Thứ Sáu, tháng 6 22, 2007

62 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

NHỮNG ĐÓNG GÓP
CỦA CHA MẸ CHÚNG TA
Kiến Quốc

Nhìn nhận sự kiện lịch sử
Từ lâu lắm, thắng lợi của các sự kiện lịch sử hiện đại thường chỉ được nhắc tới do “sự lãnh đạo tài tình của Đảng và sức mạnh quần chúng” v.v... Còn các nhân vật lịch sử và cả các nhân chứng lịch sử ít được nhắc đến. Cho đến những năm gần đây, trong cách nhìn nhận có nhiều thay đổi. Nhà Sử học Dương Trung Quốc khi đánh giá về những sự kiện lịch sử luôn nhấn mạnh: Chúng ta không được quên các nhân vật lịch sử và cả các nhân chứng lịch sử.

Khi triển khai làm cuốn sách “Trần Tử Bình từ Phú Riềng Đỏ tới mùa Thu Hà Nội...” do phải đọc nhiều, tiếp cận nhiều các nhân chứng lịch sử, chúng tôi đã tổng hợp được nhiều thông tin quý báu.

... Sau khi xây dựng xong Chiến khu Quang Trung (Hòa-Ninh-Thanh), cha tôi nhận chỉ thị của Trung ương bàn giao lại cho đồng chí Văn Tiến Dũng để về tham gia Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ. Đầu tháng 8/1945, các đồng chí trong Trung ương và Xứ ủy được triệu tập lên Việt Bắc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa toàn quốc. Riêng Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nguyễn Khang được phân công phụ trách Hà Nội, còn cha tôi được cử lại trực cơ quan Xứ đóng tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông.
Ngày 15/8, Thường vụ Xứ ra quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa (UBKN) Hà Nội do ông Nguyễn Khang làm Chủ tịch và Cố vấn Trần Đình Long cùng 4 ủy viên: Nguyễn Quyết, Trần Quang Huy, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Duy Thân.
Tối 17/8, tuy Hà Nội chưa có lệnh của Trung ương nhưng dựa vào chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, sau cuộc biểu tình chiều 17/8 của lực lượng quần chúng cách mạng ở Hà Nội cho thấy thời cơ đã chín muồi, Thường vụ Xứ phát lệnh tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Hà Nội vào trưa chủ nhật 19/8/1945.
Sáng 18/8, Ủy ban Quân sự cách mạng (UBQSCM) chuyển trụ sở từ ngoại thành về 101 Gambetta (nay là Trần Hưng Đạo), trước cửa ga Hàng Cỏ.
Ngày 19/8/1945, một sự kiện trọng đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam – tại thủ đô Hà Nội, chính quyền đã về tay nhân dân mà không hề đụng độ, không hề đổ giọt máu nào, tuy lực lượng của quân đội Nhật còn 1 vạn quân đóng tại Hà Nội.


(Ảnh trên cùng: Sáng 18/8/2005 trước cửa Nhà hát Lớn Tp Hà Nội, các lão đồng chí gặp mặt nhân kỷ niệm 60 năm Tổng khởi nghĩa Hà Nội. Trái qua: Các ông Lê Trọng Nghĩa, Vũ Oanh, Nam Hà và đồng đội Việt Minh - Hoàng Diệu 1945).


Xin trân trọng giới thiệu các nhân vật trong Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, trong đó có nhiều người là phụ huynh Trường Trỗi.
1. Chủ tịch Nguyễn Khang (1919-1976), dân Thái Bình. Sau 19/8/1945 là Chủ tịch UBNDCM lâm thời Bắc bộ. Năm 1947 là Chủ tịch UB Kháng chiến hành chính (KCHC) Liên khu Việt Bắc. Ông là Đại sứ nước ta ở Trung Quốc từ 1957-1959 (sau Đại sứ Hoàng Văn Hoan), sau đó là Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Ủy viên TW khóa II và III. Ông là phụ huynh của Nguyễn Đồng Thu k3 và Nguyễn Văn Lợi k6.


