Thứ Năm, tháng 9 30, 2010

Trang web này hiện không có

HMk6 hỏi mở blog thấy trắng ở trên, làm sao mà đăng bài mới? Đúng là cái băng trắng ấy làm mất hết các nút chức năng.
Vậy thì hãy vào từ địa chỉ http://www.google.com/accounts để sau khi đăng nhập có giao diện Google theo danh khoản của mình.
Chuột phải vào Blogger rồi chọn mở theo tab mới để mở giao diện Bảng điều khiển Blogger. Ở đây có nút mầu xanh "bài đăng mới". Bấm vào đấy là có giao diện soạn bài mới thôi.
Ấy nhưng đừng có tin soạn xong gửi được. Mạng nó bị trục trặc thì có thể hỏng nhiều cách. Nếu có được thì cũng coi như an ủi cho cố gắng, chứ mà không được thì thôi, :-) Thôi một lúc lại được. Được một lúc lại thôi. Dạo này cứ thế.

Bịa đặt trắng trợn

"...1 đoạn phim phóng sự của đài Phượng Hoàng thuộc Hồng Kông (Trung Quốc) làm mình không thể không đưa lên để cảnh báo cho mọi người cùng biết!
Đây là phim phóng sự do 3 phóng viên của đài Phượng Hoàng là Hà Nhuận Phong, Lý An Minh và Lưu Quảng Tín cùng thực hiện về chủ đề "Người dân Trung Quốc và Việt Nam đối với vấn đề tranh chấp biển Đông".
"Điều cần cảnh báo là những nhà báo này đã vào Việt Nam theo đường du lịch và thông qua việc bóp méo trả lời phỏng vấn của những người ngư dân Việt Nam để làm phóng sự sai sự thật lịch sử! Theo hướng có lợi cho Trung Quốc và vu cáo Việt Nam! Điều này cực kỳ nguy hiểm vì sẽ gây hiểu lầm cho người dân Trung Quốc là người dân Việt Nam thừa nhận chủ quyền Trung Quốc ở biển Đông. Một mối nguy khác đó là những phóng sự ghi hình thế này có tác dụng lan truyền rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với những bài báo, phóng sự viết (không có hình ảnh)."
Bài đăng trên "Quân sử Vn" mời các bạn đón đọc , xem tại đây

"TSQ" Triều Tiên nhận quân hàm Đại tướng

Chả cần "sinh ra trong khói lửa" "Cậu" cũng được nhận quân hàm Đại tướng (4*) khi mới 27 tuổi.
Theo Thanh Niên (mạng):

Ông Kim Jong-il và con út Kim Jong-un - Ảnh: AFP
"Hãng thông tấn KCNA hôm qua đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-il vừa phong hàm tướng 4 sao cho con trai út Kim Jong-un, khoảng 27 tuổi. Ngoài ra, em gái của ông Kim là Kim Kyong-hui và nhân vật thân cận lâu năm với gia đình ông là Choe Ryong-hae cũng trở thành đại tướng. Những người này nằm trong số 39 người được lãnh đạo Kim phong cấp tướng hôm 27.9. Theo KCNA, ông Kim tin tưởng rằng những người chỉ huy của quân đội sẽ tiếp tục ủng hộ ban lãnh đạo mới của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK)."
Cháu bác Kim hơn hẳn cháu bác Mao, nhể. Mời "Cậu" sang dự Hội trường TSQ VN đê :-)

Thứ Tư, tháng 9 29, 2010

Đài nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm

(Tin Báo Lao động)
Sẽ không phát sóng bộ phim Đường tới thành Thăng Long trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đài truyền hình nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm về chất lượng của bộ phim trước công chúng.
Đó là kiến nghị của Hội đồng duyệt phim Quốc gia sau khi tổ chức thấm định lại bộ phim về vua Lý Công Uẩn này.
Cũng theo Hội đồng, bao giờ phát sóng truyền hình và phát ở đài nào sẽ phụ thuộc vào các đối tác truyền hình của đơn vị sản xuất phim. Đơn vị nào phát sóng sẽ tự thẩm định, tự yêu cầu sửa chữa và tự chịu trách nhiệm về chất lượng của bộ phim.

Có thể tin tưởng vào lời nói của chính phủ TQ được không?

Theo Việt Nam Net "Đại sứ Trung Quốc: Tin tưởng lẫn nhau là nguyện vọng chung".
Khi mà TQ mở cuộc chiến 1979 trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, hậu thuẫn Khơ Me Đỏ đánh sang VN 1978, đánh chiếm Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988 còn chưa được "thanh lý" một cách rõ ràng thì việc:
Đại sứ Tôn Quốc Tường khẳng định, việc tăng cường hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau, thúc đẩy hai bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển là nguyện vọng chung của hai nước và nhân dân hai nước. Ông cũng nhấn mạnh Đảng và Chính phủ Trung Quốc coi việc củng cố và phát triển quan hệ Trung - Việt là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
cũng chỉ là trò diễn của CP TQ mà thôi.

