Thứ Ba, tháng 9 30, 2008

Tuấn phúc mời dự lễ cưới của con trai

Trân trọng kính mời Các Bạn
Tới dự tiệc cưới chung vui cùng gia đình chúng tôi nhân lễ thành hôn của hai con

DƯƠNG THÀNH TRUNG - NGUYỄN NGỌC ÁNH

vào hồi 11h30 Thứ Tư, ngày 8/10/2008
Tại Khách sạn ASEAN
Số 41 phố Chùa Bộc, Đống Đa, Hà nội

Rất hân hạnh được đón tiếp

Nhà trai: DƯƠNG QUỐC TUẤN - ĐẶNG THỊ THÁI HÀ
Nhà gái: NGUYỄN NGÔ NGỌC - BÙI THỊ BÌNH

Thứ Hai, tháng 9 29, 2008

Một thoáng ký ức chồng chất

Anh Ngọc Việt có việc về HN, mời các anh em mà gần đây mới nối lại buổi trưa tới nhà của gia đình ở 108/48 đường Nghi Tàm (ĐT 7196079) gặp mặt.
Về cùng Ngọc Việt là anh bạn tên Đức(?), vốn là trợ giáo tên lửa vác vai A72 năm xưa, đã gặp Đ.Cương qua điện thoại lần này sẽ trực tiếp hàn huyên.
Tôi đến thì đã có mặt ĐC, KQ, TTXVH và Hữu Cường. Câu chuyện đang hồi rôm rả của nhóm tên lửa phòng không, mà không chỉ có anh Đức và ĐC. Hữu Cường vốn là quân y quân chủng, nhắc đến chuyện của A72 cũng rôm rả, vì thời xưa thứ tên lửa nhỏ gọn của bộ binh ấy còn hiếm (tuy không quý) hơn cả SAM-2. Người này gọi tên, ngưòi kia đọc "trích ngang". Rõ là chuyện của các cựu binh nhớ về thời sôi nổi. Cho mãi đến khi ăn xong mạch chuyện của nhóm này vẫn liên tục, thỉnh thoảng lại nhớ tới một ai, một chuyện gì.
Ngọc Việt cũng thỉnh thoảng nhắc tới một người. Nối máy cho cậu nói chuyện với Đức Cường mà như cậu nói "hai thằng cùng họ Hoàng, kết nghĩa anh em". T.Lai lại nối máy cho cậu nói chuyện với Thuận tu khi, khi cậu hỏi "có thằng nào nhớ thằng Thuận".
Em Ngọc Việt về, là Nghĩa k5 đồng bọn của KQ.
Những câu chuyện đan xen, lúc xưa lúc nay. Nghĩa hỏi về thầy Ninh Cử Trực, Đ.Cương đang có việc với Thầy. Hai thằng hẹn nhau ngày mai đi thăm. Rồi về cô Ngần, thầy Bổng, ... Hữu Cường nhớ nhà chị Quỳnh nuôi quân ở trong Đồng Cháy có ai từng về thăm? Tra Danh sách CBCNV thì chị ở TP Thái Nguyên, không biết bây giờ có còn ở đấy, danh sách lập lâu rồi.
Ngọc Việt ở ngay Bắc Giang, cậu hẹn một dịp nào mời anh em lên chơi đông đông. Còn dịp tháng 10 tới có khi cậu đi xe máy qua.
Chỉ có một thoáng gặp mặt mà bao nhiêu chuyện khơi ra.
Trái sang: ĐC (khuất), KQ, Nghĩa k5, Hữu Cường, cậu em út, Ngọc Việt, a.Đức, TTXVH (khuất), và TL.

TIN SINH HOẠT GIAO LƯU

Dương Minh

1- Dự lễ Khánh thành và Khai giảng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi:
Đương kim Quận trưởng Quận 4 – Tp.HCM (tên Dung) là cựu học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi – Trung ương Cục, đồng thời cũng là cựu học sinh miền Nam lứa đàn em của Công Dũng K3. Chuẩn bị cho năm học 2008, Quận 4 đã nỗ lực đền bù giải toả mặt bằng, đầu tư xây dựng một ngôi trường mới rất đẹp và khang trang giành cho các cháu tiểu học. Rất tâm huyết với mái trường đã tạo cho mình tiền đề trưởng thành trong công tác nên Dung đã quyết định đặt tên cho ngôi trường mới là Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
Dự lễ Khánh thành và Khai giảng năm học mới của Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, ngoài các đại biểu quan trọng của đầy đủ các ban ngành từ TP xuống đến Phường, còn có chị Quyên, chị Nguyễn Thị Châu (người bạn tù năm xưa của anh Trỗi và chị Quyên) và đoàn đại biểu của Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (TCCT) gồm Công Dũng, Khánh Tường và Dương Minh. Để tương xứng với vị thế của Trường Trỗi, chúng tôi đã mua tặng một lẵng hoa đẹp và một bức tranh sơn mài. Kinh phí thu từ 3 nguồn, mỗi nguồn một phần ba: cá nhân Công Dũng, K3 và quỹ Trường (từ quỹ nhậu đang tồn).

2- Dự Hội nghị xúc tiến thương mại Quảng Châu – Tp.HCM:
Sau khi tổ chức ở Hà Nội, hơn 50 doanh nghiệp của Tp. Quảng Châu lại vào Tp.HCM để tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại thông qua đơn vị tổ chức là doanh nghiệp Trung quốc có tên là Công ty dịch vụ tư vấn Việt Trung Hoa. Sếp của công ty này là Tiểu Minh vốn là công dân khu 16 Lý Nam Đế. Mỗi lần có hội nghị là Tiểu Minh lại kêu mấy anh em Trường Trỗi – những người luôn có mặt để góp phần xôm tụ cho hội nghị. Lần này có 5 người tham dự gồm: Thọ (K9 – em Đạt bột), Hà K7, Phan Nam và Duy Hưng K5, Dương Minh K4. Mấy anh em gom lại ngồi chung một bàn, chụp một tấm ảnh kỷ niệm với nội dung: “các doanh nghiệp trẻ … sắp hết date!”.

3- Dự Tiệc chiêu đãi kỷ niệm 59 năm Quốc khánh Trung Quốc:
Để duy trì nghi thức bang giao quốc tế, Hội các tổ chức hữu nghị quốc tế của Tp.HCM có nhiệm vụ tổ chức tiệc chiêu đãi nhân dịp Quốc khánh của các quốc gia. Vừa qua Hội đã tổ chức Tiệc chiêu đãi kỷ niệm 59 năm Quốc khánh Trung quốc.
Thành phần tham dự bao giờ cũng có đại diện cho các đơn vị đã từng một thời sống, học tập, công tác … tại Trung Quốc. Khi nhận được Thư mời, Trường Trỗi cũng đã cử đại biểu tham dự để tròn nghĩa vụ trong hoạt động ngoại giao của Tp.HCM.

4- Dự Tiệc chiêu đãi của Bệnh viện Quân y 175:
Ngay sau khi Viện trưởng Nguyễn Phục Quốc được phong quân hàm Thiếu tướng, Bệnh viện quân y 175 đã tổ chức tiệc chiêu đãi trọng thể vào chiều ngày 26/9. Do phải hạn chế lượng khách mời (chủ và khách khoảng gần 300 người) nên chỉ có đại biểu của K4 được tham dự.
Mừng cho bạn mình, anh em đã đến rất đúng giờ với lẵng hoa tươi thắm. Theo chương trình của Ban tổ chức đại biểu K4 đã chụp ảnh lưu niệm với Phục Quốc. Gom số anh em trong và ngoài Viện vừa đúng một bàn gồm: Trung Liêm, Hồ Mai, Văn Công Phước, Xuân Minh, Dũng Sô, Tuấn Sơn, Minh Nghĩa, Xuân Thuỷ (từ Qui Nhơn vào), Dương Minh và Bình K5. Đủ các thứ đồ uống tuôn ra như suối, ca sĩ chuyên nghiệp và nghiệp dư ca hát tưng bừng.
Sau khi tiệc tan mưa tầm tã. Hơn ba chục người vẫn kiên trì bám trụ, trong đó không thể thiếu những người bạn Trỗi. Rượu và hát hò tiếp tục diễn ra rất sôi nổi. Gần 10 giờ đêm chính thức giải tán. Phục Quốc mời Tuấn Sơn và Dương Minh lên phòng riêng uống tiếp. Rất may là trong phòng làm việc của Phục Quốc chỉ còn trà xanh OO nhưng cũng đủ để Tuấn Sơn sau khi chia tay chui vào xe là ngất ngây! Tiệc vui, trọn vẹn và ấn tượng.








Qué xé đẽ!

Xin trích câu cảm thán mà anh Đồng Hiền k3 hay nói làm tựa đề.
Tối qua, Kha Tư Xô phone ra: "Chiều qua Hoàng Việt Dũng lớp ta vào Tp. Hắn mang vào cho anh em 1 món quà đặc biệt - bánh cuốn Thanh Trì. Quá ngon! Nhiều thằng tới 40 năm mới gặp lại Dũng "ba loe". Cuối năm ngoái, cái tay này dũng cảm ở lại Quế Lâm cả tháng trời với Nam Tiến để cấp cứu và chữa trị tắc động mạch vành. Không có anh em, không có Dũng thì Tiến chắc là toi!
Anh em kéo về Jodee Beer, có cả Nhất Trung từ Quy Nhơn vào. Lảnh "tu khi", Tấn Mỹ, Phùng Duy Hưng cùng khoảng 20 chiến hữu. Vui! Máy ảnh số chớp flash liên tục.
Uống và tán dóc tới tận khuya. Cũng lạ có 5 năm sống với nhau mà sao liên kết khăng khít với nhau thế! Bạn bè bên ngoài cũng phải sướng với cách sống của chúng ta. Anh em bàn tán cả chuyện ta thêm 2 tướng Từ Linh và Phục Quốc. Đúng là Trỗi!".
Cảm ơn tin vui của Kha Tư Xô! (Tiếc rằng chưa nhận được tấm ảnh nào để post lên cho anh em chiêm ngưỡng).

Chủ Nhật, tháng 9 28, 2008

Thế giới ngầm Mafia theo hiểu biết của tôi

Một lần gặp Phạm Ngọc Thiết k8, bạn hỏi sao dạo này ít thấy có bài trên blog. Tôi chỉ cười vì dạo này có nhiều chuyện buồn. Sáng chủ nhật có đám hiếu mẹ anh Khắc Khảm k3, gặp anh Chí Điền mới ở Leningrad về, qua trò chuyện mà chợt nghĩ phải viết chút ít về thế giới ngầm Mafia ở Mat cách đây 2 thập kỷ…

Đúng Noel 1990, tôi bay sang Mat. Sau 12 tiếng trên không, anh Chiến và Nghị “phệ” đón ở sân bay Serementjevo. Ra khỏi ga thấy khắp nơi tuyết trắng. Mặt trời đã lên cao nhưng không làm tan cái lạnh của mùa đông Nga. Ngay chiều đó chúng tôi vào Dom 5 nơi Tiến Long, Trí “béo” và nhiều anh em quen biết tá túc. Anh em trí thức ta giàu tri thức nhưng nghèo tiền bạc đã “tìm đường (nào nghiên cứu sinh, thực tập sinh, cộng tác viên nghiên cứu…) hòng cứu nhà”(!).

Ở Liên xô ngày ấy vàng trang sức quá rẻ nên “dân Cộng” nảy ngay ý tưởng buôn vàng về nhà. Hệ thống thu mua nữ trang được hình thành, các đầu mối lùng hàng khắp các cửa hàng, khắp các thành phố chuyển về Mat. Việc chuyển vàng trang sức nhiều (từng cặp diplomate) qua cửa khẩu rất mạo hiểm nên xuất hiện ngay ý tưởng “phân kim vàng 14K thành vàng 18K”. Hữu Nghị em tôi cũng là 1 trong những “phân kim viên” tại Dom 5, kí túc xá của Viện Hàn lâm. “Công nghệ” phân kim ở phố Hàng Bạc được nhanh chóng chuyển giao sang Mat cùng với bễ, lò, khò và đồ nghề. Xưởng phân kim mở ngay trong Dom 5, sau này vì quá nguy hiểm đã được chuyển ra các căn hộ bên ngoài hay nhà vườn thuê của dân Nga. Không quá lạm bàn về công nghệ này mà chỉ xin kể những gì liên quan đến các “divu” do “dân đầu đen” thực hiện.

