CHỦ ĐỀ MỚI “LI LÁI”
Kiến Quốc
Thật ra 2 từ “li lái” xuất phát từ mấy bác Hoa kiều. Chuyện là có bác Tàu trở về thăm quê cha đất tổ, đâu như Phúc Kiến, (mà không hiểu chuyện những năm 1960 hay mới đây?), qua cửa khẩu Lạng Sơn. Khi quay lại với vợ con, bác đi xe khách về xuôi. Đúng lúc xe đang đổ dốc Sài Hồ, bác chạy lên chỗ ông tài nì nèo: “Lỉ à, lỉ dừng lại cho ngổ lái một cái!”. “Lái thế nào được, đang xuống dốc, nguy hiểm lắm!”. “Ngổ muốn lái lắm à, lỉ không thương ngổ à?!”. “Thương với chả không thương. Ông biết lái à?”. “Piết chứ, ngổ piết lái mà”. “Không được! Hãy đợi đấy!”. Đến khi hết dốc, bác tài dừng xe: “Thôi an toàn rồi, ông lái đi!”. “Lái thế lào lược lữa. Ngổ lái ra quần rồi à...”.
Cái anh Quang “xèng” và vinhnq1956 cứ yêu cần phải phát huy “sở trường sở đoản” triển khai vấn đề “li lái” cho anh em tiếp tục mạn đàm. Khó ra phết, vì đâu có "đầy ắp ý tưởng" như NSƯT họ Dương, đương chức Trưởng ban Vui chơi giải... trí (cấm nói ngược!) của trường! Thôi thì cố gắng, kẻo vinhnq1956 lại chê là không “đa-zi-năng”! Cả đêm qua nghí ngoáy và sáng nay cho ra sản phẩm. Đọc 8 lời góp của “Một thời để nhớ” thấy mấy ông cãi nhau. Tức mình “xoẹt” luôn.
Thật ra ở đời phàm đã cho cái gì vào INPUT thì ắt phải có cái gì đó ra ở OUTPUT. Tất nhiên không phải là "tỷ lệ 1/1". Đa số vào sạch ra bẩn, vào trong ra đục, vào không độc ra độc (chứ uống thuốc độc mà sống thì có mà là thuốc... bổ! Lại có chút hạt khởi tử rồ...ồi???). Nhưng cũng có ngoại lệ: chẳng hạn có thể dùng nước đái để chữa bệnh(!). Tóm lại đã uống nhiều nước, nhiều bia rượu thì ắt phải xả.
- Ngày mới lên trường ở An Mỹ, Đại Từ, Thái Nguyên, anh em ta sống ngay ở cửa rừng. Ban đêm nhìn ra ngoài toàn rừng là rừng. Đen sì. Sợ chết khiếp. Rồi lo rắn rết, thú dữ đang rình. Nhất là mấy đứa lính cũ lại kể chuyện hồi kháng chiến chống Pháp ở Đại Từ có con hổ thọt và con ma lưỡi đỏ, liếm vào ai là người đó chết. Nghĩ đến sợ, không ai dám ra ngoài đi đái đêm. Rồi cái khó ló cái khôn. Chả hiểu ai đã phát minh ra trò đái vào ống bương để đầu giường đến sáng hôm sau mang đi đổ. Từ đó hết sợ.
Đến khi lên học Trường Quân sự trên Vĩnh Yên, được sống ở nhà 4 tầng Khu 125 có vẻ khang trang nhưng cũng không có nhà WC, mỗi lần “hạt bí” lại phải lóc cóc xuống đất. Thật bất tiện. Vậy là anh em đã áp dụng “tối kiến” ngày ở An Mỹ, mỗi đứa một ống bơ. Xong! (Có ông còn thửa hẳn hộp sữa bột Neslé to đùng). Từ đó trong trang bị cá nhân của lính Quân sự có thêm ống bơ. Không tin cứ hỏi anh em Trỗi đã qua Quân "sư"!
- Nguồn Hà Chí Quang: Trường Quân sự có nhiều năm đóng quân ở đất trung du Vĩnh Phú, nơi ông Đặng Văn Đăng (Bút Tre) là Trưởng Ty Văn hóa. Ông đã vận động anh chị em trong cơ quan đái đúng chỗ để có nước đái tưới rau, tăng gia cải thiện. Bút Tre đã kê cái vỏ bom bi mẹ ở phía sau cơ quan cho anh em “tè”. Trên vỏ bom bi ông viết thêm chữ Ních-xơn và động viên anh em “đóng góp” bằng cách treo bài thơ này cạnh cái Ních-xơn:
Bà con đi đâu về đâu,
Đến đây mà đái lên đầu Ních-xơn.
Căm hờn lại giục căm hờn,
Đến đây mà đái còn hơn đái nhà.
- Ở Đại học quân sự, quanh năm tắm giếng. Mùa hè nước giếng mát lạnh. Sướng! Nhưng mùa đông mà tắm giếng thì khác gì tra tấn. Không khéo sưng phổi. (Làm gì có nhà tắm nước nóng như bây giờ). Cứ giội nước quáng quàng, lau khô người, mặc quần áo ấm rồi biến. Lần đó gió mùa đông bắc tràn về. Quốc Thái k4 đến phiên trực nhật ra giếng xách nước. Một anh lính gìa đã sát đầy xà phòng lên đầu, lên mặt, mắt đang cay xè thấy Thái liền nhờ giội hộ xô nước. (Thế mới thấy các bác lính già sạch hơn ta). Tinh quái Thái vừa giội nước vừa vạch quần “lái” lên đầu anh ta. Giội hết xô nước cũng là lúc đầu sạch xà phòng, anh lính già sung sướng: “Cảm ơn ông, cảm ơn! Nước giếng hôm nay ấm thật!”.
