Chuyện Ngọc Việt: Sau chuyến lên thăm, thị sát việc xây nhà ở của Ngọc Việt thì nhóm bạn xấu giao ban Vườn Treo làm một cuộc vận động nho nhỏ mở rộng (+ PVT, HVT, NQD,...) để thu xếp cho công trình một khoản ODA 20 triệu đồng. Trong đó có phần không hoàn lại, để bù vào chỗ k4 hỗ trợ nhưng Ngọc Việt đã đưa cho Đức Cường chữa bệnh. Phần còn lại là vay thời hạn quãng 1 năm. Cuối tuần này sẽ giao cho Ngọc Việt.
Chuyện Đức Cường: Thăm hỏi qua điện thoại thì chuẩn đoán không sốc như tin ban đầu là ung thư vòm họng. Nhưng theo quán tính của chạy chữa ban đầu khi còn nghi là ung thư nên cậu sợ không muốn đụng dao kéo theo Tây y. Đã thông báo cho cậu là bạn Trỗi hỗ trợ khoản Ngọc Việt đưa trước, không phải lo trả lại vì Ngọc Việt cần để làm nhà nữa. Đ.Cường gửi lời cám ơn bạn Trỗi.
Chuyện Ngô Hữu Thành: tối Thứ Bẩy tuần trước NgôHT thông báo vợ bị nhồi máu cơ tim đang di chuyển cấp cứu từ quê ra Viện Tim Mạch TƯ. Em gái Hồ Trương là Viện phó ở đấy, qua VC.Phước báo trước nhờ cậy, đã lưu ý giúp đỡ nên mọi thứ đều nhanh chóng, tốt đẹp. Ngay sáng Thứ Hai đã làm các thủ tục xét nghiệm, chiếu chụp và kết luận phải đặt ống nong mạch, đã thực hiện ngay. Sáng nay chúng tôi vào thăm hỗ trợ chút chút từ quỹ bạn xấu giao ban Vườn Treo. NgôHT nói một hai ngày nữa sẽ đưa vợ về, và gửi lời cám ơn các bạn.
Thứ Tư, tháng 3 31, 2010
Tin thăm hỏi bạn Trỗi k4
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Tư, tháng 3 31, 2010 19 lời góp
GIAOBAN CAFE
Mời các bantroi và những người bạn tham dự buổi gặp mặt-giao ban. Đề nghị anh chị em nhiệt tình tham gia.
Địa điểm Café MẮT VÀNG 21/3 Lý Chính Thắng Q3 TP. HCM
Thời gian : Chủ nhật,sau 08 giờ ngày 0 4 tháng 4 năm 2010
ĐÔI KHI – MẮT VÀNG…Kính mời
(Phú Hòa vì điều kiện không thể gặp để trao tận tay thiệp mời cưới,ACE có thể nhận từ DS tại buổi giao ban)
Trung Liêm
Gửi bởi buidungso lúc Thứ Tư, tháng 3 31, 2010 7 lời góp
Thứ Ba, tháng 3 30, 2010
Thực hư chuyện người Việt nhảy múa trong lễ tế Mã Viện
Tuần Việt Nam Net có bài về việc này: "Trên một số diễn đàn tại Việt Nam gần đây xôn xao chuyện đoàn biểu diễn nghệ thuật Việt Nam sang Trung Quốc, trình diễn trong lễ tế Mã Viện (người Trung Quốc tôn là Phục Ba Tướng quân)...
Cái mà một số thành viên diễn đàn bình luận là: "Đoàn biểu diễn nghệ thuật Việt Nam, dù không biết tiếng Hán, vẫn tham gia trình diễn trong lễ tế Mã Viện" thực chất theo chú giải ghi dưới hình ảnh thì là "Đoàn Việt Nam có tên gọi Gia Tân tham gia giao lưu". Nghĩa là đây là hành động tự phát, không theo một tổ chức nào, của một số bà con người Việt có họ hàng, liên quan tới tộc người Kinh tại Đông Hưng, tham gia biểu diễn...
Cũng ở đây có bài Sự lạc hậu của giấc mơ TQ, nhân có ấn phẩm "Giấc mơ TQ" mới được xuất bản gần đây tại Bắc Kinh.
Bài viết chỉ ra triết lí "TQ sẽ lãnh đạo thế giới nhưng không làm bá đạo như Mỹ mà thực hành vương đạo. TQ thế kỷ XXI phải trở thành TQ vương đạo. Bản chất của vương đạo là đạo đức nhân nghĩa, dựa nguyên tắc "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (lời Khổng Tử: Điều gì mình không thích thì chớ đem đến cho người khác), kiên trì bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hoà bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hoá kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực" thực ra cũng cũ như hành động nghìn năm của họ, một thứ tự huyễn hoặc thần trí của giới cầm quyền, kích động thần dân vào các cuộc xâm lăng tàn bạo.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 3 30, 2010 6 lời góp
Phú Hòa mời tiệc cưới
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 3 30, 2010 8 lời góp
Thứ Hai, tháng 3 29, 2010
Ảnh Văn Hùng cùng gia đình về Quảng Ngãi & Quy Nhơn
Phạm Văn Hùng mời các bạn xem ảnh chuyến đi
lễ khởi Công Xây nhà Tưởng Niệm Ông Trung Tướng Phạm Kiệt tại Sơn Tịnh Quảng Ngãi (Quê Hương Tôi)
Thăm Bạn Tấn Lợi - Quảng Ngãi
Thăm các bạn ở Quy Nhơn: Văn Hùng, Nhất Trung
Văn Hùng, H.Xuân Thuỷ
Viếng Lăng Mộ Hàn Mặc Tử
Đến thăm nhà Bạn Trinh K5 + K6
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 3 29, 2010 10 lời góp
Thông báo của BLL nhà trường về tổ chức kỷ niệm 45 năm thành lập
Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2010
THÔNG BÁO
Kế hoạch tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày thành lập
Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi
Kính gửi các thầy cô giáo Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi
Kính gửi Ban Liên lạc các khóa cùng cựu học sinh nhà trường trong và ngoài nước
Ngày 21 tháng 3 năm 2010, dưới sự chủ trì của Trưởng BLL Bùi Quang Vinh cùng sự có mặt của đại diện thầy cô giáo, BLL các khóa (mở rộng), căn cứ vào tình hình thực tế BLL nhà trường đã bàn bạc những nội dung quan trọng chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ kỉ niệm 45 năm. Đã có nhiều ý kiến tâm huyết và thiết thực. Gồm 4 nội dung sau:
Một: Tổ chức lễ Hội trường kỷ niệm 45 năm ngày thành lập.
Hai: Xuất bản sách tập 3 “Sinh ra trong khói lửa”.
Ba: Xây dựng Nhà văn hóa tại xã Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên.
Bốn: Báo cáo quỹ Trường và dự trù tài chính phục vụ lễ hội.
Từ đó, Trưởng ban đã kết luận và ra văn bản chính thức, thông báo đến toàn thể giáo viên, CBCNV, cựu học sinh Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi sinh sống trong và ngoài nước được biết, để cùng tham gia góp ý và hưởng ứng thực hiện.
“Kế hoạch tổ chức Hội trường kỷ niệm 45 năm ngày thành lập” gồm:
NỘI DUNG THỨ NHẤT:
1) Về tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm:
- Địa điểm: Tại Hà Nội sẽ tổ chức lễ hội chính thức. (Địa điểm sẽ được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng). Dự kiến: Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt-Xô (dự phòng: Hội trường BTL Biên Phòng, Nhà hát Quân đội…). (Tại Miền Trung, miền Nam tự tổ chức: Trước hoặc sau Hà Nội; sẽ có đại diện BLL trường tham dự).
- Thời gian: từ 8 giờ 30’ đến 11 giờ 30’ ngày 16/10/2010 (dự bị: 17/10/2010).
Sau buổi lễ chính thức có tổ chức tiệc liên hoan (hoặc toàn thể, hoặc phân theo về các khóa)
Sẽ được thông báo sau.
- Thành phần tham dự: Toàn thể thầy cô, CBCNV, cựu học sinh Trường TSQ - NVT.
- Khách mời: Đại diện các cơ quan trong và ngoài quân đội: Lãnh đạo nhà nước,Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Cục Nhà trường, Bộ Giáo dục-Đào tạo, BLL Thiếu sinh quân VN (thời kỳ chống Pháp, Mỹ), 1 số trường Thiếu sinh quân hiện nay. Đại diện các địa phương trường đã đóng quân: Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên; Trung Hà, Hưng Hóa; Quế Lâm, Trung Quốc (Y Trung); Hội Hữu nghị Việt-Trung; Hội CCB VN; Phụ huynh, thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình Chính ủy và Hiệu trưởng. Một số cơ quan thông tấn báo chí: báo QĐND, CCB, Truyền hình Quân đội, VTV, HTV…
- Hình thức: Gửi giấy mời trực tiếp hoặc qua bưu điện (trước 1 tháng).
2) Yêu cầu và biện pháp thực hiện
- Lễ hội phải được chuẩn bị phải chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ với phương châm “hoành tráng, trọng thị, an toàn, tiết kiệm”. Chú trọng nội dung chương trình, địa điểm, trang trí, lễ tân, hậu cần…
- Nội dung các diễn văn phải được thông qua ban tổ chức. Các bài phát biểu phải phản ánh được truyền thống dạy tốt, học tốt của nhà trường. Hàng nghìn học sinh được “sinh ra trong khói lửa” đã trở thành lực lượng kế cận tin cậy của Đảng, Nhà nước, Quân đội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau chiến tranh. Chúng ta có quyền tự hào là “lớp Thiếu sinh quân duy nhất” trong thời chống Mỹ, có tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết đồng đội “Nguyễn Văn Trỗi”. Sau 45 năm thành lập, dù 40 năm nay không còn 1 mái trường cụ thể nhưng chúng ta vẫn sống trọn nghĩa vẹn tình, dù ở tuổi nào vẫn luôn là những người có ích cho xã hội, xứng đáng là con cháu Bác Hồ, tiếp nối truyền thống cha ông.
- Báo cáo trung tâm do Trưởng BLL thực hiện.
- Phần giới thiệu khách mời phải đầy đủ, chính xác.
- Phần lễ nghi: có quân nhạc.
- Văn nghệ: biểu diễn văn nghệ (30-45 phút).
Lưu ý: Thời gian tổ chức lễ hội của trường trùng với Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, do đó phải có phương án dự phòng, đảm bảo tổ chức chu đáo và thành công.
- Lễ hội sẽ được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trước 20 ngày, sau khi đã rà soát số đại biểu tham dự. Các khối Bắc, Trung, Nam thông qua hệ thống blog toàn trường, các khóa chủ động và kịp thời thông báo cho nhau về kế hoạch thực hiện.
- Học sinh, thầy cô giáo với vai trò “chủ nhà” cần niềm nở, lịch sự đón, tiếp khách. Ưu tiên cho khách mời, đặc biệt là phụ huynh, thân nhân gia đình liệt sĩ, đại diện các bộ ngành, đơn vị trong nước và quốc tế.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Khi có kế hoạch cụ thể mong toàn trường đồng tâm ủng hộ, nhất trí quyết tâm thực hiện, cùng BLL nhà trường tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 45 năm.