Tương tự: "Sự phát triển của Trung Quốc sẽ không gây tổn hại hay đe dọa bất kỳ ai”, ông nhấn mạnh. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng khẳng định một quốc gia vững mạnh hướng tới tìm kiếm bá quyền không thích hợp với Trung Quốc. Tin trên VietnamNet.

Trả Đường đến thành Thăng Long về đúng vị trí tầm phào của nó!

Bài của Lê Đình Phương trên Sài Gòn Tiếp Thị, trích đăng:

...nền cai trị của người Trung Hoa hơn ngàn năm trên đất nước của chúng ta có thể tóm gọn vào hai chữ: áp đặt và đồng hoá. Nền văn hoá ngạo mạn ấy chỉ muốn lấy đi mà không trao tặng, loại trừ tất cả các giá trị không giống mình, sẵn sàng miệt thị đất nước văn hiến của chúng ta là bọn “Nam man”. Cũng chính những kẻ cai trị ấy thẳng tay đốt kinh sách, huỷ diệt không thương tiếc những tàng thư văn hoá của đất nước này. Chính những kẻ kiêu ngạo và cực kỳ tham lam ấy bắt các vua chúa Việt Nam tiến cống nho sĩ, nghệ nhân, mỹ nữ… sang Trung Quốc, thay vì để cho các giá trị văn hoá sống động, những bộ gene ưu việt ấy triển nở ngay trên chính quê hương của họ. Cuộc cai trị của người Hoa trên đất nước chúng ta đầy hung hãn và áp đặt. Và rất ít tính khai sáng, như nó vẫn đồng hành với mọi cuộc xâm lăng từ một nền văn minh khác.
...Một ngàn năm bị đô hộ, người Việt vẫn không bị đồng hoá. Ít có dân tộc nào bị cai trị trong một thời gian quá dài như vậy, bởi những kẻ dã tâm thì thừa mà tâm khai sáng thì thiếu, lại có thể trường tồn và giữ gìn nguyên vẹn bản sắc. Đó là một phép lạ lịch sử ngoại hạng.
Từ góc nhìn đó, phép lạ về sự tồn tại của văn hoá Việt là đương nhiên, nếu hiểu và chấp nhận thái độ cảnh giác cố hữu của dân tộc trước nền văn minh Trung Hoa vĩ đại.
...Đường đến thành Thăng Long được rêu rao là một vật phẩm văn hoá, cung tiến tổ tiên trong dịp đại lễ ngàn năm chứ không phải là một bộ phim thương mại thuần tuý. Cái sự chướng mắt là từ đây. Nó cũng na ná như việc mời đầu bếp Tây làm bánh gatô cúng ông bà trong ngày giỗ tổ(?), thay vì tấm bánh chưng xanh thuần Việt.
...chiếu vào dịp đại lễ Thăng Long, có thể nó là một sự đánh tráo văn hoá bất kính và thô thiển. Không thể cấm nó như cấm một sản phẩm thương mại thuần tuý, thậm chí rẻ tiền. Nhưng xin đừng hồ hởi đánh bóng, tâng bốc nó, như một lễ vật văn hoá cung tiến cha ông.

Tóm lại, hãy trả Đường đến thành Thăng Long về đúng vị trí tầm phào của nó!

Thông báo Hội trường tại HN

Chiều chủ nhật 26/9/2010, BLL nhà trường đã họp để chuẩn bị cho ngày Hội trường. Chủ trì: Trưởng ban Bùi Vinh. Đến dự có đại diện giáo viên (thầy Phong, thầy Chi Phan) cùng BLL các khóa từ 1-8.
Cuộc họp đã thông qua các nội dung và thống nhất gọi: "Lễ kỉ niệm Ngày thành lập trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi (1965-1970)".
Địa điểm: Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Xô.
Thời gian: từ 8:30 ngày 16/10/2010. Gồm 2 phần chính: lễ và hội, có liên hoan giao lưu toàn trường.
Phương thức: tổ chức trang trọng, vui vẻ. Mong được thầy cô và anh chị em ủng hộ!
(Trần Văn Lưu)

BÁN TRỜI SỢ KHÔNG ĐƯỢC NHẬU

Đang làm việc,chuông điện thoại reo,ngó hóa ra ông bạn TB,
A lô họp trườngmấy giờ?
Thì khoảng 9 giờ gì đó
Vậy họp xong có họp lớp không?
Không.
Vậy tao vào nhậu làm sao đây?
Thì mầy cứ vào.
Nhưng không họp lớp làm gì có chỗ Tao nhậu?
Thì mầy cứ vào có nhậu mà. Họp xong thì nhậu tại chỗ.
Vậy hả?
Thế có phải đóng tiền không?
Có, mỗi thằng đóng ít nhất là 300, tiền này là để tổ chức họp trường.
Vậy hả, thế thì tao vào.

