Chủ Nhật, tháng 11 30, 2008

Chia sẻ cùng bạn Thái "mốc"

Anh Nguyễn Văn Tam (anh cả Thái "mốc" k4, dân Quế Lâm 1953-57, dân khu 12A Lý Nam Đế, cựu học viên ĐHKTQS) bị ung thư máu, sẽ chuyển từ Chợ Rẫy sang Trung tâm Huyết học điều trị. Thái đã có mặt tại TpHCM (0984101102) chăm sóc cho anh. Các bạn Trỗi ở Viện 175 đã biết tin và hỗ trợ.
Xin báo để anh em thân quen biết!
Cầu chúc cho ông anh sớm qua khỏi!

Thứ Bảy, tháng 11 29, 2008

Gửi JM


Nhà tù PQ nhốt 40.000 tù binh , chúng hành hạ các chiến sĩ ta cực kỳ tàn bạo. Hitle không bằng một góc so với tụi bạo chúa ở đây( các bạn hãy vào “nhà tù PQ” trong goole để đọc. Qúa khủng khiếp)!

Rất tiếc, phần chứng tích của nhà tù giờ gần như không còn gì nữa . Bảo tàng chỉ còn rất ít hiện vật và một số ảnh chụp. Sẽ là có tội với lịch sử nếu chúng ta chỉ nhìn thấy ở đây tiềm năng du lịch tuyệt vời mà quên đi trang sử bi hùng của nó .











































Nhân vật: Nghệ sĩ Hoàng Uyên Thu

Hoàng Uyên Thu (Huang wan-qiu) cựu học sinh Y Trung, bạn của chúng ta, sau này trở thành 1 nghệ sĩ nổi tiếng trong làng điện ảnh Trung Quốc. Chị từng dạy em gái út của Cao.


Ngày 2/9/1967, sau thời gian học tập chăm chỉ dưới sự hướng dẫn của thầy Hồng Tuyến, chị đã biểu diễn bài "Việt Nam - Trung Hoa" (Đỗ Nhuận) trước thầy cô cùng hàng trăm học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi (chắc là Tiểu đoàn 2? - BBT) tại Xuyên Sơn, Y Trung.





Chị từng đóng nhiều phim, trong đó có phim "Liu san-jie" ("Lưu Ba") nổi tiếng.


Năm nay chị đã 63 và sống tại Tp Quế Lâm.
Chị hy vọng 1 ngày nào đó sẽ có cuộc giao lưu với các bạn Việt Nam.


Cao Cẩm Quỳ từ Phật Sơn, Quảng Đông
29/11/2008
--------
Hoan hô Blogger Cao "tư lệnh" luôn cung cấp bài, vở quý hiếm!

THẦY DẠY SỬ

Có một thông tin đã lâu.Thầy Thích (Nguyễn Đăng Thich)dạy môn Sử hiện ở Ngô Nội.Trung Nghĩa,Chợ Chờ,Bắc Ninh. Đã lâu rồi chúng ta không thấy nhắc đến,trong danh sách cũa trường cũng có tên Thầy rồi.Có lẻ cũng có dịp tổ chức thăm Thầy.

Chuyện nhiều kì: Buôn lậu qua biên giới

Đầu những năm 1990, trí thức VN - thừa tri thức và thiếu tiền nên đói và nghèo - dưới danh nghĩa “hợp tác khoa học” đã tìm đường sang Nga, Ba lan, Tiệp… nơi họ đã từng sống thời sinh viên để kiếm sống. Kiếm sống bằng mọi cách miễn là có tiền. Từ nhu cầu thị truờng mà họ tìm ra các cách kinh doanh “phục vụ” dân sinh.


Trào lưu buôn máy tính

Có lẽ phát minh CPU là cuộc cách mạng vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Nhớ ngày còn làm việc ở Viện Tự động hóa chỉ huy IMAT thì Quân đội quốc gia Đức chỉ có vài chục máy tính PC 16 bit đặt tận Berlin. Khi bảo vệ đề tài, được sử dụng mới thấy nó ưu việt hơn hẳn minicomputer (to 1 góc nhà) hay máy Computer Quả táo 8 bit.

Và tất cả đều “bắt đầu từ phía tây”, từ các nuớc TBCN. Vậy là PC từ Tây Đức chạy vòng qua Tiệp, Ba lan nằm chờ; rồi từ đây được vận chuyển theo kiểu “bánh mì kẹp thịt” (mỗi khi có cán bộ VIP của ta với “hộ chiếu đỏ” - miễn trừ ngọai giao) qua cửa khẩu để vào Nga (theo đuờng sắt hoặc đường không). Cứ mỗi lần tầu liên vận về tới ga Bélarussia (Mat) là dịp công nhân Nga kiếm bộn tiền do bốc dỡ máy tính từ các cup-pê xuống xe. Từng đòan xe kéo chở hàng trăm kiện CPU và Monitor chạy rồng rắn trên sân ga. Chả khác gì lễ hội.

Dom 5 của Viện Hàn lâm khoa học Nga trở thành trung tâm buôn bán máy tính. Trí “béo”, Long “le”… là các ông trùm. Các VIP từ VN qua hay nhân viên Sứ quán (có hộ chiếu ngoại giao) là “cửu vạn”. Căn hộ của họ ở Dom 5 thành kho. Khi hàng về quá nhiều lại thuê thêm phòng để máy. Máy tính từ đây được “thợ đầu đen” người Grudia đánh đi tòan Liên bang.

Buôn máy tính thật tấp nập và cực lãi. Mỗi chiếc lãi “vài vé” cho ông chủ, còn “thợ mang hàng” (các VIP) lúc đầu cũng được 1 vé/chiếc (đến khi nhiều người đánh thì tiền dịch vụ cũng được vài chục đô). Vậy là sau chuyến công tác Đông Âu, các VIP mang về cho bu nó ở nhà ít tiền.

Chỉ đến khi các Cty máy tính của Nga vào cuộc thì chiến dịch buôn chui máy tính của dân Cộng phải stop.


Đánh quần bò, đồng hồ điện tử qua biên giới

Dân Cộng vốn rất năng động, tắc cửa này tìm ngay cửa khác(!). Vẫn biết dân Do thái làm ăn rất giỏi nhưng có lẽ kiểu “chộp giật” thì chỉ có dân ta. Sau cú “máy tính” phải ngưng, anh em phát hiện dân Ba lan buôn quần bò “đểu” từ Thái và đồng hồ điện tử “dởm” từ Hồng Kông về. Vì Hồng Kông vốn là trung tâm hàng giả nổi tiếng của thế giới, quần bò, đồng hồ “đều”... được sản xuất từ đây rồi qua Thái nhập về Ba lan. Ngày đó dân Nga coi ai có đồng hồ điện tử đeo tay, chân xỏ quần bò Jeans mới là “thời thượng”. Qua hệ thống bán buôn mà hàng ra chợ. Vì vậy dân Cộng tìm mọi cách mua rồi đánh hàng từ Vac về. Vậy là hình thành ngay đường dây cung ứng của dân Cộng.

Từng đòan dân buôn chuyến với “pass” phổ thông (lọai AB miễn visa qua cửa khẩu Brest), thậm chí với pass đỏ được “chế” lại rất khéo, được tổ chức rầm rập sang Ba lan. Trong túi du lịch mỗi người có vài chai vodka, dăm cái xúc xích và chục lát bánh mì, còn tiền thì găm trong người và “phơ put!” (lên đường). Đi, về đều tại ga Bélarussia. Lập tức hình thành đường dây “dịch vụ vé” tầu liên vận. (Hà Xuân Tiến (Tiến “vé”, con cụ Hà Xuân Trường) bắt mối ngay với 1 con mẹ là nhân viên nhà ga và trở thành 1 trong những đầu nậu).

Tấp nập, cứ 3-4 ngày 1 chuyến. Từ Dom 5 xuất phát như đi hội. Lúc đầu ra ngay chợ giời Banacha ở Vacsava mua hàng rồi chạy vội ra tầu. Được vài tháng thì tự hình thành tổ chức, có người bám trụ tại “Vac” làm đầu tây, chuẩn bị sẵn hàng hóa.


“Đội du kích đường sắt”

Riêng tôi lúc mới sang tá túc nhờ 1 căn hộ của Tiến Long thuê ở Broniewskiego. (Truớc, từng là điểm phân kim). Sống tập đòan. Từ mờ sương kéo xe ra bến tầu điện để ra ga. Tối mịt mới trở về. Ngày nghỉ thì hì hụi sửa áo gió hỏng feẹc (dây kéo), hỏng khuy. Lắm hôm gõ chan chát xuống sàn bị chủ nhà dưới lên gõ cửa nhắc nhở. Mỗi lần hàng về chiếm giữ thang máy gây khó chịu cho cư dân. Ngày có bạn đến chơi hay sinh nhật lại uống, hát tận khuya. Dân chúng khó chiụ trước cảnh sống bầy đàn của dân Cộng.

Sau này chuyển sang 1 căn hộ thuộc 1 cao ốc ở phố Bolkowska. Bọn đàn em của Long, Trí lấy đây làm điểm hẹn. Hết Hùng Nhân, Cường “lác”, đến vợ chồng Dũng “nội” (dân Hàng Bạc đi buôn mang theo cả thằng con)… Mỗi lần Dũng sang, “tắc cống” phòng tắm vì tóc tai, lông lá vón thành mớ, mỡ, ghét đóng viền lên thành bồn. Đi tầu sang tới nơi, chạy đi mua hàng, quay về Mat phải mất tới 4 ngày, nếu hàng bán chạy phải quay ngược luôn thì coi như “cả tuần sống trên tầu”. Người ngợm hôi hám, nhất là mùa đông, vì nước đâu mà tắm. Mỗi lần chúng vào nhà tắm chả khác gì làm lông lợn!

Đi buôn lậu thì phải cầu may. Lắm “cặp” trước khi đi không quên đốt vía. Một sớm ra hành lang chung thấy có mẩu giấy đốt dở, nghĩ chỉ có dân Cộng; vào nhà tra hỏi thì ra có cô em đã đốt vía rồi vứt tàn ra đó. May mà bọn Tây không thấy. Bị mắng, ngay lần sau cô ta đốt luôn trong phòng ngủ. Thấy khen khét, chạy vào thì lửa đã bén vào đệm cỏ, khói nghi ngút. Tôi và Nghị “phệ” phải dập quyết liệt mới hết. May mà không ai thấy khói bay ra cửa sổ, chỉ cần nó gọi cứu hỏa đến thì không đủ tiền mà đền (chưa kể cháy thật!).

