Thứ Hai, tháng 3 31, 2008

Chuyện “cá” tháng Tư

GM

Bộ phim “Thanh kiếm và lá chắn” nói về người tình báo Xô viết Aleksandr Belov (nghệ sĩ Stanislav Liubshin thể hiện) đến nước Đức từ năm 1940 dưới cái tên Iogann Vais - một người Đức hồi hương. Từ một binh nhì, đến năm 1944 được phong cấp thượng uý và chuyển về Berlin, phục vụ trong đội ngũ SS. Ngay từ những ngày đầu trên đất Đức, Aleksandr Belov đã thu thập được những tin tức tình báo có giá trị, trong đó có ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô (22/6/1941).
Bộ phim được xây dựng từ nguyên mẫu - điệp viên Rudolf Abel của Liên Xô. Rudolf Abel tên thật là Wiliam Fisher, sinh ngày 11/7/1903, tại thành phố Newcastle (Anh) trong một gia đình di cư người Nga. Bố là người gốc Đức, thuộc tỉnh Yarovslav (Nga), còn mẹ là người ở thành phố Saratov.
Sau chiến tranh thế giới thứ II ông sang Mỹ tiếp tục hoạt động và bị bắt năm 1957, do sự phản bội của thượng tá KGB Konstantin Ivanov. Ngày 10/2/1962, trên cây cầu Glienicker tại biên giới Đông và Tây Berlin đã diễn ra cuộc trao đổi tù nhân lịch sử giữa Mỹ và Liên Xô. Wiliam Fisher được tự do để phiá Mỹ nhận lại viên phi công Francis Powers bị phía Liên Xô bắn rơi trên chiếc máy bay do thám U-2 ngày 1/5/1960 tại vùng Sverdlov. Francis Powers bị buộc tội làm gián điệp và bị phía Liên Xô xử án 10 năm tù giam.
Cuộc đời của Wiliam Fisher là nguồn hứng khởi để nhà văn V. Kozevnikov viết nên thiên tiểu thuyết nổi tiếng “Thanh kiếm và lá chắn”. Tuy nhân vật chính là Aleksandr Belov gợi nhớ đến cái tên Abel, nhưng nội dung của cuốn sách khác khá xa với đời thực của Rudolf Abel.
Với những đóng góp lớn lao cho Tổ quốc, đại tá Wiliam Fisher được tặng 3 huân chương Sao Đỏ, huân chương Lenin, huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng 1 cùng nhiều huân huy chương khác.
Ngày 15/11/1971 ông qua đời và được chôn cất tại nghĩa trang Donsky ở Matxcva.
Và đây là bài hát nổi tiếng “Tổ quốc bắt đầu từ đâu” trong phim, mời các bạn lắng nghe (http://download.sovmusic.ru/m32/nachrod.mp3)


С чего начинается Родина
Музыка: В. Баснер
Слова: М. Матусовский

С чего начинается Родина?
С картинки в твоем букваре,
С хороших и верных товарищей,
Живущих в соседнем дворе,

А может она начинается
С той песни, что пела нам мать,
С того, что в любых испытаниях
У нас никому не отнять.

С чего начинается Родина...
С заветной скамьи у ворот,
С той самой березки что во поле
Под ветром склоняясь, растет.

А может она начинается
С весенней запевки скворца
И с этой дороги проселочной,
Которой не видно конца.

С чего начинается Родина...
С окошек горящих вдали,
Со старой отцовской буденновки,
Что где - то в шкафу мы нашли,

А может она начинается
Со стука вагоннах колес,
И с клятвы, которую в юности
Ты ей в своем сердце принес.

С чего начинается Родина...


Tổ quốc bắt đầu từ đâu
Nhạc: V. Basner
Lời: M. Matusovsky

Tổ quốc bắt đầu từ đâu...
Từ những bức tranh trong sách học vần,
Từ những người bạn trung thành, đôn hậu,
Sống cùng trong khu phố với mình,

Và cũng có thể bắt đầu
Từ lời mẹ ru khi còn thơ ấu,
Từ ngay trong bao thử thách gian lao,
Chúng ta, không một ai khuất phục.

Tổ quốc bắt đầu từ đâu...
Từ chiếc ghế băng thân quen trước cổng,
Từ cây bạch dương trên cánh đồng quê,
Vẫn uốn mình mọc lên trong gió,

Và cũng có thể bắt đầu
Từ tiếng chim sáo mùa xuân thánh thót,
Từ con đường làng ta vẫn đi qua,
Phía đầu kia kéo dài vô tận.

Tổ quốc bắt đầu từ đâu...
Từ khung cửa sổ rực sáng phía xa,
Từ chiếc mũ có ngôi sao, chóp nhọn (1),
Của cha, ta tìm thấy trong hòm.

Và cũng có thể bắt đầu
Từ tiếng gõ bánh xe toa tầu hoả,
Từ lời thề ta đã hứa với em,
Bằng trái tim của thời trai trẻ.

Tổ quốc bắt đầu từ đâu...

(1) Mũ của Hồng quân thời nội chiến gợi nhớ hình ảnh của Pavel Korchagin

CŨNG LÀ ĐẶC BIỆT

Vài hình ảnh Tổng quản ăn đám cưới con Bình tớn.





1- Trước đám cưới







2-Cách TQ đang ăn cưới( túi đồ tác nghiệp để một bên)











3- Sau đám cưới, TQ"chức năng đã phục hồi",quân dung tươi tỉnh.

Ghi Chép … lai rai

                CHÍ THỌ (K3)

Sáng 27/03/08, Khánh Tường Trưởng ban liên lạc K3 trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi (phía Nam) thông báo: Nhân dịp về nước, bạn Song Yên mời cơm thân mật… Có mặt tại Hội quán Jodee 198 Hoàng Văn Thụ (Tân Sơn Nhất) khoảng 20 người: Khánh Tường, Dũng “cố đạo”, Dũng “vịt bầu”, Tạ Chiến, Đức “cối”, Chí Thọ, Chí Nhân, Anh Minh, Công “còm”, Hồ Xuân Nam, Đức Bình, Kỳ Nghĩa, Minh Chính, Phạm Nguyễn, Tuấn Linh… Ngoài ra còn có một bạn gái nữa hơi lạ (anh em rất hoan nghênh khi biết đó là phu nhân của đại tá Dũng “gỗ”!).

Mọi người nâng ly chúc mừng Song Yên “hồi quốc” và còn nhớ đến anh em (quan trọng nhất là còn nhớ đến nhau!). Song Yên dạo này trông khỏe, trẻ hẳn ra… Thật mừng cho bạn! Bạn cho biết: Do hai con gái đều sang học và làm ăn ở Bắc Kinh, nên phải sang để giúp đỡ các cháu. Nhớ nước, nhớ nhà lắm, nhưng thấy các cháu làm ăn được nên cũng vui… Ai cũng khen Song Yên khắc phục được nhiều khó khăn, “thân gái dặm trường” mà vẫn tự lực vươn lên, tạo lập được cuộc sống mới…

Dũng “vịt bầu” đang ngồi “ba hoa” giữa hai cô bạn gái, thì bị Minh Chính (vào muộn) “đẩy” ra ngoài, chen vào ngồi cạnh Song Yên. “Vịt bầu” ấm ức dằn ly… trà đá (độ này hắn “mất nhuệ khí” đến mức chỉ xài được thứ đó), miệng làu bàu, liếc xéo qua Minh Chính :

- Khóa mình có gần 200 thằng, thì có 21 thằng “đi” rồi. Coi bộ mày muốn “làm” thằng thứ 22 chăng?!

Nói vậy, mà ai cũng bùi ngùi: 21 đồng chí “đi” rồi kia à? (Hơn 10% quân số đấy). Làm gì nhiều thế ?! Này nhé: Thời chiến tranh là… Thời bình là… Gần đây lại có mấy đưa nữa… Khánh Tường gạt đi :

- Thôi, đừng nói chuyện ấy. Xui lắm!

- Thì chúng ta đã từng hứa với chúng nó là… - Đức Bình lên tiếng – Chúng mày “ra đi” nhưng mãi vẫn còn trong lòng bạn bè. Mỗi dịp gặp nhau, tụi mình không nhắc thì ai nhắc nữa.

Mọi người gật gù :

- Ừ đúng! Tụi mình không nhắc thì còn ai nhắc nữa.

Một bạn (“không rõ” tên) cầm ly bia đến cụng với tôi, rồi bá vai cười khúc khích, thì thầm :

- Chắc ông cũng biết ngày ấy tôi… mê Song Yên lắm ?!

- Ừ… - Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng kịp thời tỏ ra “thông cảm” ngay – Bọn con trai “tụi mình” đưa nào mà chẳng có khi như thế, với một ai đó… Nhưng mà này, giữa “mê” và “yêu” có hơi khác nhau một chút đấy nhé.

- Đúng quá!... Nhưng phải mấy năm sau tôi mới hiểu ra điều ấy – Chàng ta vẫn chân thành “cởi mở” – Đến nỗi mỗi ngày mà không nhìn thấy nàng một tí là… khỏi ăn, ngủ luôn. Thế nhưng cái khoản tán gái thì tôi…hèn lắm. Chỉ đứng xa xa ngẩn ngơ nhìn thôi.

- Tớ không biết rằng như thế có là hay cho cậu không nữa?! – Tôi thở dài đầy vẻ… cảm thông – Nhưng với cô bạn của chúng ta, nếu không nhận ra được điều đó, thì quả là… không may. “Chỉ đứng xa xa ngẩn ngơ nhìn thôi” Chà, còn gì bằng nữa! Thật may phúc cho cô gái nào vớ được một chàng trai… “hèn nhát” như thế(!)… Mà này, rồi sao nữa?

- Còn “trăng” với “sao” gì nữa(!). Thế thôi. Tớ đã tự nhận là…hèn mà.

Hai thằng đàn ông tóc hoa râm bá vai nhau cười như nắc nẻ… (Tôi định tranh thủ “khai thác” y, hóa ra y lại “cao thủ” hơn tôi tưởng). Đối với thế hệ chúng ta, nói về những chuyện như thế quả là dễ chịu hơn nhiều so với chuyện lạm phát đang tăng cao, hay thị trường chứng khoán sắp đảo chiều(…).

Dũng “cố đạo” quay lại nói với “cô bé đại diện toàn quyền” cho Dũng “gỗ” mà rằng :

- Ở khóa anh có những 7 thằng tên là “Dũng”. Này nhé : “Dũng “cố”, Dũng “gỗ”, Dũng “bầu”, Dũng “cận”… mà trong đó thằng Dũng “gỗ”, tuy “chưa” đep trai lắm, nhưng lại là người… đứng đắn nhất hội đấy. Em “vớ” được nó là … nhất!

- Thế cơ à ?! – “Cô bé” bật cười – Mãi tới hôm nay em mới biết điều ấy(!) . Kỳ này về em phải “túm” anh ấy lại mới được. Từ khi về hưu anh ấy cứ xách máy ảnh, diện rất bảnh, đi lang thang hoài… Khi về lại cứ hay ngắm vuốt, rồi cười… một mình (!)

- Ôi chao, thế thì phải cảnh giác cao độ đấy – Ai đó (hình như là Hồ Nam?) cao giọng – Thời buổi này “nhất” với “nhì” hay “bét” chỉ trong li tấc thôi. Còn ai giám sát, kiểm điểm nữa đâu(!). “Ý thức tự giác” kém lắm… Mình có được gì thì ráng mà giữ.

Mãi sau Phạm Nguyễn mới lò dò đến. Độ này trông hắn có phần hơi “xuống sắc”: Râu, tóc đều bạc; chân đi tập tễnh… Không lấy thế làm phiền, hắn giải thích :

- Tớ sắp phải thay khớp… háng . (Nghe mà ghê!). Tốn những 60 triệu đồng cơ. Mấy tay “tây y” cho rằng: Cái khớp của tớ… mục hết rồi. (Càng ghê!). Nguyên do là vì … rượu!

Nói đến đây (như để tỏ rõ bản lĩnh) hắn rót ngay một ly rượu to, lục túi áo lấy ra thêm chai rượu inox sáng loáng đổ thêm vào ly, thành một thứ nước… nhờ nhờ. Rồi (chẳng thèm mời ai) hắn làm “cái ực” mấy ly liền… Công “còm” tò mò (có lẽ cũng muốn thử một chút coi sao) :

- Rượu thuốc hả? Ngon quá nhỉ! (Nói đến thế mà ông bạn Phạm Nguyễn vẫn chẳng thèm mời cho một ly).

- Thằng này… kỳ quá! – Phạm Nguyễn càu nhàu – Tao có sắp chết đâu mà thèm uống rượu thuốc. “Rắn mai gầm” đấy! Phải hòa với nhau mới… đã! Mấy thằng “tây y” ngu lâu! Bệnh tao là do mất cân bằng… âm dương (Thầy Tư lang phán vậy!). Nên phải dùng tới thứ … đại bổ này để cân bằng lại.

Dũng “vịt bầu” lắc đầu : "Nó vẫn chưa tởn! chưa tởn…".

Trưởng ban liên lạc điểm qua “quân số”, chậc lưỡi :

- Hôm nay vui, nhưng vẫn còn thiếu mấy người… Tiện đây xin nhắc “cựu Trưởng ban” Đức Bình là … độ này cậu vắng mặt hơi nhiều, khiến anh em “nhớ” lắm.

Tạ Chiến đỡ lời giùm Đức Bình :

- Từ hồi “mất chức” trưởng ban liên lạc, hắn có hơi bị “sốc”. Đang “quyền cao chức trọng” việc gì cũng tới tay. Nay chẳng ai “nhắn nhe” gì, chẳng ai gọi đi nhậu… làm sao không có phần… hụt hẫng. Nên thông cảm (!)