Thứ Ba, tháng 9 28, 2010

Nhà dột...

Giật mình tự hỏi "nghìn năm Thăng Long mà sao giữa Thủ Đô có cái nhà dột từ nóc?"
Nhìn kỹ thì ra "Nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam 3/1929".
Hèn nào cổ thành nhà Mạc nó... mới.

Eo ơi! Mùa hoa sữa


Em vẫn từng đợi anh
Như hoa từng đợi nắng
Như gió tìm rặng phi lao
Như trời cao mong mây trắng

Em vẫn từng đợi anh
Trên những chặng đường quen
Tiếng hát ai xao động
Thoáng mùi hoa êm đềm

Kỷ niệm ngày xưa vẫn còn đâu đó
Những bạn bè chung
Những con đường nhỏ

Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm
Có lẽ nào anh lại quên em
Có lẽ nào anh lại quên em.
***
Chiều tối ra đường, con tim già cỗi đang trăn trở vì "Ngàn năm Thăng long" bỗng loạn nhịp, một thứ mùi hương hăng hắc đang len lỏi qua từng thùng rác di động mà lan toả ra từng ngóc ngách, xó phố. Bỗng chợt nhớ đến ca khúc một thời làm xao động biết bao con tim ông già bà trẻ, từ thôn quê đến thành thị, ca khúc "Hoa sữa" của nhạc sỹ Hồng Đăng.
Ông đèn đỏ này hẳn đã có một tuổi thơ đầy mộng mơ và chắc cũng không thiếu lãng mạn:
Em vẫn từng đợi anh
Trên những chặng đường quen
Tiếng hát ai xao động
Thoáng mùi hoa êm đềm
Và ông chắc cũng đẹp "chai", được một người đàn bà ngóng đợi thì hẳn là sướng lắm, không sướng sao được, người như tôi đây, ước cả đời có một người con gái khắc khỏai ngóng chờ mình thì sướng lắm, sướng đến độ coi tốt thành ra xấu, thơm thành ra thối và bạn thành ra thù ngay, cho nên từ một loài cây thối hoắc, vô danh, có khi còn gây bệnh dị ứng, qua cái sướng của ông nhạc sỹ biến ngay thành một loài cây lãng mạn, không có không được, loài cây có hương hoa làm biết bao con tim thổn thức!!!
Một bài hát hay, một ca khúc lãng mạn giống như làn gió mát đến đúng lúc giữa trưa hè. Cuộc sống vui hơn, tình người sâu đậm hơn, tình yêu đôi lứa được tôn vinh, những điều đó đáng được biểu dương chứ! Nhưng trò đời, cái gì đi quá lên đều bất cập, bạn thưởng thức một tô phở lúc đang đói, tô phở đó ngon lắm chứ! nhưng ép bạn ăn thêm đến bốn năm tô thì sao nhỉ? Chán phè
Một bà vợ yêu, đến bà thứ hai, lại thêm bà nữa, ở tuổi xấp xỉ lục tuần thì có chán không? là con người thì có khi lại khác, lại phải xem bà ấy có nhòm ngó cái túi mới hơi dày dày của mình hay không mới nói được có "chán phè" hay không! hế hế
Nhưng với cái cây hoa sữa này thì buồn thực sự, nói thế không phải vì gét bỏ gì nó, nói là nói cái sự tình của người đời. Hoa sữa từ thời xa xưa được trồng trên một đoạn phố Nguyễn Du, bên bờ hồ Hale thơ mộng, nhiều người dân lân cận cảm thấy phiền lòng vì thứ mùi hăng hắc vì lòai cây có dầu này, lúc đầu nó có ít nên thực ra cũng có thể chịu đựng được, thậm chí đó cũng là một điều rất riêng với những ai đó nặng tình. Khi bài hát được phổ biến, người ta bèn lấy đó làm tiêu chuẩn của sự lãng mạn, có khi lại là hồn cốt Thăng long nữa, nói đến Hà nội là phải nói đến Hoa sữa, thế là lòai cây này được trồng tràn lan, Hà nội một trồng, Hà nội hai trồng, thành phố trồng, nông thôn trồng, biệt thự trồng rồi đến lều vịt cũng trồng, Hoa sữa được trồng đại trà khắp đất nước mà không thấy được sự lố bịch, học đòi của kẻ tầm thường.
Dân trí thấp, mà quan trí lại càng thấp hơn. Hoa sữa là việc nhỏ nhưng cách "đối nhân xử thế" dạng "Hoa sữa" mới làm chúng ta quan ngại.
Hoa sữa nở giữa những ngày kỷ niệm ngàn năm Thăng long, hy vọng mùi hương của nó bớt chút nồng nặc cho người Hà nội đích thực dễ thở hơn một chút. Hy vọng bé nhỏ cho những ngày mong chờ một sự đổi thay tích cực.
Dù có thế nào thì bài hát vẫn hay, mời các bạn nghe lại ca khúc "Hoa Sữa" của Hồng Đăng.Bài hát do ca sỹ Mỹ Linh trình bày.

