Thứ Tư, tháng 2 29, 2012

Phạm Mạnh Kiên mời dự tiệc cưới con trai

Phạm Mạnh Kiên k4/Trỗi C94/ĐHQY thân mời các bạn 
tới dự tiệc cưới con trai là Phạm Mạnh Trung
vào 17h ngày Thứ Tư 7/3/2012 
tại số 1 Trấn Vũ, Ba Đình, Hà Nội.
Hân hạnh được đón tiếp các bạn.

chuyện cháu tôi

Thời gian thấm thoát thoi đưa,giờ tôi đã lên chức ông.Thằng cháu của tôi:Cu Tèo năm nay 10 tuổi hoc lớp 5 trường tiểu học. Học được 1 tuần thì Cu Tèo chán học, không chịu làm bài vở nữa. Cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thi` Cu Tèo nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của nó và Cu Tèo xin cô cho Cu lên học cấp trung hoc.

Dẫn Cu Tèo lên văn phòng hiệu trưởng trình bày đầu đuôi câu chuyện.Thầy hiệu trưởng bàn:thầy sẽ hỏi Cu Tèo một số câu hỏi về Khoa Học, còn cô giáo sẽ hỏi Tèo về Kiến Thức Tổng Quát, nếu Cu trả lời đúng thì ông sẽ cho Cu nhảy lớp.

Hiệu Trưởng: 25 lần 25 là bao nhiêu ?
Cu Tèo : Dạ là 625.
HT : Công thức tính diện tích hình tròn ?
CU TÈO : Dạ là bình phương bán kính nhân Pi.
HT : Nước bốc thành hơi khi nào ?
CU TÈO : Dạ khi nước sôi 100 độ C.

Câu nào Tèo cũng đáp đúng hết, Ông rất hài lòng về kiến thức Khoa Học và cho Cô giáo hỏi về Kiến Thức Tổng Quát:

Cô giáo : Con gì càng lớn càng nhỏ ?
Ông HT : hết hồn, nhưng Cu trả lời ngay.
-CU TÈO : Dạ là con cua, nó có càng lớn và càng nhỏ.
Cô gíáo : Cái gì trong quần thầy hiệu trưởng có mà cô không có ?
Ông HT : xanh cả mặt.
-CU TÈO : Cái ví.
Cô giáo : Ở nơi đâu lông của đàn bà quăn nhiều nhất
Ông HT : run lên...
-CU TÈO : Ở Phi Châu
Cô giáo : Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô ?
Ông HT : Chết điếng người !
-CU TÈO : Đầu gối.
Cô giáo : Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẫm ướt ?
Ông HT : Há hóc mồm ra...
-CU TÈO : Cái lưỡi.
Cô giáo : Cái gì của cô còn "nhỏ" khi chưa có chồng va`
“rộng” ra khi cô lập gia đình
Ông HT : Ra dấu không cho Cu trả lời, nhưng Cu đáp ngay
-CU TÈO : Cái giường.
Cô giáo : Cái gì mềm mềm nhưng vào tay cô thì cứng ra?
Ông HT : không dám nhìn cô giáo.
-CU TÈO : Dầu sơn móng tay.
Cô giáo : Cái gì dài như trái chuối, cô cầm một lúc thì nó
chảy nước ra?
Ông HT : ngất xỉu !
-CU TÈO : Cây cà-rem.

Một lâu sau, Ông Hiệu trưởng tỉnh lại, mình mẩy vẩn đầy mồ hôi, bảo cô giáo đừng hỏi nữa và nói với Tèo:
- Con giỏi quá…"Thầy cho con lên thẳng Đại Học vì nãy giờ thầy đáp không đúng 1 câu nào hết !

Thấy sao !các bạn? Quả là cháu hơn ông ...nhà tôi đại PHƯỚC

Khập khiễng

Có thời gian hay đến cơ quan đứa bạn gần cổng một trường phổ thông trung học. Gặp phải lúc trẻ con tan trường thì thật xui. Chúng nó tran hết ra đường ít khi chiụ tránh ai. Nhưng đôi lần mình thấy một cậu bé thường hay ra về khi đường đã vắng ngắt. Nó đi khập khiễng. chắc vì vậy nó không ra về cùng lúc với các bạn. Nhìn những bước đi khó khăn của nó dưới nắng đầu hè, không biết sao những lúc đó mình hay nghĩ tới những đứa con mình. Và mình cũng tự hỏi vì sao nhiều đứa có bố mẹ đón mà nó thì lại không?
Có lần mình gặp nó ở khá xa trường. Hơn một giờ từ lúc tan học mà nó mới về tới đấy, không biết nó còn phải đi bao xa nữa? Nhìn những bước đi khó khăn và những giọt mồ hôi trên tran nó, mình tiếc những đứa con mình không thấy được hình ảnh này. Chỉ cần nhìn nó thôi cũng đủ hết những điều cần nói về ý thức học tập, về ý chí và nghị lực. Nhưng rồi mình cũng nhận ra rằng nó luôn đi một mình. Nó không có bạn để buôn chuyện, để ăn quà vặt hay chửi bậy như những đứa cùng lớp. Phải chẳng bọn trẻ thiếu đồng cảm với nó? Liệu con mình có nhìn thấy nó cũng sẽ dửng dưng lướt qua như bao điều không đáng để ý khác? Và cả mình nữa, phải chẳng mình cũng đã bỏ qua nhiều khoảng khắc có ý nghĩa của cuộc sống? Phải chăng mình cũng chỉ hòa hợp với những người … giống mình còn với nó chỉ là sự thương hại?
Năm nay mình không còn hay gặp nó nữa. Có lẽ nó đã tốt nghiệp? Cũng có lẽ bố mẹ không cho nó đi học nữa? Nhưng mỗi lần gặp tụi học sinh tan học, mình lại thấy nhớ tới nó. Tại sao người ta lại gọi những người có khiếm khuyết về hình thể là khuyết tât trong khi có bao đứa khác có những khiếm khuyết về tinh thần thì lại không nhỉ? Phải chăng chính con người chúng ta cũng đang khập khiễng, không dám đối mặt với những khuyết tật tinh thần mà rất nhiều người có? Không! Không! Mình cũng vậy thôi, phải che đi những điều khiếm khuyết mà ta có thể che đậy chứ. Chỉ khi không thể che đậy nữa thì ta mới nhận.
Hà Nội, một ngày đầu xuân

Chủ Nhật, tháng 2 26, 2012

Chơi xuân Mộc châu

BÀI CA TRÊN NÚI Hơ hơ....ơ ơ.......hơ hơ.... Đầu trời có sao chiều sao sớm Đầu núi kia có ớ ơ hai người

Dù đi cùng trời, dù đi khắp núi Trời chỉ có, chỉ có sao sớm sao chiều, Núi chỉ có hai người, hai người...Hơ hơ ơ ớ ơ.... hơ hơ....



Phú Thọa cổ?

Văn Hùng k7 rủ đi giao lưu bóng đá "CAHN già" với "lão tướng phường Hùng Vương, Phú Thọ". Tôi OK ngay. Nhưng không phải vì bóng đá, mà vì nghe nói có "Phú Thọ cổ", láng máng thế. Đến nơi hỏi chả ai biết. Mãi đến khi lượn ra đường trước giờ bóng lăn gặp một người sinh và lớn ở thị xã, thì họ nói chả còn gì. Nghĩ cũng phải, gần 40 năm hòa bình người ta phải xây được mấy lượt nhà chứ không phải một. Cái đáng kể có lẽ còn là ngôi nhà của thị ủy. Chán chả buồn chụp.

À, con sông Thao chắc là món đồ cổ đáng giá nhất của thị xã Phú Thọ.
Còn đây là đồ cổ bóng đá, cả người và cái sân vận động đầy "rêu phong".