2. Ủy viên Nguyễn Quyết (phụ trách quân sự) nhận nhiệm vụ Bí thư Ban Cán sự (Bí thư Thành ủy) Hà Nội thay ông Nguyễn Văn Trân (bố của Đoan Hùng k5) lên Việt Bắc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa toàn quốc. Ông là người chỉ huy cánh quân chiếm Trại Bảo an binh (đối diện rạp Majestic, nay là rạp Tháng Tám), thu được hàng nghìn khẩu súng. Nhưng quân Nhật đã phản ứng, cho xe tăng và binh lính bao vây quanh Trại, tình hình căng thẳng dễ dẫn tới đụng độ vũ trang. Sau khi ta cử người đàm phán, quân Nhật đã nhượng bộ. Sau ngày 23/9/1945, ông là một trong những người tham gia Nam tiến đầu tiên chi viện cho miền Nam. Đại tướng Nguyễn Quyết chính là bố của Đại tá Nguyễn Vũ Định lính Trỗi k3 (Phó Tham mưu trưởng Hải quân đầy triển vọng, đã mất vì tai nạn giao thông). Hiện ông bà nghỉ hưu tại Hà Nội.

3. Ủy viên T
rần Quang Huy (1922-1995) là bố của Vũ Quốc Khải k3, Vũ Quốc Hoàn k6, Vũ Minh Hà k8. Ông là dân Thanh Hóa, tham gia phong trào học sinh Hà Nội những năm 1935-40. Năm 1939 là Bí thư Thanh niên Dân chủ Bắc kỳ. Sau 19/8 là Chủ tịch UBNDCM lâm thời Hà Nội kiêm Bí thư Thành ủy. Là ủy viên TW khóa III, IV, ông cùng ông Hoàng Tùng tham gia chấp bút nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, trong đó có Đường lối cách mạng miền Nam. Khi mất ông để lại di chúc: cho thiêu xác và chia làm 3 phần – 2 phần rải ở sông Hồng và sông Mã, phần còn lại để trên ban thờ.

4. Ủy viên Lê Trọng Nghĩa phụ trách khối trí thức trong UBKNHN. Ông từng tham gia phong trào học sinh Hải Phòng, Hà Nội và bị bắt khi đang rải truyền đơn cùng Nguyễn Đình Thi đầu năm 1943, rồi bị tống giam Hỏa Lò. Đêm 11/3/1945, ông đã b
ảo vệ tử tù Trần Đăng Ninh (Bí thư Xứ ủy 1941, bố Trần Châu Nguyên k4, Trần Tuấn Quảng k6) vượt ngục theo đường “thăng thiên” vượt tường rào. Sau đó ông được Lê Đức Thọ cử tham gia Ban Cán sự ĐCSĐD bên cạnh Dân chủ Đảng. Ông Nghĩa cùng ông Trần Tử Bình, Nguyễn Khang, Nguyễn Duy Thân có mặt trong cánh quân tấn công vào Bắc bộ Phủ. Khi cánh quân chiếm Trại Bảo an binh, do ông Nguyễn Quyết dẫn đầu, bị bao vây, dễ dẫn tới đụng độ, Thường vụ Xứ đã cử ông Nghĩa phóng Limouzin cắm cờ đỏ sao vàng ra thương thuyết với quân Nhật. Vì Nhật hoàng đã đầu hàng Đồng minh nên chúng tạm thời rút lui. Ngay đêm 19/8, ông Nghĩa cùng Trần Đình Long đi đàm phán thắng lợi. Sau 19/8, ông phụ trách đối ngoại với quân Nhật trong UBNDCM lâm thời Bắc bộ. Ông được bầu là đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946 khi mới 23 tuổi. Năm 1950, ông là Cục trưởng Cục Quân báo cho đến năm 1967(!). Ông được phong hàm Đại tá năm 1959, là phụ huynh của Lê Trọng Huấn k5 và Lê Trọng Thắng k7. Hiện ông nghỉ hưu tại TpHCM.
Luôn gặp ông xin tư liệu, tôi nhận ra ở ông có một bản lĩnh phi thường. Thật ra cuộc đời ông gặp nhiều oan trái, nhưng ông vẫn thản nhiên, đặc biệt luôn có cách nhìn nhận của một nhà tình báo chiến lược.

5. Ông Nguyễn Duy Thân (1918-
1952) dân Đình Bảng, Bắc Ninh và là cậu ruột Trung tướng Lê Quang Đạo. Ông hoạt động trong phong trào học sinh Hà Nội. Năm 1940 tham gia xây dựng chi bộ ghép đầu tiên ở Đình Bảng và là người kết nạp ông Lê Quang Đạo vào Đảng. Thời gian 1941-1945, ông bị giam ở ngục Sơn La. Trong UBKNHN, ông phụ trách khối tiểu thương, nhất là bà con buôn bán Đình Bảng, Bắc Ninh ở Hà Nội. Sau 19/8, ông là Phó chủ tịch UBNDCM lâm thời Bắc bộ phụ trách hành chính. Vợ ông là em gái ông Phan Trọng Tuệ, tham gia cướp chính quyền ở Bắc Ninh. Cả hai vợ chồng cùng là đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946. Năm 1947 ông là Phó chủ tịch UBKCHC Liên khu Việt Bắc. Ông mất năm 1952 khi đi học tại Trung Quốc. Ông bà có 2 con trai: Nguyễn Duy Chiến là dân Dục tài Học hiệu và Đại tá Nguyễn Duy Thành (k8 Học viện KTQS) hiện công tác tại Quân chủng PK-KQ. Hiện bà vẫn còn sống ở Hà Đông.

