Thứ Hai, tháng 6 30, 2008

39 năm quân nhân

Ngày mai 1/7/2008 kỉ niệm rất nhiều bạn k4 của chúng ta tròn 39 năm trong Quân đội (1/7/1969). Có những bạn nhập ngũ sớm hơn, có những bạn không vào bộ đội, nay có những bạn ra dân sự rồi, có nhiều bạn đã về hưu và còn những bạn vẫn đang công tác. Nhưng có lẽ ngày này vẫn nên là ngày Bộ Đội của k4, bởi ngày đó đa số chúng ta chuyển tiếp từ quân phục "nhí" sang quân phục thật.
Xin chúc mừng tất cả các bạn, tất cả k4 chúng mình nhân ngày kỉ niệm đáng nhớ này.

Chủ Nhật, tháng 6 29, 2008

Đòan "Xiên Vịt" - Tin giờ chót ngày 29/6!!!

Chiều 5g, GM báo đã tới Quảng Ngãi. Tối 7g, Từ Ngữ gọi ra: "Đang nhậu với bạn ông đây, ngay tại nhà. Tấn Lợi chưa cho ăn gì đã phải làm 3 ly khai mào mừng hội ngộ. Tiệc cũng tại gia (hơi khác các địa phương mà đòan đã qua, tòan dzui ở quán!), vợ con phục vụ. Nhà chật lắm, đưa thêm 1B nữa vẫn chống chếnh...". Dăm ba câu bốc phét với Lợi.
Thằng bạn ta về quê từ 75, đơn thương độc mà chiến đấu. Giờ làm giám đốc Sở Công Thương và Tỉnh ủy "dziêng" nhưng tính cách vẫn rất Trỗi! (Ngày xưa hắn bắn gà bằng súng cao su mả lắm, tòan tin cổ cho ngất...).
Khắc Việt điện ra đòan 2 đến Huế và chờ các anh ngược ra.
Chúc anh em đêm nay có trận cầu tuyệt đỉnh! Dưng cơ mà bắt cho đội nào và tỷ số ra sao?

TỪ CHUYỆN ĐIỆN KHÍ HÓA

Hôm rồi đi Tây Thiên , bỗng mình lại nhớ “Ông Sáu Lê nin” ( V.I-LENIN) - theo cách gọi của dân miền Tây cho nó gần. gũi. Chả là hồi nước Nga mới giành chính quyền , giữa muôn trùng khó khăn, một trong những điều vĩ đại nhất mà Người nghĩ tới chính là Điện khí hóa nước Nga với định nghĩa “ CSCN là chính quyền Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc!”. Vấn đề này gai góc và gây sốc đền nỗi các chính khách phương Tây phải thốt lên : “ Lê nin là con người mơ mộng và lãng mạn nhất thế giới”. Phải đặt mình vào hoàn cảnh nước Nga lúc đó mới thấy được tầm cỡ trí tuệ của Lênin, mới thấy ý kiến phương Tây là “có lý".

Vậy đấy, hóa ra là điện thì anh nào cũng cần cả song cách “làm điện” thì mỗi anh một khác.Tất nhiên bàn chuyện “vĩ mô” như “công nghiệp hóa , hiện đại hóa” , “vai trò của điện đối với nền kinh tế quốc dân” thì đã chẳng đến lượt mình . Vậy để vừa tầm, chúng ta hãy nói chuyện “vi mô” một chút, mà nói cái gì nhỉ ? À, chả phải bảo. Chỉ cần cúp điện một nhát giữa trưa hè oi ả là các “thảo dân” hiểu ngay tầm quan trọng của điện. Bởi thế chuyến rồi có một thiết bị điện be bé, thuộc loại “vi mô” lại gây cho tôi ấn tượng mạnh.

Tôi trong MN cũng được nghe nói ít nhiều về mấy cái máy phát ( thủy điện) TQ, đợt này mới mục sở thị. Ở xứ Tây Thiên này, chỉ với cái mương đẫn nước ven sườn núi hoặc một dòng suối nhỏ, tạo thế năng chừng 1 m, người ta có thể lắp cái máy phát điện Madeinchina ( to hơn cái củ quat trần một chút), thế là cả gia đình tít trên hóc bà tó có điện xài thoải mái, đến mức họ mất cả khái niệm về “tiết kiệm điện” như dưới xuôi ta . Thực ra nói cũng hơi quá , đèn , quạt, Tv, tủ lạnh họ để chạy 24/24, bởi điện từ máy phát ra không dùng cũng chạy vô công vứt bỏ đi. Lại còn thêm vụ nước chùa dẫn theo đường ống từ trên núi xuống chảy sà sã . Ghê quá, dân tình ở đây đúng là lãng phí nhất thề giới, chả thèm hưởng ứng chủ trương tiết kiệm của chính phủ đang kêu gào rã cả họng.

Nhìn mấy bóng đèn sáng choang, quạt máy quay vù vù mình bỗng thấy lòng xốn xang, tức tưởi . Phải chi hồi đó ở Đại Từ anh em ta có mấy cái máy này, “cắm” xuống suối cho cuộc đời đỡ khổ ?! Ngày ấy bọn Trỗi con tối tối chổng mông trên gường, học bài bên ngọn đèn dầu leo lét. Liệu có ai còn nhớ sáng kiến bỏ muối vào dầu hỏa cho đỡ khói , rồi đến chế đèn Thái Hoàng cho độ sáng tăng thêm? Có trải qua những năm tháng ấy mới thấy giá trị của nguồn điện phát đơn sơ. Ở miền Tây các bè nuôi cá lắp cái này bên hông chắc là vui lắm…

Xin trở lại vấn đề :

Lại nói về “tư duy làm điện” của anh Ba. Phải nói ông anh này khôn thật, đầu óc rất thực tế , mình không theo được thì đành cứ chửi họ là thực dụng cho bõ tức.

Người Tàu họ có cách nghĩ của họ, họ cứ tàn tàn lấp đầy tất cả những khoảng trống của thị trường . Các bác thấy đấy, rõ ràng họ đang gồng mình tập trung đầu tư vào cái thủy điện tổ bố cỡ Tam Hiệp song vẫn chẳng hề quên cái “củ quat trần” bé tí kia . Sản phẩm nhiều loại chất lượng chỉ tầm tầm nhưng được cái rẻ, luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng nên bán vẫn chạy.

Các bác có biết giá máy phát này hiện nay ? Cứ 1kw là 1 triệu VND, công suất đạt 80% thiết kế. Chú nào xài nhiều thì sắm cái lớn hơn, lại cóc phải lụy cái anh nhà đèn ưa hoạnh họe, tính khí thất thường như mưa nắng. Sướng!

Khi tôi đề cập tới vụ này, ở xứ mình, bố nào cũng cười khẩy “nguyên lý phát điện ấy thằng học sinh cấp II nào ở ta mà chả biết. Có chút fe từ , tí dây đồng mà cũng dám xưng là …MÁY ” . Lại còn phán “phụ tùng của máy này ta làm được100%”, tức là đem cái mớ linh kiện ấy, lắp lại ta sẽ có một cái máy nhái giống y như của Tàu ! Ờ, mà sao tới giờ vẩn không thấy cái máy nào của ta nhỉ ?

Xin lỗi nhé , một thiết bị đơn giản đến mức chẳng có gì để hỏng (trừ cặp bạc đạn lâu lâu phải thay ) đã mang lại sung sướng , hạnh phúc cho biết bao người, nên phe ta chê thì cứ chê nhưng dùng cứ dùng, hay thật! Đấy, cứ ngẫm xem, chính cái máu chỉ quen nghĩ đến chuyện to tát đã hại mình. Chả trách đường dây 500KVA giăng ngay trên đầu mà thằng dưới đất cả chục năm vẫn xài đèn dầu như đom đóm.

Tôi nói có đúng không ? Các bác cứ thử liên hệ chuyện dẹp xe ba gác máy Ta thay bằng ba gác máy Tàu ( Xe 3 bánh) thì rõ . Câu đầu tiên của các chuyên gia là “quá dễ , đơn giản, ta dư sức làm”, thế mà cái xe Ta nó cứ ở tận đẩu tận đâu? Đến khi xe Tàu nó chạy đầy đường lại nghiến răng , tặc lưỡi , biết thế …

Chuyện thì nhiều , nội dung tuy có khác nhưng “ độ tức” của mình thì vẫn rứa. Hỏi giới hiểu biết họ cứ cười ruồi “Ông đúng là dân làm kỹ thuật đơn thuần nên đầu óc chỉ đến thế !”. Ông có biết thiết kế mẫu xe phải qua bao thủ tục không ? Giá thành sản phẩm ông có cạnh tranh được với người ta? Phải chi bao cửa? Rồi ông có qua được các khâu kiểm định, đăng kiểm không? Đó là chưa kể anh lớn, anh bé thi nhau có ý kiến đan xen, chỉ đạo nhằng nhịt …Mình đâm cáu “ thế các ông chịu à?”, lại thấy họ cười ruồi lần nữa . Vấn đề sao bí hiểm lạ!

Chuyến đi vừa rồi, tên TQ lùa tôi với Thao láo leo núi như lùa vịt mà thực chất là rèn luyện thể lực chứ nào có được hưởng cái thú ngao du sơn thủy . Định chụp mấy cái ảnh “hệ thống thủy điện” cũng đành chịu. AE có địp đáo Tây Thiên xin lưu ý 2 điều :

1.Không nên đi với TQ.

2.Nhớ mang theo bình Oxy, bởi không có ai thở hộ mình đâu.

Cuối cùng, đây là bài về năng lượng nên các bác chú ý cho cái ảnh dưới cùng. Đó là cảnh hai “Thiền nhân” đang thi triển công phu, thu năng lượng trực tiếp từ ..vũ trụ bằng phương pháp bí truyền xa xưa nhất.









Máy phát 1 đầu cắm xuống nước








Nước chùa xài vô tư








Thiền nhân

Đòan "Xiên Vịt" - Tin mới nhất!!!

Đòan "Xiên Vịt" 1
7g20, GM - người phát ngôn chính của đòan, giọng khê nồng vì R và hát quá nhiều - thông báo: Đêm qua ở Đà Lạt hưởng đêm lạnh và hoa thơm. (Chả hiểu hoa thật hay hoa giả?). Sáng nay "hạ sơn" và chỉ còn cách Nha Trang 50km. Trưa nay tới Quy Nhơn hẹn ăn cơm với Thủy "bều" và anh em.
Chiều tối nay đã book chỗ tại nhà nghỉ Tấn Lợi: "Nhà tôi "U-lan-ba-to" chỉ chứa thêm được có 30 người". Chắc lại giao lưu vui! Tấn Lợi cùng học với Đại Cương ở Hải Phòng, còn Từ Ngữ cách đây không lâu có làm việc với Lợi. Cũng đã nhờ GM hướng dẫn Lợi vào blog để thường xuyên liên lạc và gần anh em hơn.
GM "có nhời" xin lỗi anh em vì quá bận giao lưu nên không hòan thành nhiệm vụ bài vở. (BBT xét: dù sao cũng biết dùng "vê tê đê - VTĐ" để báo tin nên xá tội!!! Lần sau cứ thế???).
Nhớ là càng gần tới đích càng nhiều gian lan!

Đòan "Xiên Vịt" 2
9g, Khắc Việt báo về:
- Đòan 2 đang ở NTLS Trường Sơn. Anh em đang đi kiếm mộ Mạnh Minh k6.
- Tìm đến khu Hà Nội, quận Đống Đa có mấy anh em Nam Đồng nằm cạnh nhau đấy.
- Vâng, đang tìm, đông lắm.
10g, chuông điện thọai réo vang:
- Thấy rồi, anh ạ. Đang thắp hương cho Minh và đồng đội.
- Thắp hộ anh em Trỗi nhé!
Vậy là chiều nay đòan 2 về Huế. Ngày mai còn ở Huế nên sẽ giao lưu với đòan 1.

