Thứ Năm, tháng 1 18, 2018

Trường – Kỳ – Kháng – Chiến – Nhất – Định – Thắng – Lợi

(Sưu tầm)
Theo cuốn “Cận vệ Bác Hồ” thì Trường – Kỳ – Kháng – Chiến – Nhất – Định – Thắng – Lợi,… là bí danh của các ông/bà (trong các thời kỳ và thứ tự theo thời gian):

Trường – gồm 3 ông:
-       Võ Chương, người Huế, bảo vệ (và, cũng như các chức danh khác của Việt Minh, “bảo vệ” là một nhiệm vụ không chỉ gồm mỗi công việc bảo vệ).
-       Huỳnh Văn Phức, tức Nhất Văn Lâm, biệt danh Trường Toóng, người Tày, bảo vệ.
-       Phạm Văn Nền, người Hà nội, lái xe (thời kì Hà nội khởi nghĩa giành chính quyền).

Kỳ – ông Vũ Kỳ, tức Vũ Kỳ Ninh, tức Vũ Long Chuẩn, người Hà đông, thư ký.

Kháng – ông Hoàng Hữu Kháng, tức Nguyễn Đăng Cao, tức Nguyễn Văn Lý, người Thái bình, (trưởng nhóm) bảo vệ.

Chiến – ông Tạ Quang Chiến, tức Nguyễn Hữu Văn, người Hải dương, bảo vệ.

Nhất – gồm 2 ông:
-       Hồ Văn Nhất, tức Hồ Văn Trường, biệt danh Nhất Văn Lâm, người Tày, bảo vệ.
-       Long Văn Nhất, biệt danh Nhất Tiên Phong, người Tày, cần vụ.

Định – Võ Viết Định, tức Chu Phương Vương, biệt danh Ngọc Hà, người tày, bảo vệ.

Thắng – gồm 2 ông:
-       Nguyễn Quang Chí (tức Nguyễn Quang Huy), cần vụ.
-       Triệu Hồng Thắng, tức Triệu Văn Cắt, tức Triệu Tiến Thọ, người Dao, liên lạc.

Lợi – ông Trần Đình, người Nùng, bảo vệ.

Cô Chín – bà Lê Thị Thanh (tức Ngọc), nấu cơm.

Xuân – Bác Hồ.

Ngoài ra, trong từng thời kỳ còn có Trung Dũng, Kiên Quyết, Đồng Tâm:

Trung Dũng:
-       Trung – ông Phạm Văn Mộc, liên lạc.
-       Dũng – ông Nguyễn Văn Dong, liên lạc.

Kiên Quyết:
-       Kiên – ông Nguyễn Văn Nga, bảo vệ.
-       Quyết – ông Nguyễn Văn Phúc, bảo vệ.

Đồng Tâm:
-       Đồng – ông Lộc, Việt kiều Thái lan về nước, nấu cơm.
-       Tâm – ông Lê Văn Chánh, người Nam bộ, Việt kiều Thái lan về nước, bác sỹ.

Thứ Năm, tháng 1 04, 2018

CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN

Hồi này Blog các loại đều bỗng dưng chết yểu. Từ ngày thằng Fcebook ra đời, sự tiện lợi của nó đã kéo hết độc giả về bển. Mình thuộc loại bảo thủ, hôm nay mở blog bỗng thoáng vương sầu...
   Năm nay- năm con cầy, Trỗi k4 tính họp ở Tây Nguyên, đây là địa điểm mới, tôi nhất trí ngay. Quỹ thời gian của anh em không còn nhiều, mình nên tranh thủ kết hợp thăm thú mọi miền đất nước như một việc làm có ý nghĩa.
 Tôi xem bài của HT, giới thiệu các loại phương tiện và cách đi Tây Nguyên thấy cũng ổn, dưng mà thua xa phương tiện dưới đây. Các cụ Trỗi là phải cưỡi "chuyên cơ mặt đất" mới xứng tầm nhé. Đi gì thì đi , đến nơi xương cốt nó cứ lục cà, lục cục là mất zui đới.
   
                         CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN BẮT ĐẦU!

                                                                   

Thứ Hai, tháng 1 01, 2018

Năm mới 2018 gặp gỡ mới

Lại một năm nữa qua. Nhớ về cái thời mà níu kéo ràng buộc chúng ta vào trang tin này. Dù sự ràng buộc bây giờ có mỏng manh như hơi thở thì nó vẫn là một sự ràng buộc đáng nhớ, cái thời 50 năm trước ở đất Quế Lâm.
Hôm nọ tôi được cùng một vài bạn ta dùng bữa trưa thân mật, được nhắc nhớ rằng chưa định nơi sẽ gặp gỡ nhau toàn quốc tới đây là ở đâu. Thời gian, như 5 cuộc đã gặp, ngầm định là ngày ra trường nhập ngũ 1/7.
Một anh nêu ý kiến "Tây Nguyên, tại sao không?", tôi nhắc lại rằng nhiều bạn muốn dọc QL1 tiện cho việc đi, bám biển dễ đi hơn, đường bộ, đường sắt, đường không, đều có.
Nhưng mà trong nhóm nhỏ hôm đó mọi người lại nghiêng về Tây Nguyên, với lý do rằng đó là vùng đất mà nghe nhiều ít đến nhất, không lẽ lại không một lần? Nói về đường, ở tuổi này cân đối các mặt thời gian tiền bạc và sức khỏe với lòng muốn gặp nhau, thì đường không là thuận tiện nhất. Và để tránh mùa mưa Tây Nguyên, chúng ta sẽ đi trong tháng 5 tới muộn là đầu tháng 6. Còn nhớ K4 của 50 năm trước (C9) chúng ta rời Quế Lâm trở về vào tháng 5 mà có bạn nói 19/5 lên tầu.
Địa điểm xin đề xuất 3 thành phố cao nguyên: Buôn Mê (Nam) Pleiku (Trung) Kontum (Bắc), mà Pleiku là trung tính hơn cả, thẳng Quy Nhơn lên.
Vậy, ngày đầu năm, xin đặt một ý kiến thăm dò. Mong rằng chúng ta có thể quyết được vào cuộc gặp đầu năm sau Tết Nguyên Đán.