- Mỗi lần từ Vĩnh Yên về Hà Nội phải đi tầu. Chuyến nào cũng chật như nêm. Ngay cả WC cũng bị nhét đầy bao tải hàng đánh từ Lao Cai về (có khi có cả hạt khởi tử!). Vậy lúc “khó chịu” thì... biết đi đằng nào? Nếu tầu dừng ở ga thì còn có thể nhảy xuống đất kiếm chỗ bậy. Còn tầu đang chạy mà “bí” thì chỉ có “quấn ra xòn”. Có lần mấy bà buôn đang ngồi ngủ gà ngủ gật trên sàn bỗng la ôi ối: “Ai làm gì mà ướt hết đít quần tôi thế này?”. Vậy ra cái khó lại ló... và anh lính nào đó đã dí... cái ấy vào thành tầu rồi nhè nhẹ... xè... xè. (Mà chuyện xảy ra trong đêm chứ ban ngày thì... đố!). Kể đến đây mới nhớ ra hồi ở Y Trung, thầy Quý dạy anh em ta nhiều làn điệu chèo, rồi anh em ta “chế” thành bài chèo mà sau này khi lang thang Ba Lan, Liên Xô hay giở ra hát sau mỗi chuyến tàu xuyên lục địa trở về: “Đêm đã khuya tang tình là anh mót giải, ra hố tiểu anh sợ ma. (Tính tang tình tang tình!). Một hai ba (tang tình) là anh dí ấy... ấy vào tường, dí cái ấy vào tường anh lái không hề kêu. Dí cái ấy vào tường anh lái không hề kêu...”. (Hình như điệu xẩm xoan thì phải?).
- Chuỵên tiếu lâm của Giang “mù”: Một lần, anh chồng chê vợ “lái” không qua ngọn cỏ. Chị vợ tức mình, thách: “Được, tôi và ông thi xem ai thắng ai!”. Sau khi bắt thăm được “lái” trước, anh chồng khấp khởi mừng thầm quả này thắng đậm. Anh vạch quần, cầm cái ấy... chuẩn bị... bỗng nghe: “Stop! Ông phạm luật 12: Không được dùng tay chơi bóng!”. Kết quả cuối cùng: anh ta đái ướt chân mình.
... Vậy là đã cố gắng lắm rồi. Không hiểu đã xứng đáng là Trưởng Ban “gợi ý” TW chưa, hả "lồng chí" vinhnq1956? Vừa nói đến đây chợt nhớ đến chuyện đái bậy sau khi đã nốc đầy một bụng bia. Đang căng bụng, tìm mãi mà chẳng thấy WC công cộng. Thôi thì “giải tỏa” vào gốc cây. Vậy đã có thơ:
Thứ nhất là bệnh SIDA
Thứ 2 là bệnh đái ra đầy đường.
(Nhưng không phải “tiểu đường tuýp A” đâu nhé!).
Thứ Năm, tháng 6 21, 2007
CHUYỆN KHÔNG CŨ
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Năm, tháng 6 21, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
25 nhận xét:
1- Tôi nhớ rằng vào những năm 60 thế kỷ trước, đi xả (ị hoặc lái)những người "lịch sự" hay nói là đi "Ca-pi-nê" (ko biết có nhớ đúng ko vì tôi ko hiểu gốc gác cùa từ này, nhưng đại lọai là như thế). Có một bà đang đi xe khách muốn xả, rất "cà cuống" nhưng vẫn giữ phép lịch sự mới gọi lái xe "dừng lại cho tôi đi com-măng-ca". Xe dừng để bà khách xuống rồi chạy luôn vì lái xe tưởng bà này muốn đổi sang xe xịn hơn. Chuyện này khi đó được truyền miệng nhau khá rộng rãi.
2- Lái trong khung cảnh có bạn thế này mới sướng:
Cô gái Hơ Mông bên bếp lửa,
Chàng trai Mường Tè ở gốc cây
DMinh
"Ca-bi-nê" hình như phiên âm từ tiếng Pháp (Cabinet, chữ "t" không đọc) là cái buồng vệ sinh. Chắc các cụ nhà ta xưa quen dùng tiếng Pháp nên đã xài vậy! (Không như nay ta thường dùng WC (Washinton City!!!) hay toilette).
Hôm qua sau khi thấy sư huynh Quang xèng đề nghị với “nhà báo” KQ về vấn đề “đái” làm đệ nhớ lại hồi mới sang Y Trung (1967) và theo "dây chuyền công nghệ viết" được nhập về từ trường Nguyễn Du của bác KQ, đệ đã Sản Xuất sẵn một bài gửi vào COMMENT "Một thời để nhớ" và bị bác Quang xèng kết tội là BỐC FÉT, thôi thì đàn anh cậy lớn mắng thì đệ fải chịu, ko dám chửi lại chỉ cãi thôi, hôm nay bác KQ đã ra đề rồi, mà chưa kịp làm bài, tranh thủ buổi trưa rỗi rãi bê tạm từ bên đó về "LI LÁI của Huynh".