Cánh đi buôn tự phong nhau là “đội viên Đội du kích đường sắt” như trong phim “Rừng thẳm tuyết dày” của Trung Quốc ngày xưa. Còn tôi được “tấn phong” đội trưởng. Anh em cứ về đến Mat là phone sang đặt hàng: Lần này em 2 thùng đồng hồ, 50 quần bò; anh chị 100 áo, v.v… Mà đã đi “chiến đấu” với tụi Tây mà không biết tiếng thì rất khổ, tôi đã tự học tiếng Ba lan qua tiếng Nga, rồi hỏi chúng bạn theo kiểu “Không biết thì hỏi tự ti mà làm gì!”. Anh em sinh viên cũ khen mình nói không kém gì tụi học trong nước sang nghiên cứu sinh(!). Theo order, tôi phóng xe đi các cửa hàng và các lò lùng mua hàng… (Ngày ấy, mua được chiếc Volkswagen Passat đít comby cũ, đánh từ Đức về, giá có 3000 USD). Đến ngày khách từ Mat sang thì đánh xe kéo rơ-moóc chở hàng ra ga Tây (đây là ga chuẩn bị cho các chuyến tầu liên vận, dừng trước cả mấy tiếng đồng hồ nên có thể tới đây chia hàng, đóng gói thoải mái). Cũng tại đây các chú thanh tóan tiền cho chuyến truớc (trả chậm)…

Đồng hồ hàng trăm, hàng nghìn chiếc được chia ra, bọc vào túi ni-lông rồi nhét vào ba-lô du lịch, khoác lên vai ra ga. Đoạn ngồi tầu từ Vac đến biên giới còn thời gian để đánh bài, tán láo. Nhưng mỗi lần đến ga Brest phải đổi sang toa liên vận vì anh em Cộng vốn tiết kiệm nên không mua vé cup-pê đi thẳng. Anh em phải kéo hàng xuống, chạy vòng qua cầu vượt để sang toa mới. Đồng hồ rởm trong túi không bị khoá khi này (và cả khi qua biên giới) đã tự động kêu chuông báo thức. Các bản nhạc phát lọan lên, gây chú ý cho bọn hải quan và công an cửa khẩu. “Đi buôn hả?”. Vậy là phải “lê văn chi”(!). Cũng may các chú cũng đói, vả lại buôn bán kiểu này cũng là buôn nhỏ , tuần nào chẳng thấy mấy "thằng Cộng" này qua lại cửa khẩu đến mấy lần thành quen này nên họ cho qua dễ dàng, miễn là "biết làm luật".

Quả thật dân Cộng buôn lậu qua biên giới Nga - Ba lan "rất chi là tấp nập", có thể so sánh như những ngày tháng 4/1975: "Có những ngày vui sao cả nước lên đường xao xuyến..."!


(Sau này “làm ăn nhớn”, anh em đã kí hợp đồng rồi đánh cả container qua biên giới. Nhưng những chú fit (mafia) Ba lan đánh hơi thấy mầu cũng tìm cách đánh cắp. Chuyện sẽ được lên khuôn báo vào những số sau!).

Thứ Sáu, tháng 11 28, 2008

Thông báo: bạn và thầy trường Trỗi ở tỉnh "ít"

Đôi khi có dịp đến các địa phương ít bạn hoặc thầy trường Trỗi mà vì thiếu thông tin nên không gặp được. Vậy nên tôi mở ra một tài liệu chuyên dùng liệt kê các bạn và thầy trường Trỗi ở tỉnh có ít bạn và thầy. Là để trước khi đến đâu đó ngó qua một cái xem có thể mang tình Trỗi đến nơi đó được không. Xem ở Danh sách bạn/thầy Trỗi trong Các địa chỉ Trỗi (cột bên trái).
Ai biết thêm điạ chỉ nào xin thông báo để bổ sung.

Thăm bạn Trỗi ở Đức

Thanh Hùng k6

Anh Kiến Quốc ơi, em Thanh Hùng K6 sang Đức công tác, anh cho em địa chỉ các anh em mình ở Leipzig và BerLin với, có ngay. Thế là, chưa đầy 2 phút, ông anh đầy nhiệt tình và trách nhiệm đã “đẩy” vào trong máy điện thoại của tôi đầy đủ thông tin của những người anh em xã sứ. Sau những ngày Hội thảo tại Chemnilz chúng tôi được đi tham quan tại Leipzig, trong Chương trình bạn sẽ cho ăn một nhà hàng gần ga, cho tiện việc thăm quan mua sắm. Nhưng tôi “bầy mưu” để có thời gian gặp Ban Trỗi: “Này từ hôm sáng đây, ăn toàn đồ Tây, tao thấy anh chị em trong đoàn “oải” lắm rồi. Thôi trưa nay cho đoàn vào khu chợ Việt tại Lepzig để ăn bát phở cho “ấm lòng”. Bạn đồng ý ngay, lại tính tiết kiệm được kính phí, ăn nhà hàng tốn hơn 10 ERO còn ở Đồng Xuân Mác bát phở chỉ 5 ERO (khoảng 110.000 VND). Thế là điện ngay cho anh Quang Xèng bố trí nhà hàng “xin” trong chợ. Khi cả đoàn đang xì xụp với bát phở to gấp 3 lần bát phở ở nhà thì anh Quang Xèng xuất hiện. Hồi ở trong trường, tôi ở lớp dưới, nhìn các đàn anh “sợ bỏ mẹ” chứ làm sao mà quen được. Nhưng lúc này, ánh mắt, tình cảm hơn cả anh em ruột lâu ngày mới gặp. Rượu, bia được gọi ra anh lại phôn thêm cả Tôn Gia Quý, Võ Hùng (ở 16A Lý Nam Đế cùng khu với tôi) cả thằng em K9 của anh Kiến Quốc nữa, chuyện nổ như “pháo Tết”. Nặng tình, không rứt ra được, tôi bỏ cả đoàn và cuộc làm việc buổi chiều, uống thêm chai rượu nữa khi trời đã chạng vạng, anh em mới chia tay nhau.
Rượu vào, anh Quang Xèng liều như hồi anh em còn ở trên trường, vẫn lái xe đưa thằng em ra ga để nhập đoàn công tác. Chia tay anh, cảm động trước tình cảm của anh em Lepzig giành cho, tôi hứa: “Anh về phép, phôn cho em, am sẽ đưa anh đi từ “A tới Z” ngon lành”. Hứa xong, tỉnh rượu mới thấy hoảng, vì từ xưa tới nay, tôi mới đi từ A tới B, C, D thôi chứ chưa tới Z lần nào. Thôi ông anh về phải cố vậy.
Kết thúc chuyến công tác, tôi ở lại thêm mấy ngày để đi Berlin gặp mấy thằng bạn cùng khóa 6. Trước khi sang đã phôn cho Quân Chính: “A lô, Quân Chính ơi, Hùng Xiểm đây, tao sẽ sang thăm mày và Tấn Cáo”. “Cứ sang đi, tao sẽ đón, nhà tao bán quán lên chuyện ăn ở thì khỏi lo, còn thời gian để đưa mày đi chơi tao sẽ nhờ Chính Còi”. Nghe Quân Chính trả lời vậy, nên tôi càng quyết tâm lên thăm bạn, cho dù ở BerLin tôi có rất nhiều bạn bè, nhưng “Bạn Trỗi” vẫn quan trọng hơn cả. Lấy ô tô của thằng em tại Dresden tôi đi Berlin sớm, khi cả nhà nó ngủ còn chưa dậy. Khi gần tới nơi, tôi gọi hơn chục cuộc điện thoại chỉ thấy tút dài mà không thấy Quân Chính cầm máy. Thôi đành chuyển phương án 2, vào khu chợ Việt Nam tập hợp các đàn em thân, lập bàn rượu, lại con cá chép to hơn 6 kg om dưa, có cả bún, rau sống, giá. Mấy thằng em nghe tôi tâm sự nguyện vọng Bạn Trỗi. Chúng nó nhiệt tình đưa ông anh đi gặp Quân Chính và Tấn Cáo. Còn thằng em Xuân Thắng Trỗi K7 chỉ tham gia bàn nhậu xong còn tranh thủ về thu dọn hàng và đếm tiền hộ “bà già” , sợ bà phật ý lại “ra roi”. Nó cưới “hóm hỉnh” nên tôi biết ngay là ám chỉ vợ nó. Đến quán ăn nhà Quân chính, nó đang ngồi ăn tối với một đĩa cơm rang và dưa chuột chẻ, trước ngực vẫn đang đeo tạp dề làm bết, vợ đang chuẩn bị món ăn cho khách chỉ chào với ra ngoài. Tôi thương bạn vô cùng, thằng bạn nghịch ngợm, hóm hỉnh, thông minh ở phố Bát Đàn năm xưa. Nay “ngoan” như thế này sao? Tôi chợt hiểu, và thông cảm cho hoàn cảnh của bạn, không muốn làm phiền nó thêm, chia tay đổi cho bạn cái mũ để có hơi ấm của nhau. Gặp Tấn Cáo, tôi tưởng gặp ông già thời kháng chiến chống Pháp.
Căn hộ nhỏ, mâm cơm mấy món đơn sơ để trên xe đẩy, lúc nào ăn thì kéo vào, chăn thì đẩy ra cho con nó dọn. Ti vi để ngay đầu giường, trên tưởng treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và cờ Đảng.
Gặp nhau bạn khoe mấy cái huy hiệu thời chống Mỹ, và cả mấy huâ, huy chương của “ông già” để cùng nhau tự hào một thời “Bố tao, bố mày”. Ngoài đường, xã hội đang tiến rầm rập, hoạt động náo nhiệt, thì trong này, tại nhà Tấn Cao, có cảm giác bạn kéo tôi về lại thời bao cấp khó khăn, gian khổ. ôm bạn, chụp kiểu ảnh kỷ niệm. Bạn nghèo, lôi ra được mấy bình đựng rượu I nốc, để gửi về tặng Thắng Híp, Thanh Sơn, thế là quý rồi.