Thông thường dân Nga, Bạch Nga, Ukraine… có mầu tóc bạch kim, hay nâu chứ không đen như ta. Nhưng ngay hôm tới Dom 5 thì lại thấy nhiều dân Tây “đầu đen” sinh hoạt cùng dân Cộng. Họ là dân vùng Trung Á, Kavkazơ, Aizerbaizan, Abkhazia, Oxetja... Dân “đầu đen” ở đây sống khá gần gũi với dân Cộng, việc gì cũng làm, lúc thì đi giao hàng, khi thì cùng ngồi ăn cơm trưa, (dám ăn cả lòng lợn tiết canh) rồi lái xe thuê cho anh em ta. Bọn này thông thạo Mat nên hang cùng ngõ hẻm nào cũng biết. Ngay cả việc mua đô, mua vé tầu xe cũng thông qua chúng.

Để phân kim cần có acid sulfuric. Khi Tiến Long đặt vấn đề là có ngay chú “đầu đen” OK rồi lọ mọ đánh xe Lada đi đâu, chở về cả bình sứ to tướng dung tích đến 50 l ít. Rồi cũng chính hắn chi “tiền qua cửa” cho chủ nhà rồi ôm “bom” mang lên tận xưởng. (Nói dại, quả bom này lỡ mà vỡ ra thì không hiểu thảm hoạ sẽ ra sao. Acid sẽ cứ thế mà xuyên thủng bê-tông rồi ăn mòn các lõi thép mà phá sập cả cao ốc!). Bàn giao bom xong thấy hắn vào phòng Long nhận “tiền divu”. Nhiều thằng sống nhờ Cộng, thậm chí làm giàu, mua được ôtô, căn hộ ở Mat, đón anh em bà con lên sinh sống, làm ăn.

Bọn “đầu đen” này cái gì cũng biết, chả khác gì ma xó. Khi anh em Cộng có nhu cầu làm bằng lái xe thì lập tức họ là cầu nối với cảnh sát để “sản xuất” những tấm bằng có thể đi tòan châu Âu. Khi sang Ba lan tôi cũng phải gửi ảnh cùng những thông tin cá nhân sang Mat để anh em ta nhờ tụi “đầu đen” làm bằng lái. (Mà chả hiểu có phải là bằng thật hay không nhưng bọn CSGT Ba lan có lần dừng xe kiểm tra rồi cho đi).

Năm 1992 khi quay về Mat thì thấy cánh “đầu đen” lớn mạnh không ngừng. Nhiều bọn làm thuê cho Cộng nay tách ra làm riêng. Chúng khống chế các hệ thống cung cấp rau quả tươi từ Trung Á lên cho Mat. Rồi đầu nậu các chợ rau, chợ quần áo, hệ thống mua bán ngoại tệ chui… dần bị cánh “đầu đen” thâu tóm. Các restaurant nổi tiếng Mat được bảo kê bởi dân “đầu đen”. Phải nói có 1 thời dân “đầu đen” đã lũng đoạn Mat và tạo thành thế giới Mafia mà dân chúng gọi là “phít”.

Cho đến thời Putin ông ta cương quyết ra tay, dân “đầu đen” phải giạt khỏi Mat. Nghe Chí Điền kể dạo này dân đầu đen da vàng ít bị kiểm tra còn dân Tây “đầu đen” đi tới đâu cũng bị hỏi giấy tờ. Chính quyền luôn cảnh giác vì sợ bị khủng bố.

Hiện nay nhiều băng đảng “phít” của dân Nga trước kia nay được hợp thức hóa bằng việc chuyển thành các công ty bảo vệ. Chắc là bọn này hoạt động hiệu quả vì từng trong chăn nên biết rệp nằm ở đâu. Bà con phải nhờ chúng nhưng chắc cũng phải cảnh giác? Chả hiểu với chính quyền thì thế nào?!

Các Tông đồ của Jesu

1. Peter cũng gọi là Simon Peter (Phê-rô hoặc Phi-e-rơ) nghĩa là đá, là một ngư phủ đến từ thành Bethsaida xứ Galilee (thuộc Israen ngày nay – gần làng Nazareth, nơi Jesu ra đời). Ông là môn đệ thân tín của Jesu. Bị Hoàng đế Nero xử quyết ở La Mã năm 66.
2. Andrew, em của Peter, ngư phủ thành Bethsaida và là một môn đệ của Giăng Báp-tít (John the Baptist). Ông là nhân vật luôn luôn đứng ra giới thiệu người khác cho Chúa Jesu. Ông đi truyền giáo đến vùng đất có "tiếng ăn thịt người," ngày nay là Nga. Những người Cơ Đốc ở đó gọi ông là người đầu tiên đem Đạo đến đất nước họ. Sau đó Ông đến Tiểu Á, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Ở đó ông bị xử tử hình.
3. James "Lớn" (Giacôbê hoặc Gia-cơ) là em họ của Jesu, là người già nhất. Ông bị vua Hê rốt tử hình năm 44.
4. John (Gioan hay Giăng)
được Chúa Giê-xu gọi là Boanerges (Con trai của sấm sét) "môn đồ được Chúa yêu". Ông là em cùng cha khác mẹ với James "Lớn". Ông là người duy nhất trong mươì hai sứ đồ chết khi về già. Ông là người lãnh đạo hội thánh Epheso (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay – nơi có nhà của bà Maria) và là người chăm sóc bà Maria khi về già. Khi còn ở thành La Mã, ông từng trốn thoát được khi bị quăng vào lò dầu nóng.Vào giữa thập niên 90 trong thế kỷ đầu tiên, ông bị đày ra đảo Patmos (1 hòn đảo thuộc Hy Lạp ngày nay), ở đó ông viết cuốn sách cuối cùng của Tân Ước - sách Khải Huyền.
5.
Philip người thành Bethsaida xứ Galilee. Ông truyền giáo có kết quả thành công ở Carthage, phía Bắc Phi Châu. Sau ông sang Tiểu Á, ở đó ông làm chứng cho bà vợ của vị Thống đốc tin Chúa. Để trả thù, vị Thống đốc ra lệnh bắt và giết ông một cách tàn nhẫn.
6. Bartholomew, thường được gọi là Nathanael.
Có một thời gian ông với sứ đồ Thomas sang Ấn Độ, rồi ông đi đến Armenia, xứ Ethiopia và phía Nam của xứ Ả Rập. Ông chết vì danh của Chúa ở đó.
7. Thomas, cũng gọi là Thomas Didymus (có nghĩa là sinh đôi) là người hoạt động hăng hái nhất ở vùng phía Đông của xứ Syria cho đến Ấn Độ. Ông là người sáng lập hội thánh ở đó nên họ gọi là Mar Thomas. Và bị giết ở đó qua mũi lao của bốn người lính.
8. James "Nhỏ"
người thâu thuế, là người trẻ nhất. Ông đi truyền bá Đạo ở Syria. Ông bị ném đá và đánh bằng gậy cho tới chết ở đó.
9. Matthew (Mát-thêu hoặc Ma-thi-ơ)
người thâu thuế. Ông là tác giả sách đầu tiên của Tân Ước. Ông đi giảng đạo ở vùng Điạ Trung Hải và xứ Ethiopia. Ông bị đánh cho tới chết ở đó.
10. Simon người Canaan
(vùng đất Israen ngày nay). Ông đi truyền giáo ở vùng Địa Trung Hải và bị giết vì từ chối cúng cho thần mặt trời.
11. Judas Iscariot "kẻ bội phản"
, được cho là người muốn phục hồi quốc gia Do Thái. Sau khi Judas tự vẫn, Matthias được chọn vào chỗ của Judas trong các tông đồ. Matthias đi giảng Đạo ở xứ Syria với Andrew và bị thiêu sống ở đó.
12. Thaddaeus,
còn gọi là Judas con của James. Ông thường xuyên đi cùng Simon Peter truyền giáo ở vùng Tiều Á, khu vực Libanol và Thổ Nhĩ Kỳ.





Từ trái sang phải :
Bartholomew - James nhỏ - Andrew - Juda – Simon Peter – John - Jesu – Thomas – James lớn – Philip – Mathew – Thaddaeus – Simon

Bức tranh “Bữa tối cuối cùng” của Leonadro Da Vince mô tả thái độ của 12 sứ đồ khi Jesu nói : Một người trong các ngươi sẽ phản bội ta !

Bartholomew : mặt sát khí, nhìn Jesu, sẵn sàng tuân lệnh. Tay ông ta đẩy bàn với sự tức giận tột cùng.
James nhỏ : nhìn thắng vào Jesu với sự kinh ngạc.
Andrew : đưa hai tay lên nói “không phải tôi”
Juda : Ngồi im lặng giữa Simon Peter và John đang nói chuyện với nhau, nhưng mắt ông ta nhìn vượt qua Jesu, một tay nắm chặt túi tiền, tay kia đưa ra như đang tóm lấy. Để tìm được khuôn mặt mẫu cho nhân vật này, Da Vicin đã phải tìm kiếm suốt 8 năm mới thấy từ 1 lái buôn người Di-gan mà ông nói là : “Con người tồi tệ nhất trên mọi mặt ở thành Milan”.
Simon Peter : không để ý đến Jesu, ông ta nói chuyện riêng với John. Ông thể hiện như đã cảm nhận rõ ai là kẻ phản bội.
John : với bộ mặt thánh thiện là "môn đồ được Chúa yêu", ông chắc chắn không ai nghi ngờ mình nên yên lặng một cách tin tưởng.
Jesu : nhìn vào nơi bàn tay mới lật lên thể hiện ý nghĩa đã biết rõ mọi việc.
Thomas : Với bộ mặt “không thể hiểu được”, Thomas đang mong đơi Jesu cho phép đặt câu hỏi và chỉ tay lên trời như muốn nói : “Hãy nguyền rủa sự phản bội”.
James lớn : đưa tay ra như muốn ngăn mọi người lại để Jesu nói tiếp.
Philip : tỏ thái độ muốn nhấn mạnh ý mình không thể tin được việc đó sẽ xảy ra.
Mathew : quay sang hỏi Simon : “Có chuyện đó không, Jesu vừa nói cái gì vậy ?”.
Thaddaeus : rất tin vào những gì mình nghe thấy, ông hỏi Simon lời tiên tri đó có ý gì.
Simon : như muốn nói : Thì mọi việc đã rõ ràng rồi còn gì nữa !. Mặc dù ông cũng tỏ rõ thái dộ chẳng hiểu gì cả.

12 tông đồ của Chúa Jesu được nhắc đến trong mọi kinh thánh của đạo Cơ đốc có thể chỉ là những người đã được thần thánh hóa hoặc huyền thoại. Riêng tông đồ sau đây là có thực trong lịch sử :
Paul (14 TCN - 62 CN) (còn gọi là Phao-lô) tự xem mình là một tông đồ (thứ 13) và là tông đồ cho các dân tộc không phải Do Thái. Paul chính là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hi Lạp và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Lúc đầu Paul săn đuổi và bức hại các tín đồ Cơ Đốc (mà ban đầu hầu hết là người Do Thái). Nhưng sau đó ông tin vào đức tin Cơ Đốc chấp nhận Chúa Jesu. Paul đến ngụ cư ở xứ Arabia và ở lại với Peter trong một thời gian. Qua những thư tín gởi các cộng đồng Cơ Đốc (lưu truyền đến sau này), Paul trình bày mạch lạc quan điểm về mối quan hệ giữa tín hữu Cơ Đốc người Do Thái với tín hữu Cơ Đốc không phải dân Do Thái. Ông là nhà thần học quan trọng nhất giải thích những lời của Jesu.