Thứ Sáu, tháng 2 24, 2012

Tin buồn: Cụ Vũ Duy Hiệu mất

Cụ Vũ Duy Hiệu, bố anh Vũ Mạnh Hùng k4,
đã mất ngày 23/2/2012 tại HN, thọ 103 tuổi. 
Lễ viếng tổ chức từ 7h30 đến 9h30 ngày Thứ Hai 27/2/2012 
tại Nhà Tang lễ Quân đội số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. 
Lễ truy điệu và đưa tang từ 9h30 cùng ngày. 
Vậy xin báo để các bạn biết, chia buồn với anh Vũ Mạnh Hùng.

Dự kiến k4 viếng vào lúc 9h.

Thứ Năm, tháng 2 23, 2012

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền

VietNamNet
Báo chí Trung Quốc gần đây đăng tải nhiều thông tin về một số hoạt động của các cơ quan Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động này và hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC".
"Những hoạt động như vậy trái với thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, cũng như không phù hợp với Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và các cam kết duy trì hòa bình ổn định trên biển", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay.

Di sản văn hóa trong lòng bàn tay

Trịnh Xuân Thuận, nhà thiên văn học được giải Unesco viết sách khoa học cho bình dân, có quyển "Thế giới trong lòng bàn tay" hay nhưng khó đọc. Mới biết "đạo" văn là quá dễ luôn. Sách tuy có khó đọc nhưng cái tựa đề của nó, chả cần học hành gì, đạo phát được ngay "di sản văn hóa...".

VietNamNet hôm nay có bài về Tây Thiên chưa hội (rằm tháng 2 Âm) đã đông như trẩy.
Cái đặc biệt ở Tây Thiên năm nay là có tuyến cáp treo dài 2,5km lên thẳng đền Mẫu. Đi chân như mọi năm chắc phải loanh quanh ba cây số dài, dăm trăm mét cao.
Lại nhớ lần đầu đến đây quãng những năm đầu 9-mí, hai lần cách nhau có nửa tháng(?) vì quá ấn tượng với thiên nhiên hoang sơ trong lành hấp dẫn. Mươi năm gần đây tôi đã nhiều lần đưa bạn đến đây chơi. Giờ mà đi đây thì đã có thêm một lựa chọn thong thả nữa, cáp treo.
Tần mẩn ngồi nhớ lại những vụ đi như thế trong mươi năm qua, không đếm được, chắc không dưới vài chục chuyến. Bạn thì chắc mươi lăm, TĐ, VT, CM, TL, VTM, TM, Tl, VNQ, KV,... Có năm đi đền Mẫu Tản Viên tới năm, sáu lần chưa kể những năm khác. Còn chùa Dạm, đền Đô, chùa Dâu, Yên Tử, Hạ Long, Vân Đồn, Côn Sơn-Kiếp Bạc, Thanh Mai, đền Và, chùa Hương, Bái Đính, Hoa Lư, thành nhà Hồ, Lam Kinh,... sáng đi tối về. Cũng là gặp bạn, hàn huyên chuyện gẫu, tại sao không trên xe để còn thưởng ngoạn vãn cảnh. Bởi thế mới nói "...trong lòng bàn tay".
Mà cũng lạ, hầu hết những chuyến đi ấy là đến với đền, chùa, di tích. Chắc tới tuổi thích đi chùa?
Có điều không lạ, ấy là muốn có di tích trong lòng bàn tay thì dưới mông phải có một chiếc ô tô :-)

Thứ Hai, tháng 2 20, 2012

Thế mày là thằng dở hơi à?

Đang chuẩn bị xơi cơm gạo lức thì thằng em TS1 gọi ra Bia Thu Hằng. "Anh ơi, bà cụ nhà em xem cái đoạn phim anh đưa xong thì hỏi: Thế mày là thẳng dở hơi à? Ở nhà có thấy mày nói năng gì đâu?"

- Thế mày cãi thế nào?
- Em bảo "Cụ nghe đi, có sai nhịp, sai nhạc nào không?" hé hé, thế là cụ nhà em chịu!
- Được. Thế thì lần sau anh... lại đưa :-)
Xong cuộc với công ty nhà nó. Chiều nay lại "nộm thịt bò khô" với hội văn nghệ vườn nhà.

Chuyện nóng đầu tuần

Đầu tuần mới khởi động sơ sơ đã thấy nóng:
- Sau Golf nở rộ đã đến lúc phát triển Casino? Vấn đề này đã được diễn đàn thư CNTT đề cập tới từ cuối tuần trước. Phe đồng ý tập hợp những người có thâm niên sống ở nước ngoài nhiều, phe bảo thủ chủ yếu là đám... bảo thủ. Tuy nhiên ông Nguyễn Mại, cựu quan chức đầu tư nước ngoài cho rằng không nên.
- Báo Đất Việt có bài "Kiến nghị xử lý nghiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng" nhưng liên kết gãy, không còn bài.
Xem chuyện này bên VietnamNet: Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng.
- Còn gì nữa?

Thứ Bảy, tháng 2 18, 2012

Hành khúc ngày bình yên





Lẽ ra phải đăng bài này lên trang K6 mà lâu nay không sử dụng Multiply, quên cả cách đưa bài. Bài đã viết 16/2/2009 cho LS Nguyễn Tiến Quân K6 hy sinh trong chiến tranh chống TQ xâm lược 2/1979. Gần đây mới được Yên Lam phối khí và thu âm lại.

HÀNH KHÚC NGÀY BÌNH YÊN

Làng quê tôi xanh lũy tre
Chiều bình yên thoảng vẫn nghe quân hành
Chiều bình yên màu lá xanh
Xanh bao đời như tóc người ngày ra đi

ĐK
Đầu xanh ơi mãi không bạc
Tóc xanh đi mãi lưng trời
Để lại tóc bạc cho người Vọng Phu
Vọng Phu ngàn năm vẫn đợi
Tóc xanh mười tám suốt đời
Để lại bình yên một khúc quân hành

Ngày ra đi bên trái tim
Mảnh lụa thêu đôi cánh chim hòa bình
Đường trường chinh hun hút xa
Trên quê nhà in dấu chân ngựa Ông Gióng

ĐK

Thứ Sáu, tháng 2 17, 2012

Tôi phải trả giá khi trải mình trên blog

Nhại bài "Tôi phải trả giá khi thi tài năng trên truyền hình" trên VnExpress.net.
Đọc đi, mời các bạn, xem thi trên truyền hình có giống thể hiện mình trên blog?
Giờ tôi mới biết tại sao ít bạn Trỗi mình viết trên blog, thậm chí không cả góp lời. Các bạn "thao quang dưỡng hối", không thể hiện mình để khỏi phải trả giá.
Liệu có ai nói cho tôi cái giá mà tôi đã phải trả?

Thứ Năm, tháng 2 16, 2012

Học tập lão Quang A

Quang A? Đích thị là lão, người suốt cả vài năm trước cho đến cách đây nửa năm vẫn được xem là nhà phản biện (Viện IDS, đă tự giải thể), biểu tình viên hàng đầu (đã ngưng), thậm chí "nháy nháy" còn được xem là đầu mối nhận tiền của các thế lực thù địch để tổ chức làm các việc trước.
He he, nói ngay, những việc ấy mình không học được. Mà cũng chả "nháy nháy" chống lão ấy làm gì. Tức là lề phải không đi, lề trái không đi, ta đi chân... giữa :-)
Quãng tháng trước đây trong một dịp bù khú cuối năm chờ mãi chưa thấy lão đâu mọi người gọi điện thì lão bảo đang trên xe bus, sẽ xuống bến đó và lội bộ vào. Tới hồi gặp, hỏi thì lão nói "80 nghìn đồng vé tháng liên tuyến nội thành, tao đi một tuần là bắt đầu có lãi", tức là hết số tiền ấy nếu mua vé lẻ.
Vẫn biết lâu nay, kể cả mỗi khi đi biểu tình quanh Bờ Hồ, lão luôn đi xe bus trong thành phố. Dưng bây giờ, kết hợp lão với cậu hoắng Si Giáng thì đúng là cặp đôi hoàn hảo để mỗi kẻ một bên mình đi ở giữa.
Trưa nay có đám cưới con nhà HNk6 ở tháp HN. Chắc chắn khu vực ấy sẽ không còn cho trông giữ xe máy. Khà khà, từ cơ quan đến đấy rồi đi về bằng tuyến bus số 9 vừa đẹp, mất 6 nghìn. Học lão nốt chuyện tính kỹ, còn bỏ phong bì 194 nghìn thôi nhé :-)

