Trung Liêm
Hà Nội, đêm cuối tuần. Vườn Treo. Lũ bạn xấu lai rai ngồi hưởng lạc
Sài Gòn, sáng chủ nhật. Đôi khi. Bọn bán trời nhâm nhi tán dóc chơi
Thứ Bảy, tháng 1 31, 2009
Câu đối khai bút đầu Xuân
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Bảy, tháng 1 31, 2009 16 lời góp
Thiếu sinh quân
Hình học sinh TSQ Ấn độ (sang thăm Việt nam hồi 11/2003)
và học sinh TSQ Nga:
nom họ chính quy, đâu ra đấy.
Hình lính Trỗi:
"nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng"
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Bảy, tháng 1 31, 2009 5 lời góp
Thứ Sáu, tháng 1 30, 2009
Tin buồn: ông Hoàng Quốc Thịnh qua đời
Lưu ý: đổi từ 10h sang 11h để dự truy điệu lúc 12h.
Ông Hoàng Quốc Thịnh, thân sinh anh Hoàng Mạnh Cường k4, anh Hoàng Mạnh Thắng k7, đã qua đời tại Bệnh viện Hữu Nghị hồi 1h06' ngày 30/1/2009 (5 tháng Giêng Kỷ Sửu).
Lễ viếng ông Hoàng Quốc Thịnh được tổ chức từ 7g30 đến 12g ngày 04 tháng 02 năm 2009 tại Nhà Tang lễ Bộ QP số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội. An táng tại nghĩa trang Mai Dịch.
Đoàn các bạn Trỗi sẽ đến viếng vào lúc 11h.
Xin báo để các bạn biết, chia buồn và đến viếng.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 1 30, 2009 14 lời góp
Game không thể thiếu trong Tết
Các chú các bác Tết nhất rảnh ra là lại ngồi vào chiếu bạc.
Các cháu cũng vậy! Xin mời chiêm ngưỡng!
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Sáu, tháng 1 30, 2009 3 lời góp
Mùng Ba đi chơi xa đến nhà người dân tộc
Theo truyền thống mới gần mươi năm nay Tết nào anh chị em chúng tôi cũng đi chơi xa trong phạm vi về được trong ngày, trong buổi. Những năm trước, khi thì đi đền Và ngay Tp Sơn Tây (mới xuống cấp thành thị xã), khi thì đền thờ bà Âu Cơ xã Hạ Hòa, Phú Thọ giáp Yên Bái, hoặc các chùa vùng kinh Bắc (chùa Bút Tháp), Hải Dương (chùa Thanh Mai), Thái Bình (chùa Keo), ... Chỉ tránh các lễ hội dịp Tết thu hút đông người đi lễ, ngại đông.
Năm nay thấy bảo xuất hành hướng Đông Nam thì tốt, dưng mà không ai đề xuất được điểm nào hay. Cuối cùng chọn theo Cụ Hồ, đi Thạch Lâm xã đầu của Thanh Hóa trên đường HCM. Điểm đến là ngã ba sông Bưởi với sông Ngang, nhà của mr. Quang hiệu trưởng trường PTCS Thạch Lâm (đường mầu tím là chuyến đi thăm tại địa phương, ghi lại bằng GPS).
Ngay sau khi chào hỏi chủ nhà cho con trai, cậu sinh viên ĐHBK năm thứ 3 về hóa dầu, đưa chúng tôi đi thăm di tích lịch sử hang Con Moong.
Đến rồi mới biết đây là một di chỉ khảo cổ mà theo người ta nói các đoàn khảo cổ quốc tế đã đến, đào các hố thám sát phần tầng và phân tích các hiện vật để có đươc kết luận người cổ đại đã ở đây từ 21 nghìn năm trước.
Không có chuyên môn nên những hiện vật và kết luận không làm cho mọi người sự xúc động thường thấy trước các cổ vật chỉ mới có cách nay rất gần.