Kể thêm với “Bạn Trỗi” những chuyện về môi trường tôi thu nạp được ở Đức, để các bạn có cái đọc.
Đoàn đi máy bay của hàng hàng không Việt Nam, đến Frankpurt Am Mai thì nối chuyến đi Dresden. Phía bạn đã cử người đón tận sân bay và đi thêm 80km nữa bằng xe buýt thì đến thành phố Chemnitz. Thành phố này thời Cộng hoà dân chủ Đức (DDR) nổi tiếng với các sản phẩm xe máy MZ, tủ lạnh, máy công cụ... Nhưng từ khi thống nhất, các mặt hàng này không cạnh tranh nổi với các công ty của Tây Đức nên đã phá sản, chỉ còn sản phẩm bày trong bảo tàng để chứng minh cho khách tham quan thời hoàng kim của Đông Đức cũ. Thời đó công nghiệp phát triển nhanh thu hút lực lượng lao động ở các huyện xung quanh, khởi đầu là công nghiệp dệt, rồi chế tạo máy công cụ, ô tô, máy kéo trở thành 1 trong 5 thành phố mạnh của Liên bang. Người dân ở đây vẫn rất tự hào là nơI sản xuất đầu tàu hoả đầu tiwn của thế giới, nhưng lúc đó là đề cho ngựa kéo. Thành phố Chemnitz, Leipzig, Dresden là 3 thành phố lớn cổ kính có bề dày lịch sử hợp lại thành Bang Sachsen có dân số 4,2 triệu, diện tích 251.000km2. bang có sân bay quốc tế Dresden , Leipzig, Hale. Công nghiệp Bang Sachsen tập trung vào công nghệ cao như vi điện tử, kỹ thuật thông tin, công nghệ, vật liệu mới, ô tô, đường sắt. Bang Sachsen đang hợp tác với Việt Nam trong ngành Dệt và Ô tô. Xe buýt đưa chúng tôi đi qua trung tâm thành phố, tượng Các Mác uy nghiêm vẫn còn đó (thời Đông Đức đây là thành phố Các-Mác star). Chuyện ngoài lề chưa được thẩm định, nghe nói lúc sáp nhập chính quyền thành phố đã định phá bỏ tượng Các Mác, người Nhật đánh tiếng mua lại với giá 2 triệu đô, họ “giật mình” để lại. Ngày nay, đây là điểm du lịch thu hút khách tham quan chụp ảnh kỷ niệm, số tiền thu được đã gấp nhiều lần nếu bán đi. Thật tiếc cho những thành phố đã phá bỏ những dấu ấn của lịch sử. “câu chuyện” của thời gian “nấc thang” để chúng ta tiến lên. Lan man nghĩ chuyện ông Mác, bỗng giật mình khi bạn phát cho chương trình làm việc dầy đặc gồm hội thảo, tham quan.
Bạn xếp cho đoàn ở khách sạn 4 sao Residen 2 Hotel, chắc không có bể bơi nên bị trừ đi một sao. Biển quảng cáo trước cửa khách sạn để “hút” khách là: “Với chỉ 50 Euro ngày đêm, bạn đã có một bữa sáng miễn phí và tiện nghi sinh hoạt đầy đủ”. Với thu nhập của dân Đức thì bình thường, còn ta sang quá. Nếu là kinh phí phía Việt Nam bỏ ra chắc sẽ dồn mấy người ở chung cho tiết kiệm. Đằng này, bạn chi kinh phí, ăn ở nên mỗi người được ở một phòng rộng thênh thang, ăn sáng chỉ hợp với ít người thích ăn bánh mỳ đen với bơ, còn lại đa số đã thấy nhớ “phở”. Mới lướt qua được mấy phố chính đã thấy chung cư cao tầng đá rửa thời Xô viết đang bị đập đi, thay vào là các chung cư xây thấp rộng rãi, tiện nghi hiện đại hơn. Mấy cái chung cư cao cấp ở ta so với những nhà đang bị phá thì còn thua kém xa. Bang Sachsen có lịch sử phát triển gắn liền với ngành công nghiệp khai khoáng và chế tạo máy công cụ nổi tiếng. Thời Cộng hoà dân chủ Đức (DDR) cũng vậy, là nơi đào tạo nhiều sinh viên Việt Nam học tập và trưởng thành. Nhớ lại thời DDR họ đã lấy xuất khẩu ngành công nghiệp máy cái (50% máy cái của thế giới đều do người đức cung cấp) để bù lỗ cho nông nghiệp. Ví dụ như, sản phẩm trứng gà, Nhà nước thu mua của nông dân giá cao hơn quả trứng gà được bán ra tại các siêu thị. Cũng được đối xử như vậy, với các sản phẩm thịt gà, bò, lợn và rau hoa quả: táo, lê, nho, mận... Vậy mà nay, ngay tại TP. Chem nitz, nhà ở thời DDR đang bị bỏ hoang và phá dỡ, các nhà máy cơ khí chính xác, sản xuất phụ tùng thay thế cho các loại xe ô tô, máy công, nông cụ đang bị bỏ hoang. Nhà máy ô tô Tra Ban nổi tiếng, người dân Đông Đức phải đăng ký xếp hàng tới gần 20 năm mới mua được đã phải bán lại thương hiệu cho Italy. Cơ chế thị trường chạy đúng theo quy luật của nó, không bù lỗ, nâng đỡ cho ai cả, đào thải luôn song hành để phát triển.

Môi trường thanh bình, con người nhân hậu
Hôm nay, Bang Sachsen vẫn đẹp như thế, bà Thị trưởng thành phố Chem nitz đã hẹn tiếp thế mà đến cuối ngày bận đi giải quyết khiếu nại của dân về giao thông, đã uỷ quyền lại cho cấp phó. Với giọng tự hào, sang sảng ông cho biết hiện thành phố đang cho nghiên cứu chế tạo thử loại ô tô chỉ tốn 1 lít xăng cho 250 km đường. Xây dựng phải tính được hiệu ứng nhà kính thế nào để mùa hè chạy máy làm mát, mùa đông chạy nước nóng sưởi ấm. Chỉ tiêu thiết kế phải thực sự tiết kiệm năng lượng. Tóm lại, thành phố Chemnitz lấy chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh tế là điểm sáng trong phát triển đô thị không ô nhiễm. Nhà làm việc của Uỷ ban Nhân dân ở ngay trung tâm, được xây dựng từ năm 1910, trải qua chiến tranh thế giới lần 2 không bị bom Mỹ tàn phá. Nhà xây dựng cổ kính có gác chuông cao, lên đó có thể nhìn được hết xung quanh thành phố. Người gác chuông đã giới thiệu vơí đoàn lịch sử ngôi nhà và nhiệm vụ của ông (ông là thành viên của Hiệp hội những người gác chuông Thế giới) là hàng ngày đúng 19 giờ lên điểm cao nhất của gác chuông với bộ quần áo như kỵ sĩ thời la mã, thổi kèn đồng vang bốn phương với nội dung đại ý là: Thông báo cho bà con thu vén công việc, có của nả thì cất giữ cẩn thận, lên đèn chuẩn bị bữa tối với sâmpanh và rượu nho, bánh mỳ đen và pho mát, vợ chống nói những câu yêu thương, con cáI chăm chỉ học hành... Với giọng vang ấm không có tăng âm và micro mà dân thành phố đâu cũng nghe được ông nói. ý nghĩa của việc ông làm cụ thể tới từng gia đình, tạo nên một xã hội năng động phát triển, giàu có của cải vật chất và đặc biệt là bền vững, môi trường và xã hội. Mọi điều chúng tôi được nhìn thấy đều toát lên một ý là: người Đức đã nhìn một tầm rất xa cho nhiều thế hệ mai sau. Chắc chắn các bậc tiền bối xây dựng nên các đạo luật, những công trình văn hóa xã hội cũng như những người thừa hưởng chúng, duy tu, bảo dưỡng chúng hẳn phải có những ý tưởng về đạo đức môi trường và xã hội. Cái mà chúng ta tuyên truyền nhiều nhưng hiểu vẫn còn lơ mơ lắm. Ta hiện đang chú trọng “đầu vào” – cấp nước chứ chưa chú trọng “đầu ra”. Ngược lại, khi kiểm tra thiết kế xây dựng người Đức chú trọng tới xử lý nước thải nguồn ra của ngôi nhà. Dù đi giữa đô thị hay ở nông thôn, tính haì hoà giữa tự nhiên và con người vẫn được bảo đảm cân bằng hợp lý. Có thể nhận thấy những cánh rừng xen kẽ giữa các khu dân cư, ngay trong thành phố, những đồng cỏ mênh mông, những dòng suối chảy róc rách, những khóm hoa dại bên đường, những đoàn súc vật nhởn nhơ trong vùng được kiểm soát, những đàn chim cứ sà vào con người để vòi ăn mà không sợ bị xua đuổi; những bãi đỗ xe, những công trình thu gom và xử lý chất thải, những dãy dài các máy phát điện chạy bằng sức gió, những mái nhà lắp các mảng pin mặt trời... Tất cả những cảnh vật đó làm chúng tôi càng liên tưởng tới một đạo đức về môi trường và xã hội được biểu hiện thành những gì rất cụ thể, dễ hiểu và gần gũi với chúng ta. Đọc tài liệu “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển bền vững” nhưng khác nhau ở chỗ họ là hiện thực, còn ta mới chỉ trên lý thuyết.

Nghiên cứu những đề tài xã hội cần
Xe ô tô đưa chúng tôi tới thăm Viện Nghiên cứu Dệt may (STFLC – Vanderchem) bỗng phanh gấp, cả đoàn giật mình khi thấy lái xe mở cửa lao nhanh phía trước. Hoá ra một cụ già bị ngã trên vỉa hè, ông giúp cụ đứng dậy và đưa xe vào nơi an toàn. Phiên dịch của đoàn giải thích, ở Đức nếu gặp người bị nạn mà không giúp đỡ và báo cảnh sát, bị phát hiện sẽ bị truy tố trước toà, phạt rất nặng. ông còn kể, báo Đức mới đăng tin Bộ Trưởng kinh tế đang trên đường đi làm, xe máy đi trước không chịu nhường đường, ông ta đã dùng gậy của cảnh sát để ép xe máy, bị toà truy tố về tội lạm dụng quyền lực, phạt tiền 50.000 Euro và mấy ngày lao động công ích. Thật đúng là luật pháp vì dân và do dân. Tại Viện Nghiên cứu Dệt may, họ nghiên cứu nhiều chủng loại vải dùng trong kỹ thuật, vải dùng trong công nghiệp, vải tái chế... đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản xuất cả những những loại vải để làm bao đựng cát đối phó với bất thường của thời tiết, vải phục vụ cho công nghệ lọc nước ở các ao hồ, nước thải sinh hoạt gia đình tạo cho các loại cây mọc được ở trên vải. Vải làm bền vững các ta-luy dốc để tránh trơn trượt, lở đất xuống đường, làm bền vững hệ thống đê chắn nước... Họ còn chiếu cả video những dự án đã được áp dụng. Hay ở chỗ nguyên liệu để dệt các loại vải trên lấy từ thảm lót ô tô được băm nhỏ tạo sợi, hay được làm từ bèo, đay, cỏ dại phơI khô, kéo sợi. Toàn những sản phẩm Việt Nam đang cần mà mình chưa làm được. Ví như loại vải đắp ta-luy chống trơn trượt này thì thị trường cần lắm, nhu cầu rất lớn, Viện Dệt may của Việt Nam chỉ cần học lại của người Đức thì đã giàu to.
Những chính sách của bang Sachsen mà chúng tôi tìm hiểu được thì những hoạt động nào được thấy trước là tổn hại đến môi trường và phát triển bền vững đều bị xem xét, thay đổi hay ngăn cấm. Những hoạt động nào dẫn đến hiệu quả bảo vệ môi trường và tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên hữu hạn (nước, than, dầu...) đều được khuyến khích dù chỉ mới ở quy mô nghiên cứu. Ví dụ khai thác than nâu ở vùng Lepzig trước đây là ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế thì bây giờ đã hoàn toàn bị chấm dứt. Một số thiết bị trước đây dùng để khai thác lộ thiên giờ đây được giữ nguyên trạng để làm bảo tàng nhắc nhở một thời. Các công nghệ khai thác hiện đại hầm lò hiệu quả hơn, bảo vệ môi trường đã và đang được áp dụng, đi trên mặt đất là đồng cỏ mênh mông và thanh bình cho điện gió và bò sữa phát triển. Nhà máy nhiệt điện chạy than tại Chem nitz đã được cải tạo hoàn toàn theo hướng sử dụng hiệu quả than và bảo vệ môi trường. Nhà máy nằm ngay khu vực trung tâm nhưng hầu như không có bụi, ống khói toả ngùn ngụt hơi nước (sử dụng công nghệ làm mát bằng tháp). Gần Lepzig, công ty Wateral của Thuỵ Điển đã xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện chạy than hiện đại bậc nhất thế giới. Không nhìn thấy ống khói, chỉ nhìn thấy 2 tháp làm mát, tua bin toả hơi nước. Các tiêu chuẩn phát thải ở nhà máy cực kỳ nghiêm ngặt, nhưng điều quan trọng là hiệu suất sử dụng than và nước ở đây thuộc loại “siêu”.
Vùng Freiberg từng là trung tâm khai khoáng và chế biến khoáng sản đã để lại sự ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là kim loại nặng và hữu cơ cho môi trường đất, nước và không khí. Sau khi thống nhất nước Đức, ngay tại khu vực ô nhiễm này đã hình thành một trung tâm nghiên cứu về các công nghệ xử lý môi trường được áp dụng để xử lý môi trường ở đây. Đó là các công nghệ xử lý nước thải tập trung và nước thải sinh hoạt được phân tán trong các khu chung cư, các công nghệ phân tích kim loại nặng... để từ đây có thể được áp dụng cho nhiều vùng khác. Các nhà khoa học trẻ ở đây đã được sử dụng thay thế cho hơn 1.000 cán bộ khoa học thời DDR ít khả năng đảm đương các nhiệm vụ khó khăn và cụ thể này. Công nghệ “lưu giữ nhiệt nóng và lạnh” đã trở thành niềm tự hào của khu công nghiệp thành phố Chem nitz . bằng phương pháp chuyển nhiệt năng thừa và gây ô nhiễm môi trường từ các nguồn nhiệt công nghiệp và gia dụng, các nhà khoa học Đức và Công ty dịch vụ đô thị Chem nitz đã chuyển thành “nhiệt lạnh” được lưu giữ tại các kho lạnh, từ đó họ cung cấp cho tất cả các hộ tiêu dùng theo yêu cầu (thay cho máy điều hoà không khí). Bằng công trình này, rất nhiều năng lượng thừa đã trở thành hữu ích, giảm đi nhiều sự phát thải khí nhà kính và giảm tiêu hao tài nguyên không tái tạo, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế đáng kể. Thực sự đây là một công trình thể hiện đúng tính cách của người Đức là “tiết kiệm”.
Chúng tôi đã được đến thăm một khu xử lý rác thải công nghiệp và sinh hoạt tại Sacson. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên nhất, và cũng là điều tôi chưa tưng thấy ở nơi khác (mặc dù đã có dịp đi tham nhiều bãi rác tại một số nước tiên tiến) là từ năm 2005 trở đi, trước khi chôn lấp cuối cùng, rác (sau khi phân loại rất tốt) phải được ủ bằng các công nghệ vi sinh (có kiểm soát) cho đến khi không còn khả năng phát thải metan và CO2 thì mới được đem chôn trong bãi thải (security landfilling). Hỏi tại sao thì người giới thiệu nói là để giảm phát thải khí nhà kính (!). Không biết đây là sự lãng phí hay là một sự tuân thủ công ước biến đổi khí hậu một cách đáng khâm phục.
Cũng tại đây, cũng được biết là các phế liệu được lấy ra từ quá trình phân loại rác như giấy, plastics, lim loại... đều được tái chế ở các cơ sở công nghiệp khác. Nhưng các công ty xử lý rác phải trả tiền cho các cơ sở công nghiệp nếu được họ sử dụng các vật liệu tái chế này. Như vậy có thể thấy người xả ra rác (kể cả khi rác chứa vật liệu tái chế được) sẽ phải trả chi phí cho sự sử dụng lại các vật liệu tái chế, và người sử dụng lại các vật liệu tái chế sẽ được hưởng các lợi ích về kinh tế. Quả thực đây là một đòn bảy kinh tế 2 chiều: Khuyến khích giảm phát thải đối với chủ thải, và khuyến khích sử dụng lại chất thải đối với các cơ sở công nghiệp. Vai trò của các công ty quản lý rác thải ở đây chỉ là trung gian, nhưng vai trò của chính sách nhà nước là quyết định. Một công cụ chính sách như một mũi tên bắn trúng hai muc đích. Không hiểu chúng ta có áp dụng được không (?).
Còn nhiều ví dụ nữa về khuyến khích áp dụng các công nghệ thân thiện môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, vật liệu phế thải, công nghệ chống xói lở đất bằng vật liệu thân thiện môi trường mà chúng tôi được đi thăm và chứng kiến đã ít nhiều làm cho hầu hết các thành viên trong đoàn phải trầm trồ thán phục, và cứ tự đặt câu hỏi: tại sao mình cũng biết mà không làm được (?).