Thứ Hai, tháng 9 27, 2010

Một hội mặt nhầu, gian, hiểm :-)

Ông VT ngày thường đi chơi thoải mái, đứng ra tổ chức cuộc gặp với mấy tay Y 4 (chúng nó tự bảo thế). Dây phải ông QD, bị bắt đi xem cơ nghiệp.
Ai cũng công nhận QD quá giỏi. Vài năm dựng cả một công ty dược hoành tráng vài ba trăm tỉ tiền vốn.

Ở đâu ra mà lắm thế. Muốn biết thì cứ nhìn mặt đám bạn này xem, chả riêng gì QD. Vừa nhầu, lại còn lắm mưu, nhiều kế. Trông chả sướng tí nào :-)
P/s: trừ mấy anh ăn lương nhà nước đến cùng mới lĩnh sổ hưu :-)

Chương trình ca nhạc đặc biệt

Hưởng ứng chương trình ca nhạc dấy lên từ blog các khoá bạn, xin giới thiệu một xeri tình ca êm dịu dành cho những đôi tai lính nhạy cảm, cám ơn cả những người yêu lính lắng nghe và đồng cảm.
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Chuyen-Tinh-Truong-Sa-Le-May-Ngoc-Lan.IW6CA6BB.html



http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Song-Gio-Truong-Sa-Le-May-Hoang-Bach-Hoang-Bach.IW6CA6AD.html

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Dao-Chim-Le-May-Minh-Quang.IW6CA686.html
ĐÔNG A bachai

Về với tuổi thơ (Vân Hùng)

Tối qua, VH điện thoại nói đã gửi ảnh chuyến đi du lịch QL của anh chị em k2, 3, 4, 5, 8 và nhờ post lên mạng. Sớm nay check mail và giúp bạn. Thấy những khuôn mặt rạng ngời, vô tư, trẻ trung của lính Trỗi. Sướng quá! Vì chỉ gửi ảnh mà không chú thích nên biết đâu "chú" đó, sai thì VH comment để sửa nhé!
- Dọc đường hành quân ghé quán... nước(?).

- Đến Nam Ninh rồi! Chiều 15/9.









- Bữa cơm đầu tiên ở Nam Ninh.









- Lại vui. (Chả hiểu ở đâu?).









- Thăm...?









- Bên gốc cây sanh ở ĐHSPQT à? Chỗ này chửa biết!












- Chỗ này cũng lạ. Ở sát chân núi trường mới à?









- Còn đây thì đúng là bên cây thông lính ta trồng tháng 10/2007 ở Phong Khẩu, Nghiêu Sơn rồi! Bà Song Yên có dịp trổ tài nói tiếng Trung.









Sau đó ra cổng chụp ảnh. Đoàn đến 3 nơi mang theo 3 bức trướng kỉ niệm. Hay thật! Lạ đấy.
- Quay lại khu Y Trung cũ (sát dãy Xuyên Sơn). Lưu Đào (xưa ở Y Trung, nay là bí thư Đảng ủy trường Hướng nghiệp du lịch TW QL) đón đoàn. Tháng 10 này anh cùng Cục trưởng GD QL và Mã Kinh (tân Hiệu trưởng Y Trung) sang dự Hội trường ở HN rồi 17/10 bay vào TPHCM.
- Đã về Y Trung thì phải đến chụp ảnh dưới chân núi Ốc. Đứng trên sân bóng cũ đấy.









- Trong lịch thăm Nhà kỉ niệm các trường học VN tại QL là điểm cuối. (Ảnh chụp trước Nhà kỷ niệm đã post trên Bantroik5). Ai cũng xúc động khi thấy lại nhiều hình ảnh, kỉ vật của mình ngày bé. VH tranh thủ chụp ảnh lớp Quyết thắng k8 của chú em trai Võ Hùng. Khôn thế! Võ cảm ơn anh giai đi!









- Quay lại Nam Ninh, ngày 19/9, tới thăm Trung tâm hội chợ ASEAN.









- "Chỗ cá vàng này mà ở ta dễ bị... tuyệt chủng. Cho lên chảo!" - Nhất Trung vừa chỉ vừa lẩm bẩm.