Trở về nhà anh hiệu trưởng, trong khi chờ ăn trưa tôi tranh thủ chụp ảnh khu vực. Thực ra tôi không lạ gì con sông và cái thác này. Ba bốn năm trước trong một vài chuyến khảo sát công trường đường HCM tôi đã đến đây, đã chụp ảnh cái thác này, và cuối cùng phải quay trở lại vì không thể đi tiếp con đường đang còn thi công với các rãnh sâu do xe tải nặng tạo ra trên nền đất mượn.
Bây giờ thì chiếc cầu đã hoàn thành, và không phải ai quá bộ qua đây cũng có thể hồi tưởng đến chiếc cầu sắt ngày trước ở bên trái sát mặt sông mà chúng tôi đã vượt qua nhưng không thể đi tiếp với con dốc đất trơn trượt rãnh sâu sẵn sàng độn gầm nếu lái chệch đi một chút.
Đ/c hiệu trưởng chủ nhà người Mường, vốn ở đây từ ngày "hai con chim làm tổ", có vẻ như đã khai thác được lợi thế mặt tiền rất vui vẻ mở tiệc chiêu đãi các đặc sản không hẳn là lạ nhưng cũng có đặc trưng riêng. Tất nhiên đoàn chúng tôi cũng chiêu đãi lại họ đặc sản "phong bì" để cho không ai nợ ai. Rượu sắn khô tuy không nặng nhưng chắc nhiều độc tố nên sau đó làm cho tôi trông như quả sim chín. Mình có thể uống hoặc không, rượu của mình hoặc của họ, dù sao tận hưởng cái riêng có của nơi đến ở một mức vừa đủ cũng là cái thú của những chuyến đi.
Sau bữa trưa là chuyến đi vào xóm theo con sông Ngang. Mùa này nước đã cạn, nhiều cây cầu qua sông trở nên không cần thiết, đặc biệt là các cây cầu dành cho mùa lũ lớn. Một vài người trong bọn thử đi trên cầu với kiểu bàn chân ngang của vua hề Sác-lô, một cách chậm rãi. Nếu bên dưới là dòng nước lũ cuộn chảy thì quả thực đi qua chiếc cầu rung rinh bập bềnh theo chân bước này thực sự là việc chẳng đặng đừng.
Đồng bào dân tộc ở men theo bờ sông, chủ yếu trồng mía hàng hóa và một phần đất phẳng gần sông trồng lúa ngô, rau mầu tự cấp. Mía sẽ bán cho nhà máy đường Đài Loan cách đây trên 20km, phía huyện Hà Trung. Trông không có vẻ một vùng kinh tế phát triển, nhưng nói chung có vẻ không đến mức quá nghèo khó. Đặc biệt với những người có vai vế, việc làm một chiếc nhà sàn mới gầm cao với toàn bộ là gỗ tốt, ít nhất 4 chiếc cột gian chính là gỗ nghiến đỏ sẫm, là việc trong tầm tay.
Điện có cho tất cả các gia đình, công tơ treo ngoài cột, nhưng đun nấu thì vẫn dùng củi, rừng ở quá gần và dễ khai thác.
Rau, thịt lợn, cá nướng, bánh trái ngày Tết, đúng như câu được học ngày xưa "ba mươi Tết có thịt treo trong nhà".
Rất nhiều cháu nhỏ mặc đồng phục trường học. Hai cháu học sinh lớp 12 nghỉ Tết. Trường học ở xa 20km, bình thường các cháu ở trọ, vài tuần về một lần bằng xe đạp, còn thì bố mẹ có xe máy đi tiếp tế.
Người dân ở đây rất quý khách, đặc biệt là ngày Tết. Dừng lại chụp ảnh mấy đứa trẻ là có người mời vào nhà uống nước. Ở tận cùng con đường, có mấy chị mời vào nhà, hát bài tiếng Mường cho nghe, mời rượu. Không có nghiệp vụ "ba cùng" nên đành chúc Tết, cười trừ và xin kiếu để còn về. Nói chung trừ những cụ bà thật già mặc đồ dân tộc, hầu hết mọi người đều ăn mặc kiểu Kinh. Tạm biệt, họ mặc đồ dân tộc để chụp ảnh, sẽ phải tìm cách đưa ảnh cho họ. Nói đến chuyện này lại nhớ món nợ ảnh mấy cháu nhỏ nhà Vương trên Đồng Văn, Hà Giang chụp từ hơn năm trước.
