Chủ Nhật, tháng 12 17, 2006

Mỗi tuần một chuyến đi: Thăm bạn ở Sơn Tây


K4 có hai người ở Sơn Tây, là Trần Hà và Nguyễn Thanh Bình.

Trần Hà vẫn công tác, làm Phó Giám đốc Viện Quân y 105. Làm trong Ban Giám đốc nên Trần Hà rất hay phải trực vào ngày nghỉ. Chúng tôi đi chơi cuối tuần lên vùng này nhiều mà hầu như lần nào cũng chỉ có thể gặp ở phòng làm việc. Hôm nay cũng vậy. Vừa tiếp khách, Trần Hà vừa phải tranh thủ xem phim X-quang, ký bệnh án, ... Gọi Thanh Bình đến cho cả bọn gặp nhau, tôi chụp ảnh, rồi Trần Hà mời cả bọn ra ăn lẩu gà với nhiều rau ngải cứu.

Xong bữa cả bọn leo lên xe Việt Thắng đi loanh quanh ngó lại vùng Hưng Hoá với những kỉ niệm của năm học cuối cùng ở Trường Trỗi. Ảnh các nhóm thi giỏi Văn, Toán miền Bắc là chụp ở đây. Rồi lộn lại Sơn Tây, đến thăm nhà Thanh Bình.


Nhà Thanh Bình gần đập Đồng Mô hơn là gần đường 21 "Cu Ba" nối Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai. Tất nhiên là nếu từ Hà Nội đi lên thì đến Sơn Tây rồi rẽ vào vẫn là con đường thuận hơn cho các loại xe.

Thanh Bình, cả hai vợ chồng, mấy chục năm công tác tại trường dạy nghề quân đội (không để ý hỏi xem là trường gì). Bây giờ thì Thanh Bình đã nghỉ hưu với hàm Thượng tá. Bà xã thì vẫn còn làm việc. Hai cháu đứa lớn đi làm rồi, đứa nhỏ đi học, cả hai đều ở Hà Nội. Nhà cửa tuềnh toàng chưa có gì nhiều, điển hình theo kiểu quân nhân suốt đời. Anh em nói chuyện động viên nhau bây giờ lo cho con cái nên người là điều chính yếu. Vợ Thanh Bình thấy có bạn chồng đến chơi, vui lắm, cứ định thịt gà. Mà là gà chọi hẳn hoi. Anh em thoái thác, hẹn khi khác xin ăn gà rồi còn lấy giống về nuôi.

Ở Sơn Tây còn có bạn ở các khoá 8, 7, 1. Nhưng ít khi gặp trừ khi đến thăm chơi trúng dịp họp mặt "Trỗi vùng", như Tết chẳng hạn.

Bổ sung mấy dòng: trong một lần chat, Phú Hoà hỏi "Thanh Bình người miền Nam". Tôi trả lời "đúng". Hôm qua hỏi gốc người ở đâu Thanh Bình nói Nam Định. Nhưng Thanh Bình lại học Trường HS Miền Nam suốt cấp 1 nên pha giọng, làm anh em tưởng nhầm. "Bắc tức thị Nam, Nam tức thị Bắc".
Lúc chụp ảnh ở nhà Thanh Bình, mời mãi mà bà chủ không chịu đứng vào. Thế nên chưa có dịp cho anh em xa gần biết mặt.

Thứ Sáu, tháng 12 15, 2006

Cải mộ Hiệu trưởng Dương Hưng Tuấn


Chiều 13 Quốc Dũng thông báo ngày 14/12 gia đình Hiệu trưởng Dương Hưng Tuấn làm lễ hoàn thành việc xây lại mộ của bác Tuấn.

Đại diện cho K4 gồm Quốc Dũng, Thanh Bắc và Hữu Thành đi dự lễ này. Bọn tôi rời HN lúc hơn 6h sáng sau khi đã gặp Cát Thịnh phi xe ôm đến giao phúng lễ, theo chỉ dẫn qua điện thoại của các nhóm khác, mãi hơn 9h mới tới vì bị sai đường.



Mộ của bác Tuấn đặt ở quê, Thôn Đông, xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, trong khu của dòng họ. Cụ Trưởng Họ tỏ ý không hài lòng lắm về nội dung văn bia, vì không nhắc tới thời bác Tuấn làm trung đoàn trưởng trong kháng chiến chống Pháp. Đó là thời kì chinh chiến oanh liệt của Bác.








