Nghe cứ tưởng sẽ có một chủ đề to tát nào. Thực ra vì cái bệnh "nổ" thời buổi này không "mắc" cũng thiệt nên tôi "nâng quan điểm" khi muốn nói với mọi người rằng hôm nay là ngày cuối cùng để đưa 2009 vào quá khứ. Ngày mai là khởi đầu của năm mới 2010, một tương lai 365 ngày tiếp theo hôm nay.
Năm 2009 chúng ta đã chứng kiến trên các trang tin bạn Trỗi những động thái mới so với cũ. Cái mới có thể do những hoạt động "tầm xa" như cuộc gặp Đà Nẵng xới lên; có thể do những hoạt động liên khóa thường xuyên mang lại như các cuộc giao ban "hưởng lạc", cà phê "vàng mắt"; có thể do những "nhà văn trẻ" cỡ QT mới được "khảo cổ" ra ánh sáng; có thể từ những sự kiện liên quan đến tất cả mọi người làm bật ra chính kiến từ mỗi người hoặc ngược lại; có thể từ "tiềm năng" biến thành hiện thực ở mỗi người như "tay máy trẻ" TM "bắn" mọi thứ trong tầm "súng";... Động đậy hơn là có sinh khí hơn.
Hi vọng "năm mới sinh khí mới".
Chúc mọi người một năm mới tốt lành.
Thứ Năm, tháng 12 31, 2009
Khép lại quá khứ hướng tới tương lai
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Năm, tháng 12 31, 2009 9 lời góp
Thứ Tư, tháng 12 30, 2009
MÙA GIÁNG SINH
Nhà thờ Đômen Đà Lạt
NT Con gà ĐL
Ngài đã cứu rỗi...
Dân GS gọi đây là "Nữ vương hoà bình"
"vương miện" trên đầu bà nói lên điều đó .
NT Đức bà 2009
* Kính Chúa yêu nước.
Tốt đời đẹp đạo.
Phúc âm trong lòng dân tộc.
... Tác giả của những câu này thật đáng nể?!
Gửi bởi Thanh Minh lúc Thứ Tư, tháng 12 30, 2009 15 lời góp
Thứ Ba, tháng 12 29, 2009
CHUYẾN TÀU MA
Thế giới chỉ còn một nơi duy nhất có thể đưa con người du hành ngược thời gian bằng tàu hỏa. Đó là :
Ga Đà Lạt
Gay rồi, hết vé dù đã gọi điện năn nỉ trưởng ga ( Ngài đang "ngủ" tại một nghĩa trang bên Pháp).
Trong khi đó, gã áo đen láu cá lậu vé này đã nhảy tàu trót lọt, “ba lô lộn ngược xuôi tàu Bắc Nam”.
Đầu máy hơi nước ( Thuỵ Sĩ) đưa gã về giữa thập niên 1950. Và đây, 2 bức ảnh gã khoe vừa chụp được( lại còn than: “ghê quá, em chụp ảnh màu mà nó vẫn ra trắng đen như ngày ấy”).
Con gái ĐL xưa
Chợ ĐL năm nào ( phóng to đọc dòng chữ trên cổng chợ)
Trăm nghe không bằng một thấy. Thấy rồi thì phải tin thôi!
* Có sử dung tư liệu ngoài.
Gửi bởi Thanh Minh lúc Thứ Ba, tháng 12 29, 2009 9 lời góp
Thứ Hai, tháng 12 28, 2009
Một chút về Tướng Trần Thế Môn
Mến tặng các bạn nguyên là dân cơ khí).
“Thành phần xuất thân” của hầu hết các cụ tham gia cách mạng trước 1945 là giáo viên, trí thức, … (định nghĩa là thành phần tiểu tư sản), là nông dân, là công nhân “áo nâu” (như phu mỏ, phu đồn điền, …), rất hiếm người là công nhân “áo xanh” (công nhân kĩ thuật), nên khi đọc Hồi kí của cụ Trần Thế Môn, chúng tôi – những sinh viên Bách khoa quân sự, dân sùng bái “kĩ thuật đơn thuần” – đầy ngưỡng mộ.