Lúc mới sang bọn đệ mới chỉ là lũ nhóc tì 10-11 tuổi, lần đầu tiên xa gia đình, trong cuộc sống mọi thứ đều mới mẻ : từ việc ăn, ngủ, tè, ị, đánh răng, rửa mặt, gấp chăn màn, giặt quần áo … đến tập thể dục buổi sáng đều fải thực hiện giờ giấc đúng theo điều lệnh quân đội; những việc đó quả là quá sức của 1 chú nhóc. Khổ nhất là chẳng may ban đêm đau bụng muốn ị, mót tiểu fải đi tè….vì vẫn còn sợ ma.
Chắc các huynh còn nhớ hồi ở Y Trung và Trường mới AE Trỗi ta được nằm loại giường 2 tầng bằng gỗ, cứ một giường là 2 chiến sĩ, 1 thằng nằm trên 1 thằng nằm dưới, nhiều thằng chỉ thích nằm tầng trên vì nghĩ rằng được ngồi trên đầu thằng khác, nhưng đến đêm mỗi lần cần fải tè, ị lại fải trèo lên trèo xuống cộng thêm việc sợ “ma” kể ra cũng ngại, nhưng kệ ! Một buổi sáng như thường lệ, sau khi nghe tiếng còi báo thức của trực ban đại đội tất cảc các chú nhóc bật dậy vội xỏ giầy và lao ra xếp vào đội hình từng trung đội để chạy, sau khi chạy về tất cả mọi người vào gấp chăn màn theo đúng điều lệnh (chăn màn fải vuông vức, thẳng hàng), tất cả mọi người đã gấp xong, riêng giường bên cạnh giường đệ thấy thằng Hoan cứ loay hoay mãi Ko gấp màn, hết gấp vào lại giở ra và đưa màn lên mũi ngửi rồi nhăn mặt, mà giường tầng trên Thắng “Sẹo” vẫn mắc màn nằm im trong giường. Với cương vị là B phó (Xem bài Kỉ niệm ngày đầu vào Trường bên blog K8 của bọn đệ thì biết !) đệ hỏi Hoan tại sao Ko gấp chăn màn ? rồi nó gí cái màn vào mũi đệ, đệ thấy khai mù! lập tức hiểu ra vấn đề, đệ liền giật màn gọi Thắng Sẹo dậy hỏi:
- Có fải mày đái dầm ko ?
Thắng Sẹo mặt đỏ ấp úng cãi yếu ớt :
- Đâu ! có fải tao đái đâu ! thằng Hoan nó đái vọt đấy chứ!
Hôm đó cả trung đội được một bữa cười ngặt nghẽo. Sau trung đội trưởng hỏi nó, ra là cu cậu mắc bệnh đái dầm và sợ ma. Từ đó Thắng Sẹo có thêm cái tên Thắng “đái vọt”. Đúng là những kỉ niệm vui nhỏ, tuổi thơ ấu nó cứ đi theo ta suốt cả cuộc đời !
Hoan hô Vinh có ngay bài hưởng ứng! Thật ra anh Quang không có ý mắng mỏ đâu, ở xa trêu chọc cho vui thôi. Già rồi có nói sai cũng là chuyện bình thường, chưa kể không "đọc chùa" mà có "nhời góp" là búa rồi!
KQuốc
Hồi mới sang Y Trung, mùa đông gió rét chỗ đi đái quây cót ngoài đồng trống. Mọi người biết sức gió ở bên ấy rồi, mỗi lần "lái" lại phải trông thằng bên cạnh không thì nó làm ướt quần mình hoặc là mình làm ướt quần nó.
Chuyện khác. Hồi mới ở Đồng Cháy chuyển ra Trại Cau tôi ở B3 cùng nhà với Bình tây, Quyết Thắng, Mai Sinh chỗ gần cái giếng cạn. Mấy ông anh này có đệ (tử) nằm gần là Nhân ve. Các lão hút thuốc, lúc rủng rỉnh thì đút tàn mẩu vào một song cửa sổ (song cửa nhà vách đất bằng nứa tép, các lão bẻ ra). Nhân ve, chắc nằm ngay cửa sổ "giấu vàng", ngày mưa chuyên tè qua cửa sổ. Đến khi các lão hết thuốc, tìm đến "sái" thì ôi thôi đầy mùi nước đái. Chả biết hồi đấy Nhân ve có "bị nạn" với mấy lão không. Hình như không thì phải.
Sang mục mới nhưng còn nợ nhiều nội dung ở mục cũ. Nhớ nhắc, đừng quên! Thực ra bài "Thư bố gửi con" còn dài. Hơn nữa phát huy sức mạnh của quần chúng mới hay.
Nhớ hồi ở Trường Trỗi, Ngô Phúc Chiến k5 bảo: Ai cũng có ít nhất 1 cái tài trời cho. Tôi không tin vì anh ta bảo mình có tài mà sao lại học kém?! Sau này ra đời mới thấy đúng, ai cũng có biệt tài nhưng làm sao phát huy được mới là khó. Cứ qua Blog này thì thấy rõ: không phải nhà văn, nhà báo mà hầu như lính Trỗi nào cũng viết hay... bỏ mẹ! Chưa kể nhiều anh không học y mà biết bốc thuốc chữa khỏi nhiều bệnh nan y, nhiều anh vẽ giỏi như họa sĩ chuyên nghiệp, có anh về hưu mới phát tài - trở thành thầy dạy dancing như Minh Sơn, Trung "kều" k5 chẳng hạn.