Mãn tiệc mọi người tranh thủ chụp vài kiểu ảnh kỷ niệm. Song Yên bỗng đưa máy ảnh cho Chí Thọ, nhờ bấm giùm vài kiểu bên… Anh Minh(?) (Minh “lipít” vốn rất thích chụp ảnh, ai mời chụp là hắn cứ tít cả mắt lại). Tạ Chiến đứng cạnh “tấm tức” càu nhàu :

- Tức quá!... Rõ là mình đang đứng sờ sờ đây với mái tóc đen óng ả (kỳ thực thì cũng đã hoa râm quá nửa) mà không được mời, lại đi chụp chung với “ông lão” Lipít tóc bạc phơ(!)

Chí Thọ tặc lưỡi :

- Song Yên “nó” tinh lắm! Nhìn bề ngoài thì rõ ràng thằng Lipít vẫn còn… đẹp trai hơn cậu đấy (!)

“Ủy” viên chính sách” Đức “cối” hô mọi người dàn hàng để chụp vài tấm ảnh chung. Ai cũng phải rạng rỡ vui tươi như thời Quế Lâm vậy… Chuyện nhỏ thôi, nhưng mai mốt “Tây xuất Dương quan”* rồi, giữa trời đông giá lạnh xứ người, hẳn Song Yên sẽ phần nào thấy ấm lòng, vì nơi quê hương vẫn luôn còn rất nhiều “cố nhân” chưa quên bạn…

(Ghi chép vội vàng khi đang… lai rai, nên có gì “không phải” mong các bạn cảm thông)./.

Tp HCM 28/3/2008

(Tác giả nhờ chuyển sang Bantroikhoa3, nhưng vì "nhờ" nên đã ăn cắp bản quỳên. Hì!).


Thơ "Đôi khi" của TM

TM, sau một loạt bài "thịt chó" gây xúc động giới ... nhậu, đã trở lại văn đàn với bài thơ "Đôi khi" trên sàn Út Trỗi.
Xin chỉ điểm với mọi người.

Hai ngày nghỉ cuối tuần

1. Họp mặt k4
Chiều thứ sáu, anh em k4 gặp mặt Dương Minh (JM) ở Vườn treo Babylon, không đến được vì có việc. Hẹn JM trưa sau. 11g cả bọn gặp nhau ở "Quán Cá" Nguyễn Huy Tự, sát nhà Tương Lai. Đến nơi đã thấy GM, ĐCương, VTMai, JM, TLai, Vinhnq k8 và Hồng Hải mới từ Canada "hồi hương". Được 1 lúc thì Trung Nghĩa, VHPhúc đến. Vui, ngòai việc nâng lên hạ xuống thì anh chị em bàn nhiều việc. Mọi người ủng hộ ý tưởng của Nguyễn Quang Bắc k5: vận động xây nhà văn hóa ở Yên Mỹ, Đại Từ. BLLk4 có ý định tổ chức về thăm chiến truờng xưa vào dịp 15/10 năm nay, nếu hòan thành công trình vào dịp này thì quá ý nghĩa.
Nên nhớ chỉ còn vẻn vẹn 7 tháng!!! Xin anh em cho ý kiến gấp để có thể vận động các khóa cùng tham gia!

2. Xong tiệc, ai về nhà nấy, riêng JM ra HN thì hòan cảnh "xe-li-pa-té" (a-lông đờ-lanh) nên sẵn sàng cùng chúng tôi đi Bắc Ninh dự trao cúp của giải bóng đá Đại Phúc - Việt Hà sau 1 tháng thi đấu đã kết thúc. Xe nhà có, đường nhân dân cho lại "thông và thoáng" nên sau hơn nửa tiếng đã có mặt tại sân Đại Phúc. Có ngay pô ảnh của ban lãnh đội với cánh su-poóc-te lên muộn (đứng sau là danh thủ Điệp "lùn", ở góc là vợ Văn Hùng). Tuần này CAHN nghỉ. Trận 1, QLTT HN thua Lão tuớng Bắc Ninh 1-0, chỉ kịp xem trận 2. Trận sau Bia Việt Hà thắng Đại Phúc 3-1. Kết quả giải được đăng tải tại Uttroi.

Thật vô tình mà anh em biết thêm chuyện mới. Em trai (cũng tên JM) cùng bố, khác mẹ của bạn ta từng đá đội trẻ CAHN năm 1987-88. (JM em sinh 1970, đúng năm ông già JM hy sinh trong chiến trường. Cả nhà không biết cho tới cuối những năm 80, JM mới đi tìm và gặp dì. Dì vốn là dân điệp báo thời kháng Pháp, yêu ông già JM tha thiết, sau không lấy ai. Dì đã mất. Anh Lan, nay là lãnh đội Lão tướng CAHN, từng là sĩ quan anh ninh nên biết bà)... Mỗi lần ra công tác, trước khi về Tp, JM đều đến thăm em và cùng ăn bữa cơm chia tay rồi JM em đưa JM anh ra sân bay. Cũng là chuyện hay!

3. Chủ nhật thăm Hà Đông
Vợ chồng tôi cùng chú em Hiển (Tạp chí CAND) rủ nhau đi Hà Đông. Để vợ vào lang thang ở làng lụa Vạn Phúc, còn tôi và Hiển tới thăm cụ Khôi (em cụ Phan Trọng Tuệ, vợ cụ Nguyễn Duy Thân - nguyên ủy viên UBKNHN 1945, cậu ruột cụ Lê Quang Đạo, năm 1952 mất ở Trung Quốc). Cụ Khôi giờ ở cùng Nguyễn Duy Thành (Vô tuyến khóa 8 Quân sự) ở 36 ngõ Hưu trí, gần trường Cấp 3 Nguyễn Huệ. Hôm nay Thành trực chỉ huy không về được.
Vì ông già từng tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở HN nên tôi đã tìm rồi có quan hệ thân thiết với gia đình các ủy viên UBKNHN. Nay còn Đại tướng Nguyễn Quyết, vợ cụ Nguyễn Duy Thân (mẹ Thành), chú Lê Trọng Nghĩa. Cụ Khôi năm nay đã 90 nhưng đi lại phăng phăng, nhớ nhiều chuyện cũ. Cụ sinh ra ở Viên-chăn nên còn nhớ cả tiếng Lào. Hẹn sẽ đón chú Lê Trọng Nghĩa, cũng là ủy viên cùng cụ Nguyễn Duy Thân, vào thăm cụ. Ra cổng thấy có lô cốt còn lại xem trong khu dân cư, thấy hay quá đã chụp lại.
Làng lụa Vạn Phúc đầy các cửa hàng bán lụa và sản phẩm lụa. Khách ta, khác Tây, xe pháo kéo về ầm ầm. Tuy nhiên cũng phải cảnh báo là hàng ở đây "chế" nhiều.
Sau đó, chúng tôi về thăm nhà cụ Tư Thủy, cơ sở cách mạng của ông Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo... Thắng, con trai cụ Tư Thủy (vì cụ nóng như lửa nên ông Hoàng Văn Thụ đặt tện này để tự chỉnh mình!), giờ làm tổ chức của CA Hà Tây. Gặp cánh bạn cũ của Thắng là CCB Tăng Thiết giáp đến chơi. Mọi người cùng ở lại ăn trưa.

Hai ngày nghỉ ý nghĩa. Vui hơn khi Đào Duy phone ra vì thấy có truyện ngắn của hắn đăng ở Tiền phong Cuối tuần (viết và mạng). Mời anh em dùng thử!