Luật pháp hướng tới bảo về quyền con người
Bảo vệ quyền con người và phúc lợi xã hôi là 1 trong 3 thành tố của Phát triển bền vững, đã được người Đức thể hiện rất cụ thể. Có lẽ những điều chúng tôi được nhìn thấy hay nghe nói về khía cạnh này còn rất ít so với những người đã từng sống và làm việc nhiều năm ở Đức, nhưng cũng cứ xin mạo muội nói ra để chia sẻ với bạn bè.
ít người Việt Nam sang lần đầu khi đi ôtô ở Đức biết rằng họ không được phép lái ô tô quá một khoảng thời gian nhất định quy định bởi pháp luật (hình như là 2 giờ), đặc biệt là đối với xe bus và xe tải. Hèn nào thấy dọc đường có nhiều chỗ dọc đường cao tốc (High way) có nữhng con đường cụt rẽ ngang để các xe có thể đỗ lại và nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian lái xe. Trên xe đều được gắn các thiết bị GPS để định vị tọa độ xe liên tục và các thông tin từ GPS này sẽ được theo dõi bởi chủ xe và các cơ quan quản lý giao thông. Nếu vi phạm quy định về nghỉ ngơi này, lái xe sẽ bị xử lý theo pháp luật. Điều đó có nghĩa là luật giao thông quy định lái xe phải bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe để đảm bảo an toàn khi lái xe. Luật bảo vệ người lao động không bị chủ xe bóc lột, đồng thời bảo vệ cho cộng đồng khi tham gia giao thông. Chúng tôi có dịp được ngồi trên xe 4 chỗ trên đường cao tốc, người lái xe chạy với tốc độ trên 160km/h, được hỏi giới hạn cho phép là bao nhiêu, anh ta trả lời xe chạy không giới hạn nếu không có biển báo. Tôi hỏi làm thế nào để kiểm soát an toàn giao thông, anh ta trả lời: đường tốt (tức là có thể chạy nhanh), lái xe hiểu biết về luật giao thông. Nhân nói về vấn đề luật và tuân thủ luật, người Đức cực kỳ tuân thủ luật pháp. Và luật pháp hướng về phía bảo vệ quyền con người. Khi một cơ quan hay một công ty, cá nhân nào đó nào đó thực hiện một công việc sửa chữa các công trình công cộng (đường xá, điện nước...) mà gây tổn hại đến bất cứ một người khác nào đó (thí dụ do sửa đường làm bị thương người đi đường), sẽ ra hầu toàn và phải chịu hoàn toàn phí tổn để khắc phục hậu quả hay chữa bệnh. Ngẫm lại thấy ở nước mình vô tình quá (lỗ cống mất nắp, đào đường…), dân chả biết kêu ai (?).

Làm cho chính phủ và người làm ngoài
Các công dân có quyền lựa chọn nơi làm việc hoặc là cán bộ nhà nước, hoặc là nhân viên làm thuê cho một công ty hay tự mình mở công ty tùy theo yêu cầu của công việc và năng lực của cá nhân. Người làm cho nhà nước phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra sát hạch và phải học rất nhiều để đáp ứng các yêu cầu của một công chức, và phải chịu trách nhiệm cá nhân về những công việc được giao, tuy nhiên được nhiều quyền lợi hơn rất nhiều so với người làm thuê cho công ty. ở Đức số người làm cho các cơ quan nà nước không nhiều, nhưng được phân công trách nhiệm rất rõ ràng và cụ thể. Hình như (theo người phiên dịch kể) có vẻ như người làm công ty không được cảm thấy công bằng lắm. Ngẫm lại về tình hình các công chức của Việt Nam bỏ việc ra các công ty bên ngoài nhà nước làm lại thấy có cái gì đó hơi ngược lại, hay ở mình có cái gì đó chưa ổn về phương diện tuyển dụng người tài đây. Nước Đức có một hệ thống giáo dục cực kỳ linh hoạt về sự lựa chọn nhưng rất hoàn thiện về mục tiêu đào tạo ở từng cấp, từng đối tượng. Người được đào tọa ở từng cấp phải thỏa mãn những điều kiện hay yêu cầu khá khắt khe của cơ quan đào tạo. Nhưng tự học, cũng tương tự như các nước khác, là một phương pháp cũng như là một đòi hỏi rất cao của cơ quan đào tạo với học viên. Khi nước Đức thống nhất, do nhiều nguyên nhân khác nhau, năng lực của những công dân cũ của CHDC Đức không đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế có trình độ tổ chức cao, trình độ quản lý cao, và trong một số trường hợp là trình độ khoa học công nghệ cao hơn so với CHDC Đức, và nhất là một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, cũng như là ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh)... Chính phủ Đức đã cho phép tổ chức các trung tâm đào taọ cho người lớn tuổi (Adult education), với mục tiêu là từng bước tăng cường năng lực hòa nhập và tham gia và guồng máy kinh tế-xã hội theo kiểu “Tây Đức”. Các tổ chức này cũng hỗ trợ các nước thuộc EU mới và các nước đang phát triển trong các lĩnh vực mà những nước này còn yếu, đặc biệt về kinh tế thị trường, về bảo vệ môi trường, về ngoại ngữ, về kinh tế tiền tệ, về tiết kiệm năng lượng... Các chương trình đào tọa cho người lớn tuổi dựa trên yêu cầu cụ thể của người học, và với phương pháp tiếp cận từ thục tiễn và rất mềm dẻo để người lớn tuổi có thể tiếp thu hiệu quả. Chi phí do những người được đào taọ đóng góp chi trả theo từng modul của khóa học (bao gồm tiền cho giáo viên, cho giao trình, cho phương tiện dạy học, cho ăn uống giữa giờ, và đặc biệt cho việ đi thăm quan thực tiễn. Chuyện môi trường và tiết kiệm năng lượng của bạn, đối với một nhà báo tôi chỉ tiếp được có vậy. Còn các chuyên gia đI cùng đoàn sẽ hiểu và áp dụng được nhiều. Chỉ mong đa số tạo được thay đổi tư duy suy nghĩ trong từng hành động là đã lâu lắm rồi.
Khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng rõ rệt đến chi tiêu của người Đức, làm cho cuộc sống của người Việt tại Đức cũng lao đao. Hàng quần áo bán chậm, quán xá vắng teo. Gia đình em tôi sống ở Đức, lần trước sang nó còn hỏi anh muốn đi nước nào thì em đưa đi, trước khi về còn có bữa liên hoan hoành tráng, mời nhiều bạn bè thân thiết. Còn đợt này đợi mãi không thấy cậu em nói gì, chợt hiểu thời khủng hoảng, hàng hóa ế ẩm thế này nó “lạnh” là phải. Thôi tự túc vậy, được cái may, trước khi về gặp đợt tuyết rơi sớm. Thiên nhiên đã ưu ái thứ mà Việt Nam luôn là “của hiếm”. Tôi mượn xe tự lái, đi tham quan thành phố một ngày thoả thích trước khi về.

Tranh thầy Lực

Hôm trước gặp thầy Lực tại buổi 20.11, thầy có mời tới dự khai mạc Triển lãm tranh của thầy. Tôi có nói : Hồi ở Trỗi, em vẽ cũng vào loại “có số có má”. Nhưng sau này lo làm ăn, nên "chất" nghệ thuật nó “bay” đi hết rồi. Nói thực, em xem tranh bây giờ chẳng hiểu gì hết. Nhìn cái nào cũng như cái nào!

Và rồi hôm nay, tôi đến dự triển lãm của Thầy với suy nghĩ : thầy mình thì mình phải ủng hộ, chớ nếu không thì cũng chẳng hơi sức đâu mà đi xem! Song khi tới xem và nghe những lời bình mới thấy rằng không phải như đã nghĩ.

Anh Chủ tịch Hội những người yêu tranh Phạm Lực là một người có khuyết tật đã nói nhờ xem tranh, yêu tranh thầy mà anh nhận thấy mình hòa nhập được vào với cuộc sống bình thường. Một nhà sưu tầm tranh người Úc đã ví thầy là Picasso Việt Nam. Rất nhiều người, già trẻ, gái trai tới xem tranh thầy vì muốn thưởng thức tranh chớ không vì là thầy tôi thì tôi tới (!).