Thứ Hai, tháng 2 13, 2012

Mời gặp mặt đầu năm 2012

Ban LL k4 thông báo: mời các bạn k4 và các khóa tới dự buổi gặp mặt đầu năm 2012 tại quán bia 34 Trần Phú, Hà Nội, vào hồi 10h sáng ngày Thứ Bẩy 18/2/2012.
Mong có mặt đông đủ.
(Nhớ báo cho các bạn khác biết)
TM BLL, Vũ Hòa Bình

Nhân đọc bài "Tiên Lãng và cơ hội đổi mới quản lý công chức"

Bài này khá, nhưng vẫn chưa "tới". Sợ "lấn tuyến, lạc lề"?
Bài tại VietnamNet
"Trong vụ Tiên Lãng, sai phạm được câu kết từ chính quyền cấp xã đến cấp huyện, được sự che chắn của cấp thành phố, sự đồng lõa giữa chính quyền với tòa án. Các tổ chức dân bầu từ HĐND, đoàn đại biểu Quốc hội địa phương đến các đoàn thể xã hội có rất nhiều nhưng im hơi lặng tiếng dù cho hàng ngàn bài báo đã lên tiếng.
Thực trạng đó cho thấy sự thật là bộ máy quản lý của chúng ta rất đông nhưng yếu kém về hiệu quả. Một bộ phận công chức đã bị tha hóa mà dân gọi là “cường hào mới”, đang lũng đoạn chính sách và luật pháp của nhà nước.
...Ai cũng thấy cơ chế quản lý có nhiều lỗ thủng song lại chưa thấy chính đội ngũ công chức là nhóm người can dự trách nhiệm rất lớn trong dự thảo luật, trong thực thi luật thông qua ban hành các văn bản dưới luật và tổ chức thực thi chúng. Đội ngũ này đang bị tha hóa bởi nhiều nguyên nhân, mà trực tiếp là 3 nguyên nhân sau:
- Do tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức không được coi trọng trong nhiều năm qua...số người từ các đoàn thể chính trị - xã hội… luân chuyển - nghĩa là được bổ nhiệm thẳng ngay vào các cơ quan hành chính khá nhiều và thường được bố trí ở những vị trí quan trọng... ảnh hưởng xấu đến tính chuyên nghiệp của hành chính... vốn đòi hỏi sự chuyên sâu về nghiệp vụ và kỹ năng quản lý..."
(Hết trích dẫn)
Hai nguyên nhân sau tôi không trích dẫn vì nó chỉ là hệ quả của nguyên nhân duy nhất mà nguyên nhân nêu trên của bài viết chỉ mới "chiếu sáng" phần ngọn.
Lấy đâu ra công chức chuyên nghiệp? Khi mà gốc của vấn đề là chúng ta không có một nền hành chính chuyên nghiệp.
Tại sao chúng ta không có nền hành chính chuyên nghiệp? Tướng Lê Văn Cương đã tiệm cận vấn đề này khi "...bàn chuyện chỉnh đốn Đảng".
Tuy nhiên ông LV.Cương cũng chỉ mới nhìn thấy sự tha hóa của Đảng ở các ĐV và tổ chức Đảng bị tha hóa. Mà ông không "tới" được sự tha hóa căn bản của Đảng hiện nay là ở lý luận.
Sứ mệnh của một tổ chức chính trị là nhuộm màu người dân để rồi thông qua các định chế dân chủ mà thực hiện mục tiêu của mình. Sự tha hóa lý luận đã dẫn dắt Đảng "đi tắt đón đầu" bằng cách chiếm quyền hành chính của các định chế dân chủ, từ "trong dân" nhẩy lên "trên dân".
Chính vị trí trên dân làm nảy sinh các "nhóm lợi ích cầm quyền" cấu kết "nhóm lợi ích làm tiền" làm méo mó quyết định của các định chế hành chính.
Chính vị trí trên dân còn làm nảy sinh quyền lực hành chính trực tiếp của ĐV và tổ chức Đảng, biến hoạt động chính trị vốn mang nghĩa hi sinh đưa đạo vào đời thành hoạt động trục lợi ngay trong đời dưới danh nghĩa đạo. Không lạ khi vì thế, qua thời gian, tác động trở lại dần làm biến chất động cơ gia nhập Đảng, công tác Đảng và hoạt động của tổ chức Đảng các cấp.
Bởi thế, nhại lời một người bạn CCB trang mạng KQH bàn về lễ chùa "Triết lý và giáo lý Phật giáo rất hay. Mọi sự trong Phật giáo bắt nguồn từ hai tiếng Vô Ngã, cái gì thuộc về Ngã đều là phi Phật giáo. Chỉ tội một cái là ai nấy đi chùa, đốt nhang, lạy, ăn chay mà không hiểu, khi được giải thích lại không chịu nghe. Thậm chí nhiều vị sư thuyết pháp cho Phật tử nghe cũng xa lạ, đầy Ngã... Và thế là ... theo thế thời mà có chuyện càng lễ Phật - càng xa Phật, càng đến với Phật - càng kém Ngộ" (hết trích dẫn) ta cũng có thể nói về việc ĐV càng học Cụ Hồ - càng xa Cụ hơn.
Bởi vậy không chỉ là "con đường độc đạo đầy đau đớn... tự sửa mình, từ cấp cao nhất đến cơ sở..." như ông LV.Cương đã nói. Mà cần là từ lý luận trở về với bản chất "đội ngũ tiên phong của giai cấp, của nhân dân lao động", đến thực tiễn phải hi sinh phấn đấu để cắt cơn nghiện quyền lực hành chính mà Đảng đang bị mắc phải.
Cái đó còn khó khăn hơn nhiều, không chỉ là việc "tự sửa mình" mà là việc có dám đưa mình ra cho nhân dân sửa?

Chủ Nhật, tháng 2 12, 2012

TÂY BẮC MÙA XUÂN

Đầu năm, nhóm nhỏ vườn Treo ngẩu hứng rủ nhau đi phượt. Hà Nội mùa này đang rét đậm,mưa phùn.Đoàn rời Hà Nội lúc 7hsáng,sau hơn 3 giờ chúng tôi vào đất Mộc Châu.Tây Bắc mùa này màu trắng hoa Mận đã nhường cho hoa Đào khoe sắc.Sương mù bao phủ núi,rừng,đường đèo quanh co nhưng cả cao nguyên Mộc Châu và dọc các triền núi,những rừng Đào hoa đang nở rộ và khoe sắc thắm.Không phải là một nhiếp ảnh,và cũng chưa phải là những là những hình ảnh đẹp nhưng cũng gữi một vài ấn tượng hoa của mùa xuân Tây Bắc.

Hoa đào khoe sắc
ngóng đợi người yêu


đường lên Tây Bắc
Thỏa lòng mong đợi

Vì dung lượng ảnh có hạn nên không để tải hết lên được, sẽ nhờ tổng quản tải sau.

Đi chùa, cho thanh thản!


