Chủ Nhật, tháng 9 30, 2012

Cỗ Trung thu xứ Mường

Hôm nay ngày Rằm Trung thu, về nhà xứ Mường, lại còn rủ được bà chị với ông anh rể sang chơi. Chả là nhà họ đã rảnh con rảnh cháu, cho đi "xuất nội".
Được cậu hàng xóm Mường gốc mời sang ăn cơm mới, lại là cỗ Trung thu luôn thể. Đơn sơ cỗ Mường: lợn đen 7kg, một cây chuối, ít rau dại ngoài đồi, thêm con gà hơi bị xa xỉ.
Xương hầm củ chuối, canh thân chuối nước luộc, thịt luộc, thịt nướng, lòng dồi, rau dại thập cẩm đồ (ngọn sắn, quả đu đủ xanh, quả cà dại hoa trắng, hoa chuối(?), và các rau khác), muối rang hạt dổi, tiết canh. Mâm lá chuối, rượu nút lá chuối. Ấy thế mà ngon đáo để.

ÔI TRUNG THU!

Tính viết đôi dòng vui vui cho sắp nhỏ, bỗng dưng lại thành chuyện của mấy lão già. Lãng xẹt!

Lạ quá! Từ dạo về hiu tới giờ sao hổng thấy ai tặng mình bánh trung thu?!
Chỉ có tụi nhắt là không quên tặng phụ huynh mỗi sáng một thau đồ

Ngoài y phục chúng còn rất nhiều "đạo cụ"( k dám khoe)
Tội nghiệp tụi trẻ, ánh đèn thị thành đã lấn át bóng trăng thu.
Với chúng ta liệu trăng Trung thu chỉ còn trong ký ức và hoài niệm?
Đêm Trung thu, ngước nhìn trời mờ mịt mưa rơi mà dạ nao nao.
Bước vào nhà bỗng thấy "vầng trăng" rạng rỡ...

Thứ Bảy, tháng 9 29, 2012

Quân đội đã chuẩn bị đối phó với mọi tình huống

Bài nói chuyện của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn – Cục trưởng Cục Tuyên huấn

"...Thế nhưng, năm 1956 nhân cơ hội Pháp rút khỏi Việt Nam để thực hiện hiệp định Genève, trong bối cảnh chưa đủ khả năng để quản lý các vùng biển đảo của Việt Nam, thì Trung Quốc nhân cơ hội đã đánh chiếm cụm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đến 1974, cùng sự thỏa hiệp của Mỹ, Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ cụm đảo phía Tây của Hoàng Sa.
Đối với quần đảo Trường Sa, chúng ta khẳng định chúng ta là nước đầu tiên làm chủ nguyên một vùng biển đảo rộng lớn, tuy nhiên, với lực lượng hải quân nhỏ bé, và điều kiện phát triển chưa cao, chúng ta chỉ làm chủ ở một số đảo. Năm 1971 Philippines đã lấn chiếm và làm chủ 5 đảo thuộc phía Đông của quần đảo Trường Sa (gần Philippines), đến 1973, họ lấn chiếm tiếp hai đảo ở phía Bắc.
Với Malayxia, cho đến năm 1979 họ đã lấn chiếm và làm chủ 7 biển đảo ở phía Nam quần đảo Trường Sa. Năm 1988, nhân cơ hội đất nước đang gặp nhiều khó khăn, phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, Trung Quốc đã tiến hành đánh chiếm 7 bãi đá ngầm của Việt Nam ở Trường Sa. Cho đến 2005 họ đánh chiếm tiếp 2 điểm do Philippines quản lý trên quần đảo Trường Sa...
...Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhưng nhiều người băn khoăn nếu ta muốn hòa bình mà họ không chịu hòa bình thì sao? Trong trường hợp Trung Quốc âm mưu độc chiếm biển Đông bằng sức mạnh thì sao? Nhà nước, đặc biệt là quân đội đã chuẩn bị mọi phương án để đối phó với tình huống thấp nhất đến tình huống cao nhất..."

Máy ảnh nào phổ biến nhất đã gửi ảnh lên Flickr?

Lâu lâu không có bài để làm tươi Bạn Trỗi, thì giở bài cùn xem thử ảnh chụp bằng máy ảnh nào được gửi lên Flickr nhiều nhất?


Kể ra chả thấy cái Nikon nào thì vô lý thật?

Thứ Hai, tháng 9 24, 2012

Chí Linh, nhìn gần (hết)

Chắc có mỗi cái Chí Linh nhìn mãi không hết, chán. Thôi thì nhìn nốt phát này là xong :-)
Rời nhà anh bạn cựu thủ từ của Lixeta, ước lượng thời gian thấy không còn nhiều nên hai điểm cuối sẽ được lướt qua cho biết.