Ngày Tết ngoài các trò thể thao mới như đá bóng, bóng chuyền, đồng bào còn chơi các trò dân tộc. Trò đánh mảng chỉ thấy phụ nữ chơi, hỏi ra thì nam giới cũng chơi nhưng chắc là bây giờ không còn hứng thú. Dù sao bọn đàn ông cũng dễ biến chất hơn phụ nữ, họ luôn có cơ hội cập nhật xã hội hơn về mọi mặt. Trò đánh mảng này chơi bằng hạt của một loại dây leo trong rừng. Trong ảnh này là hạt nhỏ, có chỗ khác thấy hạt khá to, bằng đít chai nước La Vie.
Về đến đường HCM, chào anh chị chủ nhà, được biết hôm sau chị cũng đi luyện trò đánh mảng để chuẩn bị thi đấu các xóm.
20h mới về đến nhà, lỡ một cuộc nhậu với đám bạn xấu gọi ời ời từ chiều.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 1 30, 2009 2 lời góp
Thứ Năm, tháng 1 29, 2009
TẢN MẠN CHUYỆN HOA XUÂN
Câu chuyện thứ nhất: SÁNG KIẾN
Sau khi được “A trưởng” quán triệt: ăn Tết phải có hoa xuân nó mới nâng cao giá trị tinh thần. Ông con tôi liền xung phong đảm nhiệm. Nó giơ tay nhận ngay cục kinh phí của “tổ chức” với lời cam kết chắc như bắp “ Đảm bảo giao thừa nhà mình sẽ có đầy hoa”. Thằng này có nói phét không đây! Quả là có những chuyện thuộc lĩnh vực “ trí tuệ quần chúng” mình chẳng thể hình dung được.
… Đến sáng 30 , ông con vẫn đi chơi mút chỉ với đồng bọn, rồi chiều tới , ở nhà vẫn chưa có lấy một cọng hoa. Tôi và A trưởng như ngồi trên đống lửa. Lấy gì mà cúng giao thừa ? Lấy gì trang hoàng nhà cửa? Thằng này tính thử thách hệ tim mạch của phụ huynh?
19 giờ tối ông con xuất hiện, miệng cười toe tét, tay vớ cái đèn pin” Ở nhà chuẩn bị người phụ chuyển hoa vào”. Thằng này chơi chiêu gì vậy, có 500 ngàn mà nó làm lớn chuyện?
30 phút sau, hai chuyến xe ba gác kìn kìn chở hoa đến…
Hóa ra ông con buổi chiều đã đi trinh sát mấy điểm bán hoa gần nhà , “chấm” trước một số chậu hoa đẹp. Chờ gần tới giờ G, người bán hoa không thể lùi được nữa, buộc phải bán tháo đại hạ giá , cu cậu chỉ việc thu vào kèm theo lời cám ơn của chủ. Cái khó nó ló cái khôn là thế . Nghe đâu cu cậu còn xoẳn ra được ít đồng rủ bạn uống café. Một bài học của thương trường: Tỉnh táo , kiên nhẫn, quyết đoán, sử dụng đồng tiền vào đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ!
Mình già thật rồi các ông ạ. Đầu óc hơi bị cũ, thuộc loại “cày sâu, cuốc bẫm” , cung cúc, ky cóp kiếm tiền như mấy mẹ mướp, để rồi đến khâu cuối cùng lại dụng tiền như những gã hâm.
Sau khi nhận được lời khen của tôi. Ông con phát biểu tỉnh rụi:” Thì con đã bảo mà. Thầy, u cứ lo kiếm tiền đi, rồi giao con xài cho đỡ…lãng phí”. Rõ là đồ tinh tướng!!
Sau khi xem Blog Uttroi, nhìn hoa xuân nở tứ tung tôi bỗng có ý tưởng hay hay. Vụ này ứng dụng vào thực tiễn thì chắc lợi trăm bề.