3) Về kinh phí: Để có đủ kinh phí tổ chức lễ hội, BLL thống nhất vận động đóng góp theo định mức:
- Khóa 1, Khóa 2: mỗi khóa góp 10.000.000 đồng.
- Các khóa còn lại (K3,4,5,6,7,8) mỗi khóa 20.000.000 đồng.
Các bộ phận chuyên trách khẩn trương lập dự toán thông qua Trưởng ban. (Riêng hội phí các khóa đóng góp hàng năm, không được dùng làm kinh phí cho lễ hội 45 năm).
NỘI DUNG THỨ HAI: Tổ chức xuất bản Tập 3 “Sinh ra trong khói lửa”.
- Ban biên tập: thầy Chi Phan, thầy Phạm Đình Trọng, Trần Kiến Quốc, Trần Hồ Bắc và các đồng chí khác do Ban sẽ thông báo sau.
- In ấn tại Cty In Quân đội 2 (Nguyễn Nam Điện k6), xong trước 30/9/2010.
- Số lượng: 1000 cuốn, bìa cứng, số trang khoảng 350÷400 trang.
- Nội dung:
a. Phản ánh được đầy đủ các thời kỳ: 5 năm (1965-70), thời kỳ rời nhà trường tiếp tục học tập, rèn luyện, đào tạo, tham gia chiến đấu chống Mỹ, sau ngày giải phóng. Ưu tiên đặc biệt giai đoạn 2005-2010 sau 45 năm trưởng thành…tình nghĩa thày trò, đồng đội, người còn người mất…Cố gắng có ảnh tư liệu minh họa với nhiều thể loại văn, thơ. Với tinh thần, khẳng định được TSQ thời kỳ chống Mỹ là “lực lượng kế cận”, đã và đang thực hiện xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Quân đội giao phó. Qua đây khẳng định được “chủ trương đào tạo TSQ của Đảng, Bác, Quân đội trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và ngày nay là đúng đắn, cần thiết và rất hiệu quả”.
b. Sách phải có bố cục hài hòa, nêu được những tấm gương học tập, tình thầy trò, đồng đội, tính nhân văn xã hội cùng quan hệ quân dân, quan hệ quốc tế (thời kì tại Trung Quốc, làm “ngoại giao nhân dân”).
c. Cuốn sách không chỉ là “món quà” dành cho mỗi thầy cô, học sinh sau 45 năm nhập trường, mà còn là món ăn tinh thần cho mọi gia đình, con cháu, thân nhân, bạn bè và xã hội.
d. Giá dự kiến: 100.000đ/cuốn. (đã gồm cả chi phí: số sách biếu thầy cô, tặng khách mời và tặng các trường Thiếu sinh quân hiện nay…).
e. Đề nghị BLL các khóa thông báo đến anh chị em để đăng kí số lượng: trước 31/7/2010.
NỘI DUNG THỨ III: Xây dựng Nhà truyền thống ở Mỹ Yên, Đại Từ
Sẽ có hội nghị chuyên đề riêng và thông báo sau.
NỘI DUNG THỨ IV: Công tác đảm bảo cho lễ hội
Vấn đề tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập và xuất bản Tập 3 “Sinh ra trong khói lửa” thật sự có ý nghĩa, do đó đề nghị:
1) Trên cơ sở kế hoạch tổng thể được thông báo chính thức, BLL các khóa sẽ có kế hoạch chi tiết, các tổ chuyên trách lên kế hoạch triển khai. Đồng thời BLL trường thường xuyên cập nhật những ý kiến đóng góp của các thày cô và các khóa, sẽ có điều chỉnh và huy động toàn trường cùng tham gia.
2) Về kinh phí: Hiện nay kinh tế suy thoái, việc chuẩn bị tài chính cho lễ hội và xuất bản sách hoàn toàn là quyên góp tự nguyện. BLL sẽ quản lí thu, chi số tiền trên đúng mục đích, không lãng phí.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp tự nguyện của anh chị em TSQ Nguyễn Văn Trỗi!
Kết luận: Đây là kế hoạch tổng thể, xây dựng trước 6 tháng, có thể phải còn điều chỉnh và xử lý cho phù hợp. Mong sự đóng góp của đồng đội!
Liên hệ: Trưởng ban - Bùi Quang Vinh (0903455677) – Email: buivinh30@yahoo.com.vn;
Trần Kiến Quốc (0903830930) và Nguyễn Thái Chi (0904142176- 0923008888).
Trưởng ban
Bùi Quang Vinh
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Hai, tháng 3 29, 2010 50 lời góp
Chủ Nhật, tháng 3 28, 2010
Lô gích
Bài viết của EGK9
Đọc một loạt bài phê phán mạnh mẽ những chuyện sai trái tôi cứ thấy có cái gì đó chưa thông. Có lẽ vì ở môi trường khác quá lâu nên tư duy của mình khác biệt chăng ? Xin viết ra đây vài băn khoăn của tôi, mong các anh các chị chỉ giáo giúp.
Chuyện thứ nhất : học sinh đánh nhau, quay video truyền lên mạng. Dư luận sôi sục phẫn nộ vì học trò bạo hành và vô cảm. Nhà trường , sỏ Giáo dục, Bộ yêu cầu kỷ luật mấy cô bé gây chuyện ầm ĩ (cả bên nguyên lẫn bên bị).
Suy nghĩ của tôi : Chuyện trẻ con đánh nhau để giải quyết bất đồng là chuyện « xưa như trái đất ». Chắc chúng ta chả ai quên, cái ngày ta còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, chiều nào bố mẹ đi làm về cũng có màn « chú ơi, bạn B… đánh cháu », « mẹ ơi, hôm nay anh T đánh nhau … » « Vào đây, nằm lên giường » « Con xin lỗi bố, ngày mai con không đánh bạn nữa ạ » ….Cái điệp khúc này đặc biệt phổ biến ở các khu tập thể. Nhưng, kiểu gì thì kiểu, trẻ con ngày ấy, dù đang giải quyết mâu thuẫn ở đoạn hồi hộp nhất mà thấy người lớn thì việc đầu tiên là « chạy biến cả chân » bất kể người lớn đó là ai, bởi bọn chúng biết là nếu để người lớn bắt được đang đánh nhau thì dù trái dù phải cũng bị « xách tai » đem về cho bố mẹ xử lý. Trẻ con sinh ra với bản năng sinh học, người lớn nuôi dạy chúng lớn lên cả về nghĩa tinh thần lẫn vật chất. Sự ứng xử dạy dỗ của người lớn định hướng cho nhân cách của chúng. Vậy sao dư luận kể cả một số nhà văn, học giả có tiếng, các cơ quan có thẩm quyền chỉ « ném đá » tới tấp vào các cháu, còn những người lớn ngồi uống bia cách đó không xa, những người lớn đi qua đó, thầy cô giáo đều vô can. Sao không thấy ai động lòng là chúng ta những người lớn mới chính là những người vô cảm và là những người thực sự « bạo hành » xã hội và trẻ em.
Chuyện thứ hai : Đạo văn. Cái chủ đề đạo văn không có gì mới. Lâu lâu lại thấy báo chí « sục sôi » phê phán người nọ người kia có được bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ là do « đạo văn ». Bữa rồi, lại một loạt bài phê phán kịch liệt bác nào đó bên Du lịch, bảo vệ luận văn với đề tài lấy ở một dự án đã nghiệm thu…
Suy nghĩ của tôi : từ xưa tới nay, ở Tây hay ở Tàu, ở ta, dù sinh viên là cái đứa học sinh non choẹt hay là ông bộ trưởng thì khi làm luận văn cũng phải có một ông thầy có bằng cấp chịu trách nhiệm hướng dẫn. Ông thày thảo luận với sinh viên hoặc bắt buộc sinh viên làm đề tài nào đó và phải chịu trách nhiệm về việc đó. Lăp lại một đề taì đã được nghiên cứu trước đó chả có gì là sai. Sinh viên làm tốt hay làm ẩu, trung thực hay gian dối cũng là chuyện « không có gì phải ầm ĩ » vì sinh viên là con người. Mà « không có gì thuộc về con người » xa lạ với chúng ta . Cũng chính vì thế người ta mới đẻ ra thi cử, bảo vệ và nhiệm vụ của các thầy, của Hội đồng là đánh giá xem sinh viên có xứng đáng được cấp bằng hay không. Tôi có quyền tạo ra sản phẩm gì tôi muốn hoặc khả năng của tôi cho phép. Hội đồng, theo sự phân công của xã hội là người cho phép/ cấp phép cho sản phẩm đó được có mặt trong xã hội. Các Hội đồng bảo vệ bao giờ cũng gồm các giáo sư, phó giáo sư có tên tuổi, có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn đó và sự thành lập hội đồng bao giờ cũng phải có quyết định của Bộ , nó có giá trị pháp lý. Sinh viên đã bảo vệ thành công ở Hội đồng thì có nghĩa bằng cấp của họ hợp pháp. Vậy khi một sản phẩm bị coi là « đạo » nghiã là không hợp pháp, trách nhiệm pháp lý của Hội đồng ở đâu ? Các thầy không đủ chuyên môn để hiểu hay không đủ « dũng cảm » để quyết rằng luận văn không có giá trị. Giá mà khi các nhà báo viết vấn đề này chịu khó cung cấp cho độc giả danh sách Hội đồng bảo vệ nhỉ ? Muốn được bảo vệ thành công, thì phải được đa số thành viên Hội đồng tán thành. Nếu sinh viên « mua « được tất cả Hội đồng thì… chả có gì để mà nói nữa. Theo tôi, sinh viên kém dốt, đạo văn không phải lỗi của sinh viên. Chính sự « vô can » về mặt đaok dức cũng như về mặt pháp lý của các thầy đã tạo ra cái kết quả ấy.
Chuyện thứ ba : lái xe cố tình cán chết người với tư duy thà cán chết còn hơn để bị thương vì theo luật thì bị xử theo tội cán chết người còn « dễ chịu » hơn là phải đối mặt với việc chu cấp cho người tàn tật.
Suy nghĩ của tôi : Trong bất cứ luật nào cũng có mục xét « cố tình giết người » hay « vô tình giết người ». Sự « vô tình » của cách xét xử dẫn đến cách hành xử của xã hội.
Chuyện cuối cùng : Liên quan đến vụ xử Công Vinh một nhà báo viết : « Hãy thử tưởng tượng ra một tình huống: ông Bộ trưởng Bộ Giao thông và một anh nông dân cùng lái xe, và cùng vi phạm một điều luật nào đó, như vượt đèn đỏ chẳng hạn. Khi đó, mức phạt dành cho hai người chắc là sẽ như nhau, chứ ông Bộ trưởng sẽ không phải nộp phạt nhiều hơn do cái vị trí mà ông đang đảm trách. Nhưng sự chỉ trích mà dư luận dành cho ông sẽ nhiều hơn, nặng nề và khắc nghiệt hơn (xin lỗi vì giả định này). »
Suy nghĩ của tôi : mức phạt hai người như nhau là sai. Ông Bộ trưởng sẽ phải nộp phạt cao hơn rất nhiều vì ông biết Luật và buộc người khác thi hành Luật. Cái cách tư duy « bình đẳng » này đã tạo cho quan chức cái quyền không chịu trách nhiệm, chưa nói đến việc lợi dụng vì mục đich xấu.