Thứ Bảy, tháng 9 27, 2008

Giải câu đố

Mình rồng chín khúc

Thỏ vểnh hai tai

Giá gươm lên thỏ sợ trần ai

Hạ gươm xuống mình rồng tan nát

Ngó bên kia con chim tha rác,khói tỏa mịt mù.

Các bạn tham khảo giải câu đố của DS xem có lí không?

Câu đố bằng thơ này theo mình rất hay, nó tuân thủ chặt chẽ qui luật ra câu đố: Mô tả hình dáng,đặc tính của vật và cả về xuất xứ của nó.

Mình rồng chin khúc

Vật này có đốt,có khúc

Thỏ vểnh hai tai

Vật có hai cái như cái tai vểnh lên

Giá gươm lên ,thỏ sợ trần ai.

Giá( nhứ) mang tính dọa dẫm,làm người nhát gan sợ hãi.

Hạ gươm xuống mình rồng tan nát.

Vật ví như con rồng nhưng quật mạnh xuống sẽ gãy nát.

Ngó bên kia con chim tha rác,khói tỏa mịt mù.

Xuất xứ của vật này là những bờ tre trúc làng quê.

Vật đố đây là cây gậy trúc của các lão ông ngày xưa,vẫn có một số bức tranh vẽ tiên ông chống gậy trúc đấy.

Cây gậy trúc có đốt khúc,chỗ tay cầm là phần gốc có rễ chìa lên,trông như đầu con rồng.

Chính cái từ Gươm là nghệ thuật gây rối,màn che để gây khó.

TB. ở đây có một câu hỏi,ai là tác giả của câu đố trên,người này thuộc vùng miền nàocủa đất nước.Người cho câu đố cũng không rõ.

Mời các bạn tham gia cho những lời giải khác.

DS

Giấy mời

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
Gia tộc họ Vũ


Kính mời: Đại diện các khoá, học sinh trường Ng. Văn Trỗi

tới dự

Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tướng Nguyễn Sơn - Hồng Thuỷ (tức Vũ Nguyên Bác)
(1/10/1908 - 1/10/2008)

Chương trình:

8h - 8h30: đón tiếp đại biểu
8h30: khai mạc

8h30 - 10h30: Các bản tham luận:
- nhà sử học Dương Trung Quốc,
- GS Đinh Xuân Lâm,
- GS Phạm Xanh,
- Đại tá TS Phạm Văn Thạch,
- TS Nguyễn Văn Khoan,
- Đại tá Tuỳ viên QS Trung Quốc Trương Thiếu Khuê,
- GS Vũ Tuấn,
- Kỹ sư Vũ Mạnh Hà, ...

10h30: trao học bổng
10h45 - 11h30: chương trình biểu diễn ca nhạc mừng 100 năm ngày sinh Tướng Nguyễn Sơn.
Chỉ đạo nghệ thuật: nghệ sĩ Vũ Nguyên Hà.
Lời bình: nhạc sĩ Hồ Quang Minh.


Thời gian: thứ Tư, ngày 1/10/2008
Địa điểm: Hội trường lớn Viện Bảo tàng Cách mạng - 25 Tông Đản, Hà Nội

Thứ Sáu, tháng 9 26, 2008

Tham khảo: "Một tình cảnh đớn đau…"

(theo http://www.giaodiemonline.com)

Giáo sư Lý Chánh Trung là một trí thức Công giáo, tốt nghiệp đại học Công giáo Louvain tại Bỉ quốc. Trước năm 1975, ông nổi tiếng không những trong khuôn viên các đại học lớn tại miền Nam mà còn cả trong giới trí thức Công giáo dấn thân vì những quan điểm tiến bộ của ông về tôn giáo và về dân tộc. Tác phẩm gây nhiều tiếng vang nhất của ông, Tìm về Dân Tộc (Trình Bày, Sàigòn, 1967), đã cho thấy những mâu thuẩn căn bản giữa tôn giáo (của ông) và dân tộc Việt Nam. Ông đã trình bày “không tránh né một khía cạnh nào, dầu là một khía cạnh có thể gây vài điều bực dọc cho một số người đồng đạo của tôi, và cho riêng tôi nhiều nỗi khổ tâm”.

Đoạn trích dẫn dưới đây (từ tác phẩm nầy) cho thấy sau hơn 40 năm, những suy nghĩ vừa có tính học thuật vừa phản ánh hiện thực của ông vẫn còn có giá trị cao, đáng và cần cho các đồng đạo của ông suy gẩm. Nhất là đồng đạo hiện nay tại nước ngoài, nơi mà tư tưởng được tự do lưu chuyển phóng khoáng và tài liệu được tự do truy cứu tìm tòi, nhưng tư duy của họ thì nói chung vẫn còn bị hóa thạch.

Thứ Năm, tháng 9 25, 2008

Sinh nhật Thể Công 54 tuổi!

Ngày 23/9/1954, Đòan công tác Thể thao quân đội được Bộ Quốc phòng kí quyết định thành lập cùng Đòan công tác Văn hóa, văn nghệ quân đội. Thấm thóăt đã 54 năm. Mời bạn đón đọc!

Thứ Tư, tháng 9 24, 2008

Đăng lại ảnh cũ

TTXVH mới gửi lại ảnh cũ hôm nọ. Lần này cậu quét bằng máy quét nên chất lượng có tốt hơn, lại còn tẩy bẩn, tẩy trắng nên nhìn rõ hơn. Xin gửi lại để mọi người nhận dạng.
Muốn nhìn rõ hơn nữa thì vào Ảnh Gốc k4, có bản kích thước lớn hơn.
Hàng ngồi từ trái sang có phải: Huỳnh Hữu Dũng, (không nhận ra), Vũ Anh Dũng, Mai Phong, Khắc Cường, Hữu Thành (ha ha, có kém gì anh Chí), Hà Huy Dũng, Lê Quốc Anh, Cao Sơn Hải, (không nhận ra), Bùi Đăng Trường, Vũ Chí Dũng (hay PM.Kiên?), LT.Tâm.
Hàng đứng từ trái sang: (không nhận ra), P.Hùng Thanh (bọ), Trần Quốc Bình, Trần Thế Nam, Tôn Gia Quý, (ba người không nhận ra), Tạ Vũ Trụ, (không nhận ra), Hùng Linh, Chí Quang, thầy Phố và Châu Nguyên.

Đi xe buyt

Nhân chiếc xe buyt dành cho bon trẻ mẫu giáo của Phú Hòa, mình chợt nhớ hôm nọ có dịp lại đi xe buyt. Và một điều làm mình không ngờ là một cô bé đứng dậy nhường chỗ ngồi cho mình. Sung sướng ngồi xuống và nghĩ rằng cô bé sắp xuống xe. Nhưng xe vẫn chạy qua nhiều bến mà cô bé vẫn đứng để mình chợt hiểu ra là .... đã già thật rồi.
Năm ngoái, thằng con khoái chí khi mua vé xe cho mình đi Oxfort dự lễ nhận bằng của nó chỉ bằng nửa giá vé người khác. Nó bảo tài xế bán cho ba cái vé "người già". Mình bảo nó "kệ". Nhưng nghĩ bụng "cái thằng tây ... chẳng biết phân biệt người châu Á già hay trẻ gì cả". Nhưng nay được nhường chỗ ngay ở Hà Nội thì ... hết hy vọng.
Tuy vậy, khi đàng đúm với đám bạn Trỗi bao giờ cũng thấy trẻ. Thật là may mắn. Hồi còn trẻ "thật" mình chẳng thể hiểu vì sao người già lại cứ muốn trẻ. Bây giờ mới hiểu đó là cái sự bất nhất giữa mong muốn và ... thực tế. Thôi thì chấp nhận "trẻ" giữa đám bạn già vậy chứ sao. Các bạn quả thật là đáng quí biết nhường nào.
Hôm trước vào 108 nhờ Tín bó giúp cho ông già bị gãy cẳng tay. Những lúc như thế mới thấy bạn bè thật quí. Cảm ơn cái danh sách của Hữu Thành (nhưng cũng có chửi thầm nó vì không ghi số di động của Tín).
Chúc các bạn già của ta luôn ... trẻ.

Thứ Ba, tháng 9 23, 2008

Bài tập cho trẻ em lớp mẫu giáo tại Cộng Hòa Séc

Phú Hoà

Xe ô tô bus này chạy theo hướng nào, phải hay trái

Nếu không trả lời được thì bạn hãy nhìn lại hình vẽ một lần nữa cho thật kỹ.

Bạn đã tìm được câu trả lời chưa?

Bộ Giáo Dục Séc đã đưa ra câu hỏi này cho một số lớp mẫu giáo để thử.

90% trẻ em được hỏi đã trả lời như sau:

"Xe bus đi về phía bên trái."
Khi các giáo viên hỏi : "Tại sao các cháu lại nghĩ rằng xe bus đi về phía bên trái?" thì bọn trẻ đã trả lời là:

"Bởi vì chúng cháu không nhìn thấy cửa lên xuống của xe bus, những cửa này ở phía bên kia."

Bây giờ bạn cảm thấy thế nào và bạn đánh giá thế nào về nhận thức của lũ trẻ???

