Thứ Tư, tháng 6 13, 2007

CHUYỆN DÀI Ở ĐẠI HỌC QUÂN "SƯ"

Tăng gia tự túc
Kiến Quốc

Khi về trường, anh em Trỗi học khá hơn nên bỏ thời gian “dùi mài kinh sử” ít hơn. (Vậy là có thời gian đi ra quán bà Bệt nhiều hơn). Cánh lính già, đa số xuất thân từ nông thôn, không mấy người chơi thân với lính Trỗi. (Trừ cánh sống ở thành thị như anh Nguyễn Văn Tam (anh Thái “mốc” k4), anh Phạm Văn Kỉnh, sau này là anh Khôi “điếc”). Lính già có nhiều kinh nghiệm sống ở đơn vị, lúc đầu hay “ăn mảnh”, không thích phổ biến cho lính Trỗi.
Năm 1970, mỗi học viên phải nộp cho nhà bếp 15 kí rau mỗi tháng. Cả đời “cầy đường nhựa”, biết gì trồng trọt, vậy mà cũng phải học làm, từ việc khai khẩn đất đai đến chọn hạt giống, trồng các lọai rau năng suất cao (rau cải, rau muống). Cánh lính cũ dạy lại: Trồng trọt không có cứt là “không ăn”(!). (Thông cảm nhé, hơi dính tới cứt đái nhưng là... chuyện có thật!). Còn phân thì chủ yếu là phân tươi lấy ngay hố xí đại đội. Chiều chiều giờ thể thao, theo phân công của A trưởng tụi tôi phải nhanh chân mang xẻng, xô ra hố xí. Chậm là hết xuất(!). Vòng ra sau, mở nắp đậy, thọc xẻng vào rồi xúc. (Chú nào có đau bụng cũng không dám ngồi trên khi nghe thấy tiếng xoàn xoạt của xẻng xúc phân ngay dưới!). Phân tươi vàng khè lẫn giấy báo thối kinh khủng. Đi tăng gia phải mặc quần đùi, áo ba lỗ vì mặc quần áo dài là phân dây bẩn ngay. Phân tươi chả ủ ê gì, cứ thế đổ nước vào ngoáy lên rồi tưới. Nhiều tàu lá còn thấy dính giấy bẩn. Xong việc phải phi ngay ra giếng tắm rửa, kì cọ nhưng cái mùi hôi cứ bám theo mãi, dù rửa đi rửa lại đến 4-5 lần! Chiều, ăn cơm mất ngon. Nhưng, chả hiểu sao mấy anh lính già cứ thản nhiên ăn, dường như không biết hôi thối là gì. (Mà thời đó làm gì có nước hoa).
Không chịu thua, Hà Huy Dũng k5 tự mình “gián điệp” xem họ có kế gì mà hay thế? Rình mãi đến một hôm, sau giờ cơm chiều, hắn rủ tôi ra đồi bạch đàn, kể: “Các bố quái lắm mày ạ. Tao phải mấy lần “bám” mới tìm ra bí mật. Vừa dứt tiếng kẻng hết giờ tự tu, hắn đi ra giếng một mình. Từ xa tia thấy hắn nhúng 2 cánh tay tới tận nách vào xô nước, rồi dội cả lên chân, sau đó xoa xà phòng khắp lượt tay, chân. Chờ cho khô, hắn mới đi lên giục anh em mình đi lấy phân. Tưới rau xong, ra giếng, hắn múc nước rửa kĩ chân, tay rồi tắm bình thường. Đến bữa ăn cùng mâm, tao ngồi cạnh mà chả thấy hắn có mùi gì, còn tay mình đưa lên mũi ngửi thì không chịu được. Chiều mai thử bài đó xem!”.
Chiều mai, đến lượt tưới rau, tôi áp dụng bài Huy Dũng “ăn cắp” được thì thấy hết mùi thối. Thật là hay! Vậy là xà phòng đã se, lót sẵn trên bề mặt da, chỉ dội nước rồi vuốt tay xọet một cái là trôi hết những vết bẩn bám lên trên. Hình như phụ huynh nhà Dũng làm ở Cục 2 hay sao mà hắn tài thế!

Ngay lập tức anh em Trỗi được phổ biến kinh nghiệm này và từ đấy…

30 nhận xét:

N.TV nói...

Mấy chuyện này đang tính cho quên luôn,hôm nay vừa ăn cơm xong thì đọc hồi ký "quân sư" của ông Quốc, ghê quá! Nhưng nghĩ cũng may vi con cháu tụi mình không phải trải qua cái đận này.

HữuThành.Nguyễn nói...

Hồi ở Trỗi thì cũng đã có vụ này rồi, tuy không có "cạnh tranh khốc liệt". Vì ở Trỗi không có chỉ tiêu kế hoạch.
Chắc anh em k4 còn nhiều người nhớ cái ruộng rau cần đằng sau, gần dãy hố xí ấy. Đến lượt đi bón thì kéo cả thùng ra đấy rồi đổ ụp. Xanh xanh, vàng vàng, trắng trắng đủ cả. Rau cần tốt um, đầu mùa ngon, sau như ăn rơm.
Năm 2003 đi với Kiến Quốc sang vườn bên kia sông Tiểu Đông Giang (Y Trung), vẫn thấy hố xí có cái "cầu tuột" xuống bể phân ở vườn rau mà.

Nặc danh nói...

Mấy ô anh này hồi đó quá kém ( cứ cậy là dân "Trỗi thông minh...."), đáng lẽ thứ 7 được về nhà, thì tranh thủ qua Cổ nhuế học hỏi kinh nghiệm của làng nghề truyền thống này thì đâu đến nỗi khổ như thế !!!!!

VNQ nói...

Anh Quốc kể ra được anh em bầu vào Ban liên lạc cũng đúng người đúng việc, viết khỏe ra fết, mới có thời gian ngắn tham gia "Bạn Trỗi" mà sản xuất ra nhiều bài gửi lên blog, chắc là A vừa nhập dây chuyền "công nghệ viết" ở trường Nguyễn Du về.He! He! He!