Chụp Mây trên gác chuông chùa
Nhiều năm gần đây, dân ta trở lại phong tục lễ chùa đầu xuân. Tôi nhớ những năm miền Bắc đang phấn khởi trong không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cái phong tục xưa cũ đẹp đẽ đó bị biến hẳn. Chùa chiền biến thành sân phơi hợp tác, hoặc trăm thứ bà dằn khác, thời đó Thần Phật thông cảm cho con dân vất vả  vừa đánh nhau vừa làm ruộng  quên bẵng việc thờ tự, hương khói, nói gì đến việc thăm thú chùa chiền. Thánh thần hồi đó đói, hương khói vàng mã ít, việc ngao du hạ giới để thưởng phạt cũng ít đi vì kinh phí kém, việc thăng quan tiến chức, hay lộc lá phó mặc cho dân tự xử, nên ta mới nhớ lại thời đó ít tranh cướp, ít kèn cựa, ít tội phạm và trăn thứ tệ nạn hơn bây giờ.
Tượng Cụ này ở chùa Quán sứ, tự nhiên mọc tóc
 Trong Nam việc đi lễ chùa chiền có phổ biến hơn, dân miền Bắc mấy chục năm gần đây được phá bỏ hàng rào mê tín dị đoan nên mọi điều thuộc về tâm linh phát triển kịch liệt, càng đi chùa càng giàu, càng đi chùa càng thăng quan tiến chức, càng đi chùa càng tai nạn giao thông, càng tội phạm, càng trộm cướp, càng giết người, vì tưởng thánh thần phù hộ cho thằng hàng xóm chứ không phù hộ cho gia đình mình, hehe! không chắc lắm, đoán thế chứ ai biết con người bây giờ nghĩ gì.
  Nói vậy chứ có một nhánh khác, đó là những người đi lễ chùa để tìm kiếm sự thanh thản, được giao lưu với thánh thần là những thế lực siêu nhiên, được hy vọng vào sự hòa nhập của bản thân vào vũ trụ, tìm kiếm một sự giải thoát khỏi những lo nghĩ đời thường. Đó mới là hướng chính, và phần lớn trong chúng ta cũng vậy.
 Tôi cũng đi lễ chùa đầu xuân, với một suy nghĩ đơn giản, tìm cách gần gũi hơn với Thế giới Tâm linh, nơi hy vọng có thể trình bày những ước nguyện, những cầu mong đơn giản, đó là hạnh phúc, và sức khỏe cho mình và gia đình cũng như bạn bè thân thiết.
 Chúng ta đã biết Hà nội có rất nhiều chùa, đây là danh sách chùa Hà nội, bạn nào quan tâm có thể đọc để biết thêm thông tin.
Gác chuông chùa Tảo sách
 Xung quanh chuyện đi chùa cũng có nhiều điều mà người dân đồn đại nhau khá lạ, tôi không thể biết hết được nhưng có nghe vài điều về "chức năng" của từng chùa, ví dụ như muốn cầu thăng quan tiến chức thì nên đến chùa Tảo sách, ngôi chùa này năm kia bị cháy, nay đang xây dựng lại, vẫn đông khách vãn cảnh chùa lắm, tôi biết vì được chú em đưa đi, định cầu lên chức tổ phó dân phố.
 Nếu muốn cầu duyên thì người ta bảo lên Chùa Hà, xem ngày tốt xấu, bùa chú đến chùa Liên phái. Cầu tiền, vay tiền lên Bà chúa kho. Cầu tự đến chùa Ngọc hoàng v.v. Lại bảo đi chùa phải biết phân biệt Đền, Chùa, thờ thần hay Phật. Vào đền thờ thánh cầu tiền dễ hơn vào chùa cầu Phật, Phật cầu tu thì được, chứ cầu tiền tài thì Phật nghèo lấy đâu tiền mà cho? Hôm đi chùa Bồ đề, tôi nghe mấy bà mặc áo nâu Phật tử xuýt xoa thật to. "cầu cho nhà con năm nay nhất bản vạn lợi, tiền thu như nước, cầu cho công an bắt sạt nghiệp thằng đối tác" hehe! hết nói. Phật mà làm được chuyện đó thì chẳng tội gì phải ngồi tòa sen, mua salon lông ngỗng ngồi cho nó lành. 
 Đầu xuân tản mạn vài điều về chùa chiền, cho vui, có gì sai sót xin Thần Phật lượng thứ. 

Các cháu cầu duyên chùa Hà

 (một số là ảnh sưu tầm trên internet)

Lời vàng bạn mạng

Gặp mấy bạn Trỗi mình ở cuộc gặp đầu năm k14 ĐHTH Hà Nội, bị kêu sao trang mình dạo này "mổ bò" nhiều quá thế.
Thôi thì xin được lời hay, lại lần nữa của bạn trên trang mạng chơi ảnh. Người bạn này chắc phải c̖5; tuổi mình giở lên, tên KhongGianPhang, đã cho tôi mang về cải biên cho phù hợp. Lời hay xin cùng...
"Các Bạn,
Tôi nghĩ cũng nên nhắc lại qui luật của Bạn Trỗi về việc Góp Lời, mà rất cần thiết cho những bạn mới đang viết bài vào trang:
Những điều ghi nhớ khi nhận được Lời Góp:

1. Lời góp là rất Chủ Quan, cho nên không nên quan trọng hóa lời góp để rồi quẩn trí đưa đến tình trạng Hủy Hoại Thân Thể hay Vật Thể như Tự Xử hay Đập Máy Tính...

2. Nếu bị Stress khi được góp lời Tiêu Cực… Cách hay nhất để Giảm Stress là: Hảy xem người góp lời chưa đủ Trình Độ để hiểu Bài (Lời) Của Mình…

3. Hảy chứng tỏ tinh thần Thượng Võ và Quân Tử… Không được thuê Xã Hôi Đen để giải quyết Vấn Đề mà Trả Thù cho mình… Các bạn nên đợi 10 năm rồi Thanh Toán cũng không sao … vì sách có câu Quân Tử trả thù 10 năm cũng chưa muộn…

4. Đúng như Phúc Phạm đã nói : Nhân Vô Thập Toàn… Không được thù giặc khi nhận lời góp tiêu cực về bài (lời) của mình, mà tổ chức đi phượt rồi xô người ta xuống vực…

5. Cái “TA” như mồ hôi của mình… Mình không ngửi thấy nhưng người khác khó chịu…

6. Đề nghị đọc lại 3 lần nữa !!!"

Thứ Bảy, tháng 2 11, 2012

Các chị đi chụp ảnh

Trên các trang chơi ảnh cũng có nhiều tay máy nữ. Bạn Trỗi mới có MP C11k6 mấy lần trưng ảnh. Đã đưa MP đi mua đồ chơi ảnh, biết cũng là một tay chơi, sách vở thực tiễn hẳn hoi. Dưng "lặn" là chính :-)
Hôm qua nghe các chị HP, VTM bảo hôm nay đi chơi ảnh Mộc Châu trong lòng nghi hoặc. Hóa thật; hơn 11h nghe chị VTM rú lên trong máy "ôi ồi, hoa đẹp lắm cậu ơi, tội nghiệp cậu không đi mà chụp".
Xem ảnh của dân chơi trên mạng thì biết hoa nhiều, cảnh đẹp. Mừng cho bạn được hưởng niềm vui này. Nhờ anh ĐC, cũng là một tâm hồn hay rung động, làm chân "hắt sáng/lái xe" một cách tận tụy mới được thế.
Thế là kỷ lục bạn Trỗi đi Mộc Châu trong ngày của tôi bị đám này bám sát. Nếu theo độ dài thì chúng kém hơn mươi cây số, vì mục đích là thưởng rừng hoa. Mà xét theo cách đó thì chúng lại hơn tôi nhiều. Chống mắt chờ xem ảnh nhỉ :-)

Thứ Sáu, tháng 2 10, 2012

Có ánh nắng và có bóng tối

...hầu "ngu ý" của bác TM.

Khi cành đào Mẫu Sơn bắt đầu nở, mỗi ngày ta có thể chụp vài chục tấm với nhiều góc độ, ánh sáng để rồi so đo, chọn lấy vài tấm. Tấm này chọn cho TM :-)

Mời gặp mặt đầu năm 2012

Trưởng ban LL k14 Đại học Tổng hợp Hà Nội (1969-1973) Nguyễn Trọng Dân thông báo:
Nhân dịp năm mới, trân trọng mời các bạn cựu sinh viên k14 Tổng hợp Lý ĐHTHHN gặp mặt vào lúc 9h30 ngày 12 tháng 2 năm 2012 tại Nhà hàng Cá Lăng, 292 đường Bạch Đằng (trước nhà bạn Hiệp).

