Thứ Năm, tháng 5 28, 2015
QUỐC ANH MỜI DỰ TIỆC CƯỚI CỦACON GÁI
Gửi bởi buidungso lúc Thứ Năm, tháng 5 28, 2015 9 lời góp
Chủ Nhật, tháng 5 24, 2015
Kinh nghiệm Hàn Quốc.
Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội. Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo…bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác. Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa. Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú. Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy. Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này? Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính. Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc. Nguon: http://thanhnientudo.com/2015/03/17/nhieu-nguoi-bao-doc-xong-bai-nay-khoc-vi-thuong-dan-toc-viet-nam/
Gửi bởi Tuong Lai lúc Chủ Nhật, tháng 5 24, 2015 6 lời góp
Thứ Sáu, tháng 5 22, 2015
Dâm Đàm
Chắc mọi người biết rồi, không rõ lắm như nói trong toàn thư mở tiếng Việt thì cũng lơ mơ đâu đó, một trong những tên cổ của Hồ Tây là Dâm Đàm; nghĩa là "hồ (đầm) mù sương". (ảnh: toàn thư mở đã dẫn)
Ấy vậy mà cảnh hồ Tây mù sương hình như ít người gặp, thậm chí hình dung ra nó như thế nào.
Tình cờ đêm hôm kia, sau một ngày nắng nóng có cơn mưa vào lúc xem TV đã thấy chán chán. Leo lên nhà, ra ngoài trời ngó xem mưa tạnh thế nào. Thì thấy những đám mây thấp lè tè dưới bóng những ngôi nhà cao tầng. Phía ấy là hồ Tây.
Hướng nhìn về Đông Nam, mây bay từ trái sang phải sau nhà cao tầng vàng kia thì trôi tới che mờ tòa nhà Lotte ở tận đằng xa. Tòa nhà này cao lắm là 200m ở xa tít thì cái đám mây ở gần này chắc chỉ vài chục mét thôi.
Ở mặt hồ chắc sương mù dày đặc lắm, có lẽ giống với mây trong một bức ảnh mà MP C11K6 mới đăng gần đây trên Facebook, cảnh châu Âu. Mình mà lặn lội ra sát mặt Dâm Đàm thì có khi giống hơn một tí,...
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 5 22, 2015 10 lời góp
Nhãn: bạn Trỗi, Chuyện Trời Đất, Du lịch
Thứ Năm, tháng 5 21, 2015
Đóng góp cho Hội Trường 50 năm (1965-2015)
Anh Vũ Hòa Bình, Trưởng BLL k4, sáng nay mới dự họp với Ban LL Trường về việc chuẩn bị cho Hội Trường 50 năm dự kiến tổ chức vào ngày 14/10/2015, tại Cung Văn hóa Hữu nghị.
Có nhiều nội dung, mà quan trọng nhất để thực hiện là phải có tiền. Cuộc họp đã xem xét tính toán chi tiết các khoản chi cần thiết và kết luận tối thiểu phần góp của K4 là 50 triệu Đồng.
Khoản đóng góp này được chi cho các việc tổ chức lễ kỷ niệm (thuê hội trường, trang trí,...), các hoạt động khác (văn nghệ, quà kỷ niệm,...) và liên hoan toàn trường. Tiền sách làm sách SRTKL 4 chưa bao gồm và có thể được miễn vì trong k4 đã có lời hứa tài trợ làm sách.
Vậy Trưởng ban LL thông báo tới các bạn để mong mọi người tham gia đóng góp cho buổi lễ này.
Bổ sung ngày 22/5: ở Vườn Treo tối nay không đông người lắm, cũng bàn về chuyện này. Có anh Hồng Thao nói rõ hơn một chút về các khoản chi đã tính đến: thuê hội trường, văn nghệ,... riêng tiệc liên hoan thì hơi dội với mức mâm 10 là 2,6 triệu đ/mâm.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Năm, tháng 5 21, 2015 6 lời góp
Thứ Tư, tháng 5 20, 2015
Xưa của thời... các cụ
Chuyến vào chơi với bạn Trỗi dịp 30/4 vừa rồi, gặp Vĩnh Định đôi lần. Không lần nào không nhớ về các cụ thân sinh. Tôi nhắc chuyện cha tôi kể hồi còn học trường nghề với nhau ông hay... cóp bài của bác Trản, bác Trản là cha của Vĩnh Định.