… Năm 1934, anh (gọi là “anh” vì lúc đó cụ mới 19 tuổi) ra Hải phòng làm thợ. Đầu tiên anh làm thợ gò, rèn (thợ sắt) cho xưởng Sô-va-giờ, một xưởng cơ khí sửa chữa tàu thủy, lương 1 hào/ngày. Rồi anh chuyển sang nghề hàn (cả hàn điện và hàn hơi). Với tính chịu khó và thông minh, anh được các thợ bậc cao mến phục và (dần dà, từng bước) truyền nghề. Đầu tiên anh được hàn “mối ngang” – loại mối hàn thông thường, rồi lên “mối đứng”, rồi hàn “la phông”, rồi hàn “mối trong”. Từ hàn các chi tiết bằng đồng, sắt thông thường, anh lên tay, được hàn các chi tiết gang, nhôm. (Hồi đó thiết bị hàn hơi chỉ gồm que hàn và bình Oxy-Axetylen, hàn điện chỉ gồm que hàn và biến áp, không có các thiết bị hỗ trợ, ví dụ như bình Acgông, như máy dò siêu âm, … như bây giờ). Sau một thời gian học hỏi và tự mày mò, anh có tay nghề không thua kém “bô lão làng hàn”, ăn lương 75 xu/ngày, một mức khá cao (thời đó bậc lương lão làng tột cùng là 2 đồng/ngày, bậc mà chủ tây cũng phải o bế) … Anh thuộc bậc thợ hàn xi lanh. Hàn xi lanh rất khó, bởi xi lanh sai số tính bằng “xăng dem” (1/100 li), trong khi xi lanh qua hàn sẽ bị biến dạng, méo, nứt, các lỗ ra/vào khí bị “vặn” ... Anh chất củi đốt xung quanh thân xi lanh cho chi tiết nóng rực (nóng bao nhiêu độ thuộc bí mật công nghệ) và tiến hành hàn ở trong nhiệt độ này. Hàn xong, chi tiết nguội, lại bỏ củi đốt, gạt than vào “ủ” xi lanh cho tự nguội dần, rồi “rà sơ” lại các lỗ xi lanh – không ảnh hưởng tới sai số của chi tiết. (Công đoạn tiếp theo thuộc bí mật công nghệ). Chất lượng và độ chính xác của các mối hàn phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào sự khéo tay và “linh cảm” của người thợ …
(Hình minh họa)
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Hai, tháng 12 28, 2009 10 lời góp
Nhìn lại trận chiến Điện Biên Phủ trên không
Báo Đất Việt (mạng) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam có một loạt bài nhân 65 năm ngày thành lập QĐNDVN và 37 năm ĐBP trên không.
Bài trong các mục Chính trị-Xã hội/Chính trị và Khoa học Công nghệ/Công nghệ Quốc phòng.
Mời các bạn Trỗi có các kỉ niệm đáng nhớ trong thời gian này mở bầu tâm sự.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 12 28, 2009 20 lời góp
Chủ Nhật, tháng 12 27, 2009
Thứ Bảy, tháng 12 26, 2009
Bài viết của con gái Quốc Công - Thu Hồng
Tải bài này trên trang Bạn Trường Trỗi, tôi muốn thêm một lần nhớ tới bạn, chia sẻ sự đau buồn và thông cảm với Thu Hồng và các cháu.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Bảy, tháng 12 26, 2009 23 lời góp
Về địa danh Cờ đỏ
Huyện Ô môn – Cần thơ gần đây được tách thành quận Ô môn và huyện Cờ đỏ. “Vui” ở chỗ cái tên Cờ đỏ không phải do Nhà nước CHXHCN nghĩ ra mà đã có từ thời thực dân Pháp và do ... đế quốc sài lang nghĩ ra.
Từ năm 1890 – 1929, thực dân Pháp quy hoạch Cần thơ thành khu “công nghiệp” lúa tập trung, chủ yếu cho xuất khẩu. Tư bản đổ về đây. Tới năm 1922 đã có 3 đồn điền lớn chiếm 23.000ha trên tổng số 139.200ha đất canh tác của Cần thơ lúc bấy giờ, đó là đồn điền Albert Gressier ở Châu thành, đồn điền Labasthe ở Phụng hiệp và đồn điền Domaine Agricole de l’Ouest (DAO) ở Ô môn, sử dụng lao động theo hình thức làm công ăn lương; và 38 đồn điền cỡ trên 1.000ha cũng của tư sản Pháp. Ngoài ra còn có vài chục đồn điền nhỏ cỡ dưới 1.000ha của người Việt. Mỗi đồn điền chọn một mầu cờ xanh, đỏ, vàng, trắng, đen … để cắm mốc địa giới của mình. DAO chọn cờ màu đỏ. Phát âm “Domaine Agricole de l’Ouest” lôi thôi quá nên người Việt rồi cả dân tây đều gọi là “Cờ đỏ”. Sau 1925, đặc biệt là từ 1929, lúa liên tục mất giá, lại nợ nhà băng Đông dương, các đồn điền không trả nổi nợ đều phải gạt đất trừ nợ. Cuối cùng đất đai của các đồn điền dồn về đồn điền Cờ đỏ của nhà băng Đông dương. Đồn điền Cờ đỏ từ chỗ chỉ có 8.000ha năm 1925 bỗng sở hữu hầu hết khu “công nghiệp” lúa. Đồn điền bỏ tiền ra đào-nắn hệ thống kênh rạch đường trục, lập nhà máy xay xát, xây tổng kho (“lẫm Cờ đỏ”), xây chợ Cờ đỏ, chủ trương hình thành thị trấn. Đồn điền Cờ đỏ trở thành ông chủ của Ô môn trên thực tế. Khi phong trào cách mạng xuất hiện, thực dân vội vã hủy bỏ chữ “Cờ đỏ” (như “chợ Cờ đỏ” phải đổi thành “chợ Thới đông”). Nếu ai cứ gọi, lần đầu phạt 5 đồng Đông dương, lần thứ hai bỏ tù. Nhưng tới năm 1945, nhân dân vẫn gọi là “chợ Cờ đỏ” và “đồn điền Cờ đỏ”.
