Thứ Bảy, tháng 12 15, 2007

TÊN “PHONG KHẨU” TỪ ĐÂU RA?

Đi Quế Lâm về, có chuyện muốn nói và rất muốn đăng trên trang tin k6 cho k6 "xôm tụ" lên 1 chút, nhưng đáng tiếc chẳng biết làm sao để đăng và cũng không biết ai là Admin. Vậy đăng "ké" K4, không biết anh HT có "phiền lòng" không .Đã vậy còn không biết đăng bài mới vào chỗ mô, nên mượn tạm phần nhận xét này để đăng. Mong rằng cứ có người đọc là vui rồi.
Hà Chí Thành



Tôi vốn không học tiếng Trung, nên hồi ở Quế Lâm, ngoài mấy bài hát “truyền thống” thì chỉ biết vài từ “ruột” như “xia xia”, “nỉ hảo”, “mao chủ sỉ” và quan trọng nhất là “cấy ủa”…. Do vậy trong tâm trí tôi Quế Lâm là Ytrung và Trường mới. Tên “Phong khẩu” (nghe rất tàu) chỉ đến với tôi sau 30 năm, từ khi cuốn “Sinh ra trong khói lửa” được lưu hành. Vẫn tự nhủ vì mình dốt tiếng Hoa nên địa danh của “Trường mới” mãi tới giờ mới biết. Thật là trễ vẫn còn hơn.
Nhưng (chữ nhưng luôn đem lại bất ngờ) trong chuyến về thăm Quê Lâm tháng 10/2007 vừa qua tôi mới được biết một bất ngờ. Số là, bữa đó, sau khi đã đi thăm lại Ytrung vào buổi sáng, chiều, mọi người quyết định đi thăm trường mới. Cậu lái xe người Hoa và cháu Kiệt (hướng dẫn viên du lịch người Hoa nói tiếng Việt rất tốt) không có gì lạ đối Ytrung (vì đó là tên một trường nổi tiếng ở Quế Lâm), song với “Trường mới” thì khác. Lên xe, đợi mãi không thấy đi, quan sát mới thấy 2 cán bộ “đường lối” người Hoa thứ thiệt đang lúng túng với tấm bản đồ Quế Lâm. Tôi hỏi : “Sao vậy, mấy cậu là thổ dân mà không tìm ra đường đi à ?” “Chúng cháu tìm mãi mà không biết Phong Khẩu nằm ở chỗ nào trên bản đồ”. Rất may, hôm đang trên đường từ Đồng Đăng tới Quế Lâm, anh Hữu Thành khóa 4 đã có đưa tôi xem bản đồ Quế Lâm và chỉ cho biết vị trí YTrung, Trường mới (Phong Khẩu). Tôi nhanh nhẹn chỉ “Đây, Phong Khầu ở chỗ này” “Phong Khầu? không có tên này trên bản đồ !” “Chữ Hoa, tao không đọc được, nhưng chắc chắn đây là nơi tui này muốn tới bây giờ. Có biết đường đi không ?” “Ok, nếu thế thì quá dễ” và xe xuất phát tới trường mới.
Đầy một sự ngạc nhiên tôi hỏi Kiệt “Đây là Phong Khẩu mà mày không biết?” “Dạ, có lẽ là tên hồi xưa, chứ bây giờ không ai biết Phong Khẩu là ở đâu cả”. Để kiểm tra, tôi nói Kiệt hỏi mấy học trò đang học tại “Trường mới” ngày nay. Tụi nó cũng không biết Phong Khẩu!! Sau đó trao đổi với mấy anh em khóa 5 thì được giải thích: Phong Khẩu là tên của mấy thầy trường mình đặt vì nó có nhiều gió quá” (?).
Oh là là! Tôi không biết thực hư, tiếng Hoa thì càng không biết, song chắc chắn Phong Khẩu không phải là địa danh nơi “Trường mới” đặt. Tuy nhiên chúng ta cứ dùng nó riết rồi thấy quen và rồi ghép tên cho nó. Rồi ghi luôn tên này lên tấm bia kỷ niệm được gắn tại “Trường mới” trong một nghi thức long trọng hôm vừa rồi, có cả tiếng Việt và tiếng Hoa!! (xem hình - đáng tiếc là pass hình lên không được - do quá dốt)
Chỉ tội nghiệp mấy đứa học trò đang học tại đây lỡ vô tình đọc thì lại tưởng ai đó đã đem tấm bia kỷ niệm của chỗ khác về đây. Hay chúng tưởng cái trường của mấy ông già Việt Nam này có tên tiếng Hoa là Phong Khẩu cũng nên!