Nga hoàng

Nga hoàng hay còn gọi là Sa hoàng có nghĩa là Hoàng đế Nga với từ Sa (tiếng Nga : царь) có nguồn gốc từ tên của Hoàng đế Ceasar đồng nghĩa với sự thống trị vĩ đại.
Nước Nga hình thành từ năm 1478 và có tất cả 27 Sa hoàng trong 439 năm, trong đó có :
4 Nữ Sa hoàng :
Nữ Sa hoàng Ekaterina I (1683-1727) tại vị từ 1725 đến 1727
Nữ Sa hoàng Anna (1693-1740) tại vị từ 1730 đến 1740
Nữ Sa hoàng Elizabeta (1709-1762) tại vị từ 1741 đến 1762
Nữ Sa hoàng Ekaterina II (hình) (1729-1796) tại vị từ 1762 đến 1796
1 Nữ Nhiếp chính :
Nữ Nhiếp chính Sophia (1657-1704) tại vị từ 1682 đến 1689
Tại ngôi lâu nhất :
43 năm (1462-1505) : Sa hoàng Ivan III
37 năm (1547-1584) : Sa hoàng Ivan IV
33 năm (1682-1725) : Sa hoàng Pyotr Đại đế
Tại ngôi nhanh nhất :
2 ngày (15.-16.3.1917) : Sa hoàng Michail II
2 tháng (4.- 6.1605) : Sa hoàng Feodor II (1589-1605)
6 tháng (01.-7.1762) : Sa hoàng Pyotr III (1728-1762)
9 Sa hoàng nhận ngôi trực tiếp từ cha (Có lẽ làm Sa hoàng là rất khổ (?) nên chỉ có 9/27 vị) :
Sa hoàng
Vasili III (1479-1533) : con thứ 4 của Ivan III lên ngôi 1505
Sa hoàng
Feodor I (1557-1589): con thứ 6 của Ivan IV lên ngôi 1584
Sa hoàng
Feodor II (1589-1605) : con thứ 2 của Boris Godunov lên ngôi 1605
Sa hoàng
Alexei I (1629-1676) : con thứ 3 của Michail I lên ngôi 1645
Sa hoàng
Feodor III (1661-1682) : con thứ 10 của Alexei I lên ngôi 1676
Sa hoàng
Pavel I (1754-1801) : con đầu của Ekaterina II lên ngôi 1796
Sa hoàng
Alexandr I (1777-1825) : con đầu của Pavel I lên ngôi 1801
Sa hoàng
Alexandr III (1845-4894) : con thứ 3 của Alexandr II lên ngôi 1881
Sa hoàng
Nikolai II (1968-1918) : con đầu của Alexandr III lên ngôi 1894
Các Sa hoàng lên ngôi lúc già nhất :
Sa hoàng
Vasili IV sinh năm 1552, lên ngôi năm 1606 lúc 53 tuối
Sa hoàng
Boris Godunov sinh năm 1552, lên ngôi năm 1598 lúc 46 tuối
Sa hoàng
Pavel I sinh năm 1754, lên ngôi năm 1796 lúc 42 tuối
Các Sa hoàng lên ngôi lúc trẻ nhất :
Sa hoàng
Ivan VI sinh ngày 12.8.1740, lên ngôi ngày 17.10.1740 lúc 2 tháng.
Sa hoàng
Pyotr Đại đế (hình) sinh năm 1672, lên ngôi năm 1682 lúc 10 tuối
Sa hoàng
Pyotr II sinh năm 1715, lên ngôi năm 1727 lúc 12 tuối
Các Sa hoàng đặc biệt :
Sa hoàng
Ivan III (1440-1505) tại vị từ 1462 đến 1505 : là người đã xây dựng Công quốc Moskva thành Đại Công quốc Nga cai trị các Công quốc chư hầu (như Novgorod, Smolensk, Trednigov…) và là người đầu tiên (1478) mang tước hiệu Sa hoàng (царь).
3 chị em (con Alexei I ) cùng trị vì : 1982-1689
con thứ 4 : Nữ Nhiếp chính Sophia (1657-1704) tại vị từ 1682-1689
con thứ 13 : Sa hoàng Ivan V (1666-1696) tại vị từ 1682-1696
con thứ 15 : Sa hoàng Pyotr Đại đế (1672-1725) tại vị từ 1682-1725
Sa hoàng Pyotr Đại đế (1672-1725) tại vị từ 1682 đến 1725 : Ông đã thống nhất các Công quốc thành 1 nước Nga và trở thành Sa hoàng đầu tiên của Đế quốc Nga (1721) với 8 chính phủ trực thuộc và khoảng 50 tỉnh (một hình dạng của Liên bang sau này).
Sa hoàng
Alexandr I (1777-1825) tại vị từ 1801 đến 1825 : Sa hoàng trong thời kỳ Chiến tranh với Napoleon Bonapac
Sa hoàng Alexandr II (hình) (1818-1881) tại vị từ 1855 đến 1881 : người bán Alaska cho Mỹ
Sơ lược về Alaska :
1648 : người Nga tới (trước đó chỉ có dân da đỏ và người châu Á)
1745 : hình thành thuộc địa Nga
1867 : bán cho Mỹ (thời Tổng thống Andrew Johnson) với giá 7,2 tr. USD/1,6 tr. Km2 (~ 0,0004 cent/m2). Nếu tính theo tỷ giá bây giờ (2006) khoảng 1,67 tỷ USD (~ 0,093 cent/m2 tương đương 1.530 VNĐ/m2). Lý do bán :
Phía Nga :
-
Không quản lý nổi hơn 50.000 thổ dân da đỏ thường xuyên quấy nhiễu và lo sợ Anh và Pháp (ở Canada ngày nay) tấn công thì sẽ mất không vì đi từ St.Petrburg (thủ đô lúc bấy giờ) tới Alaska cần tới 6 tháng men theo biển Bắc quanh năm băng giá.
-
Thâm hụt ngân sách sau Chiến tranh Crime (1853 – 1856).
-
Lúc bấy giờ không thấy được tài nguyên (trừ da thú) tại vùng đất này.
Phía Mỹ :
-
Giúp đỡ Nga trong cơn khó khăn và cũng là cám ơn đã là đồng minh ủng hộ Chính phủ Liên bang trong cuộc Nội chiến tại Mỹ (1861-1865).
-
Tham vọng ép được Anh và Pháp bán phần Canada ngày nay do bị Mỹ bao bọc.
-
Quyết định của chính phủ Mỹ đã bị báo chí lúc bấy giờ cực lực đả kích do mua miếng đất (dù rẻ) không có giá trị kinh tế mà sẽ tốn chi phí quản lý trong tương lai.
Sa hoàng Mikhail II (hình) (1878-1918) tại vị 2 ngày (15. và 16.3.1917) : là con thứ 5 và là con trai út của Alexandr III, lúc bấy giờ (1917) là Sư trưởng Kỵ binh Nga hoàng tại mặt trận Áo. Ông đã từng có những hành vi phản đối cuộc chiến. Ngày 13.3.1917, Sa hoàng Nikolai II (anh cả của Ông) buộc phải thoái vị trước sức ép của lực lượng Cách mạng. Song trong văn bản thóai vị có ghi người nối ngôi là em trai út là Mikhail A. Romanov. Để “pháp lý hóa” việc chuyển giao quyền lực cho chính quyền Sô viết, Mikhail phải lên ngôi lấy hiệu là Mikhail II và ký văn bản rồi từ chức ! Bởi vậy, cho tới nay người ta vẫn coi Nikolai II là Sa hoàng cuối cùng.

Hú hồn!

Sáng, hắn gọi điện hẹn 11g trưa đi viếng ông già vợ Lưu. Vậy mà lúc 10g đang ở nhà tang lễ Viện 108 thì nhận điện thọai: "Tao bị tai nạn rồi. Cả dàn máy sập vào chân, có khi mất ngón cái". Nghe vậy thấy gai ốc trên tay nổi cả lên. Ghê quá! "Tao về đến Kim Liên, sẽ vào Viện 108, gọi báo Hùng "bò" rồi". "Ừ, qua ngay!". Phi về cửa nhà hắn, chờ mãi không thấy, bấm máy gọi thì biết trên đường về đã tạt vào cấp cứu ở Bạch Mai.
Chiều, hơn 2g nghe chuông reo thấy hiện tên hắn: "Về nhà rồi. Tiện qua Bạch Mai có con em là bác sĩ nên vào cấp cứu. May mà đi giầy da nên chỉ dập chút xương. Vá víu lại và về nhà rồi. Đi lại được". "Này, cẩn thận đấy!". "Chỉ tiếc không qua viếng ông gìa vợ Lưu được!". "Vớ vẩn! Có tụi này đi thay rồi".
Lê Đại Cương, bạn tôi đấy. Sém chết!

Thứ Hai, tháng 9 22, 2008

Thăm người cho câu đố

Ngày 11 tháng tám âm lịch vừa rồi,về giỗ mãn tang bà già,nhân dịp này có ý định ghé thăm các lão bà bạn của cụ. Một công đôi ba việc mà,với lại các cụ tuổi cũng đã cao nếu không tranh thủ thời gian có khi các cụ (nói dại) khuất núi thì cũng ân hận lắm.Vì kể ra các cụ ở cũng không xa nhau cho lắm nhưng tuổi tác, ngại đi lại nên cũng ít có điều kiện gặp mặt. Riêng tôi vì ở xa xôi,mỗi năm một lần về quê giỗ cha nên cứ vội vàng mà không đi thăm các cụ được,tính ra cũng quá ba chục niên rồi. Nhưng còn một lẽ nữa là trước hết kiểm tra lại trí nhớ của mình,sau nữa là để giải câu đố cụ ra cách đây trên 40 năm.

Đám giỗ năm nay hơi phuồn vì Bantroi nhõn có vợ chồng Thủy bều,Nhất trung thì kẹt ở SG rồi.Bạn thời để chỏm ngoài Thủy bều còn có Phạm Nhơn con của cụ Đặng thị Lý ,người mà tôi muốn thăm.

Hẹn nhau khỏang 4-5 giờ chiều Phạm Nhơn sẽ quay lại đón tôi đi Qui Nhơn,vì là ngày thường nên các bạn còn phải đi làm, chỉ tranh thủ giờ trưa về giỗ cụ. !8 giờ đã có mặt ở QN,cảm giác hay hay,TP có nhiều thay đổi tích cực,phồn vinh hơn, đông vui hơn không bù vài năm trước trông buồn buồn thế nào ấy. Về đến nhà Phạm Nhơn,chỉ có vợ đang chuẩn bị cơm nước,còn cụ Lý thi đi chơi quanh quẩn đâu đó. Gọi điện cho Thủy bều,tiện ghé thăm cô Trung mẹ của Thủy. Hai thằng đang tìm nhà thì anh Thủy tới, cô đang ở nhờ nhà nguời khác vì nhà đang được xây lại. Cô khỏe, hỏi có nhận ra ai không, cô nói lâu quá bay không ghé tao làm sao nhớ được.Phải xưng tên, à mày đó hả con. Hàn huyên một lúc, theo đề nghị của Thủy anh em ghé thăm căn nhà mới xây( đang hoàn thiện).Nói chung mừng cho bạn vì tới tuổi này mới xây được tổ ấm cho mẹ. Anh em kéo về nhà Nhơn, cụ lý ,vợ và hai con trai đã chờ sẵn. Cô cháu gặp nhau mừng rỡ hàn huyên, thôi thì đủ thứ, vui quá. Cô còn khỏe, minh mẫn.

Vui nhưng vẫn nhớ mục đích ,không kìm được tôi hỏi cô còn nhớ câu đố mà mấy chục năm trước cô đố con đó: Mình rồng … A! rất vui là cả ba người cô ,Nhơn và tôi cùng đồng thanh đọc lại bài thơ câu đố đó. Rất tuyệt là cả 3 người không ai quên một chữ nào.Tôi cũng không ngờ thằng bạn mình cũng thuộc ,quá đã.

Tôi nói với cô., hôm nay trước tới thăm cô, sau là giải câu đố của cố mấy chục năm trước. Cô cười, mày mà giải được à, tao đố song tao cũng có biết lời giải đâu. Cô cho phép con nhé… sau khi giải nghĩa xong cô cười dòn tan ,cha, thằng này giỏi,mày có lí. Mừng và vui quá, thế là món nợ trên 40 năm cũng đã xong. Nhưng vui hơn là được cùng cô ôn lại chuyện xưa.

TB: câu đố này tôi đã tặng cho cháu Mí nhà KQ cả lời giải nữa,song cháu nói nó rắc rối khó hiểu quá. Nhân đây cũng ghi lại để anh em tiện tham khảo cho vui (vì cũng có vài đ/c biết rồi,xin khoan giải đáp):

Mình rồng chin khúc

Thỏ vểnh hai tai

Giá gươm lên thỏ sợ trần ai

Hạ gươm xuống mình rồng tan nát

Ngó bên kia con chim tha rác,khói tỏa mịt mù.

Là cái gì?

DS

Chủ Nhật, tháng 9 21, 2008

Sự thật về sao quả tạ









Năm ngoái có “anh thầy bói” nói rằng năm nay tôi sẽ bị sao quả tạ chiếu cung Mệnh, xui. Tôi bèn soát xét lại các “chuyên đề”. Về “công tác kinh doanh”, mình sẽ như thế này… thế này…Về “công tác” gia đình thì củng cố mặt này… mặt này…Về “công tác” thể thao thì … thôi, cứ cẩn thận là được. Thế nhưng sao quả tạ nó cứ chiếu:
Tháng 12/2007 Câu lạc bộ hàng không phía Nam (CLB) tổ chức nhảy dù, tôi mò vô CLB tự ôn tập và đăng kí nhảy dù. Dở cái là trước hôm nhảy dù 10 ngày, tôi theo lũ “bạn dù” đi bay Dù lượn, không dè bị tai nạn, tưởng muốn gãy sống lưng, đúng là xui (chuyện này tôi đã tâm sự với các bạn trên blog). Tới ngày nhảy dù, người ngợm đau như dần, tôi đành thôi nhảy dù, nhận chức “quan sát viên”. Xui.
Tháng 5/2008 CLB lại tổ chức nhảy dù. Lần này, nhớ lời “thầy” dặn, để chắc ăn, tới gần ngày, tôi kiên quyết hoãn chơi Dù lượn để “tập trung vào chuyên môn”. Tôi đăng kí nhảy 3 chuyến. 36 giờ trước lúc thực hành nhảy dù, tôi đi dạo lớ quớ bị trặc chân, tây tấy mắt cá phải. Vội vàng bóp rượu hạt gấc. Xui tăng 3 rồi. Lần này mình mà “bỏ nhảy” như hồi tháng 12 thì anh em nó tưởng mình “nhát gan, trốn lính”. Cứ nhảy dù, không sao cả, tiếp đất một chân vậy. Tới lúc lên máy bay, bàn chân có vẻ đã bình thường.
Chuyến nhảy thứ nhất: Quá hên, khi dù mở, tôi thấy mình ở gần tâm bãi đổ bộ. Tôi lựa chiều gió điều khiển chiếc dù dù xoay quanh “chữ T” (tâm bãi) và kết quả là tiếp đất cách tâm 15 mét, khá. Có kinh nghiệm rồi, lần sau nếu cùng hoàn cảnh là mình trúng “chữ T” chứ chẳng chơi. Tốp nhảy dù có bốn lính cùng nhảy thì ba tên kia rớt cách tâm bãi cả trăm thước (cái tụi khóa sau ấy mà). Vội vàng lột nón bảo hiểm để anh em mặt đất nhận ra kẻ nào.