Chủ Nhật, tháng 3 30, 2008

Bạn

Đức Dũng

Hắn và tôi cùng K5, tôi lên trường từ những ngày đầu ở trai Hòe ,Hiệp hòa Hà bắc Thầy giáo và là đại đội trưởng đầu tiên của khóa là thầy Ninh cử Trực.Lớp trưởng là ông bạn vàngKiến Quốc .Còn Hắn có lên cùng thờiđó hay không ?đến bây giờ tôi cũng không nhớ nữa ,kể cả Hắn ở trung đội nào quả tìng tôi cũng quên rồi .Chỉ biết hồi còn ở trường tôi nghịch ngợm lại biết tí nghề (bónh đá ) và sau này là cầu thủ nên cũng còn có người biết đến .Còn Hắn thì thuộc diện bình thường.Và cứ như vậy chúng tôi sống với nhau cho tới ngày ra trường
Chia tay nhau ,cũng chẳng biết có còn gặp đươc nhau nữa hay không vì đất nước vẫn còn chiến tranh mà gia đình mỗi thằng một nẻo .Thuổa ấy hìng như cũngkhông ai ghi sổ lưu niệm như hoc sinh bây giờ. Mấy đứa lên đại học Quân sự như K Quốc, Chí Hòa....vài đứa ra ngoài như tôi, Khánh Tần,
Quang bành...Quốc Việt thì theo nghề của bố (cụ Viễn Chi ) vào An ninh còn đai đa số thì vào đại học Quân Y.Tốt nghiệp nghe nói các bạn được phân công đi nhiều đơn vị khác nhau
Thời gian sau đó tôi cũng còn gặp nhiều bạn cũ cùng khóa, nhưng với Hắn thì không,kể cả những ngày sống ơ đất khách quê người ,những lúc nhớ quê hương nhớ gia đìng nhớ bạn bè , nằm vắt tay lên trán nhắm mắt với những kỷ niệm ngày xưa .Bao nhiêu khuôn mặt thân yêu của các thầy cô ,các bạn cùng khóa cùng lớp với những vui buồn trong những ngày xa cha mẹ sống bên thầy cô ,bạn bè ở trường Trỗi cứ theo nhau hiện về .Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ có hìng ảnh của Hắn .Quên bạn bè ư? không đời nào.Nhưng chẳng hiểu sao tôi lại không nhớ ra Hắn để mà nhớ.
Thế rồi,24 năm sau ngày chúng tôi chia tay nhau ở trường Trỗi (1994).Tôi gặp lại Hắn, rất tìng cờ .Mong các bạn hãy hiểu cho 24 năm quả là một thời gian thật dài với bao nhiêu biến cố của tao hóa .Con người ta may mắn sống sót sau chiến tranh ,phải vật lộn với cuộc sống khó khăn thời bao cấp và phải phấn đấu với biết bao nhiêu sức lực để mà được sống được tồn tại như ngàyhôm nay.
Nhưng thưa các bạn.Vừa mới nhìn thấy nhau thôi ,chúng tôi đã nhận ra nhau .Khi bàn tay đã nắm chặt bàn tay, câu đầu tiên Hắn đã làm tôi cảm động .Hắn hỏi:(Mày và gia đình co khỏe không? Đức Dũng ơi mày nhận ra tao không ?Hắn gọi tên tôi nghĩa là Hắn vẫn nhớ tôi . Còn tôi thì nhận ra ngay Hắn .Quốc Khánh, Vâng đấy là thằng Khánh (mào) khóa 5 của chúng tôi .Còn chuyện này nữa cũng muốn thưa với anh em luôn là ở khóa 5 chúng tôi thằng nào cũng được đặt riêng một cái tên cúng cơm .Cái tên cúng cơm của tôi nói ra nếu ai trong chúng ta hiểu lịch sử của người Trung Hoa thời nhà Mãn thanh . Thì cái tên Hòa Thân đệ tử của vua Càn Long còn gọi bằng cụ tên ấy là Đức nịng thần vì lúc đó tôi đươc thầy Trưc quí lắm,đến tận bây giờ mỗi lần được về nước họp lớp thầy Vọng vẫn gọi tôi là con nuôi thầy Trực mà cái thằng bạn đặt ra cái tên ấy cho tôi bây giờ nhiều lúc ta phải gọi bằng ông cho phải phép lịch sự.Vâng đó là Ông thiếu tướng Quang Bắc tức Ba đen lớp tôi ,còn ai đặt ra tên ba đen cho Quang Bắc thì tôi không nhớ nhưng rất đúng vi nhìn Q Bắc lúc đó da đen đen tưa như chiếc bánh mỳ nướng trong lò bị quá lửa vậy Mong các bạn bỏ quá cho néu trong bài này có nhắc đến tên Cúng cơm của ai đó của một thời chúng ta sống bên nhau.
Hôm nay tôi viết về Hắn về thằng bạn Khánh (mào) của chúng tôi vì riêng cá nhân tôi thú thực tôi phục Hắn lắm. Nhưng nếu chỉ lần găp đầu tiên sau 24 năm ấy để được bạn bè kể về Hắn một bác sĩ mới ra trường được phân về đơn vị chiến đấu tham gia các trân đánh, các chiến dịch giải phóng miền Nam,và rồi đơn vị của Hắn tràn lên giải phóng đảo Phú Quốc .Tiếp quản đảo rồi mói thấy bao nhiêu việc màbộ đội phải làm . Nhìn đi nhìn lại chẳng thấy bóng dáng một (thầy thuốc ưu tú )của chế độ cũ nào cả ,họ di tản hết hoặc còn ho cũng rụt rè chưa hợp tác với bộ đội giải phóng.Thế làvới trách nhiệm của một BS bộ đội cụ Hồ mà trong đó có cả chất của một kẻ đã mang trong mìng cái chất (anh lính Trỗi ) ,Hắn đã làm tất cả vì đồng đội và đồng bào trên đảo.Nghĩa là kiêm tất .Bác sĩ nội khoa, BS ngoại khoa và cả BS lẫn hộ lý khoa sản ...và dần dần ỏ đảo mọi người phong Hắn là:Chúa đảo .Nhưng nếu câu chuyện chỉ như vậy thì tôi cũng để vào lòng mà khâm phụcHắn thôi vì quân đội ta có biết bao người lính như vậy.Nhưng với tôi lần gặp đó tôi lại mang ơn Hắn một việc,nếu như Hắn đọc được những chuyện này chắc hắn sẻ lẩm bẩm mà trách tôi (chuyên nhỏ như con thỏ thế thì nhắc làm gì , ai mà chả giúp đươc những gì tôi đã giúp ông ).Chuyện là thế này .Ngày ấy bọn K 5 chúng tôi vẫn thường lấy nhà của Hưng (què hay còn gọi là Hưng bò đuổi ) ở Võ vân Tần làm nơi găp gỡ nhau mỗi khi có ai vào Sài Gòn và chính ở đấy tôi gặp lại Hắn như đã nói ở trên ,trưa hôm đó Phan Nam và Hưng chiêu đãi cơm, ăn xong chưa kịp hàn huyên thì Hắn có điện của vợ từ đảo gọi. Hắn phải về vội không mua kịp vé máy bay, nghe nói Hắn xuống tân Kiên Giang dể đi thuỳen về Phú quốc .Mấy hôm sau gọi điện thứ nhất hỏi thăm xem Hắn về có an toàn không thứ hai cũng để tạm biệt vì còn 2 hôm nữa tôi cũng bay sang Đức .Trong lúc đang nói chuyện với Hắn thì thằng cháu con của ông anh vợ biết tôi có ban ở đảo Phú quốc ,nó bảo tôi Chú có biết ơ Phú quốc có gì quí không tôi bảo với nó ban chú bảo ở ngoài đó có biển tuyệt đẹp mà nước mắm thì số 1 .Nó cười và nói nếu đi biển cháu chỉ mê Vũng Tầu thôi còn cháu thích ăn chấm với nước tương hơn .Cái quí đây là cháu nói về chó, loài chó Phú quốc đấy chú ạ và nó kể một hồi về cái tuyệt vời của loài cho Phú quốc .Cuối cùng thì nó cũng nói lên được điều mà nó muốn .Nó muốn tôi xin cho nó 1 con chó Phú quốc chính hiệu Điều đó đối với tôi sao khó quá vì chỉ còn 2 ngày nữa thì bay sang với vợ con ,cũng vì chót khoe vói thằng cháu vợ có ông ban Trỗi ở Phú quốc. Mà không phải bạn bình thường mà là một ông bạn có thời từng là (chúa đảo) Sĩ diện trỗi dậy tôi hứa bừa với thằng cháu con ông anh vợ ,là nó sẽ có 1 con chó Phú quốc có hàng bờm chay dài theo sống lưng và tinh khôn như chó Becgie .Hứa là hứa vậy thôi chứ ai nào dám hy vọng và trong đầu đã có sẵn phương án xin lỗi nó nếu về thăm nhà lần sau . Nhưng tôi cũng cứ liều gọi ra đảo để trình bày và xin cho nó Hắn chẳnh cần suy nghĩ gì cả trả lời ok ngay tôi cảm ơn Hắn và thanh than bay sang Đức cùng vợ con . Hon 1 tháng sau tôi gọi điên về thàng cháu bắt máy trong tiéng trả lời của nó có cả tiếng chó sủa vọng vào và no khoe đã nhân đươc chó Phú quốc của chú Khánh gửi vào ngay sau đó mấy ngày bằng máy bay.Không nói thì các ban cũng biết giống chó P.Quốc đep và khôn như thế nào rồi và từ đấy mỗi lần về thăm gia đìng nhìn thấy con Lu (thằng cháu đặt tên như vậy )vói bộ lông xám co hàng bờm như bờm ngựa và tiếng sủa của nó vang như chuông,và khôn như 1 gã gác cổng trung thành thì tôi lai nhớ đến Hắn đến thằng bạn Khánh (mào) của tôi.
Thế nhưng nếu chỉ có chuyện ấy thì có lẽ tôi cũng sẽ không viết câu chuyện này ra làm gì. Biết đâu lại có người bảo:(chuyện cá nhân của ông thì giữ lấy mà làm kỷ niêm thôi chứ viết làm gì dài thế làm đoc mỏi cả mắt ).Vâng đúng quả như vậy nếu như không gặp lai Hắn lần gần đây nhất .Đó là ngày hop lớp (ngày 22-12-2007 )vừa qua .Lần này tôi mang cả vợ con cùng về với hy vọng được giới thiệu vợ con cùng các bạn ,ai dè trửởng ban tổ chức Phan Nam làm sai qui định của lớp là:cứ chủ nhật sau ngày 22-12 mói họp lớp nhưng năm nay lai tổ chức vào đúng ngày chủ nhật đầu tiên thế là vừa xuống sân bay chỉ mìng tôi kịp tắm rửa là đến ngay.Và tôi lại gặp Hắn (14 năm lại mới gặp lại Hắn kể từ ngày găp Hắn lần đầu năm 1994) Lần này trông thằng bạn cư như một gã Ba Tầu quân 5 vậy Hắn mặc toàn đồ mầu trắng áo cổ tầu thêu hoa xuống tân gấu Hắn đi cùng thằng con trai giống Hắn quá nghe nói Hắn làm ăn thành đạt, mừng cho Hắn Và anh em lại ôn nghèo nhớ khổ thương các thầy cô vì mỗi năm găp lại thấy các thầy cô già đi nhiều . Lúc chia tay, mõi người nói một vài lời tam biệt và Hắn cũng nói .Chính cái sự nói của Hắn mà tôi viết bài này để nói về Hắn về thằng bạn Quốc Khánh ,thằng bạn Khánh ( mào) chúng tôi .Để các anh nghĩ về một thằng bạn (trường Trỗi của chúng ta.Hắn nói đai ý rằng:(...Trước lúc chia tay xin chúc các thầy cô chúc chị Quyên và tất cả các bạn và gia đình mạnh khỏe , chúc các thầy cô sống lâu để mỗi lần họp lớp lại được nhìn thấy các thầy cô khỏe mạnh ...Nhưng dù sao thì quĩ thời gian của chúng ta cũnh không còn nhièu nữa . Vậy tôi xin có lời mời :Mời tất cả các bạnvà gia đìng ra P Quốc chơi ăn ở tôi lo tất cả ơ bao lâu cũng được ,còn các thầy cô và chị Quyên em xin lo tron gói cả vé máy bay) .Đến đây tôi chẳng còn gì để viết về Hắn nữa .Có thể một ai đó đọc được câu chuyện này,và có thê họ nói :ồ đấy là chuyện nhỏ .Không! với tôi thì chẳng nhỏ chút nào ,cũng có thể với ai đó nếu tính về vật chất thì nhỏ thật .Nhưng với tôi thì Hắn làm tôi cảm phục ,quí trọng cái tình của Hắn với bạn bè với các thầy cô đã từng dìu dăt mỗi chúng ta .Cái đấy mới là lớn, lớn hơn tiền bạc rất nhiều. Tôi hạnh phúc vì tôi có một thằng ban (trường TRỗi như HẮN )

Thứ Bảy, tháng 3 29, 2008

Bức Tranh Ðời Người

Có một đọc giả thường xuyên đọc các blog Trỗi, gửi vào email của Út Trỗi bài “Bức tranh đời người” và đề nghị nhờ UT đăng tặng anh HQK. UT chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm.

"Một họa sĩ vô danh nọ vào thời Trung Cổ đã tóm tắt đời người thành 4 bức tranh xếp bên cạnh nhau. Bức tranh thứ nhất họa lại tuổi thơ. Không gì đẹp và thanh thản cho bằng tuổi thơ. Một em bé hồn nhiên, vô tư ngồi trên một chiếc ghe buồm vừa nhổ neo ra khỏi bờ... Em bé nhìn theo sóng nước không sợ hãi bởi vì người đang cầm bánh lái là một thiên thần. Bóng đen đang ngủ một cách dịu hiền đằng sau bánh lái.
Sang đến bức tranh thứ hai, người ta bỗng thấy cậu bé trở thành một trang thiếu niên đang đứng nhìn chân trời xa tắp với những háo hức trước những điều mới lạ... Vị thiên thần vẫn còn cầm tay lái, nhưng sóng đã bạt đầu và bóng đen đã thức giấc.
Bức tranh thứ ba là cảnh tuổi trưởng thành. Bầu trời đã trở nên ảm đạm. Sóng gió ập phủ tứ bề. Bánh lái đã nằm trong tay của bóng đen. Vị thiên thần đã bị trói chặt trong một góc. Người đàn ông đã phải dùng tất cả sức lực của mình để chiến đấu, để chiếc ghe không bị lật úp...
Cuối cùng, trong bức tranh thứ tư, người ta thấy một cụ già đang ngồi ung dung giữa ghe. Sóng yên, gió lặng, mặt trời xuất hiện trở lại. Vị thiên thần đã dành lại được bánh lái, còn bóng đen thì bị trói chặt đằng sau.

Ðời là một cuộc hải trình gay go... Ðích điểm có thể là bến yên hàn mà cũng có thể là vực thẳm của chết chóc. Ðến nơi yên hàn hay đứt gánh giữa đường: số mệnh ấy không ai có thể định đoạt cho ta, mà chỉ có mỗi người phải biết làm chủ, lèo lái con thuyền của mình...
Ðời là một cuộc ra đi. Hướng đi của cuộc đời tùy thuộc ở sự định đoạt của mỗi người. Con đường dẫn đến hư đốn luôn rộng thênh thang. Con đường dẫn đến sự sống là một con đường chật hẹp, đòi hỏi nhiều chiến đấu...
Sự thánh thiện là một ơn Chúa ban, nhưng phải mất nhiều lao nhọc, vất vả chiến đấu, con người mới đạt được. Nói đến chiến đấu là nói đến kẻ thù. Con sư tử lượn quanh tìm mồi cắn xé trong cuộc sống của chúng ta là không biết bao nhiêu cạm bẫy giăng mắc trên lối đi của chúng ta. Những cạm bẫy đó từ bên ngoài cũng có, nhưng hầu hết đều xuất phát từ trong tâm hồn chúng ta... Ðó là những dục vọng, đam mê đang cào xé tâm hồn chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta đánh bại được kẻ nội thù ấy và biến chúng thành đạo binh trung thành thì lúc đó chúng ta mới chiến thắng được kẻ thù đến từ bên ngoài..."


Trích sách
Lẽ Sống

Thứ Sáu, tháng 3 28, 2008

Sĩ quan ta ăn uống

Bếp ăn lính Trỗi

Đầu những năm 1980, số lính Trỗi về Đại học KTQS công tác không ít. Khóa 1 có các anh Lê Anh Dũng, Hà Trọng Tuyên, Dương Thịnh Lợi, Nguyễn Anh Tuấn, Luyện Quang Minh…; khóa 2 có các anh Hồng Thanh, Sơn Tùng, Tú “kẽm”, Nhật Minh, Chu Hữu Nghĩa…; khóa 3 có Nguyễn Bình, Tạ Quang Vinh; khóa 5 có Lê Chí Hòa và tôi, khóa 8 có Nguyễn Quang Tuệ... Ở đâu cũng vậy, lính Trỗi gặp nhau là lập tức có liên kết.

Là sĩ quan sống trong doanh trại nên cơm 2 bữa ăn ở bếp tập thể. Hàng tháng mỗi người phải nộp 15 kí rau. Đã tăng gia thì lấy đâu thời gian chơi thể thao và thực ra có làm nghề nông bao giờ, vậy là có anh nghĩ mẹo ra chợ mua rau nộp nhà bếp. Nhưng khi nộp cân vẫn thiếu(?). Anh em lại lí luận nếu ra quán ăn thì không phải nộp rau? Hết lí, nhà trường đành chấp nhận cho anh em giáo viên tùy chọn cách sinh họat, có thể cắt cơm, mang gạo và thực phẩm về nhà tự nấu. (Thực ra đó là mầm mống “thực hành dân chủ” trong sinh họat ở Đại học quân sự với các sĩ quan).

“Nhà bếp” được đặt ở buồng tôi và Vũ Thanh Hải. Tạ Vinh k3 đăng cai một chân. Thằng em Tuệ trên Khoa Công trình cũng lấy phòng tôi làm nơi sinh họat chính. Nấu ăn bằng bếp điện, (không nấu thì tống vào gầm giuờng), năng lượng là điện “chùa”, chỉ cần đặt nồi cơm, nồi canh còn thức ăn mặn đã có thịt, cá kho sẵn. Đúng là cơm ngon, canh ngọt, nóng sốt hơn rất nhiều. Mỗi lần đi tranh thủ khuân lên theo xe tuyến nào lọ “thịt Việt Minh” hay bịch ruốc cá, nào vài lạng mì chính Tàu. Thanh Hải không quên mua thêm chai tương ớt ở lò cung cấp trên phố Nguyễn Trường Tộ.

Chợ búa mua rau dưa, thịt cá thì quá dễ vì ngay cổng Bảo Sơn hình thành chợ cóc do chị Thiện cầm đầu. Cứ mỗi lần đi dạy về, tạt qua là chị lởi xời mời: “Vào đây chú, hôm nay mông chị ngon lắm. Chị bán rẻ cho... Sao, thiếu tiền à? Ghi sổ, cuối tháng có lương thì trả. Chị em mà!”.

Ăn uống như thế thoải mái như ở nhà, có thể đánh trần ra mà ăn và tiêu chuẩn lại không bị bớt xén. Bữa cơm chiều vui như hội, anh em mang cơm canh ở bếp về “đụng”, nhất là vì chúng tôi hay có món lạ: khi thì chả cóc, chả nhái, lúc canh rau rền cơm, rau má, có lần ăn cả thịt “tiểu hổ”, thịt rắn. Rau rền cơm, rau má hái ngay sát hố đái. Sau kì lương, anh em còn góp “hụi” mua gà, cá, rau sống về ăn tươi. Cá nấu dấm ăn với rau sống thì “hết ý con bà Tý”! Có chút men cười nói ầm ĩ. Bếp ngày ấy là nơi tụ bạ. Anh Trần Đình Ngân, Nguyễn Ngọc Giang ở Khoa Cơ điện cũng hay sang “ăn chạc”. Vui!