Chủ Nhật, tháng 9 26, 2010

Cầu Hang Tôm mới và cầu Pá Uôn đều đã được đi

Cầu Hang Tôm mới, trong ảnh là lúc chỉ mới có hai trụ, đã thông xe, được dùng. Xa xa trong ảnh là cầu Hang Tôm cũ. Một anh bạn bên QSVN cho hay cả cầu Hang Tôm cũ vẫn đang còn đi được vì nước tích cho thủy điện Sơn La chưa lên ngập cầu cũ.
Còn nhớ tháng 4 năm ngoái chúng tôi đi qua cầu Hang Tôm cũ. Với tôi như thăm lần cuối một người bạn tuy mới quen nhưng đã thấy thân sắp lui về dĩ vãng.
Cứ tưởng còn lâu mới xong cầu mới. Vậy mà đã xong, đã đi, đã thay cho cây cầu cũ.
Cầu Pá Uôn ngày hợp long 18/4/'10
Hơn thế nữa, cầu Pá Uôn tuy không có thông tin khánh thành nhưng được biết là cũng đã được đi. Hai cây cầu này đều trên sông Đà, đứng hàng thứ nhì (Hang Tôm) và thứ nhất (Pá Uôn) về chiều cao trụ đáy sông tới bản cầu (70m và 90m).
Một ngày tốt trời nào đó sẽ phải đi, để xem chúng, như những đứa trẻ tò mò.

Đột xuất thăm bạn Sơn Tây

Cái sự đột xuất nó là thế này.
Hôm qua trong cơn nửa tỉnh nửa say ông Tr.Hà lô-phôn "ngày mai ông bố trí đưa thằng P.Thắng với Y.Trình lên chơi với bọn tôi". Tôi thì biết tỏng hai thằng ấy hôm nay đi Hạ Long, ông Hà (trượng) cầm đèn chạy trước ô tô, soi cứ như tôi chuyên ngành "dắt khách" :-(
Sáng nay trước khi lên xe về Thái thăm bà cụ cậu còn dặn "sẵn sàng đón tiếp các bạn quý lên thăm từ... 5h chiều".
Tình cờ tập hợp được XM, Tb, Qn, bảo bọn chúng có thích thăm bạn vào lúc 5h chiều thì đi. Thế là đi. Nhưng chả chờ tới 5h được. 4h30 cả bọn lại xuôi về HN1. Hoá ra còn nhiều thằng hoàn cảnh lắm, đi một cái là vợ réo con kêu,... Cứ nhìn những khuôn mặt trong ảnh, lòi ra ngay :-)
Nghĩ buồn cười: thằng A mời thì đến chơi thằng B, bảo dắt thằng Y thằng Z thì lại đưa đến mấy thằng O, P, Q. Đúng là "nói zậy...", cái xã hội mình bây giờ nó thế!

Để hướng tới 1000 năm TL: Thành nhà Mạc



Thành nhà Mạc (thành Tuyên Quang) đã trải qua 418 năm tồn tại, dẫu hoang phế, song nó vẫn xứng đáng là một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

Thế rồi, thành Tuyên Quang được người ta lập dự án ngót chục tỉ đồng để “trùng tu tôn tạo”.

Kết quả là người ta đã đánh đổi ngôi thành 418 tuổi lấy cái “lò gạch” chưa một lần hưởng sinh nhật (báo LĐ)

Tìm chỗ nghỉ thuận tiện cho bạn Trỗi

Hôm qua Trần Việt Hoa gọi điện thông báo đoàn đại biểu Nha Trang sẽ khởi hành vào lúc 10h ngày 10/10/10 gồm có các anh k7 Chí Thành và Lương, k4 Việt Hoa, k3 Lý "nhím", trên một chiếc xe con.
Nghe nói đồng bào cả nước không những hướng mà còn đổ về HN nhân 1000 năm Thăng Long và 45 năm Trường NVT các anh sợ ra không có chỗ trú. Nên các anh ấy gọi điện trước, nhờ anh em HN tìm giúp có chỗ nào không cần sang trọng, mà cần nhất là thuận tiện trong trung tâm để dễ giao lưu.
Gần cơ quan tôi có nhà khách cơ quan quản lý Lăng, nhưng mà sợ là mãi tận Kim Mã Thượng không tiện giao lưu. Vậy thông báo lên đây, nhờ các anh em loanh quanh gần Nhà Văn hoá Hữu nghị lo giúp mấy cái KS gần đó. Chắc có lẽ cỡ Nikko thì thôi đừng hỏi, chỉ từ KS/Nhà khách Công đoàn trở xuống là được rồi. Khoảng 13/10 các anh ấy ra tới HN, nếu có thể giúp xin hỏi lại cho chắc.