Hameok6

8 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Hoá ra là thế, bây giờ "mỗ" cũng mới biết!
Nhưng thực ra trên bản đồ Quế Lâm chỗ Trường Mới vẫn còn ở ngoài rìa. Cái chỗ chỉ cho Hà mèo là Trường ĐH Công nghệ Điện tử ở gần hơn. Thế nên có lúc tưởng là Trường Mới bây giờ là nó. Hôm chuồn ra khỏi lễ 70 năm Y Trung đi xe bus, thấy anh Trạch đọc trên bảng tuyến bus có trường "... Hàng Thiên" mới biết còn phải đi nữa. Trường Mới là điểm cuối của xe bus số 24 (tuyến 13 còn đi xa hơn) mà khi đi vào Quế Lâm nó lại chạy ngang qua lối vào Thất Tinh Công Viên. Thế mới có chuyện mất 42 tệ chỉ để Minh Nghĩa vào đi bộ và ... tè. Nếu biết đằng nào buổi tối cũng trễ chuyến Hai Sông Bốn Hồ thì hôm ấy chui vào lại Thất Tinh Động để TM thoả lòng nhớ mong.

Nặc danh nói...

Có thể như Hà Mèo nói, nhưng cái tên Phong Khẩu này tôi nghĩ không phải do thầy chúng ta đặt đâu.Vì khi chuyển từ Ytrung sang trường mới thì đã nghe cái tên này rồi. Đây là khu dân cư cũ, song không biết vì lý do gì mà nó thành nghĩa địa.Khi Bạn xây cho ta trường thì phải dời nghĩa địa này ra ngoài, sát ngay cạnh đường đi. Tôi rất ấn tượng về việc này,cái cách cải mộ của người Tàu, từng luống xương phân loại theo các bộ phận( của xương). Phong khẩu là Họng (miệng)gió, có lẽ chỉ để chỉ một vị trí rất nhỏ thôi ,là khu vưc khe giữa núi có tháp nước và khu đồi thông ben phải mới trồng vị trí dó chính là khu vự K5,K4,K3 và nhà ăn.Có lẽ các thầy lấy tên đó gọi chung nên mới có chuyện các chuyên gia "đường lối" không biết.Các lốc xoáy nhỏ thường thấy chúng chỉ xuất hiện khu vực này là nhiều,nó di chuyển đến ngang khu hiệu bộ là quay ngược lại.Đó là tôi phỏng đoán thôi, cuộc truy tìm tên Phong Khẩu có lẽ phải tiếp tục, vì các thầy của chúng ta còn đó.
DS

TranKienQuoc nói...

Mời xem lại Tập 2, trang 940, bài "Trường ta đã ở Quá Tử Sơn".
Em Tần Hiểu Khiết, nay là giáo viên tại Đại học Sư phạm Quảng Tây, là dân vùng này. Bố mẹ em là giáo viên của Trừong Lâm nghiệp, cách trường mới của ta vài km về phía thành phố. Năm 1967-68, em chưa sinh nhưng khi lớn lên thì nghe bố mẹ nói có 1 trường VN ở phía trong.
Quả thật từ 2003 khi tôi nhờ tìm khuôn viên trường ở địa danh "Phong Khẩu" thì em và nhiều người không biết.
Có thể lí giải như Dũng Sô: tên riêng của khe núi mà thổ dân gọi nên không có trên bản đồ.

Nặc danh nói...

Mọi người nói chuyện Phong Khẩu và Quá Tử Sơn làm Đệ nhớ vưa hôm qua ngồi cung Lê Vân K7,nó bảo chiều chiều vẫn vượt rào phía bể bơi ra thăm mộ của Văn Hòa K7 và Linh K8 chỉ khoảng mấy trăm m thôi.Vừa rồi ae minh sang chỗ đó chưa thay đổi mấy , còn hy vọng đấy.
AQ lần trước đi tim ở khu vực nào?Có gần đấy không?
KV.K7

Nặc danh nói...

Còn 1 địa danh nữa gần Trường mới về phía QL là núi "Đầu Mào". Tuần nào tụi mình chẳng phải chạy thể dục sáng gần đến đây mới quay về. Thử hỏi dân QL xem có biết địa danh này không? JM

Nặc danh nói...

Núi "đầu mâu", nhưng lính ta cố ý đọc như vậy cho nó ... xuôi.
HCQ

Nặc danh nói...

Núi "Đầu mào" (có nghĩa là cái đầu đó, do ae Trỗi đặt) nằm gần QL, cách Cầu Giải Phóng khoảng 2-3 Km. Còn nơi ae mình sáng nào cũng chạy tới nơi rồi quay về là cách trường mới 1 Km, nơi có gốc đa và 1 cái miếu nhỏ, nay chỉ còn cây đa. Ko biết tên địa danh.
HMk6

TranKienQuoc nói...

Cuối 2003 đã tới gần khu mộ của Linh và Hòa nhưng cỏ lác che kín hết, chưa tìm ra.
Còn anh Lưu Dũng chôn ở trên đường đi Dương Sóc, cách trung tâm khỏang 10km về phía tay trái.
Đã đặt vấn đề với chị Trần Hồng, Phó giám đốc Sở Ngọai vụ về việc kiếm mộ 3 lính Trỗi.