xin được nhại theo lấy oai . Hồi 9 năm đánh Tây, quân ta mỗi lần “đi qua sông CLG” chắc chắn là cả sự kiện kiểu “bất đáo Trường Thành”, chứ giờ cưỡi “bắc” qua lại cả trăm lần cũng như không.
Thực ra tôi là dân xe, nhưng số phận đưa đẩy thế nào lại rớt bịch từ cabin xuống boong tàu, nhờ vậy hôm nay mới có chuyện để mà “trời- biển”, huyên thuyên với các bạn.
Tất nhiên trong số anh em mình có nhiều “sói biển và “rái cá sông” thấy tôi “múa rìu” thế này chắc họ cười cho thối mũi nhưng mà cái tình cảnh lúc ấy nó thế đấy các bạn ạ. “Lính bộ đánh thủy” tất nhiên là nó phải khác “lính thủy đáng bộ” rồi. Có những chuyện đã qua, giờ nghĩ lại trách nhiệm với hàng trăm tấn hàng mà tóc gáy dựng đứng cả lên.Thật đúng là điếc không sợ súng.

Thuỡ ban đầu
Thời ấy cuộc chiến Tây Nam đang hồi khốc liệt . Do yêu cầu vận chuyển hàng, khối lượng lớn cho bộ đội bên Miên , QK phải tổ chức gấp một tiểu đoàn tàu vận tải . Nói cho oai chứ “hạm đội” này chẳng nằm trong một chuẩn trang bị nào cả . Mô hình của “Thủy quân nhân dân” mà. Phương tiện nhắt nhạnh khắp nơi , yêu cầu “nổi” - “chứa’- “chạy” là được. Đây là bí mật QS giờ mới dám tiết lộ. Tiểu đoàn tôi có 3 chiếc tàu đổ bộ loại LCM-6 Và LCM-8 của Hải quân Mỹ xài từ Thế chiến thứ II sau giao cho ngụy. Loại tàu há mồm trên được lắp các cụm máy Gray Marin 671, một loại máy thủy rất hay, động cơ hai thì “đấu’ từng cặp ngược - xuôi vào chung hộp số và có đến 2 hệ trục chân vịt…. Rất tiếc là mấy cái tàu này hệ thống thủy lực đóng mở “mồm” đã bị hư nên chúng chỉ có thể “ngậm” mà không “há” được. Ngoài ra còn một số tàu kéo , tàu gỗ , ghe bầu nhỏ, máy móc đều cũ mèm , rệu rã và 2 “xà lan mù” 400 tấn( xà lan không tự hành), tất nhiên súng ống thì chả thiếu , 12ly 7 lắp trên tàu, đại liên trên mui ghe trông oai phong lẫm lẫm. Còn chuyện này nữa. tất cả các tàu đều được không trang bị vô tuyến nên việc hợp đồng trong đoàn và với chỉ huy đều rất khó khăn . Chạy trong nước lắm lúc phải lên bờ nhờ bưu điện đánh điện về nhà nên các tàu thường độc lập tác chiến và chỉ gặp nhau ở các cảng sông chính theo thỏa thuận ban đầu.
Chẳng phải tự nhiên mà tôi biết những từng từ chuyên môn như : lấp dò, xảm trét, dầu trong chai cục, ky lái, xiết baxetúc…của tàu gỗ rồi bơm lườn , bơm lacan của tàu sắt…cũng chui xuống hầm máy nóng hầm hập, tay chân be bét dầu mỡ như người lớn.
Hồi ấy, phải nói tôi thì biết tí quái gì về tàu bè. Thế mà lại phụ trách cả đòan đi , dưới tay có đến mấy ông thuyền trưởng. Việc chuyên môn chỉ còn biết “tin tưởng vào các đ/c”. Vào giai đoạn đó dân tình vượt biên rất ghê. Dám đoàn tàu chạy ra biển Đông, mình vẫn tưởng nó CPC trực chỉ không chừng?! Ấy là chuyện ngu ngơ thuở ban đầu, sau này nhờ nghề dạy nghề lại được vinh hạnh chơi với mấy anh viễn dương , các anh ấy đưa xuống tàu tham quan như KV, rủ đi nhậu nhẹt nhiều nên đầu óc cũng mở mang ra đôi chút. Hèn nào người ta hay dùng rượu để ngâm các loại củ, con để làm ra rượu thuốc, rượu này uống vào nó “dẫn thuốc” đi khắp cơ thể. Kiến thức cũng vậy, khi được “trộn” vào nước cồn trong các trận nhậu nó cũng “dẫn” lên đại não khiến người ta thông thái hơn chăng? Đây cũng là đề tài để các dược sĩ , bác sĩ Trỗi đầu tư nghiên cứu.