Dù tụi tôi nhảy là dù đổ bộ của bộ đội dù (dù trắng), cái sự "lái qua lái lại” rất kém so với anh dù thể thao (dù màu), vì vậy nếu máy bay thả lính quá xa tâm bãi là thua bàn trắng. Nếu là dù màu thì khỏi bàn. Dù sao đi chăng nữa, cũng phải khẳng định là mình khá.
Lúc chuẩn bị gấp dù cho chuyến thứ hai, huấn luyện viên nói “nếu bác muốn thì tụi em cho bác chuyển lên dù màu” (tức lên cấp). “Thôi, chú cứ để anh nhảy … dù trắng”. Chả là dù màu tuy lái gió tốt, tiếp đất nhẹ nhàng, nhưng nếu co kéo lóng ngóng thì tiếp đất … lại nặng hơn (sao quả tạ, cẩn thận vẫn hơn). Chuyến này, sau khi dù bung ra, tôi ngó quanh: vẫn hên, mình lại được thả gần tâm bãi, tuy có xa hơn lần trước. Tôi ra sức co kéo dây điều khiển, quyết “dong” chiếc dù về tâm bãi. Dù thấp dần, mẹ kiếp, vẫn hơi xa “chữ T”. Mặt đất chĩa loa cảnh cáo “Đừng lái nữa! Chuẩn bị tiếp đất!”. Kệ tía tụi bây, tôi đu cả người lên “dây tiến”, kéo cho bằng móp cái vòm dù, cố lao về tâm. Mặt đất trôi vùn vụt, dứt khóat bọ không giảm “ga”. Huỵch, ngã quay lơ. Lồm cồm đứng dậy, cách tâm 15 mét, tốt. Trai có công, dù chẳng phụ. Lại lột nón bảo hiểm vẫy vẫy.
Về nhà khoe với con trai “hai hôm nay ba nhảy dù tuyệt vời”. Ông con hào hứng “sáng mai con đi làm trễ một chút để đi theo ba, mang theo camera, máy chụp hình”. Sáng sau, ông bố vô sân bay nhận dù, vẫn dù trắng, ông con theo xe lên bãi đổ bộ. Lúc chia tay, con trai hỏi “nhìn lên không xa lắc, con biết ai là ba để quay camera?”. Tôi nói “ba đã chuẩn bị rồi, sau khi ra khỏi máy bay, ba sẽ cột băng lụa đỏ (dài hơn thước) vào cổ chân”. “OK” – ông con gật gù.
Chuyến thứ ba, máy bay “trút” 4 đứa tụi tôi ở nơi xa tít mù tắp. Quá xui, tôi ra sức lèo lái, “chữ T” vẫn diệu vợi. Dù xuống dần. Mặt đất cảnh cáo “Đừng lái nữa! Chuẩn bị tiếp đất!”. Tôi đu người lên “dây tiến”, mặt đất dâng lên nhanh chóng. Kệ, mình phải tiến, kẻo thằng con nó … buồn. Huỵch, ngã lăn lông lốc. Cách tâm bãi khoảng 220 mét. Trong tốp có đứa nhảy dù màu, nhưng cũng không khá hơn, do ngược gió hay do tay nghề?
Tôi lếch thếch đi về trung tâm. Con trai chạy lại đón “sao ba không đeo kí hiệu đã quy ước?”.
“Quá xa, có đeo “băng rôn” cũng như không. Mà con có biết ai là ba không”.
“Biết ạ, trong tốp nhảy dù có mỗi ba là kéo móp vòm dù – các anh sỹ quan Không quân nói thế”. Lại nói “xa quá ba ạ, zum hết cỡ vẫn không tới”. Rồi nó an ủi “hồi nãy con nghe mặt đất gọi bộ đàm nói máy bay bị lệch hướng, yêu cầu vòng lại mới thả quân. Vừa dứt lời thì đã thấy mọi người nhảy ra rồi”.
Định khoe, định quay phim chụp ảnh treo “phòng truyền thống” gia đình, ai dè … Đúng là xui.

Chẳng biết bạn có tin vào sao chiếu mệnh không, nhưng chưa hết năm tôi đã bị 4 cú xui, chả tin
cũng phải tin.
Ảnh 1: hai cha con trên bãi đỗ bộ.
Ảnh 2: ông bố chuẩn bị tiếp đất (ảnh cũ).
Ảnh 3: Lính dù Mỹ trên máy bay C-17 (ảnh chỉ có tính minh họa).

Tin buồn

Bố vợ bạn Phan Hoài Lưu k5 (Đà Nẵng) vừa mất.
Tang lễ: Sáng thứ ba, 23/9/08, tại NTL 125 Phùng Hưng, Hà Nội. Khoá 5 tập trung viếng lúc 11g15.
Xin chia buồn cùng bạn và gia đình!

Thứ Sáu, tháng 9 19, 2008

"Ảnh chỉ có tính minh họa"

(Để góp cho bài của ThanhMinh)
Trẻ con không có quá khứ. Quá khứ của chúng là cái gì đó mù mờ và buồn cười. Chúng luôn luôn hướng tới tương lai, muốn trở thành người lớn để được làm tất cả những cái mà chúng đang bị người lớn cấm.
Tuổi già không có tương lai. Tương lai của người già là cái chết, một sự việc chẳng có gì thú vị. Người già lảng tránh tương lai, bởi vậy, họ trở về về quá khứ, sống cho quá khứ.
Nếu anh em cho ý kiến trên là đúng, thì,
bây giờ, chúng ta đừng bao giờ bàn tán về điều có thể biết chắc chắn, ví dụ chúng ta biết rõ chúng ta đang già đi, vì vậy, bây giờ chúng ta đừng bàn tán về điều đó.

ĐỐI NÉT VỀ TSQ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Dương Minh

Hiện nay tham gia sinh hoạt TSQ VN – Tp.HCM có lực lượng nòng cốt là TSQ miền Đông Nam bộ - ban đầu là từng đơn vị, từng Trung đoàn của 10 Trung đoàn thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kết nối với các Trường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau chống Mỹ và Trường TSQ Tp.HCM hiện nay.
Chuẩn bị cho dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống TSQ VN, năm 2007 BLL truyền thống TSQ miền Đông Nam bộ đã phát hành qua Nhà xuất bản tổng hợp Tp.HCM cuốn sách “Hạt giống đỏ” dày gần 600 trang giới thiệu về Chiến sỹ nhỏ - Thiếu sinh quân miền Đông Nam bộ qua các thời kỳ. Trước đó, được sự quan tâm của BTL QK7 và Đài Truyền hình Tp.HCM, BLL truyền thống TSQ miền Đông Nam bộ đã xây dựng thành công bộ phim tài liệu truyền thống về TSQ Nam bộ qua các thời kỳ. Bộ phim mang tên “Hạt giống đỏ” gồm 9 tập, mỗi tập phát sóng 20 phút, trong đó riêng về TSQ miền Đông Nam bộ đã có 5 tập.
Kể từ đầu năm 1946, trong các đơn vị bộ đội được chính thức thành lập thành 25 Chi đội từ các “thập nhị sứ quân” ở Đông Nam bộ đều có lực lượng chiến sỹ nhỏ từ 10 đến 16 tuổi làm nhiệm vụ liên lạc, trinh sát, cần vụ, cận vệ, cứu thương, tuyên truyền … Cuối năm 1947 giải thể 25 Chi đội tổ chức lại thành 10 Trung đoàn cũng là thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp đã rất gay go và ác liệt. Giải quyết tình hình của các chiến sỹ nhỏ là một thực tế các Ban chỉ huy đều phải quan tâm. Đồng chí Tô Ký – khi đó là Chi đội trưởng Chi đội 12, E312 đã phát biểu “Chi đội 12 của chúng ta đã có khá nhiều chiến sỹ nhỏ rồi đó! Đại đội nào cũng có, cơ quan nào cũng có. Ở cơ quan thì còn có thể được, chớ ở Đại đội chiến đấu, các Ban công tác nội thành thì không thể được. Lỡ có “chuyện” xảy ra thì người lớn ăn làm sao, nói làm sao với cha mẹ các em?”. Cũng trong thời điểm này, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh có chủ trương thành lập các Trường Thiếu sinh quân trên toàn quốc để nuôi dưỡng; giáo dục văn hóa, chính trị; tập luyện thể dục, thể thao; huấn luyện quân sự … cho các chiến sỹ nhỏ của các đơn vị và con em cán bộ các ngành, các cơ quan … nhằm tạo nguồn cán bộ, sĩ quan tiếp bước cha anh.
Trong giai đoạn 1947-1949, chấp hành chủ trương của Trung ương và Xứ ủy Nam bộ, các Trung đoàn miền Đông Nam bộ đã lần lượt thành lập các Trường Thiếu sinh quân của Trung đoàn với lực lượng khoảng hơn 700 thiếu sinh quân – trong đó E312 có 141 em, các E300, E310, E311 có khoảng trên dưới 100 em còn 6 Trung đoàn khác có khoảng 30-50 em (Trường thiếu sinh quân của E300 có tên gọi là Trường Đồng tử quân). Các thiếu sinh quân khi đến tuổi trưởng thành (17-18 tuổi) được đưa về các đơn vị của Trung đoàn, số còn lại đến năm 1954 phần lớn được tập kết ra Bắc tiếp tục học tập. Do hoàn cảnh chiến tranh, các Trường Thiếu sinh quân miền Đông Nam bộ trong kháng chiến chống Pháp không có mái trường và cũng chỉ tồn tại 3-7 năm.
Những thiếu sinh quân từ 10 Trung đoàn Khu 7 xứng đáng thuộc thế hệ đầu đàn của lực lượng TSQ VN. Hiểu rõ vai trò của mình, dù nay đã ở lứa tuổi U80 các cựu thiếu sinh quân Khu 7 đang là lực lượng nòng cốt trong sinh hoạt của TSQ miền Đông Nam bộ nói riêng và TSQ VN – Tp.HCM nói chung.
Tuy hoàn cảnh có khác nhau, nhưng các thế hệ Thiếu sinh quân đã dần gắn kết với nhau bằng một “chất keo” đặc biệt – tinh thần đồng đội, tinh thần Thiếu sinh quân Việt Nam.

Nghĩ về mình trong TSQ VN?