Triển lãm hôm nay có nhiều tranh của thầy đã được AMK3 giới thiệu trong bài Thầy Lực triển lãm Tranh tại TP HCM tại blog K3. Nhưng tôi muốn bổ sung thêm khía cạnh mà tôi ấn tượng. Đó là những bức tranh thầy đã thực hiện vào những năm 1965 – 1968, thời gian ở trường Trỗi. Các bức tranh này được thầy vẽ trên nền từ các tấm bao tải mang đậm hình ảnh cuộc sống thời bấy giờ. Thầy nói đã vẽ rất nhiều, nhưng thời gian quá lâu, điều kiện bảo quản không tốt nên nay cũng không còn bao nhiêu. Các bức tranh này hồi đó thầy vẽ rồi đem cất đi vì “không phù hợp” với thời kỳ Chống Mỹ cứu nước (?). Còn bây giờ là tranh quý. Tôi thấy các bức tranh này đều treo giá 4.000 USD vậy mà sau 30 phút khai mạc đã thấy 3, 4 tấm có người mua!

Có lẽ hôm nay tôi mới phần nào hiểu được thầy và các bức tranh của thầy. Chúng ta có người thầy quá hay! Như aJM nói : Chúng ta tự hào vì có người thầy như thầy và thầy cũng có quyền tự hào có những học trò như chúng ta.



Khai mạc phòng tranh (từ trái : CT Hội yêu tranh P.Lực - thầy Lực - đại diện trường Trỗi)







Bức tranh vẻ trên bao tải năm 1965









Và các tranh khác vẽ năm 1968








Rất nhiều người xem tranh thầy








Hoàn Kiếm K8 - "Manager" của thầy - đã lo lắng tổ chức toàn bộ cho buổi trưng bày này








Thầy trò gặp nhau

Lời mời của lính Trỗi

Ngoài Bắc dạo này đã bắt đầu vào đông, còn chúng tôi ở phương Nam vẫn tràn đầy nắng ấm và gió biển. Nếu bạn nào có ý định du lịch phía Nam mùa này hãy đến với Vũng Tàu, mà nếu lịch nghỉ đúng cuối tuần sau thì mời các bạn tới dự đám cưới con gái tôi Ngô Thuỳ Dung và chú rể Mai Thanh Tuấn vào chiều tối 6/12/2008.
(BLL k5 đã gửi giấy mời trên blog này).
Hân hạnh được đón tiếp!
Chiến-Thắng (lính Trỗi k5), Vũng Tàu, 0902749870

Thứ Năm, tháng 11 27, 2008

Lại gặp nhau!

Tối qua, vợ chồng Bắc Hải từ Úc về ra đến HN có cuộc gặp mặt với cánh Quân y cùng lứa 1970. Vợ chồng Nguyễn Khang Z181, Đặng Nam (Quân y viện 103), Toàn "sứt" (Viện 108), Bình và Mẫn có mặt tại Legend Beer 4 Vũ Ngọc Phan.
Bên những li bia tươi cùng món ăn ngon và không khí ấm cúng, các bạn nói chuyện ngày xưa và cả chuyện ngày nay, chuyện chúng ta và cả chuyện con cháu. Mẫn, Khang đều đã là ông bà nội, ngoại nhưng hễ bạn ới cái là đi ngay. Vui!
Ai cũng động viên nhau cố ăn uống điều độ, luôn tập thể dục, giữ sức khỏe để còn gặp nhau nhiều nhiều!

Thứ Tư, tháng 11 26, 2008

Lính “lác”

Từ ngữ tiếng Việt được ông cha mình để lại thật chẳng sai chút nào. Này nhé, tại sao “nhậu nhoẹt” luôn đi kèm với nhau, vì khi nhậu say rồi thì thằng nào trông cũng nhão nhoẹt ra hết. Rồi “tin tức”, vì nghe (ai đó) nói mà tin là sẽ tức liền. Còn đã là “quan” thì phải “sai” (không biết là sai bảo hay “sai” là không đúng ?) Rồi “Lính” là phải “lác” (hắc lào) … !

Trường mình là trường lính chính cống thì anh em mình cũng bị lác (hắc lào) thực sự đấy thôi. Chẳng hiểu sao cái bệnh này cứ xung quanh khu vực mặc quần đùi để phát triển. Sách báo y khoa nói lác (hắc lào) ở những nơi này, nơi kia …. Nhưng tôi thấy “nó” cứ nhè ngay chỗ cái đũng quần mà mọc ra, thằng bị đằng sau, thằng bị đằng trước, có đứa bị cả trước sau luôn.

Tối tối, sau giờ điểm danh, trước khi đi ngủ, cả bọn kéo nhau xuống phòng Quân y Đại đội để bôi thuốc. Hồi đó không có thứ nào khác ngoài I-ốt, cái gì cũng bôi I-ốt, từ hắc lào, trầy xước, thậm chí có thằng bị muỗi cắn cũng bôi I-ốt (!). Có lẽ nhờ vậy chẳng thằng nào bị bướu cổ (?). Có bữa trong lớp học tôi thấy thằng kia nắn nót lấy bút mực vẽ vòng tròn lên mấy cái nốt muỗi cắn ở tay. Hỏi mày làm gì vậy, thì nó nói để tối bôi thuốc cho đúng chỗ, không có quên mất bị cắn ở đâu ?!

Khi xuống bôi thuốc, mấy đứa bị nặng thì kéo hết cả quần xuống cho chú Quân y xem. Tụi bị nhẹ thì chuyền nhau lọ I-ốt, tự lấy bông mà bôi. Thằng nào bị đằng sau thì chổng lên nhờ đứa khác bôi giùm. Còn lại cứ thế tẩm một miếng I-ốt rồi kéo quần lại chỗ đèn sáng, nghếch chân lên mà quẹt quẹt. Xui xẻo cho mấy đứa tới muộn, sau khi đã tắt điện đành phải dí vào đèn dầu mà bôi, không khéo lại bị cháy thì bỏ mẹ …Vứt vội miếng bông vô sọt rác, từng thằng một chạy vù ra sân, vừa chạy vừa la : Ah, ah, ah …..! như một đám khùng. Đứa nào cũng miệng cũng ngoác ra, tay kéo quần, đứa kéo đằng trước, thằng kéo đằng sau, vài thằng cả trước lẫn sau chạy vòng vòng quanh sân thật nhanh mong cho có chút gió lòn vào chỗ bôi thuốc cho đỡ xót …. Ah, ah, ah ….! Nếu ai không biết, nhìn cứ như tụi này đang chơi trò vận động trước khi đi ngủ (!).

Vậy mà có hồi anh em còn tranh luận trường mình có phải Thiếu sinh quân – Lính học sinh không ? Quá rõ rồi : Chúng ta “lác” vì chúng ta là lính chính cống. Mà có lẽ là lính nhỏ, nên lác (hắc lào) cũng còn ít. Không hiểu mấy anh em sau này trở thành “lính lớn” có nhận ra điều đó không ? Cứ kiểm tra các vết thâm ở đũng quần là biết ngay đã từng đi lính hay chưa !

Nghĩ về truyền thông

Mấy hôm trước đọc bài "Tan hoang chùa Phật Tích" đã thấy ngỡ ngàng. Chẳng lẽ người ta lại sơ suất thế?
Đến hôm nay đọc bài nói về chuyện này thì mới hết lo cho di tích bị xâm hại.
Vẫn biết nhiều khi lắm Ban, bệ cũng chả có nghiã gì. Nhưng trong trường hợp này, nếu có sai cũng là những người có chuyên môn và trách nhiệm làm sai. Sai vậy, nếu có, còn đi một nhẽ, không đến nỗi "chết" oan uổng như bài báo đã đăng.
Mà nếu không có đồng nghiệp "cứu giúp" đăng lại vô tình lưu giữ thì bài đấy bây giờ cũng chỉ còn là tiếng nói "cảnh tỉnh" chứ không là một lời tố cáo đanh thép nữa. Từ đầu đề cho tới nội dung đã "mềm hoá" đi nhiều.
Tệ thật, cùng làm nghề truyền thông còn bị chúng "gây mê". Chỉ tại còn chút "máu phản biện" trong tim!!!

Chia vui với vợ chồng Chiến-Thắng, Vũng Tàu

Chúng tôi Ngô Phúc Chiến k5 (tự Ngô Long) cùng vợ cả là Trần Thị Thắng (chưa kịp lấy vợ 2!) trân trọng kính mời thầy, cô cùng các bạn Trỗi tới dự lễ thành hôn của con gái là cháu Ngô Thuỳ Dung, con rể là... (quên mất tên!?).
- Địa điểm: Nhà hàng Hữu Nghị, 36A Nguyễn Thái Học, Tp Vũng Tàu,
- Thời gian: 17g30' ngày 06/12/2008.
- Liên lạc: 0902749870, NR: 23 Hoàng Văn Thụ, Vũng Tàu. (Phòng khi bạn nào say quá lỡ lạc bước!).
Sự có mặt của thầy cô và các bạn là niềm hạnh phúc cho vợ chồng tôi và gia đình!
Trân trọng kính mời!
Chiến-Thắng

Lính Trỗi lại gặp nhau

Ngày 25/11/2008, Hội KH Lịch sử VN và gia đình tặng tượng đồng Lão tướng Trần Tử Bình cho trường Sĩ quan Lục quân 1, đơn vị kế thừa truyền thống của trường Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946 mà ông là Chính trị uỷ viên đầu tiên. Ngoài gia đình, nhà trường còn mời các lão tướng là cựu học viên khoá đầu tiên của Võ bị: Triệu Huy Hùng, Nguyễn Văn Bồng, Đỗ Đức, Đỗ Hạp, Nguyễn Minh Long cùng anh Dương Trung Quốc và nhiều bạn bè thân hữu.

7g rời Hà Nội, với tốc độ vừa phải thì 8g15 đã tới cổng. Đoàn xe được tiêu binh hướng dẫn vào Nhà truyền thống, nơi đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử, văn hoá quốc gia. Trung tướng Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Khánh và Thiếu tướng Chính uỷ Nguyễn Văn Việt cùng Ban giám hiệu ra đón và rước tuợng vào vị trí. Đại tá Hoàng Minh Châu, con cụ Hoàng Minh Thảo, em trai Hoàng Quang Minh k3, mới lên làm Hiệu phó vội vã ra "Chào các anh Trỗi!". Thật là vui vì đây còn là cuộc hội ngộ của con cái các lão tướng đợt đầu tiên và của lính Trỗi.

Quang Bắc k5 thay mặt cho gia đình cụ Lê Quang Đạo người cùng hoạt động trong Xứ uỷ Bắc kỳ với cụ Bình và từng được tham gia huấn luyện lớp quân sự thời kì bí mật do cụ Hoàng Quốc Việt và cụ Bình là giáo viên. Cụ Đạo có 1 kỉ niệm đặc biệt với cụ Bình về cặp kính loạn thị: Ngày đi học không đọc được sách nhưng không hiểu bị bệnh gì về mắt. Khoảng 1943, được cụ Bình cho cặp kính loạn thị cướp được của nhà giàu (phân phối lại!), khi đeo vào thì thấy mắt sáng ra. Tiếc là cặp kính này bị mất khi bị mật thám Pháp truy đuổi khỏi Hà Nội. Rồi tháng 7/1945 trên đường đi công tác, nhờ tinh thần cảnh giác và kỉ luật cao của “ông anh” mà “chú em” thoát chết. (Đêm ấy ông Bình thức dậy sớm, giục phải rời nhà trọ (ngay cửa ga Hàng Cỏ) khi trời còn tối đất. Chỉ vài tiếng sau máy bay Mỹ ném bom đúng vào nhà trọ ấy).