Thứ Bảy, tháng 9 25, 2010

Một ngàn năm Thăng long- Hà Nội

Mời các bạn xem một video clip về kỷ niệm một ngàn năm Thăng long Hà nội

Tin Hội trường 45 năm

1. Tin họp mặt tại TPHCM:
Thầy Trọng trong ban tổ chức Hội trường phía Nam dặn: Có việc gì cứ giao thầy! Và thầy đã hoàn thành nhiệm vụ. Báo QĐND và SGGP đã đưa tin. Xin cảm ơn thầy!
Đề nghị BLL các khóa tiếp tục thông tin đến mọi người. Lưu ý: Ban tổ chức đã phân công việc mời, đón gia đình LS và thầy cô.

2. Tin họp ban tổ chức phía Bắc:
BLL nhà trường kính mời các ủy viên BLL và BLL các khóa đến dự "buổi họp chốt" về tổ chức Hội trường ngày 16/10/2010.
Thời gian: 16g30 chủ nhật 26/9/2010.
Địa điểm: nhà số 40, ngõ 30 Lý Nam Đế.
Trưởng ban Bùi Quang Vinh.

3. Chị Phan Thị Quyên cảm ơn BLL nhà trường có lời mời tham dự Hội trường ở HN. Nhưng ngày 16/10 (đúng ngày 9/9 âm) là ngày giỗ anh Trỗi. Chị nhắn tin: "Chị không ra dự được và có lời cảm ơn thầy trò nhà trường. Chị sẽ thắp nhang cho Anh, nói các em vẫn nhớ đến Anh để anh phù hộ". Ngày 3/10, chị sẽ có mặt tham dự cùng thầy cô và anh chị em phía Nam.


4. Thầy NSND Trần Hiếu, cựu TSQVN, cũng nhận lời tham dự ở TPHQM.

5. BBT Sinh ra trong khói lửa Tập III tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các bạn: Vũ Hồng Thanh k2, Hoàng Việt Dũng, Nguyễn Quang Bắc (k5), Nguyễn Anh Minh, Ngô Sơn (k6) và anh chị em miền Trung. Xin chân thành cảm ơn!
Chiều qua, Trần Thế Nam thông báo đã chuyển tiền. Cảm ơn bạn!

Thứ Sáu, tháng 9 24, 2010

Tin buồn: Vợ anh Phạm Hùng Nguyên mất

Vợ anh Phạm Hùng Nguyên (đù) mất; lễ viếng tổ chức hồi 12 giờ ngày mai, Thứ Bẩy 25/9/2010, tại Nhà Tang lễ BV Thanh Nhàn.
Xin báo để các bạn biết, thăm viếng, chia buồn.

TM Ban LL
Vũ Hòa Bình

Nha Trang nhìn từ phía biển.

Tôi xin bổ sung cho “không ảnh” của TM mấy kiểu “hải ảnh” chụp được trong một lần đi lặn ở Nha Trang.

 Trên đường ra Hòn Mun.

 Trên đường ra Hòn Mun.


Nhìn từ đảo Hòn Tre.

"Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại"