Rồi hai ông đi suốt với nhau cho đến từ Côn Đảo về sau CM tháng 8. Tôi cứ tưởng rồi mỗi ông một nơi, bác Trản ở Cà Mau theo như Vĩnh Định kể còn cha tôi đâu đó Nam Bộ.
Nhưng lục tìm lại được bản chụp lại thủ bút 1984 của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (thường được biết với danh nhạc sĩ) gửi tặng cha tôi (một trong những đại biểu đi trên chuyến thuyền ấy-lời LHP) bài hát Vượt Trùng Dương ông sáng tác trên thuyền đi từ Cà Mau ra Bình Tuy đầu năm 1946; thì nghĩ là cha tôi cũng ở cùng một vùng với cha của Vĩnh Định.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Tư, tháng 5 20, 2015 12 lời góp
Nhãn: bạn Trỗi, Chuyện Trời Đất
Thứ Hai, tháng 5 11, 2015
Chuyến đi Cà Mau
Sau những ngày gặp bạn và tiệc tùng ở TP HCM. Anh Huân, cán bộ B25 Viện KTQS cũ rủ mình đi chơi Cà Mau. Không mượn được xe nên hai anh em đi xe của hãng Phương Trang, xuất bến từ Lê Hồng Phong. Và mình thấy hơi lạ là cứ 30' có một chuyến mà mãi tới trưa mới có vé ở vị trí tàm tạm. Các chuyến trước hầu như hết vé hoặc vé cách xa nhau. Về Cà Mau, bọn mình chưa ra Đất Mũi được mà mới đi Hòn Đá Bạc và Khu bảo tồn U Minh Hạ. Chẳng qua vì người địa phương bảo rằng ra đó ... chẳng có gì đáng xem. Thực tế thua xa sức tưởng tượng. Vẻ hoang sơ không được như những ngày quân ta đi Hồng Ngự, Đồng Tháp năm 1977. Ngay cả muỗi cũng khó tìm ra. Ấn tượng đang kể nhất có hai thứ. Thứ nhất là người thành phố tràn tới các vùng xa ngày lễ thật là nhiều. Các khách san trong Thành phố Cà Mau kín chỗ, một phòng lẻ cũng không tìm ra. Bọn mình phải thuê xe ôm đi tìm ra vùng ven mới có chỗ nghỉ. Và nhớ vậy mới thấy Cà Mau đang đô thị hóa khá mạnh. Thứ hai là sản vật vùng miền quá hiếm hoi ở những trạm dừng chân. Không những vậy hàng hóa bày bán ở những trạm này quá nghèo nàn. Ngay cả trái cây, thứ ai cũng nghĩ miền tây rất sẵn cũng rất ít. Và có vẻ người mua vẫn thích chọn trái cây Thái hơn. Phải chăng dân miền tây đang nghèo đi? Khó mà nói như vậy, nhưng nỗi lo thực sự đã thấy ngổn ngang rồi. Tự Thành
Gửi bởi Lê Tự Thành lúc Thứ Hai, tháng 5 11, 2015 7 lời góp
Tin buồn: Mẹ LS Nguyễn Văn Ngọc mất
Cụ bà Trần Thị Ngọ, sinh năm 1931, là Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, mẹ liệt sỹ Nguyễn Văn Ngọc, K4(*) K5 Nguyễn Văn Trỗi, do tuổi cao, bệnh nặng, Cụ đã từ trần hồi 06h15 ngày 09/05/2015 (Tức ngày 21/03 năm Ất Mùi), tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.