Thứ Năm, tháng 2 09, 2012

Thứ Tư, tháng 2 08, 2012

Trại Hòe, trại Cờ

là bài đăng bên trang k3 nhân chuyến về thăm ngày Hội thôn... "trại Hòe, trại Cờ".
k4 có mấy ông đi, nhưng mà lười quá không chịu viết. Phải dẫn bài của bạn về đây để các anh ta có dịp xem về chốn cũ.

Thứ Ba, tháng 2 07, 2012

Huế thương

Cái gì rồi cũng qua đi... Đúng vậy! thế là đã qua mấy ngày tết.Mấy ngày tết ngồi ở nhà, lọ mọ mở xem tin bạn Trỗi.Thấy cái" cao kến" năm nay K4 định tổ chức họp lớp tại Huế (có mở rộng mời huynh đệ các khóa,ai đi được cứ vô tư...)Hay .Hay.Hay lắm.Bởi vì:
Nếu ai chưa một lần đến Huế nên đi và phải đi cho biết,ai đã đi rồi thì đi tiếp vẫn vui,vui lắm.Huế đẹp,Huế thương,"cảnh đẹp Huế chẳng nơi nào có được" và nếu như hơn 1000 năm trước,cụ Lý đọc chiếu dời đô ra Thăng Long,thì không hiểu vì sao? cái triều đại vua chúa cuối cùng của nước Việt lại là kinh thành xứ Huế ...câu hỏi này cứ đau đáu trong tôi chưa có câu trả lời...và rồi trong công việc,tôi cũng đã được nhiều lần qua Huế,ghé Huế.Phải đúng thiệt là: Huế rất đẹp,Huế mộng mơ với sông Hương,núi Ngự,non nước hữu tình, cảnh Huế đẹp,con người đẹp,giọng con gái Huế nghe êm dịu, dễ thương lạ thường.tuy nhiên còn có một chi tiết thú vị khác là:Bạn đến Huế(nếu là bạn nam)bạn nên đi may quần , khi đi may,bạn sẽ thích thú vì...Đây là câu chuyện thật 100% mà tôi đã nghe được trong tiệm may đồ

Một anh thanh niên đem theo 1 xấp vải quần đi vô tiệm may nọ .
Cô chủ tiệm bước ra chào đón bằng giọng Huế :
- Chào anh , anh may áo hay may quần ?
Anh ta trả lời :
- May quần .
Sau khi đo quần cho anh ta , cô chủ tiệm lấy thước đo trên xấp vải và hỏi :
- Anh "cặt" ngắn hay "cặt" dài ?
Cũng bằng giọng Huế anh nói :
- Nếu "cặt" ngắn thì răng mà "cặt" dài thì răng ?
Cô chủ tiệm nghiêm giọng :
- "Cặt" ngắn thì" đụ" 2 cái, "cặt" dài thì chỉ "đụ" 1 cái thôi ???
- Tôi "cặt" dài, cô ráng làm sao cho tôi "đụ" 2 cái đi.
- Dạ không ạ, nếu anh "cặt" dài thì ráng lắm , anh chỉ "đụ "1 cái thôi , hoạ may còn dư ra 1 tí .
Nghe xong đoạn đối thoại trên,tôi mừng quá,vỡ lẽ ra bao điều.hôm sau định bụng sẽ ghé lại may đồ, xong vì công việc tôi phải đi gấp nhưng: lòng nói với lòng nhất định sẽ có một ngày tôi trở lại với Huế thương. Nhưng !nói nhỏ với các bạn...đây là thông tin nội bộ ,phải tuyệt đối bí mật đừng để cho mấy thằng Hàn Quốc nó biết nghe,bỏi vì tụi Hàn quốc nó mà biết ở Huế "...ngắn" được 2 cái, là nó sẽ đổ xô về Huế là hỏng.
vì theo điều tra học cho biết... tin hay không tùy bạn.
Điều cuối cùng muốn nói với các bạn là: hãy nhanh tay đăng kí đi Huế với tổng phụ trách còn đăng kí may đồ thì đăng kí với tôi ...thân chào

Thứ Hai, tháng 2 06, 2012

Kẽm Trống thắng cảnh quốc gia không có hậu

Theo Wikipedia tiếng Việt thì "Kẽm Trống là một di tích thắng cảnh quốc gia được công nhận năm 1962". Nhưng có bao giờ bạn được ai đó nói đi chơi Kẽm Trống. Dám chắc chẳng có ai.
Quãng mươi năm trước đây anh em nhà chúng tôi bắt đầu có ô tô riêng. Dù là những chiếc xe còm thì chúng vẫn là điều kiện để đi chơi đôi trăm cây số trong ngày. Đi nhiều lần trên đường 1A xuôi Nam, chúng tôi quen mắt với tấm biển bê tông xoàng xĩnh bên phải đường gần cầu Gián Khuất. Trên đó ghi "Di tích Kẽm Trống" với mũi tên chỉ xuống một con đường vừa lọt xe đi, không hứa hẹn lắm.
Rồi cũng đến lúc tò mò nổi lên, khi mà có vẻ như không còn gì để đến, chúng tôi quyết định đi thăm Kẽm Trống còn mãi trong thơ Hồ Xuân Hương.
Lối xuống dốc ngược lại hướng thuận đường, chúng tôi 2 xe quay đầu chui vào. Mới được mấy chục mét đã thấy khả nghi, hoàn toàn không có vẻ lưu thông. Đi thêm một chút, rõ ràng là con đường cụt không lối ra, chật chội vài ngôi nhà xoàng xĩnh với ao chuôm bên cạnh. Cây cối che tầm nhìn, chả thấy Kẽm Trống đâu.
Tìm cách quay đầu để ra, thì xuất hiện Chí Phèo một lão già ngất ngưởng thiếu rượu đòi mỗi xe 20 nghìn "phí lưu thông". Không dây với "hủi", quyết nhanh để ra với thế giới văn minh cách có mấy chục mét.
Từ đấy không bao giờ có ý định tham quan Kẽm Trống nữa. Bởi thực ra chưa đi thì từ trên cầu Gián Khuất chúng tôi cũng đã biết "hai bên là núi giữa là sông" rất thuận tiện cho việc phá đá chở đi.
Kẽm Trống của HXH đã bị "bệnh xã hội" ăn ruỗng, nhìn trên ảnh vệ tinh cái trắng lóa ấy chính là công trường khai thác, xay đá.

Tấm ảnh kèm theo trên wiki đã chọn góc chưa bị xâm hại. Nhưng trong ảnh đó vẫn có những chiếc xà lan chở đá, là từ Kẽm "Trống hoác" đi ra. Kinh :-)