Bạn đã bao giờ mua được giò lan đẹp( theo con mắt của mình), tí tởn mang về “dâng” lên A trưởng mong nhận một lời khen? Anh bạn tôi đã “trải nghiệm” chuyện này . Gã sung sướng bê về một giò lan. Chị nhà thích lắm, nhưng sau khi biết được giá mua ,mặt “sếp” bỗng sa sầm. Mới trời trong , nắng đẹp đấy mà mây đen đã sầm sập kéo tới. Giò lan giờ đã biến thành bụi gai xấu xí đầy khuyết tật. Sao hoa nó lại vàng chứ không phải tím, sao lá nó to như tai trâu mà chẳng chịu nhỏ nhắn mượt mà v...v…v.
Ý tưởng của tôi giải quyết chuyện này cái một. Mà mình nói ra mấy tay TQ sẽ “Yết kiêu” ngay. Đó là việc tập hợp các “ kỳ hoa dị thảo “ vào một đĩa CD- do AE mình tự “ biên tập” nó mới hay , mới độc đáo , chẳng lo đụng hàng. Tết bạn mời AE đến, bật máy hoặc chiếu slai càng hay. Mọi người sẽ tha hồ bình luận. Đó cũng là một cách thưởng hoa.
Có thể tôi chưa đánh giá hết “mức độ làm lợi” nhưng sơ bộ thế này :
- Ai cũng có thể lựa chọn hoa đẹp “hạp nhãn” cho mình.
- AE có thể “sút xiềng” đi chơi, ăn nhậu thoải mái như ĐH. Mọi nghi vấn , cằn nhằn đều được “thần nghệ thuật” che chở. Bởi tôi chỉ đi tìm hoa đẹp về cho bà ngắm thôi mà ?
-Về mặt kinh tế, dễ tiết kiệm đến cả …tỉ đồng ấy nhỉ ?
- Mọi gia đình đều có thể chia sẻ mùa xuân với nhau, theo đúng nghĩa “tết đến với mọi nhà”.
Còn khối cái hay nữa nhưng chưa thể khai ra đây được, các bạn tự tìm hiểu. Ô hay, hóa ra nãy giờ mình toàn tuyên truyền không công cho công nghệ cao. Lão Hợp bên báo Tin học –đời sống vớ được lại đắc chí cười rung cả râu ấy chứ !
Câu chuyện thứ ba: ....
“Vì lý do kỹ thuật”, hết giờ trực rồi ! Phải lên đường thôi.
Tư SG vừa gọi, chai lọ đã sẵn sàng. À mà sao trong điện thoại của hắn lại vọng lên tiếng Nghé ọ…ọ của mùa Xuân Kỷ Sửu?!
SG Chiều mùng 2 Tết
TM
Gửi bởi Thanh Minh lúc Thứ Năm, tháng 1 29, 2009 6 lời góp
Thứ Tư, tháng 1 28, 2009
Đắc Hòa tặng hoa Xuân
TQ BT cho em tham gia "xanh-đỏ-tím-vàng" với, trước là tặng các bác "Bán Trời" nhân dịp Xuân về, sau là "giả ơn" bác TM đã cho bên UT món "mồi" nhậu Tết. Năm mới chúc mọi người và gia đình An Khang-Thịnh Vượng.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Tư, tháng 1 28, 2009 5 lời góp
Thứ Ba, tháng 1 27, 2009
Chơi Tết mùng 2
Trước kì nghỉ Tết bạn hỏi "kế hoạch Tết thế nào?". Thế nào là thế nào, Tết thì làm gì có thể nói chính xác mùng mấy làm gì. Đại loại sát trước và sau Giao thừa là dành cho gia đình, sau đó thì tùy nghi.
Suốt cả ngày 1 Tết tôi đi được 4 chùa, thăm nhà 4 anh chị em và chúc Tết được ông ngoại cháu. Năng suất vậy nên mùng 2 đi thăm bạn.
Điểm đến đầu tiên là nhà HP. Ngoài thăm viếng còn "cứu net". Gần nửa đêm hôm qua nhận được cú phôn "mạng lại chết rồi, không vào được". Hóa ra "chị" đổi dùng máy mới. Cái máy cũ đã đặt openDNS để "lách mạng" đã bị điều về hậu phương.