Thanh Minh

Tôi vừa đọc những dòng đầy hào khí:“..hơn một triệu Chí nguyện quân TQ vượt sông Áp Lục chống Mỹ viện Triều”, bỗng giật mình liên hệ: Mới ngày nào“ hơn một ngàn Chí nguyện quân VN ( T.Trỗi) vượt ải Bằng Tường, sang giúp nhân dân TQ, thu hoạch đào non với cam xanh”.
... Thảng đó mà đã mấy chục năm trời. Bời thế mới có tâm sự, khi ae ta tới giờ vẫn chưa khẳng định được mình . Chưa dám khẳng định mình, nên mới rón rén, dè dặt, ngại ngùng khi bước vào tổ chức TSQVN. Chuyện“vô” hay “không vô” quả là điều hệ trọng.
Về chuyện Trỗi có phải là TSQ không, quân ta chỉ đươc cái rắc rối, nhất là mấy tay Tổng quản. Đến giờ này mà vẫn lằng nhằng giữa “chính danh” với “ không chính danh”. Chiếc áo không làm nên thầy tu. TSQ là cái gì ? Khổ, có mấy từ Hán Việt, mang tiếng tu nghiệp ở Tàu về mà dịch mãi không ra :
“ Thiếu”: thiếu niên, thiếu nhi, dân dã gọi tắt là bọn nhãi .
“ Sinh” : học sinh , chúng đang tuổi cắp sách đến trường
“ Quân” : quân đội, quân sự...
Như vậy TSQ là bọn nhãi, được học VH và QS. Trường VH-QĐ dạy bọn nhóc đương nhiên trở thành trường TSQ. Trường VH-QĐ lại là trường VHQĐ khi đối tượng học viên là người nhớn!
So với các trường TSQ khác trường TSQ NVT là chính quy nhất, có kỷ cương,có Trỗi ca, có lời thề, có quân phục, có học QS và VH đầy đủ. Đó là chưa kể TSQ nhà mình cũng bị ghẻ, lang ben ( hắc lào) nhiều như các trường TSQ khác.
Nhà tôi có 3 thế hệ TSQ. Mấy bà chị TSQ Khu 9 thời đánh Tây, tôi và thằng em thời chống Mỹ, thằng cháu thời chống ... “các thế lực thù địch”. Lâu lâu 3 đời TSQ này lại họp mặt đánh chén vui vẻ, tất nhiên có kết hợp hâm lại “truyền thống hào hùng cùa TSQ” như vậy vô hình trung bọn tôi đã “xé rào”, “cầm đèn chạy trước ôtô” tổ chức sinh hoạt TSQVN!? Chả phải riêng nhà tôi, nhà anh Chí cũng hay chè chén với ông anh rể - TSQ đời đầu...coi chừng vi phạm.
Nói chơi vậy thôi nhưng khi đọc mấy dòng của JM :“Các anh, các chị đã chủ trì thành lập một ban liên lạc mang tên “Ban liên lạc truyền thống Thiếu sinh quân Việt Nam – Tp.HCM” thuộc Hội cựu chiến binh Việt Nam – Tp.HCM, đồng thời là lực lượng nòng cốt quy tụ sự tham gia sinh hoạt của các cựu thiếu sinh quân từ các đơn vị” lòng tôi lại không khỏi băn khoăn, áy náy.
Về việc này theo tôi chủ trương là đúng, phù hợp xu hướng “làm ăn lớn”, lại có tổ chức ngang , dọc đủ cả, nhưng xét về “tính hiệu quả” có thể sẽ xảy ra mấy trường hợp :
- Các đ/c TSQ lão U 70-80 thích chén bánh đúc, húp cháo rồi tráng miệng bằng mấy trái hồng “ một chục quả hồng nuốt lão 90”. TSQ cỡ tầm tầm như chúng ta vẫn khoái gặm tí xương sụn, miếng mồi dai dai, giòn giòn khi nhậu. TSQ đời cuối lại mặn mà với cái kẹo , que kem. Sẽ rất vui khi các bác húp cháo “chơi” với các cháu mút kem!
- Họ sẽ nói chuyện, tâm sự gì với nhau nhĩ? Hay chỉ là đề tài mang nặng tính giáo dục, bảo ban thế hệ trẻ giữ gìn truyền thống TSQ, truyền thống cha ông! Chuyện này thì nhiều tổ chức khác cũng đã làm..
- Thường thì những tổ chức kiểu này, là nơi giao lưu gặp gỡ bạn bè cùng trang lứa. Họ cùng học , cùng ăn, ở với nhau, cùng môi trường và bối cảnh nên dễ đồng cảm, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau, từ đó tạo điều kiện hỗ trợ, giúp nhau trên “tình đồng chí”. Điều ấy mới thú vị, mới “vui là chính”.Các bạn chẳng lạ gì khi họp mặt ĐHQS, quanh đi quẩn lại đã thấy mấy ông Trỗi tụ bạ thành một nhóm.
- “Ban liên lạc truyền thống Thiếu sinh quân Việt Nam – Tp.HCM” thuộc Hội cựu chiến binh Việt Nam – Tp.HCM”. Sao thế nhỉ ? Hội CCB là tổ chức cấp toàn quốc. AE ta hầu hết là quân nhân nên “dĩ tất nhiên” đã là thuộc Hội này. Tổ chức chồng lên tổ chức, rối rắm quá .Vậy còn các bạn nguyên là TSQ nhưng không phải là quân nhân, giờ lại chịu sự quản lý của Hội CCB nghe hơi ... mệt!

Gìa rồi, tưởng đến lúc “quẳng gánh lo đi”, lại “chịu sự quản lí” thì chả sướng đâu. Chi bằng ta được làm người tự do. Cuối đời, được làm những việc mà mình thích , được chơi với người mà mình hạp, được sống thanh thản với những giá trị nhân văn. Chốn “võ lâm” có bao giờ thống nhất?
Thông điệp liệu có nên nói với mọi người, “Hội chứng bầy đàn” có khi làm mình đi thì dở, ở thì buồn!
Với những thành viên Trỗi tự thấy có đủ phẩm chất của TSQ thì Trường Trỗi rồi sẽ là một trong số các thành viên, tuân thủ “quy chế” và hoạt động trong lớp vỏ của BLL TSQVN. Nghe oách đấy, nhưng tôi không “mặn” với chuyện này. Danh lợi thì mình đã chẳng màng (nói thế cho oai, chứ có màng cũng hết thời rồi), chỉ bàn đến một chữ “sướng”. Thôi, tôi cứ “hưởng lạc” như những gì đang có! Còn bạn nào sướng, theo cơ chế tự nguyện, thì cứ tham gia. Cũng là vì chữ “sướng” mà thôi.

Xét cho cùng nhóm chúng ta đang nói chuyện được với nhau đây hàng ngày cũng thế thôi, chỉ là một nhóm nhỏ. Còn các bạn Trỗi khác, họ không biết đến chuyện này bởi họ không thấy phải gặp gỡ, phải giao ban với chúng ta, để mà “sướng”. Nhưng mà họ vẫn là Trỗi xét theo nghĩa một năm gặp nhau một lần. Với họ TSQ VN là cái gì đó hoặc là xa xôi lắm nếu thông qua Trỗi, hoặc rất thực tế và gần gũi nếu có mối liên hệ khác, cá nhân và trực tiếp.

TIN CHUẨN BỊ HỌP MẶT K4 – Tp.HCM

Dương Minh

Theo thông lệ, hàng năm K4 – Tp.HCM tổ chức họp mặt vào “Trưa ngày Thứ bảy gần ngày 15/10 nhất và tại quán Karaoke nhà Phục Quốc”. Quy ước này không phải là ngẫu nhiên mà đã được đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm:
Chọn buổi “trưa” vì thường họp mặt hơn chục tiếng đồng hồ mới thoả chí tang bồng.
Chọn “Thứ bảy” vì sau họp mặt phải có một ngày nghỉ mới đủ phục hồi sức khoẻ trước ngày làm việc tiếp theo.
Chọn “gần ngày 15/10” để cố định ngày họp mặt hàng năm.
Chọn “quán Karaoke” để có sẵn dàn âm thanh đáp ứng nhu cầu “gào thét”.
Chọn “nhà Phục Quốc” vì PQ vốn là Trưởng BLL K4 lâu năm và riêng “nhà PQ” cũng có thêm lực lượng Trỗi ngoài K4 khoảng một nửa tiểu đội rất nhiệt tình tham gia và hỗ trợ.
Năm nay BLL K4 đã sơ bộ hội nghĩ thống nhất như sau:
- Nếu đúng quy ước thì ngày họp mặt là 18/10/2008. Tuy nhiên K4 – HN cũng tổ chức vào ngày này tại Đại Từ mà có khả năng một số anh em ở Tp.HCM sẽ ra tham dự. Để buổi họp mặt được đông đủ, BLL K4 – Tp.HCM quyết định điều chỉnh thời gian tổ chức họp mặt năm nay vào trưa ngày thứ bảy 11/10/2008.
- Với cương vị công tác mới, Phục Quốc thường rất bận. BLL K4 còn đang băn khoăn không biết năm nay tiếp tục tổ chức ở nhà Phục Quốc có còn tiện lợi không, thì sáng sớm hôm 18/9 Phục Quốc đã gọi điện thoại “Dương Minh ơi lên tướng rồi, đọc bào Tiền Phong đi. Năm nay vẫn phải họp mặt ở nhà tôi nhé. Hôm đó tôi sẽ chiêu đãi anh em luôn”. Thế là về địa điểm giũ như cũ, không thay đổi, vẫn tại “nhà Phục Quốc”.
- Thông qua các chương trình sinh hoạt của Trường Trỗi, đặc biệt là qua “BanTroi”, nhu cầu mở rộng thành phần họp mặt với K4 đã tăng lên đáng kể. Đó cũng là niềm vui và mong muốn của K4. Vì vậy về thành phần tham dự, BLL K4 – Tp.HCM chân tình mời đại diện các khoá (từ K1 đến K9) và các miền, các blogger … bố trí thời gian tham dự buổi họp mặt thường niên năm 2008 của K4 – Tp.HCM. Để thuận tiện cho công việc tổ chức, đề nghị các bạn đăng ký tham dự với BLL các khoá hoặc trực tiếp với BLL K4 – Tp.HCM: Dương Minh (091.815.6666), Nguyễn Trung Liêm (098.978.7868).
Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc họp mặt, BLL K4 – Tp.HCM sẽ tiếp tục thông báo kịp thời cho mọi người.

NHỚ CÂY ĐA "HIỆU BỘ"

Đọc bài "Ong thợ cạo"của Duy Đảo mới biết chúng ta
vẫn " Hoài cổ " lắm. Tôi cũng vậy,hay tại chúng mình
già rồi ?Mà người ta vẫn nói " Người già chạy ngược
thời gian"dể mong tìm lại những gì đã mất.
Bao giờ cho đến ngày xưa
Để thời ấy lại đón đưa ta về.
Mấy hôm nay đọc thấy các bạn lai chuẩn bị tổ chức về
thăm lại Mỹ Yên Đại Từ.Nhớ quá đành viết vội bài thơ
về những ngày xưa ấy .

NHỚ CÂY ĐA " HIỆU BỘ"

Cây Đa "Hiệu bộ" không còn nữa
Nghe nói "Cụ" đi đã lâu rồi
Bạn về thăm lại nơi trường cũ
Không thấy "Cụ Đa" nhớ bồi hồi.

Ngày ấy chúng tôi lũ " Chíp hôi"
Tuổi ăn, tuổi học, tuổi ham chơi
Để rồi " SINH RA TRONG KHÓI LỬA"
Có bạn,Cô Thầy, có chúng tôi.

"Cụ" đã cùng ta sống một thời
Quê hương khói lửa ,đạn bom rơi
Theo trường "Sơ tán" nên biết "Cụ"
Thành bạn tâm giao ,nhớ suốt đời.

Nhớ thác Bom Bom nước đầy vơi
Nhớ mùa quả Dọc chín trên đồi
Nhớ con Khướu nhỏ chiều gọi bạn
Nhớ quá ngày xưa ...Nhớ một thời...

Nhớ nên viết vội mấy dòng thôi
Nhắc về kỷ niệm đã xa rồi
Nhắc ai còn mải đi xiêu bạt
Hãy nhớ ngày xưa .Có một thời...

Tháng 9 mùa thu.

