Thứ Bảy, tháng 12 29, 2007

BÌ HƯU

Bài " Bắc kinh và chuyện quanh Tử Cấm Thành " của KQ có nói đến con bì hưu. Dưới đây thêm chút thông tin về nó ( nguồn lấy từ kho tư liệu của thằng con tôi sưu tầm ), Ae đọc cho vui. Rất nhiều ảnh mà không đưa vào được...


Truyền thuyết về Kỳ Hưu ( Bì hưu)


Ở Trung Quốc , người ta rất quan trọng phong thủy, có thể thấy ở bất kì công trình xây dựng này. Trung Quốc có 3 linh vật rất được sùng bái, có tác dụng đem lại tài vật , bảo vệ gia trạch , trấn trạch cho những nơi nào phong thủy không tốt, hóa giải mọi điều bất lợi.
Đó là 3 linh thú : Sư tử, Kỳ Lân, Kỳ Hươu. Đến đây mọi người thấy rằng đã nhìn thấy rất nhiều tượng đôi sư tử đá tại nhiều công trinh của Trung Quốc từ cổ chí kim đúng không
Sư tử đá thì ai cũng biết và nhìn thấy rồi nên không bàn đến. Còn Kỳ Lân thì tượng trưng cho người quân tử, vì vậy hợp với giới quan chức, làm chính trị.
Xin nói nhiều đến Kỳ Hươu : Là linh thú thứ 3, đây là 1 con vật trong truyền thuyết ( ở VN gọi là Bì hưu, Tỳ Hưu hoặc Thiên Lộc ), con thú này chỉ ăn tiền, vàng bạc châu báu, nhưng lại không có hậu môn nên chỉ kiếm tiền và tích lũy, không hề thải ra, vì vậy nên cực kì hợp với người làm kinh doanh, buôn bán, và nó rất hung dữ nên dùng để trấn trạch trừ tà . Nếu đến Bắc Kinh, mọi người nên đến tham quan Ngân hàng Trung Quốc, ở đây là một ví dụ về phong thủy, trấn trạch và đặt kỳ hươu.
Ở Lầu Đức Thắng Môn ( lầu phong thủy ) Bắc Kinh có đặt một con Kỳ Hươu bằng đá trắng, có niên thọ gần 600 năm rồi, trong lịch sử, mỗi lần hoàng đế Mãn Thanh duyệt binh ra trận đều ở đến thỉnh kỳ hươu bảo hộ ( cờ xuất trận của Hoàng đế Mãn Thanh có thêu hình Kỳ Hươu ở đuôi cờ. trong lịch sử 600 năm của Kỳ hươu tại lầu Đức Thắng môn, có 2 sự kiện lớn : vua Sùng Chinh mất nhà Minh về tay nhà Thanh do bị gián điệp của Mãn Châu lừa xoay ngược lại hướng của Kỳ Hươu. Năm 1989 trong quá trình trùng tu lầu Đức Thắng, do sơ ý nên công nhân đã làm đổ con Kỳ Hươu này và bị mẻ 1 miếng lớn ở cánh, và năm 89 đã xảy ra 1 biến cố chính trị rúng động toàn nước Trung Hoa, đó là biến cố Thiên An Môn.
Kỳ Hươu có 1 đặc điểm, đó là luôn luôn hướng ra cửa, đuôi hướng vào trong thì mới chiêu tài, trấn trạch được, còn ngược lại sẽ đem tai họa đến nhà. Các cassino tại macao và 1 số cassino trên thế giới đều đến thỉnh kì hươu đem về trấn , có lẽ vì thế nên có ai đem được tiền từ đấy về đâu. 1 Khách sạn lớn tại Sài Gòn đã thỉnh 1 đôi Kỳ Hươu lớn về đặt tại KS trị giá > 3 tỷ đồng, và luôn thuê 2 vệ sỹ để bảo vệ không cho ai được sờ vào, vì nếu ai sờ vào Kỳ Hươu của bạn, có nghĩa là người ta sẽ đem mất lộc của bạn do Kỳ Hươu đem lại đi mất.
Kỳ Hươu luôn phải chế tác bằng vật liệu quý như ngọc, vàng. Nếu chế tạo bằng vật liệu rẻ tiền thì sẽ phản tác dung. sau khi chế tác xong, người ta phải đưa Kỳ Hươu vào lầu phong thủy đặt tối thiểu 5 năm để tích tụ tinh hoa của trời đất, đủ hạn kỳ thì mới có thể làm lễ khai quang điểm nhãn cho nó, sau đó chúng ta mới có thể thỉnh về được, còn không thì cũng chỉ là 1 vật lưu niêm thông thường. Sau khi tích tụ đủ linh khí, con kỳ Hươu sẽ được khắc chữ " Vân " vào dưới bụng.
Nhờ cơ duyên, em đã thỉnh được 1 đôi kỳ Hươu, 1 con bằng bạch ngọc em để ở nhà để trấn trạch ( nhà em cũng phạm phong thủy- mệnh hợp Đông tứ trạch mà nhà em lại hướng Tây tứ trạch ), 1 con bằng bích ngọc em đặt tại phòng làm việc công ty, nói thật các bác tin không, từ hôm em thỉnh về đặt tại Cty & nhà riêng, em thấy mọi công việc đều tốt lên rất nhiều.
Em up hình con Kỳ Hươu bằng bích ngọc lên cho mọi người xem nhé.