Tai nạn giao thông(ảnh minh hoạ)
***
Câu thành ngữ xưa nói về một tật xấu, chỉ những người chỉ biết mình mà không biết người. Các cụ xưa đã biết phê phán sự vô cảm. Ngày nay có một thời, tình người đã đầy ắp, hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, chung sức vượt qua một thời hoạn nạn. Âý vậy mà khi đất nước thanh bình, đời sống có phần nâng cao mà một khi tính thị trường(nói nôm là tính chợ búa) phát triển thì đạo đức con người có vẻ xuống cấp trầm trọng.
"Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại" chỉ là câu ví von cho bản chất ích kỷ của người đời. Cái câu "đèn nhà ai nhà ấy rạng" khả dĩ còn lương tâm hơn vì chỉ ở mức độ lo cho nhà mình sáng còn hàng xóm có tối một tý cũng không sao. Nhưng thấy nhà hàng xóm cháy mà đứng im, nếu có mâu thuẫn thì có khi còn vỗ tay sung sướng thì con người đó, xã hội đó hết thuốc chữa rồi. Có biết đâu vì sát vách, nhà nó cháy thì cháy lan cả sang nhà mình. Nhà mình khoá kín không có đường thoát, hàng xóm đứng ngoài nó lại cười hề hề!
Mấy hôm trước, khu tập thể Xí nghiệp dược phẩm trung ương hai xẩy cháy, khu này cũng lắm lính Trỗi từng trải qua tuổi thơ ở đây, k4 có Huy Tưởng, k7,8 có Chú Chính, Vũ v..v.
Bà mẹ tôi cũng sống ở đó với chú em. Tầng dưới đi làm không tắt điện để chập mạch cháy rụi cả nhà, cháy lan cả lên các tầng trên, bà già tôi suýt chết ngạt vì khói, may lần mò được ra cửa, đến hôm nay vẫn thở ra toàn mùi khói, điều hoà này kia là cháy sạch nhưng còn may là còn người, nhà tầng trên gọi thằng làm cháy lên bắt kiểm tra máy móc có ý bắt đền, thằng bé bước chân ra mái nhà lợp tôn thì bị điện rò rỉ giật tung người, chết không kịp ngáp, đi tong một cuộc đời chỉ vì bất cẩn. Khu đó nhiều ma, người ta bảo vậy, mà đúng là nhiều chuyện thật, do ma làm, ai không tin cứ đến đó mà xem, có thằng đang tự nhiên rơi toẹt từ nóc tầng bốn xuống mà không làm sao cả, nó vướng vào sợi dây phơi, ngã xuống rồi đứng dậy đi chơi như không! Cái nhà kia thì không may mắn như vậy, cháy tan nhà rồi lại chết cả người, mà trước khi chết còn phải nhìn nhà mình cháy tan hoang đã chứ! sợ.
Kể cho vui thôi, chứ điều tôi định nói là gần đây, đọc báo chính thống thấy đưa tin Năm anh em trên một chiếc xe Điên, đâm người rồi bỏ chạy, đâm tiếp mấy cú nữa mới bị bắt.(VTC News) "– Khoảng 23 giờ ngày 18/9, một chiếc xe hiệu Captiva Chevrolet dường như trong trạng thái “mất kiểm soát” đâm liên tiếp vào nhiều chiếc xe máy trên phố Lý Thường Kiệt và bỏ chạy. Cuộc tháo chạy bất thành khi chiếc xe đâm nát một xe máy trên phố Khâm Thiên. " Xem tin ở đây Tai nạn giao thông trong điều kiện hiện nay e cũng không có gì lạ lắm. Ra đường là gặp tai nạn, nhưng cái cách người ta đối mặt với tai nạn mới là điều đáng nói, nhân chứng kể lại rằng người lái xe đâm người nhưng không dừng lại, cố tình cho xe tiến đè chết nạn nhân- lại vẫn là quan niệm đâm người thì cho chết luôn, để ngắc ngoải nuôi tốn hơn đi tù.
Nạn nhân là một chú bé mới 17 tuổi, cả một cuộc đời rộng lớn đang đón chờ đột nhiên khép lại, gia đình chú đang lập một trang riêng trên Facebook mong mỏi công dân mạng lên tiếng đòi lại công bằng cho em.
Có thật là có quan niệm đó hay không ? và vì sao một mạng người trong thời buổi này rẻ mạt và mong manh làm vậy!
Chúng ta có thể không quan tâm, cháy nhà người ta không phải cháy nhà mình, một khi nhà mình cháy thì sao đây?
Một xã hội tân tiến không thể để xảy ra những điều như vậy, mỗi người một tay, chung sức đồng lòng thì cái xấu không thể tồn tại được. "Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại" là một thành ngữ cần phải được xóa bỏ trong tâm thức người Việt.

(ảnh minh hoạ)

THĂM QUÊ BẠN

H1 Giao lưu các Babtroi Nha Trang tại KS Việt Thiên.
H2: Bãi Dại QN
H3:nhà Thờ Bùi thị Xuân mới.
H4: bảo tàng Quang Trung.

H6: Các nháu dội võ thuật của bảo tàng đang tập.
Bảo tàng Quang Trung.
H7:thư giản tại Quán cafe gió
Nhân dịp đi chơi miền trung, TM chụp rất nhiều ảnh.

Thứ Năm, tháng 9 23, 2010

"Tây" đến thăm đền

Đền Liễu Giai, nghìn năm Thăng Long
Cơ quan tôi cách đền Liễu Giai có một ngõ. Từ sáng cho tới lúc này vẫn nghe tiếng trống bập bùng, đàn nhị nỉ non, từng lúc lại có tiếng hát, tế lễ. Mà người không đông mới lạ.
Buổi trưa ra vẻ rảnh rang sang xem các cụ làm gì. Hóa ra hôm nay có "Lễ kỷ niệm ngày hóa của Thánh Mẫu Ngọc nương Công chúa 17/8 âm lịch". Như vậy lễ này vẫn diễn ra hàng năm. Tiếc là không mang máy ảnh theo.
Lúc tôi sang là khi đoàn dâng hương của trại Liễu Giai đang múa đoạn cuối. Các bà hàng ngũ chỉnh tề áo dài vàng, quần trắng giầy ba ta trắng tiến lui xoay vòng múa theo tiếng nhạc. Chợt nghĩ cũng giỏi, đô thị phát triển ầm ầm, đình đền lút sâu trong khu nhà tầng mái tôn dân tứ xứ kéo về bằng nhiều cách. Ấy vậy mà vẫn có được sinh hoạt truyền thống làng trại. Có cụ bà ăn mặc khác đoàn dâng hương, cứ như người nhà đền, nhóc nha nhóc nhách múa dẻo chân nhún nhẹ nhàng cứ như bay.
Đi một vòng thấy đền là chính nên gọi là đền, chứ thực ra còn các công năng tâm linh khác ở đây.
Thông thường ở mình hay có cấu trúc trước là chùa thờ Phật, sau là đền thờ Thánh. Ở đây đền lại to, ở vị trí chính giữa. Bên phải lui lại một chút là chùa thờ Phật. Đằng sau có miếu thờ thành hoàng, và bên cạnh miếu là cái nhà nho nhỏ tưởng niệm Chủ tịch HCM. Chắc có lẽ ngày trước cụ Hồ ở gần đây cũng từng đến nơi này?
Bỏ ít tiền lẻ vào thùng góp tiền hương khói. Ra đến đền ngoài, người ta vẫn còn hát, còn nhạc, không tiện vào trong vái Thánh Mẫu. Thôi thì đảo qua thùng tiền công đức góp mấy chục "giọt dầu". Miệng chưa kịp "chối" ghi công, tay mới giơ lên định ra hiệu thì nhà đền đã phát ngay cho gói lộc Thánh, không thể chối từ. Ngậm tăm quay lui cứ như "thằng Tây châu Á". Ai cũng như nó thì nhà đền lõm nặng.