Đừng đùa

...với nước MO29; trên mạng, là tiêu đề của một bài báo nói về những tai nạn phát ngôn mà hậu quả không hề đơn giản. Tất nhiên, theo một cách nhìn khác, thì đây không phải là hậu quả tai hại của một phát ngôn mà là tai họa xảy ra từ nhận thức lệch lạc của người nghe biến thành hành động rơi xuống người phát ngôn.
ICTnews – Khoe khoang với bạn bè trên Twitter rằng mình sẽ “destroy America” và “digging up Marilyn Monroe” nên một công dân Anh đã bị bắt ngay khi vừa hạ cánh xuống nước Mỹ và bị trục xuất 12 tiếng sau đó.
Không đùa, một cách nghiêm túc, dùng tiếng lóng cũng đã từng mang lại hậu quả nghiêm trọng khi một hành khách trên khoang máy bay của Hãng Hàng không Việt Nam ám chỉ "rất nhiều tiền" có trong hành lý của mình là "bom".
Công an Hà Nội vừa khởi tố bị can với ông Nguyễn Thái Sơn về tội cản trở giao thông đường hàng không. Mức phạt của khung tội này nặng nhất lên tới 15 năm tù. Mặc dù cho tại ngoại, song khả năng bắt giam "người nói đùa có bom" vẫn không loại trừ.
Không biết bà Hồ Xuân Hương mà sống thời bây giờ có được phong tặng "nữ sĩ... đồi trụy"?
Google "kẽm Trống" tìm xem lại bài thơ của HXH mới "khảo cổ" ra câu chuyện giống y chuyện vợ chồng Trương Thanh-Tôn Nhị Nương bán rượu hại người ở ngay Kẽm Trống này. Cũng có thể dựa vào để làm phim dã sử nội được chứ nhỉ? Gần gũi biết bao nhiêu.
Sách Đại Nam nhất thống chí trong mục tỉnh Ninh Bình, phần "Sông núi" ghi: "Núi Đa Giá cách huyện lỵ Gia Viễn 3 dặm về phía bắc. Núi cao, hiểm vắng, nhiều hang hốc. Sau đời Lê Trung hưng, cạnh núi có bọn dân ác xã Đa Giá Thượng cùng nhau lập khoán ước riêng, đặt điếm tuần, giết hại hành khách, vứt xác vào hang núi lấy của, trải hơn 20 năm làm tai hại cho khách qua đường...".
...Gần đây, tìm trong kho sách Hán Nôm ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy có bài Văn tế xót thương u hồn ở xã Đa Giá Thượng (Chuẩn tuất u hồn tại Đa Giá Thượng xã tế văn). Bài văn viết vào tháng 5 năm 1694, không ghi tên người soạn, có thể là môn khách của Thạc Quận công Lê Hải giúp ông soạn thảo để tế các vong hồn, lời văn rất thống thiết, cảm động. Nội dung bài văn cho biết, số người tử nạn cả thảy là 318 người, gồm lái buôn tinh nghệ công thương, nghệ sĩ ở giáo phường hát hay đàn giỏi, người đi hành dịch, có cả những hành khách đi ngao du thưởng ngoạn thắng cảnh non nước. Họ là những người khác quê khác quán, do công việc cần thiết phải đi qua vùng này nên ngộ hại.

Những ngày này đọc từ "ngộ hại" sao thấy gần gũi lạ! Số phận dân lành, không dân ác thì cũng quan binh ác mà nên ngộ hại.

Chủ Nhật, tháng 2 05, 2012

Qua rằm, hết Tết

"Tháng Giêng là tháng ăn chơi" là tục ngữ về không khí lễ hội đầu năm. Cũng có nhà nghiên cứu nói rằng đầu năm vãn việc, nông nhàn bầy chuyện ra chơi. Cái lý thuyết ấy giờ có vẻ chả đúng tí nào. Sáng 7 Tết Chủ tịch TT.Sang đã xuống đồng cày vụ xuân, lấy cái nhân hòa cho bà con làm ruộng.
Ngày mai rằm, giới văn phòng thì tùy theo nơi bận nơi rỗi mà coi là hết Tết hay chưa. Dân kinh doanh thở phào, ngày kia bắt đầu có thể đòi nợ mà không bị coi là thất lễ; chả ông chủ nào muốn nhả tiền trước Rằm.
Ấy thế mà nhà tôi vẫn còn chưa Tết, nếu lấy hoa đào nở làm cữ. Năm nay rét quá, chơi đào Mẫu Sơn giờ nó mới bắt đầu tách nụ. Mà mấy năm nay gần như đều thế cả. Sau Tết ít ngày mới lấy máy ảnh ra săm soi tìm nụ, chụp hoa.
Mọi người có thể không để ý, chứ chắc TM thế nào cũng soi. Đèn chớp đánh ngang từ bên phải sang, là dùng kỹ thuật đèn rời, năm nay mới thử nhờ việc mua thân máy ảnh mới. Ít hôm nữa hoa nở sẽ chụp lại cho mọi người xem.
Một ngày chủ nhật hầu như không ra ngoài trừ chuyến đến nhà CM. Bộ dạng dạo này khá. Nhà CM ngày Tết có con mèo gọi cửa. Đón nó vào, cứu độ chúng sinh. CM năm nay có con mèo này chơi cũng tốt, như một thứ cân bằng tâm lý, khi mà xung quanh ai cũng mải ngó lơ việc khác.
Ờ, Viettel vừa thất lễ, vừa đến thu phí viễn thông điện lực nội hạt của tôi. Họ sáp nhập EVN từ tháng 12 năm ngoái. Cô bé thu tiền thông báo Viettel sẽ đổi máy đổi sim miễn phí hoặc không tùy theo mức cước đã dùng. Như thế là sẽ chuyển sang hệt thống GSM Viettel? Chả biết dịch vụ sẽ như thế nào, tôi vốn cần cái EVN để vào mạng internet những lúc bí với mức chi thỏa đáng. Để yên xem sao!
MD đi lễ Trại Hòe về gửi cho mấy cái ảnh. Ảnh kèm đây là cùng gia đình chị Ninh, chị nuôi Trại Hòe.
Thư lại cho cậu, chờ bài kèm theo. Nghỉ hưu rồi, không phải đưa ảnh rồi gợi ý cho chuyên viên viết nhé. Chịu khó đi. Rồi cậu sẽ thấy cuộc sống theo một cách khác, mà người ta có thể hít sâu và thở ra theo cách mình muốn.
Rải rác trong nhà vẫn còn bánh chưng, dưa món,... nhưng, hãy nói - hết Tết dồi :-)

Thứ Bảy, tháng 2 04, 2012

Không phải chuyện sung: Chuyện hai giới cũ-mới Trường Trỗi

Trên tinh thần chấp hành "...ý" của một số anh, chỉ nói chuyện Trỗi. Hôm nay rỗi rãi lục lại kí ức, mới thấy trong quan hệ giữa mấy ông với mấy bà Trường Trỗi đã trải qua nhiều thăng trầm hay hay!
  Thế hệ trước, ở cái tuổi mà các cháu bây giờ rất mạnh bạo thì chúng ta khá nhút nhát, có vẻ nhiều ông cũng khoai khoái nói chuyện với chị em, nhưng sợ thằng khác nó thấy nó trêu nên ngại. Tôi nhớ thời đó, bắt đầu từ năm khóa 4 khai giảng lớp tám thì bắt đầu có đại đội nữ, toàn con các VIP nên hơi ít, mỗi khóa chừng năm sáu chị em. Đóng quân ở Trại Cau, cứ sáng ra đi bộ về các lớp, có lẽ xa nhất là các bạn gái k4, hồi đó nhìn các bóng hồng đội mưa nắng đi học, không biết có tâm hồn anh nào rung động, thương xót không nhỉ? hehe! chắc có đấy, nhưng hồi đó dấu biến. Có bố còn mần bài ca nhạc chế bài "Quảng bình quê ta ơi" rồi hát nghêu ngao, tôi nhớ đại loại có mấy câu " Có ai về Trại cau, nghe đâu lắm cô đẹp quá mức! nổi tiếng xa gần, khắp nơi đều nghe...." tiếp đó thì quên rồi, nhưng có lẽ Người được đưa lên đầu bảng là chị PT, với vòng ba đặc biệt hehe! Bố nào bày đặt ra bài này tự nhận đi cho nó lành, mà trăm phần trăm là khóa 4!!!
 Lớp mình có ba bạn, Châu Nguyên, Thanh Tâm và hình như Kim Sơn. Hồi ở Mỹ yên thì không nhớ ngồi thế nào, nhưng sang Y trung thì mình nghịch quá, được các thầy ưu ái" cho ngồi trước CN và TT, bàn hai người một, là để cho ngại mà bớt nghọ nguậy, thế nhưng vẫn quậy như quỷ, cũng thương các bạn gái, thường là chẳng dám nói năng gì, chịu đựng mấy ông quỷ sứ thế cũng quá giỏi. Tiếc là hồi đó giao lưu giữa hai bên chẳng có mấy, hồi đó còn không biết TT là em Khánh bưa nữa kia.
  Bây giờ, mối quan hệ lại đổi chiều, sự quý mến chị em của cánh đàn ông lại được thể hiện gần hết công suất, chưa kể nhiều ông bà xây dựng gia đình với nhau thì mối thân tình giữa các bạn nam nữ đã vào tuổi ông bà nội, ngoại được phát huy, nói có sách mách có chứng, quý vị cứ xem đây thì biết:
Ao! những ngày... gần đây thân ái!!!