Lính Trỗi hay thiệt!!!
Cảm on sư huynh KQ có lời khen ! chẳng qua là đệ vẫn còn là người của NN (sắp hưu)nên suốt ngày fải “quán triệt” tư tưởng …“đi tắt đón đầu”. Biết huynh chuẩn bị chủ đề mới theo đ/n của bác Quang Xèng, đêm qua ko ngủ được (do uống bia nên cứ đi “lái” vặt…lại chuyện tè…) đệ lại mò lên tầng ngồi mở PC vào K8 & bạn Trỗi thăm, khám nghịch ngợm chút ít. Được huynh khen nên lúc nãy lại fải xuống quân y CQ gặp bác sĩ Thái “mốc” (K4) xin ít kháng sinh chống “viêm mũi”. Thôi thì fận đàn Em cứ fải theo các huynh, mắng mỏ gì thì cố gắng chịu, khen thưởng gì thì cứ fải “sướng”, các đàn anh fát động gì là bọn đệ chạy ngay. Cũng may là ở cơ quan, PC của đệ cũng có “Anh tờ nét” nên cứ rỗi rãi là vào thăm các huynh. Khi nào các huynh đi “uốn…bia” các huynh alô em 1 câu ! để lại được “lái” vào gốc cây . Đấy ! định Publish comment thì trong đầu đệ lại nẩy ra chuyện "Lái"... thôi từ từ thôi Ko bác Quang xèng lại bảo mình BỐC FÉT
Nhớ ra Vinh rồi, em ở Ban Cơ "khỏe" TW đúng không? Hồi chị Quyên ra HN được Lợi "móm" đưa lại nhà em thăm bố mẹ phải không? (Có trong bài viết của chị Quyên ở tập II).
Nói chung làm gì mà được anh em tin, yếu là sướng, khó mấy cũng xong!
KQuốc
Đúng vậy! Hóa ra a KQ thuộc lòng "sinh ra trong khói lửa" ra fết, chắc là vô tình e hở ra chi tiết bác sĩ Thái "mốc" nên bị lộ. Đúng ra hôm ấy em, Lợi móm, Thiết( Mậu) đại diện BLL K8 fía Bắc mời chị Quyên đi ăn cơm tám giò chả về, tiện đường mời chị qua nhà chơi ( Bây giờ nhà Ko ở đó nữa )và chị vào thăm. Có 1 chi tiết chị Quyên nhớ nhầm là lúc đó mẹ mất đã lâu, chỉ còn ông cụ nhà em thôi. Nếu có gặp chị Quyên, anh cho e hỏi thăm; chắc chị ấy nghỉ hưu rồi. Hẹn a khi nào ra HN đi uống bia hơi ăn "Hột vịt lộn VN"
email :vinhnq1956@yahoo.com.vn
Bây giờ là giờ thể thao
Bye ! Bye !
Bac Ho (ten anh la Quoc) thuoc long SRTKL tap II la dung roi vi la Thu ky ma.
Sap toi anh se ra HN dai dai. Con nha anh va nha anh Thai "moc" thi cac cu than nhau lam. Ong gia anh coi bo me anh Thai nhu em trong nha. Cong tac cung nhau tu dau 1946 ma.
Hóa ra chuyện C. và Đ. (những việc đời thường)lại quá rôm rả và thú vị.Chú Vinhqn hiểu lầm anh rồi,cuộc sống phải có bốc phét thì mới vui và làm phong phú thêm...cuộc sống.Khen chú mà chú lại "thù anh" đến vậy.OK.Cũng như ở bài "Lỉ lái" này,anh cho là Kiến Quốc có "bốc phét tí ti" nhưng ngồi đọc mà cứ cười hoài.Vui.Nhất là đoạn tả cảnh Quốc Thái "láí" vào anh lính già.Tiếc là không hiểu Quốc Thái có lên mạng để kiểm chứng(?).Hay chính nhân vật ấy là (Kiến)+Quốc+(Thái)?.