VNQ nói...

Nhân chuyện tự túc tăng gia của a Kiến Quốc, xin trích một đoạn trong bài "Sức nén của ngôn từ" mà blog K8 sưu tầm:

Nói đến chữ ĐỂU thì tôi liên hệ về một nghề cổ truyền của đất Cổ Nhuế rất dễ thương với lời ca “ba sẵn sàng” : Thanh niên Cổ Nhuế xin thề, chưa đầy hai sọt chưa về quê hương. Hồ đó Cứt rất có giá nên người ta trộn cả đất vào để tăng trọng lượng. Cứt không đúng là cứt thì gọi là cứt đểu. (Trong tổ từ này Cứt là một giá trị đẹp, hữu dụng, tương phản với chữ đểu là từ có nghĩa xấu). Kinh tế hàng hoá thật lắm chuyện. Nhưng ham lợi trước mắt mà tàng trữ “hàng đểu” thì tội to, lợi bất cập hại đấy !.Đến đây, phải mở ngoặc, xin bạn đọc một phút thôi, kẻo vô tình ta xúc phạm đến phẩm chất của Cứt. Cố thi sĩ Phùng Cung có bài ca ngợi phẩm chất ấy như sau: “Cứt không thèm với tay vịn gió đổi mùi, và nguyện hôi thối hết mình để người đời khỏi ngộ nhận ...”. Cứt tự biết mình là thối, lại nguyện hôi thối hết mình để người đời khỏi ngộ nhận. Cái đức “chân thật” đó của Cứt thật đáng ngợi ca thay ! Lương thiện thay ! Cố bốc thơm mà làm gì ?......

........một câu thách đối thuộc ngôn ngữ “tếu táo” lưu truyền trong dân gian, nhưng gói ghém toàn bộ tính chất và hiệu quả của nền kinh tế, phân phối bao cấp : “Cái cứt gì cũng phân, mà phân thì như cứt !”. Ôi, lại Phân với Cứt,

Xin góp với AE "bạn Trỗi"

Nặc danh nói...

Cái đề tài này của KQ xài toàn " văn thô" thế mà lại được dân Trỗi hưởng ứng nồng nhiệt?! Thế mới biết cái gì thật cũng hay , cũng giá trị.
Với tất cả sự thông cảm sâu sắc,anh em toàn những người đã kinh qua nên hiểu liền.
Bí kíp khử mùi của KQ suy cho cùng cũng chỉ là " phiên bản" của dân cơ khí . Bọn tôi trước khi rã máy thường cào móng tay vào xà bông cục (liên xô),phủ lớp nước xà bông lên bàn tay.Mục đích không chỉ khử mùi mà để rửa tay đầy nhớt máy sạch và nhanh."Võ" nàylợi hại đến mức bạn có thể xơi trước 1/3 cái bánh mì của mâm, trong lúc kẻ khác vẫn bận kỳ cọ 2 bàn tay.
T.Minh

Nặc danh nói...

Chuyện về "phụ kiện của quy trình trồng rau", mà Kiến Quốc đã nêu, thật là khủng khiếp. Hồi ở Đại học kỹ thuật Quân sự, cứ tới phiên tôi phải làm nhiệm vụ "tiếp quản phụ kiện", hoặc chỉ đơn thuần là dọn vệ sinh khu vực chuồng xí (bên Tàu đọc là "chung xi"), tôi đều nghĩ mẹo dàn xếp với anh em trong tiểu đội để đổi lấy một công việc khác, cho dù nặng nhọc vất vả hơn nhiều lần. Lần nào không dàn xếp được thì, ôi thôi, như xuống địa ngục.
Cho tới nay, trong giấc ngủ, đôi khi cái chung xi vẫn ám ảnh: tôi lạc vào mê cung dài vô tận với hàng trăm cái hố không tuân theo bất kì một quy phạm sơ đẳng nào về Đức Trí Thể Mỹ, cứ tuần tự diễu qua. Đi mãi, đi mãi vẫn không sao thoát ra khỏi. Thật là ghê sợ. Giật mình tỉnh dậy. Toát mồ hôi. Ác mộng.
Mình đúng là dân Tiểu tư sản chứ không "lập trường" như cái anh thành phần cơ bản.
Ôi, trong "tứ khoái" của loài người, cái chung xi đã tàn nhẫn tước đoạt đi một thứ. Hèn gì người xưa cứ chạy ra ngoài ruộng mà tấm tắc rằng "nhất Quận công, nhì ...".
May mắn cho con cái chúng ta đã không gặp và không bao giờ phải gặp chúng (những cái chung xi). Ơn trời.
HCQuang

TranKienQuoc nói...

Những năm bao cấp, cuộc sống quá khó khăn, nhà nhà nuôi lợn, nhà nhà trồng rau. Dường như có chủ trương "nông thôn hóa thành thị". Hết viện trợ rồi, không tự bò là móm.
Sớm nào cũng vậy, quãng 3-4g, ngay sát bờ tường Trường Đội ở đầu Cầu Giấy, hàng chục xe đạp thồ treo 2 sọt phân có lá chuối đậy trên (cho đỡ sánh, còn mùi thì sao mà bịt!) quây lại thành "chợ phân". Cũng ra giá, mặc cả. Thương gia toàn là dân Cổ Nhuế. Hồi đó cũng đã xuất hiện lối gian trá, cho thêm đất vào sọt để giảm bớt lượng phân. Mấy ông mấy bà cãi nhau ồn một góc chợ. Có bà còn xắn cả quần lên tận bẹn, hét: "Phân ông là "phân đểu", bà dí... vào mua nhé!" (kiểu như vinhnq1956 đã viết). Tức mình businessman kia thọc tay vào sọt của mình, móc lên một nắm vàng khè, xoè ra: "Này thì đểu này, này thì đểu này! - Anh ta dí tận mũi chị ta - Nhìn cho kĩ, ngửi cho kĩ đi. Đểu là đểu ở cái điểm nào? Nếu đểu phải có mầu nâu đất. Phân ông là phân nghiêm, vàng thê 1này cơ mà. Cả đêm qua chầu chực mãi mới xếp hàng lấy được 2 sọt đầy ở hố xí công cộng chợ Hàng Da. Vậy mà lại xúc xiểm ông! Sáng sớm không mua lại còn làm người ta xúi quẩy?...".
Chuyện có thật 100%, chứ không phải đã quá lời nói xấu dân Cổ Nhuế. Hình như vì chuyện này mà dân Cổ Nhuế sau đó quyết chí bỏ nghề do ông bà để lại, cuối những năm 1980 chuyển sang may mặc xuất khẩu. Mặt hàng chính là áo gió 3 lớp, lót bèo hoa sen phơi khô. Ôi, Cổ Nhuế!