Thầy Bính và thầy Phú (các thầy phụ trách K3) đại diện cho cán bộ nhân viên nhà trường.





Sau lời tế của cụ Trưởng Họ Dương, thầy Phú thay mặt thầy cô và học sinh trường Trỗi có lời phát biểu tưởng nhớ đến bác Tuấn.
K1 có Triệu Hùng, Tuyên (Hà), K3 có Thái Chi, Mai Thành, Khải, K5 có Việt Dũng (em Việt Thắng). Về phía gia đình bên cạnh cụ Trưởng họ là hai mẹ con em Thuý, con của bác Tuấn hiện làm việc ở chỗ Thái Chi.





Các anh khoá 1: Triệu Hùng, Tuyên (Hà), K4: Quốc Dũng thắp hương










K3: Thái Chi, Khải, K4: Thanh Bắc, K5: Việt Dũng.

Xong lễ tất cả về dự cỗ cùng gia đình.

Sau đó nhóm K4 đến thăm nhà vườn của anh Triệu Hùng ở chân núi Tam Đảo.

Anh Triệu Hùng bị ung thư gan, tự tìm thuốc trong dân gian chữa có hiệu quả. Hai ông dược sĩ K4 rất lấy làm hâm mộ và muốn được học hỏi thêm về chuyện này.
Quả thật đến nhà anh Triệu Hùng thấy mẹt thuốc cây, thúng thuốc lá bầy la liệt như cửa hàng Nam dược, cho mỗi một ông khách hàng. Nhưng vị "độc" nhất có tác dụng quyết định có lẽ lại trong mấy cái lọ ngâm mật ong, thuộc dòng động vật. Theo anh Triệu Hùng, có bệnh thì vái tứ phương. Lá, cây, củ, quả, mật, nọc, sừng, móng, ... chén tất. Quan trọng là phải trốn xa bọn bạn xấu hay rủ nhậu rượu, mỗi ngày uống mấy thìa mật và 3 lít thuốc cây. Mấy chú dược sĩ K4 gật gù khen phải.

Thứ Hai, tháng 12 11, 2006

Mỗi tuần một chuyến đi: Thăm cầu Bãi Cháy


Cầu Bãi Cháy mới khánh thành hôm 2/12. Anh em ta đã được trông thấy nó từ chuyến đi Bãi Cháy do Lê Văn Đạo mời. Tôi rủ Công Minh và Việt Thắng đi tham quan nhân Chủ Nhật rỗi rãi. Chả gì thì đây cũng là cây cầu một hàng dây văng được ghi nhận là có khoảng vượt lớn nhất thế giới. Cầu do Nhật thiết kế, thi công và cấp vốn vay. Loanh quanh Hải Phòng còn cầu Kiền và cầu Bính cũng là cầu dây văng Nhật-Việt, nhưng là hai hàng dây.
Qua bên kia cầu tôi và Việt Thắng xuống xe đi bộ trở lại. Đi bộ trên cầu, cách mặt biển gần trăm mét gió mùa Đông Bắc thổi vù vù, cảm thấy rất sướng. Nhiều người cũng bỏ xe đi bộ như bọn tôi, để chụp ảnh. Có điều đang ngày gió mùa, trời âm u không có nắng chụp ảnh rất tệ. Lại không mang đèn chớp mạnh nên mặt đen xì.
Những thông số kỹ thuật của cầu thì trên mạng người ta đăng đầy đủ rồi. Đi trên nó thấy những kích thước thật là to. Sâu bên dưới là mặt biển Cửa Lục, cao bên trên gần trăm mét là trụ cáp, với những bó cáp to rất ấn tượng. Bên lan can không còn cấu trúc chịu lực nào, thoáng như một cây cầu bê tông.
Hôm nọ Lê Văn Đạo về HN, nói khi nào có dịp lại mời anh em lần nữa. Nếu ở Bãi Cháy thì có dịp rủ nhau tản bộ qua cầu, ngắm nhìn Vịnh Hạ Long từ trên cao.

Việt Thắng ở đầu cầu phía Đông















Khu C nhà nghỉ Đoàn 22 Hải Quân mầu vàng có mấy tầng thò lên, nơi anh em tụ tập tháng 8 vừa rồi














Hữu Thành đầu cầu đằng Tây


















Khi về lượn qua Đồ Sơn, thăm đài kỉ niệm Đường HCM trên Biển. Ngay bên cạnh là Sòng bạc Đồ Sơn.