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Bảy, tháng 12 26, 2009 12 lời góp
GIÓ THỔI QUA KHE NÚI HẸP (phần cuối)
Thanh ra hiệu cho tôi tiếp tục đi theo anh. Tôi biết câu chuyện chưa kết thúc và quyết định cứ để cho mạch chuyện đi theo tiến trình của nó. Nghĩa là cứ đi theo sự dẫn dắt của Thanh. Anh dẫn tôi đi tiếp về hướng khe núi hẹp, nơi mà theo dự định tôi cũng sẽ phải đến. Cảnh quan sau bao nhiêu năm đã đổi khác quá nhiều. Rừng cây năm xưa bị tàn phá khủng khiếp và nay thì chỉ còn là những mảnh rừng non nham nhở. Cái khe núi đầy gió năm nào vẫn ì ào nhưng đã không còn vi vút như trước nữa. Tôi bước đến bên khe núi và vô cùng ngạc nhiên vì không có dấu hiệu gì của túp lều nhân hậu năm xưa và người đàn bà sống trong đó. Thanh không nói năng gì. Anh loay hoay bày hương hoa rồi thắp hương đứng trước một đống đá lổn nhổn, ngay đúng cái vị trí năm xưa có túp lều đã tiếp nhận chúng tôi. Anh khấn vái rồi cắm vào đó những nén hương mà anh vừa chia cho tôi một nửa. Tôi ngạc nhiên làm theo lời anh và càng ngạc nhiên hơn khi anh bảo:
-Đây là mộ của Thắm, em ruột của người yêu tôi đấy!
Đến đây thì tôi bắt đầu rùng mình và chợt thấy cơn lạnh từ sống lưng đang lan tỏa khắp cơ thể. Gió từ khe núi thổi về nghe âm u như một điệu kèn đám ma ai oán não nùng trong không gian tĩnh lặng. Tôi đã bắt đầu nhìn thấy phiá cuối ngôi mộ cái hộp sắt đựng kim chỉ của mình lúc này đã han rỉ, lỗ chỗ như một cái lá khô chỉ còn có gân. Mấy cái kim khâu vẫn còn đó nhưng chỉ thì đã tiêu tan từ bao giờ. Xung quanh ngôi mộ đá, dấu tích của một hàng rào bằng cây sắn vẫn còn khá rõ nét. Không còn nghi ngờ gì nữa. Hồi đó chúng tôi đã gặp ma. Một con ma thực sự ,một con ma nhân hậu. Cái điều tôi cảm nhận mơ hồ hồi đó không còn là mơ hồ nữa. Các bạn có thể tin hoặc không tin, có thể cho nó là kì lạ hoặc cũng có thể cho nó là chuyện vớ vẩn. Sự thật là nó vẫn vậy. Biết đâu đấy, có khi lúc đó do quá đói mà chúng tôi bị ảo giác tập thể cũng nên. Cũng có thể do điều tốt thật hãn hữu mà chúng tôi mơ về những điều tốt đẹp ẩn nấp trong bóng dáng của một con ma nhân hậu chăng? Và cũng có thể, chính cái hàng rào chắn bằng cây sắn xung quanh ngôi mộ đã giúp chúng tôi qua cơn đói lòng để có thể hoàn thành nhiệm vụ. Dù gì thì người đàn bà đang nằm trong ngôi mộ này cũng vẫn hiện hữu, sự yêu thương đùm bọc của chị vẫn là sự thật. Chúng tôi vẫn biết ơn chị ,dù chị chỉ là một con ma!
Vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra với số phận của người đàn bà ma mà bây giờ, tôi đã biết tên chị là Thắm. Trên đường trở về ,Thanh kể tiếp câu chuyện về cuộc rửa thù bi thảm nhưng cũng không kém phần oanh liệt của chị.
Bãi vàng và vùng phụ cận xuất hiện những người phụ nữ mà thoạt nhìn, người ta có thể nhận ra ngay thuộc tầng lớp bán thân nuôi miệng. Họ phục vụ cho thú vui của đủ hạng người. Lúc này,Thanh đã trở về Bãi Vạc. Anh đau xót nhận ra trong đám người ô hợp ấy có Thắm, cô gái đã biến thành một người đàn bà khác lạ, năm tháng trôi qua và cô gái nhí nhảnh ngày nào đã biến thành một đầu gấu có cỡ trong đám cave và phu vàng bát nháo. Không thể chịu đựng cảnh tượng đó. Thành đã tìm gặp cô gái và định đưa cô về quê, tuy nhiên Thắm đã từ chối kịch liệt. Trước sự cương quyết của Thanh, cô gái nói:
-Anh ơi! em phải trả thù cho chị, em đã thề trước vong linh chị là em sẽ giết chết kẻ đã làm nhục chị, anh phải ủng hộ em, phải giúp em chứ!