Tôi đọc ở đâu đấy rằng con người sinh ra cực tốt (thánh thiện ) hay cực xấu (quỷ sứ ) là vô cùng hiếm, đa phần nằm đâu đó giữa hai thái cực này. Để sống sót con người phải thích nghi với môi trường sống và tìm ra phương thức có lợi nhất để tồn tại và phát triển. Có lợi ở đây không chỉ bao gồm nghĩa vật chất mà là tổng thể của sự giàu có, sự công nhận của xã hội, sự hòa hợp với những nhận thức về đạo đức và các giá trị tinh thần mà người đó có. Tôi không muốn đánh giá mọi thứ bằng con mắt tiêu cực nhìn đâu cũng thấy người xấu, tham nhũng. Những sự phê phán phẫn nộ của dư luận là của những người tốt, có tâm huyết. Nhưng sao tôi thấy nó cứ lấn cấn thế nào ? Hay là lô gích của tôi sai…
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Chủ Nhật, tháng 3 28, 2010 8 lời góp
Thành phố không dân cư ở Trung Quốc
Thành phỗ Kangbashi tĩnh lặng nhìn từ xa bên ngoài sa mạc. Nếu có đầy đủ cư dân như kế hoạch của dự án, dân số thành phố sẽ tương đương với San Diego ở bang California, Mỹ.
TQ hoặc rất dư thừa ngân sách, hoặc có rất nhiều người giàu quá độ; tùy theo thành phố này được làm từ tiền công hay tư.
VN mình cũng có những khu đô thị hiếm người đến ở như Từ Sơn, Quang Minh. Dù sao cũng không thể có quy mô tới vài trăm nghìn người, tới cả triệu như ở đây.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Chủ Nhật, tháng 3 28, 2010 0 lời góp
THẰNG EM NGHĨ !
"Lam thay" chắc có lẽ phải hiểu là "lắm thầy" chứ không có lẽ là "làm thay" như anh QT nói? Trước ý kiến của anh JM đã có 7 ý kiến rồi. Có mỗi cái cầy mà đến tận 7 ông đẽo!?
Kính các ông anh trên, em hiểu đấy là “ lắm thầy” đúng sai thế nào các bác cứ dạy.
Năm này Trỗi út cũng đã 54, 55 tuổi rồi còn gì, lên ông lên bà cả rồi chứ còn trẻ con gì. Cả ngàn con người, cả ngàn ý nghĩ, quan niệm sống làm gì mà không “ lắm thầy” phải không ạ.
Nhân đây em cũng xin bày tỏ những suy nghĩ , quan niệm của mình về sinh hoạt của anh em trường Trỗi thời gian gần đây.
Cái lẽ đầu tiên như đã nói là quan niện khác nhau về những tiêu chí sinh hoạt, hội họp trong anh em Trỗi chúng ta.
Người thì cho rằng tổ chức bạn Trỗi cần phải tham gia vào một số các hoạt động của các hội đoàn xã hội khác như thiếu sinh quân Việt Nam, hội hữu nghị này, hội hữu nghị kia có như thế mới là ý nghĩa, xứng danh trường Trỗi.
Người thì quan niệm bạn Trỗi là tổ chức tự nguyện, hàng năm tụ tập nhau lại, tâm tình, thăm hỏi và giúp đỡ gì được nhau vượt qua hoàn cảnh thì tốt. Anh không tham gia sinh hoạt thì anh vẫn là Trỗi, cũng chẳng sao và quan niệm Trỗi than gia thêm hội này, hội nọ là không thiết thực.
Manh nha đã thấy có vài cuộc đấu khẩu tranh luận trên Blog . Em trộm nghĩ, tranh luận về điều này có mà đến tết Công Gô, không khéo lại mất đi cái hòa khí của bạn Trỗi. Vậy nên em mạnh dạn xin được góp ý thế này ạ :
Cái chung nhất là chúng ta nên tôn trọng những ý nghĩ, quan điểm của mỗi người. Cái gì đồng lòng thì ta cùng làm, cái gì chưa đồng lòng thì vận động , thuyết phục mọi người tham gia một cách tự nguyện. Thế là vui vể cả làng, hết ý kiến.
Ví dụ như năm ngoái, trường ta, trường Bé và trường đại học nào đó trong TP.HCM có tổ chức cái chương trình mừng quốc khánh Trung Quốc thì ta nên phổ biến cho anh em, ai tham gia được thì cùng nhau đóng góp chi phí và đi dự chứ không nên yêu cầu mỗi khóa phải đóng ngần này ngân kia như khoán. Hội thiếu sinh quân VN cũng vậy, bác nào coi mình là thiếu sinh quân thì tham gia, có phải chi phí đóng góp xây dựng cho tổ chức này thì ta lại tự đóng góp, bác nào tự thấy mình chỉ là học sinh trường văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi thì ở nhà cho thoải mái.
Năm nay, trường ta kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, có cuộc họp trù bị phổ biến cho các khóa biết những nội dung phải làm đến ngày hội. Rất tiếc là khóa 7 không có người dự nên chỉ biết sơ, qua thông báo của bác KQ qua Blog các khóa.
Việc hội họp, nghe tin là mỗi khóa đóng 20 triệu ( Đề nghi BBL xác nhận hộ thông tin này ), trường ta 8 khóa, vị chi là 160 triệu. Không biết nội dung thế nào mà chi phí nhiều vậy ? Nếu đúng là phải chi đến 160 triệu thì cũng đề nghị các bác BBL thông báo cụ thể hơn về nội dung ngày họp trường để anh em biết mà cố gắng. Chuyện tiền nong người khá người khó, khóa đông khóa ít chẳng thể đồng đều được.
Việc xuất bản tập 3 “ Sinh ra trong khói lửa ” , em nghĩ cũng chẳng có gì phải bàn cãi tranh luận làm gì. Thú thực ai cũng muốn có sách về trường Trỗi không chỉ 1, 2 tập mà 3, 4 tập càng sướng để mà tự hào, mà khoe với con cháu, khoe với bạn bè ngoài Trỗi. Vấn đề nữa là nội dung, ý nghĩa ra sao ( Cái này mà lại tranh luận nữa thì tiệm cân chân lý tới vô cùng ), thôi thì cũng tùy ạ, bác nào cho là sẽ hay thì cứ làm, cứ vận động bài ảnh và kinh phí mà thấy nội dung tuyệt đỉnh có thể tăng số lượng bán ra ngoài thì càng tốt vừa có lời vừa làm thiên hạ biết thêm về Trỗi ta.
Em nghĩ vậy, có điều gì chưa phải mong các bác nhẹ tay.
Gửi bởi OngNgai lúc Chủ Nhật, tháng 3 28, 2010 9 lời góp
Tin buồn
Bà cụ thân sinh anh Trần Quốc Bình k4 mất hồi 18h ngày 24/3/2010.
Gia đình tổ chức lễ viếng từ 8h - 10h ngày Thứ Hai, 29/3/2010 tại Nhà Tang lễ Thành phố, 125 Phùng Hưng, Hà Nội.
Anh em K4 đến viếng vào hồi 9h30, xin đến sớm vài phút để tập hợp.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Chủ Nhật, tháng 3 28, 2010 6 lời góp
Lễ hội ở Đông Hưng (TQ)
Hôm nay lướt mạng, đọc vu vơ vào một trang tiếng Việt, họ đưa ra một bài viết có tựa đề "Mã Viện và Hai bà Trưng, nhìn từ phía khác" (http://haydanhthoigian.wordpress.com/2010/03/26/ma-viện-va-hai-ba-trưng-nhin-từ-phia-khac/)
Nói rõ ngay ra phía khác ấy chính là từ Trung quốc, nói về một bản luận văn của một tay Đỗ Thụ Hải nào đó có nhan đề “Ký ức tổ tiên và kiến tạo biên giới: nghiên cứu xã hội và sự biến thiên lịch sử các bộ tộc phía tây Khâm Châu thời Tống – Minh, Trung quốc."
Việc cũng bình thường của một nghiên cứu sinh, điều không bình thường là tác giả có nói đến một ngôi chùa thờ Mã Viện ở Đông Hưng, Trung quốc giáp giới Móng cái của Việt nam, viên tướng nhà Hán có tước phong "Phục ba tướng quân" do tay này có công bình định vùng Ba thục bên Tầu, bên đó là anh hùng cướp nước nhưng lịch sử dân tộc ta thì ghi nhận đây là viên tướng đã hèn hạ dập tắt cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng, truyền thuyết còn lưu truyền rằng để chiến thắng Hai Bà, hắn đã dùng món võ "khoe hàng", đánh đàn bà con gái mà kêu rằng "sử sách lưu danh" thì dân tộc nào sản sinh ra hắn không lấy làm nhục mới lạ!
Tại ngôi chùa này vừa diễn ra một thứ lễ hội cúng bái Mã viện, bên đó cho rằng phải có người Việt nam sang, mang theo lễ vật, tặng phẩm mang đặc sắc VN như bánh chưng, bánh tét, xôi gà, có hò hát nhảy múa theo phong cách Việt thì miếu này mới linh thiêng, vì vậy mà họ loan tin chính quyền địa phương một số nơi bên VN đã cử người sang làm cái động tác đó. Thật hay không chưa biết nhưng mạng bên đó nói thế thành ra bên ta, một số site đã tỏ thái độ cực kì phẫn nộ, cũng phải thôi, đọc tin mà chưa suy xét kỹ dễ mắc mưu bọn thâm nho lắm. Cái đám dân tham gia nhảy nhót, mặc áo dài phường tuồng hò hát , rồi quỳ lạy trước tượng Mã viện đang đạp vào cổ Hai bà rồi bảo đấy là dân VN sang thì có vấn đề cần xem lại, nếu đúng là chính quyền địa phương cấp nào đó của Quảng ninh mà cử đại diện sang tế lễ, đem theo cả một đám hát múa ca ngợi công ơn Mã Viện, rồi còn quỳ lạy trước bức tượng kẻ xâm lược đang đè cổ anh hùng dân tộc Việt nam thì không còn gì để nói nữa rồi, mà thực ra trong bối cảnh hiện tại, khi truyền hình các loại vtv liên tục phát phim TQ, hết hoàng thượng rồi đến ai da cách cách, trẻ con còn tưởng Càn long là vua VN mà chẳng biết Quang Trung Nguyễn Huệ là ai thì có gì lạ đâu. Còn nếu Địa phương trên biên giới không đến nỗi ngây thơ mà làm cái chuyện đó thì rõ ràng đây là một cuộc tấn công chính trị có sắp đặt của người ngoài, có thể họ đã lợi dụng một đám người thiếu hiểu biết, mơ hồ dân tộc để thực hiện vở kịch này. Nếu đúng là như vậy thì hãy chờ xem những gì sẽ diễn ra tiếp theo, giống như màn quảng bá tay hoạn quan họ Trịnh đem chiến thuyền Trung hoa hải hành phương Nam làm màn dạo đầu của tuyên bố đường lưỡi bò liếm xuống Đông Nam Á vậy.