Thứ Bảy, tháng 6 28, 2008

KHÓA 5 THÂN YÊU CỦA TÔI

Chào K.Q . Dạo này ở nhà các anh có lẽ mải xem bóng đá nên ít bài quá . Đọc mấy bài của K.Q ,
Bài về chống tham nhũng ,hối lộ có lẽ cho Đức Dũng cắn rơm cắn cỏ lậy K.Q trăm lậy ngàn lậy .K.Q ơi cái căn bệnh đó nó đẵ hằn sâu trong não của người VN ta rồi .Dù có thuốc tiên cũng ít hy vong chữa đươc lắm .Căn bệnh đó ông biết ,tôi biết nhân dân ta đều biét cả ,thôi thì cứ để nó năm yên .
Chứ bây giờ lại mời mấy ông " Bao công " ơ nước ngoài đến để xử thì lấy nhà tù đâu mà chứa. Rồi còn chúng ta và nhữnh người tử tế thì sống và vui chơi với ai .Lúc đó may ra còn lại mấy bác nông dân hộ khẩu vừa được chuyển từ xóm lên phường thì chẳng còn thước đất nào vì bị lừa bán rẻ hết rồi , lại lang thang ở chợ người dọc các con phố của HN ,hoặc là lại nhập vào bang của cụ Hồng thất Công với " Cái gậy cái bị , khắp nơi tung hoành ". Và các cháu ở các trại SOS .cái trại mà các hoa hậu hay á hậu gì gì đó sau khi đăng quang đều đến đấy để trước ống kính của giới báo chí phát biểu vài câu " Có cánh " hay rặn ra vài giọt nước mắt để tự đánh bóng mìng .Các cháu thì có chức có quyền gì đâu mà tham với nhũng , mà đòi hối lộ.

K.Q ơi chỉ trong vòng có một tuần thôi ,tôi đọc trên các báo thấy bên công an bắt và khởi tố đến gần chục vị tai to mặt lớn trong nghành tòa án ,viẹn kiểm sát mà lại bắt quả tang mấy ông thẩm phán đang đòi tiền hối lộ . Xã hội khi mà những người cầm cán cân công lý mà như thế thì dân ta biết về đâu ? " Dân lại lang thang tìm đến thánh thần".

Thôi chuyên nhỏ cho qua để anh em mìng đỡ nhức đầu .

Chuyện thứ 2 - Thấy K.Q hâm mộ đội NGA quá nhưng sức cuả họ chỉ đến đấy thôi . Đức Dũng với anh Ngân mấy hôm đều đi xem , hai anh em cũng chỉ thương đôi NGA thôi vì hai anh em cá độ đều lấy đội " Tây bán nhà " Để động viên K.Q Đức Dũng tăng Q bài thơ nhé

Thơ này tặng Quốc bạn ta
Bạn buồn vì đội bóng NGA về rồi
Trình độ chỉ đến thế thôi
Cũnh đừng tập tẹ định ngồi chiếu trên
Về nhà cố gắng tâp thêm
Được vào bán kết là hên quá rồi .

KQ ơi nhưng đấy cũng là chuyên nhỏ. Chuyện sau đây mới là to .

Hôm chủ nhật vừa rồi 22.6 con gái tôi có đi sân bay đón bộ trưởng Lê doãn Hợp .Chiều anh Hợp có chiêu đãi cơm ,trong bữa cơm chiều hôm đó tôi được biết anh Hợp cũng là loại con cháu của bác Võ thúc Đồng bố Thúc Minh lớp ta với lại anh Hợp cũng dễ gần nên thoải mái hơn là tôi tưởng.
Nhưng trong đoàn có hai anh cứ bảo trông tôi quen quá mà không biết đã gặp ở đâu rồi?
Lúc sau trong câu chuyện có anh hỏi tôi ở Berlin có biết anh Ngân không?
Tôi có linh tính là hai bác này có dây mơ dây má gì tới trường ĐHQS đây . Tôi trả lời ngay tôi là bạn hoc cùng K.Q em anh Ngân khóa 5 trường Nguyễn văn Trỗi .
Hai ông anh cùng òa lên các anh cũng Trỗi đây khóa 1. Mừng hết chỗ nói Q ạ . Đó là anh Lập anh của Toàn sứt 108 lớp mìng và anh Tuấn anh của Kim Nhu va Minh con bac Ng. thanh Bình.Đúng là lính Trỗi gặp nhau , toàn chuyện về trường các anh cũng hỏi thăm anh Bùi Nam , anh Dương quốc Tuân ...
K.Q ơi có lẽ các ông ở nhà hay được gặp nhau chứ với tôi thì thật đặt biệt . Tôi quí trong những kỷ niệm đó lắm .Mà chính tôi cũng không lý giải được vì một lẽ gì mà cứ lính Trỗi gặp nhau từ các anh chị K1 đến K8 đều hay đến thế
Xin ngàn lần cảm ơn Quân đội đã đưa chúng ta đến với nhau .
Chinh vì điều đó mà tôi làm bài thơ sau để nhớ những ngày chúng ta sông bên nhau .
Nhưng có thể đây là bài thơ không có đoan kết vì vậy Đức Dũng nhờ K.Q và các bạn K5 sẽ làm tiếp Còn đầu đề bài thơ cũng nhờ K.Q và các bạn đặt tên hộ

...Tôi đi tìm lại chính tôi
Một thời bé dại ," Chíp hôi" Xa nhà
Vẫn là : Nhất quỉ nhì ma
Bọn tôi đành xếp thứ ba . Học trò
Họ tên : Tăng Lực , Bình bò
Tô Hoành bé nhất thò lò mũi xanh.
Thiện Nhân, Kiến Quốc , Đức Thành
Thịnh cồ ,Võ Dũng, Quang bành Bắc bu
Đức Dũng ,Đạo điếu Cần gù
Kinh Doanh , tất Thắng , Trung Thu Hòa gà.
Thanh Xuyên .Huyền , Mẫn Việt Hoa
Bốn mỳ chính cánh lớp ta thủa nào .
Kháng Trường ,Phúc Chiến Trung cao
Quảng phu ,Ngô Cửu ,Tiến mào Tuân dô
Hoàng quốc Sủng .Kha tư Sô.
Thúc Ming ,Hoàng Việt với Bồ xuân Quang
Chiến ó , Toàn sứt họ Hoàng
Bá Kiên ,Bắc Hải lại mang họ Trần
Phan Nam , Phục Nghiệp , Khánh Tần
Tấn Lợi ,Chỉnh Huấn Khánh Vân Hoàng Sùng
Trần Phong, mạnh Quí , Chí Hùng
Hồng Tân ,Hữu Thạnh,Nhất Trung Công Trường
Hồng toạc ,Quang Việt Phan Khương
Đông Nhân độc nhất họ Trương .Hưng què
Vinh còi ,Trực dĩn Phương nhè
Hữu Phùng trưởng nhóm "Bồ le " gái Tầu
Y Nguyên giỏi võ cầm đầu.
Sàng sê vài miếng "Võ hầu" kim kê.
Dã từ nước bạn trở về
Chẳng biết Khởi Nghĩa là quê tỉnh nào ?
Hôm đến viếng bác Song Hào
Được gặp Văn Thắng với bao bạn bè
Nhớ nhày xưa những trưa hè
Sân trừờng phượng đỏ ,tiếng ve gợi buồn...


Các bạn ơi làm tiếp đi Đức Dũng hết vốn rồi.

Thứ Sáu, tháng 6 27, 2008

Chống tham nhũng, hối lộ - có lẽ nên để nước ngòai vào cuộc?

Chuyện chống tham nhũng, hối lộ ở ta tòan giơ cao đánh khẽ. Nói thì hay mà làm thì dở ẹt. Hãy để bên ngoài vào cuộc!

Thứ Năm, tháng 6 26, 2008

Bạn Trỗi khóa 3 đã khởi sắc!

Mời các bạn vào đây chơi!
Ta hát chung một bài nào...
Blog "Bantroikhoa3" tiến bộ lắm lắm!

Thứ Tư, tháng 6 25, 2008

TAM ĐẢO

Vì đã trót vui mồm vui miệng « khoe » là biết rõ Tam đảo , « đất Thánh » của các « giáo sư » DHQS, nên xin góp thêm ra đây vài chuyện tôi « gặt » được ở Tam đảo. Chuyện xuống Thác Bạc, vào Rùng Rình, đi hái dâu da hay đi vác sặt thì thôi không kể ( chuyện vặt !). Chỉ xin kể ra đây hai kỷ niệm để góp chuyện.

1. Gặp anh nuôi Hoàng Cầm
Vì dân Trỗi đa phần là « chiến sĩ QDNNVN » từ trong trứng nên tôi cam đoan là ai cũng biết ở VN ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, có ba người nổi tiếng tên là Hoàng Cầm . Một là nhà thơ Hoàng Cầm, người đi « tìm lá diêu bông » ở « Bên kia sông Đuống ». Hai là trung tướng Hoàng Cầm mà lý lịch trích ngang của ông chắc là ace Trỗi biết rõ hơn tôi và ba là anh nuôi Hoàng Cầm, tác giả của bếp Hoàng Cầm mà không một người lính nào không biết.
Học tập các chú bộ đội (tự bé lúc nào cũng được giáo dục là phải noi gương các chú bộ đội nên tôi rất thấm nhuần), tôi rất hay đi dân vận khi ở Tam đảo (thời gian khỏang đầu những năm 80). Một lần rẽ vào một nhà để hỏi mua bí đỏ (bí đỏ ở Tam đảo quả nhỏ nhưng rất ngon), tôi gặp một bác gái rất vui tính. Bà đang sao chè nên mời tôi vào bếp ngồi chơi nói chuyện. Vì sao chè rất lâu nên tôi có đủ thời gian tỉ tê hỏi bà đủ chuyện. Bà bảo dân Tam đảo đa phần là người ở Nam hà lên làm thuê cho Pháp khi người Pháp xây khu nghỉ mát này. Người làm thợ xây, ngừoi làm vườn , người nấu ăn và quan trọng là trông nom nhà cửa cho chủ suốt mấy tháng mùa đông không ai lên Tam đảo. Những người có dịp hay lên Tam đảo đều biết nhiều khi Tam đảo mù mịt trong mây, trong mù, đứng cách vài mét đã không còn thấy gì. Tam đảo hồi trước rất biệt lập, nếu không có xe cơ quan tiếp tế thì chỉ có nước ăn cơm với muối, chứ nhiều khi ngọn su su lớn không kịp với nhu cầu. Tôi hỏi bà chủ nhà ngày xưa ở Tam đảo chợ búa thế nào thì bà bảo, hồi trước Cách mạng tháng Tám, mỗi tuần có một phiên chợ ở chỗ dốc gần nhà Ủy ban, dân ở dưới Vĩnh yên, dân bên Lập thạch, dân Sán dìu đem hàng lên bán nhiều lắm. Hai bác cháu đang trò chuyện vui vẻ thì ông chủ nhà đi rừng về. Ông nhỏ người, trầm tính. Thấy ông vào sân bà bảo tôi : « Ông nhà tôi đấy cô ạ. Cũng là dân dưới Hà nam, lên đây làm anh bếp, hồi kháng chiến thì đi bộ đội làm anh nuôi. Cũng được mấy cái thành tích, bây giờ thì về nghỉ. Còn khỏe nên cũng thỉnh thoảng đi rừng chặt vài bó sặt với cuốc vài miếng đất trồng chè ». Tôi lên nhà chào ông, ngước lên tường thấy treo rõ nhiều giấy khen. Bước vào gần hơn, tôi thấy « Chiến sĩ thi đua toàn quân : Hoàng Cầm ». Bằng khen hồi đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quân năm 56-57 gì đó (tôi không nhớ chính xác). Anh nuôi, chiến sĩ thi đua, Hoàng Cầm. Nối ba cái thông tin này lại với nhau tôi chợt nghĩ không lẽ đây là tác giả của bếp Hoàng Cầm nổi tiếng. Tôi rụt rè hỏi ông : » Bác ơi, thế bác là người tạo ra cái bếp Hoàng Cầm nổi tiếng phải không ạ ? » « Đúng đấy. Có gì đâu cô, tôi vốn là anh bếp, hồi nhỏ lại cũng hay đi hun chuột nên biết cách làm bếp dấu được khói thôi mà ». Tôi chưa bao giờ là bộ đội, chưa bao giờ nhìn thấy người ta đào một caí bếp Hoàng Cầm như thế nào nhưng như bất cứ ai lớn lên ở Việt nam thời bấy giờ đều hiểu giá trị vĩ đại của nó. « Thế sau đó thì bác làm gì nữa ạ ? ». « Làm gì là thế nào hả cô , tôi chỉ biết mỗi một nghề nấu ăn, hết làm anh nuôi thì tôi phục viên về làm nông ». Không phải là nhà văn nhà báo gì nên tôi không biết chia xẻ cái thông tin này với ai, chỉ cứ cố liên kết hình ảnh một ông già bé nhỏ, ngồi bên bậc thềm của một ngôi nhà nhỏ trên một đỉnh núi mù sương nhưng mát mẻ và đẹp đẽ với những câu thơ như : « Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời/ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy »...
Ở chỗ tôi làm việc có một chú là bộ đội phục viên, có thâm niên quân ngũ trên chục năm. Một lần tôi kể chuyện gặp tác giả bếp Hoàng Cầm ở Tam đảo, chú ấy khẳng định : « Mày nhầm rồi cháu ạ. Cái ông Hoàng Cầm làm ra cái bếp nổi tiếng ấy bây giờ là tướng rồi. Một người nổi tiếng thế thì không thể về ở một cái xó không ai biết đến ở Tam đảo được». Tôi tin là mình không nhầm nhưng biết là không dễ thay đổi được tư duy của nhiều người : người nổi tiếng thế thì không thể là một người dân thường được.
Sau này, mãi đến những năm 90 có nhà báo nào đó đến Tam đảo, viết bài chụp ảnh về ông để đăng báo. Còn tôi thì nhớ mãi có một người nổi tiếng mà chẳng mấy ai biết mặt nói với tôi rằng : « Tôi chỉ biết mỗi nghề nấu ăn, hết làm anh nuôi thì tôi phục viên... ».