Lễ Viếng từ 16h00 - 18h00, thứ hai, ngày 11/05/2015, tại Nhà Tang Lễ BQP, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ Truy điệu và Đưa Quan tiến hành từ 18h00.
Lễ An Táng được tiến hành vào sáng ngày 12/05/2015, tại Nghĩa Trang xã Đức Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Tin đăng trên trang K5.
(*)-LS Nguyễn Văn Ngọc cũng là bạn Trỗi k4.
Các bạn k4 sẽ tham gia cùng k5 viếng Cụ vào 16h.
Thông tin thêm: mộ NV.Ngọc và bố hiện nằm cạnh nhau trong NTLS huyện Đức Thọ, tại xã Đức Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Nghĩa trang xã Đức Yên, nơi đưa Cụ Bà về, ở ngay thị trấn Đức Thọ.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 5 11, 2015 0 lời góp
Thứ Bảy, tháng 5 02, 2015
GIAO BAN CAFE
Thân mời các bạn tới GB Cafe tại địa điểm mới:
- Thời gian : Sáng chủ nhật 3/ 5/ 2015.
Có chỗ đỗ xe hơi ,bình bịch
Gửi bởi buidungso lúc Thứ Bảy, tháng 5 02, 2015 0 lời góp
Thứ Sáu, tháng 5 01, 2015
Chuyến đi bạn bè
Nghe "khổ biến" là có cuộc gặp mặt quân tiếp quản SG của Viện KTQS tôi bèn rủ VT đi, với tinh thần sẵn sàng vượt khó lấy đó làm lý do. Mà quả là lý do thật, chứ làm gì có, mình vào với bạn mình thôi.
Đã nhiều lần vào SG, ở nhờ nhà bạn; nhà QC-Thu Hồng, CQ, TL, TM tôi đều đã từng ở. Nhưng chuyến này đặc biệt ở chỗ chả có việc gì, chỉ là lê la nhà bạn, chơi với bạn rồi về. Kèm thêm ô.VT, xưa nay vào SG như đi chợ mà toàn ở nhà khách quân đội, trong tình trạng mà tôi dự là đi tỉnh về say, chả có cơ hội biết nhà bạn là gì :-) Chuyến này mục sở thị, cậu khen "bạn mình ở HN chả được như thế, ít ra là tao". Thế mới là chuyện vùng miền :-(
Rồi có một cuộc gặp li kỳ, biết bạn mạng xã hội rồi mới gặp và té ra là các bà vợ (cũ) của các bạn Trỗi, và vì thế còn lần ra vô số người quen chung khác.
Thăm trại gà Đông Tảo ở Long Thành. Lũ gà này vốn là anh TL nuôi. Nhưng giữa phố thị mà tinh mơ mờ sáng mươi con gà gáy vang, đánh thức hàng xóm dậy nghe chó hú phụ hoạ, thật phiền. Vậy là di lý sang tay cho cậu em lính ở ảnh trên.
Rồi KVk7 chở đi chơi nhà vườn của bố mẹ của một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, "Góc Quê" bên hồ Dầu Tiếng.
Thức ăn vườn nhà góc quê, dù không có chủ tiếp đón (chỉ đạo qua điện thoại) vẫn rất thịnh soạn và chu đáo. Gà rau của nhà, cá tự nhiên bắt dưới hồ, cơm cháy nồi gang, bia lạnh, canh xương. Tuyệt.
Trên đường đi ghé "Làng Tre" ở Bình Dương, chủ của nó sưu tầm nhiều loại tre trúc luồng le... từ nhiều vùng khắp nước. Tôi để tâm kiếm cây măng tầm vông định thử trồng ngoài Bắc, mà tháng rưỡi nữa mới có măng lấy giống. Đúng thời gian có cuộc gặp k5 Quảng Ngãi. Không biết loanh quanh SG có kiếm được không thì nhờ bạn k5 mang ra giùm.
Còn lại là những cuộc gặp vui với bạn Trỗi, kín hết các buổi còn lại, ở nhà và ở hàng.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 5 01, 2015 7 lời góp
Nhãn: bạn Trỗi