Trong bối cảnh quan hệ hữu hảo Việt Trung với 16 chữ vàng được Đảng và nhà nước hai bên lấy làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động mà đâu đó lại có những hành động thiếu hữu hảo như vậy thì ai dám tin 16 chữ kia không phải là lời nói suông!
Tượng thờ Mã Viện, dưới chân là "tượng HBT" đang quỳ (dấu đỏ)
Sớ tiếng Việt ,"Ông" Mã Viện mới đọc được (chữ quốc ngữ đã có từ hai ngàn năm trước :-)
Dân " Việt Nam" đang múa hát ca ngợi công đức Mã Viện
Gửi bởi TQtrung lúc Chủ Nhật, tháng 3 28, 2010 16 lời góp
Thứ Sáu, tháng 3 26, 2010
Giao ban Vườn Treo 26-3
Như thường lệ, giao ban Vườn treo vẫn tiến hành bình thường, tuy nhiên hôm nay đặc biệt hơn một chút là Văn Công Phước đột nhiên xuất hiện, bất ngờ như thông báo mà bạn tiết lộ sau này vậy, hoá ra sau đó mới biết là đã có báo cho H.P nhưng cố tình xuất hiện bất ngờ như một món quà cho anh chị em !!! Đúng không các bạn? tất cả những ai đi xa trở về,để cùng gặp gỡ hàn huyên vui vẻ đều là một món quà tinh thần đến với bạn Trỗi thủ đô, những người đang mọc rễ vì "nhàm chán và nhậu nhẹt" :-)
Đặc biệt hôm nay các bạn khoá Ut lại có mặt rất đông để cùng tiếp đón Nguyễn Việt Đức từ Berlin về, Đức đã từ rất lâu mới có dịp gặp gỡ anh em bạn Trỗi, và cuộc găp hôm nay chính là dịp để Đức thể hiện tình cảm sâu sắc của mình đến với bạn bè, sau một chầu Hennessy thì không khí đã cực kì sôi động, tin ảnh chắc Vinhnq sẽ sớm đưa lên mạng để các bạn cùng xem.
Cần nói với các bạn một điều là sau khi gọt chuôi, có vẻ như VCP lại trở thành lực sỹ, hoạt động nhiều quá hay sao mà bị cảnh báo năng lượng để điều hành "chuôi" có khả năng bị giảm. có lẽ phải bớt "năng động" đi một tý chăng! Bởi vì HP liên tục nhắc nhở rằng" ông nói nhiều quá". Thế mà cả hai vẫn còn song ca một ca khúc Nga hết sức ăn ý, gặp bạn cũng có nhiều cái hay vì được tham vấn rất nhiều lời khuyên thiết thực, nhưng xem ra chuyện "thổi như ống khói" thì không ông nào chịu nghe cả, mặc dù biết thuốc lá có hại nhưng hút cho vui thì sướng hơn không hút:-(
Hôm nay TQ cũng có mở một cuộc lạc quyên nho nhỏ giúp Ngọc Việt hoàn thiện công trình, số tiền đã giúp Ngọc Việt, NV lại giao cho Đức Cường coi như giúp Đức Cường luôn. biết được tin này chắc NV mừng hết lớn luôn. tin ảnh cuộc gặp sẽ đưa lên mạng sau, mời các bạn đón xem.
Chuyên gia lồng ngực bỗng nhiên biến thành nhà thần học, chuyên ngành bói chỉ tay.
"Tràn đầy năng lượng" thế này thì hao pin là đúng thôi!
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Sáu, tháng 3 26, 2010 9 lời góp
Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2009
Ngày 24/3, ngày mất của Phan Châu Trinh, sẽ là ngày trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh hàng năm.
Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh do Hội đồng Khoa học đồng thời là Hội đồng Giải thưởng Văn hóa của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh xét tặng.
Từ năm 2009 Quỹ có bốn giải thưởng: Giáo dục, Việt Nam học, Nghiên cứu và Dịch thuật. Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, nói việc năm nay mới đưa giáo dục vào hệ thống các giải thưởng là một sự chậm trễ mà Quỹ rất lấy làm tiếc vì thiếu sót này.
Giải thưởng Giáo dục năm nay được trao cho Nhà giáo Hồ Ngọc Đại. Nhà giáo Hồ Ngọc Đại, trong diễn từ nhận giải, đã nêu rõ quan điểm của mình về sự khác biệt của nền giáo dục cũ chỉ cần cho 5% dân số so với nền giáo dục thời đại mới (kinh tế tri thức) bắt buộc phải thực hiện cho 100% dân số. Bởi vậy phải áp dụng triết lý mới để học sinh ở vị trí trung tâm của nền giáo dục tự làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình. Theo kinh nghiệm của tôi rõ ràng triết lý giáo dục của chúng ta có vấn đề từ hàng chục năm nay. Việc ông được Giải thưởng VHPCT chưa khẳng định rằng triết lý và việc làm giáo dục theo triết lý ấy là đúng hoàn toàn. Đó là một sự tôn vinh công sức ông bỏ ra cho sự nghiệp giáo dục. Và tôi tán đồng với ông theo cách phát biểu của mình rằng "giáo dục là dạy cho trẻ cách sáng tạo lại các giá trị đã có để rồi chúng biết cách sáng tạo ra các giá trị mới trong cuộc sống riêng của chúng".
Giải thưởng dịch thuật năm nay trao cho hai dịch giả đều có các công trình dịch thuật triết học rất đáng chú ý.
Dịch giả Phạm Vĩnh Cư, đồng thời là một nhà Nga học uyên bác, mới đây nhất đã dịch Siêu lý Tình yêu của Soloviev. Theo ông, Soloviev bị lãng quên hàng chục năm dưới thời Xôviết và gần đây đã được đọc ở Nga như một phát hiện về nguồn. Đặc biệt ông cho rằng triết lý của Soloviev rất gần gũi với Phan Châu Trinh "Đối chiếu với các tư trào ở Việt Nam ta trong nửa đầu thế kỷ XX, có thể thấy rằng trong các kiểu thức tự phê bình dân tộc mà các nhà tri thức Việt Nam yêu nước đã thực thi, kiểu tự phê bình dân tộc của Phan Châu Trinh gần với Soloviev hơn cả." Xem ra mình không có nhiều thứ để có thể tiêu hóa được những món nặng đô như thế này. Dù sao việc truyền bá được ở ta cái thế giới nhiều chiều như vậy, ở những tầng sâu như vậy là rất đáng hoan nghênh.
Dịch giả Lê Anh Minh được xem như một phát hiện đáng ngạc nhiên của giải năm nay, không những thế với cả giới học thuật lý luận. Bản dịch Lịch sử Triết học Trung Quốc (tác giả Phùng Hữu Lan, 1895-1990) của ông được nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu với Hội đồng KH để xét. Cả người giới thiệu với những người phản biện đều đánh giá cao công trình này, nhưng không một ai biết Lê Anh Minh. Cho tới ngày 19/3, khi công bố Giải thưởng tại Tp.HCM cả hội đồng xét giải mới gặp dịch giả. Đó là một người trẻ, khiêm nhường tới mức ẩn danh, là một trong số không nhiều nhà Hán học uyên thâm của Việt Nam. Lịch sử Triết học TQ của Phùng Hữu Lan được xem như tài liệu cơ bản để thế giới hiểu triết học Trung Quốc. Công trình này của Phùng Hữu Lan, ngoài bản gốc tiếng Trung Quốc, chỉ có một bản dịch tiếng Anh năm 1937. Bản dịch tiếng Việt của Lê Anh Minh có thể được xem như bản thứ ba của công trình này, với nhiều chú dẫn cổ tịch giải nghĩa những chỗ khó hiểu, những bổ sung thêm nhiều tư liệu quý.
Giải thưởng Nghiên cứu được trao cho nhà nghiên cứu Inrasara Phú Trạm. Ông là người nghiên cứu văn hóa Chăm đã công bố nhiều công trình và giành được nhiều giải thưởng. Văn hóa Chăm, theo ông, đã hiện diện sâu trong đời sống dân Việt, nhưng gần như không được ghi nhận bằng văn.
"Cái khác biệt rõ nhất giữa Chăm và Việt là ngôn ngữ. Cùng với bốn dân tộc anh em là Churu, Êđê, Giarai và Raglai, tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo, còn Kinh thuộc nhóm Việt - Mường. Tiếng Chăm góp vào kho tàng ngôn ngữ Việt Nam hiện đại không phải là ít. Nhưng cái cốt tủy làm nên sự khác biệt lớn chính là văn minh. Ngay từ những năm đầu thế kỉ đầu tiên sau Công nguyên, trong khi Chăm tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ thì Đại Việt nhận ảnh hưởng từ Trung Hoa. Trong quá trình lịch sử, qua xung đột, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa giữa Champa và Đại Việt, người Chăm đã để lại bao nhiêu dấu tích khắp đồng bằng Bắc bộ và suốt dải đất miền Trung.
Dòng máu Chăm lưu lại ở Yên Sở, Đắc Sở đến nay vẫn chưa mất dấu. Mai Hắc Đế có cha là người Chăm, mẹ Việt. Rồi từ Thanh Hóa trải suốt tận Khánh Hòa, ai biết được bao nhiêu thế hệ người Việt mang dòng máu Chăm?
Trong triều đình nhà Lí, không ít vua quan Việt say mê điệu "Chiêm Thành âm". Điệu Nam Ai Nam Bình ở Huế, hay Hát Bội ở Bình Định hoặc đi vào trong, ca vọng cổ ở miền Tây Nam bộ,… Tất cả đều mang âm hưởng Chăm.
Lúa Chiêm từ Champa nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ mười, là chuyện rõ rồi. Người Chăm còn du nhập và thuần hóa các loại cây trồng như khoai, mía, bông; đã hình thành và truyền lưu các vùng đặc sản như khoai Trà Đoá, mía Quảng Ngãi, bông Điện Bàn,...
Tháp Bảo Thiên ở Hồ Hoàn Kiếm là do tù binh Chăm xây dựng. Tượng Garuda ở chùa Châu Lâm, quận Ba Đình; Chùa Mía ở xã Đường Lâm, huyện Ba Vì hay Chùa Đinh Xá ở xã Đinh Xá, huyện Kim Bảng hoặc tượng bà chúa Liễu thấp thoáng hình bóng thần Thiên Y trong ngôi đền ở Thanh Hoá hay dấu tích ở vùng Thạch Thất, Hoài Đức phía tây Thăng Long và vùng Bắc Ninh, Bắc Giang của Bà Chúa Lẫm. Cùng bao nhiêu dấu tích khác còn chưa được khảo cổ học động cập tới!
Chúng đã được người Việt thâu thái tạo nên những biến thể độc đáo. Hòa quyện nhưng vẫn giữ được nét khác biệt.
Hôm nay, nhắc đến Chăm, đa số nhắc đến một nền kiến trúc kì vĩ, một nền điêu khắc đặc sắc, hoặc truyền thống ca-múa-nhạc dân tộc, các lễ hội dân gian, dệt thổ cẩm hay chế tác gốm,… Và, không gì khác. Nhưng, dân tộc có bia chữ Phạn, có chữ viết bản địa sớm như Chăm, lẽ nào họ không là gì cả trong văn chương? Lướt qua mấy công trình văn học sử Việt Nam, đâu là mảnh đất dành cho văn học Chăm? - Không chương nào, thậm chí không dòng nào. Đó là sự lạ. Vậy, làm sao có thể nói đến là tính toàn vẹn của văn học Việt Nam?"