Thanh rất cảm động trước tấm chân tình của cô gái, song anh vẫn nói :
-Việc đó đã có anh lo, cơ quan công an đang điều tra và nhất định sẽ đưa kẻ thủ ác ra trừng trị trước pháp luật, em là con gái ,liệu sẽ làm được gì?
-Em sẽ tìm ra tên tướng cướp và trừng trị nó, em đã có manh mối rồi.
Cô gái đưa cho Thanh xem miếng da người đeo lủng lẳng như một sợi dây chuyền trước cổ. Lúc này, con mắt hổ đã teo tóp trông như một con mắt lươn. Cô kể cho Thanh nghe chuyện cô đã lấy miếng da trong miệng chị mình như thế nào rồi bảo :
-Đây chính là manh mối để tìm ra kẻ đã sát hại chị Thơm, tên cướp nào có hình xăm thiếu một con mắt chính là kẻ đã giết chị ấy, nếu em không làm nghề này thì làm sao biết được trong cơ thể tên nào có hình xăm chột mắt. Liệu công an các anh có làm được không nếu như nó vẫn lẩn khuất trong rừng?
***
Thanh hỏi tôi :
-Theo anh thì tôi phải xử trí trường hợp này thế nào? Có đến chục đám cướp ở khu vực này, chúng có thể là đám người ô hợp kia nhưng cũng có thể chúng chui rúc đâu đó trong rừng. Thực sự là rất khó nắm bắt. Ý của Thắm không phải là không có lý. Dĩ nhiên trước sau gì chúng cũng sẽ phải sa lưới pháp luật. Nhưng sự chờ đợi đối với cô gái thật khó chấp nhận. Và trong thời gian chúng tôi tìm cách giải quyết vụ việc. Đã xẩy ra một biến cố lớn. Thắm tìm ra tên tướng cướp đã hại đời chị mình. Lần thứ hai, tên cướp gặp sự cố khi hắn đang ở đỉnh cao của dục vọng. Lại ưỡn người lên trong cơn khoái lạc cực độ. Hắn lĩnh trọn một nhát dao chí mạng của cô gái vào đúng con mắt hổ chột, lần này thì nó không còn đường thoát. Cô gái đã chuẩn bị rất tỷ mỉ, không có một sai sót nào. Trừ việc bọn cướp đã băm vàm cô để trả thù cho đồng bọn. (Đó chính là lý do vì sao mà khuôn mặt người đàn bà chúng tôi gặp ngày nào lại có những vết sẹo kinh khủng như tôi đã thấy ). Thắm đã ra đi như vậy. Khi chúng tôi tìm được cô thì đã muộn. Khe núi hẹp chính là nơi tôi cùng mọi người an táng cô gái để hàng ngày, cô có thể nhìn về làng quê yêu dấu và thanh thản trong âm u của đại ngàn như chính ước muốn của cô lúc sinh thời.
Thanh kết thúc câu chuyện của mình. Tôi chợt nhận thấy sao cuộc đời lại có những duyên kì ngộ lạ lùng như vậy. Câu chuyện của họ thật bi thảm nhưng cũng thật quyết liệt. Và sao tôi, một kẻ không dính dáng gì đến vụ việc lại có cái may mắn được gặp gỡ và linh ứng với những nhân vật trong câu chuyện. Phải chăng trong cuộc đời bôn ba của mình. Tôi phải nghe, phải biết và phải thấu hiểu để hôm nay mới có cái vinh dự được kể cho các bạn nghe. Và cũng để đâu đó trong trái tim mình, tôi càng cảm thông hơn với những mảnh đời thống khổ. Những cuộc tình không trọn vẹn, và Tình Người, tôi biết chắc là vẫn tồn tại trong thời buổi nhiễu nhương này. Dù là dưới bộ mặt của một con ma!
Câu chuyện đã kết thúc. Tôi đoán rằng có bạn sẽ trách tôi đã kể một câu chuyện không có hậu như những chuyện ngắn hoặc tiểu thuyết trên sách vở báo chí. Trong đó nhân vật phản diện sẽ bị trừng trị. Nhân vật chính diện sẽ được sống vui vẻ, hạnh phúc. Bản thân tôi cũng rất đau xót với kết cục bi thương này. Nhưng biết làm sao, tôi không thể để cho hai cô gái xinh đẹp sống dậy được. Tôi cũng không thể tiêu diệt hết những điều xấu xa mà đại diện là những tên cướp đó được. Chỉ có một điều duy nhất tôi có thể làm là kể lại đầy đủ câu chuyện của họ như một bài học về lòng nhân hậu. Ý chí tiêu diệt kẻ xấu đến độ hy sinh cả bản thân mình như những nhân vật Thơm, Thắm, Thanh vv...này. Nếu câu chuyện để lại trong lòng người đọc một điều gì đó tốt đẹp về tình người thì đó chính là mong muốn của người viết vậy!