Học làm thịt cóc

Môn “chế biến thịt cóc” được học từ ngày đi sơ tán cùng anh Đoàn Mạnh Hưng về xã Tiền Châu, ven đê sông Hồng, nhìn sang thị xã Sơn Tây, năm 1972. Tối tối, tôi, Chí Quang, Chí Hòa và Huy Dũng thường theo mấy anh Kỉnh, Phôi (lính miền Nam tập kết) xách bao tải ra bờ sông. Cóc nhiều vô kể, nhất là ở những thửa ruộng ngô mới cày vỡ. Lúc đầu sợ không dám sờ vào con cóc, cứ giả vờ vồ hụt. Sau cầm cóc trên tay mà không thấy dơ bẩn, vậy là tới. (Sau này mới biết cóc chỉ tiết nhựa khi bị làm đau). Nhặt cóc như nhặt sỏi. Ra về trên vai nặng một bao tải cóc. Về đến nhà đổ cóc vào hầm tăng-xê. Cả đêm nghe tiếng lóc cóc ngòai vườn.

Công đọan làm thịt cóc thực hiện ngay tại vườn. Một anh được phân công xử lí đầu. (Với lí luận: đầu được coi là trung ương thần kinh chỉ huy tiết ra chất độc nên phải chặt trước). Kê đầu cóc lên cục kê, hạ dao đến “phập” rồi vứt sang một bên. Anh nào lột da chỉ cần rạch một đường dao lam dưới cẳng chân là dễ dàng lột trọn bộ da xù xì. Sau đó cầm cuống lôi toàn bộ đồ lòng vứt đi. Nghe nói lòng gan, trứng cóc độc, vậy mà gà tranh nhau xơi và sống nhăn răng(?). Riêng mấy chấm đầu ngón chân đen xì trông ghê ghê nên hạ dao cho sạch luôn. Để đề phòng nhựa cóc dính vào thịt, chúng tôi “áp dụng” định luật Ác-si-met: thả cóc sạch vào bát nước muối, nhựa cóc bị nước muối pha đặc đẩy nổi lên mặt nước. Lúc này trông thấy không ai nghĩ đó là thịt con cóc xù xì xấu xí. Cóc có 2 chùm mỡ ở bụng trông như 2 chùm hoa lan. Chúng tôi khẽ bóc ra cho vào bát nước muối. (Vì ngày đó làm gì có mỡ để xào nấu nên phải tận dụng triệt để).

Làm thịt cóc xong, ra giếng rửa tay mà không hề ngửi thấy mùi tanh. (Đây là điểm đặc biệt của thịt cóc). Nhiều bác lính già - như ông Hay, ông Bích - thịt cóc từ A đến Z mà chỉ bẩn đúng 4 đầu ngón tay. Thịt cóc được chế biến thành nhiều món: chả cóc cuốn lá lốt, thịt cóc băm viên, đùi cóc tẩm bột rán hay nấu chua ngọt... Canh cải nấu thịt cóc ngọt vô cùng. (Bà chủ nhà và các con được mời ăn thịt cóc thấy ngon, sau xơi đều đều, riêng ông chủ thì sợ. Một lần mời ông ăn thử bát canh cải. Canh ngọt lịm, không tanh, ông bảo: Các chú cho mì chính! nhưng nào có gì trừ thịt cóc). Xương cóc rang lên, giã ra làm bột cam cho trẻ còi xương. (Con Chí Hòa được bố chăm nên nay trông to như su-mô Nhật bản).

Chỉ mấy tháng sau khi bộ đội về làng thì tía tô, lá lốt ngoài bờ rào sạch trơn. Bà con cũng học các chú làm thịt cóc. Vậy là có thêm nguồn thực phẩm bổ dưỡng không phải mất tiền. Thật là vui! (Lưu ý: Ai chưa thực thi bao giờ chớ có làm theo, nhỡ “sao” thì…!).

Thứ Năm, tháng 3 27, 2008

Cà phê Đôi khi

Hồ Quý Kỳ

Đôi khi bỗng thấy ngẩn ngơ
Đôi khi chợt nẩy ra vần thơ say
Đôi khi nghe gió thoảng bay
Cà phê giọt ngắn giọt dài nhâm nhi
Kéo nhau ra quán Đôi khi
Giao ban tán dóc cười khì vui sao
Toàn bậc túc trí tài cao
Với mái tóc bạc mày tao thân tình.

Bài thơ này của HQK nên đưa ra ngoài, cho nó sống độc lập

Thứ Tư, tháng 3 26, 2008

Tin chiều: Cuộc hành quân đi tìm bạn xưa

1. 17g30 chiều liên lạc với Vũ Trung:
- Cánh quân HN chỉ còn cách Quảng Trị 60-70km. Anh em vẫn khoẻ, cả bạn Thái C11.
- Cánh SG đã ra tới Đà Nẵng nhưng chờ xe do bạn Thời sửa xong sẽ lái ra. Có thể mai mới hội quân.
- Tin và ảnh tại Đà Nẵng được post trên bantroikhoa7.vnweblogs.com.
Chúc cho anh em đi an toàn và tìm thấy hài cốt của bạn!

2. Từ hôm nay, chúng tôi sẽ đăng tải tin cả trên "Trường VHQĐ NVT" và "SRTKL". Mời các bạn đón xem!

Bài hát trong phim “Ga Belorus”

GM

Những người bạn chiến đấu cũ nay là phóng viên, kế toán trưởng, giám đốc và một người thợ nguội, chia tay nhau từ năm 1945 tại ga Belorus, lại tụ họp cùng nhau để tiễn đưa người đồng chí của mình về nơi an nghỉ cuối cùng, đại tá cận vệ Valentin Matveev. Bàn tiệc buồn tẻ, và bốn người quyết định dạo trên đường phố Matxcơva. Chiến tranh đã đi qua 25 năm, nhưng họ vẫn tin tưởng vào tình bạn chiến đấu. Trong phim họ đã đến thăm “cô” y tá cũ của đơn vị.

Trong những vòng quay bất ngờ, cốt chuyện đưa họ vào những tình huống khác nhau, để hồi tưởng lại về tình bạn và những kỷ niệm chiến trường. Rồi xuất hiện xung đột giữa cảm giác và suy nghĩ của các cựu chiến binh với giới trẻ ngày nay. Trong phim không xuất hiện đại tá Matveev, nhưng ông lại chính là một tấm gương về đạo đức của các anh hùng.

Cảnh cuối của phim là 5 người bạn chiến đấu cũ trong căn hộ bình dị của “cô” y tá, với chai Vodka và mấy mẩu bánh mỳ đen. “Cô” y tá đàn và hát bài “Chỉ cần một chiến thắng” (http://download.sovmusic.ru/m32/nuzhna.mp3).
Khi nghe các bạn nhớ đeo Headphone để tránh “xuất hiện xung đột giữa cảm giác và suy nghĩ của các cựu chiến binh với giới trẻ ngày nay”.

Нам нужна одна победа
Музыка: Б. Окуджава Слова: Б. Окуджава

Здесь птицы не поют,
Деревья не растут,
И только мы, к плечу плечо
Врастаем в землю тут.
Горит и кружится планета,
Над нашей Родиною дым,
И значит, нам нужна одна победа,
Одна на всех - мы за ценой не постоим.
Одна на всех - мы за ценой не постоим.

Припев:
Нас ждет огонь смертельный,
И все ж бессилен он.
Сомненья прочь, уходит в ночь отдельный,
Десятый наш десантный батальон.
Десятый наш десантный батальон.

Лишь только бой угас,
Звучит другой приказ,
И почтальон сойдет с ума,
Разыскивая нас.
Взлетает красная ракета,
Бьет пулемет неутомим,
И значит нам нужна одна победа,
Одна на всех - мы за ценой не постоим.
Одна на всех - мы за ценой не постоим.
Припев.

От Курска и Орла
Война нас довела
До самых вражеских ворот.
Такие, брат, дела.
Когда-нибудь мы вспомним это,
И не поверится самим.
А нынче нам нужна одна победа,
Одна на всех - мы за ценой не постоим.
Одна на всех - мы за ценой не постоим.
Припев.
1969

Chỉ cần một chiến thắng
Nhạc và lời: B. Ôkudzhav

Ở đây chim không hót và cây không mọc
Chỉ có chúng tôi sát cánh bên nhau, dưới sâu trong đất.
Hành tinh đang quay cuồng và bốc cháy
Khói bay loang trên Tổ quốc thân yêu
Không gì khác, chỉ cần một chiến thắng
Điều duy nhất, dù phải trả bằng mọi giá
Điều duy nhất, dù phải trả bằng mọi giá

Điệp khúc:
Lửa chết chóc đang đợi chờ phía trước
Nhưng không thể ngăn cản bước chúng tôi
Đơn độc, xông lên lao vào đêm tối
Đơn vị chúng tôi, Lữ đặc nhiệm số Mười
Đơn vị chúng tôi, Lữ đặc nhiệm số Mười

Lệnh mới vang lên khi trận chiến vừa tàn
Anh quân bưu hối hả kiếm tìm khắp chốn
Tên lửa lại vút bay và đại liên nhả đạn
Không gì khác, chỉ cần một chiến thắng
Điều duy nhất, dù phải trả bằng mọi giá
Điều duy nhất, dù phải trả bằng mọi giá
Điệp khúc.

Từ vòng cung Kuốc đến tận óclơ
Cuộc chiến đưa ta đến tận cổng thành kẻ địch
Các bạn ơi chiến tranh là thế
Và tự mình không thể nào tin
Khi ký ức đưa ta về dĩ vãng
Không gì khác, chỉ cần một chiến thắng
Điều duy nhất, dù phải trả bằng mọi giá
Điều duy nhất, dù phải trả bằng mọi giá
Điệp khúc.

Chuyến hành hương Đền Hùng

Khi về già (sáu xị), hắn được khen là hiền lành. Nhưng ngày xưa không thế. Kể cũng lạ? Có 1 lần thế này…

Từ ngày Quang Tuệ k8 lên trường làm giáo viên (năm 1981), chú hay rủ rê chúng tôi lang thang. Đúng dịp 10/3 âm lịch – giỗ Tổ Hùng Vương (có lẽ 1982), Tuệ nói: “Đi Hội đền Hùng hay lắm, ước gì được nấy, nhiều “chuyện lạ có thật”!”. Hắn kêu tôi đứng ra tổ chức. Hội ý và thu gom ngay được mấy chiến hữu. Cánh giáo viên K3 (thống nhất k là “khóa”, còn K là “khoa”) có Tạ Vinh, Khôi “điếc”, Thanh Hải và tôi, K4 có Tuệ, Phan (đồ bản) và K2 là hắn. Phương tiện là 4 xe Honda.

Chiều hôm đó, hết giờ làm việc, hẹn nhau xuất phát. Bốn xe bám đuôi nhau, vi vu dọc đường số 2. Phải nói anh em sĩ quan trong "đội hình" tên nào cũng trẻ măng, lòng khấp khởi lên đường. Tạ Vinh ngồi sau xe hắn. Khoảng 20km thì tới chân cầu Việt Trì. Cầu được xây từ sau ngày hòa bình, do Trung Quốc giúp. Mặt cầu lát bằng những thanh gỗ dài theo chiều dọc, bắt e-cu, xe lăn bánh cứ lục cà lục cục. Xe máy, xe đạp không có tay lái vững dễ bị ngã. Qua cầu là tới cửa ngõ “thành phố ngã 3 sông”. Việt Trì nằm trải dài bên bờ sông Hồng, lưng dựa vào dãy đồi bát úp có những ngọn cọ đang xòe lá xen lẫn những đồi chè.

Vào tới chợ Gia Cẩm, xe hắn bị trúng đinh, thủng lốp. Sẵn đồ nghề mang theo của anh Khôi, 2 tên tháo bánh rồi dùng xe anh Khôi đi tìm hiệu vá. Dịp lễ hội, mới có 5g chiều mà cửa hàng cửa hiệu đã đóng cửa. Tới cửa hiệu cuối cùng thấy cháu gái cỡ 10 tuổi đang dọn hàng. Hắn: “Cháu ơi, vá cho chú cái xăm!”. “Dạ, nhà cháu nghỉ rồi, chú ạ!”. “Thôi, cố cho chú! Chú còn đi Đền Hùng”… Nói mãi không được chấp nhận. Nổi máu, chửi bậy rồi hắn giang tay tát cháu. Cháu gái khóc bù lu bù loa, còn 2 tên vội lên xe phóng biến. Vừa gặp nhau, Tạ Vinh kể lại sự tình. Thấy vậy, tôi nói: “Thôi, đưa bánh xe đây, tôi cùng anh Khôi đi vá. Anh em chờ!”. Kiếm một hồi cũng ra cửa hiệu còn làm việc. Ông chủ tháo lốp, nổi lửa, đánh xăm vá lại vết đinh. Đang mong cho xong sớm để còn đi cho kịp thì thấy ào ào như sôi, đến 20 thanh niên cao to, hung dữ, tay cầm dao, búa, chạy lại hô lớn: “Đúng 2 tên bộ đội này rồi! Chúng mày vừa…”. (Có lẽ ngày đó chúng thấy tôi giống Tạ Vinh”!?). Biết chuyện chẳng lành, tôi bật dậy, hô lớn: “Các anh nhầm rồi, chúng tôi vừa đến đây!”. “Này thì nhầm!”, vừa nói 1 tên vừa giang tay đấm vào mặt tôi. Nắm đấm trúng miệng, thấy đăng đắng. Sau lưng nó là mấy thằng tay cầm lê sáng loáng đang xông tới. (Sau này nghĩ lại chỉ cần bị xọc 1 lê thì chắc chả còn viết lách để kể lại cho anh em!). Anh Khôi cản địa, còn tôi chạy ngay vào 1 nhà dân cửa đang mở, miệng khẩn khoản: “Chúng nó đánh bộ đội. Cho cháu tránh nhờ!”. Miệng nói “Chú vào đi!”, chủ nhà đứng chắn ngang cửa tuyên bố: “Các anh mà vào phá nhà tôi là tôi báo công an. Họ làm gì mà các anh đánh?”. Chúng hùng hổ nhưng nhìn kĩ ra thì biết là nhầm, nên kéo nhau đi lùng sục chỗ khác. Thấy miệng tôi dính máu, anh Khôi bảo há miệng ra thì thấy có cục thịt bằng hạt đỗ còn dính lại. Đau thật nhưng bụng thấp thỏm không hiểu chúng có gặp anh em? Ông chủ hiệu vừa lắp lại xăm lốp vừa nói: “Bọn nó là bọn du côn trên phố, vào tù ra tội, nên chả sợ ai. May mà các anh không bị sao”. Trả tiền vá xăm, cảm ơn bác chủ rồi phóng vội về Gia Cẩm.