Nặc danh nói...

Chuyện CỨT gì mà bàn rôm rả thế. Có chuyện này, thật 100%, mà hình như chưa được xuất bản ở đâu.
Khoảng đầu năm 1974 bọn tôi về Viện KTQS làm việc. Cùng thời gian ấy đám học ở Liên Xô về, trong đó có Bùi Huy Hoàng (người thật, nổi tiếng hẳn hoi nhé), được phân công về cùng ban với tôi. Trong Ban còn có các nhân vật có tiếng khác như Đặng Minh Ngạc (bố của Đặng Minh Tuấn VietKey), Bùi Quang Độ (chủ tịch HĐQT các loại doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân lớn), ... Nhưng các vị này không liên quan tới chủ đề đang bàn ở đây.
Được ít lâu thì Bùi Huy Hoàng lấy vợ, là chị Quân (đã nghỉ hưu từ Đài TNVN, hình như là Cục Trưởng hay Cục phó Cục Kĩ thuật). Tôi cả đời phù rể một lần là vụ này, trong đám phù rể còn có Phạm Mạnh Long, anh trai của Lương k3, Bình k(x), chồng Phan Thu Lương k3 (toàn người quen nhé). Nhưng cũng chưa liên quan tới c...
Hai người cưới nhau xong thì ở khu tập thể của Đài ở Ngã Tư Vọng. Vì là chiến hữu thân thiết (phù rể hồi đó và mãi về sau này ở Viện) nên có lần tôi tới chơi với vợ chồng Hoàng-Quân. Hai người chia đôi cái phòng (nhà lá?) dành cho hai người độc thân (giường 1) bằng một cái rido vài. Bên kia là một chị độc thân (khổ thế đấy các cụ ạ).
Mãi vẫn chưa thấy chủ đề xuất hiện, nhà báo này hỏng. Chờ chút, đến rồi đây.
Mọi người biết nhà lá tập thể thành dãy như thế thì toilet nhất định là cũng tập thể, làm gì có khép kín. Công trình này thì tôi chưa đến thăm, nhưng có vẻ như nó kiên cố hơn cái nhà ở. Vì một hôm Bùi Huy Hoàng đến, mặt có vẻ "kinh sợ" kể chuyện: "đêm qua đang ngủ nghe nổ ùm một tiếng. Tưởng là lại bom đạn (mới qua chiến tranh được mấy năm). Định thần, nghe tiếng người ồn ào, chạy ra xem. Hoá ra một chú lấy phân, soi đèn (dầu) bị nổ hầm phân. Sập "chung xi" (theo ngôn ngữ anh Chí Quang chứ tiếng Liên Xô nó khác cơ), chú lấy phân què chân".
Chuyện này có người thật, danh tính rõ ràng (kể cả gia đình vợ anh Chí Quang còn đang ở khu TT Đài TNVN ở Vọng), có cơ sở khoa học (hầm phân, khí mêtan, mồi lửa), có khi còn lần ra cả tung tích nạn nhân (thân nhân công nhân may áo gió nay đang làm việc trong nhà máy Việt Vương?). Các anh cứ thẩm tra.
Hữu Thành

VNQ nói...

Tặng tiếp AE một bài:
Cái ị
Ở đời, có gì là thú nhất, mà lương thiện?

Ngẫm kĩ, có lẽ trước ị sau ăn.

Sai à? Bạn có thể ngồi vào bàn ăn sau những lời mời thiết tha được không khi bụng ậm ạch tưởng chừng dạ dày đang lấn hết chỗ của gan phổi và xương cụt như bị nén cho chồn hẳn lại. Hẳn nhiên, khao khát lớn lao nhất, duy nhất, chi phối toàn bộ năng lực tư duy của bạn lúc đó phải là tìm nơi tự giải phóng mình lập tức. Cái đau đớn nếu có vào lúc ấy cũng là một khoái cảm huy hoàng.

Cái thú đó, cái khoái cảm đó hiển hiện, không hề của riêng ai. Thế mà nhiều năm tháng, nhiều đời người kế tiếp chẳng được nhòm nhỏ tới.

Bây giờ vẫy vùng ở chung cư đời mới, biệt thự, trang trại, cái thú đó mới được thỏa mãn dễ dàng. Nhưng được bao nhiêu người hân hoan vì hưởng thú này nhỉ?

Đừng đổ tội cho thời bao cấp vội. Tôi nghĩ chuyện thiếu trạm luân chuyển ngũ cốc tử tế là chuyện của nhiều đời người Việt từ trước đó. Chẳng qua cũng tội tại một chữ “nghèo”. Nghèo, nên mới phải giắt lưng từ bé những lời chỉ dạy sống sao cho phải. “Ăn hết nhiều chứ ở hết mấy, thêm bát thêm đũa chứ không thêm mâm, miếng ăn miếng nhục, ăn trông nồi…” Nghèo, bao nhiêu toan lo dồn lại đầu vào trong hai chữ đủ ăn, sức nào nghĩ chuyện đầu ra nữa. Tôi tin rằng, cùng sự thay đổi điều kiện kinh tế, những câu như thế này sẽ dần biến mất khỏi kí ức cộng đồng. Nhưng đến bao giờ?