Về sau
Nói về mặt tổ chức có lẽ tôi là thằng có số phận long đong nhất, trôi dạt như cánh lục bình - từng là lính của cả ba Cục: CHC, Cục xây dựng kinh tế, Cục kỹ thuật Quân khu 7. Cho nên các bạn đừng ngạc nhiên khi thấy tôi “dính” vào nhiều chuyện đến thế .
Sau khi rời khỏi CHC, hơn năm năm sau Quân khu sáp nhập Phòng tàu thuyền của Cục hậu cần vào Phòng quản lý xe (Cục kỹ thuật) của bọn tôi. Mà tôi trong trích ngang lại dính đến tàu bè như đã nói ở trên, nên “công chuyện” lại còn ly kỳ hơn nữa. Bởi trên đời làm gì có vụ đi sáp nhập tàu bè, trạm nguồn , ô tô, máy kéo mỗi ông có một đặc thù rất riêng vào chung một rọ? Mấy thằng trợ lý phen này chắc đầu óc tẩu hỏa cả đám thôi! Mỗi lần các Sếp dọc phiên hiệu đơn vị đến muốn lẹo cả lưỡi. Phòng ấy chính danh là “ Phòng Ôtô - Máy kéo – Tàu thuyền và Trạm nguồn điện”. Khá khen cho đầu óc “tổng hợp”của các Bọ! Để dễ nhớ phiên hiệu đơn vị mình, tôi mạnh dạn đề xuất: nên chăng đặt “tên giao dịch” của phòng mình là “Ô-Ma-Ta -Ngu”( Ô: ôtô; ma: máy kéo; ta: tàu thuyền; ngu : nguồn điện) cho gọn, lại hao hao giống Nhật nhưng “mấy ảnh” không duyệt vì có chữ “Ngu” phạm húy trong đó. Ấy là chuyện về sau. Giờ xin trở lại chuyến giang hành đầu tiên của tôi, từ cái thuở ban đầu hồi tôi còn ở Tiểu đoàn tàu bên CHC ấy. Có tuổi rồi. Mọi chuyện giờ cứ mờ mờ, ảo ảo bãng lãng như đám mù sương, quên thì nhiều mà nhớ chẳng bao nhiêu..
Để các bạn dễ hình dung tôi xin trích một số tư liệu ngoài về sông CửuLong :

Tư liệu
Sông CL chỉ là phấn cuối của MK khi chảy vào VN , tại,,, phân làm … sông Tiền và sông Hậu
Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.

Các con sông chính
Sông Hậu đoạn chảy qua tỉnh Hậu Giang
* Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng (Sóc Trăng) và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề, cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1970 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay.
* Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa:
* Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu qua đường sông Cửa Tiểu
* Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông
* Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.
* Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai.Hiện nay,cửa Ba Lai đã bị hệ thống cống đập Ba Lai ngăn lại.Hệ thống này nằm trong dự án ngọt hóa vùng ven biển của tỉnh Bến Tre.
Do chín cửa sông nguyên thủy này mà sông Mê Kông còn được gọi là sông Cửu Long, tức "sông chín rồng". Khoảng 90 triệu người dân có cuộc sống dựa vào con sông này.[cần dẫn nguồn](chỗ này có thể hiểu là 90 triệu người,bao gồm tất cả dân cư của các nước mà con sông Mê Kông chảy qua. Bao gồm cả Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Tôi vừa đọc trên mạng, dòng sông này đang lâm nguy bởi hàng loạt các đập chặn nước trên thượng nguồn...