Trời tối, thành phố đã lên đèn. Gặp anh em, vội kể qua câu chuyện và quyết định rút quân. Nhưng đề phòng chúng đón lõng giữa đường, tôi cùng hắn phải cưỡi xe đi vòng theo đường đê ra cầu, anh em còn lại vẫn đi theo đường trong phố. Đường đê vắng, không có ánh đèn. Khi đến chân cầu, để đề phóng chúng chờ sẵn ở đây, chúng tôi rẽ ngược lại con đường nhỏ bên phải cầu rồi ngó trước ngó sau. Quả thật chỉ ít phút sau thấy 4 tên cưỡi 2 xe Min-khơ lao ầm ập lên đầu cầu. Tới nơi chúng ngó nghiêng rồi kháo: “Nếu qua cầu rồi thì chịu”. Xe cộ hết chuyến sang rồi về mà không thấy ai, chúng lên xe rút. Lúc bấy giờ vừa thông cầu xuôi, 2 tôi lên xe qua cầu rồi chờ anh em ở đầu bên kia.

Cả đòan rút quân về tới trường an tòan. Rủ nhau ra giếng nước ở chân dốc lên K3-k4. Ai cũng lo cho vết thương của tôi thì Tạ Vinh (cậy có Châu là bác sĩ) động viên: Lành ngay ấy mà. Còn ông Tuệ thì cứ súyt soa vì “chuyến đi không thành”(!). Riêng hắn tỏ ra ân hận vì tính nóng như lửa của mình nhưng vẫn lẩm bẩm: “Hay ngay đêm nay xách “xéng” lên làm cỏ bọn chúng?”.

Sau ngày ấy có những chuyến đi qua Việt Trì để lên Lũng Mây, Tuyên Quang trồng sắn. Lần nào đi, hắn vẫn nung nấu: Hay khi xe chạy ngang chỗ chúng thì liệng mấy “hòn gạch” vào cảnh cáo?

... Cho đến nay miệng tôi vẫn còn vết sẹo giấu bên trong, mỗi khi lấy lưỡi đè lên là lại nhớ đến hắn. Kỷ niệm của 1 thời!

Ý kiến Blogger GM

Trước tiên phải xin lỗi các bạn vì cái comment này không "dính líu" gì đến bài này của Duy Đảo. Nhưng vì bài về "cô cháu gái của Stalin"
đã lâu, sợ mọi người quên, nên tôi post vào đây. Theo yêu cầu của HCQuang và một số bạn muốn nghe bài "Chúc ngủ ngon Lêningrad", tôi đã vào mạng của Nga và có thể chuyển đến các bạn. Xong với giới hạn của "Nặc danh", tôi không thể nối đường "link" trực tiếp. Nếu bạn nào quan tâm có thể vào trang "http://download.sovmusic.ru/m32/vechern1.mp3 để nghe.
Còn về lời của bài hát thì lần trước tôi đã gửi đến các bạn. Tuy nhiên lời đó tôi tự nhớ viết ra. Cứ chủ quan, nghĩ mình còn trí nhớ tốt, nhưng thực ra đã sai (gần 40 năm rồi). Trước hết tên bài hát không phải là "Chúc ngủ ngon Lêningrad" mà là "Bài hát buổi chiều" hay "Hãy lắng nghe, Lêningrad". Thứ hai, bài hát có 4 đoạn, mà không phải là 3!!! Còn cơ bản là tôi nhớ đúng. Xin gửi lại đến các bạn.


Вечерняя песня (Слушай Ленинград)
Музыка: Соловьев-Седой Слова: А. Чуркин

Город над вольной Невой
Город нашей славы трудовой
Слушай, Ленинград, я тебе спою
Задушевную песню свою.
Слушай, Ленинград, я тебе спою
Задушевную песню свою.

Здесь проходила, друзья,
Юность комсомольская моя,
За родимый край с песней молодой,
Шли ровестники рялом со мной.
За родимый край с песней молодой,
Шли ровестники рялом со мной.

С этой поры огневой,
Где бы вы ни встретились со мной,
Старые друзья, в вас я узнаю
Беспокойную юность свою.
Старые друзья, в вас я узнаю
Беспокойную юность свою.

Песня летит над Невой засыпает город дорогой
В парках и садах липы шелестят
Доброй ночи, родной Ленинград.
В парках и садах липы шелестят
Доброй ночи, родной Ленинград.

Dịch lời:
Bài hát buổi chiều
(Hãy lắng nghe, Lêningrad)
Nhạc: Solovyov-Seđôi
Lời: A. Churkin

Thành phố trên sông Nêva gợn sóng
Thành phố vinh quang của chúng ta
Hãy lắng nghe, Lêningrad
Tôi hát dâng người bài hát từ trái tim.

Ở đây tuổi thơ Cômxômôn của tôi đã trôi qua
Cùng dạo bước trên con đường ngoại ô, Bạn bè đã cùng tôi hát lên bài hát vì thành phố thân yêu.

Từ thời khói lửa ấy,
Mặc dù đã gặp nhau ở đâu
Tôi đều yêu quí các bạn
Như tuổi thơ sôi động của mình.

Bài hát bay trên sông Nêva, như ru ngủ thành phố thân yêu
Trong các cánh rừng và các công viên
Những cây bồ đề đang xào xạc
Chúc ngủ ngon, Lêningrad.

Rất tiếc không phải là nhạc sĩ nên không thể chuyển tải đầy đủ, mong các bạn thông cảm.
GM.

00:10:00 ICT Thứ tư, ngày 26 tháng ba năm 2008

Thứ Ba, tháng 3 25, 2008

Nhớ về các bạn

Chào các anh .Mấy hôm vừa rồi đi chơi xa ,nghỉ lễ Phục sinh .Sáng nay mới lên mạng, đã lại đọc được tin ông bạn nam Tiến ( khóa 5 tôi đặt tên hắn là Tiến mào) .Vâng k5 tôi ai cũng có 1 tên cúng cơm riêng ngoài cái tên cha mẹ đặt cho ,vừa lên bàn mổ . Thế mới biết ( Trái tim lớn không sợ gì súng đạn.Mà tim ơi sao lại sợ hẹp động mạch vành.) khổ thế đấy các anh ạ .Thôi thì các CỤ nhà ta đã nói Một con ngựa đau cả tầu nhịn cỏ vì vậy nhờ các anh qua blog nếu có vào thăm hắn thì cho tôi cũng là 1 con ngựa già sắp tàn hơi an nghỉ gửi lời chúc hắn mau bìng phục và mạnh khỏe nhé..
Thôi thì đấy là chuyện những thằng bạn đang ốm nhưng xin ông CarMax ông Lê nin phù hộ cho nó để mau chóng khỏe như chúng mìng. Nghĩa là con hy vọng đươc sống nốt cái phần đời còn lại mà ông trời ban cho mỗi 1 con người .để xem con tạo xoay vần ra sao.
Thưa các anh đấy là chuyện chúng mìng , chuyện của những người đang sống ,đang được hạnh phúc bên vợ con ,được nhâm nhi , được thưởng thức cái hương vị cuôc sống thời @ .Và để thi thoảng lai được gặp nhau ,được nâng lên hạ xuống để :(Quên mọi gian nan quên tất cả, bỏ lại sau lưng mọi bến bờ) .Ừ, khi say người ta có thể quên đi được nhiều thứ lắm .Nhưng với chúng ta những người bạn Trỗi laị khác :Cho tôi chén nữa ,xin chén nữa/ Uống thật say để nhớ cố nhân .
Và tôi lai thật buồn vì mấy hôm trước được tin bạn Vũ Quang không còn nữa.Thật cảm động khi biết moi người lo toan chu đáo cho bạn ,cho vơ con của bạn ,thưa các anh tôi ở xa quá chỉ có mấy lời qua trang Blog này như một nén hương thắp cho hương hồn bạn Vũ Quang và tất cả các bạn của chúng ta ,những người bạn không còn nữa.
... Vẫn biết.
Sống hay chết con nguòi ta có số
biết làm sao, bởi qui luật cuộc đời
Thân cát bụi lại trả về cát bụi
Kiếp luân hồi như một cuộc dạo chơi
Bạn đi rồi ,như chiếc lá vàng rơi
Đời bão tố,lá vẫn rơi về cội.
Bỏ lại đời những buồn vui nông nổi
Quên hết nhọc nhằn vất vả sớm trưa.

Thôi thì làm vội mấy dòng thơ coi như để viếng hương hồn các bạn.Mong các bạn sống khôn chết thiêng luôn phù hộ độ chì cho anh em chúng ta những ngừoi chưa kịp ra đi.Phù hộ và chỉ đường cho các bạn k7 tìm thấy Y Hòa .
Anh Hữu Thành ơi, đang viết những dòng này để nhớ đến các anh em ơ nhà thì con gái tôi nó hỏi các bạn trường Trỗi của bố hay thế nhỉ ,thế ơ trừong có con gái như con không? tôi bảo có chứ con,ơ trừong có hẳn một C11 toàn nữ thôi .Nó cười và nói con chẳng hiểu bố nói gì.C11là cái gì hả bố.Khổ thế đấy các anh ạ ra trường đã hơn 30 năm rồi mà vẫn sử dụng cái biên chế của thời còn ở trừờng. Lại phải giải thích một hồi cháu mới hiểu ,nó cười và hỏi tiếp thế bố ơi các bác các cô ấy có xinh đẹp không?đep quá chứ con tôi trả lời hơi khiêu vì hỏi đến trường Trỗi là cái máu tự hào về một thời tuổi trẻ trong tôi nó trỗi dậy,thế hồi đó có cô nào thi hoa hậu như bây giờ không?
không con ạ vì đó lá 1 thời chiến tranh và khó khăn làm gì có điều kiện như bây giờ mà thi hả con nhưng đối với bon con trai trong trường thi các cô ấy đều là hoa hậu,còn bây giờ thì cácbác các cô ấy vẫn là Mẫu hậu đấy.có bác còn lên chức bà hậu không biết chừng.thế rồi con gái tôi nó nói (con cũng muốn làm lính Trỗi trong C11) có được không bố?tôi bảo được quá đi chứ vì con là con của bố mà C11 nhưng k9.Hai bố con cùng cười vì tư nay hai bố con tôi đều là lính Trỗi.
Các anh ơi, với chúng ta tình yêu và lòng tư hào về Trường Trỗi là điều không phải bàn .bây giờ là trách nhiệm của chúng ta hãy làm cho các thế hệ Trỗi k9 mãi tự hào về thế hệ Trỗi chúng ta
(...Chỉ có thuyền mới hiểu ,biển mêng mông nhường nào)
Chỉ học sinh trường Trỗi ,
bạc đầu vẫn mày tao
Chỉ hoc sinh trường Trỗi
,dám vỗ ngực tư hào
Thời bon chen kinh tế
.Chẳng thằng nào làm sao.

(...Chỉ có biển mới biết ,thuyền đi đâu về đâu)
Chỉ học sinh trường Trỗi
Thằng nghèo như thằng giầu
gặp nhau vui như tết
Tiền có nghĩa gì đâu...

Berlin 25-03-08

Lần xét nghiệm

Thời gian ở Quế lâm, khi chuyển qua trường mới bên Phong khẩu, bọn tôi đang học lớp sáu. Trường mới còn một số hạng mục đang thi công dở dang. Một buổi chiều, giờ tự tu, tôi và Bình trốn đi lang thang ra phía núi ở gần sau trường, ôn lại vài thế võ mà hai “ông thầy” Ngọc Chi và Trung Dũng vừa dạy tuần trước. Chi và Dũng cũng học một lớp và chơi trong nhóm tụi tôi. Chẳng biết hai “ông thầy” này học ở lò võ nào mà hồi đó bọn tôi rất phục. Tuy cùng học với nhau nhưng về mặt võ thuật chúng tôi chỉ là hạng tép riu. Lần nào kiểm tra “bài cũ”, bọn tôi cũng bị hai ông thầy chửi: “có học mà ngu, có vài thế võ vặt dạy mãi không vào, áp dụng thì lung ta lung tung, lúc cần đá thì lại đấm, lúc cần che bộ hạ thì lại giơ tay lên đỡ mặt. Ngu lâu khó đào tạo!”. Mặc dù ấm ức nhưng vì muốn có tí chút để phòng thân nên tôi và Bình đành phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Lần này, bọn tôi quyết cho thầy biết thế nào là lòng tự trọng khi bị xúc phạm. Nhìn Bình hạ thấp người, tay múa, chân lượn chũ chi trong một bài võ khởi động đã thấy đẹp mắt. Nhưng phải thừa nhận Trung Dũng, ông thầy của hai chúng tôi, là một siêu nhân. Hắn xuống thế, chân di chuyển, tay gạt trên che dưới loang loáng, vừa uyển chuyển vừa mạnh mẽ. Tôi trộm nghĩ nếu không có chiến tranh thì thi vào trường múa hắn chắc chắn sẽ đậu với số điểm tối đa. La con trai vị chính uỷ đầu tiên của trung đoàn Thủ đô thời “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, Dũng như một “em chã”, được mẹ cưng, chiều. Nhưng bố Dũng thì khác, ông muốn con trai ông phải theo nghiệp cha dù tạng của Dũng sinh ra không phải để làm người lính.