2. Săn đêm
Thấy anh em bàn luận rôm rả chuyện đểu, đểu nhiều , để ít, đểu thật, đểu giả tôi chợt nhớ chuyện đi săn đêm. Chỉ khi lên Tam đảo tôi mới được biết người ta đi săn đêm thế nào.
Các ông thợ săn đeo một ngọn đèn trên trán, nửa đêm vào rừng. Ánh sáng của ngọn đèn thôi miên lũ thú rừng, thường là chúng sẽ đứng im, nhưng đôi mắt của chúng sẽ phản chiếu lại ánh sáng của ngọn đèn và thợ săn cứ nhằm vào giữa hai đốm sáng đó mà bắn là trúng. Hồi ở Tam đảo thỉnh thoảng cũng có vài « con cóc » nhảy vào nhà tôi. Xin gửi tặng AE (chỉ AE thôi) « con cóc » tôi có sau khi nghe các vị thợ săn dạy cho cách săn thú rừng , coi như một comment cho cái topic về « đểu ». Ghi chú : « Con cóc » này « nhảy ra » từ năm 1983, lúc còn « trẻ người non dạ ».

TỰ THÚ
Ta là con nai lạc bầy, ngơ ngác giữa rừng khuya
Lá vàng rụng xạc xào cũng làm ta lo sợ
Rừng âm u, ta cô đơn đứng đó
Ta đi tìm một ấm lửa rừng đêm...

Ngươi là người thợ săn quá đỗi tinh khôn
Trong đêm tối khẽ bước vào rừng vắng
Ta choáng váng vì ngôi sao cháy bỏng
Người thôi miên ta, ngọn lửa bẫy thú rừng
Ta lo sợ, rẩy run mà vẫn bước không dừng
Theo ngọn lửa gọi ta vào chỗ chết

Ngừơi đã săn bao lần nên người biết
Riêng chú nai dại khờ thấy lửa một lần thôi
Nhưng lẽ nào
khi đốm sáng đầu tiên chợt lóe giữa đời
Ta lại quay mình chạy vào bóng tối ?

Tam đảo 1983
EGK9

Thứ Ba, tháng 6 24, 2008

Bùi Xuân Phái, 20 năm ngày mất

Thật bất ngờ khi Thao láo đưa cho tôi thiếp mời "đến dự kỉ niệm 20 năm ngày mất cố hoạ sĩ Bùi Xuân Phái 24.6.1988-24.6.2008". (Ảnh: Bùi Xuân Phái, tình cờ theo phong cách Chê)
Mặt trước thiếp mời là bản in một bức Phố Phái. Nếu quan tâm đến nhiếp ảnh, bạn sẽ thấy bức hoạ này có phối cảnh của ống kính góc rộng, rộng hơn góc nhìn mắt người. Hơn nữa là một ống kính góc rộng không đối xứng bình thường. Nó là con mắt nhìn rộng chứ không phải ống kính. Chỉ có hoạ sĩ làm được việc đó. (Ảnh: bìa thiếp mời, một bản in Phố Phái)
Hoá ra Thao láo gọi Bùi Xuân Phái là bác, anh của mẹ.
Có điều Thao láo không biết bà Minh, mẹ của HH vốn là bạn tiểu học của cô Trà, một em gái khác của Bùi Xuân Phái. Bà Minh đẹp, và một trong những người đầu tiên biết bà Minh đẹp là Bùi Xuân Phái. Biết rồi mê. Nhưng HH là minh chứng rằng bà Minh đã không mê BXP. (Ảnh: HH chuyện trò cùng bà BXP).
Rốt cục tôi, một thằng không biết tới nghệ thuật nói riêng và khoa học nhân văn nói chung, cũng lại không có quan hệ họ hàng, không phải là nhà sưu tập, cũng không phải nhà tài trợ, mà cũng không phải người hâm mộ, lại là người chắp nối cho hai thế giới gia đình Hoạ sĩ với nhân chứng của chuyện xưa. Câu chuyện xưa mà khi tự giới thiệu "con của bà Minh" thì HH đã được cô con dâu, vợ anh Bùi Thanh Phương, nhận ra là con nhà "chả cá Lã Vọng". (Ảnh: HH, bà Phái, tài trợ người Hàn(?), anh Phương và anh Thao láo).
Ảnh bà Phái chuyện trò cùng nhà sưu tập lớn BXP, Trần Hậu Tuấn. Bên cạnh là các nhà sưu tập/người hâm mộ khác. Lúc này HH tập trung vào "chuyên môn".
Chúng tôi, cũng như các khách mời khác, được tặng một quyển sách "Bùi Xuân Phái - Con đường hội hoạ" làm quà. Tôi lấy làm vinh dự được làm khách của lễ kỉ niệm này.

Thú đi câu

Mặt nước phẳng lặng tuyệt nhiên không động tĩnh gì nhưng người câu cá cảm nhận được một thế giới sống động trong lòng nước, dường như họ biết thuật “Vô trung sinh hữu” tức trong cái không sinh ra cái có. Còn khi cá dính câu mà để hụt thì … trong cái có sinh ra cái không. Có, có, không, không ấy là “triết lý” của người câu cá.
“Câu cá của những kẻ đi câu giải trí tại các ao hồ nước ngọt” (gọi tắt là “câu cá”) có ba “trường phái” thông dụng. “Trường phái thong dong” là câu cá bằng lưỡi câu 1 lưỡi. Anh ta móc mồi vào lưỡi câu rồi buông câu, cần câu gác lên chạc. Khi thấy phao chìm lỉm thì, alê giật, lập tức chú cá bị móc miệng và anh dong nó lên bờ. Hình ảnh lão ông câu cá thuộc “trường phái” này. “Trường phái hiếu động” là câu quăng “ba tiêu” mà lưỡi câu là cả một chùm lưỡi tua tủa. Anh ta “quăng” lưỡi chùm ra xa bờ và giật kéo cho tới khi lưỡi câu móc vào bất kì chỗ nào của một chú cá vô đạo. Động tác của anh ta còn chuẩn xác hơn cả người du mục Mông cổ tung thòng lọng bắt bò. “Trường phái trung dung” là “câu chùm” mà tôi sẽ kể với các bạn ở dưới đây.

Cần câu: Có 3 nhóm-loại cần câu. Cần bé để câu cá bé, độ dài khoảng 3,8 – 4,2m, nặng chừng 350 – 400gr. Cần lớn để câu cá lớn, dài khoảng 5,2 – 5,4m, nặng chừng 650 – 700gr. Cần vừa để câu cá vừa dài khoảng 4,2 – 4,5m, nặng chừng 450 – 550gr. Dĩ nhiên có thể dùng cần này để câu cá kia. Xin nói số liệu trên chỉ tương đối bởi mỗi Hãng chế tạo một khác, nhưng “tiêu chí” của cái cần câu luôn là Thẳng, Nhẹ, Dẻo, Chắc, trong đó ngọn cần câu là vấn đề quan tâm số một khi chọn cần. “Nhẹ” ở đây được hiểu là trong những cần câu thuộc một nhóm-loại cụ thể và đều đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, thì cần nào nhẹ hơn sẽ “hay” hơn, ví dụ “cần Tàu” nặng hơn “cần Hàn”, “cần Hàn” nặng hơn “cần Nhật” chẳng hạn.
Chi tiết đính kèm: Lưỡi câu là một chùm 6 lưỡi (có loại tới 8 lưỡi), ở giữa gắn cục chì làm đối trọng với phao câu. Kích thước lưỡi câu và cỡ dây câu thì tùy theo loại cá định câu mà lựa chọn cho phù hợp, cùng với rulô cuốn dây tương ứng. Phao câu cũng vậy.
Mồi thính: Thính là một hỗn hợp thơm ngon đối với nhóm-loại loại cá mà anh dự kiến câu, được vê (“hoàn”) thành từng cục. Pha chế thính là cả một nghệ thuật, sao cho nó trở thành miếng mồi dậy mùi và lâu tan trong nước.
Chuẩn bị chiến trường: Trước khi câu chừng một tiếng, tiếng rưỡi, anh ta len lén bỏ một vài cục thính xuống vị trí mà anh ta cho là “đắc địa”. Bỏ thính cũng là một bí kíp và thật không ngoa khi có kẻ so sánh nó với kế “Phao chuyên dẫn ngọc” (ném gạch đi dể dẫn ngọc về). Đúng giờ “G”, anh ta ra chỗ đắc địa nọ, pha ấm trà, thủng thẳng chỉnh phao câu: Thả câu tới khi lưỡi chùm chạm đáy thì điều chỉnh phao câu, sao cho dây câu thẳng tắp và đầu phao nhô lên mặt nước chừng 2cm là được. Chỉnh xong, anh bắt đầu vào cuộc: Một tay cầm cần (cần câu chứ không phải…), đốc cần tì vào hông hoặc bụng. Tay kia hỗ trợ cho tay chính, hoặc sử dụng khi cần chén trà, điếu thuốc.
Tác nghiệp: Anh ta cảm nhận được các diễn biến xảy ra dưới mặt nước thông qua sự xao động của cái phao câu. Anh ta ngồi lặng lẽ, không nhớ mình là ai, quên hết sự đời. Toàn bộ tình cảm của anh ta hướng về phao câu cùng các xáo động ngoại vi. Nếu như thợ lặn phải trầm xuống nước để “đích mục sở thị” (nhìn tận mắt – cơ học quá) thì ngược lại, với anh đi câu đó là “Vô trung sinh hữu”, nó mang tính tiên đoán, nó kì diệu, nó vô tận. Cái phao lay động, lay động, cái phao trồi sụt, trồi sụt, ấy là có con cá mải ăn thính mà quệt phải dây câu. Cái phao tụt xuống một chút rồi im phăng phắc, đúng cá to rồi. Giật lên, nặng tay, dính rồi. Anh ta giằng co với chú cá, và sau rốt, nó nổi trên mặt nước cùng với lưỡi câu đang dính vào hai/ba điểm bất kì trên mình chú cá phàm ăn tục uống.
Kết sổ: Với cá bé, anh giật một phát thế là chú cá … lên bờ, nhưng với cá to là cả một kì tích. Cần cương quyết mà mềm mỏng khi dong nó vào bờ. Nó lui anh nới dây, nó dừng anh ghìm néo, nó tiến vô anh thu dây, điệu nghệ như chiến thuật của du kích Trung hoa. Dong tới sát bờ, anh cầm chiếc vợt, thả miệng vợt nửa nổi nửa chìm hướng về phía đầu của nó, thế là nó tọt vào vợt. Nếu anh đưa vợt về đuôi là … sông dài cá lội biệt tăm, hoài của.