Chuyến đi đầu tiên của tôi
Như các bạn đã biết, lúc này vào đầu những năm 80, tình hình bên Miên khá phức tạp. Sau chiến thắng như chẻ tre của ta buổi đầu, bọn Ponpot được sự giúp sức, hà hơi của các thế lực bên ngoài đã tổ chức được một số cum căn cứ dọc biên giới Miên - Thái. Bên trong, chúng chơi trò quấy rối du kích rất khó chịu, bộ đội ta bị dàn mỏng khắp nơi. Về quân sự, địa bàn CPC được phân cho các quân khu, quân đoàn đảm nhiệm. Mặt trận 779( QK7); MT 479 (Bộ); MT 579 (QK5) ; MT 979(QK9)…Chắc các bạn đã đóan được ý nghĩa cái đuôi “79” phía sau?
Khác với ý định ban đầu. Ta chủ trương giúp bạn giải phóng đất nước, củng cố chính quyền bạn đủ mạnh rồi nhanh chóng rút về, không ngờ lại bị lún lầy mất cả chục năm. Chúng ta bị cô lập, bao vây cấm vận tứ bề …Đất nước đang trải qua những ngày khó khăn nhất. Đó là một câu chuyện dài. Một đề tài quá lớn. Chỉ trách sao nhiều người quá mau quên lịch sử !
Tôi xin được “né” đề tài này …Chính vì vậy các bạn sẽ thấy Bài viết của tôi có phần lạc lõng trong bối cảnh chung đó. Ae chắc sẽ thông cảm cho tôi, chẳng qua tôi chỉ muốn mượn con tàu kể vài mẩu chuyện vui vui một thời sông nước….một chút gì đó về dòng sông - đất nước- con người.