ÔNG THỢ CẠO

Đào Duy

Khi tôi viết câu chuyện này thì nhân vật chính trong câu chuyện mà tôi sắp kể với các bạn đã là người thiên cổ từ lâu, thậm chí đã rất lâu rồi.
Câu chuyện về kỷ niệm tuổi thơ tôi vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Hồi đó trong khu gia binh chúng tôi bọn trẻ lit nhít cỡ tuổi tôi có khoảng hơn chục đứa. Còn khu gia binh phía bên kia đường thì đông lắm tôi không nhớ hết.
Có thể do “mải” trận mạc mà các phụ huynh của chúng tôi sau hòa bình mới có thời gian gần vợ, gần con nên “tranh thủ” chăng? vì nếu không thì làm sao lũ trẻ trong khu tôi sàn sàn cỡ tuổi sinh năm 1954-55;56;57 đông thế?
Hai khu gia binh tuy cách biệt, đối diện nhau qua một con phố nhưng do cùng gia cảnh và lứa tuổi nên bọn chúng tôi cả trai lẫn gái chơi với nhau rất thân.
Thân tới mức khi bọn con trai chúng tôi đá bóng với lũ trẻ ở khu công nhân bên cạnh. Lắm khi thiếu người chúng tôi buộc phải huy động cả mấy “thị tẹt” trong khu bắt vào làm hậu vệ hoặc giữ gôn.
Ấm ứ một hồi rồi các “nàng” cũng xắn quần tham gia vì “màu cờ sắc áo” của đội nhà và nể tình bạn hữu, anh em.
Chúng tôi thân nhau tới mức ấy.
Còn chuyện cứu “bồ” thoát những trận đòn tưởng như trong gang tấc, tới chuyện chơi lò cò, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê … là chuyện nhỏ trai gái đều tham gia tuốt.
Nhân vật mà tôi muốn kể với các bạn đây không phải là lũ trẻ bạn tôi trong khu. Cũng chẳng phải “mối tình” nào đó thời “thò lò” mũi mà là kỷ niệm về ông lão thợ cạo, người bạn vong niên bao nhiêu năm gắn bó và có rất nhiều kỷ niệm với lũ chúng tôi
Chả hiểu sao lần mò thế quái nào mà ông thợ cạo “dạo” lại có trong tay được cái “hợp đồng béo bở” trong khu gia binh chúng tôi.
Nghĩa là hàng tháng đúng sáng chủ nhật đầu tháng ( giống như giao ban café của chúng ta hiện nay) như “ ánh trăng rằm đến hẹn lại tròn” ông thợ cạo lại có mặt ở gốc bàng trong khu tôi triển khai đồ nghề để “tác nghiệp”.
Cứ mỗi sáng như thế là tiếng gọi con ơi ới …
Chúng tôi bị các ông bố bà mẹ lùa ra tập trung ở gốc bàng bắt cắt theo đúng mẫu mã đã giao hẹn với ông thợ cạo. Dài ngắn gì đến tháng đều phải cắt hết.
Đầu méo, đầu tròn, đầu gồ gề … một kiểu! cấm thắc mắc. - Tiêu chí cắt cao, cạo trắng cho khỏe lại mát, dễ gội ngoài ra còn tránh được tật chốc đầu - một bác gái trong khu oang oang giải thích cho lũ chúng tôi.( chả hiểu sao hồi ấy bọn bạn tôi lắm thằng bị “ chốc đầu ” thế).
Ngồi cạnh tôi trong lớp là một thằng chốc đầu kinh niên, mùi nặng lắm khó chịu chả khác gì tật thối tai. Tôi thề! Nếu có bác nào xúi quẩy giống tôi thì nhớ đời. Vì vụ này mà tôi xin đổi chỗ trong lớp bao nhiêu lần mà không được).
Ông thợ cạo của chúng tôi năm đó quãng độ trên dưới sáu mươi. Nhưng dưới góc nhìn của chúng tôi ông đã già lắm, tính ông rất vui và hiền.
Đồ nghề của ông là một cái hòm gỗ nhỏ bên trong gồm hai cây kéo, một cây dùng để tỉa. Một cái “tôngđơ”, cái lược nhỏ và một cái “chổi” đã cùn dùng để quét xà phòng lên mặt trước khi cạo.
Chả biết “ cái chổi” ông dùng nó từ khi nào mà tôi thấy nó chỉ còn ngắn cun củn khi quét lên mặt chả khác nào bàn chải rễ tre chà lên quần áo khi giặt, rát hết cả mặt.
Tất cả những thứ đó đều già nua cũ kỹ như chính ông chủ của nó, thậm chí con dao cạo tôi thấy hình như chỉ còn có mỗi sống dao còn lưỡi thì có ma mới biết nó ở đâu?
Tôi còn thấy trong hòm của ông có một cái bình giống như cái bình trong chuyện cổ Aladanh và cây đèn thần. Nó có một đoạn ống được nối với một cái núm cao su tròn như quả bóng nhỏ. Thì ra đó là cái bình xịt nước cho tóc ướt để chải đầu.
Ông nói những đồ này ông sắm từ thời Pháp tốt lắm, tuy cũ nhưng bây giờ đố lùng đâu ra. Nó đã cùng ông, giúp ông mưu sinh ba bốn chục năm qua.
Ngoài ra còn một tấm vải loang lổ, màu cháo lòng và mùi vị thì đặc trưng mà cho mãi tới bây giờ khi đi hớt tóc mỗi khi ông thợ cạo quàng tấm vải qua cổ dù đã có tí “thuốc hoa” nhưng tôi vẫn còn thấy thoang thoảng “hương vị” của ngày xưa. Mùi mồ hôi của đủ hạng người, mùi dầu mỡ của tông đơ và dao kéo … tôi lại bỗng nhớ tới ông thợ cạo năm nào da diết.
Ngoài cái hòm gỗ, bên vai ông còn có một cái ghế có thể xếp lại được. Cái ghế gỗ này là nguyên nhân của bao nhiêu lần tôi và lũ bạn bị kẹp đít đau muốn chết. Tuy thế vẫn còn may, có thằng còn bị kẹp cả vào “chỗ ấy” nữa đau đến chảy cả nước mắt, nước mũi.
Về sau có tí kinh nghiệm mỗi lần chuẩn bị ngồi xuống ghế chúng tôi đều đưa tay xuống phía dưới cẩn thận vén “nó” lên cho gọn nên tránh được.
Do bị “khiếu nại” nhiều nên sau này ông thợ cạo thay mặt gỗ chiếc ghế bằng miếng vải bạt dày, ngồi vừa êm lại không còn lo bị “kẹp” nữa.
Một lần trong khi chờ tới lượt mình tôi và thằng bạn giạng chân ra mắm môi mắm lợi cắt cái thắt lưng da đã cũ, loại dùng đeo súng lục của bố tôi “thải” cho để làm miếng đệm của súng cao su.
“Nhay” mãi không được, chúng tôi đành nhờ ông thợ cạo. Sau khi cắt được một miếng chiếc dây lưng da còn dài quãng hai ba gang tay ông thợ cạo lên tiếng
- Cho ông xin! các cháu cắt nó phí đi. Cho ông, ông cắt tóc miễn phí cho, tiền để dành mua kẹo bột mà “bồi dưỡng”.
Lời đề nghị quá ư hấp dẫn, chúng tôi đồng ý ngay thế là hai thằng cộng lại được hai hào “đánh chén” một trận ra trò.
Chả hiểu sao? khi người lớn cắt tóc tôi thấy các vị ấy nằm lăn ra trên ghế như thư giãn hai mắt lim dim ra chiều thỏa mãn lắm. Còn tôi, thì tôi sợ phát khiếp. Nhất là đoạn khi ông thợ cạo dùng “tôngđơ” húi phía sau gáy của tôi. “Tôngđơ” thì cùn ông cứ dũi ngược lên tóc bị dắt đau không chịu được. Tôi hét toáng lên, ông lão dừng tay chỉnh lại cái vít phía trên “tông đơ”. Vẫn vậy! chả khác gì trước, vẫn đau như cầm từng nắm tóc mà lôi lên, đau đến độ mồ hôi tôi vã ra như tắm.
Đến đoạn cạo mặt, sau một hồi dùng “chổi” đánh vào cái hũ nhựa đựng miếng xà phòng có cho tí nước. Hũ xà phòng nổi ngầu bọt, chả khác nào bọt của bát mắm tôm mà thực khách vắt chanh vào chuẩn bị cho món thịt cầy một chiều mưa trên quán đê mạn Quảng Bá.
Ông thợ cạo cứ thế dùng chổi “rễ tre”quét xà phòng lên mặt tôi. Nhìn qua chiếc gương chỉ to hơn bàn tay một tí treo trên gốc cây bàng, khuôn mặt tôi trắng phớ chỉ còn hở có hai hốc mắt, hai lỗ mũi cũng bị phủ kín xà phòng.
Từng đợt bong bóng theo hơi thở qua hai lỗ mũi của tôi to dần lên. Tôi còn “lườm thấy” cả vân màu ngũ sắc trên từng chiếc bóng xà phòng. Rồi nó vỡ toác ra trước mũi tôi bắn cả vào mắt cay ghê gớm.
Có “nhẽ” ông thợ cạo chỉ định quét xà phòng lên trán, tóc mai và phía sau gáy để cạo, còn mặt mũi thì bọn tôi lấy chó đâu ra râu ria cơ chứ. Nhưng có lẽ do bệnh nghề nghiệp và thuận tay nên ông “quét” luôn cả mặt tôi. Được cái chúng tôi cũng dễ tính chả thắc mắc gì.
Cạo một hồi thấy không hiệu quả, tôi thấy ông thợ cạo cúi xuống lấy từ trong hòm ra một “vật” đen đen, dài dài.
Ô hay! Tôi phát hiện ra đúng cái thắt lưng da của mình đổi cho ông lần trước.
Cẩn thận buộc một đầu cái dây lưng da vào thân cây bàng còn đầu kia ông dùng tay kéo căng ra, cứ thế ông miết lưỡi dao cạo lên. Ông nói làm như vậy cho dao nó sắc.
Được một lúc tôi lại thấy ông thò tay vào túi quần lôi ra một cái “cục”, nó từa tựa như cái “cục” mà bác nào hay thụt bida dùng để “vê” đầu cây cơ cho tăng ma sát. Ông chà đi chà lại “viên” đó lên cái thắt lưng sau đó mới liếc dao lên.
Hiệu quả trông thấy, lưỡi dao sắc hẳn mặt tôi đỡ rát hơn.
Vốn “chân chạy” mà phải ngồi bất động gần tiếng đồng hồ, chân tay tôi ngứa ngáy khó chịu chỉ muốn chuồn. Nhấp nha nhấp nhổm tôi hỏi ông:
- Sắp xong chưa hả ông?
- Sắp xong rồi, còn chải tóc “cân chỉnh” lại tí chút nữa là xong. Ông thợ cạo trả lời.
- Có đứa nào nhà gần? chạy về nhà cho ông xin ca nước. Ông lão lên tiếng.
- Để cháu! Thằng bạn tôi nhiệt tình chạy ù ngay về nhà chỉ một loáng đã thấy hắn lễ mễ hai tay bưng chiếc ca men to đầy nước vừa đi hắn vừa nói:
- Cháu dốc hết cả chai nước lọc nhà cháu đấy.
- Ấy chết! phí quá cứ múc nước bể cho ông cũng được.
- Uống nước lã đau bụng đấy ông ơi! Thằng bạn tôi can ngăn.
Ông già đón lấy ca nước từ tay thằng bạn tôi, ông đưa lên miệng làm một ngụm to rồi ngửa cổ lên súc miệng òng ọc rồi cứ thế cúi xuống nhè đầu tôi ông phun mù mịt.
Quá bất ngờ tôi hãi quá la lên thất thanh và giơ cả hai tay ra đỡ, tuy nhiên đầu và mặt tôi nhòe nhoẹt nước.
- Sao lại thế hả ông? Hai tay vuốt mặt, tôi ngỡ ngàng.
- Ông phun cho tóc nó ướt để chải nếp, sửa laị tóc lần cuối. Cái bình phun của ông bị hỏng nên ông mới phải làm thế.
Thấy ông giải thích có lý tôi câm bặt không thắc mắc gì nhưng cứ thấy hãi hãi thế nào!!!
Cuối cùng cái đầu tôi cũng hoàn thành, tôi không dám chạy nhảy, chân tay ngứa ngáy rất khó chịu. Tôi chỉ dám đi đứng “khoan thai” vì sợ mất nếp trên cái đầu vừa cắt mới tinh kia.
Hơn bốn mươi năm trôi qua, trên đầu tôi giờ đã loáng thoáng hai thứ tóc. Hàng tháng đều đặn mỗi khi bước vào tiệm cắt tóc trái tim tôi lại se thắt nhớ tới ông lão thợ cạo thưở nào. Trong lòng lại cồn cào nỗi nhớ, nhớ tới lũ bạn cũ ngày xưa đứa còn đứa mất… Tất cả những kỷ niệm của những ngày tháng cũ giờ đây đã trở nên quá vãng xa xôi.