Thứ Hai, tháng 6 23, 2008

Tin Xuyên Vệt

Trưa nay 12g, GM nối máy cho tôi nói chuyện với Nhất Trung từ Quy Nhơn.
Tối qua giao lưu với anh em Đà Nẵng. Sáng nay rời Đà Nẵng tới Quy Nhơn, cung đường ngót nghét 300km. Anh em ăn cơm trưa với 4 cặp vợ chồng Trỗi - Nhất Trung, Thủy "bều", Cảnh "trọc", Vĩnh Chinh. Khi nói chuyện điện thọai thì bia mới ướp đá được 15'. Chiều nay đòan ngược lên Đắk Lắk (kết hợp thăm tỉnh mới sát nhập Lắk-Con-Cu, giống tỉnh Khà Khà!). Đồng chí Mười (không phải Đỗ) ăn cơm gần đấy sẽ sang giao lưu.
Vẫn trong tình trạng bận giao lưu tiếp khách và về muộn nên phóng viên theo đòan GM không thể post bài và ảnh lên báo tường của ta. Đành phải đợi vậy!
Chúc đòan "Sấng lu I píng"!!!

Chủ Nhật, tháng 6 22, 2008

Thông báo: "Cá độ" bóng đá

Trưa nay (22/6/2008) có việc với bác Trần Văn Lưu K4. Việc có liên quan, sau đó có thêm bác Quốc Dũng K4, Bùi Nguyên Khánh K8 đến, anh em tay bắt mặt mừng gặp nhau, vì Khánh và bác Lưu ít có dịp gặp với hội “bạn xấu” ở Vườn treo. Cũng như mọi lính Trỗi, mặc dù mới biết nhau, nhưng gặp nhau như không có khoảng cách, mọi người nói chuyện rất tự nhiên và vui. Khi nói đến chuyện bóng đá dự đoán kết quả trận rạng sáng mai (23/6/2008) Ý gặp Tây ban nha, 2 bác Lưu “thẹo” và Quốc Dũng bắt độ với nhau: bác Quốc Dũng “đứng cửa” đội Tây ban nha; bác Lưu “đứng cửa” đội Ý, ai (đội nào) thua thì người đó chịu chi trả chi phí cho buổi giao ban “Vườn treo” thứ sáu (27/6) tới. Hai bác Lưu và Dũng rất mong anh em Trỗi biết thông tin này đến để chia vui với người thắng cuộc và chia “buồn” với người thua cuộc (Giá trị trận độ này đã có người chứng giám là Bùi Nguyên Khánh và Vnq K8). Hai bác nói thêm: rất vui khi anh em tham gia “giao ban hưởng lạc” tại Vườn treo đông, vui.

Thứ Bảy, tháng 6 21, 2008

CHIA ẢNH

Có mấy cái ảnh “căm pu chia” hai blog xem cho vui.
Ban troi :

A.1 - Chủ đề “ Máu và hoa” tặng KQ ( BBP)















A.2 - Chủ đề “Oanh và liệt” tặng Tôn Gia, PH.
“Thời oanh” ông vác nó giờ “Thời liệt” ông sắp phải dùng nó làm gậy chống rồi ( sặt Tây Thiên).











A.3 -Tam tấu Acmonica tại nhà sàn TQ.









A.4 – Hành giả Tây Thiên














A.5 – Ngầm giao thông độc đáo nhất thế giới
( T. Thiên).
Các bạn cho lý giải về cấu trúc?







A.6- Đội hậu bị của TQ.
Bọn này ăn ảnh quá phải không ?

Họp mặt k5 Hà Nội

Theo "lệnh" của BLL k5, trưa thứ bảy có cuộc họp mặt tại quán bia Hải Xồm Nguyễn Đình Chiểu. Ngồi tận tầng thuợng, hơi nóng nhưng vui vì có anh Sĩ Ẩn (cựu TSQVN thời chống Pháp, tuổi nghe đâu đã qua "bảy xị") cùng 2 bạn gái Xuyên, Hoa. Lính ta đến 30 đồng chí kèm theo con trai Hoàng Quốc Hùng. Cũng có chút bia và vodka HN. Vừa đủ, không ép. Vui!
Anh em nhớ những phụ huynh và thầy bạn (chú Sáu Dân, bạn Phạm Lê Trực) vừa đi xa, nhắc lại chuyện Nam Tiến trở về cuộc sống trong sự đùm bọc của anh em và gia đình, những việc hiếu hỷ đã làm trong năm. Phần quan trọng: góp quỹ cho trường và phát động ủng hộ xây nhà văn hoá ở Mỹ Yên, Đại Từ; chuẩn bị cho "Thịt lướng" tập 3...
Tận 14g mới tan. Anh em chúc nhau giữ gìn sức khỏe để gặp nhau lần sau!

Nhà Lê

Một vài số liệu về nhà Lê (để tham khảo).
Nhà Lê tồn tại 360 năm với 27 đời vua, có lẽ phải nói là 27 đời rưỡi mới chính xác, vì có 1 vị làm vua tới 2 “lượt” là Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662).

Nhường ngôi
: Có 3 vị lui về làm Thái thượng hoàng là Thần Tông - đời thứ 17, Hy Tông - đời thứ 21, Dụ Tông - đời thứ 22.
Thọ
: Có 6 vua thọ trên 40 tuổi là Thái Tổ - đời thứ 1 (48 tuổi), Thánh Tông - đời thứ 5 (55 tuổi), Hiến Tông - đời thứ 6 (43 tuổi), Anh Tông - đời thứ 14 (41 tuổi), Thần Tông - đời thứ 17 (55 tuổi), Hiển Tông - đời thứ 26 (69 tuổi).
Đoản mệnh
: Có 7 vua chỉ sống không quá 20 tuổi là Thái Tông - đời thứ 2 (19 tuổi), Nhân Tông - đời thứ 3 (18 tuổi), Túc Tông - đời thứ 7 (16 tuổi), Cung Hoàn - đời thứ 11 (20 tuổi), Chân Tông - đời thứ 18 (19 tuổi), Huyển Tông - đời thứ 19 (17 tuổi), Gia Tông - đời thứ 20 (14 tuổi)
Lên ngôi sớm
: Có 5 vua lên ngôi từ 10 tuổi trở xuống là Thái Tông - đời thứ 2 (10 tuổi), Nhân Tông - đời thứ 3 (1 tuổi), Chiêu Tông - đời thứ 10 (10 tuổi), Thế Tông - đời thứ 15 (6 tuổi), Gia Tông - đời thứ 20 (10 tuổi).
Bị giết
: Có 8 vua chết vì bị giết là Nghi Dân (đời thứ 4), Uy Mục (đời thứ 8), Tương Dực (đời thứ 9), Chiêu Tông (đời thứ 10), Cung Hoàn (đời thứ 11), Anh Tông (đời thứ 14), Kính Tông (đời thứ 16), Lê Đế Duy Phường (đời thứ 23).
Thời gian trị vì lâu nhất và ngắn nhất
: Hiển Tông - đời thứ 26 (trị vì được 46 năm), Nghi Dân - đời thứ 4 (trị vì được 8 tháng), Túc Tông - đời thứ 7 (trị vì được 6 tháng).

Giai đoạn “Lê sơ” gồm 11 đời đầu (kéo dài trong 100 năm) nhìn chung là thịnh. Giai đoạn sau từ đời thứ 12 trở đi suy dần. Các sử gia gọi giai đoạn sau là “Lê trung hưng” e chừng chưa chuẩn.

Đời

Họ tên thật

Đời

Họ tên thật

1

Lê Lợi

15

Lê Duy Đàm

2

Lê Nguyên Long

16

Lê Duy Tân

3

Lê Bang Cơ

17

Lê Duy Kỳ

4

Lê Nghi Dân

18

Lê Duy Hựu

5

Lê Tư Thành

(17,5)

(như 17)

6

Lê Tranh

19

Lê Duy Vũ

7

Lê Thuần

20

Lê Duy Cối

8

Lê Tuấn

21

Lê Duy Hiệp

9

Lê Oanh

22

Lê Duy Đường

10

Lê Y

23

Lê Duy Phường

11

Lê Xuân

24

Lê Duy Tường

12

Lê Ninh

25

Lê Duy Thận

13

Lê Huyên

26

Lê Duy Diêu

14

Lê Duy Bang

27

Lê Tư Khiêm và/hoặc Lê Duy Kỳ?