Lệ Mật (Gia Lâm) và Thập tam trại phía Tây Hà Nội

Hơn chục năm nay tôi đã bắt đầu quá trình dịch chuyển về phía Tây, trước nhiều so với chuyện mở rộng nhét Hà Tây vào Hà Nội, hay mới đây là các loại trục thẳng trục cong mà đều có chung một hiệu ứng "nâng cao giá trị đất". Những ai nghiên cứu phong thủy đều biết những năm tới đây đất phía Tây Hà Nội là đất "phát".
Nhưng mà câu chuyện có tính chất nguồn cội của Lệ Mật với vùng đất này thì gần đây tôi mới biết, tóm tắt như sau:
Ở xã Lệ Mật huyện Gia Lâm, phủ Thuận An xứ Kinh Bắc nay là thôn Lệ Mật xã Việt Hưng huyện Gia Lâm TP Hà Nội có gia đình nông dân: chồng là Nguyễn Quang, vợ là Hoàng thị Tâm sống hiền lành nhưng bị muộn con. Một hôm Thái bà đi lễ chùa Đại Bi, thấy trước cửa chùa có một pho tượng đá, liền tụng niệm và ước muốn sinh được người con trai tuấn tú như vậy.
Ít lâu sau bà có mang, giờ Ngọ ngày 13 tháng 1 năm Bính Dần (1026) sinh được một con trai, diện mạo giống y như tượng đá, hợp với điều linh ước. Năm 13 tuổi mới đặt tên là Quý Công. 16 tuổi ông đã có sức mạnh hơn người.
Bấy giờ vua Lý Thái Tông, tên thật là Lý Phật Mã (1028- 1054) có công chúa cả đi chơi thuyền trên sông Thiên Đức (sông Đuống) chẳng may bị chết đuối.
Chàng trai người làng Lệ Mật, tên Quý Công, lao thẳng vào chỗ nước xoáy vớt được thi hài công chúa. Nhà vua cả mừng, sắc phong cho ông chức “Thái Giám nội thị Tự Khanh” và thưởng 100 cân vàng, 100 tấm lụa.
Trong dịp về triều nhận thưởng, ông thấy ở phía Tây thành gọi là Quảng Phúc có khu vườn Tây cấm, đồng cỏ bỏ hoang, cây cối rậm rạp liền dâng biểu lên vua khước từ Quan tước, lụa, vàng chỉ xin vua cho phép đưa dân sang Tây thành Thăng Long, khai hoang, lập ấp trại..
Được vua ưng thuận ông đưa dân vượt sông Nhị Hà sinh sống và dựng lên 13 trại: Liễu Giai, Giảng Võ, Đại Yên, Thủ Lệ, Cống Vị, Hữu Tiệp, Vạn Bảo, Cống Yên, Ngọc Hà, Xuân Biểu, Vĩnh Phúc, Ngọc Khánh, Kim Mã. 13 trại ra đời thành miền đất trù phú.
Tưởng nhớ công lao của ông, hàng năm cứ đến ngày sinh 13/1 và ngày hóa 12/10 nhân dân làm lễ tại Đình tổ chức dâng hương tưởng niệm. Đặc biệt ngày 23/3 (ngày ông đưa dân Lệ Mật sang khai hoang lập ấp tại Tây thành) dân 13 trại lại về Lệ Mật cùng dân làng Cựu quán tổ chức lễ hội rất trang nghiêm.

Thứ Tư, tháng 9 22, 2010

NHA TRANG "KHÔNG ẢNH"

Đoàn DS đi Bình Định, về đáo qua NT bằng "tàu bay giấy" nên chớp được ít cảnh " NT Ngày và Đêm". Không ảnh là chụp từ trên giời đấy ạ!