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Bảy, tháng 12 26, 2009 16 lời góp
Thứ Sáu, tháng 12 25, 2009
Giáo dục con em chúng ta
Ai cũng mong muốn con em mình thành người. Nhưng mỗi người thể hiện sự mong mỏi đó một cách khác nhau. Tôi có người bạn khoe khắp cơ quan về lời một thấy bói: “sau này con anh sẽ làm tới Thủ tướng”. Nhiều bà mẹ chỉ kể về sự thông minh, sự “khôn” của những đứa bé còn chưa đi học. Rõ ràng những mong mỏi đặt vào đứa con không nhỏ chút nào. Nhưng lại rất ít người kể về những thất bại của họ trong cách họ giáo dục con. Hay phải chăng chúng ta ít nghiêm túc nghĩ về điều này?
Mà chính tôi cũng là người thích kể nhiều hơn là suy nghĩ xem làm gì để giáo dục con cho hiệu quả. Và lúc này, tôi cũng chỉ muốn kể lại một vài câu chuyện về con mình để chia sẻ cùng các bạn.
Một lần trêu thằng con khi đó 4 tuổi rằng mất bố mẹ thì con có mà đi ăn mày. Và tôi bất ngờ khi nghe nó bảo “ăn mày mà gặp người như ba thì chết đói”. “Sao vậy?”. “Hôm trước ngồi trong quán, có người ăn mày đến ba bảo ho đi đi còn gì nữa”. Tôi giật mình vì cái tâm của trẻ con non nớt mà trong sáng quá. Trong trường hợp này, mình chẳng phải là tấm gương giáo dục.
Bữa rồi chở thằng con ở trường về, đường La Thành như nghẽn trong dòng xe. Chen lấn tới chỗ nghẽn thì thấy một anh chàng lăm lăm cây gậy đứng chửi mắng anh lái xe buyt. Xe buyt này dừng yên và gây nên tắc nghẽ do chiếc xe Inova đối đầu với nó. Chửi chán, anh ta ném cây gậy xuống đường. Nhưng rồi có lẽ chưa hả giận, anh ta quay lại nhặt lên, chạy quanh đầu xe buyt và chửi người lái xe tiếp. Những chuyện này không phải món tôi quan tâm và biết nên về thật nhanh vào giờ tan tầm là hơn cả. Bất ngơ tôi nghe tiếng thằng nhỏ “Ông ấy làm trò hề”. “Hề là sao con?”. “Là làm trò cười cho mọi người ấy”, nó đáp. Ừ, sao người lớn lại có những lúc lố bịch vậy nhỉ?
Chúng ta giáo dục con mình, nhưng vai trò giáo dục của xã hội quả là không nhỏ. Liệu chúng ta có thể làm gì để những cái không hay, không đẹp ảnh hưởng ít nhất tới chúng khi mà ta biết rất nhiều điều thật khó giải thích cho rõ ràng.
Và từ đó, tôi tự hỏi mình rằng chúng ta giáo dục con cái hay con cái ta tự giáo dục minh? Nếu không có ta thì sao? Có lẽ chúng vẫn trưởng thành? Tôi chợt nhân ra một điều rằng chúng nó cần có những người bạn để giúp đỡ chúng trong quá trình trưởng thành. Còn ta thì muốn làm người đề ra kỷ luật và thậm chí là phương pháp. Nếu hai điều mong muốn đó gặp nhau thì thật là may mắn cho đứa trẻ.
Gửi bởi Lê Tự Thành lúc Thứ Sáu, tháng 12 25, 2009 4 lời góp
Một ít tin Đại Từ, Mỹ Yên
Lâu lâu không lên xe chạy ra khỏi HN thấy cũng buồn. Lại có anh TM ra HN công tác muốn tranh thủ đi đâu đó trước khi ra máy bay. Tôi bèn đưa TM lên thăm lại Mỹ Yên, vừa có ý nghĩa vừa tiện đường đi sân bay, mà lại hợp ý đi chơi của mình. Thực tình nếu có muốn đi nơi khác thì mặc kệ, là việc riêng của hắn thôi.
Đi thẳng lên Huyện bằng ĐT261 (rẽ Ba Hàng đi Đại Từ) ngang qua chùa Sơn Dược xã Bình Thuận, nhớ 4SG nói muốn cúng dường, bọn tôi ghé vào. Năm ngoái chùa còn đang xây, ngổn ngang sắt với bê tông. Giờ đến thì chùa mới cắt băng khánh thành điện thờ được mươi ngày (24 âm, hôm nay 5). Theo kế hoạch còn xây nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Tăng,... cái này chắc 4SG rành, chứ mình nghe biết vậy. Hơi buồn một nỗi mấy tấm bia cổ không được giữ gìn chu đáo khi bia mới chữ la tinh vàng được xây mái che. 4SG không biết còn nhớ vụ cúng dường này không? Mà khổ, ở đây có một "ông từ" tham gia KC từ 1945 (tự vệ thành HN/Trung đoàn TĐ) nhìn cái đầu trọc của tôi nể quá, nói chuyện toàn mở đầu "bạch thầy, con..."!