Kỷ niệm về những bức tranh

Đầu năm 2007, sau một chuyến công tác dài ngày, vừa chân ướt chân ráo về đến Hà nội thì cô bạn gọi điện :
- Tao vừa chuyển nhà.
- Sao lại chuyển ? Chuyển đi đâu ?
- Nhà cũ bán rồi. Bây giờ về ở căn hộ chung cư, gần dưới phố nhà mày ấy. Đến nhé.
Dù mọi sự còn ngổn ngang, tôi cũng lập tức phóng xuống nhà mới của bạn để xem nó xoay xở ra sao trong căn hộ chung cư với cái đống chậu hoa cây cảnh chó mèo của nó. Chả là nhà cũ vốn rộng nên nó có cả một vườn treo « babylon », lại cả một đàn chó mèo đủ lập trang trại. Sau khi vượt qua cái ngõ vào chật nêm xe máy, tôi « rơi » ngay vào khoảng sân trời nhỏ xíu ngổn ngang chậu cây cảnh, khắp các bờ tường là những giò phong lan không hoa (hay là tối quá tôi không thấy hoa ?). Đúng như tôi dự đoán, ngay lập tức nó buồn rầu thông báo :
- Chỉ còn mấy con mèo thôi, chó phải cho đi « sơ tán » rồi. Nhà cửa bừa bãi lắm. Đặt thợ đóng cho cái tủ thờ mãi hôm nay họ mới mang đến, chưa lắp xong, còn để bừa ra kia kìa. Chịu khó dẹp cái đống túi kia đi mà ngồi tạm vậy nhé.
Sau khi yên vị tôi lập tức lia mắt lên giá sách của nó. Đây là thói xấu không sửa nổi của con « mọt sách » là tôi khi đến nhà lũ bạn thân. Sau dăm câu chào hỏi là vừa « mài lưỡi » vừa ngó xem có quyển truyện nào mới hay có cái gì « đọc được » không. Nhưng lần này chưa kịp nhìn thấy quyển sách nào thì mắt tôi đập ngay vào hai cái gói còn « nguyên đai, nguyên kiện » gói bằng giấy xi măng đặt ngay trên sàn dựa vào giá sách. Nom kích cỡ biết là tranh ảnh chi đó, tôi hỏi ngay :
- Mày mới mua tranh để treo đấy à ? Tranh gì thế, xem được không ?
- Không phải tranh mua đâu. Tranh của tao vẽ , đem đi thuê đóng khung , vừa mới lấy về đấy.
Nó vẽ ? Tôi thật sự ngạc nhiên vì chơi với nó hơn 30 chục năm có lẻ đã bao giờ thấy nó bảo là vẽ vời gì đâu. Đoán được là tôi bị « sốc » vì tin « giật gân » này nó giải thích :
- Tao mới học thôi. Có mấy bà chị tổ chức lớp, thuê thầy dạy rồi rủ tao đi học cho vui ấy mà. Lúc đầu học xé giấy, xé vải, nhưng sau cô giáo chuyển vào Sài gòn nên quay qua học vẽ sơn dầu. Lúc đầu tao cũng ngại vì đã bao giờ vẽ vời gì đâu, nhưng càng học càng thích mày ạ.
Thêm một cú « sốc « nữa. Nó học làm tranh xé giấy, xé vải !. Tôi thuộc loại không thể « đào tạo » về mặt hội họa nhưng cũng có cơ hội ngắm nghía tranh ở vài ba cái bảo tàng. Lắm lúc cũng mơ ước giá có thầy dạy thì có khi mình cũng thử quyệt màu lên giấy xem sao, nhưng tuyệt nhiên ngay cả trong mơ cũng chẳng dám thử làm tranh xé giấy, xé vải. Với tôi, loại hình nghệ thuật xé giấy, ghép gốm (như ở trong lăng Khải Định) không những đòi hỏi tài năng nghệ thuật mà còn cả sự khéo léo và đặt biệt là sự kiên nhẫn mà tinh tế. Người ta phải khéo léo tìm và « xé » trong cả « núi » giấy báo tạp chí bỏ đi hay đập cả hàng thuyền đồ gốm cao cấp chỉ để lấy ra được một mẩu nguyên liệu tí xíu phù hợp cả kích thước lẫn màu sắc cho bức tranh của mình. Chưa cần biết là trình độ của bạn tinh tiến đến đâu, nhưng biết bạn đã làm được tranh xé giấy là tôi nể lắm rồi.
Nó ngồi bệt xuống sàn nhà, đẩy đám túi to túi nhỏ ngổn ngang sang một góc để lấy chỗ và vừa « mắng mỏ » mấy con mèo vừa mở hai gói tranh ra cho tôi xem. Biết nói thế nào về cảm xúc của tôi lúc đó. Nếu dùng những từ ngữ « có cánh » để khen chắc nó sẽ giận tôi mất vì nghĩ là tôi chỉ khen nịnh nó thôi. Nhưng quả thật là cho đến bây giờ tôi vẫn không quên cảm xúc của mình khi thấy căn phòng ngổn ngang của nó sáng hẳn lên, ấm áp hẳn lên khi màu vàng rực rỡ của những bông cúc đại đóa trong tranh từ từ hiện ra. Có thể vì tôi vốn yêu hoa cúc chăng, hay vì những màu sắc nó dùng trong tranh là những màu yêu thích của tôi. Cũng chẳng biết nữa. Với lại vốn là dân « ngoại đạo » nên xem tranh tôi chỉ biết phát biểu mỗi câu là tôi thích vì thấy đẹp chứ còn hỏi tiếp vì sao hoặc luận về trường phái này nọ thì tôi chịu. Cũng vì thế mà tôi chỉ lặng im ngồi nghe nó kể về lớp vẽ, về vì sao nó vẽ bức tranh hay bức tranh kia, tại sao bức xé giấy của nó lại thành như thế. Rồi nó cho tôi xem bức xé giấy xinh xắn treo trên từơng. Một khung cửa nhỏ, một khoảng trời trong xanh , một bình hoa loa kèn rất chi là Hà nội.
Vài hôm sau, trước khi đi xa, tôi lại đến chơi với nó. Hai bức tranh sơn dầu đã được treo lên tường. Ánh sáng không được tốt lắm làm tranh hơi tối nhưng tôi vẫn dùng cái máy ảnh « dở hơi » của mình chụp lại tranh của nó (và cả nó nữa) để ghi nhớ một cái gì đó.. Nó đưa cho tôi một cái gói được bọc cẩn thận và nói : « Tặng mày. Cái này nhỏ chắc mày cầm theo được ». Không cần mở ra tôi cũng biết đó là bức tranh hoa loa kèn xé giấy mà nó yêu quí. Khi nó cho tôi xem bức tranh này tôi đã không nói gì cả nhưng nó biết là tôi rất thích.
Thế là hơn một năm nay, những bông loa kèn rất Hà nội của nó « ở » với tôi. Những lúc buồn, bị stres, nhớ Hà nội, nhớ bạn tôi lại nhìn vào khoảng trời trong, nhìn màu xanh dịu nhẹ của bức tranh để nhớ là bạn mình đã bỏ bao công sức, bao tình cảm, đã kiên nhẫn biết bao để tạo nên một khung cảnh thanh bình như thế. Và tôi nhớ một buổi tối Hà nội, những bông cúc đại đóa làm ấm áp một căn phòng cho dù mùa Thu qua đã lâu rồi...

Gửi các bác xem mấy cái tranh của bạn tôi (một blogger UTTROI chính hiệu) mà tôi đã chụp được vì biết là nó sẽ rất ngại « khoe » tác phẩm của nó. Còn bạn tôi là ai thì chắc các bác đoán được rồi chứ?
Em gái K9

Thứ Sáu, tháng 6 20, 2008

Đoàn đi xuyên Việt lên đường

Chiều nay giao ban hưởng lạc khi bên ngoài cơn giông và mưa gió làm đổ chậu cây, bay đồ loảng xoảng. Kết thúc sớm vào 19h, tạnh mưa, để 3 thành viên đàn ông của đoàn đi xuyên Việt về chuẩn bị ngày mai xuất phát sớm. Đoàn gồm gia đình Từ Ngữ 3 người (y, vợ và con gái) cộng thêm ĐC và GM trên một chiếc Suzuki Vitara.
Mấy năm gần đây tôi đã từng mấy lần chạy suốt HN-Phan Rang-Đà Lạt-Đắc Lắc-Playcu-Kontum trở ra HN theo cả đường 1 và đường HCM bằng xe Ranger (thùng lớn) nên biết rằng 5 người đi xuyên Việt trên một chiếc xe như vậy sẽ khá là nặng tải và chật chội cho cả người và đồ mang theo. Sẽ không có chỗ cho bất cứ thứ đồ kỉ niệm cồng kềnh nào như gùi, ché rượu Tây Nguyên mà chỉ có thể là một vài chiếc xà gạc (một thứ dao cán dài của đồng bào) và tương tự.
Dù sao tổ chức được một chuyến đi như vậy với vài ba người bạn để chia sẻ tay lái, chuyện trò trên đường, ... cùng với gia đình cũng là một thành công trước khi xuất phát. Một vài thành viên nhiệt tình khác của chuyến nhưng không đi được vì thiếu xe như Tường Vân, HH, VTM đành ngậm ngùi ở nhà chờ dịp khác thuận tiện hơn không biết đến bao giờ.
Chuyến đi sẽ kéo dài hai tuần, không có lộ trình cứng. Chỉ theo nguyên tắc có đi đường 1 và đường HCM đan xen trong chiều vào và ra, ghé thăm các thắng cảnh và di tích tiêu biểu từ HN vào đến TP HCM, đồng bằng và cao nguyên. Phụ trách ảnh là Từ Ngữ, phụ trách đưa tin là GM. ĐC lo việc hậu cần và cùng TN thay phiên nhau lái.
Dự kiến sẽ gặp gỡ các bạn Trỗi vùng miền Trung như Chí hâu (tạt qua Huế), Hữu Dũng (chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng Lăng Cô), anh em Quy Nhơn, Việt Hoa (Nha Trang), Lý Xuân Hoa (Buôn Mê Thuột) và đông nhất là anh em ở Tp HCM.
Chờ mong tin phóng sự hàng ngày của "phóng viên" GM. Chúc chuyến đi an toàn và vui vẻ.

Hoá ra là thế

Đọc bài này mới biết vì sao người ta cần ... đểu!
Mà cái thằng đăng bài này cũng đểu. Nó biết anh em mình đang tìm hiểu về đểu. Có điều đã hết thời gian để học tập, phấn đấu trở thành ... đểu.
Vậy nên trừ khi bạn đã và vẫn đểu!

Thứ Năm, tháng 6 19, 2008

LỜI RU TRẺ MÃI ,CÒN TA THÌ GIÀ

Mấy hôm nay tôi hay vào các báo để đọc các tin về bác Võ vân Kiệt Đọc tin và ảnh đám ma bạn Trực " Dĩn". Mò vào trang Út Trỗi đọc được bài của KQ viết về Võ Dũng .Đúng như KQ viết Dũng hồi đó đẹp trai lắm ,nghịch ngợm và hay bắt nạt các bạn cùng lớp. Nhưng KQ viết vế ngày lên trường của Dũng chưa chính xác . Dũng lên trường từ khi ở Trai Hòe Hà Bắc chứ không phải sau này ở Đại Từ Bắc thái .Khi đó KQ là lớp trưởng và thầy Trực phụ trách đại đội mìng rồi. Tôi nhớ vào một buổi chiều , tôi và Văn Huấn đang bắt chuồn chuồn kim loại chuồn chuồn nhỏ hay đậu trên ngọn hoa cỏ may hay cây xấu hổ .Thì thấy một chiếc xe con rồi bước ra là một phụ nữ cao và gầy cùng cô con gái nhỏ cũng gầy giống mẹ và đi sau là một ban xách lê chiếc ba lô , Văn Huấn bảo " Lính mới ", rồi thầy Trực đón cà ba người vào ,sau đó thầy giới thiệu Võ Dũng bạn là người miền nam. Sau này mới biết người phụ nữ cao gầy đó chính là dì Bẩy Huệ vợ của bác Nguyễn văn Linh .
Tôi có nhiều kỷ niệm với Võ Dũng lắm . Nhất là những lần nhà trường cho học sinh về nghỉ ,tôi thường lang thang với Dũng vì lúc đó bố tôi đi chiến trường me thì ở quê thành thử tôi chỉ có một mìng . Dũng bảo với tôi "Tao cũnh không gia đình như mày vì má và hai em tao hy sinh mà mọi người dấu tao ". Dũng ơi cũng đừng giận các cô các bác vì như tôi cũng vậy khi bố tôi hy sinh mọi người cũng dấu vì sợ chúng mìng buồn ảnh hưởng đến hoc tập . Rồi tối tối hai thằng lại về nhà 16b Nguyễn Biểu ngủ căn nhà mà Dũng nói dì Bẩy Huệ dành cho Dũng .Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in căn phòng đó , sàn lat gỗ lim nằm mát lạnh và chiếc quạt tai voi của Liên Xô cũ .
KQuốc ơi thế mà đã 43 năm rồi đấy . Không biết trong chúng ta lâu nay có ai quay lại thăm trường cũ ở " Trại Hòe "không ? Có ai còn nhớ đêm điểm danh những ngày đầu cả lớp bật cười vì trong lớp có thằng tên là kinh Doanh - Lê kinh Doanh . rồi Trần khởi Nghĩa. Chẳng biết chúng nó bây giờ ở đâu ??
Tôi đã một lần đi qua Phố Thắng bây giờ khác xưa nhiều lắm ,hỏi về Trai Hòe ,Trại Cờ có người biết thì bảo chẳng còn như xưa đâu chỉ rồi anh cũng không biết đường mà vào tốt nhất là các bác cứ ngược kêng đào là đến . Nhưng tôi đi xe hơi nên đành quay về .Trên đường về mà cứ thấy vấn vương và nhớ mãi về một thời đã qua .

Tôi đi tìm lại ngày xưa
Gặp mùa Phượng đỏ giữa trưa nắng hè .
Bâng khuâng nhớ thủa "Trại Hòe "
Một thời sống giữa bạn bè thân yêu.
Ngày xưa thương lắm những chiều
Tiếng ve sầu níu cánh diều tuổi thơ,
Tôi mang tận đến bây giờ
Cánh cò trong tiếng " Ầu ơ " của bà.
"Con cò bay lả bay la "...
"Ầu ơi hoa cải hoa cà "...
Lời ru trẻ mãi con ta thì già.

Chúc các anh em luôn manh khỏe . Tôi lại ra đường đây để ủng hộ và cổ vũ cho đội Đức của tôi .

Thứ Ba, tháng 6 17, 2008

Lần đầu tiên xem WM

Trong khi ngồi chờ xem Euro, tôi bỗng nhớ lại chuyện xưa của mình, xin kể ra đây với AE cho vui.