Hoàng Quốc Hùng k5 thay mặt cho Lão tướng Hoàng Văn Thái, cựu học viên quân sự Liễu Châu 1941-42, nguyên Hiệu trưởng trường Quân chính Kháng Nhật (5/1945), người bàn giao công tác đào tạo cán bộ cho cụ Bình và cụ Trương Văn Lĩnh sau 2/9/1945. Sau này 2 gia đình còn là hàng xóm thân thiết thời kì ở Hoàng Diệu và 2 cụ bà rất thân nhau.

Tạ Quang Vinh k3 đảm đương nhiệm vụ nặng nề hơn, thay mặt Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu người được Bác Hồ giao nhiệm vụ đặt phụ nữ Thủ đô làm lá cờ thêu 6 chữ vàng “Trung với Nước, Hiếu với Dân” tặng trường Võ bị Trần Quốc Tuấn nhân ngày khai giảng khóa 1 (26/5/1946) tại chính thị xã Sơn Tây này; đồng thời anh thay mặt vị Hiệu trưởng đầu tiên - cụ Hoàng Đạo Thuý, nguyên Hội trưởng Hướng đạo sinh VN, người bạn thân nhất của cụ Bình, cũng chính là ông ngoại thân yêu. (Vinh còn mang theo bản chụp bút tích của cụ Thuý ghi lại trong những ngày gian khổ nhưng rất vẻ vang này).

Chú em út Đào Đức Thanh k7 đại diện cho Đại tá Đào Chính Nam, nguyên học sinh Hoàng Phố 1926 cùng Lê Hồng Phong, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Phùng Chí Kiên…. Ông là Hiệu phó nhà trường từ 1950-60.

Sau phần đọc tiểu sử của Chủ nhiệm Chính trị, đại diện gia đình lên phát biểu rồi tặng 2 bộ sách quý về cụ cho nhà trường. Thủ tục trao tượng cho nhà trường của Hội KH Lịch sử và gia đình đựơc thực hiện: hình ảnh cụ hiện lên sau khi tấm vải đỏ đựoc kéo xuống, rồi tới thủ tục thắp hương và mặc niệm vị Chính uỷ đầu tiên.

Anh Dương Trung Quốc thay mặt Hội hứa sẽ kết hợp với nhà trường đưa tượng của các đồng chí lãnh đạo đầu tiên Hoàng Văn Thái, Hoàng Đạo Thuý về Nhà truyền thống.

Sau phần Thiếu tướng Chính uỷ Việt phát biểu là bài đít-cua của Trung tướng Đỗ Đức, thay mặt khóa 1 Võ bị. Những kỉ niệm về thầy Bình và thầy Thuý được trân trọng nhắc lại. Có 1 điều khá thú vị là 2 trong 4 đảng viên đầu tiên đuợc kết nạp ở Võ bị đầu 1946 (Hòang Xuân Tuỳ, Phạm Ngũ Kiên, Triệu Huy Hùng và Nguyễn Văn Bồng) cũng có mặt. Và cũng chính 2 cụ Triệu Huy Hùng (chồng cô Lan dạy Trung văn) và Nguyễn Văn Bồng lại giới thiệu kết nạp Hiệu truởng Thuý vào Đảng. Quả là tư liệu quý cho thế hệ sau!

Buổi trưa, quan khách được mời “bữa cơm lính” cùng Ban giám hiệu và cán bộ nhà trường.

Cho đến hôm nay sau 63 năm thành lập, nhà trường đã đào tạo hơn 10 vạn cán bộ cho quân đội. (Thời gian 10 năm đầu mới chỉ là 1 vạn). Lưu lượng học viên trung bình hàng năm là 7000, có 2 hệ đại học và cao đẳng. Về cơ sở vật chất thì tuyệt vời! (Mạnh hơn nhiều so với Học vịên KTQS của tôi).

Một kỉ niệm khó quên!

----------

Ảnh tư lịêu:

- A1: Toàn cảnh hội trường.

- A2: Lễ trao tặng.

- A3: Lão tướng khóa 1, 3 Võ bị.

- A4: Gia đình bên tượng cụ.

- A5: Ban giám hiệu và khách. (Châu, em Hoàng Quang Minh, đứng ở bìa trái).

Thứ Ba, tháng 11 25, 2008

PHÚ QUỐC ĐẢO

Thanh Minh

Phóng viên "Báo chữ to" vừa từ PQ về, thấy đôi điều là lạ. Do không có thời gian nên tôi sử dụng thêm tư liệu ngoài …chẳng qua chỉ là mong được cùng anh em chia sẻ chút hiểu biết về non sông gấm vóc. PQ hiện đang "nóng" dần lên khi CPC vừa phát hiện trữ lượng dầu khí rất lớn tại vùng biển này .

Vị trí
Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.

Đảo Phú Quốc dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

Trong đoàn tôi có anh phát biểu: " PQ mình lớn ngang ngửa Singapore, có rừng nguyên sinh và bờ biển tuyệt vời với bao tiềm năng ẩn giấu, có khi còn hơn bạn. Giờ ta chỉ thiếu mỗi…Lý Quang Diệu nữa thôi"! Tay này có định "chọc ngoáy" gì không đây?

Lịch sử
• Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
• 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
• Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
• Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.
• Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.
• Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.
• Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.
• Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên.
• Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).
• Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

Hay nhỉ. Hóa ra bọn "bành trướng" nó "mần" đất của bạn Miên rồi "dâng" cho ta? Thằng Tàu nó khoái "danh" thì ta cho nó danh. Ta thích đất thì OK, ta được đất!?

Dân cư
Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/km², thấp hơn mật độ trung bình của cả nước 253 người/km².
Tin mới nhất thì hiện nay dân số PG đã lên đến 85.000 người. Trong đó anh em " bọ" mình và đồng bào Quảng Ngãi chiếm 1/3. Dân đảo thực ra từ nhiều nơi kéo tới, dân gốc ít thôi. Họ sống chủ yếu dựa vào rừng và biển nên đất vườn cũng ít. Mấy anh đến sau 85 " tư duy mới" nên mua gom của họ, thôn tính từng mảng bờ biển dài, đẹp bán lại cho bên du lịch kiếm lời bạc tỉ.

Sau đây là mấy cái lạ của PQ:
• Tên " Dương" : PQ có nhiều địa danh tên " dương". Thị trấn Dương Đông thủ phủ của huyện đảo ; Xã Dương Tơ là nơi TT Nguyễn Tấn Dũng vừa đến động thổ sân bay quốc tế; xã Cửa Dương … Thì ra do PQ trồng rất nhiều dương ( phi lao) nên mới có chuyện này .
• Nước: PQ là đảo nhưng nhờ có núi và rừng nguyên sinh nên nguồn nước ngọt rất dồi dào. Ngay thị trấn có cả con sông lớn nước ngọt, trong xanh chảy ngang, một số nơi ngay bờ biển người ta chỉ cần đào xuống một chút là có nước ngọt , mà ngọt thật chứ không ngọt lợ,thật lý tưởng .
• Tiêu: PQ là xứ tiêu , những dây tiêu giống đầu tiên được đưa từ Hải Nam đến trồng thử, không ngờ hạp chất đất thế là "định cư" luôn. Năng xuất tiêu PQ không bằng tiêu đất liền nhưng chất lượng thì hơn hẳn do được bón phân bò và phân xác mắm. Tôi có thăm vườn tiêu của ông
Mười Đen có vợ là bà Mười Trắng." Sản phẩm" của Đen- Trắng là cô bé bán tiêu trong ảnh. Người PQ trông cũng ăn đứt nơi khác đấy chứ ! Số phận cây tiêu PQ cũng long đong như cây vải thiều quê DĐ. Có năm tiêu rớt giá thê thảm, dân trồng tiêu "dỗi" bỏ cho rụng không buồn thu hoạch nữa. Tiếc!
• Sim : PQ có rất nhiều sim . Người ta ủ sim chín với đường cho lên men là thành siro chứ không chưng cất gì cả . Ai thích thì pha thêm đế vào thế là thành rượu sim, uống khá ngon, giờ cũng là loại đặc sản của huyện. Bụi sim PQ rất to, cao và nhiều trái chứ không còi cọc như sim Quế Lâm. Các em học sinh rất thích đi hái sim cải thiện, ngày có thể hái 5-7 kg/người, gía 16- 18 ngàn đồng/ kg. Người ta không trồng sim nhưng giờ sim mọc trong vườn cũng được chăm sóc như cây ăn trái.
Dân trồng tiêu lắm lúc chán đời quay sang hái sim ..lời hơn. Lạ!
• Nhà: Phía tây bắc đảo có nhiều căn nhà nhỏ chỉ có mái , vách thưng bằng vỏ cây kền kền trên đảo. Loại vật liệu này có tuổi thọ (40 năm!), khi trời nóng , khô, vỏ cây co lại tạo thành những khe hở , khi mưa, ẫm võ lại dãn ra như một " máy điều hòa nhiệt độ" tự nhiên. Các nhà này đều không có cửa . Khi mình "phỏng vấn" họ rất ngạc nhiên và trả lời tỉnh rụi:" có gì đâu mà mất". Buồn!
• Chó : Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. Nó có đặc điểm phân biệt với các loại chó khác là các xoáy lông ở trên sống lưng. Nó là một trong ba dòng chó có xoáy lông trên lưng trên thế giới. Hai loại chó lông xoáy ở lưng còn lại là chó lông xoáy Rhodesia và chó lông xoáy Thái. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và có biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt và bộ lông mượt sát (1-2 cm) rất ngắn nên khi ướt chó Phú Quốc chỉ cần lắc mình vài lượt nước sẽ bắn đi do đó sẽ chóng khô. Tôi đã xem kỹ , hóa ra bọn chó này có khá nhiều kiểu xoáy khác nhau, chắc chúng cũng chạy theo model như đám trẻ làm đầu bây giờ vậy.
• Bò biển ( đugiong) : Đây là loài động vật có vú ở đảo PQ, ăn rong và cỏ dưới biển. Chúng chính là " nàng tiên cá" với bao nhiêu tưởng tượng và giai thoại ly kỳ . hiện nay loài này được đưa vào sách đỏ và có nguy cơ tuyệt chủng, bởi thế tôi chỉ có thể chụp ảnh …cốt của nó để các bạn ngắm

Viết thế chắc cũng đã nhiều? Thay cho lời kết xin mời các bạn nghe: "Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được xây dựng, đưa vào vận hành khai thác sẽ góp phần quan trọng vào sự phồn vinh, phát triển toàn diện của Phú Quốc, của Kiên Giang, của cả vùng và cả nước, đóng góp không chỉ cho lĩnh vực kinh tế mà còn tăng cường sức mạnh phòng thủ của quốc gia.
Phú Quốc là huyện đảo có diện tích và dân số lớn nhất trong 12 huyện đảo của nước ta, diện tích tương đương Singapore, có tiềm năng và lợi thế phát triển rất đa dạng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt xây dựng Phú Quốc với mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ có chất lượng cao, đồng thời là trung tâm giao thương với các vùng trong nước, khu vực và quốc tế".

Biển Phú Quốc

Chó Phú Quốc

Máy bay đưa thủ tướng Dũng ra đảo và đưa ô. Minh về đất liền. Oách.