Cuối cùng Giải thưởng Việt Nam học được trao cho nhà dân tộc học Georges Condominas. Ông sinh tại 1921 tại Hải Phòng, bố Pháp, mẹ 1/8 Việt (Việt, Trung Quốc, Bồ Đào Nha). Ông đã có thời gian "ba cùng" với người Mnông Gar ở Đăk Lak và Tây Nguyên. Các công trình của ông về Tây Nguyên đã trở thành kinh điển của dân tộc học hiện đại. Nay gần 90 tuổi ông vẫn có những chuyến thăm nghiên cứu về vùng cao Việt Nam. Do không tiện về VN nhận giải ông đã nhờ đồng nghiệp Viễn Đông Bác Cổ thay mặt tại buổi lễ này.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 3 26, 2010 3 lời góp
Thứ Năm, tháng 3 25, 2010
Mạng chuối
Mấy ngày gần đây mạng internet có những biểu hiện bất thường. Không chỉ hay "tuột xích" rồi lại phục hồi như mấy hôm đầu. Mấy hôm nay mạng, cả ở cơ quan và ở nhà, có phản ứng rất khả nghi.
Mỗi lần vào trang danh khoản định sẵn của mình thì lại có ngay thông báo "Trang web này hiện không có. The webpage at https://www.google.com/accounts/ might be temporarily down or it may have moved permanently to a new web address (cái trang bạn cần có thể tạm thời bị nghỉ việc hoặc có thể nó đã được chuyển luôn sang địa chỉ mới)." Nhưng kiên trì bấm tải lại mấy lần thì lại được.
Có lẽ đang trong giai đoạn thông tin nhạy cảm nên máy móc nó cũng tăng cường các biện pháp lọc, cóp nhặt thông tin lưu thông nên phải tới hơn một lần yêu cầu mới được thực hiện. "Thăm dò dư luận" tự động à?
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Năm, tháng 3 25, 2010 4 lời góp
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, huyền thoại và khoa học
Nhiều khi cứ tếu táo ngoắc cái này vào cái kia. Anh em cứ coi như là "chém gió làm oaisss". Ấy thế mà có chuyện mình chém gió lại có người quan tâm.
Chả là sau một số lần lên núi Tản, thăm đền Thượng thờ Thánh Tản (Sơn Tinh) tôi nảy ra nhận xét "những tảng đá quanh đền đều là dạng đá suối kết thành, bây giờ chúng nằm trên đỉnh núi Tản mà những tảng đá ở dưới vài trăm mét lại không phải đá kết như vậy. Rõ ràng có chuyện Sơn Tinh dâng đất đá từ sông suối lên thành núi để chống lại nước dâng của Thuỷ Tinh".
Bao nhiêu lần kể ra với bạn bè ra cái điều hiểu biết. Chúng bạn cười cười, coi như rượu nói. Ấy thế mà mươi ngày trước kể chuyện trong đám có một tay viết lách, hắn bảo ý hay, sẽ mời một nhà khoa học địa chất thẩm định chuyện này.
Sướng, không chỉ một mình. Cả cái thằng viết lách kia nó cũng sướng, có khi còn hơn mình. Nó nói thế là bài của em đã có tiến sĩ địa chất bảo kê, các anh đón xem.
Ừ thì chờ, xem có ra cái gì. Mình không viết được, cống hiến ý tưởng cho người ta viết, có lợi cho dân khí, dân trí là tốt rồi.
Có thông tin gì mới về chuyện viết lách đề tài này sẽ thông báo tiếp. Hãy đợi đấy.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Năm, tháng 3 25, 2010 11 lời góp
Ở Hà Nội đi ăn ở đâu?
Mấy đứa nhỏ đưa cho cái danh sách, bảo là bạn ba ở xa về, nếu chưa rành cái vụ ăn uống ở Hà Nội thì ngó vào cái bản này, đỡ lúng túng đi tìm, nghe cũng hay xách xe đi xem thấy chỗ có chỗ không nhưng cơ bản là được, vậy đăng dần dần lên, may ra giúp ích được cho bạn mình chăng?
***
1. Nem Phùng : 30 Hàng Bún
2. Nem Tai bà Hồng , Hàng Thùng.
3. Bánh giò : Lương Định Của.
4. Nộm bò khô 25 ,27 hồ Hoàn kiếm (thực ra ở Hàm Long ngon hơn, chỉ bán chiều)
5. Nem chua nướng : ngã 4 Hàng Bồ - Hàng Bạc, chỉ bán tối.
6. Bánh trôi Tầu: 30 Hàng Giầy, quán của Nghệ sĩ Phạm Bằng.
7. Bánh gối : 52 Lý Quốc Sư
8. Bánh rán mặn : 52 Lý QUốc Sư (thực ra ở ngã 3 Thuỵ Khuê - Lạc Long Quân ngon hơn rất rất nhiều, rẻ nữa).
9. Bánh đúc: 8 Lê Ngọc Hân, chỉ bán chiều.
10. Bánh cay: Ngõ Đinh Liệt,
11. Ô mai mơ, ô mai sấu, đủ loại ô mai trên đời ở 11 Hàng Đường
Ốc
1. Ông già: 31 Tô Ngọc Vân
2. Phương Nguyên: Tô Ngọc Vân.
3. Đức Mười: Liễu Giai (ốc luộc riệu cỏ )
4. Ốc luộc lá chanh: 1 Đinh Liệt; Ngã 3 Quan Thánh - Phan Huy Ích.
5. Đầu Hàm Long đối diện nhà Thờ bán từ tối đến 12h (nước chấm khỏi chê)
Chè
1. Chè Huế : 10 Tạ Hiện, quán nhỏ, chè ngon.
2. Chè Thập Cẩm: 72 Trần Hưng Đạo
3. Chè thập cẩm : 80 Hàng Điếu, rất ngon, chiều khách.
4. Chè Thái: ngõ chợ phố Hồ Đắc Di, rất ngon!
5. Chè chuối, bánh đúc: Cuối phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ bán chiều, rất ngon.
6. Chè thập cẩm Ngõ 72 Trần Hưng Đạo
7. Chè - Chè Huế 10 Tạ Hiền
8. Chè Huế - 15 Hàng giấy
9. Chè Sài Gòn - 63 Đường Thành
Phở mì miến cháo
1. Phở Bát Đàn: 49 Bát Đàn trả tiền trước, tự bưng bê
2. Phở Lý Quốc Sư: 2 Lý Quốc Sư, , tiền trước, tự bưng bê
3. Phở Lý Sáng: 2 Hàng Gà, hương vị khác biệt so với các nơi khác.
4. Phở gà: 34 Lê Văn Hưu,.
5. Phở gà: Trên đường Quán Thánh đoạn vườn hoa Hàng Đậu, chỉ bán sáng, rất ngon, rất đông.
6. Phở xào: cạnh hàng phở Bát Đàn đã nói ở trên, ngon, đông.
7. Mì vằn thắn : Đình Ngang, một chỗ tuyệt vời, trong quán có nhiều đồ cổ, đặc biệt có 1 đàn mèo hơn 10 con, rất khôn, tha hồ mà vuốt ve,chủ quán tận tình.
8. Bánh đa cua: Ngã ba Đặng Tất-Quán Thánh.
8.5. Bánh đa cua cuối phố Lý Thường Kiệt bán chiều , cực ngon.Chủ quán xấu, tính tiền hay ăn gian , khách vẫn đông. Lưu ý : rất nhiều chị em chân dài hay ngồi nơi đây
9. Bún Ốc: 73A Mai Hắc Đế, ngon, nổi tiếng. Phù Đổng Thiên vương cũng có 1 quán ăn cũng được
10. Bún Chả Hàng Mành :1 Hàng Mành, ngon, nổi tiếng.
11. Bún Chả Sinh Từ :80 Nguyễn Khuyến, ngon, nhưng ồn ào.
12. Bún Ngan: 73 Hai Bà Trưng, , ở đây có rất nhiều món về ngan.
13. Bún bò: 67 Hàng Điếu ngon, đông
14. Bún Thang: 29 hàng Hành, ngon.
15. Bún đậu: Lò Sũ, quán lề đường
16. Bún riêu cua: cuối phố Phan Bội Châu, cực ngon, rất đắt, đông, bán cả ngày
17. Bún cá: 5 Nguyễn Trường Tộ, , quán dân dã, ngon.
18. Miến lươn: Hàng Điếu, cạnh quán bún bò, ngon, cũng rẻ, nhiều món.
19. Miến lươn: Cuối phố Yên Ninh, ngon, rẻ, bề ngoài quán hơi nhỏ, trong rộng, ấm cúng, nhiều món.
20. Miến lươn Nghệ An: 112 Nghi Tàm
21. Cháo trai: 26 Trần Xuân Soạn, ngon, đông(nhưng có vẻ như cháo có vị ngọt). 21.Cháo gà: 45 Lý Quốc Sư, chỉ bán tối, quán vỉa hè, ngon, đặc biệt có món chân gà hầm nhừ.
22. Cháo Lòng-Tiết Canh: 7 Lê Duẩn, cạnh đường tàu, nổi tiếng, ngon.
23. Cháo Lòng-Tiết Canh: Chợ Đuổi-Lê Đại Hành, trước cổng toà án, ngon, nổi tiếng.
24. Cháo tim gan: 39 Trần Nhân Tông
Café, Trà, Kem - Cafe trứng)
Café Phố : 15 Lý Thường Kiệt (rất nhiều bạn gái thời trang - Bổ mắt )
Café Phố cũ (gallery café) - hàng Gai (gần Giảng) (nhà cổ, góc nhìn đẹp ngắm hồ Gươm!)
Café Moulin Rouge (hồ Trúc Bạch) - tầng 5
Café Ban Mai - đầu Bà Triệu (có món thạch ngon mà rẻ)
City view - hàm cá mập, tầng thượng (trang trí ko đẹp lắm nhưng nhìn xuống hồ cơ mà!)
Ofitel Plaza - cuối đường Thanh Niên, tầng thượng (ngắm cảnh tuyệt vời, lên đây mới biết thế nào là Hà nội đêm phối cảnh tổng thể!, có nhạc Jazz, chỉ có điều giá cả chát lắm!)
Capuchino - Nguyễn Chí Thanh (đối diện trường Luật), đi vào ngõ
Trà Tàu - 30 Nguyên Hồng (nhìn tầng 1 chẳng giống quán nước gì cả, lên tầng 2 đẹp ra phết, uống trà+ rượu ở đây ngon)
Dimald “ấn tượng” - 12 Điện Biên Phủ (lên tầng thượng, cũng khá đẹp)
Dimald - 14 Trần Bình Trọng (nhỏ hẹp nhưng khá thú vị)
Café 84 Nguyễn Du (buổi tối các ngày trong tuần có violon + guirtar,
Rick café - 84 Nguyễn Du
Zcafe - 17 Tông Đản (Tối thứ 3, 5, 7 ca nhạc, nội thất đẹp)
Café Làn Sóng Xanh - Chùa Bộc (nhạc sống)
Café Liễu Giai - Liễu Giai (nội thất đẹp)
Café Friend - 1 Bà Triệu
Café Ciao - 2 Hàng Bài (chưa bao h đc vào! nhưng nghe nói bánh ngọt & kem ở đây topnotch!)