Cũng vì nghĩ ăn hết nhiều ở hết mấy mà, cứ đi thử mà xem, rất ít nơi chốn trên đất nước Việt Nam, cái chốn để hưởng khoái cảm huy hoàng là ị được để tâm xây dựng.

Quê tôi, cửa ngõ Thủ đô, nơi xa gần thế nào cũng có người biết vì cuối huyện là chùa Hương Tích, điểm hành hương mỗi độ xuân về. Mà cứ như tôi nhớ thì chẳng mấy nhà có một nhà vệ sinh theo đúng nghĩa. Thế nên ai có là nổi danh. Ví như một nhà đất rộng, nhiều ao, làm cái cầu tre vắt vẻo ở cái ao tít cuối vườn và quây lại bằng lá chuối khô lướp tướp làm chỗ buồn vui, thế là chết danh ông Lâm Bõm. Còn thì dân làng có cái thú sau thú quận công. Thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng. Là dân thành phố về quê sơ tán, buổi đầu tôi không sao hiểu nổi làm thế nào người ta có thể nhịn mà chạy thốc cả cây số ra đồng. Sau thì hiểu, lại còn bị bọn trẻ cùng làng quyến rũ hưởng cái thú này. Đi học về, ăn chập ăn chuội là bổ qua nhà hàng xóm, theo nó đi bò. Nhà có làm nông đâu, mà bà tôi chiều, xin đâu được mấy mảnh xương bò, mua cho hai cái sọt nhỏ, chỉ việc bẻ đôi ba lá dong riềng lót đáy, thế là đủ lệ bộ của dân Cổ Nhuế một thời, sẵn sàng, trước kết quả dị hóa của loài nhai lại. Rồi đấy, nếu bụng có băn khoăn thảng thốt điều gì, tìm chỗ xa xa mà ghé xuống. Có lần tôi theo đứa bạn chui vào ruộng ngô nhà nó, thấy nó chổng mông không quần, chẳng lo ị, mà loay hoay nhặt nhạnh phân đạm chưa tan hết từ gốc ngô này bón sang gốc ngô kia, vừa làm vừa lảu bảu y như một bà già. Nó lại còn hái cho tôi một mớ quả đậu xanh trồng xen ngô, còn non, đang lên hạt, dặn về hấp cơm ngon lắm. Sau này, đôi lúc dừng giữa một trang sách ở chốn “công cộng” ngoài thành phố, những thân dáng gương mặt một thời lại trở về. Đứa bạn. Bà cụ dọn xong bếp núc tranh thủ ra đồng, vừa là để hưởng thú gần bằng thú quận công, vừa là để đảo qua ruộng rau mới cấy, đôi bắp chân còn dính vệt bùn mượt ở ruộng cần. Ông già hàng xóm về oang oang từ đầu ngõ khoe nhặt được trứng vịt ở bờ ruộng lúc đi ị. Tinh thần tham công tiếc việc này đã mang lại nội hàm mới cho một hành động tầm thường. Người quê tôi thay vì nói “đi ị” lại nói đi đồng. Bây giờ, nhiều người trẻ đã xây nhà kiểu phố giữa làng, nhưng ông già bà cả vẫn ưa chuyện ra đồng hưởng thú gió mơn mông và nhân thể nhúc nhắc đôi ba việc. Bạn thân mến, chưa từng sống qua không thể hiểu đời sống giản đơn tuyệt diệu đến mức nào, tuổi nhỏ thần tiên đến độ nào nếu có chút hương đồng gió nội cỏ rơm sông nước để mà thương nhớ. Biết nhớ chẳng hẳn lúc nào cũng là gánh nặng, và không cần chọn lựa không gian thời gian đâu.

Ở Hà Nội, trước khi nhà lắp ghép xuất hiện, trừ những khu tập thể nhà cấp thấp do các cơ quan xây dựng tạm, có mấy khu tập thể cũng phải tính là hoành tráng. “Quân khu Nam Đồng”, các gia đình bộ đội quần tụ. Khu tập thể nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà bang Cò ị, cũng khá nổi tiếng. Khu Kim Liên buổi đầu dành cho cán bộ nhỡ nhỡ. Khu tập thể đại học Dược, đại học Y, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo ở dốc Thọ Lão. Khác nhau về dân trí, nhưng giống hệt nhau ở chỗ khu tập thể nào cũng chỉ có nhà vệ sinh công cộng. Đây đích thị là nơi mà mọi tưởng tượng về một xã hội bình quyền phải hướng tới. Ông trưởng khoa một đại học danh tiếng sẽ phải gặp bà cấp dưỡng của trường ở chốn này. Và liệu liệu, nếu ông lại vì một ý tưởng khoa học nào lơ đễnh không dọn sạch mặt bằng cảm khoái, thì ông chết với bà.

Giả dụ những nhà tập thể giữ nguyên mẫu như từ những trang văn học Xô-viết ra thì có lẽ cũng được. Dăm ba gia đình dùng chung dăm ba nhà vệ sinh, sạch sẽ và vui vẻ. Đấy là kinh nghiệm của tôi hồi còn bé tí. Cả hành lang tập thể thênh thang sau chiến tranh đánh phá chỉ loáng thoáng đôi ba người, phần lớn độc thân, nhà vệ sinh công cộng thành nơi chất củi cho các gia đình. Nhưng chẳng được bao ngày, người ùn về, quy mô của các gia đình phình, nỗi khổ hàng ngày bảnh mắt ra đã mục sở thị là phải chờ nhau trước cửa nhà vệ sinh công cộng, là chuyện mất nước, là chuyện bà lao công làm reo. Nỗi khổ đó thảm hại đến mức làm người ta không còn có thể thương nhau, chỉ muốn chèn lấn mà vượt trước và sẵn lòng nổi giận. Thảm hại hơn cả sự thảm hại đó, người ta đâm trơ ra, mất khả năng thẹn thùng. Để vượt nỗi thẹn thùng thê thảm này, nhiều quý vị đã phải tập một thói quen mà các nhà y học không thể nào dung thứ: đọc sách.

