Thứ Ba, tháng 12 27, 2016

Hồ Sơn mời tiệc cưới con gái

Kính mời các bạn Trỗi khoá 4 
đến dự lễ cưới con gái Hồ Sơn 
vào lúc 11h30 ngày 6.1.2017 
tại tầng 3A tòa nhà VCCI số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, HN.
Rất hân hạnh được đón tiếp các bạn chia vui cùng gia đình chúng tôi.

Hôm nay anh Hồ Sơn gọi điện, nói tận dụng ưu thế công nghệ hiện nay, nhờ đăng lời mời dự tiệc cưới con gái. Lời mời trên "mạng xã hội" hay qua tin nhắn thay lời mời in trên bản giấy đã quá quen thuộc và mọi người thông cảm.

Chủ Nhật, tháng 12 11, 2016

Đây là đài TNVN, phát thanh gần Hà nội ...

Chúng ta thường xuyên nghe đài phát thanh Quốc gia với lời "thiệu" sau: Đây là đài (sau này bỏ chữ "đài") Tiếng nói Việt nam, phát thanh từ Hà nội, thủ đô nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa (sau này đổi là CHXHCNVN). Hầu hết bạn nghe đài thân thiết và các cán bộ, nhân viên "bổn đài" qua các thời kì đều không để ý rằng có một (01) giai đoạn ngắn ngủi, đài Tiếng nói Việt nam đọc là: "Đây là đài Tiếng nói Việt nam, phát thanh gần Hà nội, thủ đô nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa". Lời "thiệu" này do bà Dương Thị Ngân - phát thanh viên nữ đầu tiên của "bổn đài" - đọc trực tiếp.

Sau khi cướp chính quyền (1945), Chính phủ ta thành lập đài "Tiếng nói Việt nam", đặt tại Bạch mai. Khi thực dân Pháp quay lại cướp nước ta một lần nữa, chúng ta buộc phải bỏ Hà nội rút về vùng sâu, vùng xa. Vào hồi 20.00 giờ ngày 19/12/1946, vẫn lời "thiệu" "tiêu chuẩn", vẫn nhạc hiệu "Diệt phát xít", đài đã phát bản tin cuối cùng, công bố lệnh Toàn quốc kháng chiến: "Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! ...".

Sau mệnh lệnh, lời chót của "bổn đài" là lời mời đồng bào tiếp tục theo dõi bản tin vào sáng mai. Bản tin chót này được đọc trực tiếp tại đài phát. Xong bản tin chót, những nhân viên cuối cùng lên xe và đài phát được giật mìn ngay sau đó. 

Ngay sáng hôm sau, vào hồi 06.00 giờ ngày 20/12/1946, tại khu vực Chùa Trầm, Tiếng nói Việt nam lại cất lên với lời "thiệu" gần như cũ. Những năm sau đó, tùy theo tình hình chiến sự, đài đã di chuyển qua nhiều vùng, thậm chí có lần phải "nhờ" đài Liên khu 5 phát "dùm" với danh xưng Tiếng nói Việt nam. Kể từ khi dời khỏi khu vực Chùa Trầm, lời "thiệu" đã bỏ phần đuôi, không nói "tui đang ở đâu" nữa, mà đồng bào cũng không thắc mắc là "hắn đang ở mô".

Tới ngày 10/10/1954, đài trở về Phùng và lời "thiệu" trở lại như ban đầu. Ngày 20/10/1954 về Quán sứ (dĩ nhiên trừ đài phát) cho tới ngày nay.

Thứ Bảy, tháng 12 10, 2016

Lại bàn về cuộc gặp toàn quốc K4 dự kiến Pleiku

Thông tin đưa về sau bản tin trước về cuộc gặp này rất tản mát. Nhiều bạn đồng tình muốn đi, nhưng cũng có những ý kiến Pleiku có gì? Đi Pleiku từ Đà Nẵng được thấy nhiều chứ từ Diêu Trì thì có mỗi lên thẳng qua An Khê.
Ý đi Quy Nhơn lên Pleiku là do tôi sợ từ Đà Nẵng lên Pleiku đi mất một ngày, xe to các bạn đi có mệt quá không? Tất nhiên đi ga Diêu Trì Quy Nhơn lên thì ngắn đường ô tô nhưng lại xa đường tầu hỏa.
Kể cũng khó, chưa biết ai muốn đi, chưa biết đi như thế nào, chưa biết có gì xem ngoài việc xem bạn, chưa biết nhiều thứ,...
Vậy nên tôi lại đành "cầm đèn chạy trước ô tô" đưa ra những gợi ý sau cho các bạn đi từ Bắc vào:
1. Đơn giản nhất là đi MÁY BAY: với các bạn bận rộn, lo lắng về sức khỏe, thì đi máy bay là lựa chọn tối ưu không chỉ về tiền bạc. Đi đường bộ kết hợp tầu hỏa ô tô các bạn đã mất thời gian mà hao tài cũng thế hoặc hơn. Máy bay là tối ưu cho bạn không có quan tâm "du lịch", chỉ cần gặp mặt là đủ.
2. Kết hợp đường sắt và đường bộ: đi theo cách này phù hợp cho các bạn có thời gian, sức khỏe và muốn kết hợp nhìn ngó nói chuyện dọc đường. Có 2 phương án:
- hoặc 2a: xuống ga Đà Nẵng, lên xe thuê chung đi Pleicu qua đường HCM (QL 14). Đường này đi hết ngày, ăn trưa ở một thị trấn thuộc Kon Tum (Đắc Tô?). Phải chọn tầu đến ĐN vào buổi sớm để có thể đến Pleiku vào buổi tối.
- hoặc 2b: xuống ga Diêu Trì (Quy Nhơn), đi xe thuê chung đi Pleiku qua đèo An Khê và đèo Mang Yang (QL 19). Đi đường này cũng phải chọn tầu vào đến Diêu Trì vào buổi sớm, trưa ăn ở đèo Mang Yang hoặc nhanh thì đến Pleiku.
Bày ra bề bộn như thế, là vì tính toán cho nhiều người đi, nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có thể bây giờ mỗi người nghĩ xem chuyện này có thể thực hiện đến đâu.
- có gặp mặt không?
- gặp ở đâu?
- đi theo cách nào?
- thời gian có được mấy đêm (từ 2-5)
và chúng ta sẽ kết luận vào thời gian sau Tết.

Phụ lục: tại sao Pleiku? Đơn giản vì
- Pleiku ngang với Quy Nhơn, gần với trung điểm đường nối HN-TpHCM. Vừa tiện cho hai đầu gom vào
- Pleiku cho cảm nhận về Tây Nguyên, vùng đất nhiều bạn chưa từng biết.