Opera café - 59 Lý Thái Tổ
69- 69 Mã Mây (bar + restaurant do 2 SV Pháp thiết kế nội thất, ăn ko ngon lắm)
Café Hà Nội phố - Trần Hưng Đạo (sịnh tố chanh muối duy nhất (?) có tại hà nội!)
Café Nhạc Tranh - ngõ 61 Thái Thịnh (nhạc Trịnh, Beatles, violon, guirtar)
Flagon - Lò Sũ (lâu ko lên ko biết bây giờ thế nào, hình như có cacao đánh đá ngon thì phải?!)
Café Thanh Thảo - Bát đàn (mùa hè uống nước ở đây tuyệt lắm, có máy lạnh, không gian ấm cúng(!) giá cả phải chăng, uống được!)
Café Lâm- 60 Nguyễn Hữu Huân
Café Mai- Lê Văn Hưu
Café Thọ- 117 Triệu Việt Vương
Và vô số café ở Hàng Hành, chẳng biết đưa cái nào vào bỏ cái nào ra nữa!!!
1. Danh Trà 55: Phan Chu Trinh không gian lãng mạn
2. Dilmah-Lipton: Các quán dọc đường Điện Biên Phủ, đoạn gần lăng Bác nói chung bình thường
3. Bảo Oanh : đầu dốc Thanh Niên, vị trí đẹp, rẻ (ui giời! cái chỗ này siêu dở hơi!)
4. City View : Tầng thượng nhà Hàm Cá Mập, vị trí đẹp, đắt. (cái này còn dở hơi hơn!)
5 ,6. Hale, Hồ Gươm Xanh và Fantasy, không dành cho giới hssv ít tiền.
7. Các quán café vườn: ở rất nhiều nơi, trong quán có nhiều ô nhỏ, các ô đều có mành, vào đó thì … có giời mới biết, thích.
Cà fê Cổ Ngư (8 Đường Thanh niên)
Có nhiều tầng, mỗi tầng 1 cách bài trí. Ngồi uống trà , cà fê trên sập gụ, trong phòng khách bài trí kiểu cổ ờ miền Bắc (bàn thờ, câu đối, hoành phi...), không gian yên tĩnh...
Cafe - Âu Lạc - 57 Lý Thái Tổ
Cafe - Darling - 33 Hàng Quạt
(Còn tiếp)
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Năm, tháng 3 25, 2010 11 lời góp
Thứ Tư, tháng 3 24, 2010
"Xin cho tôi rác"
Trên đường vào tiếp quản SG năm 1975 có nhiều ấn tượng khi hành quân qua vùng đất thuộc chính quyền VNCH. Một trong những ấn tượng đầu tiên là ở Huế. Đó là những bể xi măng chứa rác được tạo hình tự nhiên gốc cây cụt chẳng hạn với dòng chữ "xin cho tôi rác". Thực sự ban đầu tôi không hiểu câu khẩu hiệu này có nghĩa gì. Rất lễ độ, quá mức cần thiết, với... rác. Phải nhìn rõ nó chỉ là cái thùng rác công cộng thì mới hiểu đó là lời nhắc "cấm xả rác" cộng với "thùng rác công cộng" ở ngoài mình.
Nhưng mà chuyện rác cũng chỉ dừng ở đấy, hay thôi, thêm một tí.
Ấy là hai tuần trước đây tôi và lão Hợp điều một xe tải nhẹ đến số 8 Trần Hưng Đạo, mang về cơ quan một chuyến rác máy vi tính từ Tổ chức Các Đại học Pháp ngữ AUF. Tất nhiên để lấy được chỗ rác này ra chúng tôi cũng phải làm giấy dãi bầy nguyện vọng dùng chúng hữu ích.
Thưc sự là rác, những chiếc máy vi tính đa phần là bị hỏng, một số là cũ. Có những máy cũ tới mức tôi nhận ra cùng thời với dòng máy mà tôi đã bán gần 20 năm trước, máy Zenith đời 386 của hãng Bull, Pháp.
Sau hai tuần rỉ rả làm việc, từ quét bụi cho tới lấy tiền ứng của cơ quan đi mua những thứ còn thiếu, hôm nay chúng tôi đã chính thức thông báo cho Vũ Mạnh Hùng k4, Chủ tịch Hội Người Khuyết tật HN, về việc sẵn sàng chuyển giao cho Hội 7 máy vi tính cấu hình thấp đủ để chạy các ứng dụng văn phòng và kết nối với mạng internet. Các máy này được cài hệ điều hành Linux Ubuntu 9.10 và các ứng dụng phổ thông, tiếng Việt.
Bắt đầu từ ngày mai chúng tôi sẵn sàng nhận một người của Hội sang thực tập, nhận chuyển giao sử dụng các máy này, chủ yếu là môi trường Linux.
Số vật liệu còn lại vẫn còn tận dụng được như vỏ máy, khối nguồn, một số ổ đĩa CD-ROM và thậm chí cả bảng mạch chính. Tất nhiên để dùng được chúng cần nhiều công sức hơn so với những thứ chúng tôi đã bỏ ra.
Cũng định kêu gọi một số anh em mình đến tham gia như bạn Trỗi làm việc ích lợi cộng đồng. Nhưng hiềm vì chỗ chật, việc làm lại cần tỉ mỉ và hiểu biết nhất định về máy tính, chả gọi làm gì cho mệt.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Tư, tháng 3 24, 2010 20 lời góp
Thứ Ba, tháng 3 23, 2010
LỜI CÁM ƠN!
Thay mặt gia đình xin gửi tới các bạn Khóa 6 và các Khóa khác của Trường Trỗi lời cảm ơn chân thành nhất. Sau khi hay tin em tôi là Nguyễn Nam Đông K6 qua đời, các bạn các khóa đã gửi lời chia buồn, tham dự lễ tang, phúng viếng. Tình cảm của các bạn đối với gia đình chúng tôi là tài sản quý báu nhất, mà tôi và gia đình xin ghi nhận.
Trong lúc tang gia bối rối không tránh khỏi những sơ suất. Mong các bạn thông cảm. Xin cám ơn!
Thay mặt gia đình: Nguyễn Nam Khánh K2
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 3 23, 2010 0 lời góp
Về vụ khách sạn trong công viên Thống Nhất
Chủ đầu tư khách sạn trong công viên thống Nhất đang đòi đền bù thiệt hại 80 triệu đô, mặc dù đã được dành cho một khu đất cực đẹp tại vị trí nhà máy rựơu cũ. Tiền đâu để đền? rất có khả năng là tiền thuế của dân phải bỏ ra để khắc phục sai sót của ai đó, vấn đề quá rõ ràng mà không có cơ chế để xử lý, mời các bạn đọc bài trên Tuần Việt Nam net
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Ba, tháng 3 23, 2010 6 lời góp
Về Tập 3 Sinh ra trong khói lửa
BLL nhà trường đã họp triển khai công việc tổ chức kỉ niệm 45 năm Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi. Trong đó có nội dung xuất bản Tập 3 "Sinh ra trong khói lửa" (vẫn giữ tên như cũ).
1. BBT sách Tập 3 gồm: thầy Chi Phan, thầy Phạm Đình Trọng, Trần Hồ Bắc và Trần Kiến Quốc.
2. Chủ trương xuất bản Tập 3: nội dung tinh túy, chọn lọc với chất lượng cao hơn Tập 1 và 2.
- Số trang: 400-500. (Các bài không in sẽ được đăng tải tiếp trên VănnghệBạnTrỗi.- Số lượng in: 1000 cuốn, bìa cứng (dự kiến đủ để phát hành trong trường, tặng thầy cô và đối nội, đối ngoại).
3. Tiến độ triển khai:
- Từ nay đến 30/6: biên tập.
- 31/7/2010 - xong bản thảo trên chế bản điện tử.
- 30/9/2010 - in xong tại Cty In QĐ 2 (GĐ Nguyễn Nam Điện k6).
4. Phát hành: Các khóa đăng kí số lượng và nộp tiền trước 30/9/2010. (Giá bán: 100.000đ/cuốn).
Vận chuyển sách ra Bắc: Bùi Quang Vinh k3.
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Ba, tháng 3 23, 2010 16 lời góp
Thứ Hai, tháng 3 22, 2010
“Gửi tới mai sau”
Theo "Dân Trí điện tử" thì "chiều nay, 22/3, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hà Nội đã giới thiệu thiết bị lưu giữ vật phẩm “Gửi tới mai sau” và khu đặt thiết bị này tại Bảo tàng Hà Nội. Xin gửi tới độc giả những hình ảnh về khu lưu giữ độc đáo này."
Hướng tới tương lai bằng sự quay ngoắt với quá khứ theo nghĩa đen, những giá trị mấy chục năm đây thôi còn không giữ được, cả xã hội trong tâm thế "tự kỷ" thì gửi gì cho tương lai.
Thật buồn.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 3 22, 2010 9 lời góp
Chủ Nhật, tháng 3 21, 2010
Thăm Ngọc Việt
Ngọc Việt k4 quyết định xây dựng lại một ngôi nhà mới, diện tích khiêm tốn hơn trước nhưng khang trang và chắc chắn hơn, sự thăm hỏi và giúp đỡ của bạn bè là nguồn động viên to lớn để Việt quyết định một việc khá trọng đại như vậy. Cách đây vài ngày bạn đã có lời mời bạn bè trường Trỗi lên Bắc giang dự lễ động thổ, khởi công công trình, Việt đã lấy làm tiếc về việc một số anh em hình như đã nhận lời nhưng vì lý do gì đó mà không lên được.
Hôm nay, một nhóm bạn bè đã tổ chức một chuyến đi có thể gọi là "chữa cháy". lên thăm N. Việt và luôn thể động viên ý chí quyết tâm của bạn trong việc xây dựng một cơ ngơi đàng hoàng hơn, hy vọng rằng với công trình này bạn sẽ có điều kiện xây dựng hạnh phúc" một túp lều mái bằng với hai trái tim vàng".
Hữu Thành đã tổ chức chuyến đi với Việt Thắng, Khắc Việt và tôi, Quang Trung. Lần đi này khá suôn sẻ vì đã có kinh nghiệm của chuyến đi trước, một mạch đến nơi( xin lưu ý là địa hình khá phức tạp, quanh co, nếu trí nhớ trục trặc là bị lạc chục cây số như chơi) vì biết công việc xây dựng dở dang , khá bận bịu nên chúng tôi đã dừng lại nghỉ ngơi ăn uống tại Bắc giang rồi mới đi tiếp vào nhà N.V. Bạn khá bất ngờ và hết sức vui mừng, hàn huyên vui vẻ, ông tướng này khá chủ quan, vừa rồi bị một cú xỉu rụng rời chân tay nhưng nghi là do hạ đường huyết, khá giống với hiện tượng thiếu máu thoáng qua (TIA). mong là không phải, H.Thành cố gắng thyết phục làm một khu vệ sinh trong nhà nhưng do nếp sống cũ đã quen nên còn đang đắn đo vì có lẽ kinh phí không đủ, bạn cho biết số tiền anh em giúp đỡ đã đưa cho Đức Cường mua thuốc chữa bệnh ung thư thực quản vì ĐC đau quá, cũng chưa biết bao giờ ĐC mới đưa lại được.