Thứ Hai, tháng 12 04, 2006

Gửi những đứa bạn thân thương nhất của tuổi thơ

Từ ngày sống trên đất người thì đã bao lần tao về Việt Nam, mảnh đất quê hương với những kỷ niệm không bao giờ quên được nhưng chưa bao giờ tao có được trong người một tâm trạng khó tả, day dứt, bồi hồi như lần này. Về với những đứa bạn thân yêu nhất của mình. Những đứa bạn đã gắn bó trong từng hơi thở của mỗi giây phút thường ngày, đã cùng nhau chia sẻ mọi buồn, vui của một thời “ Sinh ra trong khói lửa ”.

Từ lâu tao đã ấp ủ trong lòng nỗi khát khao được gặp lại những khuôn mặt của ngày ấy, được nhìn thấy những nụ cười, những giọng nói thân quen mà suốt bao năm qua vẫn cùng tao trên mọi nẻo đường. Nhớ bọn mày lắm. Nhiều khi, chỉ cần nhớ lại những kỷ niệm nhỏ nhoi trong ngày hè nóng bỏng giúp dân gặt lúa ở Trại Hòe, những chuyến đi rừng lấy củi khi trời mưa tầm tã ở An Mỹ, những lần vũng vẫy trong dòng sông Li, những ngày còng lưng quên cả thời gian để gánh đất đắp đê Phả Lại, những ngày cuối cùng ở Hưng Hóa, khi mọi người trao cho nhau những dòng lưu niệm cuối cùng để cùng nhau nhớ lại một thời “ Trường Trỗi ” nỗi buồn man mác. Có những khi tao đã ước giá mà có thể đổi tất cả để có thể trở về sống lại những ngày ấy, dù chỉ trong khoảng khắc. Thỉnh thoảng ngắm nhìn thế hệ trẻ bây giờ mà tao thấy cuộc sống của chúng mình, tình bạn giữa chúng mình, những đứa “ Lính Trường Trỗi ” ngày ấy sao đơn giản thế, sao đẹp thế.

Về quê hương lần này tao đã có được cái hạnh phúc mà ngay cả nhiều đứa sống ở Việt Nam cũng không thể có được. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà chúng mày đã giúp tao gặp lại bao nhiêu khuôn mặt thân quen ở Hà Nội , Đà Nẵng, Sài Gòn. Nhiều khuôn mặt dù có cách xa bao lâu thì vẫn chẳng hề thay đổi nhưng ngược lại thì có những đứa dù nghĩ mãi tao cũng chẳng nhận ra thế nhưng sau đó nhìn kỹ lại tí nữa thì tao nhận ra một điều là dù thời gian cố tình “ hủy hoại ” dung nhan của anh em mình thì ánh mắt, nụ cười vẫn là những gì của ngày ấy, không hề thay đổi.

Mấy chục năm đã qua, tóc đã chuyển mầu, một số đứa đã ngã xuống vì sự nghiệp của dân tộc nhưng tao mừng và tự hào là bọn mình vẫn giữ nguyên được tình bạn xưa, một tình bạn mà không phải bất kỳ ai cùng thế hệ mình cũng có thể có được.

Dù lâu lắm rồi, cái thời bọn mình sống bên nhau nhưng tao vẫn nhớ rõ lắm về những kỷ niệm của những tháng năm ấy. Tao đã ứa nước mắt khi Dương Minh và Kiến Quốc thay mặt BLL phía Nam gắn huy hiệu của trường và tao đã khóc khi đọc hai cuốn “ Sinh ra trong khói lửa ” tập 1 và 2 mà Trung Liêm trao tặng. Lâu lắm rồi tao không biết khóc nhưng đêm hôm ấy tao đã để nước mắt chảy dòng vì đó là những dòng nước mắt hạnh phúc.

Những gì trước đây mình cứ nghĩ là bình thường thì bây giờ mới thấy là cao quí biết bao. Tao thấy hạnh phúc là đã có những thầy – cô, những đứa bạn như vậy và đồng thời tao cũng thấy tự hào vì mình được là một thành viên trong tập thể ấy, tập thể “ Lính Trường Trỗi ”. Tao mừng là sau bao năm tháng biệt âm tao đã được trở về trong tình cảm chân tình của những đứa bạn thủa thơ.