Con đường từ Huyện vào Xã từ ngày khánh thành tới nay là hai tháng, chưa qua thử thách mưa bão trận nào, vẫn còn mới lắm. Qua suối Chì tôi thấy con đường ngách bên trái (men theo con suối hồi xưa ở Trại Cau ra tắm) đã được đổ bê tông nhưng có chôn ụ cản xe ở giữa. Khi ăn trưa ở Xã, chúng tôi được biết con đường này mới khánh thành ít ngày. Khi nào đủ ba tuần (hoặc hơn chút cho chắc ăn) sẽ phá ụ cho xe lưu thông. Khi đó nếu muốn lên Xã thì không cần theo đường cũ qua Gốc Đa mà cứ thẳng theo "bê tông" là tới.
Khu trung tâm Xã về cơ bản vẫn vậy, ngoài con đường từ suối Chì lên đã bê tông hóa, Trường Trung học đã trổ cửa ngay cửa cũ của Trường Mẫu giáo sau khi mẫu giáo sang chỗ khác khang trang hơn. Trụ sở mới của Xã vẫn chưa đưa vào sử dụng. Theo các anh Hà (phó Bí thư), anh Khương và chị Nhì (các phó CT Xã) cho hay thì trước Tết sẽ chuyển trụ sở. Chắc khi đó dãy nhà hiện giờ cũng sẽ được đập đi để khu hành chính khang trang đón mừng năm mới.
Cái đập ở suối, quãng dưới BomBom mà ta thấy bị lũ phá nát, mới được xây lại. Ô tô có thể vào tới đập, từ đó đi lên Bom Bom thuận tiện hơn đi theo lối trên.
Ảnh trong máy anh TM cả nên phải chờ anh ấy thôi. Tất nhiên anh TM không chỉ có ảnh mà còn cả nỗi niềm tâm sự (nếu có) của 40 năm trở lại.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 12 25, 2009 6 lời góp
GIÓ THỔI QUA KHE NÚI HẸP (tiếp theo)
.
Sau khi tôi ra đi ,trong xóm người ta rủ nhau đi đãi thuê cho các chủ lò vàng. Tiền công khá hơn làm ruộng nên các cô gái trong xóm hăm hở tiến vào bãi. Hai chị em Thơm và Thắm cũng không ngoại lệ. Đi đãi thuê vừa vui vừa có tiền. Tai họa trút xuống đầu họ vào một ngày xấu trời.Sau khi xong việc ,trên đường về nhà Thơm chợt nhớ để quên chiếc khăn quàng cổ ,nàng bảo Thắm cứ về trước ,nàng chạy ù đi lấy rồi sẽ về ngay.
***
Thơm vô tư nhẹ bước trên con đường mòn quen thuộc, chiều đã đưa những tia nắng còn sót lại khuất sau dãy Khau Vai. Nàng nghe tiếng gió vi vút từ khe núi hẹp vọng về. Gió thì thầm bên tai nàng như lời người tình trước lúc lên đường. Nàng vui với ý nghĩ sẽ lại được gặp anh một ngày không xa. Mối tình đầu trong lòng người con gái như một ngọn lửa luôn rực cháy và thôi thúc nàng trong nỗi nhớ thương da diết. Đôi lúc nàng lại cảm thấy mình có lỗi. Người đàn ông đó thật nóng bỏng. Anh có một tình cảm chân thật nhưng đam mê. Nàng đỏ mặt khi nghĩ lại những phút giây tình tự. Những đêm trăng thượng tuần luôn mê hoặc những trái tim đang yêu. Có những lúc anh muốn bước qua giới hạn. Những lúc đó, nhịp đập của hai trái tim non trẻ cùng rung lên trong nhịp điệu sôi động tưởng không còn gì có thể ngăn cản được. Tuy nhiên đến phút giây cuối. Khi nàng đã không còn tự chủ được thì lý trí trong con người chàng thanh niên hào hoa đã chiến thắng dục vọng. Nàng không biết anh nghĩ gì và bằng cách nào để vượt qua cám dỗ xác thịt. Nhưng nàng vẫn cảm nhận được sự đau đớn đang cấu xé trong từng tế bào cơ thể anh. Chính vì điều đó, tình yêu trong lòng nàng càng mạnh mẽ hơn, da diết hơn tưởng như không có gì phá vỡ nổi.
Thơm giật mình ngã xoài ra vệ đường. Một chiếc dây giăng ngang đường làm nàng vấp ngã. Mọi ý nghĩ lãng mạn của nàng phút chốc tan biến. Nàng hốt hoảng khi thấy xuất hiện những bộ mặt bặm trợn đang vây quanh mình. Lũ cướp rừng vẫn hoành hành lâu nay ở các bãi vàng đang nhìn con mồi một cách khoái trá. Thơm vùng dậy định hét thật to nhờ người cứu giúp nhưng lập tức bị một cú đánh trời giáng làm nàng ngất xỉu.