T/p Hồ Chí Minh - 6/2008

Thứ Năm, tháng 9 18, 2008

Tướng mới, có Trỗi không?

Xin mời tham khảo!

TSQ VN chúc thọ Đại tướng

Nhân kỷ niệm 60 năm ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp kí lệnh thống nhất các trường TSQ trong phạm vi cả nước (10/11/1948), anh Sĩ Ẩn (TSQ VN năm 1950) ra Hà Nội làm công tác trù bị cho buổi gặp mặt các thế hệ TSQ VN từ 1946 đến 2008 tại TpHCM trong tháng 10 tới. Dự kiến sẽ có cuộc viếng thăm Đại tướng và xin thư của bác gửi TSQ các thế hệ. Văn phòng Đại tướng xếp lịch tiếp vào chiều 17/9. Ngay sáng 16, tôi cùng anh Ẩn phóng xe đi mượn ảnh, in ấn, làm khung chuẩn bị quà tặng bác.
Có lẽ do anh Ẩn đã lớn tuổi nhầm lẫn mà báo lại giờ tập trung sớm cả tiếng đồng hồ, làm mọi người phải vào phòng khách chờ. Ngồi ở 30 Hoàng Diệu mà sốt ruột vì VHPhúc, Lê Văn Đạo, Hữu Thành đã chờ ở trên Hồ Tây. Đuợc điện thọai Phúc, cánh ta tự đi trước với lí do “tiền trạm”(!). Cánh Trỗi có cả tiếng đồng hồ hàn huyên.
3g30 cả đòan mới đến. Cụ Văn mặc quân phục kiểu mới được 2 sĩ quan tùy tùng dìu 2 bên, chầm chậm vào phòng khách. Anh em Trỗi “mặc nhiên” được đứng trong phòng khách đón bác. Khi đi ngang qua thấy có 2 bạn gái đứng ở cuối hàng, cụ quay lại hỏi: “Sao lại để 2 đồng chí gái đứng phía sau?”. (Đó là Phúc và Vân Anh. Quá là sợ vì cụ rất tỉnh táo!).
Theo kịch bản thì sau phần đại diện TSQ chúc sức khỏe Đại tướng thì đến phần tặng quà. Đại tá Thái Chi lên tặng hoa rồi tôi tặng 2 tấm ảnh tư liệu các anh TSQ lứa 1950 chụp ở La Bằng, Thái Nguyên. Khi trao ảnh cho cụ, cụ bắt phải xoay ảnh lại để xem kĩ nội dung. Cụ yếu nhưng rất tỉnh táo. Cô Hà ngồi bên nhắc: “Anh phải nói gì cho nó văn văn 1 chút chứ!”. Cụ im lặng 1 lúc rồi nói:
- Tôi rất cảm động vì hôm nay các đồng chí TSQ các thế hệ, từ nhiều miền Tổ quốc về đây chúc sức khỏe tôi. Xin cảm ơn! Đã 60 năm rồi, đất nước trải qua 2 cuộc chiến kéo dài rồi nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng các đồng chí TSQ luôn dũng cảm, hòan thành nhiệm vụ. Nhiều đồng chí đảm đương những cương vị trọng trách do Đảng và nhân dân giao phó. Thế các đồng chí lứa sau Cách mạng Tháng Tám thế nào rồi?
- Dạ, nghỉ hưu hết rồi ạ. Chỉ còn lứa Nguyễn Văn Trỗi là đang đương chức và học viên TSQ của Quân khu 1, 5, 9 và TpHCM đang được đào tạo kế tục ạ!
- Thế là tốt! Chúc các đồng chí có sức khỏe, hạnh phúc!
Hai anh TSQ năm 1946 có mặt trong đòan Nam tiến tặng Đại tướng bức ảnh lúc lên tầu vào Nam. Bác rất xúc động. Đúng là cuộc gặp mặt thân tình của vị Tướng Tổng chỉ huy với những người lính, không xa cách mà thật gần gũi.
Sau khi chụp ảnh chung là Ban liên lạc, TSQ từ miền Nam và Đại tá Hiệu trưởng Đàm Dũng cùng 2 cháu của TSQ Quân khu 1 chụp với bác. Cánh báo chí, thông tấn tranh thủ quay, chụp. Dù không trong kịch bản nhưng theo “điều hành” của Phúc lính Trỗi cũng có bức ảnh với bác và cô Hà.

Thứ Tư, tháng 9 17, 2008

Ảnh mới

Trên tinh thần "già chạy giặc, non Thiếu Sinh (quân)" hôm nay tôi tham gia cuộc gặp nhân dịp các anh TSQ VN (đang vận động lập Hội?) đến thăm Đại tướng VNG. Chụp nhiều ảnh, nhưng "đầu cơ" được mỗi cái này, đưa lên đây gọi là báo cáo.
Các ảnh khác, chụp TSQ xịn, xin để giới truyền thông xịn làm việc.

Thêm ảnh cũ để xem

TTXVH (đúng là thông tấn xã) lại công bố vài ảnh.
Ảnh được chụp lại bằng máy ảnh(?) nên chất lượng không được ngon lắm so với dùng máy quét.




Còn ảnh này của TGQ thì đã từng có cái khác tốt hơn do Lý Xuân Hoa(?) cung cấp hồi trước.

Thứ Ba, tháng 9 16, 2008

TIN SINH HOẠT TSQ VN TẠI TP.HCM

Dương Minh

Đôi nét về tổ chức sinh hoạt của TSQ VN – Tp.HCM
Ngay sau CM T8, khi bắt đầu cuộc kháng chiến lần thứ nhất, nhiều đơn vị thiếu sinh quân đã được thành lập khắp 3 miền. Trước tình hình đó, ngày 10/11/1948, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã ký nghị định số 425/TCH về việc tổ chức và tuyển lựa các lớp, các trường Thiếu sinh quân.

Hiện nay thế hệ thiếu sinh quân đầu tiên đã ở lứa tuổi U80, đều trên tuổi bảy mươi gần tám mươi. Mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn dồi dào, đời sống kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào con, cháu … nhưng thế hệ thiếu sinh quân này vẫn hăng say tổ chức và duy trì các sinh hoạt cựu Thiếu sinh quân Việt Nam. Các anh, các chị đã chủ trì thành lập một ban liên lạc mang tên “Ban liên lạc truyền thống Thiếu sinh quân Việt Nam – Tp.HCM” thuộc Hội cựu chiến binh Việt Nam – Tp.HCM, đồng thời là lực lượng nòng cốt quy tụ sự tham gia sinh hoạt của các cựu thiếu sinh quân từ các đơn vị:

Miền Đông Nam bộ (K7 cũ)
Miền Tây Nam bộ (K9 cũ)
Liên khu 5
Liên khu 4
Liên khu 3
Khu 10
Trung ương
Khu Sài Gòn – Gia Định, Quân khu 7 và Tp.HCM
Và Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi

Ban liên lạc đã lấy ngày 10/11 hàng năm làm ngày Truyền thống của Thiếu sinh quân Việt Nam.

Mặc dù Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi mới tham gia và lực lượng trực tiếp tham gia vào sinh hoạt này chưa nhiều - chủ yếu thông qua đại diện, nhưng các anh, các chị thế hệ trước rất có thiện cảm và quý mến thiếu sinh quân từ Trường Trỗi. Nguyên nhân, có lẽ ngoài cái chung là TSQ VN, còn có nhiều nét tương đồng về tính cách mà các anh, các chị là những đại diện từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất còn chúng ta là những đại diện từ cuộc kháng chiến lần thứ hai. Mỗi lần họp Ban liên lạc, trước khi giải tán không thể thiều việc “lai rai” rất ấm cúng để hàn huyên thêm bằng kinh phí tự túc hoặc ai đó tự nguyện chiêu đãi. Những câu chuyện về đóng góp của thày trò Trường Trỗi trong chiến tranh, những thành công giai đoạn hiện nay và phong trào hoạt động đang diễn ra của Trường Trỗi (đã ra hai tập sách, có blog riêng, thường xuyên có những đóng góp cho việc nghĩa tình …) đã làm các anh các chị rất thích thú và tự hào.

Hoạt động nhân dịp 60 năm truyền thống

Mặc dù ấp ủ nhiều mong muốn, nhưng do đặc điểm tình hình thực tế hiện nay, trong phiên họp ngày 13/9/2008, Ban liên lạc TSQ VN – Tp.HCM chỉ dám quyết định 2 nội dung hoạt động nhân dịp 60 năm truyền thống là:

Tổ chức Đoàn đại biểu ra Hà Nội thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tổ chức Họp mặt truyền thống 60 năm Thiếu sinh quân Việt Nam.

Về tổ chức họp mặt đã quyết định cụ thể như sau:

a- Thời gian: 8h30 sáng Chủ nhật 26/10/2008
b- Địa điểm: Hội trường Trường quản lý nông nghiệp
45 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Tp.HCM
c- Nội dung:

Phần 1: Diễn đàn sinh hoạt truyền thống TSQ VN (dự kiến 30 - 40 phút), Ban tổ chức quyết định chỉ gồm 3 phát biếu:
Đại diện BLL TSQ VN
Đại diện BLL Trường TSQ NVT
Đại biểu của BTL QK7 hoặc BTL Tp.HCM

Phần 2: Liên hoan văn nghệ quần chúng (dự kiến 40 phút) với sự tham gia của các đơn vị TSQ.
TSQ NVT đã đăng ký tham gia hát tốp ca 2 bài (Trường ca NVT và một bài hát truyền thống của LLVT)

Phần 3: Liên hoan “lai rai” giao lưu các thế hệ TSQ

d- Thành phần tham dự: Các cựu Thiếu sinh quân
e- Thủ tục tham gia: Đăng ký trực tiếp với BLL các đơn vị. BLL các đơn vị tổng hợp số lượng báo cáo với BLL TSQ VN.
f- Nguồn kinh phí: Do các đơn vị đóng góp và Ban tổ chức quyên góp từ các mạnh thường quân.
(Ngay trong buổi họp, BLL TSQ Đông Nam bộ đã đóng góp 10 triệu và một đơn vị đã hỗ trợ 10 triệu).

Ý kiến cuối cùng
Mọi sinh hoạt của TSQ VN đều trên cơ sở tự nguyện, tự giác, tự đóng góp (ngay cả dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống cũng không có tổ chức nào quan tâm).
Với vị trí là Trường thiếu sinh quân được sinh ra trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi nên quan tâm và tham gia vào sinh hoạt của Thiếu sinh quân Việt Nam tại Tp.HCM tương xứng với lực lượng và vị thế của Trường.
Rất mong anh chị em và Ban liên lạc các khóa tham gia ý kiến về việc tham gia sinh hoạt TSQ Việt Nam của Trường Trỗi chúng ta.