Đền Chu Văn An, tôi ngạc nhiên vì quy mô lớn nếu không hơn thì cũng bằng đền Nguyễn Trãi bên di tích Côn Sơn.
Qua tam quan (cổng) còn phải lên 3 cấp mà mỗi cấp nối với nhau bằng các nhóm 7 bậc đi lên, lấy theo tứ "thất trảm sớ" của Chu Văn An.
Đây là đền được xây dựng lại cho phù hợp với đạo Học đương thời. Có vẻ trái ngược với so sánh về sự thực học đương thời khi nhìn lại ngôi đền cũ giống như trạm thường trực ngay lối vào.
Như người ta nói sự đầu tư cho văn hóa không bao giờ là đủ và thừa. Có băn khoăn chăng là khoảng cách giữa đạo với đời dường như doãng mãi ra.
Một sắp đặt tình cờ sau đền Chu Văn An là đền bà Nguyễn Thị Duệ, cũng là nơi tôn vinh sự Học.
Bà Nguyễn Thị Duệ là Tiến sĩ nữ duy nhất của thời phong kiến. Đơn giản vì bà phải giả trai đi học, đi thi. Trong các loại giả của sự Học thì hóa ra giả trai có vẻ đáng được chấp nhận nhất. May mắn, quy chế Vua ban không cho phép nữ vào trường thi, nhờ giỏi giang và đèn giời soi xét, Bà được nhà Mạc, chúa Trịnh tin dùng, có ích cho xã hội thời đó.
Từ đền Nguyễn Thị Duệ chúng tôi về HN, kết thúc một ngày thăm thú đất Chí Linh do một người Chí Linh làm hướng đạo.

Thứ Bảy, tháng 9 22, 2012

Chí Linh, nhìn gần (4)

Rời nhà, bác tài tăng (gọi đùa anh bạn lixeta) hướng dẫn anh em đi thăm đền Sinh, đền Hóa. Con đường này thì mình không lạ, đi mấy lần về Đá Cóc, lần với VT, lần với TL. Nhưng đền thì chưa lần nào vào.
Đền Sinh có lẽ nằm trên con đường hành quân qua núi năm xưa, hai lần. Lần đầu sang Côn Sơn dự ĐH Quân chính Quân khu. Lần 2 buổi chiều sang gấp Phao Sơn cứu đê mà khỏi cứu, lại quay về vào hôm sau. Lần nào cũng đi len lỏi giữa những tảng đá lúp xúp ngang ống chân, là ấn tượng như thế.

Đền Sinh nhìn ngoài không thấy gì lắm nhưng vào trong hóa ra là khá lớn ẩn dưới những tàng cây. Dịp này sắp vào Lễ Hội Côn Sơn - Kiếp Bạc Mùa Thu (30/9-5/10) nên khách bắt đầu đông, xe Hải Phòng nhiều.
Có đặc điểm đầu tiên là người bán thuốc nam rất nhiều. Ngoài một khu "bán xỉ" hàng chục bao các loại thì bên lối đi người ta bán lẻ các loại chuối hột khô thái lát, chó đẻ răng cưa, chè xanh,... Cũng cần đấy nhưng chưa vội nên chả hỏi han gì.
Đặc điểm thứ hai là hầu đồng, có đến mấy đám. Cậu TS1 được cái hồn nhiên cứ dí máy ảnh chụp. Sinh động thì phải quay video nhưng bọ đây rất là ngại lắm, nên phải dùng ảnh của TS1 vậy :-)
Đền có cung cấm chứa tảng đá nứt ra (Sinh) người trời. Cung cấm này thường chỉ có những người rất đặc biệt được thầy dẫn vào mới được. Bọn tôi thì có bạn bác tài tăng vốn là thủ từ trong Ban QLDT dẫn vào. Tiếc là cái chỗ thiêng nứt ra đứa trẻ hài nhi lại chật quá không đủ cự li chụp hình, đành chụp từ bên cạnh.
Trong lòng thầm nghĩ ngày xưa hành quân có khi ta đã qua đây rồi mà không biết.
Vòng ra đằng sau lại đến con suối đá, phía trên là Ngũ Nhạc mà theo ông cựu thủ từ, cũng là CCB thông tin xe tăng, giới thiệu là nơi thỉnh thoảng có những buổi tế lễ có tổ chức mang tính quốc gia.
Trên kia lại một sân đồng, TS1 (áo trắng ôm cột chênh vênh) đang say sưa chụp với năng khiếu của một phóng viên điều tra :-) Không có nhiều thời gian nên tới đây là quay lui để sang đền Hóa.
Đền Hóa có lẽ là đất An Mô, nơi đóng quân Quân chính của k3 năm xưa. Trong hình bản đồ bên cạnh đây điểm cuối của vệt ghi đường mầu đỏ chính là nơi dừng xe đền Hóa. Tôi tự hỏi sao ngày trước mình không biết đến mấy cái đền này. Tự trả lời rằng thời đó đền chùa hầu như không có trong tự điển và tâm thức lứa con của CM, nên cái hình hài nhỏ nhoi tàn lụi đâu đó cùa đền khó mà nhận biết và được ghi nhớ.
Nhưng mà điều làm ngạc nhiên nhất mà chưa kịp hỏi lại cho rõ là ông cựu thủ từ nói trước ở nơi đây là rừng cây mấy người ôm. Có lẽ là thời ông ta còn rất nhỏ trước năm mình ở đó khá lâu. Chứ thời mình, từ Đá Cóc sang An Mô phía núi làm gì có nhà dân, rừng cây gì  đâu? Chỉ là bãi thoải lúp xúp cây hoang, dùng làm bãi tập và bãi bắn.
Những cây thị trùm bóng lối vào. Khác với đền Sinh, đền Hóa (người về trời) không có các hoạt động "lề trái" :-) ngoài hàng quán.
Chắc sẽ còn có lúc về đây chơi.