Nếu ai không tin về lĩnh vực này thì hãy coi như đọc một mẩu chuyện mà thôi, còn ai muốn tìm hiểu, em sẽ rất vui được chia sẻ
Mỗi nơi đặt tên nó 1 khác, theo khẩu âm ở địa phương. Ngày xưa thời còn chế độ phong kiến, con Kỳ hươu đặc biệt được yêu chuộng vào thời Minh và Thanh. Nó là con vật biểu tượng cho giai cấp vua quan. Nếu dân thường mà thỉnh Kỳ hươu thì sẽ phạm vào tội diệt tộc. Các triều đại nhà Thanh, vì cấm dân chúng sử dụng kỳ hươu để trấn trạch, sợ ảnh hưởng đến long mạch đế vương của mình nên đã đổi tên là Thao Thiết ( đấy là em phiên âm ra tiếng Việt chứ chữ Hán của em 1 chữ không cần bẻ đôi em cũng ứ biết nó là chữ gì ) Và như thế sau một vài trăm năm, dân chúng đã quên đi con Kỳ hươu này, vì vậy vào những triều đại cuối cùng của nhà Thanh, kỳ hươu chỉ xuất hiện trong Tử Cấm thành, Di Hòa Viên, và trong phủ của Hòa Thân ( Cúng Vương Phủ ) mà thôi. Còn trong dân gian chỉ còn lại các hình ảnh sư tử đá và kỳ lân mà thôi. Có lẽ vào triều đại Mãn Thanh, hình tượng Kỳ Hươu chỉ đứng sau hình tượng Rồng của hoàng đế mà thôi. Trước khi Thanh binh nhập quan ải tiến chiếm giang sơn Đại Minh ( hồi đó còn là Mãn Châu - tộc Nữ Chân dòng Đại Kim ) đã nghiên cứu rất kĩ về văn hóa, phong thủy, biết rằng nhà Đại Minh long mạch đế vương còn thịnh lắm, nếu không phá được phong thủy của Bắc Kinh thì không thể nào chiếm chọn Trung nguyên được, mà có chiếm được cũng không thể giữ được vì Trung Nguyên rông lớn, Mãn Châu sẽ nhanh chóng bị nuốt chửng và bị đồng hóa. Trong truyền thuyết, Lưu Bá Ôn đã từng để lại lời dặn cho nhà Minh rằng muốn Đại Minh trường tồn thì phải giữ gìn đặt con Kỳ Hươu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp dân Hung Nô, dân Nữ Chân. Chừng nào mặt Kỳ Hươu còn ngoảnh về phương ấy thì Đại Minh còn.
Mãn Châu biết được truyền thuyết ấy, biết được Sùng Chinh rất tin tưởng vào con Kỳ hươu này, nên nghĩ ra 1 kế, cho 1 đại sư về phong thủy của mình, lập kế chiếm được lòng tin tưởng của Sùng Chinh, sau đó mới xui Sùng Chinh xoay lại con Kỳ Hươu vào, hướng về nội đô. Vận khí nhà Minh đã hết ,và Sùng Chinh đã nghe lời xui khiến , và giặc giã nổi lên khắp nơi, đầu tiên là Sấm Vương Lý Tự Thành ( cũng là 1 anh hùng áo vải ), và sau đó là sự cố Ngô Tam Quế mở ải Sơn Hải Quan, dẫn Thanh binh nhập quan. Nhà Minh tuyệt diệt, Sùng Chinh phải tự tay chém Trường Bình công chúa rồi treo cổ tự vẫn. Đó là nguyên nhân vì sao Đại Thanh lên ngôi, cấm tuyệt dân gian dùng kỳ hươu, và vì sao trên đuôi cờ của Bát Kỳ ( 8 đạo quân thân vương ) đều có thêu hiệu kỳ hươu , bởi vì Kỳ hươu đã đem lại giang sơn cho bộ tộc Nữ Chân, 1 bộ tộc nhỏ, đã bắt 1 dân tộc Hán cúi đầu, thắt bím tóc ( ước gì các "bô lão " VN có kỳ hươu nhỉ - hihi ) Rất tiếc là con kỳ hươu 600 nămđó không thể chụp ảnh -
Sau khi Hòa Thân chết đi, phủ Hòa Thân được Từ Hi thái hậu tặng cho Cúng Thân vương ( thưởng cho lòng trung thành của ông này trong cuộc dẹp biến cố chính trị ). Sau khi phát hiện ra kho tàng trong 1 hòn giả sơn trong Cúng vương phủ này, Từ hy đã khai quật và phát hiện ra 1 kho tàng bảo vật lớn hơn cả quốc khố của Hòa Thân, trong đó có 1 đôi Kỳ Hươu trấn giữ, từ đấy đôi Kỳ Hươu này lọt vào tay Từ Hy. Các bạn sẽ đặt câu hỏi, vì sao Kỳ hươu trấn giữ mà Hòa Thân sau này vẫn bị xử tội chết - như vậy thì linh nghiệm ở đâu. Xin thưa với tội lớn tày trời, tham ô tài sản lớn hơn cả quốc khố, vậy mà cuối đời sau khi Càn Long băng hà mới bị xử tội chết 1 mình, gia tộc vẫn bình an, thử hổi có phải là phúc trạch lớn đến nhường nào. Với thời bấy giờ, tội này phải diệt tộc rồi, âu cũng là có phước trong họa vậy.