Cái tay cái tay cái tay!

Tâm đắc thế!!!

Đắc đạo!!!

Cái tay, cái tay cái tay


Anh khóa 2, em k 6... mấy?

Giữ "của"


Chàng chai đang thổ lộ: ngày xưa tớ với cậu cùng nhảy bài Đô xòn xòn Xòn đô xòn xòn xòn mý rê đồ đồ rê....

Trong bộ ảnh này có vài cái thể hiện tốt điều tôi đã nói, nhưng vì nhân vật yêu cầu không chớp ảnh nên phải thay bằng bộ mặt "đẹp chai" của Tài tử điện ảnh Bờ dát sờ pít, xin thông củm.

Rụng như sung

Phân trần ngay, rằng không phải là sung chín hay sung thối trong câu chuyện tâm tình của anh Tt và anh PB.
Mà từ việc anh MD thông báo đã bắt đầu nghỉ hưu từ 1/2. Theo cách bộ trưởng của anh ta năm ngoái "tôi đã hạ cánh an toàn", thật gợi cảm cho một lời bộc bạch về vườn. TuNgu thì thông báo bắt đầu giảm tải để tháng 8 tới đây tiếp đất nhẹ nhàng. Anh bạn TĐ nhà ta sẽ dưỡng thương cho tới khi lĩnh sổ hưu, là vừa lúc trở lại với đời thường vào tháng 5 tới đây. Cả tôi nữa, dù đã tự thu xếp cho mình một cách "làm hưu" hơn chục năm nay, tới tháng 6 này cũng tới hạn làm sổ. Chợt nhận ra bạn Trỗi mình năm nay sẽ "rụng về hưu" nhiều như sung.
Còn nhớ các anh k3 một hai năm trước cũng có bài trên trang, đại ý "ai bảo về hưu là khổ - về hưu sướng lắm chứ". Thì bây giờ đến lượt k4 ca bài "sướng lắm chứ".
Nói vậy, cũng phải lưu ý tới ý kiến của một số anh, rằng thế quái nào mấy ông về hưu hay sinh bệnh lòi tật thế. Lúc đi làm thì phăm phăm, các cháu ở cơ quan ngỡ chú còn trẻ :-)
Người ta bảo ấy là cái tính cộng đồng. Chuyển đột ngột từ trạng thái đi làm sang trạng thái nghỉ hẳn ở nhà mà không chuẩn bị, như con rối treo trên một mớ dây quan hệ tự dưng bị cắt cái rụp rơi phịch xuống đất, vô hồn. Thế mới biết TuNgu là khôn. Đã biết ăn cái gì là dinh dưỡng, lại còn biết giảm tải để mà "tập hưu" trước cả nửa năm trời.
Cái chuyện rối cắt dây là đúng đấy. Cứ xem các anh "sung thối", nghỉ hưu trước chế độ vì nhiều lý do, mấy ai suy sụp. Vì nếu không phải đã chuẩn bị đắn đo tự quyết định cho mình, thì cũng vì còn phải lăn vào mà kiếm sống. Mấy anh "sung chín" thỏa thuê khoe mẽ trên cành, chưa muốn xuống đâu, nhưng mà tới kỳ thu hái nên thường bị ấm ức. Tâm-sinh-lý có vấn đề là giảm đề kháng, dễ nổ chuyện lắm. Cứ để năm nay xem thế nào.
"Về hưu sướng lắm chứ", ai chưa biết thì tụng từ giờ đi. Để đến khi "chín" mới là sướng thật, he he...

Thứ Năm, tháng 2 02, 2012

CHUYỆN TÌNH NGÀY TẾT

(TM nhờ đăng)
Hơn sáu mươi năm cuộc đời, “kinh qua” bao cái tết, vậy mà tết này, trái tim già của tôi bỗng đập loạn nhịp bởi chuyện tình yêu. Chuyện tình ấy lại chả phải của mình nên nó mới...vô duyên.
Chẳng biết các bạn hồi này thế nào chứ tôi bắt đầu lẩm cẩm. Lắm lúc mình cứ băn khoăn với những câu hỏi vu vơ: Tình yêu là gì? Tình yêu bắt đầu từ đâu? Khoa học, kỹ thuật phát triển như thế mà sao không ai định lượng được tình yêu?... Trong khi đó, lời đáp lại rặt những thứ tù mù của cánh nhà văn , nhà thơ : “yêu say đắm”, “yêu da diết”,“yêu mê muội”, “yêu điên dại”, “yêu nồng nàn”...có trời mới biết thứ yêu nào xịn hơn.
Các bạn hẳn từng nghe nói đến Đền thờ Taj Mahal , một trong 7 kỳ quan thế giới? Ngôi đền do Hoàng đế Ấn Độ cho xây theo nguyện vọng của người vợ yêu trước phút lâm chung. Thực ra Ngài chỉ việc ra lệnh, còn toàn bộ sức người, sức của đều do thần dân đóng góp. Đây. Tôi sẽ kể với các bạn về một công trình khác. Tác giả nguyên là một kỹ sư vũ khí . Chàng tự thiết kế, tự thi công công trình bằng chính trái tim, sự sáng tạo cùng khoản thu nhập ít ỏi của mình. Hai con người ấy tuy có cùng động lực tình yêu nhưng lại khác xa nhau về khả năng và quyền lực.
...Bạn dẫn tôi vào tệ xá, đưa lên sân thượng, khiêm nhường giới thiệu “vườn treo Babilon” mới đưa vào khai thác. Vườn rộng chừng sáu chục mét vuông, “quy hoạch” hài hòa giữa cụm chăn nuôi ( chục em gà đẻ) với khu rau xanh, kèm theo khối chim- hoa- cá kiểng xinh xinh. Bên cạnh là khoảng không gian tiếp khách có một góc bếp nhỏ cùng bàn cà phê bố trí gọn gàng dưới bóng dây leo. Vườn được “thâm canh” với hệ thống tưới tắm “công nghệ cao”, có cấn cẩu để chuyển “vật tư nông nghiệp” từ dưới đất lên nhằm giảm tối đa sự vất vả cho người cao tuổi.
Giờ tôi xin trở lại chuyện tình yêu, cái tật lan man, cà kê dê ngỗng nó thế! Kể từ khi có “vườn treo”, vợ chồng bạn mình bắt đầu “chán” ở tầng dưới. Sáng, họ dậy thật sớm để ngắm cảnh bình minh, hít thở khí trời, cho gà ăn, tỉa tót lá hoa, rồi cùng nhau dùngchút điểm tâm. Tách cafe, điếu thuốc thơm là gu của chàng , nàng thanh đạm cùng ly trà đá. Chiều đi làm về, họ tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, cơm nước để còn kịp nhâm nhi bóng hoàng hôn cho đến khi nhà hàng xóm lấp loáng ánh đèn. Tối, nếu rảnh rang họ còn “hát cho nhau nghe” với dàn karaoke be bé. Vâng. Họ đang hưởng cảnh điền viên giữa lòng thành phố: “môi trường xanh với mối tình xanh”.
Có người cười tôi, chuyện này có gì mà kể! Nó chẳng bình thường như bao gia đình khác sao? Ấy vậy mà chuyện lại rất đỗi lâm ly. Vâng, nếu như bạn biết “vườn địa đàng” có được hôm nay là do nàng buột miệng nói ra ước nguyện cách đây hai chục năm về trước! Nàng đã quên nhưng chàng vẫn tạc lòng. Ngày ấy họ mới có hai mụn con và sống trong điều kiện rất chi “hoàn cảnh”. Sự tế nhị ư? Chưa đủ. Là một cái gì còn cao hơn thế - Tình yêu chăng !?
Tôi bất lực không biết diễn tả thế nào, chỉ xin trích lời nàng nghẹn ngào trong hạnh phúc:“ tính anh ấy củ mỉ, cù mì, chẳng bao giờ nói ra nhưng những mơ ước của em, ảnh đều âm thầm thực hiện”.
Vườn xuân đầy nắng, gió lay nhẹ cánh mai vàng, tiếng gà cục tác vang lên đâu đó, một cảm giác lâng lâng...để rồi khi dắt xe về, tôi suýt ngất xỉu khi Nàng mỉm cười ý nhị:” Năm nay Nhâm Thìn, tuyệt lắm, em chỉ “ước mơ” một chú tiểu long họ Trần thôi anh ạ”!
Chuyện bạn Trỗi mình đấy, trên đời dễ có mấy ai?