Sau một hồi ôn luyện, tôi và Bình đã thấm mệt và cũng cảm thấy yên tâm khi bài vở đã hòm hòm, chúng tôi quay trở về. Trong lòng chắc mẩm chủ nhật tới sẽ thoát được tiếng chửi của hai cái mồm "hàng tôm hàng cá" của hai ông thầy chết tiệt ấy. “Tao đau bụng, mày à” - Bình nói với tôi khi vừa về gần tới cổng trường. Tôi vội thanh minh: “ mấy cú đá cậu đều gạt được cơ mà? Có cú nào tớ đá trúng bụng đâu?”. “thì tất nhiên rồi”. “thế đau chỗ nào?”, tôi hỏi tiếp. “đau quanh rốn”. “thế trưa nay đi đâu mà không thấy đi ăn cơm?”. Hắn giải thích: “buổi sáng học xong, tao nán lại đọc nốt cuốn truyện mà thư viện nó đang đòi vì quá hạn. Khi xuống tới nhà ăn thì bọn nó giải tán mất xuất rồi”. "Đói từ sáng tới giờ mà lại đau quanh vùng rốn thì chỉ có thể là đau bụng giun", tôi quả quyết vì còn nhớ trong giờ sinh vật sáng nay khi học bài hệ tiêu hoá và vệ sinh tiêu hoá, thầy Núi giảng như vậy. “thế thì phải làm sao?”, Bình tin tưởng hỏi tôi. “ còn làm sao nữa, thì đi tẩy giun chứ còn làm sao!”- Tôi phán: “yên tâm đi sáng mai tao xin phép nghỉ học một tiết đưa mày lên bệnh xá”. Sáng hôm sau, đúng hẹn tôi đưa Bình lên trạm xá của trường. Vào phòng khám, tôi đã chen ngang đẩy mấy “ông con” học lớp dưới (chắc cũng sổ mũi nhức đầu gì đó đang chờ tới lượt). Thấy dáng khuỳnh khuỳnh con nhà võ của tôi mấy thằng em mặt xanh như đít nhái dạt ra nhường chỗ. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy tự tin và thầm cảm ơn những kiến thức võ thuật mà hai “ông thầy” lắm mồm kia chỉ bảo. "Thưa chú, thằng bạn cháu bị đau bụng. Chú khám cho nó để bọn cháu còn về cho kịp tiết học!" - Tôi lễ phép nói với chú y sỹ trực. Sau khi hỏi han và khám rất kỹ, chú nói: "đúng là đau bụng giun, nhưng vấn đề là cháu bị đau bụng do loại giun nào gây ra? Để điều trị có hiệu quả cần phải biết rõ". Giải thích xong, chú dặn: "sáng mai, đi đại tiện, lấy cho chú một ít phân để xét nghiệm!", rồi chú đưa cho bình một cái lọ có ghi rõ họ tên. Thật chóng vánh. Chúng tôi trở về lớp kịp tiết học sau. Tuy không nói ra nhưng tôi biết sau phi vụ này Bình phục tôi sát đất, không chỉ về mặt “tháo vát” mà còn cả về “kiến thức y học". Thế rồi tuổi trẻ vô tư với biết bao công việc thú vị và những trị quậy phá nghịch ngợm khác làm chúng tôi quên béng mất cái chuyện hôm trước.

Thường chỉ khi lên lớp hoặc sinh hoạt tập thể, bọn tôi mới chịu mặc quân phục chỉnh tề. Còn lại chỉ đánh cái áo ba lỗ và chiếc “quần đùi bà bô” cho tiện và mát. Vì được nghỉ hai ngày lễ liền, cộng với hôm sau là chủ nhật, nên sáng thứ hai sau khi chào cờ, bọn tôi lên lớp ngay. Đang chăm chú nghe giảng, bỗng thấy đau nhói ở mông, tôi quay lại định chửi cho bình một trận. (vì chỉ có hắn ngồi ngay sau bàn tôi. Làm sao không chửi khi mà cả một cái ngòi bút còn nguyên cả mực “cắm” vào mông tôi). Tôi cố gắng kìm. Gìơ ra chơi, hắn thanh minh: "tao đang ngồi học, thấy cồm cộm trong túi quần thì ra là cái này". Vừa nói hắn vừa thò tay vào túi quần lôi ra và dí vào mặt tôi cái lọ mà thứ năm tuần trước chú y sỹ đưa cho hắn. Chết thật chuyện quan trọng như vậy mà quên béng mất. Nguyên do là bộ quần áo dài (trong túi có cái lọ khi học xong chiều thứ năm hắn cởi ra, vứt vào trong tủ cho tới sáng thứ hai đem ra mặc lại. Giờ mới phát hiện ra. Sáng hôm sau, tôi và Bình lại xin nghỉ một tiết học đi bệnh xá. Thầy Chương phụ trách lớp giải quyết cho chúng tôi đi. Khi hỏi đã có “sản phẩm” bỏ vào lọ chưa? Thì hắn nhăn nhở: “tao không thấy mót”.“không mót thì cũng phải cố lên lấy một ít, nếu không có thì công toi à?”ứ.

Như đã nói ban đầu là ở khu trường mới còn một số hạng mục đang thi công dở dang, khi đi qua đấy tới trạm xá, tôi bảo: “thôi vào đây vì chẳng còn vị trí nào tuyệt vời hơn là ở chỗ này đâu!”. Trong khu nhà vôi vữa, gạch ngói ngổn ngang, những vỏ bao xi măng vứt bừa bãi, tôi hỏi: “thế cái lọ đâu?”. Thò tay vào túi, hắn giật mình: “thôi chết, tao đã cẩn thận bỏ trong ngăn bàn học ở lớp, vội quá lại quên béng nó rồi”. Thật tức không chịu được, đúng là đầu óc củ khoai. Sau khi tìm cho hắn một cái vỏ bao xi măng còn khá nguyên vẹn, tôi dặn: “nhớ phải ghi rõ họ tên đấy!”ừ. Đưa cho hắn cây bút rồi tôi lủi nhanh ra ngồi chờ với cuốn tiểu thuyết trong tay. Cho tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ cuốn tiểu thuyết có tựa đề “Goòng”. Không nhớ tên tác giả nhưng cuốn truyện rất hay, viết về vùng than, nói về tình bạn, tình yêu tuổi học trò trong kháng chiến. Khoảng 15 phút sau mới thấy Bình lò dò đi ra, vung vẩy trên tay cái vỏ bao xi măng sạch trơn. Tôi hỏi: "sao, không “ị” được à?". Hắn mặt mũi nhăn nhó: "không làm sao “ra” được". Thật bực mình, đến nước này mà hắn còn thiếu “quyết tâm” như thế thì thử hỏi còn làm được gì cho nên hồn. Tôi giật lấy cái vỏ bao xi măng, đồng thời quát vào mặt hắn: "ngồi đây đợi tao!", rồi lẩn nhanh vào khu nhà đang xây. Trải vỏ bao xi măng xuống đất, chẳng hiểu do quá tập trung hay vì mấy ngày rồi tôi không” ị” mà vừa ngồi xuống “sản phẩm” của tôi đã ra ào ào không thể kìm được. Kéo quần đứng dậy nhìn lại "đống sản phẩm" của mình, chẳng lẽ lại “san bớt” đi? Đắn đo một lúc, tôi cứ để yên như vậy và cẩn thận bọc lại. Bước ra khỏi khu nhà vừa nhìn thấy tôi, hắn đã hỏi "sóc”: “lại cuỗm được của mấy ông thợ xây cái gì rồi hả?”. "đừng có mà vô ơn!", vừa nói tôi vừa dúi cho hắn cái bọc. Chẳng hiểu sao hồi đó đầu óc bọn tôi lai tăm tối đến thế? Cầm cái bọc, hắn giơ lên hạ xuống miệng lẩm bẩm sao nhiều thế? Tôi giải thích: "nhiều một tí thì kết quả xét nghiệm càng tốt chứ chẳng hại gì. Vả lại, tao và mày ăn, uống cái gì mà chẳng có nhau nên chắc giun cũng cùng một chủng loại. Hơn nữa tới lúc này bí rồi thì “có còn hơn không”. Thấy giải thích hợp lý, hắn thật sự yên tâm. Tới bệnh xá, tôi hỏi cô y tá: "vật phẩm xét nghiệm nhận ở đâu, hả cô?". Cô chỉ về phía ô cửa sổ đang mở. Chúng tôi theo hướng cô chỉ đi tới. Qua ô cửa sổ nhỏ chúng tôi đã thấy cái khay bằng inox sáng loáng đặt trên bàn, bên khay đã có một vài lọ nhỏ đựng nước tiểu. Bình thò tay qua cửa sổ đặt bọc giấy vào, làm mấy cái lọ nhỏ trong khay văng ra ngồi. Bực mình vì tính hậu đậu của hắn, tôi quát: "riêng cái bọc của ông đã gần cả ký lô rồi, còn định “chen ngang” vào đó làm gì?". Sau khi đặt cái bọc quá khổ kia ra bàn và sắp xếp lại mấy cái lọ ngay ngắn vào khay, khi đi ra mà vẫn thấy hắn khùng mãi, tôi nói: "về chứ còn đứng ăn vạ gì ở đấy?"ứ. Thấy tâm trạng hắn tỏ ra vẫn không yên tâm, vừa đi hắn vừa lẩm bẩm: "quái, chẳng thấy ai ký nhận gì ca. Tắc trách thế này, nhầm lẫn thì sao?". Thật không gì tăm tối hơn, tôi vừa lôi hắn đi vừa đay nghiến.

Chắc các bạn cũng hình dung được hậu quả của sự việc trên như thế nào. Tôi cũng không hiểu, ai là nhân viên xét nghiệm xúi quẩy trực vào buổi sáng hôm đó. Liệu chú có hiểu rằng đó là do sự ngu dốt của chúng tôi hay lại nghĩ đó là trò nghịch ngợm mà bọn học sinh trường ta thường hay sáng tạo ra? Chỉ biết sau này có ai đó kể lại rằng chú y sỹ ấy tâm sự: "trong cuộc đời làm nhân viên xét nghiệm tôi chưa bao giờ nhận được một vật phẩm xét nghiệm ghê gớm đến như vậy, xét tòan diện cả về “chất lượng, kích cỡ cũng như trọng lượng” của nó".

Đó là một kỷ niệm giữa tôi và Bình, chẳng hiểu hắn còn nhớ, chứ tôi chả bao giờ tôi quên. Trong kho tàng“chuyện dân gian” của trường Trỗi còn biết bao nhiêu truyện tiếu lâm dạng như câu chuyện mà tôi vưa kể. Nếu được “quy tập” thì có lẽ phải mất nhiều năm mới khai thác hết.

Duy Đảo K6

Thứ Hai, tháng 3 24, 2008

ẢNH "CHỘP" ĐƯỢC

Hôm qua, một thành viên K6 được "mời" tới Cafe "Đồi Khỉ" để chuẩn bị cho buổi Cafe giao ban đầu tháng tới đã thưởng thức càfe đá bằng ống hút.

Chủ Nhật, tháng 3 23, 2008

Dọn vườn... Dọn vườn!!!

Xin cải chính lại những chuyện đã viết
Quả thật chuyện xảy ra đã 30-40 năm nhớ đã khó, mà viết lại còn khó hơn. Nay nhận được mail của Ngô Phúc Chiến gửi từ Vũng Tàu, xin đăng tải ý kiến "khổ chủ" về những bài đã viết.

1. Về “Bữa tiệc mừng tân thượng úy”: Đúng ra là dịp ấy tôi nhận quyết định về Quân khu 4 (Thừa Thiên-Huế trong địa bàn này). Nghe tin, anh em bên Khoa Cơ điện quyết định mở tiệc chia tay, thành phần có anh em Trỗi k6, 7, 8. Khổ nỗi anh em học viên ta không có 1 xu dính túi nên Hòa “tàu”, Hưng “gô” (2 chủ xị) bàn nhau “xơi” 2 chú ngổng sư tử rồi đem ra “cơ sở cách mạng” xử lý theo nguyên tắc “một đổi rượu, một làm thịt”. Sau đó mới có sự việc như Quốc kể trên. Tóm lại, anh giai ta vẫn nghiêm!