...Lần ấy, vừa nhận lệnh đi K(Campuchia), bọn tôi lao vào công tác chuẩn bị. Xe bồn chạy xuống nạp nhiên liệu vào các tàu. Trên bến khói lửa nghi ngút để nấu mấy phuy dầu rái. Vụ này các anh viễn dương chưa chắc đã rành bằng tôi. Đối với tàu bè vỏ gỗ người ta thường phải xảm trét để bảo quản và chống thấm cho vỏ tàu. Tất nhiên để làm được chuyện này cần phải đưa ghe, tàu lên cạn. Các khe, rãnh của vỏ được làn vệ sinh sạch sẽ rồi dùng các thứ xơ, sợi ( tốt nhất là vỏ bào từ thân cây tre ra) tẩm dầu rái, đóng nêm thật chặt rồi quét lên toàn bộ vỏ một lớp dầu này. Ngày trước đi săn trong rừng tôi thường gặp những cây dầu thân bị đục cái bộng khá to, người ta đốt vào cái bộng đó để kích thích, sau một tuần cây sẽ chảy nhựa ra thứ “dầu rái” nói trên…
Đoàn tàu chúng tôi sau khi nhận hàng tại bến đầu cầu SG bắt đầu đi theo các kênh lớn trong nội thành rồi từ từ nhập vào sông lớn các tỉnh Miền tây. Mình chẳng biết mô tê gì, sông ngòi cũng lắm ngõ rẽ như đường phố, ban đêm lắm lúc tối mò, nhìn đèn hành trình chỉ để khỏi đụng nhau. Đèn pha chẳng ăn nhằm gì, thế mà các chú vẫn chạy thút nút chắc là do đã quen luồng. Thường các tàu chỉ chạy ban ngày, đêm nghỉ để đảm bảo an toàn, trừ trường hợp khẩn cấp.
Tàu cứ rì rì chạy, trời nước mênh mang, gió sông lồng lộng nhưng buổi trưa thì nóng phải biết, chả biết chui vào đâu, có lúc tôi phải ra đuôi tàu dội mấy thùng nước vào người. Chiều về mới là lúc dễ chịu. Về sau tôi mới biết, qua xà lan vào ca bin mắc võng nằm là sướng nhất, vì nó cách xa tàu kéo nên không bị ồn vì tiếng máy, chỉ có tiếng sóng vỗ ì oạp bên mạn mà thôi. Cậu y tá của đoàn, dân Thái Bình sau mấy ngày lênh đênh chẳng được cập bờ, ngao ngán phát biểu: “MN mình dễ đến 2/3 là nước ấy nhỉ?”, trong mắt anh ta chỉ thấy toàn sông nước, đi hoài không thấy hết - dòng sông bất tận!
Đời lính thì nhiều chuyện sướng, khổ đan xen và một trong những cái sướng ấy là được ngồi nhậu trên con tàu đang chạy trong ánh hoàng hôn. Trước hôm đi, tôi thấy mấy chú lính thậm thụt xách dăm cái can 20 lít xuống tàu, hóa ra toàn đế cả. Thực ra nói là nhậu cũng không hẳn vì đó chỉ là ăn cơm, nhưng mà là ăn cơm với… mấy lít đế. Mỗi tàu có khoảng năm, sáu người vừa đủ một mâm, lại trang bị bếp dầu như bếp gia đình. Bữa đầu thấy anh em lui húi nấu nướng, mình cũng tưởng cơm bình dân như ở nhà, nhưng không ngờ lại là nồi thịt kho tàu tú hụ chưa kể các thứ khác.
* Này, các bố chén thế này thì mấy ngày tới ăn lương khô à? Tiền ăn mang theo có được mấy đồng? Tôi hoảng quá!
Cánh lính giương mắt nhìn tôi như thể gặp “người hành tinh”, kèm theo nụ cười bí hiểm của nàng Lagiôcông làm mình càng thêm khó hiểu.
Sáng sau, tàu khởi hành sớm. Nước Cửu Long mùa này cuồn cuộn đổ về, dòng sông rộng mênh mông, xa xa hai bên bờ dừa nước, bần, đước mọc xanh um, tàu ghe của dân ngược dòng rất vất vả, có cả những chiếc xuồng nhỏ phải chèo tay nhìn mong manh, nhỏ nhoi như chiếc lá tre giữa dòng nước xiết. Bà con đưa tay vẫy vẫy nhờ kéo giúp , bọn tôi thả xuống mấy sợi dây cho họ buộc ghe vào. Đến gần chợ họ thả dây ra không quên buộc vào đấy cặp gà , trái bí, nải chuối…thôi thì đủ cả, tức là họ chở cái gì thì họ cho mình cái đó. À ra thế! Nụ cười bí ần của Lagiôcông đã được giải mã. Tình quân dân cá nước đẹp đẽ lạ thường! Kể từ phút đó đám lính cứ hấm háy, xầm xì, bởi cứ chừng 15 phút lại thấy tôi đưa ống nhòm quét khắp mặt sông. - Các chú “ tầm nhìn hạn hẹp” biết cái đếch gì. Lỡ có chiếc ghe nào đấy chở heo, chở bò họ “vẫy vẫy” thì sao?
Tàu đi vào vùng chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) và neo lại để đi chợ. Chợ nổi cũng là nét văn hóa độc đáo của vùng sông nước miền Tây. Trên đoạn sông này có hàng trăm ghe, thuyền tụ lại với đủ thứ nông sản, trái cây từ miệt vườn khắp nơi về họp chợ, tạo nên không khí mua bán rất sầm uất. Nhiều chiếc ghe bầu lớn họ đưa cả gia đình lên sống trên đó, các bà, các chị diện đồ bộ xanh đỏ nói cười vui vẻ, trẻ con khóc í óe, trên ghe nuôi cả chó mèo, đuôi ghe còn có bếp lát gạch men, chậu cây kiểng... Tiếng máy tàu bè rộn rã trên sông, các xuồng nhỏ luồn lách nhanh thoăn thoắt cung cấp dịch vụ cafe , ăn uống tới tận nơi. Không như chợ trên bờ, chợ nổi rất sạch sẽ, không khí trong lành vì rác thải tống thẳng xuống sông bị nước cuốn đi ngay. Ở đây ngươi bán không rao bán, chèo kéo mua hàng như trên bờ vì bạn làm sao co thể áp mạn vào từng ghe để xem sản phẩm được? Họ dùng cây sào cắm vào mũi ghe, xuồng để treo các sản vật lên cao gọi là “ treo bẹo” nhìn xa giống như “rừng” ăngten ở các khu phố cũ ngày xưa. Họ “bẹo” lên đủ các thứ rau, củ rất vui mắt mà có lần AMK3 đã kể với chúng ta . Thường chợ chỉ họp từ sáng sớm tới tầm 8-9 giờ là vãn. Lính mình tiền nong chả có, mua thì ít , tán thì nhiều, bí quá thì xin họ cũng cho, gì chứ chứ khoản rau rác có bao nhiêu (nghĩ lại thương mấy anh hải quân như Đạt bột chẳng có lấy cọng rau ăn).