Lạ! (thơ TS1 bên trang "lính")

(đã có tôi hỏi mượn
mà chưa thấy trả lời
nếu không tin thì bấm
vào "trang lính" ở trên)


Có những con tàu lạ
Tự dưng đâm tàu mình?
Tàu không phải là kiến.
Tàu cũng không vô hình.

Có những con là lạ
Đang được ngâm trong bình.
Một số thì rướn cổ
Một số nằm chình ình.

Có những đồng tiền lạ
Nhét đầy miệng nghê rồng.
Vứt đặc cả giếng phủ
Không phải là tiền Đồng.

Có những căn nhà lạ
Tự dưng sụp cái rầm
Chẳng do thằng nào phá
Dẫu hơn tháng truy tầm.

Có những đày tớ lạ
Càng vất vả càng giàu?
Có những ông chủ lạ
Càng văn minh càng đau?

Lạ gì lạ lắm thế?
Lạ mãi rồi cũng quen!
Đâu phải là chú bé
Thấy Đức Vua cởi...troèn

Bức ảnh lý thú và cải chính về câu thơ lục bát

Nhân dịp Hmk6 nói chuyện đi hưởng Tết Tây ở Côn Đảo, tôi mở GoogleMaps xem lại một số điểm dấu mà tôi đã đánh lên, coi cái nào còn cái nào mất.
Điểm dấu miếu thờ Hoàng tử Cải đã bị người ta xóa mất, thậm chí con đường vào bãi Đầm Trầu cũng có vẻ vẽ sai?
Rồi gần đây câu ca dao "Gió đưa cây cải về trời..." vốn được xem là gắn với hoàng tử Cải và Côn Đảo được tôi nghe với ngữ cảnh khác làm mình ngờ ngợ.
Thì lấy được từ trên mạng hai thứ cứ tưởng là cũ mà lại mới.

Năm đó, khi tôi gắn điểm dấu Sở Rẫy thì ảnh vệ tinh của GoogleMaps chưa có cái máy bay đi ngang đó. Độ phân giải của ảnh bây giờ đã được nâng lên nên xác định các công trình trên núi dễ hơn nhiều, chúng là những mái nhà nổi bật trên nền rừng. Đặc biệt có cả một máy bay quá cảnh ngang qua Côn Đảo đúng lúc vệ tinh chụp ảnh, có cả bóng của nó in trên nền rừng.
Chuyện thứ hai, tìm được một bài nhận định tại trang Yume.vn rằng câu ca dao nói đến ở đây "Gió đưa cây cải về trời - Rau răm ở lại chịu đời đắng cay" chả liên quan gì tới hoàng tử Cải và bà Phi Yến. Thậm chí sự tồn tại của bà Phi Yến và hoàng tử Cải cũng có thể là không nốt.
Kể cũng hay, hèn nào người ta vẫn cứ nghiên cứu, phản biện không ngừng.

Hội trại Hòe

VH.Bình thông báo: BLL trường NgV.Trỗi tổ chức đi thăm trại Hòe nhân dịp lễ hội thôn Trại Hòe vào Chủ Nhật 5/2/2012. Ô tô đón vào 7h tại 30 Lý Nam Đế, không phải đóng góp gì. Ai đăng ký đi thì phản hồi ngay cho Bình (090-341-5094). Cám ơn.

----------
Vẫn nghe các anh TuNgu, HH, V.Tuấn-Tín,... là dân Trại Hòe. Chuyến này đi về nhớ viết hồi tưởng sống động, ảnh tươi,... gửi lên đây nhé :-)

Vào Đảng không phải làm 'quan' nhân dân

Cụ Nguyễn Văn Trân, phụ huynh bạn Trỗi, vừa mới bảo thế trên báo Đất Việt
Cụ viết: "Bác đã cảnh báo: “Đề phòng hủ hóa: Cán bộ ta nhiều người “Cúc cung tận tụy” hết sức trung thành với nhiệm vụ, với chính phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người hủ hóa lên mặt “quan cách mạng”, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là “Dĩ công dinh tư”, thậm chí dùng phép công đẻ báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ và Đoàn thể”.
Đã căn dặn như thế, nhưng Bác vẫn chưa thật yên tâm. Nên chỉ một tháng sau, ngày 17.10.1945, trong thư “Gửi Ủy Ban Nhân Dân các Kỳ, Tỉnh, Huyện và Làng” Bác nhấn mạnh: “Chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để là gánh việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.”...
Cái mà ngày nay chúng ta gọi là nguy cơ thì chính Bác đã nghĩ đến cách đây hơn một nửa thế kỷ.

Kính Cụ sức khỏe, không bị mệt đầu :-)

Thứ Tư, tháng 2 01, 2012

Đi VietJet Air rẻ hơn xe đò

Báo SGTT có bài: "VietJet Air cạnh tranh giá vé với xe đò TP.HCM – Hà Nội".
Được biết "Giá vé bình quân bao gồm thuế là 1,03 triệu đồng/lượt đi, bằng 25% giá vé rẻ nhất bán qua mạng trên trang web của Vietnam Airlines."

Rẻ thế tội gì mà không đi, nhể. Oai-xờ nhất là khi lên tầu bay nói oang oang cho cả máy bay nghe "ôi xời, máy bay này là của cái nhà chị Th.Hà k3 mình đây mà". Nghe tên bà CT HĐQT chắc thế nào mấy cô tiếp viên sẽ phải mời một ly cà phê ngon :-)
(Đúng định hướng kể chuyện bạn Trỗi)

Bạn Trỗi nói về đất đai và nhóm lợi ích

Tiến sỹ Đặng  Kim Sơn, nguyên học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp khẳng định các nhóm đặc quyền đặc lợi này đang lợi dụng các dự án, chương trình và ưu tiên đầu tư để làm giàu mà không đem lại hiệu quả công cộng.

Nói với BBC hôm 31/01/2012 ông nhận dạng hai nhóm đặc quyền đang là thủ phạm làm cho việc sử dụng đất đai ở Việt Nam trở nên kém hiệu quả:
"Thứ nhất, đó là các nhóm xây dựng các dự án, chương trình, khu vực ưu tiên đầu tư, mà họ lợi dụng ưu tiên đó vào các mục đich không đem lại hiệu quả công cộng. Chẳng hạn như là mang tiếng làm dự án sản xuất, thật ra lại làm dự án chi lô bán nền. Mang tiếng làm dự án vui chơi công cộng, thực ra lại là những khu đầu tư để đầu cơ đất.
"Loại thứ hai là các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao đất, tiếng là đất công, đất của nhà nước, nhưng một đơn vị, một cá nhân, một tập thể khi được giao, sử dụng nó để cho thuê, đầu tư, thậm chí sử dụng vào mục đích đem lại lợi ích cho nhóm, đơn vị, bộ phận hay địa phương đó."
Viện trưởng thuộc Bộ Nông nghiệp nói các đối tượng đặc lợi, đặc quyền hay nhóm lợi ích này "không đóng góp vào cái chi tiêu chung cho đất nước, không nộp thuế lại cho toàn dân" và cho hay các nhóm này có "nhiều dạng" khác nhau. Xem tiếp