Đến thời Hà Nội tự hào vì hàng loạt khu lắp ghép ra đời, bi hài kịch này lại có một version khác. Nào phải về nơi khỉ ho cò gáy người sống chung cùng gia súc, thế mà vào nhiều nhà lắp ghép, biết ý mình muốn đi toilette, chủ nhà lại nhanh nhảu chạy ra mở cửa, cầm roi đuổi con lợn tạ vào một xó và trân trọng chuyển giao roi cho mình, chẳng nói cũng biết là roi ra roi, vì dùng để tác động vào bì lợn. Nhà khác thì chuồng gà ngự bên trên toilette, gà tí tách mổ nhằn ngay trên lưng. Trời ơi, cứ thử hình dung một mối tình đang chớm nở mà chàng nàng lại phải trao nhau roi chốn đó, thì mối tình đó sẽ nở tiếp ra sao? Mới đây, đọc Phế đô của Giả Bình Ao, lại gặp những chuyện xếp hàng tè ị, chẳng biết là Việt Nam hóa ở Tàu hay Tàu hóa ở ta. Chi tiết này thì Tàu đặc: một nhân vật trong đó, bà mẹ, khuyên con nên mua cái bô làm quà cưới cho bạn, rằng dùng chung nhau một cái bô là quan trọng lắm, là vợ chồng khó bỏ nhau lắm. Ừ, phải duyên thì có thể thế, nhưng nếu mới chỉ phải lòng mặt mà phải đối mặt với sự thảm hại cùng cực của đời sống, thì duyên bén làm sao!

Trở về với Mẹ ta thôi. Về với phố. Ô nhiễm môi trường ở phố cổ chẳng phải là chuyện tìm ra châu Mỹ thời nay. Qua lại nhà bạn bè ở khu phố đó mấy chục năm, tôi đã hứng chí viết hẳn một truyện ngắn: “Nhà ở phố”. Nhờ cái truyện này, và nhờ một đoạn tiểu thuyết có động chạm lại nỗi khổ tè ị, đi đâu tôi cũng hay được bạn đọc nhận là đồng hương phố. Này, nhưng mà tình thật, ở phố cổ còn sạch sẽ gấp vạn lần ở khu tập thể xuống cấp lúc cơ quan chủ quản buông không quản. Tưởng chuyện là của thời qua, về Việt Nam, lang thang qua những ngõ ngách phố phường, qua những khu tập thể cũ ních cứng người, rồi đọc báo hàng ngày trên mạng, mới biết bi hài kịch nhà vệ sinh công cộng vẫn đang tiếp diễn. Để ý mà xem, cứ nơi đâu quy mô đời sống cá nhân được nén kĩ hơn trong một chữ “riêng”, ở đó ngày sống còn đỡ đỡ.

Cứ cho là quá đà suy diễn, nhưng tôi vẫn tin rằng một trong những căn nguyên hun đúc tinh thần cam chịu và ý tứ thái quá của dân mình là do nhu cầu tè ị không được thỏa mãn một cách tự nhiên. Chứ còn gì nữa, kiềm chế được nhu cầu rất người này đòi hỏi nhiều ý chí.

Muốn hỏi: Đến bao giờ, người Việt mình ai cũng như ai được bình đẳng trong bữa ăn, trong chốn ị? Và thực hiện được nhu cầu rất con người của mình trong những điều kiện xứng đáng với con người?

Nặc danh nói...

Sưu tầm.
(chuyện liên quan gián tiếp tới cái chuyện C. của KQuốc).
Trong các doanh trại chính quy, cứ tới giờ ăn là kèn "mời cơm" réo rắt. Te te tò, te te tí, te tí tí, tò tò tò te (bộ đội ta dịch là: cơm cơm cà, cơm cơm muối, ai có đói thì về mà ăn). Lính tráng rầm rầm rập hành tiến theo đội hình trung đội, vừa đi vừa đồng ca, trong lòng trống rỗng (nghĩa đen). Tới sân nhà ăn, giải tán, nhúng chén đũa vô nồi nước sôi (đặt cạnh lối vào). Trực ban tập hợp toàn đơn vị (trừ cánh sĩ quan) theo "đội hình mâm" (6 hàng dọc), và dõng dạc nhắc nhở các sai sót về nội vụ (ví dụ A1-B2 chăn màn gấp chưa vuông thành sắc cạnh, A6-B3 có một khẩu AK lau không sạch). Nhắc xong, y hô từng hàng (từng mâm) vào ăn (tức mời các cụ nhập tiệc).
Vậy mới có chuyện rằng:
Sau khi tập hợp anh em theo "đội hình mâm", trực ban nhắc nhở: Hôm nay hố xí của B1 dọn chưa sạch, mâm thứ nhất vào ăn. Hố phân xanh của B2 không che đậy, dòi bọ ghê quá, mâm thứ hai tiếp.
Chuyện thật tới mức nào, chỉ "chúng tôi, lính binh đoàn" biết rõ.
HCQuang

VNQ nói...

Cho E xin làm E của A Hà Chí Quang K mấy? Ko biết? Ngoài 50t cũng muốn làm lính dù !!!!hic!hic!hic!!!!!!!

Đàn em K8

VNQ nói...

E thấy các bác kể chuyện gì, về ai đó các bác cứ fải kèm theo chức vụ, tên tuổi thì mới thể hiện được ý nghĩa của câu chuyện, Xin lỗi các bác,Chán!
E nghĩ ở đây mình là thường dân cùng chung nhau là "dân Trỗi" chia sẻ với nhau kỉ niệm cũ để sống tốt hơn và lương thiện hơn,thêm nữa tự hào cái mà ta có,ít người có được. E rất sướng là được tham gia diễn đàn với các bác vì cùng là "dân Trỗi" cái mà các sếp của em cũng là "dân Trỗi" Ko có được.

Đàn em K8

HữuThành.Nguyễn nói...

Thực ra chức vụ kể trong chuyện "cứt" thì cũng chả oai gì đâu. Tôi kể ra chỉ để khẳng định người thật thôi chứ cái tên không thì khối gì. Ý nghĩa của nó là ở đấy.