Rời Cần Thơ tàu tiếp tục chạy tới Long Xuyên , Đến chiều tối, chúng tôi buộc tàu vào phao neo giữa ngã ba sông . Cái phao này lớn lắm, được neo xuống đáy lòng sông làm phao nổi cho các tàu neo đậu. Trên mặt phao có một cái móc sắt đường kính lớn hơn cổ tay để các tàu buộc cáp vào, cái móc này, có chỗ bị mòn chỉ còn bằng ngón chân cái .
Tàu vừa buộc dây xong thì từ trong bờ, cả chục chiếc xuồng nhỏ gắn máy đuôi tôm vun vút phóng ra, họ kẹp cần lái vào giũa hai chân đứng lái, động tác điêu luyện như kỵ sĩ kẹp vào cổ ngựa. Các xuồng áp mạn rất nhanh vào tàu. Họ quăng dây buộc vào cọc bích rồi nhảy ào lên tàu, ghê quá,“ Dân ta gan dạ anh hùng” chả ngán gì mấy anh nhà binh cả. Họ chỉ chỏ, trả giá tứ tung gạ mua bất cứ thứ gì nằm trong tầm mắt, chỉ có súng máy và đạn là họ chê không thèm hỏi. Anh em cho biết hội này rất ẩu, sơ ý là mất đường ống, dây buộc ngay. Sau phút ồn ào ban đầu, không khí lắng dịu trở lại, họ trở nên thân thiện và vui vẻ, chuyện trò thật cởi mở với chúng tôi:
-Tụi em sống bằng nghề này lâu lắm rồi, cũng là cái nghiệp ông già để lại thôi.
* Nghề gì? Tôi hỏi.
* À, nghề của tụi em là “mua tất cả và bán tất cà ” ! Tụi em sống nhờ cái phao này. Anh thấy đó, cái móc buộc cáp của phao cứ mòn gần đứt là tụi em phải mướn thợ hàn hàn lại ngay không thì đói, chờ tới “ông nhà nước” biết tới chừng nào?
* Đoạn hắn khua tay chỉ ba chiếc xuồng đen bóng – Mấy thằng này, bạn em chuyên mua dầu máy đấy….
Trời dần tối, ở đây cũng xôm tụ như chợ Cái Răng về khoản dịch vụ nhưng mà là dịch vụ thâu đêm. Chị em ngồi tựa lưng vào miếng đỡ sau đuôi xuồng, dạng chân tỉnh queo chèo xuồng rất điệu nghệ, mỗi xuồng là một ngọn đèn bão như hội hoa đăng. Họ rao bán từ trứng vịt lộn ủ trong trấu nóng cho đến cháo gà, chè, hủ tíu, bánh canh …ai thích nhậu thì cũng có thể lai rai ba xị. Tôi liếc mắt qua mạn tàu, dưới sông, trên chiếc xuồng ba lá dập dềnh, hai “ông” lính nhà mình đang ngồi húp cháo. Chả biết các chú nói chuyện gì mà cô chủ cứ cười tít mắt quên cả mua bán. Mình thật khó diễn tả thành lời, trong cái lam lũ vất vả mưu sinh vẫn có nét gì hồn hậu, gần gũi, ấm cúng, dân dã của cộng đồng – thấm đẫm hương nồng phù sa vùng châu thổ.
Sau khi cắt gác, bọn tôi chui vào khoang ngủ. Trăng sáng vằng vặc, cả dòng sông như dát bạc, cánh giang hồ ngồi túm tụm trên mặt boong. Phải nói cả đời tôi chưa bao giờ tôi được nghe dân giang hồ nói phét suốt đêm hay đến thế. Chẳng lẽ đây cũng là một loại “hình nghệ thuật” văn hóa vùng sông nước? Bộ đội mình cứ bịt miệng, dúi đầu vào mền cười khùng khục sợ chúng mất hứng, nước mắt nước mũi dàn dụa. Giỡn chán, mấy anh bạn mình nhẩy lên xuồng phi mất dạng.
Trong giấc ngủ tôi vẫn bị ám ảnh bởi chuyện của ông bà già xưa: thời Tây ta có từ “bối” để chỉ đám “thủy tặc“ chuyên ăn trộm trên sông. Hồi đó, trừ đám thương hồ, dân chạy ghe cũng nghèo, nhiều lúc bối không “chôm” được gì đành gom mấy cái dầm chèo …sáng ra chủ ghe chỉ còn biết kêu trời, thả mấy đồng bạc vào cái nồi buộc dây đẩy vào bờ để chuộc lại . Mánh này liệu có giống mấy anh cướp biển SoMaLi ?!
Sáng ra, anh em kiểm tra lại đồ lề, hàng hóa vẫn nguyên vẹn cà. Thế ra mình đã mắc bệnh đa nghi!
Tàu tiếp tục chạy về hướng thị xã Tân Châu. Tại ngả ba sông Hậu và sông Tân Châu (thật ra đây là một con kinh đào để nối liền và chia nước giữa sông Tiền và sông Hậu) có tên là Vàm Nao* nơi cư ngụ của loài cá Hô nổi tiếng … Rời sông Hậu theo sông kinh đào Tân Châu (còn gọi là sông Vàm Nao), bạn sẽ nhận ra một con sông thẳng tắp rộng hàng trăm mét. Vùng này ngày xưa hai bên bờ là những làng nuôi cá bè đông đúc nổi tiếng nhưng vào giai đoạn ấy còn rất ít, kinh tế suy sụp chằng mấy ai kham nổi nghề này. Chỉ khi rẽ vào sông Tiền bạn mới cảm hết mức độ rộng lớn của dòng Mekong vĩ đại. Anh em cho biết lòng sông ở đây tuy rất rộng và sâu, nhưng có nhiều bãi bồi nên tàu dễ mắc cạn nếu không biết luồng lạch. Tàu chạy tới đây trời đất bỗng tối sầm, cơn giông ập tới, sấm chớp ầm ầm, mưa tuôn như bão. Nhìn ra sông chỉ thấy toàn sóng nước mịt mù. Trong ca bin nước dột tứ tung, quân ta lo ngay ngáy cho số hàng chuyên chở. Tàu bè hồi ấy nát quá, chẳng có kinh phí sữa chữa, chỗ nào rò rỉ lại mướn thợ hàn đến chấm cho mấy nhát...
Từ đây, ngược sông Tiền chúng tôi đến cửa khẩu Vĩnh Xương để qua đất bạn...Con tàu vẫn đi và đi, chuyến giang hành vẫn còn đang phía trước.