2. Còn về "Chuyến xe đêm bão táp": Hôm đó, Thắng và con trai mình từ Hải Phòng lên chơi. (Chú nhóc dám giơ tay chào anh giai Lữ và hô lớn: Chào Đại tá!, làm anh ngỡ ngàng). Gặp anh Tứ, phụ trách chiêu đãi sở, điều đình xin phòng, bố trí cho mẹ con nó xong xuôi thì vào đơn vị. Giữa đường gặp anh Mạnh Giao. Anh giai hí hửng rủ lên “cơ sở cách mạng” mãi tận Việt Trì vì gia chủ mời dự tiệc RTC. Thế là cưỡi Honda 67 vượt 25km lên tận “thành phố ngã 3 sông” nhập tiệc. Đang ngon trớn, bỗng anh giai giật mình: "Bỏ mẹ có cuộc họp tại Hà Nội vào sáng mai". Bàn đi tính lại tôi bảo: “Lo gì, tí nữa về đón tàu ở Vĩnh Yên là được. Miễn sáng mai có mặt tại Hà Nội”. Mải vui quên cả thời gian, hơn nữa cũng chủ quan “con tàu Việt Nam ôm chặt đất anh hùng” nên chúng tôi thẳng thừng “làm tới”. Đêm buông đã lâu mới sực nhớ đến chuyến tàu. Chạy ra ga Việt Trì thì biết tàu đã về gần đến Lập Thạch. Hai tên “bươn bả” lao nhanh cho kịp đoàn tàu. Khi đã “tưng tưng” thì thích “đứng đường xả bầu tâm sự”. Vì vậy càng kéo dài thời gian trên đường. Về tới Vĩnh Yên thì tàu đã đi gần đến Hương Canh. Thôi thì “một liều năm bảy cũng liều”, miễn sao ông anh kịp cuộc họp sáng mai. Sau khi hội ý chớp nhoáng, chúng tôi quyêt định đuổi theo tàu. Cứ thế giai giẳng trong đêm tối lại lất phất mưa phùn. Xe phóng lướt qua những ổ gà, ổ trâu to kinh khủng. Và có thể (có thể thôi!) do phanh gấp mà cả hai bổ nhào về phía trước, đè cả lên nhau. Rồi đứng dậy và phóng tiếp. Cứ thế đuổi theo đòan tàu… mãi cho đến tận cầu Đuống mới đuổi kịp. Chia tay nhau - kẻ nhảy lên tàu, người đứng ở lại. Mình tôi trở về tới Vĩnh Yên thì trời đã rạng sáng.

Đây là vài kỷ niệm của tôi với một đồng đội mà sau này ông ấy được bổ nhiệm đến tận cương vị Bộ Trưởng Chủ nhiệm. Ở xa HN xem VTV1 có mấy cảm xúc thế này:
Tôi yêu say đắm một Nguyên Hạnh
Tôi mê say đắm một Tạ Bích Loan
Tôi đồng cảm với Ông họ Đoàn
Khi cảm xúc thường cay cay sống mũi

Chuyện ở Vĩnh Yên (tiếp)

Lại chuyện chiếc xe Honda 67
Anh em ta sau 1975 vào miền Nam đi phép hay công tác, tùy khả năng, mà mang ra xe Honda, Suzuki, Yamaha hay Vespa… Tuy nhiên kiến thức về xe máy nói chung là yếu. Vì vậy thường sang Khoa Cơ điện xin tư vấn, còn khi xe hư hỏng hay bảo dưỡng thường phải đưa về HN, nhờ tới anh em nhà thằng Hùng ở phố Phủ Dõan. Nghe nói bọn nó có nghề "sửa xe gia truyền". Ở Vĩnh Yên cũng có cánh nhà thằng Hòa về HN học sửa xe rồi lập tiệm “Hòa xe máy” ở gần chợ.
Chiếc xe Honda 67 của Chiến là phương tiện thuận tiện cho việc đi lại giữa Vĩnh Yên, Hà Nội, Hải Phòng thăm vợ con và bạn bè, nhất là ngày đó tàu xe đi lại rất phọt phẹt, chật chội, chậm trễ. Xe thì tốt nhưng có lẽ do “trình” kém mà hơn năm sử dụng, Chiến không dưới vài lần gửi xe lại Phủ Dõan và tốn kém không ít tiền. Mỗi lần được Chiến cử về thăm thấy máy bị bổ, ruột gan phơi bày lung tung. Trông mà ớn! Hỏng nhiều thì tốn và không còn hấp dẫn như ngày đầu nên hắn nảy ý định bán xe. (Chả hiểu có hỏi vợ hay không vì các xe ngày đó là cả 1 gia tài? Lớn lắm!).
Chiều hôm trước, hắn mang chiếc xe đã chết máy ra thị xã, gán cho Hòa. Đâu như được 150đ. Với bạn bè lâu này thấy hắn trăn trở vì chiếc xe thì thương, nay thấy bán đi được thì mừng. Nhưng chưa được 1 ngày, trưa hôm sau thấy hắn tư lự:
- Hình như tôi hố, ông ạ!
- Sao?
- Thằng Hòa mua rẻ quá.
- Sao lại rẻ? Giá cả do ông đặt ra và nó chấp nhận ngay, không mặc cả.
- … Nhưng, phải đòi lại thôi. Các ông cùng tôi ra Vĩnh Yên nói chuyện phải trái với thằng này.
Biết ông bạn có tính "Hứng bất tử", thấy “trối” lắm nhưng nể bạn. Cơm nước xong, tôi, Chí Hòa, Lê Bình theo hắn ra phố. (Cũng định rủ anh giai nhưng thấy ôi quá nên thôi). Thằng Hòa thấy Chiến và cánh lính Quân sự ra, biết là có chuyện liền hỏi: “Có gì vậy anh Chiến?”. Mặt ông bạn ngăm ngăm đen, giờ trông như quả mận chín:
- Hòa ạ… à… Mình… mình gọi điện về nhà nói chuyện bán xe, vợ mình dứt khóat không cho bán. Nay…
- Sao ông kì thế? Mua bán sòng phẳng cơ mà.
- Làm thế nào được vì chưa hỏi vợ. Mà xe là cả 1 gia tài. (Thật là hay khi ông bạn ta phá xe như thụi nhưng lúc này lại dũng cảm nói vậy?).
- Ông ơi, thậm chí tôi không trả giá mà chấp nhận ngay cơ mà?
- Có phải do mình đâu, vợ đấy chứ. Cậu thông cảm cho. (Lúc khó khăn đổ cho người khác là hay nhất!).
Mấy thằng tôi nãy giờ lạnh lùng không nói 1 lời. Riêng Lê Bình, từng trải trận mạc, sốt ruột thấy thằng Hòa cứ dây dưa, đã nói như dao chém đá:
- Khỏi nói nhiều. Ông có trả không thì bảo?
Thấy thái độ dứt khóat của Lê Bình, biết lần lữa là có chuyện, Hòa vội vàng:
- Thôi, nể các ông là lính. Đây giấy bán xe đây, xe kia, các ông lấy về. – Hắn lắc đầu – Từ thời... Tây đến giờ (Vĩnh Yên chả là vùng tề) chưa bao giờ thấy có ai mua bán như các ông. Không phải các ông thì... còn lâu.
Muối mặt nhưng vì bạn, mấy thằng Trỗi phải chây và cuối cùng thì “hòan thành nhiệm vụ”. Phúc Chiến cũng ngượng nhưng đòi lại được xe nên không thấy mệt khi phải còng lưng đẩy chiếc xe hỏng ra phố. May mà tối trời nên dân chúng không thấy. Anh em tắt ra ga làm mấy li nước chè và dăm chiếc kẹo lạc ở quán em Ninh, Khang rồi mới về trường.
… Sau này khi cùng anh Khôi “điếc” ra chơi với ông Năm Châu sửa đồng hồ và Hòa “xe máy” cứ phải lờ đi coi như không biết có chuyện từng xảy ra. Một kỷ niệm vì bạn của lính ta!

Thứ Bảy, tháng 3 22, 2008

TÔI VÀ CÔ CHÁU GÁI XTALIN (tiếp theo và... khết!)

Xôchi - thành phố nghỉ mát tuyệt đẹp nằm bên bờ biển đen, phía bên kia thành phố vùng ngoại ô là những rừng cây đuổi nhau trải dài tới tận chân núi. Dọc ven biển là vô số khách sạn, những nhà nghỉ dưỡng cao tầng với nhiều kiểu kiến trúc, màu sắc đa dạng ngời lên mỗi sáng dưới nắng ban mai. Xen kẽ những biệt thự vườn những nhà nghỉ nhỏ kiểu Motel là những vườn hoa, vườn nho, vườn cây ăn trái của dân địa phương. Đất ở đây rất tốt, thích hợp để trồng các loại nho và các cây thực phẩm khác. Vì vậy thực phẩm rất phong phú và đa dạng. Phía xa xa là núi cao trùng điệp nằm trong dãy Capkaz tuyết phủ trắng bốn mùa, khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm. Xôchi có đường sắt, đường biển, đường không thuận tiện. Chính vì thế nơi đây tọa lạc các nhà nghỉ dưỡng của TW đảng và chính phủ Liên xô trước kia. Là thành phố thuộc Nga nhưng Xôchi lại giáp ranh với Grugia nên dân cư phần đông là người Nga và người Grugia sinh sống, họ sống xen kẽ thân thiện bên nhau. Có một lần gặp một người đi bán mật ong rừng, thấy tóc hạt giẻ, mắt màu nước biển em hỏi: Anh người Nga à, anh ta trả lời: Tôi là người Hylạp. Anh ta nói thêm ở đây ngoài người Nga, Grugia, còn một ít sắc dân khác. Đi ngoài đường ta rất dễ nhận ra anh là người sắc tộc nào: Mắt đen, lông mi dài, lông mày rậm, tóc đen bóng gợn sóng, sống mũi hơi gồ thì đích thị là người Grugia. Em không mấy thiện cảm với cánh đàn ông Grugia chẳng phải là vì cùng cánh “đực rựa” với nhau mà ghen ghét tị hiềm, cũng chẳng phải vì do em bị hai vố đau “hơn hoạn”. Lần thứ nhất em bị một nhóm ba bốn thằng “đầu đen” vét sạch túi bằng quả lừa chơi xúc xắc, lần thứ hai ( lần này không bắt được quả tang) em bị nẫng mất hai cái quần bò xịn (cả gia tài dân sự ki cóp bao nhiêu năm mới “thửa” được) phơi ngoài bancon khách sạn, tiếc “đứt ruột!”mà bảo là em có thành kiến với họ. Nhìn đàn ông Grugia em thấy họ âm thầm và bí hiểm thế nào ấy, rất khó đoán định tình cảm.

Nhưng phụ nữ thì hoàn toàn khác. Thật tuyệt vời, khi đứng trước các nàng ta chỉ còn làm được một điều duy nhất đó là: hít một hơi thật dài, hai bàn tay đưa lên, đặt nơi ngực, vai nhún, hai mắt nhắm nghiền, đầu hơi nghiêng đi một chút và miệng buông một âm ...u…i kéo dài mà thôi (Đây là động tác mà bọn tây nó thể hiện tình cảm khi gặp điều gì bất ngờ, hay xúc động). Gỉa dụ vào một ngày đẹp“giời”nào đó bỗng thấy vợ mặc một chiếc áo mới, hay một kiểu đầu lạ, hoặc một mùi thơm hăng hắc của loại “thuốc hoa” xịn, hay một chiều trên bàn xuất hiện một món ăn mà các bà, các cô vừa sáng tạo ra…Các bác hãy thử một lần làm động tác như thế trước mặt bà xã của mình, hay bác nào muộn vợ cũng thử một lần trước mặt người tình mà xem, em thề, nó hay lắm, nó như tâm linh, không bằng “nhời” mà lại còn hơn ngàn vạn “nhời” tán tỉnh, vừa đỡ đau cơ miệng vừa đỡ tốn nước bọt, chỉ cần một động tác thế thôi nó như thôi miên, làm cho các mẹ u mê và thế là bao nhiêu tội lỗi trên cõi đời này mà anh em mình vướng phải, các mẹ sẽ vứt sọt rác hết và thế là cánh đàn ông chuyên bị “đè nén, áp bức” như anh em chúng ta còn gì hạnh phúc hơn. Tuyệt vời nhất vẫn là đôi mắt, trái tim dù cứng rắn chai sạn đến đâu đi chăng nữa trước ánh mắt nhìn của các em gái Grugia thì mọi cái đều trở nên vô nghĩa, đôi mắt huyền sâu thẳm, lông mi dài, dày cong vút, khuôn mặt đẹp thánh thiện. Nước da các em trắng như không còn gì có thể trắng hơn. (Thế nào cũng có bác chửi em, lại quảng cáo cho Ômô đây!). Có lẽ do tương phản với màu tóc, màu mắt chăng? Ta chỉ có thể phê phán các em ở hai điểm, đó là sống mũi hơi gồ và dáng người hơi to một chút nhưng không sao, ban giám khảo “gà mờ” như chúng em những đệ tử muôn thuở của cái đẹp vẫn sẵn sàng có thể cho qua. Chúng em chỉ thực sự “ngại”, thực sự đắn đo khi để ý tới vòng một và vòng ba của các nàng vì quả thật nó mênh mông và phì nhiêu quá.

Như các bác đã biết Grugia là quê hương của Xtalin, ông sinh trưởng ở thủ đô Tbilixi. Ông có hai người con, một trai một gái. Người con trai là phi công trong chiến tranh, bị bọn Đức bắt làm tù binh, trong bối cảnh ấy Xtalin có một câu nói nổi tiếng, đại loại là: “Tôi không bao giờ đổi một viên tướng để lấy một người lính!”, khi bọn Đức đánh tiếng với ông về việc giải thoát cho người con trai duy nhất đang trong tay chúng. Xtalin chỉ có một người cháu ngoại ruột, bà là nhà địa chất học, hiện sống ở một vùng hẻo lánh thuộc Xiberi. Bà sống khép kín, chẳng ai biết thân thế gốc rễ của bà, và bà cũng không muốn cho ai biết. Bà muốn quên quá khứ. Cuộc sống riêng tư của bà không mấy suôn sẻ.

Chắc các bác lại chửi, tay này lại cà kê dê ngỗng, làm mất thời gian của anh em. Xin lỗi các bác em quay lại ngay đây, các bác đừng nóng vội “từ từ rồi khoai lang sẽ nhừ”. Lần trước kể tới đâu rồi nhỉ? À em nhớ rồi….