Nặc danh nói...

Đ/c vinhnq1956 ơi, quả thật bọn mình rất không thích cái gì không thật, cái gì quan cách. (Tuy rằng 1 số anh em Trỗi ta vẫn đang làm quan!). Là dân sướng hơn nhiều! Nhưng đó cũng là cái để "toạ độ", vì có nguyên tắc đã là báo chí phải chính xác, không lại bị nói là không... à vu khống!!!
KQuốc

VNQ nói...

A KQ K5
Bác cứ gọi em là đ/c em khó nghĩ quá, ở cơ quan mà gọi là đ/c là có vấn đề đấy.E có gì quá lời bác cứ cho E 2 chữ đại xá. Mong bác thông cảm.

Nặc danh nói...

Kể chuyện về " phân " thì cả đời không hết. Tôi chỉ nêu ra ở đây hai kỷ niệm nhỏ thôi nhưng có lẽ lính Trỗi nhà mình vẫn còn nhớ.
1. Hồi ở Y Trung ( cũ ) có một đặc điểm là cánh cửa của các nhà vệ sinh rất thấp, ai cao thì có thể nhìn được ra ngoài. Sáng nào cũng có một chú Tầu đi quét dọn. Qua ngăn nào thấy đóng cửa thì chú thò đầu vào với nụ cười rất duyên và chào rất to " nỉ hảo ". Anh chàng nào yếu bóng vía chắc giật nẩy mình.
2. Cũng là chuyện ở Y Trung nhưng lại bên trường mới. Dãy nhà vệ sinh được xây ngoài phạm vi khu nhà ở, sát đồi. Nhiều người đã gặp tình trạng là khi đang " ị " bỗng nghe thấy tiếng động phía dưới. Nhìn xuống thì thấy một xẻng sắt to đang ở tư thế sẵn sàng hứng để không một gram nào có thể rớt ra ngoài. Dù đang bị tào tháo đuổi thì cũng không " mở van " được nữa.
3. Lại quay về trường Y Trung cũ. Chắc nhiều người còn nhớ hình ảnh chú Tầu với gánh phân đi tung tẩy trong sân trường, đoạn từ khu nhà vệ sinh đến nhà ăn để về nhà ruồi bay xung quanh cả đàn để hộ tống. Trên thùng phân thỉnh thoảng có móc một miếng thịt lợn tươi. Chắc chú vui lắm vì có hai thùng phân đầy ắp nên vừa đi chú vừa hát để phân bắn tung tóe ra ngoài để đến trưa, khi đi ăn thì ai cũng được thưởng thức hương vị của nó.
4. Hồi ở ĐHKTQS, ngoài vấn đề tranh giành phân tươi như Kiến Quốc đã kể thì bọn tôi còn phải đi hái lá xanh về ủ phân bón. Theo chỉ thị của các thủ trưởng thì có một loại cây ( mà tôi quên mất tên là gì ) rất chất lượng nên bọn tôi thường phải hái nó về. Khổ nỗi đấy là loại cây mà chạm vào nó thì ngứa lắm nhưng vẫn phải cắn răng hái. Tối về tay chân thằng nào cũng nổi mẩn, thi nhau gãi.

Phú Hòa

HữuThành.Nguyễn nói...

Phú Hoà nhớ lung tung quá.
Y Trung là trường cũ còn trường mới là trường mới ở cách chục km.
Bên trường mới, khi mình sang còn chưa xong, giàn dáo lung tung. Hình như sang để hoàn thiện, kiểu như đi trát vách đất ở Trại Cau ngày trước. Vì tôi sang ít hôm bị đi bệnh viện QL mất 1 tháng điều trị viêm gan SVT nên không rõ ở nhà mọi người làm gì. Lây bệnh này cũng vì "phân". Hồi mới sang trường mới có cái nhà xí tạm ở đầu gió, phía đi ra đồi sim ngược hướng về QL. Khi gió to thốc vào giấy "mao tuyển" bay như truyền đơn trong các dãy nhà, chắc mọi người có nhớ.

Nặc danh nói...

Cây làm phân xanh mà Phú Hòa không nhớ tên ngày ở ĐHKTQS gọi là "cây chó đẻ", có mùi hơi hôi và chạm vào là ngứa. Sau này thấy trồng nhiều ở sảnh các khách sạn, nhà hàng vì là cây dại, dễ sống và hoa nở tóe loe, đủ sắc màu đỏ, vàng. Cây này còn dùng làm thuốc chữa bệnh như xoang mũi. (Vắt ra lấy nước dốc vào mũi vài lần. Thế là khỏi!!!).
KQuốc

VNQ nói...

Lại chuyện “F…. với C….”

Người “Tàu thâm thật !”