Cám ơn bọn mày đã dành cho tao những tình cảm thật sự để tao lại trở thành thằng Phú Hòa của bọn mày như thủa ấy, cái thủa “ Lính Trường Trỗi ”.

Dù ở xa đến đâu thì mỗi người cũng chỉ có một mảnh đất quê hương duy nhất để mà thương, mà nhớ và dù lâu đến đâu đi nữa thì mỗi người cũng chỉ có một tình bạn tuổi thơ trong sáng để gắn bó với cả cuộc đời của mình. Với tao thì đó là tình bạn của những người lính trường Trỗi.

P.S : Tao đã suy nghĩ mãi khi chọn cách xưng hô cho bài viết này. Chỉ có thể xưng hô như vậy mới thật thôi.

Thứ Bảy, tháng 12 02, 2006

Đám cưới con Đặng Minh Hùng

(Bấm vào ảnh để xem kích thước lớn)

Đặng Minh Hùng thông báo đám cưới con gái, đưa dâu vào 11h30. Cứ nghĩ là cưới 11h30, đến vào 11h là được. Thực tế thì tập hợp nhau từ 8h sáng, với 1 xe 16 chỗ do Từ Ngữ tài trợ (bản thân hắn thì lại không đi được) với 2 xe riêng. Dồn dịch cuối cùng chỉ cần đi 1 xe 16 chỗ, vừa đằm xe vừa khỏi lo lái. Khoảng 10h30 tới nhà Minh Hùng.
Hoá ra mình là nhà gái, tiếp khách từ sáng, cho tới trưa nhà trai đón dâu đi là xong. Có muốn dự cưới tiếp thì theo nhà trai về bên ấy.
Anh em ta đến ngồi chưa ấm chỗ đã được mời sang bên ăn cỗ. Vừa là đến giờ ăn cỗ, vừa lấy chỗ cho nhà gái đón phái đoàn nhà trai sang.





Trong lúc nhà trai sang làm các thủ tục đón dâu thì anh em ta còn mải ăn cỗ ở một chỗ khác, nói chuyện với nhau râm ran.

Ăn xong thì cô dâu, chú rể đã đi mất tự bao giờ. Mà lạ một cái là chẳng thằng nào hỏi han đến cháu nhà mình với thằng rể mặt mũi thế nào. Có hỏi thì lại "tẽn tò" thôi. Gớm đợi bác hỏi đến thì nhỡ giờ đẹp của các cháu rồi.

May quá có tôi tác nghiệp nên mọi người còn có ít ảnh đám cưới, không chỉ là ăn cỗ. Trong ảnh còn thiếu Vũ Thắng đến sau và Công Minh bị che khuất.














Trên đường về đi lối qua nghĩa trang Thanh Tước để mọi người vào viếng mộ. Vũ Hoà Bình có bố vợ ở đây, Hoàng Việt Thắng có chú ruột, ... Còn anh em Trỗi có khá nhiều bạn nằm đây, chủ yếu có lẽ là khoá 3. Tôi với Việt Thắng chỉ biết mộ Đỗ Trung Việt vì cùng làm việc trước với nhau. Còn các bạn khác, hình như có cả Nguyễn Kim Thành, ...

Chủ Nhật, tháng 11 26, 2006

Thăm thầy Ninh Cử Trực



Thầy Trực năm nay 71 tuổi, nhà ở 165/24 phố Giáp Bát, Hà Nội, điện thoại 864-4141.
Thầy rất vui khi có các học sinh trường Trỗi tới thăm. Thầy nói với tôi "nhớ lắm". Thầy còn nhớ tên nhiều bạn, thậm chí cả tên lóng.
Thầy tuy đã về hưu từ năm 1991, nhưng chính thức thì tận 1998 thầy mới về, vì việc xây dựng Bảo tàng Chiến thắng B52. Hoàn cảnh của gia đình thầy "ổn", an khang. Thầy hiện là Chủ tịch Mặt trận phường. Thầy khoẻ, như thầy nói, hàng chục năm nay không cần dùng thuốc kháng sinh. Dấu ấn chỉ là của năm tháng. Mới đây thầy phổ biến nghị quyết Đảng 3 ngày mà vẫn "trụ" được, không khan giọng. So với anh em mình thì vẫn là quá giỏi.
Hôm nay tôi chợt muốn đến nhà thầy theo trí nhớ, cho hết một ngày nghỉ. Không chuẩn bị được ảnh của anh em mang đến tặng thầy như đã định, đành hứa với thầy lần sau. Chắc sẽ cùng với một vài bạn nữa. Tôi đã chuyển lời Tôn Gia Quý chúc mừng thầy nhân 20/11. Thầy rất vui, gửi lời thăm các bạn, mong các bạn đến chơi.
Một người bạn công binh có dịp cùng công tác với thầy, hình như vợ lại là học trò của thầy tới chơi. Tôi được dịp phục vụ thầy một tấm ảnh.