Thế còn cảnh "lái" trên tầu hỏa đến nỗi mấy bà buôn thúng bán mẹt phải kêu thì tôi tin là chuyện có thật.Tôi còn nhớ nó na ná như chuyện của lính Trỗi hồi ở Đại Từ được vê phép: -Hồi đấy cứ dịp tết hoặc nghỉ hè,lính Trỗi lại được Tổng cục và Trường cho về nhà nghỉ phép.Mấy đứa có "xe nhà" lên đón thì yên tâm ngồi "xe xịn", phóng một lèo về tới nhà.Những đưá còn lại được "lùa" lên xe Cam-Nhông của Tổng cục,bệt xuống sàn xe,chật trội nhưng vẫn sướng vì được về thăm nhà.Khi ấy mấy thằng khỏe chân,khỏe tay và...khoẻ THẬN thường nhào lên trước để chiếm chỗ đầu xe,sát nóc CA-Bin.Đứng ở chỗ đấy thật sướng,vì được hưởng khí trời trong mát,được ngắm cảnh sông núi và không phải hít buị như bọn ngồi cuối xe.Bọn chậm chân ngồi cuối xe luôn bị nhồi lên,nhồi xuống vì đường xóc.Chưa kể mỗi khi bác tài phanh gấp thì bụi đỏ tràn vào tha hồi mà "hít".Tôi tuy khoẻ chân ,khỏe tay nhưng lại...yếu THẬN (mà hồi đó chưa biết hạt khởi tủ của KQ).Mỗi lần về phép,tôi cứ "tằng tằng" cho mọi người lên xong thì chèo vào vị trí tận cùng của xe,sát với tấm ván chắn cuối đuôi.Thời đấy,từ Đại Từ về HN có khi mất tới 5,6 tiếng.Các chú "Lính Xế" thường chạy một lèo,không có nghỉ "xả van" giữa đường.Vì thế ngồi ở đây tuy xóc,bụi nhưng cưc kì yên tâm.Khi nào "thận yếu" chỉ việc làm cái việc như các lính ĐHKTQS trên tầu hỏa mà Quốc đã kể.Xả xong lại thấy "cuộc đời vẫn đẹp sao...".Không chỉ riêng tôi "thận yếu" mà tôi dám chắc rằng có cả thằng K.,thằng M.,thằng z. cũng như vậy.Quang xèng.
bác Quang xèng nói làm em áy náy quá ! viết, nói vậy thôi, bác cứ chọc em hoài, làm sao AE mình thù được nhau, ghét được nhau. Măc dù hồi còn ở Trường AE mình có biết nhau đâu. Khi mấy thằng bạn thân của em sinh sống tại Đức về VN, chúng nó cũng hỏi có biết lính Trỗi ở Đức như: Quang xèng, Võ Hùng tức Võ Sái ...không ? em cứ nói đại rằng : biết hết ( vì cùng là lính Trỗi mà ! kể cả Võ Hùng bây giờ nó cũng chẳng biết Vinh là ai! nhờ a nói thử với nó xem có nhớ Vinh B3 là thằng nào Ko ?chắc là chắn là Ko biét). Vinh có 1 cái "tội" đã gặp ai thời khó khăn rất khó có thể quên. Thôi lại "buôn dưa bán lê" mất rồi. Mong anh thông cảm thời mới vào bộ đội, em đóng quân đúng nơi trồng đặc sản "dưa lê " là làng Đăm gần Nhổn ( ở đấy trồng dưa lê người ta dùng chất thải của con người, do dân Cổ nhuế cung cấp... lại chuyện F... rồi). Qua màn hỏi thăm anh như vừa rồi, anh lại mắng E ! đúng là đồ buôn dưa, bốc fét. Chào anh! tạm biệt anh ! Chào thân ái và quyết thắng ! Lúc nào về VN anh nhớ fôn cho Vinh đi uống bia để "lái" gốc cây như a KQ nói. Đến đây a lại chửi E, đúng là đồ buôn dưa, bốc fét !!!!!!!
Đã định đi ngủ, nhưng nghĩ lại thấy lo lắng
Chết thật! từ hôm đệ tự tiện vào blog của các huynh, đến nay thấy mình có lỗi quá ! là E mà mất trật tự quá ! ăn nói linh tinh.....Ko khéo bác Hữu Thành lại cho 1 quyết định cảnh cáo bây giò. Mong các bác thông cảm cho 2 chữ ĐẠI XÁ !
Thanks !
Ngay ngày mai anh sẽ chuyển lời của thằng em đến Võ Hùng.Mà có thể giờ này Võ Hùng cũng đang xem chú em "buôn" vậy.Ngày nào bọn anh cũng phải duyệt qua Blog vài lần.Hôm nào không thấy "nhời" của chú lại thêm buồn,thêm nhớ.Yên tâm đi,chỉ thấy vui vì có thêm bạn mới.Khi nào về nước chơi, anh sẽ rủ Quốc tới thăm chú để "lái" cho nó sưóng.Chào thân áí và quyết thắng.Cho anh gửi lời chào cũng như vậy tới Thái "mốc".Quang xèng.
Sáng vào CQ lại fải lướt qua blog một chút. Đọc lại comments ngày hôm qua, nhấm nháp tí cafe, hưởng thụ chút tinh thần...Thấy a KQ có viết:"Cứ qua Blog này thì thấy rõ: không phải nhà văn, nhà báo mà hầu như lính Trỗi nào cũng viết hay... bỏ mẹ!..." thực ra E nghĩ vấn đề đó là ở chỗ : chúng ta là những sản fẩm tương đối hoàn thiện (tự hào chứ Ko tự kiêu)của cha mẹ, của các thày, cô giáo trường Trỗi chúng ta, đã dạy dỗ chúng ta thành những con người tử tế có văn hóa(Ko cần cao siêu), vấn đề chỉ đơn giản như vậy thôi. Các bác có đồng ý với E như vậy Ko ?.... chào các bác, em fải làm việc rồi.
Vinh à,
Thật ra cái gì mà tính CHÂN càng cao thì càng sống mãi với thời gian. Vinh cứ xem SRTKL cả 2 tập tuy còn lỗi nhưng vì chân thực nên anh em đọc xong cứ thấy sướng âm ỉ! Cuộc đời cũng vậy càng đơn giản, chân thành, chân thật thì càng gần mọi người; còn mọi sự phù phiếm chỉ là hào hoa trông chốc lát.