Khi còn học ở CHDC Đức, lần đầu tiên tôi được xem 1 giải Vô địch bóng đá TG (WM’74). Ký túc xá trường tôi lúc bấy giờ được trang bị mỗi tầng 1 phòng xem TV (đen trắng) rộng rãi. Nhưng trong cả 4 tầng của KTX, chỉ có tầng tôi ở, không hiểu vì sao lại được trang bị 1 cái TV màu (14 - 15 inches gì đó) ngay trước ngày khai mạc WM’74 khoảng 1 tháng – Lúc bấy giờ đối với CHDC Đức cũng là 1 chuyện hiếm thấy rồi, nói gì đối với dân SV VN tụi tôi thì như là cả 1 giấc mơ! Mình vừa thoát ra khỏi nơi mà TV là cái chỉ cần được xem (không cần biết nó chiếu cái gì) cũng đã là “sướng” rồi.

Trở lại WM’74, giải diễn ra ở Tây Đức, nên tất nhiên tụi tôi không phải thức đêm như ngày nay AE mình xem ở VN. Nhưng hồi đó việc đá đèn chưa được thịnh hành như bây giờ, các trận đều được đá vào buổi chiều vào khoảng 15 – 16 giờ. Và như vậy, cứ mỗi chiều tới, SV trong KTX chen nhau trong phòng TV thưởng thức các trận đấu TG. Thôi thì những Beckenbauer, Cruyff, Deyna, Riverlino…đã thu hết hồn của tụi tôi. SV Đức tất nhiên là ủng đội Đức – cả Đông lẫn Tây. Lịch sử trớ trêu sao lại xảy ra trận 2 đội Đức gặp nhau. Hôm đó đúng là 1 trận “huynh đệ tương tàn”. Ngay trong phòng TV trường tôi cũng có 2 phe nhiệt liệt ủng hộ cho 2 đội, la hét, chỉ trích nhau chí chóe. Kết thúc trận (tây Đức thua 0:1), các “fan” Tây Đức tức mình mang bóng ra thách đấu đối thủ ngay tại sân trường. 2 đội bóng “fan” ngay lập tức được hình thành, cả 2 bên đều có dân VN tham gia (tôi cũng được tụi nó “tuyển lựa” vào chân cổ động viên cho “đội Đông”). Kết quả “đội Tây” thắng 2:0 sau 60 phút thi đấu. Phải chăng đây là “điềm báo” Tây Đức Vô địch trong Giải này ? Trận đấu phải ngừng lại vì quá nhiều “cầu thủ” muốn tham gia thi đấu bất chấp đội Đông hay đội Tây cứ tràn vào đá tứ lung tung.

Điều đáng nói là các giải bóng đá QT bao giờ cũng xảy ra đúng vào mùa thi cuối năm mới chết SV chớ. Hầu hết các môn thi đều vào buổi sáng, song không phải là không có buổi chiều (chắc là mấy ông thầy này không thích bóng đá ?). Kỳ đó, tôi cũng bị 2 môn (không nhớ là môn gì) “dính” vào giờ đá. 1 môn làm “mất” của tôi 15 phút đầu trận – điều đó còn có thể ráng được. Còn 1 môn kia thì thi 90 phút mà trận đấu diễn ra ngay sau đó 30 phút – thật là quái ác! Nhưng có lẽ vì “thông minh” từ hồi còn ở Trỗi, tôi tìm ngay ra lối thoát. Đến gặp 1 thằng bạn khác lớp, tôi nói : Mày giữ chỗ cho tao (vì sức chứa phòng TV có hạn), trong vòng 15 phút khi bắt đầu đá tao sẽ về xem – Mày bỏ thi ? – Tao sẽ làm bài xong sớm cho kịp giờ - Mày giỏi thế sao? – Hm, hm…Tôi không thèm trả lời thằng bạn “dốt”. Đến bữa thi, sau 45 phút, tôi nạp bài trong sự sững sờ của ông thầy và ánh mắt thán phục của tụi cùng lớp (Thằng này không biết hôm nay ăn cái gì mà làm bài giỏi quá ta?). Tôi “bay” ngay về xem WM’74, không thèm ngoái nhìn tụi “dốt” 1 cái. Theo quy định, các môn thi không đủ điểm đều được thi lại sau đó ít nhất 30 ngày (khi mà WM đã kết thúc) và sẽ bị trừ 1 điểm theo bài thực làm. Điểm này sẽ được “bù” từ trận bóng đá WM mà tụi nó không được xem ! Thi hỏng, thi lại – chớ có ai đá lại cho mình xem đâu. Đúng là “dốt”! Cỡ tụi mày không thể bằng lính Trỗi được.

Vậy đó, lần đầu tiên tôi xem 1 Giải bóng đá cấp TG là như vậy. Chuyện nhớ mà để nằm lòng không dám kể ra “làm gương” cho con cháu. Nhưng nay rất thông cảm cho tụi nó : Chưa bỏ thi vì xem bóng đá thì dù sao vẫn còn ngoan hơn mình chán !

Hình : đội CHDC Đức tham dự WM'74


Thứ Hai, tháng 6 16, 2008

Tin thêm về tang lễ bác Sáu Dân

Dương Minh

Tin và ảnh về “Trường Trỗi viếng bác Sáu Dân” đã được đăng trên UtTroi. Xin bổ sung thêm một vài chi tiết.
Nghe tin bác Sáu Dân mất, nhiều anh em trong Nam, ngòai Bắc rồi cả miền Trung nóng ruột gọi điện hỏi thăm phương án tổ chức đi viếng. Khánh Tường làm việc với Ban tổ chức tang lễ chưa có kết quả cụ thể nên chúng tôi phải gửi tin đầu tiên là “BLL đã đăng ký… Khi được BTC chấp thuận sẽ thông báo …” để mọi người yên tâm chờ đợi.
Sau đó Khánh Tường cho biết BTC chấp thuận theo giờ đề nghị của các đòan, chúng tôi quyết định là 5 giờ chiều nên gửi thông báo và tin nhắn báo 16h30 để có thời gian anh em tập trung và chuẩn bị. Nào ngờ "5 giờ" BTC lại hiểu và xác nhận là 15 giờ, nên phải gửi tin nhắn lần thứ 3 thông báo lại.
Mặc dù có trục trặc, đồng thời đúng thời điểm gần 15 giờ mưa tầm tã, mất sóng không liên lạc được qua điện thọai… nhưng lúc vào viếng, đòan Trường Trỗi hiện diện rất đông (trên năm chục người) đủ thành phần từ đại diện cho thầy cô, học sinh từ K1 đến K8, C11 và có cả K9. Nhất Trung K5 từ Qui Nhơn cũng đã rất cố gắng đến kịp giờ qui định.
Về trang phục, Khánh Tường nói với tôi Ban tổ chức lưu ý “trang phục lịch sự, nếu là quân nhân mặc tiểu lễ mùa hè” nên chúng tôi đã truyền đạt tinh thần này đến anh em. Phần lớn anh em trong LLVT đã mặc quân phục rất trang nghiêm, làm tăng thêm vẻ đẹp cho đòan Trường Trỗi. Riêng Nhất Trung còn phải tạt qua bến xe Miền Đông nhận bộ tiểu lễ do vợ mới gửi từ Qui Nhơn vô và thay đồ ngay tại Phòng Bảo vệ ở cổng Hội Trường Thống Nhất để đúng qui định.
Sau lễ viếng, thầy Phạm Đình Trọng - có Đại tá Lê Quốc Anh (K4) tháp tùng, đã thay mặt Đòan Trường Trỗi ghi sổ tang.
Tình cảm bạn bè đối với Võ Dũng, tình cảm của công dân đối với Thủ tướng kết hợp trách nhiệm đại diện cho những người không có điều kiện đi viếng, đòan Trường Trỗi đã đến viếng bác Sáu Dân rất nghiêm túc, trọn vẹn trong cái tình thật sâu sắc và chân thành!

(Ảnh minh họa: - Thầy Trọng và Quốc Anh khi ghi sổ tang.
- Nội dung ghi trong sổ tang).

Nhớ Phạm Lê Trực

Khi vào học Trường Trỗi mới biết Trực cùng học Trại Nhi đồng Miền Bắc ở Thụy Khuê, cuối những năm 50, cùng lớp với Quang Thắng, Tòan Thắng, Quang “bành”, Lê Chí Hưng… Má Trực công tác ở Báo Phụ nữ. Ngày nhận nhiệm vụ “đi B” bà gửi con lại cho bác Nguyễn Thị Thập Chủ tịch Hội. Má Trực đi rồi anh dũng hi sinh tại chiến trường Nam bộ. Hai anh em Trực lớn lên trong sự nuôi dạy của “má Thập” và tổ chức.
Ngày rời Trường Trỗi, Trực vào học Nông nghiệp và chơi với cánh Mai Lâm, Tuấn “già”, Y Nguyên. Về Nam, anh em Trỗi tụ bạ, Trực luôn có mặt. Trần Lảnh kể lại, cuối năm ngóai đi nhận hàng ở cảng Cát Lái, anh em còn gặp nhau ngồi uống chai bia, vậy mà đầu năm nay sốt cao kéo dài, đi khám thì thấy “có vấn đề”. Thôi thì “vái tứ phương”, gia đình đưa Trực đi hết bệnh viện Phạm Ngọc Thạch lại Chợ Rẫy… cuối cùng về Viện 175. Anh em Trỗi, nhất là Trần Bình và Tăng Lực, hết sức nhiệt tình.
Lần đó vào Sài Gòn, cùng anh em kéo vào thăm. Nằm trên giường bệnh Trực gầy gò với những ống dẫn nối chằng chịt nơi cổ tay. Cố gắng chớt nhả, đùa cho bạn vui. Lúc đó gia đình cảm thấy bất lực, muốn đưa Trực về nhà với lí do “Ba cháu lao động cả đời, xây được ngôi nhà mĩ mãn nên muốn để ba nhắm mắt tại đây”. Còn nước còn tát, anh em Trỗi ở viện khuyên nên ở lại vì có thuốc thang và điều kiện chăm sóc tốt hơn, nếu điều đó xảy ra đưa về không muộn. Qủa vậy, Trực khỏe ra; không còn phải thở ôxy, thậm chí tự lần ra đầu hè ngồi hít thở.
Cuối tuần trước, tắc đường ruột, phải phẫu thuật. Nghe chừng tốt lên. Vậy mà sớm thứ bảy, Lảnh báo tin: Trực đi rồi, lúc 0g30’. Chả lẽ như ngọn đèn cạn dầu bùng lên ngọn lửa cuối? Vậy là mệnh đã hết?
Ngày hôm qua anh em kéo đến vĩnh biệt Trực. Trưa nay, gia đình đưa bạn về NTTP mới trên Củ Chi. Thôi, Trực đi trước, về với má. Đừng quên phù hộ cho vợ con, chúng bạn còn lại trên cõi tạm này!
(nguồn ảnh: Dương Minh)

Thứ Sáu, tháng 6 13, 2008

BÁC SÁU (II- Tiếp theo và hết)

Nước Đâu Phải Là Chuyện Của Trí Thức”