Thứ Tư, tháng 11 22, 2006

Một bộ trưởng đáng được khen ngợi

Tháng 2 vừa qua quốc hội nước ta đã bổ nhiệm bộ trưởng bộ GDDT mới.Tôi tin rằng đây không phải là vị bộ trưởng nhiều tuổi nhất trong chính phủ.Nhưng cách làm việc của vị tân bộ trưởng này đã thực sự gây ấn tượng nơi tôi.
Điểm đột phá thứ nhất của toàn ngành giáo dục trong thời gian tới là "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong học tập".Quá là hay.Ta nên nhớ rằng trở ngại chính để cho đến nay chưa một trường học nào của ta được thế giới và khu vực công nhận chính là những đống "phao" vứt đầy đường,trước cửa trường học sau mỗi kỳ thi. Chỉ cần dẹp bỏ được đống rác rưởi này,những khuôn mặt thông minh của học sinh VN sẽ dần được hiện rõ trong mắt bạn bè thế giới.Đây là một cách làm có tác dụng thúc đẩy ngành giáo dục một cách mạnh mẽ nhất mà lại tốn ít tiền nhất.Trong khi vị bộ trưởng tiền nhiệm đã để lại rất nhiều tiền lệ xấu về chi tiêu ngân sách,dư luận lại đang ồn ào về chuyện mua nhà công thự thì rõ ràng việc làm trên như một kiểu mẫu về cách làm giàu cho đất nước.Bởi vì rõ ràng là "Người ta giàu không phải vì số tiền người ta làm ra mà là bằng số tiền người ta tiết kiệm được".Ngẫm nghĩ ra vị bộ trưởng này có lối suy nghĩ của một nô bộc của dân và cách hành động giống như của một người lính.Được biết ngôi trường thuở nhỏ mà bộ trưởng theo học có 2 thầy giáo ,26 học sinh là liệt sỹ và anh hùng liệt sỹ.Người học sinh danh dự và tên anh cũng là tên của ngôi trường là Nguyễn Văn Trỗi.Thật là không làm hổ danh ngôi trường cũ.

Thứ Ba, tháng 11 21, 2006

Chúc mừng thầy cô nhân dịp 20/11

Nhân dịp 20/11 em xin chúc các thầy,cô cùng các cô ,chú làm công tác bảo đảm ở trường Nguyễn Văn Trỗi dồi dào sức khỏe,mọi sự như ý.

Thứ Hai, tháng 11 20, 2006

Tin mới về Trần Văn Ơn

Trích thư HCQuang: "BYTrình thông báo một tin quan trọng sau : hồi xưa y có viết nhật kí, sau này thôi, nên cuốn nhật kí bị xếp xó. Vừ rồi, y lôi ra cuốn nhật kí. Nhật kí kể lại rằng, năm 1972, BYTrình đi B, tới Quảng trị thì gặp TrầnVănƠn, trên lưng đeo 1 trái mìn định hướng. Hai thằng tay bắt mặt mừng. Ơn thông báo rằng nó thuộc Đặc công Hải quân (không phải Đặc công Rừng Sác), và cũng đang đi B. Sau đó chia tay."
Tin này đã được chuyển cho LVĐạo để tiếp tục xác minh, nếu có thể.