Phụ lục chùa Thanh Mai 2003

Lọ mọ tìm ra mớ ảnh chuyến đi chùa Thanh Mai 13/9/2003. Thành phần Hải Dương có vợ chồng Vũ Hùng, Thanh Đường. Thành phần "phục vụ" có Việt Thắng và tôi. Lúc trước nhầm TL vào chỗ VT :)

Suối chẩy ngang đường, đành gửi bác VH lại bãi xe
Chùa hồi ấy mới thế này
Tháp Viên Thông
Bia
Đường lên chùa
19/9/2012, dừng xe chỗ suối năm xưa (ảnh TS1)

Thứ Năm, tháng 9 20, 2012

Chí Linh, nhìn gần (3)

Chùa Thanh Mai được chúng tôi "phát hiện" tình cờ trong chuyến đi cùng bạn Trỗi gốc Hải Dương vào quãng năm 2004 có vợ chồng Vũ Hùng, Thanh Đường, và TL với tôi vừa đầy xe.
Tới giờ thì Chùa đã thay đổi nhiều lắm, phải vài chục tỉ Đồng như bài đã dẫn. Bây giờ không còn gì phải xây dựng nữa, trừ tam quan đang chờ mở đường mới. Khung nhà trước sân sẵn sàng lợp mái cho ngày hội cũng đã sẵn sàng.
Ngoài sân đã lại xuất hiện hai con nghê Tầu(?). Nhớ chuyện đền thờ 8 vị vua Lý cũng được người ta cung tiến đôi nghê. Năm trước đến năm sau các cụ nhà đền "đấu tranh" mãi mới dọn được nó đi. Chết tiệt cái sự cung tiến cửa Phật cửa Thánh của nhà giàu, có tiền mà thiếu tinh mẫn. Sợ là có hại.

Chùa được đệ nhị Tổ thiền Trúc Lâm, hiệu Pháp Loa dựng và trụ trì. Sau chùa, nhà Tổ có tháp Viên Thông chứa nhục thể của Pháp Loa. Trước chùa có vài tháp khác còn lại, rất đẹp với bia kí sau mỗi tháp. Bia tháp Viên Thông được cho là văn tự chữ Nôm cổ nhất, theo lời lixeta. Nhưng cũng có tháp với bia chữ quốc ngữ, chắc mới thời nay.
Những bia cổ giờ đã được dựng nhà bia. Cái cú nhất là chỉ biết thấy đẹp, quý mà không đọc được. Mấy anh bạn thông thạo chữ cổ bảo biết tiếng Hán bây giờ cũng chả đọc được đâu. Chữ Nôm các cụ mỗi lò cũng có khác chứ không đơn giản. Con người VN mình văn hóa chữ đứt đoạn với tiền nhân còn vì chuyện ấy. (có cái dây điện vô duyên quá :(
"Tức cảnh sinh tình", không đói không khát nhưng ai cũng muốn ngồi nán lại hưởng cái tĩnh lặng ngày thu vắng. Cậu muctau thợ ăn chạy kiếm nắm lá sấu non, đồ ăn sáng chưa hết, can rượu sẵn sàng. Với lính thế là đủ.
Năm xưa đá lổm ngổm, lội suối, đến nỗi phải gửi Vũ Hùng lại cho mấy bà gác lối lên chùa. Bây giờ đường bê tông qua cống ngon lành sạch sẽ lên tận chùa. Ngày hội thì vẫn phải gửi xe dưới xa, những ngày vắng xe lên tận chùa cho đỡ cô quạnh :-)
Từ Thanh Mai về dự bữa nhà anh bạn lixeta, có dịp ngồi chuyện trò với mấy cậu 490 mà khi VNQ làm công trình thì các cậu ấy còn chưa nhập ngũ, 1986. (ảnh TS1)

VUI MÙA CHIẾN THẮNG

Trong phần nhận xét của bài: Trước bài Sinh ra trong khói lửa, có  nhận xét của bác HT: "Những bài xưa nhiều mà bây giờ ít dịp nghe lại:
'chiều nay tôi đứng trên Trường Sơn lòng dạt dào vui sướng mùa lúa thơm ngạt ngào...' chính là lời của bài hát Vui mùa chiến thắng, một sáng tác của nhạc sĩ Văn Chừng

Anh Thanh Đường mời dự tiệc cưới con gái

Thanh Đường tổ chức tiệc cưới cho con gái lúc 11h ngày Thứ Năm 27/9/2012 tại 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội.
Kính mời các bạn tới dự chia vui cùng gia đình.
Chân thành cám ơn,

Chí Linh, nhìn gần (2)