Những cú thúc vào phần thân dưới làm lưng cô gái tì mạnh vào đám sỏi đá đau ê ẩm. Thơm mơ hồ tỉnh dậy. Nàng bắt đầu nhận thức được điều gì đang xảy ra với mình. Đột nhiên, trong những giây phút đó cô gái chợt thấy toàn thân mình tê dại, nàng không cảm nhận được gì ngoài nỗi đau và sự chịu đựng. Nàng thờ ơ nhìn thằng cướp to lớn đang hùng hục trên người mình với sự háu đói của kẻ thèm khát lâu ngày bị dồn nén. Tâm trí nàng, trong thời điểm quái đản đó lại đang nhớ về người tình mà nàng yêu dấu. Nàng tiếc, thật sự luyến tiếc rằng, taị sao nàng đã không cùng anh đi đến những giây phút cuối của cuộc tình mà giờ đây, cái điều họ đã mất bao công lao kìm nén, gìn giữ lại bị hủy hoại một cách tàn bạo đến như vậy. Tiếc cho mình, càng tiếc cho người tình. Cô gái hé mắt nhìn cái thân thể ướt đẫm mồ hôi đang quằn quại trên người mình. Bộ ngực đen đúa của nó được xăm một cái đầu hổ to tưóng. Đôi mắt dữ tợn của con ác thú cứ giương lên ,cụp xuống theo mỗi nhịp thúc hùng hục của con đực. Thằng giặc đột nhiên dướn lên, người nó đang căng ra như một sợi dây đàn. Đôi mắt hổ càng mở to lên nhìn nàng chế giễu. Cô gái dồn hết sức bình sinh, há miệng nhằm vào con mắt đó mà ngoạm một cú cật lực.
Tên cướp rú lên một tiếng kinh hoàng. Theo phản xạ, nó vùng dậy, đưa hai tay giữ chặt vùng ngực đang trào máu xối xả. Cái mặt hổ của nó đang rách bươm như miếng bao tải rách. Thay cho con mắt ngày thường vẫn trợn trừng, hung tợn là một mảng thịt đỏ lòm. Tên cướp điên tiết vớ lấy con dao rừng nhằm vào thân thể bất động của cô gái bổ xuống.
***
Màn đêm đã bao phủ xóm núi trong màn sương lạnh giá. Thắm đã nấu xong cơm mà vẫn không thấy chị về. Cô gái chợt thấy lòng nóng như lửa đốt. Nàng vớ nắm nứa đốt lên rồi chạy vội đi rủ mấy chị cùng xóm quay ngược lại tìm. Họ bắt gặp Thơm bên vệ đường. Nàng đã từ giã cõi đời khi tuổi thanh xuân tươi đẹp chỉ mới bắt đầu. Đôi mắt trong xanh của nàng vẫn đang ngước nhìn trời đêm trong một nỗi uất hận khôn tả. Thắm đau đớn đến cực độ. Nàng ôm ngực lảo đảo đổ gục bên thân thể bất động của chị mình. Núi rừng yên lặng, côn trùng cũng thôi rên rỉ như tiếc thương, như đồng cảm với nỗi bất hạnh của họ. Một lúc nào đó, chợt Thắm bừng tỉnh. Nàng thầm thì với chị. Nàng cầu mong chị mình sống khôn chết thiêng hãy giúp mình trả thù. Hãy cho nàng manh mối để biết được kẻ nào đã hại chị và rồi sẽ còn hại đời bao nhiêu người con gái khác nữa. Lạ thay, khi Thắm vừa khấn xong thì nàng bỗng thấy có điều gì bất thường trong khóe miệng rớm máu của chị mình. Cô gái nhìn kĩ và phát hiện ra một vật gì đó đang từ từ trồi ra từ đôi môi mím chặt. Thắm kéo nó ra, đó là một miếng thịt nham nhở và nổi rõ trên bề mặt là hình xăm của một con mắt hổ .
Sau khi lo mai táng cho chị mồ yên mả đep. Thắm rời bỏ làng quê, mang theo miếng da người, nàng lên đường thực hiện ý định của mình. Một thời gian dài sau đó, không còn ai biết hoặc nghe thấy nói gì về người con gái đó nữa.