Chuyện nhỏ, ba phút xong ngay. Chào đi tiếp thì HP nói bận giúp mẹ thằng cháu ngoại nên tôi không đi cùng được, cho gửi lời chúc Tết tới các bạn. Trông thế mà vất vả phết.
Rời nhà HP, tiện đường ghé đón VTM đang ở nhà con trai thăm cháu nội. Lát nữa bọn chúng về quê ngoại mấy ngày. Thế là được "xả hơi" chứ không đến nỗi phận làm ô-sin ngày Tết.
Đến thăm Công Minh, anh bạn này năm vừa rồi có lúc hơi bi quan vì sức khỏe. Được cái sau đận ấy đến giờ tình hình có tốt hơn, nhờ chịu tập và điều trị ở nhà. Có điều người ta khổ một vì người giúp việc về nghỉ thì vợ chồng nhà cậu mệt năm, mệt bẩy. Đơn giản vì nhà cậu kinh doanh khách sạn cho người nước ngoài thuê vốn có năm bẩy nhân viên, Tết chúng nghỉ sạch.
ĐC rồi HH cũng đến nhà Công Minh, theo hiệp đồng "tác chiến".
Tình cờ, khi giới thiệu với bạn của cô Hạnh vợ Công Minh rằng bọn anh là "bạn Trỗi" thì được tự giới thiệu "chồng em cũng học trường Trỗi". Hỏi ra là vợ Huỳnh Trung Hải k8, dân 1A HVThụ, rất biết VinhNQ và trang tin Trỗi. Không may HTHải qua đời chục năm trước vì tai nạn. May mắn các cháu có người mẹ giỏi giang, nuôi dạy các cháu chu đáo. Hôm nay hai mẹ con tự lái xe hơi đi thăm Tết mọi người.
Sau bữa ăn trưa cùng nhà Công Minh thì "bè lũ 4 tên" chúng tôi đến thăm Vũ Mạnh Hùng. Suốt năm qua rất nhiều lần tôi định đến chơi với Vũ Hùng nhưng không thành. Vì cậu giờ hành chính làm việc ở cơ quan, sau đó thì ngoài giờ làm việc ở Hội Người Khuyết tật HN, với trách nhiệm Chủ tịch. Việc "HN tràn ra ... Hà Tây" có nghĩa là địa bàn của gã cũng mở ra đến tận Ba Vì, kéo xuống tới Phủ Lý, ... trừ khi cánh Hà ... "Tội" đòi ... chức. Nhưng theo những điều tôi biết thì cái chức này không ai muốn đòi, hoặc chưa biết đòi để làm gì. Vấn đề với Vũ Hùng lúc này là theo thời gian sức khỏe tỉ lệ nghịch với công việc. Cận Tết còn phải đến cơ quan Hải quan giải trình việc nhập 4 chiếc xe ba bánh chuyên dùng cho người khuyết tật chân. Lý do yêu cầu giải trình của Hải quan là lấy gì để chứng minh đây là xe cho người khuyết tật.
Kể cũng khó, vì theo phản-chứng minh của Hải quan thì không cần khuyết tật vẫn điều khiển được loại xe này! Kinh nghiệm xương máu của Hải quan là đã từng có rất nhiều xe cứu thương, được nhập miễn thuế, chuyên dùng để chở cán bộ đi họp và đi lễ chùa, không cần ... bệnh.
Động viên bạn chăm lo đến sức khỏe, nếu có thể thì chuyển giao bớt "quyền lực" để có thời gian "giao ban", nếu không thì chí ít cũng có thể "hưởng lạc". Rồi chúng tôi ra về, đến thăm "hang ổ" của HH.
Biểu hiện có tính khẳng định cho chuyến về dài hạn của HH là sắm một căn phòng riêng để ở. Tất nhiên là căn phòng ấy đứng tên và ở gần nhà con gái để tiện chăm nom. Một căn phòng khiêm tốn, trong một khu nhà ... dưới mức khiêm tốn, vốn được xây dựng từ thời trước chiến tranh phá hoại. Phần cơi nới dành cho bếp, sau cánh cửa trắng trong ảnh. Với một người, ở thế là được, có bàn ăn, TV, tủ áo, ... Tết cũng có bàn thờ, bát hương, cây chi mai, bánh chưng. Sau Tết sắm thêm tủ kệ, đặt điện thoại có kèm internet. Máy tính đã được dự trù theo chương trình "xóa mù tin học"; trình độ cậu bây giờ khéo chưa ngang bằng xã Mỹ Yên!