Đền Cao (An Lạc, Chí Linh) nằm trên đoạn giữa cầu Bình đến Sao Đỏ nên chúng tôi đi theo đường 5 để thuận đường lên Sao Đỏ sau đó.

mm_MG_2271Google "đền cao" là tìm được nhiều bài nói liên quan. Gần đây có bài "Bí mật... mất mạng" trên báo điện tử của Bộ Tư pháp làm TS1 chú ý hay sao mà đề nghị với lixeta nhất định phải qua thăm. Cánh cửa kia nhìn để biết, chả nên tò mò :-)
m_MG_2277Quanh đồi và cả trên đỉnh là những cây lim cổ thụ phủ bóng. Sau lưng mấy ông CCB là cung cấm, bên tấm biển công nhận "cây di sản Việt Nam" bằng đá. Từ đây có thể lên đền thờ Vua Lê Đại Hành bên cạnh.
mm_MG_2281
Ngôi đền nằm trên một quả đồi cây cối um tùm giữa vùng lúa, tạo cảm giác lạ như vào vùng xưa cũ chậm đổi theo thời gian. Lối lên u tịch dưới tán cây.
"Cầu cho quốc thái dân an" TS1 bảo thế. Ừ, lúc nào cũng cần, mà bây giờ cần hơn hết.

Chí Linh nhìn gần (1)

Chí Linh (Hải Dương) là địa danh vừa gần vừa xa với các bạn Trỗi k3, k4; tôi chắc thế. Gần, vì hai lớp k3 và k4 có những 3 tháng luyện quân tại đó. Mà vẫn xa vì đâu phải đi du lịch. Hồi đó chỉ biết tới rèn luyện các khoa mục trong phạm vi mấy thôn An Mô, Đá Cóc, Phao Sơn,... thỉnh thoảng có dịp hành quân... đêm, nỏ thấy chi mô :-)
Chơi với nhau trong Quân Hành, anh bạn lixeta người gốc thị trấn Sao Đỏ có lời mời về thăm quê đã lâu. Phải đợi đến dịp anh bạn baoleo (cựu SQ hải quân) thu xếp đi chơi được, thì lập nhóm rủ nhau làm chuyến về thăm quê bạn. (ảnh dưới xe tăng QGP vào Đà Nẵng giải phóng, xe đi đầu do lixeta lái).


Nói theo lời Trungsy1 (CCB Campuchia) thì vừa thăm Phật, thăm Thần, và thăm Cụ (giỗ bố lixeta). Hành trình một vòng các di tích lịch sử trên đất Chí Linh mà anh em ta chưa có dịp đi: đền Cao, chùa Thanh Mai, đền Sinh-đền Hóa, đền thờ Chu Văn An, đền thờ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ (nữ TS duy nhất thời phong kiến). Còn nhiều nữa mà không thể đi hết trong một ngày. Chí Linh quả là vùng di tích lịch sử đậm đặc. (ảnh dưới sơ đồ đường đi và các di tích đã thăm)

Hai đống lửa đỏ là hai "di tích Trỗi", thôn An Mô (trái) và thôn Đá Cóc (phải). Hóa ra hơn 40 năm trước nửa k3 và nửa k4 đã sống ngay sát Đền Hóa, đã hành quân qua Đền Sinh, mà không biết.
Hồi sau ta sẽ nhìn gần hơn.

Thứ Tư, tháng 9 19, 2012

Trước bài “Sinh ra trong khói lửa”


Hôm rồi họp khóa 6 mới nhớ lại bài hát AE mình vẫn thường hát từ trước khi có bài “Sinh ra trong khói lửa” của thầy Tuyến. Bài đó đại loại thế này (những phần viết chữ nghiệng là ko nhớ rõ lắm). AE xem thử và chỉnh sửa lại giùm nha!

Từ bốn phương xa em cùng nhịp bước đến trường
Cùng cất tiếng ca,  đầu sát mái đầu
Bước chân đi từng bừng trong gió reo vui
Lời hát tung bay trong  lòng phơi  phới  hôm nay.
Về đây sống chung cuộc đời tươi thắm ánh hồng
Bạn hữu mến yêu, lòng quyến luyến lòng.
Hôm nay em quyết nâng chí cao trong trường
Ngày mai ra đi chiến sỹ tiền phong
Chân ta bước đi đi lên
Không biết lùi chỉ có tiến
Thiếu sinh quân – Có em đây
Thiếu sinh quân – Có em đây
Cuộc sống tràn dạt dào, đôi mắt này nâng ý chí
Sức mạnh là chúng em.
Cờ thắm ánh sao hòa bình
Hình Bác ngắm em lung linh
Đàn cháu mai đây sẽ sống nơi sa trường
Bảo vệ núi sông ngàn đời mến yêu
Đời rực sáng hôm nay biết muôn ánh sao vàng
Để cho chúng em, ngàn đời huy hoàng.