Một buổi chiều còn sớm, em và một ông bạn lang thang đi bộ dọc con đường từ nhà nghỉ lui xuống phía dưới cách khoảng non cây số. Chúng em thấy một ngôi nhà nằm bên sườn núi, nhà mái nhọn hai tầng, tầng một xây bằng đá mộc, tầng trên gép bằng gỗ kiến trúc kiểu gotich rất đẹp, tuy nhiên ngôi nhà có vẻ ít được chủ nhân chăm sóc, ngay cả khu vườn thơ mộng bao bọc, và hàng rào gỗ chạy xung quanh hình như đã lâu không có ai sơn phết, cắt tỉa. Tò mò chúng em dừng lại trước cánh cổng bằng gỗ khép hờ, thấy một tấm biển đồng đã bị thời gian làm hoen ố, nhưng hàng chữ vẫn đọc được: “Đây là ngôi nhà Xtalin khi sinh thời ông thường hay nghỉ” - một điều khá bất ngờ thú vị đối với chúng em. Đang ngó ngiêng nhìn ngắm, bỗng chúng em nghe thấy tiếng cười thiếu nữ, qua lùm cây rậm em nhìn thấy ba cô gái đang ngồi trên chiếc ghế xích đu trong vườn. Chúng em đánh bạo “Bọn tao có thể vào thăm nhà ông Xtalin được không?”. Thấy bọn em là người nước ngoài lại quan tâm đến Xtalin nên mấy cô bé hơi ngỡ ngàng. Sau ít phút họ nhìn nhau ngập ngừng như trao đổi điều gì, rồi cô lớn tuổi nhất vui vẻ mời chúng em vào nhà. Họ đưa chúng em qua bậc tam cấp lên thẳng phòng khách nơi tầng một. Đấy là một gian phòng lớn, với nhiều cửa sổ cao, được che bằng những tấm đăng-ten và những tấm rèm lớn màu nhạt, trong phòng hầu như không có gì, ngoài chiếc lò sưởi đốt bằng củi, nằm đối diện là bộ xa lông rộng kiểu cách sang trọng nhưng đã sờn cũ, phía hai mảng tường nằm trung tâm gian phòng treo hai tấm thảm Thổ nhĩ kỳ rất to, loại thảm do thợ thủ công làm bằng tay, cực kỳ tinh xảo với những hoa văn lạ và đẹp. Họ mời chúng em ngồi và chỉ ít sau phút một đĩa mận, nho, táo đã được bày trước mặt. Qua chuyện trò chúng em lõm bõm biết họ là cháu bên ngoại Xtalin, nhà ở thành phố Xôchi, mùa hè kéo nhau lên đây nghỉ. Ngôi nhà này là sở hữu của dòng họ. Chúng em không được chủ nhà mời đi thăm quan thêm phòng nào nữa. Ngồi nói chuyện, cô gái chỉ chiếc ghế giống dạng ghế mây ở ta, có thể bập bênh lên xuống được cho biết duy nhất còn chiếc ghế đó là của Xta lin; ngày xưa ông thường hay ngồi đọc sách, ngoài ra không còn gì.

Sau bữa làm quen ấy, ngày nào bọn em cũng tới chơi chủ yếu là chuyện trò với em lớn tuổi cỡ 24-25 gì đó, chúng em phỏng đoán vậy thôi chứ làm chó gì tò mò dám hỏi tuổi, vì chuyện “ngu” này mà chúng em bị bà giáo dạy Nga văn chưa chồng chửi như té tát khi tỏ ý quan tâm hỏi tuổi bà. Ngược lại cô gái cũng có cảm tình với chúng em. Khi đã “thân thân” chúng em ngỏ lời mời nàng lên nhà nghỉ chơi, nàng hồn nhiên vui vẻ nhận lời. Phòng chúng em ở hai thằng, đồ đạc vứt bừa bãi, chủ yếu hàng hóa là quần áo phụ nữ (không có phụ tùng xích líp vì em ngại và một phần cũng không biết chọn, đem đi sợ ế, vốn đọng thì chết, vì vốn tự có của em chẳng đáng bao nhiêu) . Những hàng hóa này bọn em “cất” từ Maxcova (cũng của mấy “soái” Trỗi nhà ta) đem đi mục đích kiếm tí chênh lệch để thêm hớp bia, hớp rượu cho đời nó tươi. Lúc này cái đầu u mê của em mới nghĩ ra phải có món quà gì đó tặng nàng, cho nó tăng tình hữu nghị. Thế là chúng em như những thằng thợ may học việc, mà là thợ đểu, thợ vụng cứ đo đo, đạc đạc, mà không phải là dùng thước dây để đo như mấy tay thợ may chuyên nghiệp trên phố huyện, mà chúng em đo bằng tay, bằng gang tay. Bờ vai của nàng các bác tính em đo từ bên này cho tới bên kia được gần ba gang, thế có chết không cơ chứ, “Size” áo nào cho vừa? Còn phần eo và phần ngực của nàng thì bọn em ngại vì khu vực nhạy cảm này không thể đo bằng tay được, không khéo lại mất toi tình hữu nghị mà mất mấy ngày giời mới xây đắp nên. Thế là em chọn một chiếc áo phông to nhất, đẹp nhất tặng cho nàng khỏi cần đo đạc gì. Nàng rất tự nhiên cởi áo thử ngay trước mặt chúng em. Thằng bạn em nó nhanh, nó còn quay phắt được mặt đi, còn em vốn chậm chạp lại quá “sốc” cứ đứng chết trân, tay chân cứ đơ ra như con bé “manơcanh” trong cửa hàng “Fashion” trên phố, mắt thì trợn lên, được nhìn mà chả dám nhìn. Chả biết có bác nào lại “ngu lâu” như em không? Cái áo nàng mặc sao lại vừa thế nhỉ, cả tông màu nữa cứ như cái áo sản xuất ra là để dành riêng cho nàng. Thấy nàng có vẻ quyến luyến chiếc váy bò, em tinh ý phát hiện ra, thế là chúng em quyết định để lại cho nàng với giá giao tế “mềm”. Nàng cười tươi như nghé vào hợp tác và lần này nỗi lo sợ của chúng em lớn lao hơn, chỉ sợ nàng thay váy ngay trước mặt chúng em như cái áo trước đó thì chỉ có nước “chết”. Nhưng chẳng để chúng em phải “giàu trí tưởng bở” lo xa, nàng tự giác vào toalet mấy phút sau đi ra nàng bỗng thoắt trở thành một cô gái khác hiện đại hơn, model hơn, đẹp hơn nhưng cặp dò thì không làm sao nhỏ hơn được, chúng em khen nàng hết lời, nàng ra chiều cảm động lắm.

Kỳ nghỉ vui, nhưng cái vui không trọn vẹn, em vẫn canh cánh bên lòng vì lá thư của thằng bạn GĐ của em từ bên nước gửi sang “Ông già tôi qua Hungari nghỉ, khi về có ghé Maxcova ông nhớ lùng ít Serepa - thuốc đau gan, ở nhà đang khan, chạy lắm và được giá. Nhớ là “càng nhiều càng ít”, mà gửi ông già tôi đem về thì chả còn sợ chó thằng công an, hay hải quan nào nữa. Cố gắng nhé!”. Thế là mấy ngày qua em lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm của cái thị trấn vùng núi này mà chỉ kiếm được có mấy hộp. Tại sao mình không nhờ nàng về Xôchi mua giúp? Một phát kiến hay thế mà không nghĩ ra. Thế là em đánh bạo sau một hồi ngập ngừng với giọng nhà quê đặc và ngữ pháp sai be bét em nói: Ở quê bọn anh cánh đàn ông chúng nó uống rượu ghê gớm bằng trăm ngàn lần cánh đàn ông Gruzia bọn em, nhưng ngặt quê anh là xứ nóng do rượu nhiều nên bệnh gan cũng lắm, người nhà rất cần loại thuốc này gửi về để chữa trị. Vừa nói em vừa đưa cái nhãn thuốc cho nàng. Nàng nhiệt tình: để chiều nay em phóng xe về tìm mua cho. Tôi đưa nàng một trăm rúp, ngần ấy tiền là to lắm, nàng rụt cổ lại: Sao nhiều thế! Em giải thích: Cánh đàn ông họ hàng nhà anh đông lắm, hầu như cả nước vì đều là dây mơ, rễ má con cháu Âu Cơ, chúng nó có tật uống rượu, uống bia như hũ nút nên tránh làm sao được cái bệnh gan, nên phải cần nhiều thuốc mới phân phối hết, (Em nói phét với nàng thế). Nhoằng một cái sáng hôm sau phóng xe từ Xôchi lên nàng đem cho em một túi lớn. Trước đống thuốc chân em như khuỵu xuống, thật bất ngờ, quá điều em hằng mong đợi, em chỉ còn biết ôm vội vòng eo quá khổ của nàng hôn nhanh một “phát” vào bên má, (chỉ sợ xúc động quá, luống cuống hôn chệch nó đi vài cm thì là bỏ mẹ!) rồi lí nhí buông lời cảm ơn tự đáy lòng.

Tạm biệt nàng, chúng em theo đoàn trở về nhà nhà nghỉ phía dưới biển. Rồi một tháng qua nhanh, kỳ nghỉ hè phương nam kết thúc. sân bay ở Xôchi khi trở về Matxcova em bị rầy rà một chút với hải quan, nhưng tay trung tá trưởng đoàn đưa thẻ sỹ quan và nhỏ nhẹ, rồi tay hải quan cười ngượng nghịu ra chiều xin lỗi. Chúng em ùa lên máy bay như chạy giặc, mạnh ai lấy ngồi như kiểu xem phim bãi ở ta thời bao cấp ngày xưa.

Sau ba tiếng bay, chúng em đã có mặt ở Matxcova, rời sân bay phóng thẳng ra ga cho kịp chuyến tầu tốc hành lên phương bắc hướng Lêningrat. Mùa thu đã ập về, cái màu nâu đỏ xen lẫn vàng của rừng phong và rừng bạch dương tràn vào khoang cửa con tàu. Khoảnh khắc giao mùa thay đổi từng ngày, bầu trời cao xanh lững thững từng đụn mây trắng. Phong cảnh mùa thu nước Nga quyến rũ và đẹp vô cùng, nó còn thơ mộng và đẹp hơn cả bức tranh “Mùa thu vàng” của Lêvitan . Nhưng lòng em bỗng chợt “héo đi” khi nhớ về một kỷ niệm thoáng qua với cô gái Gruzia xinh đẹp nơi thành phố biển phương nam xa xôi.

Thứ Sáu, tháng 3 21, 2008

Nhớ về một thời :Sinh ra trong khói lửa

Xin chào bác tổng quản Hữu Thành,chào ông bạn vàng Kiến Quốc chào tất cả các anh chị em chào các bạn. Thú thật vừa mới ti toe viết được một bài mà các anh động viên ghê quá, làm con gái tôi nó bảo các bạn Trường Trỗi của bố hay quá nhỉ ,con cũng muốn làm (lính Trỗi quá) .còn vợ tôi nàng nói bạn Trỗi của bố thì trên cả tuyêt vời rồi .khen xong nàng còn kịp lườm tôi một cái sắc như dao và nói ...Em nuôi anh ngày 3 bữa mà còn lénh phéng Phở với cháothì coi chừng đấy.Khiếp quá các anh ạ,có lẽ rồi cơm nguội cũng cố mà ăn thôi . Lần sau nếu có về VN chơi anh nào có muốn rủ đi ăn Phở thì nói nho nhỏ thôi nhé...kẻo các bà vợ nghe thấy thì nguy quá.
Còn chuyện này nữa cũng muốn nhắc bác tổng quản và kiến Quốc là: nhiều tên các nhân vật trong một số bài các anh em ta hay viết tắt nhiều lúc luận mãi không ra là ai nữa,thí dụ như GM thì tôi biết đó là anh Giang (nhìn mặt trời mà không chói lóa) tức anh Giang mù chứ còn nhiều cái tên khác thì chịu vì trừờng ta có đến 8 khóa ,mà từ khi tan trường nhiều anh em có được găp nhau đâu Vậy mong các bác nhắc anh em ta sau này viết tên cho rõ

Và hôm nay nhân tiện đây tôi cũng xin gửi bài thơ tôi làm tựa theo 2 quyển sách của trường ta:
(SINH RA TRONG KHÓI LỬA) mong các anh cho ý kiến

....Kính tặng các thầy cô,các anh chị và các bạn đã từng công tác và học tâp tại trường


SINH RA TRONG KHÓI LỬA
Có tôi và có anh
Có bạn bè cùng lứa
Qua một thời chiến tranh.

Sinh ra trong khói lửa
Các anh và cả tôi
Được mang danh lính Trỗi
Sống một thời nông nổi
Sống một thời trẻ thơ
Mà đến tận bây giờ
Coi nhau như ruột thịt

Sinh ra trong khói Lửa
Bạn bè ta bao đứa
Ngã xuống nơi chiến trường
Tên bạn thành Bất tử
Trẻ mãi cùng Quê hương
Làm rạng rỡ tên trường
Anh Hùng Nguyễn văn Trỗi

Sinh ra trong khói lửa
Về một thời chúng ta
Về một thời gian khó
Về một thời đã qua
Tóc bạc đầu gặp lại
Thương lắm ,Bạn chưa già
Cầm tay nhau cùng hát
Vang mãi bài: Hiệu ca.
(Sinh ra trong khói lửa trường ta đà lớn lên
trương đẹp chói ngời tên anh Nguyễn văn Trỗi)

Thời gian rồi sẽ dần trôi
Bạn ơi nhớ nhé một thời bên nhau
Mặc đời bể cả nương dâu ,
Mặc thời vàng lẫn cùng thau một thời
Buồn vui ,là cái sựđời
Tri âm bên chén Rượu vơi lại đầy.

Berlin những ngày xa quê