Ông Võ Văn Kiệt nhiều lần tâm sự, ông hiểu, phần lớn những trí thức chọn ở lại sau ngày 30-4 không phải vì họ bị “kẹt”. Ông biết nhiều người có trong tay cả một chiếc máy bay đã cất cánh nhưng không thể nào rời bỏ Việt Nam được. Nhiều người, như giáo sư Châu Tâm Luân, đã từng là một “kẻ chống đối” trong chế độ cũ. Kết thúc chiến tranh là một cơ hội mà phần lớn người dân miền Nam lúc ấy hy vọng sẽ nhanh chóng thống nhất được lòng người để xây dựng một đất nước ấm no hạnh phúc. Nhưng, ông hiểu vì sao chính những người đó về sau đã “vượt biên”.
Ông Đặng Anh Võ, một chuyên gia trong ngành viễn thông, do từng phục vụ trong quân đội, sau 1975, phải đi “học tập” một thời gian. Cũng như nhiều trí thức lúc đó, ông Võ phải làm đủ nghề để kiếm sống. Ông, một người lãnh lương gần 4 cây vàng/tháng hồi trước 1975, kể lại cuộc sống về sau trong tập sách “Những Trang Đời” do Hội Nghiên cứu Dịch thuật xuất bản: 16:30 tan sở; 17:00 đến Trung tâm ngoại ngữ; 21:00 về, ăn qua loa rồi phụ vợ gọt thơm, gọt ổi để sáng còn kịp đi bỏ mối. Nhiều hôm, 21:00 dạy ra, bánh xe bị xẹp, phải dắt bộ 9 km về nhà tự vá để tiết kiệm 3 đồng! Nhưng, sự khốn khó của cuộc sống không phải là tất cả.
Ông Huỳnh Kim Báu kể, năm 1978, khi có nhiều trí thức bỏ nước ra đi, ông Võ Văn Kiệt đã gặp gỡ trí thức Thành phố, kêu gọi họ ở lại. Ông nói: “Anh em cố gắng ở lại, trong vòng 3 năm nữa, nếu tình hình vẫn không thay đổi, tôi sẽ đưa anh em ra phi trường”. Lúc đó, GS Nguyễn Trọng Văn đứng lên trả lời ông: “Chúng tôi sẵn sàng ở lại, nhưng nếu 3 năm năm nữa mà tình hình không thay đổi thì tôi cho rằng người ra đi không phải là chúng tôi”. Câu nói của GS Nguyễn Trọng Văn gây rúng động. Tối hôm ấy tại văn phòng Thành ủy có một cuộc họp, Huỳnh Kim Báu được mời dự. Các ý kiến phê phán GS Văn hết sức gay gắt, có người đề nghị: “bắt”. Ông Báu kể, Sáu Dân làm thinh, nhưng cặp mắt đăm chiêu. Cuối cùng, ông nói: “Sau khi nghe anh Văn nói, tôi cũng bị sốc, rất sốc. Nhưng rồi suy nghĩ, tôi thấy, anh Văn đã phát biểu rất nghiêm túc. Tôi cho rằng, nếu 3 năm nữa mà tình hình không thay đổi thì rõ ràng người ra đi không thể là các anh ấy”. Kết luận của “Sáu Dân” khiến cho mọi người im lặng và nhờ kết luận đó, GS Nguyễn Trọng Văn đã không bị bắt.
Năm 1977, một lần, hệ thống nước máy của Thành phố bị đục, ông Võ Văn Kiệt mời các nhà trí thức tới hiến kế. Nhiều người phát biểu, riêng ông Phạm Bửu Tâm ngồi im. Ông Kiệt hỏi: “Sao vậy anh Tâm?” Ông Phạm Bửu Tâm là một nhà giáo dục rất được kính trọng. Ông Tâm cũng rất quý ông Kiệt nhưng có lẽ là đã dồn nén lâu lắm, ông đứng dậy, nói: “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khỏe, vì cái gì cũng đã có mấy anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”.
Những câu nói như vậy không làm cho ông Võ Văn Kiệt, lúc đó đang nắm “quyền sinh quyền sát” tại Thành phố, để bụng. Ông nhận thấy ở đấy sự đau đớn của giới trí thức. Ông biết, những người như kỹ sư Phạm Văn Hai không chỉ tiếc những tài sản bị “cải tạo”, mà còn không chịu được khi nhìn những nhà máy, khi “rơi vào tay cộng sản”, bị quản lý cẩu thả, chất lượng sản phẩm xuống cấp. Những người như GS Châu Tâm Luân, Dương Kích Nhưỡng thì xót xa về một vấn đề khác lớn hơn. Ông Kiệt kể: Anh Dương Kích Nhưỡng nói với tôi, “Ý của các anh rất tốt nhưng các anh không làm được”. Tôi hỏi vì sao, anh Nhưỡng nói, “Đất nước phải được quản lý theo luật chứ không thể theo tinh thần nghị quyết”. Cho tới hàng chục năm sau, khi nhớ lại thời điểm này, ông Kiệt nói: “Đau lắm, để họ ra đi là đau lắm! Nhưng, mình biết, cái cách của mình lúc ấy không thể nào giữ được họ”.

Khát Khao Tri Thức
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Ông Võ Văn Kiệt chưa bao giờ được đến trường một cách chính thức. Từ năm lên sáu, lên bảy tuổi, ông Kiệt, khi ấy có tên là Phan Văn Hòa, Chín Hòa, thường theo cha nuôi lênh đênh đi gặt mướn cho các điền chủ dọc sông Tiền, sông Hậu. Công việc của Chín Hòa là giữ ghe hoặc “mót” lúa. Năm tám tuổi, Chín Hòa mới được đi học. Lớp học do những gia đình trung nông, địa chủ, sau ngày mùa, cất trại, rước thầy về dạy, nên tiền học chỉ phải trả “rất nhẹ”. Ông Hai Mẹo, một trong hai người thầy “dạy mùa” của Chín Hòa, kể: “Năm 1932, lấy được cái certificat, tôi về Đình, ông chú thấy tôi có chữ, kêu tôi dạy cho trẻ con lối xóm. Chín Hoà, thông minh và ăn nói lễ độ lắm. Nhưng dạy được hai năm thì tôi cũng hết chữ, rồi thôi”. Lớp học thứ hai của ông là do những người truyền giáo tới ấp Bình Phụng, quê ông, mở. Ông học ở ngôi trường này khoảng một năm. Tuy nhiên con đường tìm kiếm tri thức của ông Võ Văn Kiệt không dừng lại ở đấy.
Khi tham gia cách mạng, được dự những cuộc họp của Uỷ Ban Kháng chiến Nam Bộ, nghe những bậc trí thức như Nguyễn Văn Hưởng, Ung Văn Khiêm, Phạm Ngọc Thuần…. nói, ông Võ Văn Kiệt thấy có một khoảng cách rất rõ giữa mình và những bậc trí thức đó. Ngay từ trong kháng chiến ông đã miệt mài đọc sách và học hỏi từ những bậc trí thức, cho dù có nhiều người chỉ là cấp dưới của ông.
Sau ngày 30-4-1975, ông không mang nguyên cái “thế” của một nhà lãnh đạo kháng chiến xuất sắc từ trong rừng trở về. Ông không ngần ngại học hỏi từ những người trí thức Sài Gòn cũ. Trong đó có những người đã từng là quan chức cao cấp trong chế độ Sài gòn như tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo, tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh… Ông nhìn thấy ở họ phẩm chất của những người yêu nước và rất tự trọng. Hồi đó, một vị lãnh đạo thấy ông gần gũi với những quan chức cao cấp của chế độ cũ, muốn giữ cho ông, ra lệnh: “Đó là CIA đấy”. Ông trả lời: “Lúc nào anh đủ bằng chứng họ là CIA hãy đưa tôi, chính tôi sẽ bắt họ”. Những kiến thức về kinh tế thị trường của các ông như Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Oánh, những người đã từng là phó thủ tướng trong chế độ Sài Gòn, và của nhiều bậc trí thức Sài Gòn khác, mà ông có dịp tiếp cận rất sớm, tuy ngay lúc đó chưa dùng được nhưng về sau đã rất hữu ích với ông.
Năm 1989, khi ông đang là Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng, được giao chủ trì công tác cải cách hệ thống ngân hàng, ông Kiệt đã thiết lập một nhóm chuyên gia bao gồm cả những người đã từng hoạt động trong hệ thống ngân hàng Sài Gòn. Hai “tác giả” chính của Pháp lệnh Ngân hàng thời đó chính là hai chuyên gia được ông mời từ Sài Gòn ra: ông Huỳnh Bửu Sơn và ông Lâm Võ Hoàng.
Năm 1990, khi đại diện Việt Nam lần đầu tiên tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ, ông kể: “Tôi không yên tâm với bài phát biểu do anh em văn phòng chuẩn bị. Anh em giỏi nhưng hiểu biết về phương Tây chưa nhiều”. Ông đã không ngần ngại đưa bài phát biểu của mình vào Sài Gòn nhờ tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh đọc lại. Đồng thời, ông cho bà Tôn Nữ Thị Ninh liên hệ mời tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo lúc này đang ở nước ngoài bay đến Davos. Như vậy, trong chuyến đi tới phương Tây lần đầu tiên ấy, ông có không chỉ là một người bạn mà còn là một “cố vấn” ở bên. Trước chuyến đi, ông cũng nhờ bà Tôn Nữ Thị Ninh tư vấn về trang phục. Đó là thời điểm Việt Nam bắt đầu đổi mới và Thế giới bắt đầu nhìn thấy một nhà lãnh đạo “cộng sản”, từ trong cách ăn mặc, phát biểu, hết sức thân thiện và không có nhiều khác biệt với thế giới bên ngoài.

Sự Trân Trọng Chân Thành
Tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo kể, cách đối xử của ông Võ Văn Kiệt gần như khác hẳn với nhiều nhà lãnh đạo Thành phố lúc đó. Ông nhớ, những năm sau 1975, ông ở lại nhưng rồi không được sử dụng, đôi khi cả ngày không có việc gì làm. Nhưng, khi nghe một vị lãnh đạo điện thoại bảo: “8 giờ sáng nay mời anh lên tôi gặp”, ông đã trả lời: “8 giờ tôi bận”. Ông Kiệt không bao giờ cư xử như vậy. Cho dù đang ở vị trí đầy quyền lực và lớn tuổi hơn, khi nào ông Kiệt cũng gọi tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo bằng “ông”. Những khi muốn gặp ông thường trực tiếp nói chuyện điện thoại và bao giờ cũng hỏi trước: “ông tiến sỹ rảnh vào lúc nào?”
Một lần, ông Kiệt mời kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cùng ông đi Angierie. Trên chuyến bay của hãng hàng không Air France, ông được xếp ở khoang hạng nhất còn KTS Ngô Viết Thụ, do sơ suất chỉ được mua vé ngồi ở phía sau. Ông muốn mời KTS Ngô Viết Thụ lên ngồi cùng nhưng không được. Ông “xin” phi hành đoàn cho được xuống hạng economy để ngồi với ông Thụ, thế là phi hành đoàn đã đồng ý để ông mời KTS Ngô Viết Thụ lên. Trong một chuyến đi khác cùng với KTS Ngô Viết Thụ ra Hạ Long, khi ông Thụ xúc động trước cảnh đẹp thần tiên, đích thân ông Kiệt đã lấy giấy và tự tay mài mực cho ông Ngô Viết Thụ vẽ.
Là một nhà lãnh đạo hết sức quyết đoán nhưng đồng thời, ông Võ Văn Kiệt cũng là người hết sức thận trọng, ông thường lắng nghe rất nhiều ý kiến khác nhau trước khi ban hành các quyết định của mình. Ông nói: “Kinh nghiệm của một nhà lãnh đạo là phải nghe rất kỹ ý kiến chuyên gia và đặc biệt, đã nghe chuyên gia thì phải nghe trực tiếp chứ không bao giờ nên nghe thông qua những người giúp việc”.
Cho đến những năm cuối đời, ông vẫn đọc rất nhiều, đọc cả những ý kiến chỉ trích ông gay gắt. Nhiều lần ông dặn những người giúp việc, nếu như những người chỉ trích ông về nước, hãy mời họ tới gặp ông. Ông trân trọng và muốn trao đổi sâu thêm về những khác biệt, với họ.
Bằng sự trân trọng tri thức và các bậc trí thức một cách chân thành. Ông tìm thấy ở họ, không ngừng, những điều mới mẻ. Và đặc biệt ông kiến tạo được rất nhiều mối quan hệ bè bạn với các nhà trí thức. Đó là lý do mà người ta có thể tìm thấy ở ông không chỉ là uy lực mà còn là sự thông tuệ. Và đặc biệt, ông có được từ những người đã gặp và làm việc, không chỉ là sự kính trọng mà còn là sự thân thiện. Sự thân thiện của một con người vẫn thường được gọi: “Anh Sáu Dân”.