Nếu bây giờ anh Dờ Mờ Đờ mà vẫn còn đủ khả năng và năng lực cho mấy cháu luyện tập hát bài này để đưa vào bộ sưu tập các bài hát trường Trỗi thì hay quá.
Nhớ hồi đó còn mấy bài thường hay hát mà nay tìm ko thấy.
Như bài:
Tinh thần anh Nguyễn văn Trôi ghi vào tâm trí của em đời đời
Hiên ngang trước quân thù dã man
Anh hô những khẩu hiệu yêu nước
 ….
Hay bài:
Trăng đêm nay sáng sao
Gió đưa về nơi nào
Nhìn quê hương yêu dấu
Kìa quân Mỹ dã man
Gây bao cảnh điêu tàn
…..
Hay bài:
Đoàn dũng sỹ diệt Mỹ ra đi trong màn sương
Ruột gan ta bầm tím đau thương
Gọi ta đi trả nợ máu xương
…..


Bạn là ai -Ai là bạn ?

Vừa nhận được phôn của DM thông báo:đã lo được địa điểm gặp mặt anh em"TRỖI" trong Nam K4 sắp tới.Lòng tôi lại bâng khuâng nghĩ về tình cảm của anh em bạn bè trường "Trỗi".Không hiểu sao ?nó có một cái gì đó thật kỳ lạ,gần như không lý giải được.Biết nhau thì khỏi nói,còn chưa biết nhau,gặp nhau,mà biết nhau là học sinh rường"Trỗi"thì :tự nhiên như có một tình cảm đặc biệt dành cho nhau và nó có thể nói đó là tình bạn thật sự,chân thành,không mầu mè,không kiểu cách giả tạo và cứ ông tôi,mày tao thỏa mái, thật vô tư trong sáng và nó đã tạo nên một thương hiệu,một phong cách rất,rất riêng,đó là phong cách "TRỖI" Tình bạn trong đời Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này. Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chan chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh. Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hòa, ấm áp. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực, … tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa. còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống ? Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã chân thành đóng góp cho cuộc đời. Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được mà là những gì bạn đã cho đi. Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong cuộc sống, mà là ý nghĩa thanh cao của chúng. Quan trọng không phải là những thứ bạn học được, mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác. Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà chính là tính cách - là những gì mà bạn đã cư xử với mọi người xung quanh. Quan trọng là những khoảnh khắc cử chỉ, thái độ mà bạn đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cách riêng nào đó của mình, hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hĩ hay một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã. Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn. Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ gì về bạn (cả tốt lẫn xấu). Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời. Vậy thì, bạn ơi, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết. Bởi vì, chỉ có tình yêu thương, sự hiểu biết mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống, bạn ạ. Bạn bè cũng như tiền vậy .. Có tờ ... thật .. Có tờ ... giả .. Có tờ ... lành .. Có tờ ... rách .. Chỉ tiếc là mình không phải máy soi tiền nên không thể biết được... Trong cuộc vui đâu biết ... AI ... là ... BẠN Lúc hoạn nạn mới biết ... BẠN ... là ... AI Bạn thân là gì ? B: bao dung A: an toàn N: nhường nhịn T: thương yêu H: hiền hòa Â: ấm áp N: ngọt ngào Chúc cho tất cả các thầy,cô,các anh chị em trường "TRỖI" lúc nào cũng luôn sống vui vẻ,chân tình và mạnh khỏe với tinh thần bất tử của anh"TRỖI" Đúng : Trong cuộc vui,đâu biết : Ai là Bạn Lúc hoạn nạn mới biết: Bạn là Ai

Thứ Năm, tháng 9 13, 2012

Samsung-Apple Kẻ cắp-Bà già

Thư điện tử của tôi vừa nhận một thư từ diễn đàn thư ICT-VN, nguyên văn:

Chào các anh chị,
Như mọi người đã biết Samsung đã thua kiện Apple và phải trả cho Apple 1 tỉ đô la tiền phạt.
Sáng nay, hơn 30 xe tải chở đầy tiền xu loại 5 cent đã đến trụ sở Apple ở California. Ban đầu, bảo vệ của Apple còn bảo các tài xế là họ đã đến... nhầm địa chỉ, nhưng một lúc sau đó, CEO Apple, ông Tim Cook đã nhận được một cú điện thoại từ CEO Samsung giải thích rằng đó là số tiền 1 tỷ USD tiền thua kiện sáng chế họ trả cho Apple.
Trong điều khoản thanh toán Apple đã quên mất 1 điều khoản về địa điểm và giới hạn loại tiền thanh
toán.
Đây quả là một vấn đề đau đầu của Apple. Các giám đốc Apple sẽ phải tìm ra biện pháp để đếm tất cả số tiền đó, kiểm tra xem số đó đã đủ 1 tỷ chưa và phải cố gắng thuyết phục làm sao để ngân hàng chịu nhận số tiền này. Xem ra, Samsung đã tìm được cách "chơi bẩn" thích đáng để đáp lại trò "chơi bẩn" của Apple.
Tổng số đồng tiền 5 cent mà Apple sẽ nhận được từ Samsung là 20 tỉ đồng xu 5 cent.
Trân trọng,