ĐC nhất định không chụp cùng trong ảnh này. Không hẳn vì ba người, mà chắc vì cậu nhớ chúng có hẹn 70 tuổi về sống với nhau (tếu).
Cuối cùng, trên đường về nhà, tôi ghé thăm VinhNQ k5 (tên "húy" xì ke), hàng xóm trong làng Xuân La. Đây là quê vợ Vinh xì ke. Đến cách nhà cậu trăm mét gọi điện, nghe trả lời "em về đến nhà rồi" thì đi ngang qua ngã ba, trước mặt hai vợ chồng cậu. Đầu năm được cuốc xe ôm chở ba, không cần mũ bảo hiểm.
Tôi với Vinh xì ke vốn cùng đơn vị nên tôi biết cả hai vợ chồng từ xưa, 3 chục năm trước. Anh em một năm gặp đôi lần, do có "căn bản" bạn Trỗi và đơn vị xưa nên thoải mái nói chuyện. Hỏi có dám chường mặt lên mạng không để tao "xử"? Ok ngay, trông cứ như vợ chồng son. Vinh gọi là xì ke vậy chứ không dám ăn nhậu. Vì yếu uống nên ít "ra gió", anh em ít gặp, nhưng "nấp" ở nhà đọc chùa thì có nên cũng có tin về anh em Trỗi qua mạng.
Anh em hơi bị cũ nên gặp nhau nói chuyện một hồi lại quay sang sức khỏe. Vài bài chữa "mẹo" nghe rất li kì nhưng khỏi bệnh, có bảo hành. Chắc có lẽ phải chép lại chờ khi có dịp thì thử.
Về đến nhà, ôi thôi con mèo đã vật mấy cành đào Mẫu Sơn chuyên nở muộn, làm vỡ cả lọ. Muốn biết hoa/cành đào này đẹp thế nào, xin mời xem ảnh đã đăng trên đây từ 11 tháng trước.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 1 27, 2009 10 lời góp
HOA DẠI
EGk9
Có một loại hoa (loại chứ không phải loài) không bày bán ở chợ, cũng chẳng bao giờ được đem đi thi thố ở Hội Hoa xuân. Đó là Hoa dại. Hoa dại là từ chung để chỉ nhiều loại hoa, bất chợt ta gặp đâu đó ngoài ruộng, ven đường, bên bờ suối...Nó là thứ hoa ta có nhiều trong ký ức trong kỷ niệm hơn là trong đời thực. Nó là những bông hoa năm 11-12 tuổi những cô bé Hà thành hái ở nơi sơ tán về cắm vào cái lọ penixilin bé tí xíu rồi lãng quên đâu đó ở bệ cửa sổ. Nó là những bông tóc tiên mà hồi đó ta chưa biết nó tên là tóc tiên, một chiều chợt tím ngắt góc vườn bác chủ nhà làm ta ngơ ngẩn mà quên mất một cơn bão có thể sắp đến. Lớn hơn nữa, đi xa hơn nữa, nó là:
«Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ
Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi...»
(Anh Ngọc- Cây xấu hổ )
Hoặc là:
«Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng
Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay...»
(Phạm Tiến Duật – Đi trong rừng )
Có một ngày tôi đã rời xa cái tuổi 11-12 của cô bé Hà thành ngày sơ tán dường như cả một cuộc đời, tôi chợt đọc được những dòng sau trong sách: «Hoa dại là thứ hoa nở ven đường mỗi buổi sáng mai nhờ những nụ hôn của các cặp tình nhân trao nhau trong buổi hẹn hò đêm trước...».