Chủ Nhật, tháng 11 19, 2006

Đọc báo hộ bạn


Nhân dịp APEC 14 tại Hà nội mình xin "đọc hộ" nguyên văn một bài báo Đức đang trên tờ"Dresdner Morgen Post"ngày thứ bảy 18/11/2006
Chụp ảnh gia đình với Bác Hồ
Hà nội-Sau hơn 30 năm kết thúc cuộc chiến tranh Việt nam,tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bush,trong khuôn khổ chuyến công du châu Á,đã đến Hà Nội.Và tại đây tổng thống cùng phu nhân,bà Laura,cùng chủ tịch nước CHXHCN Việt nam Nguyễn Minh Triết và phu nhân,bà Trần Thị Kim Chi,trước pho tượng bán thân của Hồ Chí Minh huyền thoại đã chụp một tấm ảnh chung.Hồ Chí Minh,dưới cái tên gọi đầy yêu mến "Bác Hồ",chính là người lãnh đạo Bắc Việt nam trước đây ,bằng "chiến tranh nhân dân",đã tặng người Mỹ cơn ác mộng Viêt nam.Một bài học từ chiến tranh Việt nam soi rọi vào chiến tranh Irắc,theo Bush, là phải có kiên nhẫn:"Chúng ta sẽ đi đến đích nếu chúng ta không dễ dàng bỏ cuộc". Ảnh AP.

Thứ Sáu, tháng 11 17, 2006

Tin K4 tại Sài Gòn

Như tin đã thông báo, trưa ngày 12/11 Phú Hòa đã gặp lại anh em K4 trong buổi họp mặt do vợ chồng Lê Quốc Thái đăng cai tổ chức. Mặc dù đã có bộ chân dung Hữu Thành đưa lên mạng, nhưng cũng còn một số người Phú Hòa rất khó khăn mới nhớ ra (Chí Quang, Hồ Mai ...), thậm chí không nhớ ra (Mai Phong ...) vì xa cách nhau đã hơn 37 năm đồng thời do mấy đ/c này "dung nhan" cũng đã "biến dạng" hơi bị nhiều sau bấy nhiêu năm tháng. Do vợ Quốc Thái đồng đăng cai tổ chức, để đúng phép lịch sự, một số anh em cũng đã "động viên" được "thủ trưởng" đi cùng, theo thứ tự từ trái qua phải trong tấm ảnh dưới đây bao gồm các "tiểu đội trưởng " của: Hồ Mai, Đại Định, Chí Quang, Quốc Thái, Dương Minh và Xuân Minh. Mặc dù rất bận rộn, nhưng cuối cùng Trưởng Ban liên lạc Trường - đ/c Quốc béo - cũng đã có mặt kịp thời. Phú Hòa bày tỏ nguyện vọng có Huy hiệu Trường Trỗi, số nó rất hên vì không hiểu "trời xui đất khiến" thế nào mà trong bóp của Dương Minh lại sót lại một cái. Thay mặt Ban liên lạc Trường và Khóa, Kiến Quốc và Dương Minh đã long trọng gắn Huy hiệu cho Phú Hòa. Rất quan tâm đến bạn bè, Phú Hòa đề nghị ngay phải đưa thêm cho các đ/c Quang xèng, Quí nhẽo ... để Phú Hòa mang sang. Ban liên lạc còn đang kiểm kê kho và rà sóat lại danh sách cấp phát để hạn chế khả năng "thất thóat". Khi có một số người phải về sớm (Kính cấc, Bình tây, Chi Long ...), Phú Hòa để nghị chụp ảnh tập thể để có đủ mặt mọi người, vì vậy đã có được tấm ảnh chung.
Chiều 14/11, một số anh em lại gặp Phú Hòa. Ban liên lạc K4 (Trung Liêm, Xuân Minh, Dương Minh) đã thay mặt anh em trao tặng Sinh ra trong khói lửa tập 1 và 2. Phú Hòa lại rất may mắn. Tập 1 bây giờ rất hiếm, rất khó để có thể kiếm được 1 cuốn, nhưng nhờ tính lo xa của Trung Liêm, Phú Hòa lại có đủ bộ vẫn còn thơm mùi giấy, mục! Sáng hôm sau Phú Hòa thông báo cho mọi người: "đêm qua tao thức trắng đêm đọc ngốn ngấu, nhiều lúc rơi nước mắt, nhưng không kiềm chế lại vì đấy là những giọt nước mắt hạnh phúc. Cám ơn mọi người ở nhà đã cho ra một sản phẩm tinh thần tuyệt vời". Nó đúng là thằng học sinh giỏi văn!
Chiều tối 16/11, Khóa 4 tại Sài Gòn đã họp mặt chính thức để tiễn Phú Hòa và hẹn gặp lại vào tháng 3 năm sau (theo kế họach của nó). Cũng trong buổi họp mặt này một số thông tin quan trọng đã được phổ biến, chỉ riêng trong tháng 12/2006 có tới 3 đám cưới là con trai của Thanh Minh, con gái của Thế Nam và ... Mai Phong làm "tập 3".