Cái mặt vinhnq1956 thì thằng Võ "Sái" lạ gì vì "ngày lào ló cũng nên bờ-nốc K8". Blog của các em đã đưa được ảnh bạn bè lên để nhận dạng. Thế là "tột"!!!
AQ
Ở SG đang mưa to quá. Sáng ra mới mưa chứ không phải "đêm qua mưa rất to, các cụ cởi truồng đi bắt cá rô...".
Này, Quang thân với tôi bao nhiêu nhưng lúc nào cũng nghĩ tôi là chủ trò trong các cuộc nghịch ngợm? Nguyễn+Quốc+Thái=Quốc hay =Thái?
Thế mới biết ông nhận xét tôi giống các thầy ở Trường Trỗi: chuyên đứng đằng sau và nghịch ngầm. Vì tôi tuy không đánh nhau nhưng lại chơi thân với bọn Phan Nam, Tấn Lợi (cánh hay lộn xộn) nên bị phê là không mạnh dạn đấu tranh. Ai lại đấu bạn mình, phải không?
À, Phan Nam nhờ tôi mời ông, Quý, anh Ngân, Võ về dự đám cưới con trai vào ngày 1/7 tới. Anh em TRỗi sẽ đến. Hình như "tảo hôn" thì phải!!!
Con Phan Nam có mấy đứa mà cưới lắm thế, nửa năm 2 đám. Hay là làm ăn phát đạt kiếm cớ chiêu đãi anh em.
Buổi trưa nghỉ, rỗi việc đệ kể chuyên để các huynh thấy được chúng ta ở nhiều góc độ :
Nói đến chuyện nhà văn, nhà báo và SRTKL lại làm đệ nhớ đến một chuyện mới xảy cách chưa đến 1 tuần. Cách đây > 10 năm, trong 1 lần k8 fía Bắc gặp nhau, sau khi nhậu chán chê, các lính rủ nhau đi KARAOKE tự chọn .
Trong fòng hát hôm đó ngoài các lính Trỗi, còn một số khách hát khác. Lúc vào fòng, do đã dùng rượu bia nên cánh lính ta cực kỳ hưng fấn cùng đồng thanh ca lên bài “Sinh ra trong khói lửa” làm mấy khách hát trố mắt ra nhìn, trong số đó có một “cô bé” (<30 tuổi) mắt đeo kính cận cứ nhìn sang muốn làm quen với các lính nhà ta; đệ nhanh mắt, thấy thế liền tạo điều kiện (chứ Ko chủ động tấn công) để “cô bé” được tiếp cận, sau màn chào hỏi cô bé thổ lộ là em cũng biết trường Trỗi “nhà” các anh và cũng rất “ngưỡng mộ” các lính Trỗi, và nói: chỉ tiếc rằng lúc Trường các anh còn tồn tại thì em chưa ra đời. Liền sau đó đệ hỏi tại sao em biết trường Trỗi cô bé trả lời : Vì mẹ em dạy các anh trường Trỗi.
Qua nói chuyện, được biết mẹ cô bé đó là cô giáo Tâm dạy Trung văn ( cùng cô Ngần, cô Lan) của trường ta (chắc cô Tâm có kể với con gái về trường Trỗi). Sau buổi hát đó đệ và cô bé đó thỉnh thoảng có liên lạc qua điện thoại vài lần và rồi công việc mưu sinh cuốn hút mọi người nên mất liên lạc với nhau.
Cách đây đúng 1 tuần, tình cờ buổi chiều thứ sáu tuần trước, hết giờ l/v đệ đi uống bia với một anh bạn là doanh nghiệp tư nhân, đi cùng với anh bạn là một cậu thanh niên ngoài 30, qua uống bia và nói chuyện, cậu thanh niên đó liền hỏi đệ, anh có biết cô giáo Tâm dạy trung văn ở trường Trỗi ko ? ( Lại cô giáo Tâm ), em là con trai của cô . Qua cậu thanh niên đó đệ tìm lại được cô bé (vẫn chưa chịu lấy chồng ---- no biết lí do). Hôm sau đệ liên lạc và 2 AE nấu cháo điện thoại một hồi, bất chợt cô bé nói :
- E đã đọc 2 quyển SRTKL của các anh !
- E đọc thấy thế nào ? đệ hỏi
- Văn viết dở ! (các huynh đừng buồn “ sự thật mất lòng) em trả lời
- Bọn anh có fải là nhà thơ, nhà văn đâu ! đệ thanh minh. Ngay sau đó cô bé sợ đệ cụt hứng liền động viên luôn :
- Nhưng mà sâu sắc, vui và tình cảm ! giá các anh có một chút khả năng văn chương thì người ngoài trường đọc sẽ thấy hấp dẫn hơn, vì các anh là người trong cuộc các anh hiểu mọi chuyện xảy ra nên các anh sung sướng và bằng lòng. E hoàn toàn thông cảm điều đó. Nhưng fải nói các anh đã ra được mấy tập sách đó quả là mất rất nhiều công sức và tâm huyết ( Nghe mà sướng cái lỗ nhĩ)
Câu chuyện đệ vừa kể là hoàn toàn sự thật 150 %( Ko bốc fét). Mong AE ta nhìn rõ sự thật ! và fấn khởi.