Đầu năm mới, xin gửi vào vườn hoa xuân của blog «bông» Hoa dại của tôi
Hoa dại
Tình cờ người dưng qua đường
Và chiều khẽ dần tím lại
Đêm ấy về trằn trọc mãi
Chợt thấy lòng mình bâng khuâng
Chợt thấy lòng mình sao buồn
Tháng năm trôi nhanh đến thế
Ngỡ rằng lòng mình hóa đá
Nào ngờ….Hoa dại rung rinh
Và rồi mình lại giận mình
Vẫn vơ với điều vô nghĩa
Sao mình dại khờ đến thế
Tuổi thơ chết đã lâu rồi!
Chỉ còn hoa là dại thôi
Sáng nay nở thêm một đóa
Rồi vô tình hôm nào đó
Hững hờ ai dẫm nát hoa…
Nhưng chiều sẽ chẳng thành thơ
Tuổi thơ sẽ không về lại
Nếu không còn loài hoa dại
Lòng ta, đâu đó, vẫn chờ….
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 1 27, 2009 4 lời góp
Xuân đến rồi. Xuân thật kỳ diệu. xin gửi các bạn bài thơ chữ Hán tuổi tác :
Minh Kính
Ngã viết nhĩ Xuân kỳ
Ngã viết nhĩ Xuân kỳ
Dịch ý :
Ta nói rằng nàng là mùa xuân kỳ diệu
Ta nói rằng nàng là sự kỳ diệu của mùa xuân
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 1 27, 2009 0 lời góp
Những phút “nín thở” vì Phó Thủ tướng
Có duyên” với người già, trẻ con. Đi không biết mệt, nói thì sắc sảo, hóm hỉnh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân hay làm những người xung quanh “nín thở” vì…bất ngờ. Tổng hợp dưới đây là điệp khúc của những lần “nín thở” như vậy
Mời xem tiếp ...
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/01/825898/
Gửi bởi hameok6 lúc Thứ Ba, tháng 1 27, 2009 2 lời góp
Chợ hoa HN
Gửi bởi Út Trỗi lúc Thứ Ba, tháng 1 27, 2009 2 lời góp
KÍNH TỔNG QUẢN
Xem Blog K4, rồi nhòm Blog Uttroi tôi thấy tủi thân quá. Tết đến, bên người ta “điều” cả cái “chợ hoa xuân” vào đấy, lại cả hoa thế giới nữa chứ chả riêng gì hoa ta, còn bên mình rặt thơ thẩn với chính luận. Khiếp!
TQ “cho ý kiến chỉ đạo” gấp để Blog bên ta nó xanh đỏ ,tím vàng lên một tí mới gọi là Xuân. Cứ nhăm nhăm vào chai lọ là hỏng cả. Nếu “hoàn cảnh” quá thì nhắn tụi em út nó điều sang đây một ít . Các Blog giờ liên thông với nhau cả mà. Tết còn có mấy ngày thôi đấy.
Kính bác
TM
Gửi bởi Thanh Minh lúc Thứ Ba, tháng 1 27, 2009 7 lời góp
Thứ Hai, tháng 1 26, 2009
Chủ Nhật, tháng 1 25, 2009
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Thay Mai Duy Vong SDT: 09368139991
Hồng Hải cũng gọi điện nhờ tôi gửi lời chúc năm mới tới tất cả các bạn, nhấn mạnh "đặc biệt là các bạn kiều bào ở hải ngoại: TG.Quý, Quang xèng, Võ Hùng, Đức Hùng, EGk9, ...".
Cuối cùng, nhân danh cá nhân và những bạn đã có lời chúc tới tôi (KQ, Nhất Trung, HMP, EGk9, Suối, PH, cả các bạn mà tôi không nhớ số di động đó là ai, ...) xin chúc năm mới tốt lành cho tất cả chúng ta.
Giao thừa, xin chúc mừng.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Chủ Nhật, tháng 1 25, 2009 8 lời góp
Sưu tầm câu đối Tết
Vốn dân "đống nghề" chả thạo gì cho ra đầu ra đũa nên tôi không dám màng mảng thơ văn. Nhưng hôm nay nghe được một câu đối năm Trâu đang lưu truyền trong đám sĩ phu Bắc Hà. Người đọc là GS-TS Vật Lý, đọc câu đối của GS Toán, tôi thấy hay chép cho khỏi phí. Đám sĩ phu này mấy năm qua đã "gẩy đàn" nhiều, tâm sự cuối năm nay đang là thôi, không "gẩy" nữa. Bởi thế câu đối của họ là:
Năm Chuột đi, cháy nhà vẫn chưa ra mặt chuột.