Cốc cốc cốc, tiết trời hanh khô, cẩn thận củi lửa, cốc cốc

Theo thông báo ý kiến Thủ tướng có "một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội.
Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật... công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động."
Anh em ta tuy là hết các loại chức rồi, cũng nên biết để "cẩn thận củi lửa", he he...
Có gì đó về chuyện quan hệ của công cụ dân chủ với hình thái và phương thức thi hành dân chủ. Công nghệ luôn ẩn náu trong những thứ mà các bậc trí giả với một mớ các giáo điều đúng mọi thời đại chả thèm để ý.
Ấy thế nhưng chính chúng, công nghệ, làm thay đổi thế giới từ gốc rễ, chứ chả phải do "lý luận trung ương" làm ra.
Mới biết chân giác ngộ khó lắm thay, ngay cho các bậc trí giả. Chả thèm nói tới loại trí không có gì :-)

Thứ Tư, tháng 9 12, 2012

Đi chơi vì rẻ

Một cậu em kiến trúc sư chê "Bác huuthanh hay than nghèo quá. Em vẫn giận anh hồi anh hỏi em giá phòng Resort Phú Yên, rồi ỏng eo đắt quá." cái hồi định đi Phú Yên nhân gặp bạn Trỗi tháng 6.
Giả lả nói rằng "xài hàng rẻ có cái thú" để giải quyết khâu oaisss. Chứ hạng mình vẫn còn dưới ngưỡng giàu cỡ KTS xa.
Hôm nay vừa mua vé đi chơi Đà Nẵng-Tây Nguyên, chỉ vì VietJet của chị ThH bán vé giá rẻ, 99 nghìn đồng đi Đà Nẵng. Mua được chiều vào, chiều ra phải mua hạng Eco, có giảm nhưng chưa khủng, 480 nghìn.
Nhưng mà còn lâu, cuối tháng 1/2013 mới đi, sợ là lúc ấy hoa dã quỳ Tây Nguyên đã tàn.
-------------------
Theo yêu cầu khán thính giả:
8-12/10/2012: vào tp.HCM. Hi vọng KV, ĐN cho một chuyến đảo Nam Du
21-24/1/2013: vào Đà Nẵng, cậu em Quân hành lo cho chuyến Tây Nguyên cùng mấy Quân viên nữa.
Cả hai chuyến đều tham nên rất có khả năng ở TP.HCM và ĐN đều "từ sân bay tới sân bay".

Trao học bỗng liệt sĩ Trần Bá


Tin: Hội Khuyến học VN
Ngày 30/8/2012, tại Trường Trung học cơ sở thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, quê hương Liệt sĩ Trần Bá- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, gia đình Liệt sĩ Trần Bá đã trao tặng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

20 xuất học bỗng, mỗi xuất 1 triệu đồng, trao tặng 160 chiếc cặp học sinh cho các em có hoàn cảnh khó khăn và trao tặng 10 triệu đồng để bổ sung việc mua sắm trang thiết bị cần thiết cho hoạt động dạy và học trong nhà trường. Đây là việc làm thể hiện tình cảm và nghĩa cử cao đẹp của gia đình đồng chí Trần Bá.
AHLLVT Trần Bá là cha của anh Trần Văn Lưu k4.

Thứ Ba, tháng 9 11, 2012

Bầu Kiên làm em giật hết cả mình

Đang nhắm quả vé máy bay giá rẻ nhà chị ThH k3 đi chơi Đà Nẵng dịp 22/12. Mà nó lại chỉ bán cho người thanh toán bằng thẻ Visa, Master.
Phải lôi cái thẻ ACB Visa đã lâu không dùng, thổi bụi lau chùi sạch sẽ, dầu mỡ đầy đủ. Rồi thử thanh toán bằng cách mua quyển sách, mà nó không cho. Lại còn mắng vào mặt mình đại ý là "không dùng được dịch vụ này, đề nghị thanh toán cách khác", hu hu... Đã thế ông ứ thèm dùng :-)
Nhưng mà đi chơi xa giá khuyến mại khủng thì lại khác, nên quá đi chứ. Bèn mang ra ACB khóc với các cháu. Mới được giải thích rằng bác ơi cháu làm cho bác cái thẻ mới bác đăng ký dịch vụ bảo an 3D là được. Quả nhiên theo lời các cháu mua được sách ngay.
À quên, giờ mới tới chuyện chính. Chiều mang thẻ ra máy ATM đổi mã mật theo lời các cháu hướng dẫn. Xong rồi thử bằng cách vào lại máy ATM xem số dư tài khoản.
Giật hết cả mình, choáng, số dư ÂM!
May còn giờ các cháu làm việc, vội mang thẻ vào trần tình lần thứ hai trong ngày. Cháu xinh tươi cười nói "bác ơi, chức năng xem số dư có... lỗi một chút... tiền bác vẫn còn".
May mà cháu xinh chứ bầu Kiên thì đã ăn thụi rồi. "Cha bố nhà cô, cholesterol của bác có 2,9 thôi chứ cao như bạn bác thì đã có án mạng rồi" :-)
Giờ bình tĩnh nghĩ lại, lỗi này chả phải của bầu Kiên, mà là của thằng Nk bạn mình (TGĐ IT ACB) chứ nhỉ?