Mày nhớ ra chưa?

Để Trưởng ban liên lạc Trường chụp một kiểu chứ !

Tòan cảnh cuộc ... nhậu.

Giây phút long trọng: gắn Huy hiêu Trường Trỗi

Thứ tự từ trái qua phải hàng đứng: Vĩnh Định, Minh Kính, Chi Long, Tòan Thắng, Hồ Mai, Mai Phong, Đại Định, Chí Quang, Phú Hòa, Quốc Thái, Minh Nghĩa, Dương Minh, Ngọc Nhân, Xuân Minh, Yên Trình, Đỗ Tấn Mỹ (K5), Thanh Minh, Phạm Bình. Hàng ngồi: Dũng Sô và các Tiểu đội trưởng.

Thứ Tư, tháng 11 15, 2006

tản mạn về một anh chàng "bình quân"

suynghi: suynghi
Hôm nay chợt thấy giật mình,té ra cho đến nay nơi mình sống lâu nhất lại là Leipzig.Hà Nội nơi mình cảm thấy gắn bó nhất thì thật ra mình cũng chỉ sống ở đó có hai lần với thời gian daì liên tục tổng cộng có 13 năm.Thế mà ở Leipzig đã 18 năm rồi .Tuy nhiên chưa khi nào mình cảm thấy hòa nhập được.Và ngày càng khao khát được trở về quê hương.
Nơi mình sống như thế nào nhỉ?Bây giờ là mùa thu,nhiệt độ ngoài trời khoảng 11-12 độ.Thành phố Leipzig có khoảng nửa triệu người,tỷ lệ thất nghiệp khoảng 20%.Có thể nói đây là quê hương của Bach.Ở trung tâm thành phố có một quán rượu là bối cảnh của một tình tiết trong truyện thơ nổi tiếng thế giới "Con quỷ".Leipzig thuộc bang Sachsen.Ta hãy quan sát một người Sachsen"bình quân".Đó là một anh chàng 44,8 tuổi,nặng 81,5 kg.Anh ta có thu nhập một tháng là 1118€(netto).Người đàn ông này chi 274€ cho việc ở,mua wurst hết 22,1€.Một tháng nốc hết13,69€ tiền bia ,rượu.Một năm người này "sản xuất"ra 79,5 kg rác bao bì,tiêu thụ hết 32266 lit nước sạch.Cứ 5 năm anh ta đi viện một lần.Tính đến thời điểm này dân số của bang giảm 1,4 triệu người(so với năm 1950).Chỉ riêng từ năm 1990 đến nay toàn bang đã giảm đi nửa triệu người.Nhưng đồng thời tai nạn giao thông và tội phạm hình sự cũng giảm theo.Trong khi đó sinh viên và khách du lịch lại tăng.
Nếu so với anh chàng "bình quân" này thì theo mình người VN ở đây già hơn,gầy hơn ,ăn ít hơn nhưng lại "khỏe" hơn.

Thứ Ba, tháng 11 14, 2006

Tin và ảnh nội bộ

Trưa ngày Chủ Nhật (12/11), vợ chồng Lê Quốc Thái mời anh em K4 tại SG họp mặt. Phú Hòa từ Hà Nội đã có mặt kịp thời, có khỏang hai chục người và 6 phu nhân tham dự. Chùm ảnh này sẽ công bố sau. Xuân Minh mang theo một số ảnh cũ, nay đưa tin để anh em cùng "chiêm ngưỡng".
Đề nghị Hữu Thành đưa vào kho tư liệu và tạo ảnh chân dung cho một số anh em có mặt trong ảnh.






Đợi Dương Minh công bố ảnh lâu quá. Lợi dụng chức quyền (quản trị blog) tôi (Hữu Thành) chèn trước một ảnh do Dương Minh gửi. Trong này có một số khuôn mặt ... không quen. Do quen mà quên hay không quen thật, mọi người xem xét. (bấm vào ảnh để xem ảnh to)
Ờ mà sao Dũng Sô lại ngồi vào hàng các bà thế nhỉ??? Được cái gác chân cao chứ không khép nép như các bà.