Khi nào thuận lợi, đệ sẽ kể chuyện về con gái đầu của chính ủy Bùi Khắc Quỳnh
Cuối năm 1974, lớp Vô tuyến 353(Kiến Quốc, Chí Thọ, Chí Quang, Hữu Lập, Chiến “thộn”, Khải “bô-đa”, Khôi “điếc”...) lên Nhà máy Thông tin M1 thực tập tốt nghiệp. Nhà máy sơ tán gần thị trấn Khải Xuân, huyện Thanh Ba, Phú Thọ - nơi có dãy núi Thắm và những người nông dân nghèo khổ trong thời kì cải cách ruộng đất được đưa vào tác phẩm “Ông lão chăn bò trên núi Thắm”.
Trong giờ làm việc thì ra nhà máy, hết giờ thì về sống nhờ nhà dân. Chiến tranh gần kết thúc, đã lâu mới có bộ đội về làng nên dân rất quý. Họ dành cho các chú nơi ở tốt nhất. Tối đầu tiên phải hầu chuyện các cụ. Phú Thọ và Thái Nguyên - 2 địa phương nổi tiếng là đất trồng chè mạn có vị chát, ngon, thơm và được nước. Vì đói tin nên các cụ cứ giục anh em nói chuyện thời sự cho nghe. Cứ thế hết tuần trà này lại sang ấm chè khác. Đến khuya khi mắc màn đi ngủ thì không sao chợp được mắt, 2 mí cứ như có que chống lên. Chất ta-nanh của chè đã làm tỉnh ngủ. Tối uống nhiều nên ban đêm chốc chốc lại kẹt cửa đi đái. Chó thấy người lạ sủa liên tịch vì chú bộ đội này vừa vào nhà thì chú khác lại ra. Thậm chí sủa nhiều quá chúng khản hết cả tiếng, đến lúc chỉ còn tiếng lào phào.
Sau vụ đó trở về, chúng tôi gọi đó là chè “thái... đức” (thức...) và thề từ nay không uống trà buổi tối!
KQuốc
Khiếp, toa-lét khai mù mà lắm chuyện quá. Liệu mở mục "tản văn" có thu lượm được những chuyện này không? Chưa chắc. Vì có những chuyện người ta sực kể ra khi ở một chỗ nào đó, vào một lúc nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó.
Cũng tình cờ như những cuộc gặp vậy.
Rất tiếc vì ở quá xa nên những dịp vui-buồn của AE tôi không thể có mặt được.Buồn.Kiến Quốc nhớ cho gửi lời chúc mừng hạnh phúc tới Phan Nam và cậu con trai nó nhé.Cũng nhớ PN lắm,nhưng nó không chịu nối mạng nên không gặp được nó.(thằng này bảo thủ quá).Tôi sẽ Fôn về nhà nó hôm "tảo hôn".
Đọc "lời bình" của Vinhqn về 2 đứa con cô Tâm tuy hơi "chột dạ" vì văn mình dở,nhưng thấy SƯỚNG vì tuy dở nhưng vẫn có người đọc và hiểu mình.
Quang xèng.
Chuyện đi "Lái" nên kết thúc chưa? Nói nhiều về cái ấy sợ rằng "tài sản còn lại một vòi nước trong" thì toi?
Ký tên
Yugi-Vua trò chơi
"Yugi-Vua trò chơi" có hỏi: Chuyện đi "Lái" nên kết thúc chưa? Chưa kết thúc được, sưu tầm tặng các bác một chùm liên quan đến "dụng cụ" đi "Lái" để thư giãn:
* Sợ sóc ăn mất "hạt dẻ"
Lần đầu tiên, ông bố cho cậu con trai cùng đi săn. Đến nơi, ông ta dặn:
- Ở đây và thật yên lặng nhé, bố sẽ qua bên kia.
Vài phút sau, người bố nghe một tiếng thét lớn và chạy trở lại bên cậu con trai:
- Chuyện gì vậy? Ta đã bảo phải thật yên lặng mà!
- Con đã rất cố gắng ạ. Lúc con rắn bò ngang chân con cũng cố để yên, còn lúc gấu đến gần và ngửi mặt con cũng cố nín thở không động đậy. Con chỉ hét lên khi có hai con sóc bò vào ống quần con và bàn nhau: "Chúng ta ăn ở đây hay đem về?".
* Sợ bị hôn
Cô hoa hậu dẫn đầu đoàn phụ nữ hậu phương đi thăm các thương binh ở quân y viện. Đến bên giường của một chiến sĩ, cô hỏi:
- Nhiệm vụ của anh là gì?
- Giao liên.
- Vậy thì em hôn lên "đôi hài vạn dặm của anh" - Nàng nói rồi hôn lên bàn chân anh lính. Tiếp đó, "cô tiên" đến giường bên hỏi:
- Còn anh?
- Sĩ quan tham mưu.
- Ôi, cho em hôn "bộ tổng tham mưu" của anh!
Hôn lên trán chàng sĩ quan xong, qua giường kế tiếp, cô hoa hậu dạn dĩ nựng yêu:
- Nào, chàng trai dũng cảm, hãy nói cho em biết binh chủng của anh?
Cậu lính trẻ hoảng hốt co đầu gối lên bụng, mặt đỏ bừng, lắp bắp:
- Em... em xin chị... đừng... Em ở bên... pháo binh.