TM


5 nhận xét:

Thanh Minh nói...

Bài này là của người khác viết, tớ chỉ trích post lên thôi đấy.

HữuThành.Nguyễn nói...

Hèn nào! Bà Bình đọc bài này, ngạc nhiên nói "TM mà viết được thế này á?"
Còn hơn ấy chứ thế này ăn thua gì! Có điều về đề tài khác.

Nặc danh nói...

Anh TM sưu tầm cả lịch sử Tàu, chắc định "nghiên cứu ... để...". Còn bọn nhà báo của HT thì bảo:
"Dân ta phải thuộc sử ta,
Điều gì chưa rõ thì ...tra Google" TL

Nặc danh nói...

Thì tôi vẫn nói với Tổng quản là trên đời này mình chỉ phục mỗi sự thông tuệ của thằng PC, cái quái gì nó cũng biết cả.
Phần sau của bài này tác giả viết về "sử ta"- nơi không thờ Bì hưu nhưng vẫn lập nên bao võ công oanh liệt. Tôi không trích đưa vào vì e lạc đề ...
TM

Nặc danh nói...

Cái con ăn vô mà ko thải ra, coi chừng đau bụng mà chết. Đúng là tiền tài cho lắm cũng chỉ để phục vụ bọn bác sĩ.

HMK6