Tháng 10/1967 ( K8 mới sang, tại Y trung)
Hồi ở trường Y trung chắc các bác còn nhớ, mỗi lần từ trường trên đường đi ra thành fố Quế lâm hoặc ra khỏi trường đi chơi ngày nghỉ, thường phải đi qua những cánh đồng trồng rau của người nông dân TQ, AE ta cứ fải bịt mũi vì họ tưới rau trực tiếp bằng chất thải tươi của con người mà Ko qua xử lý và chất thải đó họ quí Ko kém gì “vàng” thật. Nên xẩy ra một chuyện như sau mà AE K8 "may mắn" được chứng kiến.
Hôm đó như thường lệ, sau khi kết thúc giờ lên lớp buổi sáng tất cả các trung đội tập trung xếp hàng trước từng lớp để chuẩn bị hành quân theo đội hình đại đội xuống nhà ăn (vừa đi đều, vừa hát tiến bước dưới quân kỳ). Bỗng nhiên fía sau nhà B3 thấy có tiếng cãi nhau của 2 người đàn ông nông dân Trung quốc rất to, cả đại đội chạy ùa ra xúm quanh đứng xem (hiếu kỳ của trẻ con) mặc dù chả hiểu cái gì, chỉ thấy 2 người này mặt đỏ tía tai
cãi nhau rất gay gắt, trước mặt họ là 2 thùng đựng đầy “chất thải rắn” cùng dụng cụ lấy phân, đang cãi nhau bỗng nhiên 1 trong hai người cúi xuống (thực hiện động tác cực nhanh) thò tay vào thùng đựng f..., bốc lên một nắm đầy nhét luôn vào miệng đối fương và trát đầy mặt anh ta (lúc này chúng tôi đã giãn ra giữ khoảng cách an toàn,tránh xảy ra “thương vong” do chất thải) làm anh này bị bất ngờ lâm vào thế ko thể chống đỡ được và sặc sụa toàn f……. Anh kia sau khi tấn công đối fương xong thừa thắng lập tức cúi xuống nhấc gánh phân lên vai chạy biến mất (chạy tốc độ – cự ly ngắn).Sau khi chứng kiến xong cảnh đó nhiều chiến sĩ trong chúng tôi bị nôn và lợm không thể nuốt nổi bữa cơm trưa hôm đó, tưởng chuyện xảy ra như thế đã hết. Nhưng không, đúng trưa hôm sau cũng vào khoảng thời gian đó lại xảy ra chuyện tương tự, nhưng lần này tình thế, tương quan lực lượng có thay đổi, lúc này người đàn ông hôm qua bốc f…. nhét mồm đối fương, hôm nay 2 tay bị trói ngược ra sau, bên cạnh là 2 dân quân của CÔNG XÃ áp giải đến đúng chỗ hiện trường xảy ra và người đàn ông hôm qua bị, thì hôm nay được quyền bốc f…. nhét lại người kia.
Sau chúng tôi mới hiểu rõ sự việc: một người có nhiệm vụ trông coi khu vực toilette của học sinh chúng tôi (do công xã quản lý), bị người nông dân kia đến ăn cắp f… dẫn đến chuyện xô xát mà chúng tôi được chứng kiến.
Thế mới biết chất thải của chúng ta vẫn còn có nhiều giá trị, người nông dân TQ, người ta trả thù nhau cũng đến là sòng fẳng…...

Chuyện có thật 200%

Nặc danh nói...

19 lời góp rồi, rôm rả quá ,thêm 1 ý kiến cho chẵn hai chục.


Ông KQ ơi! ông nhầm rồi, cây phân xanh là cây khác ( cây cỏ hôi), thân dài cả mét ...
Cây ông mô tả là "Cây hoa ngũ sắc" có nhiều người gọi nhầm là " cây chó đẻ" như ông vậy. Còn cây làm phân xanh là cây " cỏ hôi" (còn gọi là " cây chó đẻ ").May mà cả 3 loại cây này đều có chất kháng sinh thực vật nhẹ, chữa được viêm mũi . KQ mà nhầm sang cây khác là toi đời các chiến sĩ ưu tú trường NVT đấy.
* có mấy ảnh màu phân biệt các loại này ...khọng gửi kèm được. TMinh

Nặc danh nói...

Chào các bác, các chú trường Trỗi. Kể chuyện ăn thì có chừng 8 nhời góp ý (góp chuyện cho vui), chuyện các anh đi du ngoạn có chừng 5, 6 nhời góp, chuyện nhảy dù (li kì như chuyện tự tử hay tai nạn trên xa lộ cao tốc) chỉ có 4 nhời, chuyện hội họp le ngoe chừng 1, 2 nhời, thế mà cái chuyện C. sao mà rôm rả thế, 21 ý mà chưa dừng. Tay KiếnQuốc này thâm thật, chọc đúng chỗ ... ngứa, không phải, chọc đúng chỗ mà (nhiều năm đã trôi qua nhưng) anh em ta (vẫn) đầy ấn tượng. Y như mấy chú bé sợ ma, càng sợ càng thích nghe chuyện ma.
HCQuang

VNQ nói...

Cứ chuyện bẩn, bậy..... đâm ra lại xôm tụ. Các bác còn chuyện gì nữa thì post tiếp cho đàn em theo với ! ngắn gọn thôi: quan điểm là cô đọng, xúc tích, sâu sắc đậm chất hoài cổ ...kể cả v/đ NEW

Nặc danh nói...

Trưa thứ 7 (16/7) vào blog chỉ lướt qua chút xíu, gửi vội 1 bài cho H.Thành. Tối họp mặt "hạn chế" ở nhà C.Quang, chuyện blog đã thành 1 trong những chủ đề chính (sướng thật!). Mọi người thông báo chủ đề C. rôm rả lắm, sáng nay đầu tuần rất bận cũng phải "nghiền" cho hết kẻo thiệt. Cái này cũng đã có một chuyện cười, không rõ mọi người chưa nghe hay biết mà "ngại" đưa ra. Xin kể lại ngắn gọn thôi, đại ý là: Khi duyệt xây dựng một chung cư nhiều tầng mọi người không thấy có "chung xi" mới chất vấn kiến trúc sư. Anh ta giải thích "Tầng 1 giành cho nhà trẻ, các cháu ngồi bô nên không cần. Tầng 2 giành cho dân, họ có dek gì vô đâu mà cần đầu ra. Tầng 3 giành cho văn nghệ sĩ, họ tương vào miệng nhau rồi. Tầng 4 giành cho mấy sếp, họ đã quen ị lên đầu thằng cấp dưới ...".

Nặc danh nói...

Đã từng trong quân ngũ mà có thời gian sống nhiều ở hậu phương thì không ai tránh được nghĩa vụ "tăng gia cải thiện". Vì vậy vào năm 1993 khi lên công tác tại một đơn vị ở Đà Lạt tôi được AE giáo viên kể cho nghe nhưng cũng là "than thở" về nhiệm vụ không đơn giản này.
Do lượng rau giao khóan hàng tháng hơi bị cao nên ai cũng phải cố gắng chăm bón. Cuối cùng C và F trở nên rất khan hiếm. Một đ/c 2// TS ở Nga về, hàng chục năm ròng chưa từng trải qua công việc này nên với anh nhiệm vụ tăng gia nặng nề hơn gấp bội so với AE khác. Nhưng nếu không đạt chỉ tiêu sẽ kéo theo hàng lọat cái đánh giá tổng hợp là không đạt. "Đường cùng" anh đã phải lấy F heo mà không "xin phép". Nào ngờ đụng vào heo ban đêm thì có khác gì "lậy ông con ở bụi này". Tất nhiên là anh ấy bị kỷ luật.
Ngay từ khi đó mấy đứa tụi tôi đã cười với nhau "ĐÚNG LÀ C THẬT, MÀ CÒN HƠN CẢ C!".
Chuyện tăng gia vẫn còn, nhưng mong sao ở đâu đó không còn cái chuyện C như thế. DMinh

Nặc danh nói...