Khách sạn Phú Quốc

Cây tiêu, đặc sản Phú Quốc

Vườn tiêu

Cô bán tiêu

Gành Dầu, cách 4 km đường biển dãy núi phía xa là CPC

Chấn Định mời dự tiệc cưới con gái

Tôi được Chấn Định (098-749-1947) nhờ qua trang tin này (thay giấy mời) mời các bạn Trỗi như sau:

Nguyễn Chấn Định k4 (nhà gái) và thông gia tổ chức đám cưới cho hai cháu, xin mời các bạn Trỗi tới dự tiệc cưới vào 11h ngày 6/12/2008, tại nhà hàng Queen Bee 2 (số nhà 55 phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Rất hân hạnh được đón tiếp các bạn đến vui chung.
Nguyễn Chấn Định

Thứ Hai, tháng 11 24, 2008

Vẫn còn niềm tin

Đêm qua xem phóng sự trên VTV1 về thầy Khoa (Hà Tây) hẳn ai cũng buồn. Một năm qua đi, cái đau nhất với thầy dám mạnh dạn chống bệnh thành tích, bệnh dối trá là đồng nghiệp xa lánh, phụ huynh ghẻ lạnh. Sáng nay nhiều bạn trao đổi bức xúc ấy với tôi, nhất là Phúc Chiến từ Vũng Tàu: "Mọi người thắc mắc quá. Mà trên blog của thầy Khoa nói thầy đã không còn được giảng dạy nữa".
Tôi lập tức chuyển thông tin này cho bạn. Có trả lời ngay: "Tôi mới hỏi lại Cục Nhà giáo của bộ. Anh em vừa làm việc với trường và thầy Khoa thứ 6 rồi. Thầy vẫn dạy bình thường".
Nhưng khi nói thêm về phóng sự vừa phát tối qua thì chiều nay nhận được trả lời: "Đã cử thanh tra đến làm việc khi nhận đơn của thầy Khoa. Sẽ xử lí nghiêm túc".
Thông tin của bạn làm chúng tôi thấy vẫn còn niềm tin ở lẽ phải. Mong mọi người tích cực ủng hộ bạn của chúng ta!

Chủ Nhật, tháng 11 23, 2008

Thứ Bảy, tháng 11 22, 2008

KỶ NIỆM KOKONG

( Thân tặng K )

Đào Duy

Kokong là đảo lớn ở phía Tây – Nam Campuchia nằm trong vịnh Thái Lan, cách cảng Congpongthom (Xihanucvin) gần 10 giờ tầu chạy, cách bờ biển Thái Lan hơn hai chục cây số. Diện tích khoảng 100km2 chủ yếu là núi và rừng nguyên sinh. Đỉnh cao nhất trên đảo mà tôi được biết khoảng 418m so với mặt biển. Xung quanh chân đảo là các bãi vịnh nhỏ, đẹp, hoang sơ và những vạt đất màu mỡ. Rừng có nhiều gỗ quý như Sao, Dầu … và trầm hương. Thú rừng có cả Hổ, Báo còn Nai, Hoẵng, Lợn rừng, Khỉ …thì nhiều

Dân trên đảo trước đây, nghe kể lại không đông lắm, họ sống chủ yếu bằng nghề chài lưới và trồng trọt, khai thác lâm sản. Từ ngày Ponpot nắm chính quyền dân bị giết gần hết, một số sợ hãi trốn được lên rừng rồi lần hồi tứ tán chả biết đi đâu, chỉ biết khi quân tình nguyện Việt nam đánh chiếm thì toàn bộ nơi đây chỉ còn là một hoang đảo.

Trong vịnh Thái Lan ngoài Kokong còn có một số đảo khác như Korong, Kotang, Koxalach … thuộc Campuchia Phía xa hơn là đảo Koput của Thái

Trên đường từ cảng Kongpongthom ra Kokong tàu thuyền thường ghé đảo Koxalach để tiếp nhiên liệu, nước và trả, nhận khách..

Từ Kokong vào thị trấn Ko Bí trên đất liền khoảng 5-6 km.Từ KoBí lên 6-7 km là thị tứ Pangxaxop .

Cửa khẩu Pakhoang giữa Thái và Campuchia cách Pangxaxop 5-6 km, nó nằm trên cửa sông Pakhoang. Từ cửa sông này đi vào sâu một chút là thị xã Kokong sầm uất.

Cách cửa sông Pakhoang 2 Km là địa danh Đồi Do ( khi đó ở đây có một đơn vị pháo của QK 9 chốt giữ ) ranh giới giữa Thái và Campuchia.

Kokong vào đầu những năm 1980 chỉ có một trạm ra đa hải quân của chúng tôi, ngoài ra trên đảo Kotang cũng có một đơn vị nữa.

Chúng tôi có nhiệm vụ kiểm soát vùng biển CPC-TL, phát sóng theo lệnh của cấp trên. Một ngày mở máy mấy giờ, thời gian còn lại chúng tôi dùng hệ quang học đặt ở độ cao 160 m để quan sát.

Trước đây ở điểm cao 418 m trên đảo công binhTrung quốc đang làm đường, san ủi mặt bằng, họ định bố trí trên đó một đài Rada có quy mô tương đối lớn. Chiến tranh biên giới nổ ra họ tháo chạy cả, bỏ lại công trình giở dang cùng hai chiếc máy ủi. Hai chiếc máy này lần hồi lính của tôi tháo dỡ hết. Tới độ có bốn cái ống thủy lực để nâng mâm gạt của máy sáng bóng, tròn to bằng cổ chân tưởng “bạch kim” lính tráng hì hục đục, ba bốn ngày giời. Thế mà đục được, tài thật! dấm dúi trốn chỉ huy đem bán cho tầu cá Thái, chả biết được bao nhiêu.

Trên đảo còn có môt đơn vị bộ binh làm nhiệm vụ bảo vệ thiết bị, khí tài cho trạm chúng tôi. Quân số lúc đông nhất lên tới cả đại đội.

Tôi có nhiều kỷ niệm với anh đại đội trưởng bộ binh mà sau này nghe nói đời quân ngũ của anh không được may mắn.

Ngay khi bước chân lên đảo, lần đầu gặp anh tôi đã nghĩ trong đầu “tay này chơi được đây” Đúng là mẫu chỉ huy trưởng thành trong chiến tranh rất hợp với tạng người tôi. Anh ngang tàng quyết đoán, từ vẻ bề ngoài lãng tử cho tới cặp mắt nhìn thẳng chính trực làm cho ta tin tưởng và yêu mến dù bạn là ai gặp khó khăn hoặc rơi vào hoàn cảnh rắc rối gì nhưng đứng bên cạnh con người này bạn hoàn toàn cảm thấy tự tin và yên tâm.

Ngay sáng 29 tết năm 84, ngày thứ hai bước chân lên đảo, chiến công đầu tiên của tôi bằng một viên Ak tôi hạ ngay được một chú khỉ. Rồi những năm tháng sau này lần hồi tôi hạ được Hoẵng, Nai, lợn rừng và chiến công “oai hùng ” nhất là tôi bắn được con báo gấm đực nặng năm sáu chục ký. Con báo giúp tôi có bảy chỉ vàng giắt cạp quần khi bán vội cho tàu cá Thái. Tôi biết là bán rẻ vì sau khi ngã giá xong tay thuyền trưởng cho vội vào hòm xốp to rồi bắt lính khiêng vùi xuống hầm đá dưới tàu

Tuy bán rẻ nhưng bù lại tôi có được một mối quan hệ tốt, mối quan hệ này cùng với những mối quan hệ khác với những người bạn Thái , Campuchia đã giúp đỡ tôi những năm tháng sau này.

Tôi tự đánh giá mình là một cán bộ năng động và có trách nhiệm với công việc. Tôi nói năng gãy gọn, lưu loát. Mà lạ, chả hiểu sao lời ăn tiếng nói của tôi lại có tính thuyết phục đến thế. Tất cả chỉ huy, đồng cấp và lính tráng thuộc quyền đều rất tin tưởng và quý tôi. Tính cách tôi mạnh mẽ, liều và chả biết sợ gì. Một mình trong đêm chỉ cần khẩu Ak và khẩu súng ngắn giắt dưới giầy tôi có thể lùng sục “khắp” đảo.

Rất nhiều sự đồn đại về sự hung ác, liều lĩnh, thoắt ẩn, thoắt hiện của bọn Ponpot nhưng tôi coi là chuyện nhỏ, chả là cái đinh gì. Tôi rất muốn đụng độ một lần với chúng xem sao, nhưng trong thực tế tôi chưa gặp chúng trên đảo lần nào.

Từ khi có tôi, lính tráng sướng hẳn, chả bao giờ còn phải quanh quẩn với món cá hộp, thịt hộp và đồ khô nữa. Tôi tổ chức cho bộ đôi tăng gia, nuôi, trồng rau xanh. Chúng tôi thừa ăn, quanh năm mùa nào rau ấy. Tôi cho lính mua heo bản đia Thái về nuôi, thả cho chúng lang thang dụ bọn heo rừng. Vớ được “gái lạ” bọn heo rừng đực kéo về rồi heo mẹ đẻ heo con chúng tôi có đến vài chục heo thịt f1,f2 thường xuyên trong vườn, gà thì rất nhiều, chả còn lo gì “đặc sản”. Thích lạ miệng thì xách súng đi săn, tôi đã xách súng đi thì ở nhà lính chỉ việc bắc nồi đun nước chờ.

Chuyện thế này, có một chú lính sắp ra quân sắm được cái Senko 5, chú chỉ lên cành cây khô cách chỗ tôi khoảng 20m rồi nói “ anh hạ được con chim kia em gửi lại anh chiếc đồng hồ ”

Tôi giương súng, đoàng! con chim bay mất đầu rơi xuống trong sự thán phục của lính tráng

Chú lính vén tay áo định cởi … Tôi ngăn lại: “ Thôi đừng sỹ, cho chú, cứ giữ lấy làm kỷ niệm, về quê ngủ với vợ, lâu lâu xem đồng hồ căn giờ để kiểm tra “thành tích” của mình còn tốt hay không. Mỗi khi như thế hãy bớt một chút vui thú để nhớ tới Anh cùng đồng đội những năm tháng sống chết trên đảo là được rồi. Các chú lính khoái chí, cười ồ lên hưởng ứng.

Tôi câu cá giỏi và sát cá. Tôi hướng dẫn cho lính tráng cách câu. Cá Hồng có con 2-3 kg, cá Mú 3-4 kg chúng tôi thường xuyên câu được, thậm chí có lần còn vớ được con đến 20 ký. Hoặc chúng tôi dùng thuyền chạy ven đảo buông lưới, cá tươi chả bao giờ thiếu.

Một lần đi kiểm tra đơn vị, vừa bước tới gần chòi quan sát tự nhiên tôi thấy bốn cái chân chòi làm bằng gỗ cứ rung lên “bần bật”. Thấy lạ, tôi trèo lên xem sao. Lên đến bậc thang cuối nhìn cảnh tượng trên chòi vừa bực vừa thương ( thương cho đời lính ép xác thiếu thốn, kham khổ ) khi trước mặt tôi, chú lính súng gác vai, ống nhòm lủng lẳng trên cổ, người ngả ra, đầu thì ngoẹo bố nó sang một bên, hai mắt lim dim còn tay thì đang “ By hand ”.

Giật mình vì sự xuất hiện của tôi, chú lính mặt tái dại.

Tôi vội đánh trống lảng:

- Có tàu lạ nào lảng vảng quanh đảo không ? vùa nói tôi vừa vòng tay lấy cái ống nhòm trên cổ cậu ta quét một vòng vùng biển trước mặt.

- Chú ý theo rõi hai chiếc tàu cào cá của Thái phương vị … Tôi dặn , rồi tụt thang leo xuống.

Về đến doanh trại trông thấy tôi, nhóm lính hoàn thành công việc buổi sáng được giao, đang ngồi đàn hát, một chú giọng Thái Bình oang oang “ Nâu nay thiếu chất cay, thèm quá thủ trưởng ơi ” .