6. Cố vấn Trần
Đình Long (1904-1945) dân Nam Định. Ông từng sang Pháp họat động rồi được cử đi học Đại học Phương Đông Matxcơva 1928-1931. Năm 1936-1939, ông tham gia họat động báo chí công khai cùng các ông Trường Chinh, Trần Huy Liệu. Bị bắt và bị đày đi Sơn La đến tháng 3/1945 thì trở về họat động ở Hà Nội. Là “cố vấn” và là nhà lý luận trong UBKNHN, ông tham gia những cuộc tiếp xúc với các nhân vật trong Chính phủ bù nhìn. Đêm 19/8/1945, ông cùng ông Lê Trọng Nghĩa đến Tổng hành dinh của Nhật ở Đồn Thủy (nay là Phạm Ngũ Lão) để thương thuyết. Sau 19/8, ông là “đặc phái viên ngọai giao” của Cụ Hồ, tham gia giải quyết những xung đột của ta với các phe phái phản động, nhất là Quốc dân Đảng. Cuối tháng 11/1946 khi chính quyền nhân dân tồn tại mới được 100 ngày thì ông bị Quốc dân Đảng thủ tiêu. Các con của ông hiện có 2 người con trai sinh sống ở Úc, một chị đang sống tại TpHCM.

Cuộc đời cha mẹ chúng ta thật trong sáng, sạch sẽ, vô tư và đẹp đẽ! Thật tự hào về họ, những người đã hy sinh trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc!


Còn ở khắp các tỉnh, thành cả nước đều có mặt phụ huynh Trường Trỗi tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa. Ở Hà Đông có ông Đặng Kim Giang, ở Hưng Yên có ông Lê Liêm, Nguyễn Khai, bà Nguyễn Thị Hưng, Quảng Ngãi có ông Nguyễn Chánh, Phạm Kiệt, v.v...
Đề nghị các bạn gửi “lời góp” cùng thống kê lại sự đóng góp của cha mẹ chúng ta trên phạm vi toàn quốc trong những ngày Tháng Tám năm 1945 lịch sử!

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Các cụ nhà ta quả là đầy đủ cả đức lẫn tài!
Vẫn biết trong số đó nhiều cụ "số phận" lắm nhưng các cụ đã biết hy sinh những gì cá nhân, nhỏ bé, để vì một sự nghiệp chung lớn hơn!

N.TV nói...

Lần về phép vừa rồi tôi có được đọc một quyển sách kể chuyện về một ngôi trường tư thục ở Huế. Ngôi trường này chỉ tồn tại có 9 năm-1936-1945 và có tên là trường Thuận Hóa.Trường có nhiều giáo viên là chính trị phạm, có nhiều thầy từ hồi đó đã rất nổi tiếng như Hoài Thanh, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy... Điều đặc biệt là các học sinh cuả trường sau này có nhiều người trở thành anh hùng lực lượng vũ trang.Trong 9 năm tồn tại cha tôi liên tục làm hiệu trưởng và vì thế cũng tham gia cướp chính quyên ở Huế.Tôi nhớ hồi còn nhỏ có lần ông kể với tôi:-Khí thế của quần chúng lúc ấy rất cao nên ở nhiều nhiều huyện ông chỉ cần viết thư cho các tri huyện là họ chấp nhận giao chính quyền.
Bài học lớn nhất mà tôi thực sự khâm phục tiền bối của chúng ta là cách nhận thức chân lý. Và khi đã nhận thức ra rồi thì kiên quyết đi theo nó ,bảo vệ nó. Các vị ấy đều biết tự thấy mình là nhỏ bé trước nhân dân và dân tộc.Tài năng của các vị ấy được sinh sôi nảy nở trên cơ sở của tinh thần yêu nước.

TranKienQuoc nói...

Ở phần cụ Trần Đình Long phải sửa là "cuối tháng 11/1945", chứ không phải "cuối tháng 11/1946". Xin lỗi các bạn!
Tác giả: Kiến Quốc