Tuần qua không có dịp "Dạo quanh phố phường....", nay mới ra đường đã "nhìn "thấy câu chuyện về f.. và c.. kể cũng thú vị. Lần theo ngõ nhỏ "Lời góp" định viết, song tự thấy không nên khai thác chủ đề f.. và c..vì tòan chuyện người thực việc thực. hòan tòan nhất trí với Anh Dương Minh. K9

Nặc danh nói...

Một người xướng, hàng chục người họa thế này, xem ra đề tài CƯT vẫn hấp dẫn, được nhiều người mến mộ. Vậy em "xin phục vụ" thêm CƯT cho các bác.
- Ngày vừa giải phóng SG. Em hăng hái sục vào đống tàng thư của địch.Trong mớ hỗn loạn ấy, có cuốn binh thư dành cho bọn biệt kích, thám báo...xin được trích đoạn:" Khi đến gần căn cứ của Việt cộng... nếu phát hiện thấy phân màu xanh rêu là bọn chúng đang đói, thiếu lương thực nên phải ăn toàn rau rừng, cây củ ...Còn nếu phân màu vàng là chúng được cung cấp bởi nguồn hậu cần tốt, giàu dinh dưỡng, chứng tỏ chúng giữ được mối liên hệ chặt chẽ với tuyến trên....".
Phần sau là đoạn phân chìm dưới suối, phân nổi lều bều... đều được giảng giải , phân tích một cách khoa học, hết sức uyên thâm.Xem ra cứt đái cũng nói lên được nhiều điều.
Các bác thấy thế nào? Các Viện- Trường của ta; nên chăng - mở thêm "khoa cứt học" !?

- Hồi này thiên hạ nói nhiều về chuyện " đầu vào ", " đầu ra" trong làm ăn kinh tế...
Em chả am tường gì ba cái mảng kinh doanh ,chỉ hiểu nôm na : Bọ khoái khẩu, cứ ních thật nhiều ( đầu vào) mà không lo ị( đầu ra ) là ...Bùm, tan xác.
Vai trò đầu ra quan trọng đến mức người ta dùng để xây dựng kế hoạch, quyết định năng suất đầu vào, tính toán hiệu quả kinh doanh...Thế mới có chuyện kích cầu, lo giải quyết đầu ra cho guồng máy kinh tế nó vận hành thông suốt.
"Đầu ra" mà bị tắc ( táo bón)thì chả ai dám xơi thêm (đầu vào). Như vậy đầu ra mới là yếu tố quyết định mọi chuyện, nó là căn cứ, yêu cầu, động lực cho đầu vào ...
Nhưng " vào ít" mà "ra nhiều" quá thì sao nhỉ? Là nền kinh tế bị " tiêu chảy" chứ còn gì nữa . Không mau mau tọng mấy quả ổi xanh, e kinh tế nước nhà suy sụp,rối tinh, rối mù. Khiếp chưa!
Ấy là chuyện kinh tế, còn chuyện tinh thần. Cứ ngẫm mà xem : Các bác cứ ních vào bao nhiêu ấm ức, lo toan, bao cái khốn khó, thăng trầm của cuộc đời...các bác không lo "bài tiết" qua blog Trỗi thì... " Đầu ra" tắc, nguy hại lắm thay "nhất nhật không...ị, khí tồn đại não", rất dễ ung thư, tai biến.
H Thành hắn cứ chửi em là " hay nâng quan điểm",chả biết đúng , sai thế nào ? Mong các bác chỉ giáo .
TM

Nặc danh nói...

Đúng quá.Bài của TM (ai nhỉ(?))rất hay.Kiến Quốc nên đưa thêm bài về "đái" đẻ anh em "họa" theo cho đủ bộ.Quang xèng.

Nặc danh nói...

Quàng xèng ơi là Quang xèng. Hy vọng rằng QX không nghĩ TM là (V)Tuyết Mai nhé. Chắc mới gặp lại bạn bè cũ sau bao nhiêu năm thì VTM chưa có thể bạo mồm, bạo miệng như bọn mình đâu, mặc dù đi đâu cũng được Hữu Thành hộ tống ( bạn gái riêng của hắn như đã tự giới thiệu để lòe mọi người mà. TM là Thanh Minh. Đọc giọng văn ngọt như mía lùi nhưng thâm thúy như các cụ đồ nho và sắc như dao bổ cau thì QX sẽ nhớ lại dáng dấp của TM hồi còn ở trường Trỗi. Thế nhé, chuẩn bị cỗ bàn linh đình để tao và Dương Minh được thưởng thức tài nghệ nấu nướng của Hương và học tập cách vừa ngồi phì phèo thuốc lá vừa chỉ đạo của mày.

Phú Hòa

Nặc danh nói...

Các ông "hải ngoại"ơi! Các ông ở xa quá thì đến hỏi Quý nhẽo cho nó gần: cái thằng TM ấy đích thị là anh của cái VTM.
Chẳng hay ho gì chuyện thấy người sang bắt quàng làm họ nhưng " thiên cơ" nó sắp đặt thế đành chịu.
Cái " lời góp" của TM khi đăng có hỏi chủ bút H Thành:" liệu có mất VS quá không?" thì nhận được ngay lời khen rất đắc ý:" Thối cỡ ấy thôi, không thể thối hơn được nữa".
Cơ khổ! Mình chỉ sợ Blog của hắn bốc mùi.
TM