Thứ Bảy, tháng 11 11, 2006

Diễn viên chính là Đoàn Phú Hoà

Hôm nay anh em k4 ở HN tổ chức gặp mặt Đoàn Phú Hoà. Tôi chọn ra ít ảnh có "diễn viên chính" gửi mọi người xem.











Ngày xưa anh xăm chữ Hoà cho tôi đấy.













(Đáng tiếc ảnh lần này hơi bị tối)

Thứ Hai, tháng 11 06, 2006

Tin dự giỗ anh Trỗi

Tôi đã download và run FireFox, tiếng Việt hiện lên đầy đủ. Nhân tiện gửi luôn tin này.
Hàng năm vợ chồng chị Quyên hiện nay vẫn tổ chức giỗ anh Trỗi theo ngày âm lịch có
khỏang gần 100 người tham dự. Năm ngóai do mọi người bận bịu chỉ có vợ chồng Phan Nam
đến dự, bị ế 1 bàn tiệc, chị Quyên rất buồn. Rút kinh nghiệm năm nay (ngày 29/10/2006)
anh em đến hơn một chục người và có cả cô Thục để không phụ lòng anh Trỗi, chị Quyên và gia đình. Không khí vui và ấm cúng. Anh Dũng - chồng chị Quyên hiện nay - rất vui và rất quí thày tròTrường Trỗi, coi mọi người như anh em trong gia đình.
Chị Quyên mới đi thăm Cuba về. Chuyến bay do Lê Hồng Hà (K8) làm Cơ trưởng, chị em gặp nhau trên máy bay trong một hành trình dài rất vui và xúc động. Chị trực tiếp mời (những đại biểu khác do Ban liên lạc phân công) nên Hồng Hà cũng có mặt. Dưới đây là một số hình ảnh đã ghi lại.





Thứ Bảy, tháng 11 04, 2006

Xem anh 2 doi thi van va toan K4

Trong khi chua tim ra cach viet co dau thi ta tam thoi viet khong co dau vay ,nhu the de dang cho moi nguoi hon.Vua doc vua doan cung la mot bien phap chong lao hoa.Vua xem anh cua Tuong Lai gui xong (anh chup chung 2 doi thi Van va toan),anh nay minh chua he co.Mung qua vi thay trong anh minh la nguoi dep trai nhat.Cac cao thu tin hoc khi nao tim duoc cach viet co dau thi pho bien cho anh em.Hy vong luc ay se ngay cang co nhieu tin hay.Xin chao tat ca.

(Hữu Thành ghép thêm ảnh vào, 4/11/2006)

Thứ Năm, tháng 11 02, 2006

Những ảnh chuyến đi Quế Lâm của Dương Minh

Đầu tháng 10/2006, k5 tổ chức một chuyến sang Quế Lâm.
Cùng đi có một số thầy, cô, ...
K4 có Dương Minh và Khắc Cường.
Tôi đăng một số ảnh lên đây giúp Dương Minh.
Chắc sẽ còn ảnh mà Dương Minh sẽ đăng tiếp.






Hát












Hiệu trưởng Y Trung tiếp đoàn













Gia đình họ Mã chiêu đãi













Gặp hiệu trưởng Y Trung Linh Hán Dân













Hát Trường ca khi đoàn Trỗi chiêu đãi













Núi Đầu Mào













Nhà ăn D3 và nhà ở k3 (1966-1967) trường mới













Dưới chân núi Ốc Y Trung cũ, nơi sẽ tạc bia kỉ niệm trường Trỗi













Chùa Quan Âm ở Nam Ninh













Đầu nguồn Tiểu Đông Giang













Thầy Lương với các cựu hiệu trưởng Y Trung













Đã từng là cổng sau Y Trung













Cô Lan với Mã Kinh, Mã Vĩ, Mã Quân













Cô Lan với con gái thầy Mã dạy Nga văn trường Y Trung













Cô Lan chia tay các bạn gái Quế Lâm













Với hiệu trưởng Y Trung Linh Hán Dân













Chúc chuyến đi thành công













Chùa tháp bên bờ sông Li













Đã qua Hữu nghị Quan, chờ xe đón













Chia tay với sông Tiểu Đông














Sau tiệc chia tay của đoàn Trỗi













Cháu là Trỗi k9













Cây bụng Phật ở công viên Nam Ninh