Ừ! Mà cũng lâu thật, dễ đến cả tháng nay lính tráng của tôi không có tý men, nghĩ cũng tội . Tôi bỗng chợt nghĩ tới hai chiếc tàu cáThái. ( thế quái nào họ chả đem theo bia rượu!.)

- Có thích uống không?

-Thủ trưởng chỉ hay đùa .

- Chờ đấy!

Tôi nói:

- Anh cần hai chú đem theo Ak. Rồi giắt vội khẩu súng ngắn.

- Theo anh!

Chúng tôi chạy xuống bãi biển nhảy lên Xuồng. Xuồng được lắp hai máy Honda10, rồi nổ máy rời đảo.

Tôi cho Xuồng chạy lòng vòng gần bờ giả bộ đi kiểm tra xung quanh đảo. lúc này hai chiếc tàu Thái đã vào sâu thêm và đang mê mải tận thu Chúng tôi cứ từ từ, lấn dần, lấn dần cho tới khi còn cách khoảng 2km, bất thần tôi cho Xuồng quay đầu nhằm hai chiếc tàu Thái mở hết tốc lực lao tới

Áp sát mạn tôi nhảy phắt lên tàu theo sau là một chú lính. Một chú ở lại Xuồng đề phòng bất trắc.

Cả tàu xanh mặt, tôi chào họ và nói bằng thứ tiếng Thái “bồi”

- Các anh phải quay lại, đây là khu quân sự! Tôi dọa.

- Lần sau các anh phải chú ý. Nhất là vào ban đêm nếu tàu các anh vào gần đảo quá nếu có sự hiểu lầm thì rất nguy hiểm. Các anh nên kiểm soát kỹ tọa độ của mình.

Tay thuyền trưởng cứ xuýt xoa xin lỗi và khẩn khoản mời chúng tôi ngồi rồi lấy bia ra đãi.

Trao đổi chuyện trò một lúc, tôi đặt vấn đề

- Các anh có đem theo bia, rượu, thuốc lá không. Để lại cho chúng tôi một ít.

Chưa nói hết lời tay thuyền trưởng đã sốt sắng

- Có! Có chứ ! Những thứ đó dưới hầm hàng của chúng em bao giờ chả sẵn, nếu không sợ “xui” thì đến cả đàn bà con gái trên tầu chúng em còn có nữa là.

Mấy gã thủy thủ thấy xếp nói đúng ý sướng quá, cười hô hố.

Tay thuyền trưởng vừa dứt lời tôi đã thấy họ chuyển ngay xuống Xuồng chúng tôi nào bia, nào thuốc, thuốc toàn loại Samit thơm, đậm có tiếng. Tôi rất khoái loại thuốc này. Ngoài ra họ còn cho chúng tôi một thùng xốp tôm tươi.

Chia tay tôi nằng nặc đòi trả tiền nhưng tay thuyền trưởng không chịu. cứ cảm ơn rối rít, rồi nói: được gặp, chuyện trò, trình bày và được biếu các anh chút quà là vinh hạnh cho tụi em lắm rồi

Xuồng cặp bến lính tráng phục lăn. Bia bọt, thuốc và tôm tôi cho lính xả láng.

Chả hiểu sao quãng thời gian mùa khô 86 đầu 87 dân vượt biên giạt vào chỗ tôi nhiều thế. Đủ cả: lớn, bé, già trẻ, đàn ông, đàn bà, “quốc tịch” thì khắp. Từ t/p Hồ Chí Minh đến Kiên Giang, từ Bến Tre, Bạc Liêu tới Sóc Trăng, Cà Mau …thời điểm nhiều nhất có lúc tới bảy mươi thuyền nhân chúng tôi phải “chăm sóc”. Nếu tôi nhớ không nhầm thì quãng thời gian tôi ở đảo số thuyền nhân dạt vào tổng cộng không dười 500 người

Thuyền vào đảo thường là ban đêm, họ nói bằng thứ tiếng anh “giả cầy”: “ Chúng tôi là người Việt Nam xin tị nạn Chính Trị vì không chịu nổi nạn vi phạm nhân quyền và kinh tế khó khăn tại quê hương ”. Họ tưởng là đã vào tới đất Thái hoặc đảo nào đó của Malaixia chăng?

Tôi cho lính “ăn theo” trong đêm cũng xì xồ lại bằng thứ ngôn ngữ “nước ngoài” tự nghĩ ra chả thằng nào nói giống thằng nào ( muốn cười mà không dám cười sợ lộ ) rồi gom tàu thuyền và đưa tất cả lên dãy nhà bỏ không trong đơn vị, rồi bố trí cho họ cơm ăn, nước uống tử tế.

Sáng hôm sau khi biết bọn tôi là lính “Việt cộng”, họ lăn ra khóc lóc thảm thiết xin đừng bắt họ giao trả về Việt Nam tạo điều kiện cho họ đi tiếp họ sẽ hậu tạ. Trong khi chờ đợi trả lời của cấp trên. Vì số người quá đông tôi quyết định mở kho gạo dự trữ của đơn vị để nuôi sống họ. Vì chuyện nhân đạo này mà sau này tôi suýt bị kỷ luật.

Đàn bà con gái trong đám thuyền nhân sau ba bốn ngày được ăn uống tử tế tắm giặt sạch sẽ bằng xà bông Camay mà chúng tôi đưa cho. Người ngợm, mặt mũi sáng hẳn ra, thân thể quần áo mùi thơm cứ xộc lên. ( Loại xà bông xa xỉ này chúng tôi không thiếu.)

Lính tráng nhìn đám đàn bà con gái mắt lồi ra, như chỉ chực rơi “vọt” con ngươi xuống đất. Chỉ cần được nhìn, được nghe tiếng phụ nữ đối với họ đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đơn vị tôi từ lính tráng tới chỉ huy đều ở tuổi trai tráng hừng hực sức lực, công việc không mấy vất vả, ăn uống lại đầy đủ, thừa chất, thời gian thì mênh mông nên “thèm”.

Thèm ăn, thèm uống nó là cái thèm vật chất, con người ta thiếu ăn thiếu uống lâu là chết, như cái xe chạy hết xăng vậy.

Có nỗi thèm khác, không có nó con người ta chả chết, nhưng nhiều quá lắm khi lại đâm quỵ. Chả biết nó là “vật thể” hay “phi vật thể ” nhưng thiếu nó con người tự nhiên thấy u uất, day dứt, bồn chồn chả muốn làm gì. Đàn bà, con gái thiếu nó thì cái duyên, cái thùy mị tự dưng mất đi. Còn đàn ông thì như người uống nhầm phải rượu mật gấu rồi đâm giở chứng “đá thúng đụng lia” cáu kỉnh.

Chả thế mà mấy tay phi công vũ trụ, bác sỹ bắt mỗi tuần phải ngủ với vợ hai bận cấm nhiều hơn dù thèm mấy chăng nữa.

Do vậy từ khi có đám thuyền nhân tôi lại đâm lo, một lỗi lo khác. Chỉ sợ mấy chú lính bức bách quá làm liều thì chết. Tôi thường xuyên họp đơn vị nhắc nhở, kết hợp với giám sát kiểm tra.

Tôi nói: Đơn vị không cấm các đồng chí quan hệ với “đồng bào” nhưng phải là sự đồng thuận trên cơ sở tình cảm quân dân chân thành, “thắm thiết” không được làm điều gì vi phạm kỷ luật quân đôi. Ai vi phạm tôi sẽ kỷ luật nặng.

Sau này tôi biết lính tráng lần hồi họ cũng “làm ăn” được, tán tỉnh giỏi thật, đúng là lính trẻ.

Có tàu vượt biên khi vào tới đảo đã chết máy, nước, lương thực dầu hết, lênh đênh trên biển nhiều ngày Nếu không may mắn gặp chúng tôi mà gặp hải tặc thì không biết mạng sống của họ ra sao. Họ hàm ơn và quý mến chúng tôi

Một số tàu sau khi cho họ nước, lương thực, dầu chúng tôi chỉ đường cho họ đi. Nhưng có tàu vì không giấu được chúng tôi đành phải báo cáo cấp trên rồi đưa họ quay lại nơi xuất phát. Sau này tốn kém quá nên chúng tôi chở họ vào thị xã Kokong rồi từ đó chân trời góc bể tự do muốn đi đâu, tùy họ!

Những người bạn Thái, Campuchia mà tôi quen biết họ rất tốt, cũng có thể do vị trí của tôi trên đảo chăng?. Đúng! nhưng đó chỉ là một phần mà chính là cái tình, cái nghĩa, cách cư xử, sự giúp đỡ chân thành của chúng tôi đối với họ. Loại bỏ những điều lớn lao “cứu rỗi sự sống cho cả dân tộc họ”, là những điều rất cụ thể mà chúng tôi ngày ngày vẫn làm.

Khi nghe tin tôi sắp cưới vợ có người mừng tôi cả thùng thuốc 555. Rồi sỹ quan chúng tôi có tiêu chuẩn mua xe máy họ mua giúp xe tốt giá rẻ rồi đem tới tận nơi …

Có một lần người bạnThái gốc Việt nói với tôi:

- Anh muốn tôi giúp anh có thật nhiều tiền không?

Tôi trả lời:

- Ai chả muốn.

-Tôi bầy cho anh cách này, mà vị trí của anh hoàn toàn có thể

- Anh nói đi

- Trồng Cần sa.

- Cần sa ư! Tôi hơi hoảng. Sau một hồi im lặng tôi nói

- Để tôi suy nghĩ đã, tôi chưa quyết định ngay được

- Anh cứ nghiên cứu đi, tôi nghĩ đó là một hợp đồng tốt đấy

Trở về , người đầu tiên tôi nhớ tới là anh đại đội trưởng bộ binh. vội lao sang chỗ anh bàn bạc. Anh ok. Thế là chúng tôi thống nhất .

Nhưng đêm nằm tôi suy nghĩ trằn trọc không ngủ được, một bên là tiền bạc là giàu có một bên là danh dự, trách nhiệm và gia đình …

Bao nhiêu lời mời rủ rê hấp dẫn như vượt biên, bán bãi, buôn hàng lậu … Bấy lâu tôi đã “thoát” được, không lẽ bây giờ …

Công việc này quá dễ đối với chúng tôi. Tôi bỗng nhớ tới lời bà nội tôi khi xưa - Cái gì “quá” đi đều không tốt.

Rồi tôi quyết định từ chối, trùm chăn, ngủ ngon một mạch tới sáng.

Người bạn Thái rất tiếc cho quyết định của tôi

Quãng thời gian ở Kokong, chúng tôi như Robinson trên hoang đảo, vượt qua được cám dỗ vật chất, những dục vọng thể xác, nỗi cô đơn xa quê hương, tất cả những gì tối thiểu nhất của đời sống tinh thần mà mỗi con người cần phải có, từ nụ hôn người yêu đến sự thèm khát bản năng … Tất, tất thảy như hạt mưa trên sa mạc.

…..

Hoàn thành nhiệm vụ sau năm năm ở đảo tôi xin ra quân. Mất mấy năm vất vả, vật vờ. Những ngày ấy có lần gặp lại người thủ trưởng cũ thấy tôi khổ quá ông ân hận “ Biết thế này ngày ấy tao không ký quyết định cho mày ra quân ”.

Đời người ta ai cũng có cái số, cái duyên. Vài kỷ niệm nho nhỏ trong quãng thời gian năm năm ở Kokong vừa kể cho các bạn là một phần trong cái duyên, cái số của tôi .

T/p HCM 2/11/08