Huy Đức

BÁC SÁU (I)

Cả nhà đọc bài này nhé. Người viết: Huy Đức

"Anh Sáu Dân"

Sáng 24-5, Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhập viện để rồi đi mãi. Buổi làm việc chiều 23- 5, giờ đây, đã là “buổi làm việc cuối cùng” của ông. Hôm ấy, trong cơn mưa không dứt, ông say sưa nói về vai trò của người trí thức trước những vấn đề của đất nước. Những ai đã từng biết đến Võ Văn Kiệt, người chứng kiến một đội ngũ trí thức trước năm 1975 hăm hở ở lại Sài Gòn để rồi, sau đó, lặng lẽ rời bỏ Sài Gòn. Mới hiểu, vì sao ông có thể để lại dấu ấn sâu đậm và được các bậc trí thức quý trọng.
“Để Tôi Đưa Anh Đi, Đừng Vượt Biên Nguy Hiểm”
Năm 80, trong khi GS Chu Phạm Ngọc Sơn đang đi công tác ở Liên Xô, một người con của ông “vượt biên” không thành. Phải sống ở Sài Gòn thời ấy mới cảm nhận được sự dữ dội của hai từ ấy, “vượt biên”. Trở lại Sài Gòn, ông Kiệt nói với giáo sư Sơn: “Để cháu đi như vậy, có gì, tôi với anh có tội”. Vợ GS Chu Phạm Ngọc Sơn là một dược sỹ, đang làm ở một bệnh viện lớn, “giải phóng” vô, bà được xếp vào thành phần “bóc lột”, bị thay thế bởi một người yếu kém về chuyên môn. Con gái ông, sau này trở thành một bác sỹ giỏi ở Mỹ, những năm ấy, thi vô dự bị y khoa không đậu. Cho dù ông vẫn quyết tâm gắn bó với chế độ mới, lòng tin của vợ con ông vơi dần.
Biết chuyện, Ông Võ Văn Kiệt thỉnh thoảng qua lại, trò chuyện với gia đình giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, nhưng ông nhận ra mình bất lực. Ông Kiệt nói với giáo sư Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó, có điều kiện cho các cháu học hành. Sau này, nếu các cháu trở về thì tốt, nếu không, tôi với anh cũng được làm tròn bổn phận”.
Cũng trong những năm ấy, ông Kiệt cho gọi Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Huỳnh Kim Báu lên, dặn: “Anh nghe ngóng, anh em trí thức lỡ ‘đi’, nếu có bị bắt ở đâu, anh phải lãnh về”. Ông Huỳnh Kim Báu nhớ lại: “Một lần, nhận được tin công an Bình Thuận bắt giam kỹ sư Dương Tấn Tước về tội ‘vượt biên’, ông Kiệt cấp giấy cho tôi, ra Bình Thuận ‘di án’ về TP HCM thụ lý”. Ông Báu kể, khi bước vô trại giam, anh Tước thấy tôi, mừng quá định kêu lên, tôi phải giả vờ làm mặt lạnh, bước tới, còng tay anh Tước. Dọc đường, tôi cứ phải làm thinh mặc cho kỹ sư Dương Tấn Tước ngơ ngác. Qua khỏi Bình Thuận, tôi mới mở còng và giải thích: “Công an Bình Thuận mà biết, người ta chụp đầu cả tôi”.
Đích thân ông Kiệt nhiều lần đến các trại giam để bảo lãnh các trí thức. Theo ông Phạm Văn Hùng và Nguyễn Văn Huấn, hai người giúp việc thân cận thời đó của ông, hình thức “xử lý” đối với những trí thức vượt biên của “Anh Sáu Dân” là kêu tụi tôi đích thân đi làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ. Một trong những trí thức mà ông Kiệt rất quý trọng là kỹ sư ngành dệt Phạm Văn Hai. Khi ông Hai vượt biên bị bắt, ông Kiệt vào trại giam, nói: “Khi nào không ở lại được nữa hãy nói với tôi, anh đừng đi như thế, nguy hiểm lắm”.

Thứ Năm, tháng 6 12, 2008

Luận về cái thú đi, chơi

Bắt đầu vào kì "mặc niệm" mà viết về "thú đi chơi", có khi không hạp lắm, khéo lại bị phê bình. Nhưng trộm nghĩ "sinh, lão, bệnh, tử" cũng là lẽ thường trong một kiếp luân hồi. Tử là sinh, rồi sinh lại tử. Sinh sống, bao gồm cả đi chơi, sao cho đẹp để tử cho ngon cũng là một điều nên làm. Vậy ta cứ mạnh dạn viết dăm điều về cái thú đi, chơi.

Chả là thỉnh thoảng, như đến hẹn lại lên, anh Chí thả ra một chuyến đi chơi. Cứ xem đấy thì biết anh thích các trò đòi hỏi những kĩ năng không bình thường, nay lặn biển, mai nhẩy dù. Mà anh em, nói chung là bình thường, thì ít người có thể thông cảm được. Hoan hô xong, chả biết chia sẻ cái gì, ngoài nỗi ... sợ hãi. Không nói về cái thú "không trọng lượng" khi ở trong nước hay trong không khí, vì thực ra các cảm giác lạ về vật lí cũng chỉ hấp dẫn cơ thể được một vài lần. Có lẽ cái thú sống một mình vào lúc đó mới là cái dài lâu của anh Chí. Mà điều này, những cái thú của sựđi, chơi, thì nên bàn.
Bởi vì anh em ta đều đã vào lúc xế chiều. Như người ta thường nói nếu có giàu thì đã giàu rồi, nếu có sang thì đã sang rồi, giờ có "cố" cũng không "thêm" được. Thêm nữa, gia đình có ổn thì ổn rồi, nếu anh nào có phải làm lại thì cũng đã vài ba lượt. Nói chung bây giờ là lúc có thể nghĩ cho mình.

Thế cho nên anh em ta dạo này sinh chứng "khà khà". Không chỉ trong Nam, ngoài Bắc này cũng rất mang tiếng ... đúng. Cái cụm từ "ăn nhậu quần quật" ban đầu nghe có vẻ ... tự hào. Bạn bè đông lắm, vui lắm, bữa nào cũng có cuộc nhậu. Đến hồi bị phê phán "70% nội dung blog là ăn nhậu" có chết không cơ chứ! Cũng phải thông cảm, gặp nhau mà chỉ cà phê kiểu "đôi khi" thì làm sao mà lâu được. Uống vài lít cà phê thì vừa chán, vừa coi chừng ngộ độc bắp rang.
Ấy là cái thú chơi mà không đi. Cái này thường nhất, ai cũng làm được, mấy lần một tuần. Nhưng khó cải tiến chuyện không uống rượu bia mà lại vui được lâu lâu. Mà lâu quá, như giao ban hưởng lạc từ 17h tới 22h thì cũng lại quá tệ. Không ngắn không dài, vừa phải quãng đến 19h có lẽ là thích hợp cho các cuộc gặp thường kì?

Chơi mà phải đi có cái hay của nó. Vừa ngồi tán chuyện lâu lâu trên ô tô mà anh em lại không phải uống gì cả, chỉ có xe uống ... xăng. Lâu rồi nhóm bạn xấu ít đi những chuyến như thế này. Vừa thăm danh lam thắng cảnh, vừa xem cảnh vật bên đường.
Những chuyến đi chơi càng xa thì càng cần thời gian và càng khó tổ chức. Nếu chuyến đi không lấy khám phá điểm đến làm trọng mà chỉ đi cùng nhau nói chuyện cho vui kết hợp thăm thú, thì đương nhiên là phải phối hợp được thời gian để mà cùng nhau đi. Chắc có lẽ là kiểu các anh Nhân ve, DS, HCQ, Vĩnh Định, X.Minh, ... đi về Bình Định; hoặc như tôi thỉnh thoảng đưa bạn đi Yên Tử. Ấy là đi mà mục tiêu bầy đàn đặt lên hàng đầu, chí ít thì cũng là quan trọng.

Nhưng còn một kiểu đi khác, ấy là khám phá. Nơi nghe danh đã lâu mà chưa từng đến, hoặc nơi từng sống nhưng nhiều năm không trở lại, đã thành chốn xưa, không dễ mà đi được. Kinh nghiệm cho thấy có vẻ như anh em ta ít tổ chức những chuyến như thế. Hoặc có tham gia đi thì ở thế thụ động.
Những chuyến đi thế này không nên đặt bầy đàn lên hàng đầu. Quan trọng nhất là cảm nhận của bản thân mình. Vậy thì hãy tìm những cơ hội mà mình có thể đi rồi hãy tính tới bạn đồng hành. Tôi vẫn nghĩ "đùa nhưng mà thật" rằng anh Chí cuối cùng cũng chỉ hưởng thụ cái "một mình" khi lặn trong nước, hay rơi trên trời trong một chốc lát. Cái đó chưa giỏi bằng tôi hưởng thụ cái một mình giữa chốn đông người trong suốt cả ngày. Bởi vì mục tiêu của mình là đi và cảm nhận.
Có anh khi được rủ đi luôn hỏi "với ai, đi đâu, làm gì, có gì ở đó". Nhiều khi mình không biết trả lời thế nào. Bởi để biết các thứ đó mới là mục đích chuyến đi.
Rồi đến một lúc mới chợt nhận ra đi một mình thật ... sướng. Không phải nhân nhượng và thoả hiệp đi đâu, làm gì trong một chuyến đi với bạn đồng hành. Lại có thêm cảm giác mình có thể tự do làm một con người khác; có ai biết mình là ai.
Không có ý thức "thượng tôn khám phá" thì làm sao tôi có chuyến một mình leo chân lên nghìn mét chùa Đồng Yên Tử rồi lại leo xuống trong hơn 5 giờ đồng hồ; làm gì có chuyến thả hụt mình vào lễ hội người Mông ở Mộc Châu, đến nỗi chuyến đi 12 giờ thì mất 10 giờ lái xe 400km 1/2 là đường núi lên cao nguyên 800m trên mặt biển phát hiện ra một nơi đáng đi lại chỉ để thưởng thức và chia sẻ. Rồi chuyến Côn Đảo 3 ngày một mình lang thang khi xe máy thuê, khi lội bộ, ăn 7 bữa cơm bình dân 10 nghìn/bữa vì không phải mùa du lịch chả có hàng quán gì.
Những chuyến đi như thế cần sự khám phá từ trước khi lên đường, để dự cảm về nó. Và cảm nhận khi đi sẽ thú vị hơn. Như chuyến đi Quế Lâm năm ngoái. Các tài liệu có thể tham khảo là chuyến đi năm 2003, bản đồ Quế Lâm còn lưu giữ được, và thậm chí hình thực địa lấy qua GoogleEarth. Và khi được tin Nam Ninh không có chỗ nghỉ đêm thì phương án Liễu Châu được đề xuất vì trên GoogleEarth nó vừa phải về đường đi cũng như ít thông du lịch xem được trên mạng.
Nói chuyện với Hồng Hải, cậu hoàn toàn thông cảm. Chuyến vào Nam vừa rồi, muốn đi khám phá miệt vườn, cậu lẳng lặng ra trạm du lịch lấy một tour, đi một ngày, thoả mãn. Cái đó có thể chưa là gì với các anh có quê. Nhưng như thế cũng là được với người chưa biết gì, mà lại chủ động.
Hơn thế nữa thì mình chưa đạt được. Tôi có một người bạn dòng giống con nhà đồ nho (giống hai anh Chí). Thấy tôi hay đi, tới chùa chiền cũng nhiều, lâu lâu lại hỏi có biêt chùa này đền kia tích là gì? Bao giờ tôi cũng lắc, vì mình đâu có sâu sắc tới độ bỏ cả giờ đồng hồ hỏi chuyện ông sư, bà từ về sự tích ở đó. Động tác thường làm nhất là máy ảnh số chụp bảng giới thiệu để về "nghiên cứu". Xem ra sắc độ của khám phá lại là một câu chuyện khác, có vẻ còn khó tiếp cận hơn nữa mà nếu bầy đàn thì chắc chắn không thể đạt được.

Viết một hồi đọc lại không chắc có được cái ý nào không. Tóm lại vẫn là chuyện xúi nhau đi vào lối nhỏ, không những thế lại còn đi một mình. Cứ thử đi, ít ra cũng tự thấy mình khác.