Tết Trâu đến, gẩy đàn liệu có lọt tai trâu.
Các bọ kiếm được câu nào hay muốn chia sẽ xin cứ gửi vào.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Chủ Nhật, tháng 1 25, 2009 6 lời góp
Thứ Bảy, tháng 1 24, 2009
Xuân về trên Sài Gòn, hoa mai rực rở. Vì sao Hoa Mai lại vàng?
Minh Kính
MAI PHƯƠNG NAM
Em hỏi vì sao Đào lại hồng?
Rằng: màu hồng ấy của dòng sông.
Em hỏi vì sao Mai vàng thắm?
Rằng: màu nắng ấy, em biết không.
Dầu dãi nắng mưa Đào hóa vàng.
Máu đào trộn với nắng chói chang.
Ba trăm năm ấy gan và chí
Để rực trời Xuân Mai phương Nam.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Bảy, tháng 1 24, 2009 1 lời góp
Thứ Sáu, tháng 1 23, 2009
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Thanh Minh
NGÀY 21/1/1946
Cụ Hồ trả lời các nhà báo quốc tế: " Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm như một người lính vâng lệnh quốc dân ra trước mặt trận vậy... Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập , dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành. Riêng phần tôi sẽ làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu
cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi. Nay tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng Dân tộc Việt Nam. Đảng đó chỉ có một mục đích là làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài".
Tư tưởng HCM luôn mang lại cho tôi cảm giác ĐỘC ĐÁO và MỚI MẺ. Trong bối cảnh và ngữ cảnh lịch sử khác nhau luôn toát lên điều đó. Chính vì vậy mà nó rất thời sự.
Đoạn "Tôi chỉ ... học hành" các thầy CT nói đó là một trong những định nghĩa về CNXH của Cụ. Rất giản dị.
Đoạn tô đậm: Khái niệm "Đảng dân tộc VN" với "mục đích" và "Đảng viên của đảng", cách Cụ loại trừ bọn "ngoài đảng" rất rõ ràng ...
Mùng 3-2 đến rồi. ACE hãy "luận" về chuyện này một chút, đây cũng là cách để "chúng ta hiểu về chúng ta".
TQ có như ngồi trên đống lửa khi đối chiếu với "tiêu chí Blog", tay cầm sẵn kéo?
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 1 23, 2009 10 lời góp
Lời chúc mừng năm mới từ Hoàng Minh Phượng
Minh Phượng gửi thiệp điện tử, gửi lời chúc Tết tới mọi bạn bè trường Trỗi.
Xin bấm vào đây để nhận lời chúc.
(Trình độ hơi bị lùn nên không biết nhúng thiệp vào đây như thế nào)
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 1 23, 2009 1 lời góp
Phố 103
Ba Chai thân mến hát tặng “Phố 103” cho BánTrời, nhất là bác đã từng qua mái trường HVQY.
Các bác nào muốn nghe xin bấm vào đường dẫn dưới đây.
http://bachaiblog.blogspot.com/
Chúc cả nhà Năm Mới khỏe.
Pho 103.mp3 - Hai Tran
Gửi bởi tranbachai lúc Thứ Sáu, tháng 1 23, 2009 3 lời góp
Bản đồ giao thông toàn cõi Việt Nam
Kết luận của 4SG là toàn dân chơi quên bản đồ. Vậy mời mọi người xài Bản đồ Giao thông Việt Nam trên mạng. Khi nào quên chỉ cần vào quán net là có thể tìm được đường về.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 1 23, 2009 6 lời góp
Thứ Tư, tháng 1 21, 2009
Mộ gió
Hôm nay ghé Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố, bỗng "gặp" mộ gió của anh Trỗi. Tuy vậy vẫn thắp 1 nén nhang.
Gửi bởi hameok6 lúc Thứ Tư, tháng 1 21, 2009 3 lời góp