* Sẽ giới thiệu "người bạn nhỏ" sau nhé!
Một tờ báo lớn mở cuộc thi "Người thẳng thắn và lịch sự nhất". Họ ra đề thi cho các độc giả của mình như sau: "Giả sử bạn đang ngồi trong nhà hàng với bạn gái của mình, bỗng dưng bạn muốn đi toilet. Vậy bạn sẽ xin phép như thế nào?".
Giải nhất được trao cho một bạn đọc có lời xin phép như sau:
Xin lỗi cô, tôi phải ra ngoài giúp "người bạn nhỏ" của tôi một chút. "Người bạn" đó tôi sẽ giới thiệu với cô sau.
* Rất được việc
Trong nhà hàng, ông khách làm rơi cái thìa, anh bồi lấy ngay một chiếc khác từ trong túi quần ra và đặt lên bàn cho ông ta. Ăn xong, lúc gọi tính tiền, người đàn ông kia hỏi anh ta:
- Lúc nào anh cũng mang sẵn thìa trong túi quần à?
- Vâng, cách này rất được việc ạ. Thực khách thường làm rớt đũa, thìa nên người phục vụ phải để sẵn chúng trong túi quần.
- Thế chỗ khóa quần của các anh đều lòi ra một sợi dây để làm gì vậy?
- Ồ! Vâng, cũng là để tăng hiệu suất lao động đấy ạ. Khi đi vệ sinh, nếu không làm bẩn tay thì đỡ mất thời gian rửa. Cách tốt nhất là buộc dây vào "nó" để lôi ra.
- A! Hay thật, thế sau đó thì các anh làm thế nào để đưa "nó" về vị trí?
- Có khó gì đâu! Dùng thìa thôi...
* Súng hết đạn
Chàng và nàng ngồi tâm sự dưới bóng cây, thấy người yêu cứ cứng đờ như pho tượng, nàng gợi ý:
- Kìa anh, trên cành cây có đôi chim đang "âu yếm" đó. Sao anh cứ ngồi thẫn thờ thế vậy?
- Biết làm sao được... súng anh hết đạn rồi.
Đệ
Tôi vừa đi miền trung 7 ngày. Nỏ hiểu ra răng mà cái máy-in-te-nét khu vực miền trung lại không cho tôi vào blog trỗi, thành thử mất liên lạc với các bạn. Hôm nay về lên "mạng nhà" thấy tác phẩm quá trời, đọc hoa cả mắt. Xem ra thì KQuốc tương ra khá nhiều bài (y có kho tư liệu tích lũy trong mười mấy năm nay). Bữa trước thì y có bài C đạt kỉ lục với 22 lời góp, đã tưởng vô địch, nay y xả ra bài "li lái" phá kỉ lục với 24 lời góp (chưa cộng lời đang góp đây). Cũng lạ, bài văn hay ý đẹp, tứ thơ lai láng thì số lời góp lại ít hơn hẳn cái bài C và Đ. Rứa mới biết không phải cứ hay mới là ... hay, mà có khi không hay dưng mà lại ... hay. Tức là "hay" và "không hay" là khái niệm tương đối và có thể đổi lẫn. Tất nhiên tôi không định nói là y chuyên về 2 cái kia, nhưng quả y biết cách khai thác cái mà văn học không hay nhắc tới.
Chuyến đi tham quan núi Tà cú của tụi tôi: hôm nay, trên đường trở về SGN, lúc tốp 4 thằng tụi tôi chạy ngang qua Tà cú thì một thành viên đoàn đề nghị ghé vô chơi chút. Thì vô. Y đề nghị không đi bộ (trong nội khu) mà đi ô tô điện. Thì đi. Lại muốn ngồi cáp treo lên núi. Thì treo. Vừa lên tới nơi, y phóng ngay vào WC, ngân nga chừng chục phút. Báo hại 3 thằng tôi phải đứng xem chuông bằng ấy phút. Lúc ra nom y đầy thỏa mãn.
"Mấy anh có muốn ăn uống gì không, em bao" - y giả lả.
Thằng chết tiệt, vừa "đi" xong lại gạ các bọ ăn.
"Bây giờ chú muốn đi đâu" - tôi hỏi.
Y lúng túng "dạ thôi, đi về".
Cả bọn lại lên cáp treo, hạ sơn, lục tục lên ô tô và biến khỏi Tà cú. Mua vé vô Tà cú 220.000 VND, chỉ để phục vụ 1 "cú" của y (gồm vé vào cửa cho 4 người cùng các dịch vụ giao thông như nêu trên), chưa kể tiền gởi xe. Xa xỉ đến thế là cùng.
Các cụ dạy "Nhất quận công, nhì i-a đồng". Nay xin chỉnh lí "Nhất quận công, nhì i-a cáp treo".
Có lẽ trong suốt 50 năm qua, trên khắp hành tinh này, ngoài y ra, có lẽ chưa có kẻ nào được hưởng cái thú "đi ngoài" bằng cáp treo. Vua chúa, tỉ phú đôla cũng phải ngả mũ trước thói ăn chơi của y.
Chuyện thật 99% (1% là chuyện tụi tôi du ngoạn trên núi, nhưng do không quan trọng nên tôi không cộng dồn, thành thử bị hụt 1% như thống kê ở trên).
HCQuang
Đăng nhận xét