Tuy vậy NV cũng đã có tin vui, bạn có thể sẽ có một khoản tiền đổi đời , nhưng hiện nay đang nằm ở dạng tiềm ẩn ,hy vọng sẽ nhanh chóng biến thành hiện thực . chúc mừng Việt vì tương lai tốt đẹp đó.
Sau khi ghé thăm chừng một tiếng chúng tôi đã quay về Hà Nội, mang theo lời mời của bạn đến anh chị em, mùa vải đang đơm hoa báo hiệu một mùa bội thu, bạn nào có điều kiện ( nhất là Tuyết Mai, Hạnh Phúc và các bạn gái) bớt chút thời gian lên chơi, NV rất hân hạnh được đón tiếp.
Mời các bạn xem một số ảnh chụp được trong chuyến đi.
Đường cao tốc lên Bắc giang
Mừng chưa!
Bên trái là khu nhà cũ, bên phải là công trình khiêm tốn đang dở dang
Ngắm nghía địa thế.
Chủ nhân đang giới thiệu quy hoạch.
Một góc nhà,nếu tl ở phia đối diện là đẹp
Gửi bởi TQtrung lúc Chủ Nhật, tháng 3 21, 2010 10 lời góp
Họp Ban Liên lạc chuẩn bị kỉ niệm 45 năm thành lập trường
Mời các bạn vào Bantroik5!!!
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Chủ Nhật, tháng 3 21, 2010 0 lời góp
Thứ Bảy, tháng 3 20, 2010
Điểm tin ngồ ngộ
Hôm nay có mấy cái tin ngồ ngộ, điểm ra đây chơi:
Để làm công việc quảng bá thông tin này, con đường ngoại giao nhân dân thông qua các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội là phù hợp nhất."
Bạn Trỗi mình chắc chuẩn bị xin anh Hùng Võ ít bản đồ gửi sang... Quế Lâm?
Anh Lê Kiên Thành kể chuyện tại Hồn Việt "ít ai biết, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là người có quan hệ trực tiếp nhất và cao nhất với hai chiến sĩ tình báo cao cấp Phạm Xuân Ẩn và Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc). Cả hai người ẩn sâu trong lòng địch đến mức cả hai đều gửi yêu cầu về “anh Ba Duẩn” đề nghị khử người kia đi vì “nguy hiểm cho cách mạng…”.
Hai người này nếu biết thực về người kia thì chắc không đề nghị "khử". Trái lại nếu rất biết việc mình phải làm cho cách mạng (mà chắc chắn họ biết) thì chả hơi đâu mà đòi "khử" người kia. Vỏ bọc của các ông hồi đó có gì là nguy hiểm cho CM lắm đâu?
Mà, nói thực, để tiêu diệt mấy cái chức danh quèn ấy thì chả cần xin phép. Hay là hai ông đều biết ông kia là người của ta nhưng đã biến chất theo địch (ẩn sâu vào trong lòng địch?) nên mới phải... cắt?
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Bảy, tháng 3 20, 2010 6 lời góp
Tin buồn
Bạn Nguyễn Nam Đông K6, sinh ngày 15/3/1954, mất lúc 19h37 ngày 19/3/2010 (Tức 4/2 năm Canh Dần), thọ 57 tuổi.
Tang lễ dự kiến tiến hành:
Lễ viếng bắt đầu từ 7h30 ngày 21/3/2010.
Lễ truy điệu và đưa tang vào lúc 10h ngày 21/3/2010.
Tại nhà tang lễ số 1 Bệnh viện Bạch Mai
Sau đó điện táng tại đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội.
Gia đình kính báo!
Đại diện gia đình: Nguyễn Nam Khánh K2 (anh trai của Nguyễn Nam Đông)
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Bảy, tháng 3 20, 2010 8 lời góp
Danh mục của tuyển tập "101 classical greats"
Cuối tuần thư giãn bằng "The Waves of the Danube". Dàn nhạc trình bày bản này rất chuẩn.
Gửi bởi Út Trỗi lúc Thứ Bảy, tháng 3 20, 2010 2 lời góp
Thứ Sáu, tháng 3 19, 2010
Hữu Loan và bài thơ"Màu tím hoa sim"
Trong chúng ta, có lẽ nhiều bạn biết bài thơ "Màu tím hoa sim". Bài thơ này còn được phổ nhạc ,trở thành một ca khúc nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975, bài thơ hay và bài hát cũng hay, nó đi vào lòng người và mỗi khi lời bài hát được cất lên từ đâu đó đều làm cho những trái tim nhạy cảm rung lên trong niềm cảm thương sâu sắc cho một mối tình không trọn vẹn. Nhà thơ Hưũ Loan, tác giả bài thơ này có một cuộc đời có thể nói là không bình lặng, nếu như không nói là quá gian truân. Nhà thơ tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1943 ông đỗ tú tài, sau đó làm nghề dạy học. Từ những năm 1940, nhà thơ đã tham gia nhiều phong trào và hoạt động cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Những trái tim yêu nghệ thuật không thể nào quên được những vần thơ được sáng tác khi nhà thơ đang trên đường hành quân và được tin dữ người vợ ở quê nhà qua đời. Xa nhà, thương nhớ người vợ quá cố ông đã viết lên những dòng tâm sự thể hiện tình yêu thương đối với người bạn đời của mình. Tác phẩm “Màu tím hoa sim” đã ra đời từ đó và đi vào lòng người đọc mãi mãi.
Sau hoà bình, hình như ông bị dính vào vụ "Văn nhân giai phẩm" rồi sau đó về quê cày cuốc theo đúng nghĩa đen của nó, cuối đời ông cũng gặp may vì công ty ViekVTB mua bản quyền bài thơ MTHS với giá 100 triệu đồng, nhà thơ đã rất lấy làm an ủi vì cuối cùng, tác phẩm của ông cũng được đánh giá đúng, mặc dù nó là những đồng tiền, điều không dính dáng gì đến thơ ca cả!
Nhà thơ Hữu Loan đã mất ngày 18-3 vừa qua, xin cầu chúc cho ông bằng an trong cõi giới mới. Mời các bạn đọc lại bài thơ
"Màu tím hoa sim"
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...
( Mời các bạn đọc thêm bài viết của nhà thơ ở đây)
Màu tím hoa sim - Đức Tuấn trình bày
Những đồi hoa sim - Hương Lan,Duy Quang trình bày
Những đồi hoa sim= Thanh Tuyền trình bày
(Từ Nhạc của tui)
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Sáu, tháng 3 19, 2010 22 lời góp
Trò chơi con trẻ
Có một thời, con trẻ chơi ... như thế,
còn bây giờ chơi ... như thế.
Chả biết thời nào hay hơn thời nào.
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Sáu, tháng 3 19, 2010 11 lời góp
Thứ Năm, tháng 3 18, 2010
Thông báo
Để chuẩn bị kỉ niệm 45 năm thành lập trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1965-15/10/2010), Ban Liên lạc nhà trường kính mời thầy cô và anh chị em - ủy viên Ban Liên lạc trường và Ban Liên lạc các khóa tới dự họp mặt.
Địa đểm: Nhà hàng Pacific 281 Đội Cấn, Hà Nội.
Thời gian: 15g ngày chủ nhật 21/3/2010.
Trân trọng!
Trưởng ban Bùi Quang Vinh
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Năm, tháng 3 18, 2010 1 lời góp
Thứ Tư, tháng 3 17, 2010
Nga hạ thuỷ khinh hạm lớp Gepard thứ 2 cho Việt Nam
Trích dẫn tin từ VITINFO - Ngày 16/3, các nhà đóng tàu tại nước cộng hòa Tatarstan thuộc Nga đã hạ thuỷ chiếc khinh hạm thứ 2 cho Hải quân Việt Nam, một phát ngôn viên nhà máy đóng tàu Zelenodolsk cho hay. Việt Nam và Nga đã ký kết một hợp đồng về việc chế tạo 2 khinh hạm lớp Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam vào năm 2006. Chiếc khinh hạm đầu tiên đã được hạ thuỷ vào tháng 12 năm 2009.
"Một khinh hạm lớp Gepard 3.9 thứ 2 chế tạo cho Hải quân Việt Nam đã được hạ thuỷ trong ngày 16/3. Chiếc khinh hạm đầu tiên sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 10 và chiếc thứ 2 sẽ được bàn giao vào cuối năm nay," vị phát ngôn viên này nói.
Cả hai chiếc khinh hạm này sẽ trải qua các cuộc chạy thử trên biển tại biển Baltic.
Khinh hạm lớp Gepard 3.9 thuộc Dự án 1166.1 được thiết kế để tấn công và tiêu diệt các chiến hạm, tàu ngầm và các mục tiêu trên không, cả hai đều có thể hoạt động độc lập hoặc được biên chế vào một lực lượng đặc nhiệm, cũng như thực hiện các nhiệm vụ hộ tống và tuần tra.
Tàu có trọng tải rẽ nước là 2.000 tấn, chiều dài 102 mét, tốc độ tối đa 23 hải lý/giờ, sẽ được biên chế một thuỷ thủ đoàn gồm 103 người và phạm vi hoạt động là 5.000 dặm.
Khinh hạm này được trang bị một hệ thống tên lửa đối hạm Uran-E chống tàu, một giá súng AK-176M 76,2mm, một hệ thống pháo phòng không Palma, hai giá súng AK-630M 30mm và ống phóng thuỷ lôi 533mm. Tàu có thể chở được một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 hoặc Ka-31 Helix.
Cùng với 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và máy bay ném bom-chiến đấu hải quân Su-30MK2 vừa được đặt mua, hợp đồng khinh hạm lớp Gepard này được xem như là một phần trong nỗ lực hiện đại hoá hải quân hiện tại của Việt Nam.
Linh Trang (Theo RIA)
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Tư, tháng 3 17, 2010 9 lời góp
Thứ Ba, tháng 3 16, 2010
Câu hỏi độc ác từ những đứa trẻ
là bài đăng trên Tuân Việt Nam.Net. Chúng ta ai chẳng so sánh mình với bọn trẻ lứa con và bây giờ lo cho lứa cháu.
Có một đặc điểm khác biệt giữa những đứa trẻ trong thế kỷ 21 này và những đứa trẻ của mấy chục năm trước. Đó là sự rời bỏ tuổi thơ của những đứa trẻ bây giờ quá nhanh. Chúng đã không sống đủ và sống hết tuổi thơ của chúng. Đấy chính là điều nguy hiểm nhất khi mà những đứa trẻ kia lớn lên thành những chủ nhân của thế giới.
Thấy vậy, lo vậy, nhưng chắc chẳng ai thoát ra được dòng chảy của xã hội. Một lối sống không chỉ ở xóm của mình, trào lưu không chỉ ở xứ của minh, mà là triết lý vận hành của cái thế giới ngày nay.