Phần cuối : NGƯỢC MÊ KÔNG

* Theo Vương Hồng Sển: Vàm do chữ Pàm hay Péam của Khmer biến ra. Péam là cửa biển, cửa sông. (Tự vị tiếng Việt miền Nam, NXB Trẻ, tr. 626). Thực tế, vàm (Prêk) còn để chỉ nơi sông nhỏ, rạch nhỏ giao nhau với sông lớn (như ở An Giang có: Vàm Chắc Cà Đao, Vàm Cống, Vàm Ông Chưởng...) hoặc với biển lớn (như ở Kiên Giang có Vàm Răng, Vàm Rầy...)
Đây là nơi giao nhau duy nhứt giữa sông Hậu và sông Tiền, có rất nhiều cá Hô .Sông Vàm Nao dài 6,5 km , rộng bình quân 700m, độ sâu trên 17m, một bờ thuộc xã Kiến An (huyện Chợ Mới), một bờ thuộc xã Tân Trung (huyện Phú Tân), chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam nối liền sông Tiền với sông Hậu. Đây là một tuyến giao thông đường thủy quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tương truyền, thuở xa xưa, nguyên sông này là con đường của những đàn voi và trâu rừng đi, lâu ngày thành con rạch nhỏ, rồi dần dần bị áp lực của hai sông Tiền Giang và Hậu Giang chảy xiết, mà thành một con sông rộng lớn ngày nay.
Và sở dĩ có tên Hồi Oa (nước xoáy tròn) hay Vàm Nao, với nghĩa "nao núng, nao lòng", là vì hàng năm vào khoảng tháng 8 cho đến tháng 11 âm lịch (cư dân miền Tây Nam Bộ gọi là mùa nước nổi), nước sông đỏ ngầu từ thượng nguồn, theo hai nhánh sông Tiền, sông Hậu cùng cuồn cuộn đổ về, rồi giao nhau nên xoáy tròn như thác lũ... Do đó, người chưa quen cách chèo lái khi qua khúc sông này, thường sợ hãi vì rất dễ đắm thuyển.

Thứ Sáu, tháng 6 12, 2009

Chơi trò này thấy cũng hay hay

Rỗi rãi, cắt mặt mọi người làm tập hợp chân dung "ngón tay", xếp cạnh nhau theo tên file Cũ/Mới.
Mọi người thử nhìn xem có cảm xúc gì không?









Ai có ảnh bổ sung thì gửi nhé.
Lưu ý: ảnh cũ chỉ lấy thời ở trường, chụp tại trường thì càng tốt. Ảnh mới trong vài năm gần đây.