Thứ Hai, tháng 9 10, 2012

Để chặt đứt các nhóm lợi ích

"Nhóm lợi ích thân hữu" làm biến dạng nền kinh tế như thế nào được nhìn nhận đầy đủ. Liệu Quốc hội có xử lý được chúng hay không lại còn chờ ở kiểm điểm Đảng viên :-)

Viet Nam Net
(buổi tọa đàm tuần trước của UB Kinh tế Quốc hội)

“Ưu điểm” nổi bật là những nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc và vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch, các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân. Có thể đặt quan hệ trực tiếp hay qua con cái, thân quen mà chất kết dính là lợi ích tiền bạc.
Lợi ích càng lớn thì nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh. Luật pháp càng lỏng lẻo hay quyền lực ít bị giám sát thì nhóm lợi ích càng hoạt động trắng trợn hơn.
Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, rừng biển…
Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã hay một cá nhân thanh tra... Thậm chí, các hoạt động này len lỏi cả vào những lĩnh vực rất trí thức như nghiên cứu khoa học, cấp bằng, chấm luận án.
 “Nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt  động trong một không gian chủ yếu phi chính thức, bất hợp pháp, trong không ít trường hợp có quan hệ đến buôn lậu hay các hoạt động có tính chất phạm pháp ở mức độ khác nhau.
Như vậy, các nguồn lực kinh tế đã bị xâu xé, bóp méo… để phục vụ các nhóm lợi ích khác nhau.


Từ những phân tích trên, UB Kinh tế đề xuất cần thay đổi tư duy. Bởi một số nhóm lợi ích đã lợi dụng tư duy “kinh tế nhà nước là chủ đạo” khiến môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh bình đẳng. 
Báo cáo chỉ rõ, trong khi về hình thức luôn nhấn mạnh kinh tế nhà nước là chủ đạo thì các công ty sân sau của con, cháu, thân quen của lãnh đạo các cấp lại đều là kinh tế tư nhân.
Chính các công ty sân sau này đang đem lại lợi nhuận hợp pháp cho tư nhân, còn phần lỗ để cho công ty nhà nước gánh chịu. Việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”.
Theo bản báo cáo, thực tế mất ổn định kinh tế vĩ mô suốt thời gian qua hoàn toàn bác bỏ vai trò là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. “Nếu luôn xem đây là công cụ hữu hiệu để ổn định kinh tế vĩ mô thì tại sao tình hình mất ổn định lại gay gắt, kéo dài như hiện nay?”, nhóm chuyên gia nêu câu hỏi. 
Chính tư duy coi kinh tế nhà nước là chủ đạo đã dẫn đến sự chèn ép với khu vực kinh tế tư nhân. Và khu vực kinh tế này cũng phải tìm cách sinh tồn.
Các doanh nhân thay vì lo đầu tư kinh doanh thì lại chăm chỉ đầu tư thời gian, tiền bạc để thiết lập và duy trì các mối quan hệ. Phải lo đến thăm người bệnh, dự đám giỗ, đám tang, đám cưới, chúc tết các quan chức lớn, nhỏ… để giữ quan hệ.
Chuyện mua bán quan hệ như vậy đã dẫn đến sự ra đời và lớn mạnh nhanh chóng của những đại gia tư nhân lớn, nhỏ ở Việt Nam. Những người phất lên nhanh chóng không do tiến bộ khoa học, công nghệ, năng suất lao động hay đóng góp cho phát triển kinh tế mà chủ yếu do khai thác tài nguyên đất đai, khoáng sản…
“Những đại gia này mặc nhiên tự cho mình có những đặc quyền riêng, trong không ít trường hợp thiếu tôn trọng pháp luật và lợi ích người lao động. Sự phát triển lệch lạc này của khu vực kinh tế tư nhân rất không bền vững”, báo cáo mô tả.

Thứ Sáu, tháng 9 07, 2012

Hãy là người tiêu dùng đoan trang

He he, sáng nay tôi treo một bài như dưới đây lên trang Quân Hành, lấy cảm hứng từ lời than của một thành viên về "vũ điệu đường cong cấm phụ nữ đoan trang" :-) và từ việc 15/9 này có Ngày hội Tự do Phần mềm trên toàn cầu và tại VN.
Bị ăn pháo ngay lập tức "Các phần mềm đang dùng trong máy tính anh có bản quyền không?"
Chiện nhỏ, pháo lại "7 năm nay tôi dùng Linux Ubuntu trên tất cả các máy ở cơ quan và ở nhà :-)

Ngày Hội dành cho Người Tiêu Dùng Đoan Trang
Tự do của phần mềm giúp bạn thành Người Tiêu Dùng Đoan Trang, không còn là ăn cắp nữa.
Theo nghiên cứu của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp BSA năm 2011 Việt Nam đạt tỉ lệ phần mềm ăn cắp (vi phạm bản quyền) là 81%, giảm liên tiếp trong 2 năm từ 85% năm 2009 và 83% năm 2010.
Sau vấn đề nhân quyền là vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ cản trở VN tham gia sâu hơn vào quan hệ quốc tế nói chung và tự do thương mại nói riêng.
Hãy là người tiêu dùng đoan trang!