Những giá trị nhân văn đã trở thành các mục tiêu cao cả được vươn tới bằng các con đường rất gần với bản năng sống còn, như thể đuổi theo ảo ảnh.
Có phải con người ta luôn phải chọn chỗ giữa cơ hội và nguyên tắc. Cơ hội là phải thay đổi, cơ hội quá thì tới mức không ở trong cái môi sinh vốn có. Nguyên tắc là cố chấp, cố chấp sẽ không theo kịp đám đông, là bị đào thải.
Tâm lý đám đông có vẻ như một lựa chọn an toàn. Kết quả cuối cùng là tất cả đều lao đi tìm sự an toàn theo cách phải hơn người ta một tí. Trèo lên đầu nhau trong một cái giỏ đang chìm?
Cái triết lý giáo dục rõ ràng là có vấn đề, nói tới nói lui mãi chưa ra. Nhưng nhìn lại vấn đề "giáo dục người lớn" chẳng phải là không có vấn đề. Nghiêm trọng là ở đấy. Người lớn xuống một thì trẻ nhỏ xuống nhiều. Biết bao giờ mặt nước trong khi bùn dưới đáy cứ khuấy?
Chả trách người ta đi lễ chùa, lễ đền nhiều. Bỏ chút công của thời gian đi lễ dễ hơn tìm hạnh phúc trong chính sự tự biết về mình, hơn nữa làm vậy mà lại để thua thằng hàng xóm trong một thang giá trị sờ mó được của xã hội đương đại.
Bây giờ người ta thích lưu danh thiên cổ hơn là xem "thiên cổ" có gì để lại. Chả thế mà HN đang định chôn gì đó cho hậu thế nghìn năm sau lôi lên chiêm ngưỡng. Thật oai-sờ được sống ở HN với nghìn năm trước và sẽ tới nghìn năm sau. Lại có người bảo chôn gì cho nghìn năm sau. Đang lo phá những cái nghìn năm thì mong gì nghìn năm sau ai nhớ!
Lan man lộn xộn từ đọc một bài báo, nó là như thế.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 3 16, 2010 9 lời góp
Tin buồn
BLL k1 kính báo:
Đại tá tiến sĩ Trần Quang Trung (cựu TSQ k1, anh Trần Quang Thành k4) từ trần ngày 14/3/2010 vì bạo bệnh, tại Bệnh viện 108.
Tang lễ cử hành từ 10-11g30, ngày thứ sáu 19/3/2010, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Bạn bè Trỗi tập trung viếng lúc 11g.
Trân trọng!
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Ba, tháng 3 16, 2010 13 lời góp
Thứ Hai, tháng 3 15, 2010
Tin buồn
Vân Hùng thông báo: Mẹ vợ anh Trần Chí Nhân mất. Lễ viếng và đưa tang từ 7h30 ngày Thứ Sáu, 19/3, tại Nhà Tang lễ Phùng Hưng, 125 Phùng Hưng, Hà Nội.
Xin báo để anh em thăm viếng, chia buồn cùng Chí Nhân và gia đình.
Anh em k4 vào viếng lúc 9h. Xin đến sớm ít phút để tập hợp.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 3 15, 2010 14 lời góp
Sáng tác mới của thầy Hồng Tuyến
*
Thầy Hồng Tuyến vừa sáng tác ba ca khúc, thầy có nhã ý gửi tặng các học sinh trường Văn hoá Quân đội Nguyễn văn Trỗi thân yêu của thầy, ba ca khúc này đã được tôi ký âm và có bản xướng âm kèm theo để bạn nào yêu thích các bản nhạc này có thể hát theo một cách dễ dàng, mời các bạn xem tại trang Văn nghệ trường Trỗi
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Hai, tháng 3 15, 2010 1 lời góp
Thứ Bảy, tháng 3 13, 2010
Danh sách k14 Khoa Vật lý ĐHTH HN
Danh sách k14 Khoa Vật lý ĐHTH HN được đăng tại đây. Mời mọi người đóng góp thêm vào.
Bấm vào đường dẫn, bấm vào "chỉnh sửa trang này". Sau khi chỉnh sửa xong thì bấm vào /Tệp/Lưu và đóng.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Bảy, tháng 3 13, 2010 0 lời góp
Gặp lại giữa mùa Đông
(Tặng các bạn - khoa Vật lý)
Bao năm rồi, ta gặp lại nhau
Tóc ngả mầu tro, nếp nhăn mờ vầng trán
Nét mặt mầu da, sương gió in năm tháng
Chỉ nụ cười, ánh mắt vẫn như xưa.
Mặt nước hồ Tây, nhạt nhoà trong mưa
Gió buốt lạnh « ... Ờ, mùa đông năm ấy,
Hút gió giữa cánh đồng,
giảng đường trống, rét làm sao rét vậy.
Co ro ngồi bên nhau, muốn xích lại gần hơn.
Bàn tay run, ghi bài trên trang vở sạn đen
Bụng đói sôi, mong sao giờ chóng hết ... »
« Lâu lắm rồi, sao tất cả vẫn còn rõ nét
Đã rất xa... mà như mới đâu đây... »
Như vẫn thấy má ai hồng,
mái tóc dài tha thướt mầu mây
Cứ thoảng gần, thoảng xa cho lòng người bối rối
Ánh mắt cười,
lấp lánh ánh sao trời
đêm hành quân xuyên rừng xa ngái
Lúm đồng tiền rơi, xoáy nước suối muà thu ...
Tuổi mười tám bao hy vọng, ước mơ
Bao người ngã xuống trên chiến trường đạn bom khi ấy ...
Người ở lại giữa dòng đời xô đẩy
Vẫn dành trọn sắc hoa đỏ cho nhau...
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Bảy, tháng 3 13, 2010 0 lời góp
Thứ Sáu, tháng 3 12, 2010
Hoàng Ngọc Việt động thổ làm nhà
Thứ Tư tới (17/3) Ngọc Việt động thổ làm nhà, mời các bạn có điều kiện đến cùng nhau làm bữa rượu nhạt.
Ban LL k4 đã nhận lời mời.
(Ngọc Việt, 097-560-8470, gọi điện nhờ thông báo lúc 20h52 12/3)
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 3 12, 2010 6 lời góp
Con Mèo
***
Bà hàng xóm ngoài ngõ có con mèo, nó đẻ ra ba con trắng như tuyết,nuôi được một thời gian nghe chừng oải mới giải tán, mấy con đẹp nhất cho người nhà, còn con cuối cùng, nó có cái đuôi cong như cái lò xo, bà ta biết nhà tôi thích nuôi mèo nên gọi ra cho, ừ thì nuôi, con mèo đẹp, trắng từ đầu chí đuôi, mỗi cái tội đuôi xoăn, trông rất buồn cười.
Nhà tôi ai cũng yêu nó, mèo gì khôn hơn chó, thấy người về biết chạy ra đón, ăn ở ngủ nghỉ đúng nơi đúng chỗ, biết nịnh người còn hơn quan hoạn nịnh vua. Mỗi lần có điều gì bức xúc, vuốt ve nó một hồi cũng thanh thản trở lại,tôi mà hừ một cái là chạy cong đít, lúc sau đã thấy cọ cọ vào chân nịnh rồi.
Đêm tám tháng ba, mười hai giờ, đang ngủ chợt nghe tiếng con gái khóc, cứ tưởng nó không được bạn trai cho quà ngày quốc tế phụ nữ mà tủi thân chăng, ai dè không phải, nó khóc con mèo, tôi nhìn xuống chỗ con mèo hay nằm thấy nó trợn mắt nhe răng, mềm oặt như sợi bún, ba hồn bảy vía bay mất rồi. Khắp nhà nồng nặc mùi hôi thối, nó ăn phải bả độc, nhớ lúc chiều nó tha bên hàng xóm về một con cá mỡ màng lắm, đuổi bắt nó trả lại cho người ta nhưng nó cắp thật chặt rồi phóng tít mù tắp, nó không biết là cái chết đang chờ đợi nó, bởi vì nó là một con mèo, nó đâu ngờ đến cạm bẫy của con người.
Mấy hôm trước, bà xã nhà tôi đã cảnh báo con gái phải nhốt con mèo lại, nhà hàng xóm người ta kêu nó chạy rầm rầm, tranh đực tranh cái loạn xạ, không cho người ta ngủ, nghe đâu lại còn ăn bậy nôn oẹ đâu đó, cái giống mèo này nó hay ăn cỏ rưả ruột, cách chữa bệnh của nó đấy chứ! mèo là giống leo trèo, làm sao mà giữ được nó, vậy là số nó tới rồi.
Lạ cho con người, suốt ngày cầu cúng khấn vái, chùa này chùa kia khắp trong Nam ngoài Bắc, cứ chỗ nào có ông tượng là chắp tay vái lạy, đứng trước bàn thờ Phật chân quỳ tay chắp miệng xuýt xoa na mô a di đà phật, trong nhà thì nào có thiếu gì đèn hoa, nhang khói, nói chuyện với mọi người câu trước câu sau là nhân đức, nhân quả rồi nhân hậu, vậy mà đang tâm đánh bả chết cái con mèo .
Chuyện con mèo thì quá nhỏ, cái tâm của con người mới là đáng nói vậy, khi đời sống còn thiếu thốn, vật chất chưa đầy đủ, hàng xóm láng giềng đối xử với nhau như bát nước đầy, tình người chan hoà bạn bè thân mật. Vậy mà khi đời sống khá lên, vật chất đầy đủ thì cũng là lúc tình làng nghĩa xóm bắt đầu phai nhạt, đâu đó còn coi nhau như kẻ thù, anh em ruột còn chém nhau phọt óc thì caí mạng con mèo nào có ý nghĩa gì.
Chuyện lớn chuyện nhỏ cũng chẳng khác gì nhau, ngày nay mà cũng nghĩ ông láng giềng hiền lành nhân đức như ngày xưa ông ấy nuôi mình được vài năm , ông ấy đánh nhau với xẻ thù của mình bằng thân thể của mình, nghĩ rằng ông ấy cũng thờ một ông thánh như mình chắc không chơi đểu mình thì thật là sai lầm
Thằng hàng xóm nó giầu hơn mình, nó khoẻ hơn mình, nó to như con voi, con cái nó đông như kiến. Thằng nào to mồm đòi đánh nhau với nó thì thật là ngu, nhưng thủ sẵn vài đồ chơi ngon, sẵn sàng nghênh chiến thì nó cũng rét chứ. Cái mà nhà mình cần là đoàn kết, ai lãnh đạo mà chẳng được miễn là dân giàu nước mạnh,suốt ngày ngồi đòi dân chủ rồi đa đảng tạo thành cái chợ huyên thuyên nào giúp ích được gì cho đất nước. Anh nói anh giỏi mà tham nhũng tùm lum làm như dân ngu không biết gì thì cũng thật sai lầm.
Nó giết của nhà tôi một con mèo, không có gì đảm bảo là nó sẽ không giết tiếp con khác,phải nghĩ ra cách gì đối phó lại chứ nhỉ,chẳng nhẽ thôi không nuôi mèo nữa? vậy thì chuột sẽ hoành hành dữ dội cho mà xem.
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Sáu, tháng 3 12, 2010 12 lời góp