Thứ Ba, tháng 9 04, 2012

Thành nhà Hồ, bản 2012 :-)

Y hẹn leo lên xe đi thành nhà Hồ, trong đầu tôi đã nghĩ hôm nay chắc làm phóng sự mưa trên thành cổ, sến tí cho có hơi... văn :-) Trời mù mây thấp thế kia.
Càng vào phía trong trời càng tệ, có lúc mưa nặng hạt gạt hết cỡ bật đèn đi từ từ nhường đường cho những thằng xe khách phóng bạt mạng thật nguy hiểm.
Thật may đến thành nhà Hồ thì gần trưa mưa chỉ còn lác đác. Cửa Bắc và cửa Nam đều có cổng bán vé thăm khu di tích. Bên ngoài thành người ta mới làm một con đường mà ô tô của khách thăm được phép chạy, bên trong thành là di tích, tuyệt đối cấm các loại xe. Nhà trưng bày giới thiệu ở cổng Nam nên tốt nhất là đi sang cổng Nam hãy vào.
Di tích thành nhà Hồ bao gồm một hệ thống các di chỉ và di tích trên một vùng rộng lớn chứ không chỉ có cái thành như quan tâm chưa đầy đủ của những lần đến trước đây của chúng tôi.
Trong nhà trưng bày giới thiệu có hiện vật đá,
hiện vật gốm.
Có những vật trưng bày khai quật được ở đây giống hiện vật của Hoàng thành Thăng Long. Theo HDV thì chúng đã được đưa về từ Thăng Long và nhiều địa phương khác.
Mấy năm trước tôi đã đi bộ trên nửa mặt vòng thành, thấy những cái lỗ lớn trên mặt đá cổng Bắc. Được cho biết đó là những lỗ trồng cột của vọng lâu, mái che trên cổng thành. Cổng Bắc còn 22 lỗ và cổng Nam còn 5 lỗ.
Năm đó tôi không lên nóc cổng Nam vì vách đá cao, không tự nhiên mà leo lên được. Lần này nhờ có cái cầu thang sắt mới dựng ốp vào mà đi lên.
Đáng thất vọng là 5 cái lỗ còn lại như HDV nói cùng bề mặt di tích của cổng Nam đã chìm dưới lớp đá mới lát bên trên phẳng lỳ như gác thượng nhà tầng.
Di sản văn hóa thế giới bậc UNESCO công nhận mà còn thế này thì chùa trăm gian với "lò gạch nhà Mạc" ở Tuyên Quang đã là gì đâu :-(
Cũng định sang cổng Đông để thăm đền thờ nàng Bình Khương, sang cổng Tây thăm nhà cổ nhưng đường ô tô tạm thời đứt vì bị làm cống cắt ngang, lại tới bữa nên chúng tôi rời Thành để đi đàn Nam Giao ở chính Nam trục thần đạo của Thành.
Đàn Nam Giao mới được khai quật và trùng tu từ tháng 6/2011, vừa kịp để vào hồ sơ xét công nhận của UNESCO(?). Mới có một nhà trưng bày bổ sung ở đây. Những hiện vật trong đó không quan trọng bằng cô HDV thường trực ở đây hướng dẫn du khách tham quan và trả lời câu hỏi.
Vết tích các cổng (tam quan) đôi ở bậc thứ 3/5. Bậc 1/5 đặt Đàn, nơi tế giao trời đất con người. Ở đây, theo HDV, vốn có người ở trên tầng đất phủ. Giờ phần di vật còn rất ít. Vì thế không còn thấy mấy bao nhiêu, hầu hết là đá mới phục chế.
Ngay cả đàn tế cũng vậy, được dựng lại theo tài liệu và truyền thuyết. Dưới "mái thuyền" mầu xanh kia là bộ cốt trâu tế trước khi dựng đàn; đầu về Tây, đuôi về Đông, mặt ngoảnh về Nam, HDV nói.
Một di tích quan trọng khác là giếng Vua, nơi cấp nước cho lễ tế và cho nhà vua khi đàn trai. Giếng vuông chưa thấy ở đâu được cho là có ý nghĩa độc lập với... giếng tròn. Ấy thế mà ai đó nói giếng nhà Quang Trung Nguyễn Huệ vốn vuông nay được trùng tu thành tròn?
Đằng xa là nhà trưng bày bên đống hiện vật nhặt gom lại. Nghe rằng trước đây dân ở trên khu đất này, chẳng biết có nhặt nhầm gạch của thế kỉ 20?
Điểm ghé lại trước khi về là núi An Tôn, công trường đá xây thành với những tảng đá đang chế tác.
Quanh này có nhiều núi như thế này, và cũng có đá được chế tác, người ta nói vậy. Có lẽ núi An Tôn đặc trưng hơn nên được lấy làm di tích điển hình. Bao quanh chúng là ruộng lúa sắp đến ngày thu hoạch.