***
Anh bạn mới quen đưa tôi đến thăm nghĩa trang, nơi bạn gái của anh đang an nghỉ. Ngôi mộ người con gái cũng đơn sơ như bao nấm mồ người dân quê bình dị. Người đàn ông với dáng vẻ khổ đau thẫn thờ làm công việc quét dọn ,thắp hương cúng vái người đã khuất. Tôi thực sự chạnh lòng khi nghĩ về mối tình bất hạnh cuả họ. Cuộc đời thật vô thường và phải chăng những đau khổ mà thượng đế bắt ta phải chịu đựng là để cho con người được có cơ hội trải ngiệm. Trên bậc thang tiến hóa,nếu không gặp phải những gian khổ, khó khăn, những mất mát đau thương và vô vàn những thử thách khác nữa thì làm sao ta với được đến sự hoàn thiện. Tuy vậy có không đôi lúc Thượng đế cũng tỏ ra thiếu công bằng? hay ít ra cũng không ít người cảm thấy mình bị đấng tối cao bỏ rơi vì chịu quá nhiều đau khổ
Thanh ra hiệu cho tôi tiếp tục đi theo anh. Tôi biết câu chuyện chưa kết thúc và quyết định cứ để cho mạch chuyện đi theo tiến trình của nó. Nghĩa là cứ đi theo sự dẫn dắt của Thanh. Anh dẫn tôi đi tiếp về hướng khe núi hẹp, nơi mà theo dự định tôi cũng sẽ phải đến. Cảnh quan sau bao nhiêu năm đã đổi khác quá nhiều. Rừng cây năm xưa bị tàn phá khủng khiếp và nay thì chỉ còn là những mảnh rừng non nham nhở. Cái khe núi đầy gió năm nào vẫn ì ào nhưng đã không còn vi vút như trước nữa. (Còn tiếp)
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Sáu, tháng 12 25, 2009 9 lời góp
Thứ Tư, tháng 12 23, 2009
GIÓ THỔI QUA KHE NÚI HẸP
Phần hai
Con hổ chột
Ấn tượng về lần gặp gỡ với người đàn bà cô đơn ngày nào in dấu thật sâu đậm trong kí ức đến nỗi tôi dự định bất cứ khi nào đó có dịp, phải quay trở lại thăm chị như đã hẹn. Lần lữa mãi rồi thời cơ cũng đến. Đất nước đã vắng bóng thù. Tôi chuyển ngành về công tác trong một cơ quan dược phẩm. Lần này tôi được phân công đi tìm hiểu một số cơ sở sản xuất dược liệu. Rất may mắn là nơi sắp đến cũng chính là vùng đất năm xưa đã cùng tôi một thời gian gắn bó. Tôi xin thêm vài ba ngày phép rồi hồ hởi sắp xếp khăn gói lên đường. Trên chuyến xe cà khổ trực chỉ miền tây hôm đó khá ngột ngạt. Nắng như đổ lửa cùng với gió lào khô khốc thổi rát rạt qua mấy cái cửa sổ xe đang mở toang hoác. Nắng, gió và hơi người hút hết phần hơi nước ít ỏi còn lại trong không khí. Những cú xóc nảy lửa và tiếng động cơ ầm ì, đều đều làm hành khách mệt nhoài rồi dần lả đi vì mệt và nóng. Tôi để ý thấy người khách ngồi cùng dãy ghế nhưng ở phía bên kia có vẻ như không mấy bận tâm đến ngoại cảnh. Anh vẫn ngồi im lặng với vẻ trầm tư trên khuôn mặt rắn rỏi. Khác với phần lớn hành khách là người bản địa. Anh có dáng dấp của một cán bộ ban ngành nào đó cấp tỉnh đang về địa phương công tác. Ấy là tôi đoán mò vậy. Một cú xóc làm chiếc cặp da trên tay anh tuột xuống, nó rơi ngay gần chân mình nên tôi cúi nhặt trả anh. Người đàn ông cầm lại chiếc cặp rồi nở một nụ cười thiện cảm như tỏ vẻ cám ơn rồi nói:
-Đường xá ghê quá! Chắc phải vài năm nữa mới cải thiện được anh ạ.
-Vâng, thế này còn khá hơn hồi chiến tranh nhiều. Tôi nhận xét rồi hỏi:
- Anh về tận đâu vậy ?
- Tôi lên Bãi Vạc, Xiềng Khọ .
Đó cũng chính là địa danh tôi đang định đến, khu vực đó nằm gần một bãi vàng nên tôi mỉm cười hỏi đùa anh:
-Chắc là định đi tìm vận may chăng?
-Vận may gì đâu anh. Tôi đang đi tảo mộ, hay có thể nói là một chuyến hành hương cũng được. Thế còn anh? Người đàn ông hỏi lại tôi.
- À, tôi đi tìm người quen, cũng ở vùng bản Lác, chúng ta sẽ đi cùng đường đấy!
- Thế sao? May quá nhỉ, vậy chúng ta cùng đi cho vui .
Người đàn ông vui vẻ nói, trông anh có vẻ dễ gần và khá thân thiện, khác với vẻ lặng lẽ lúc trước. Tôi đoán là anh đang có nhiều tâm sự nên tò mò gợi chuỵên:
-Lúc nãy, thấy anh có vẻ trầm tư, chắc là vùng đất đó để lại trong anh nhiều kỉ niệm ?
-Anh nói đúng, thật sự là tôi có quá nhiều kỉ niệm ở xóm nhỏ ấy. Những hồi ức hạnh phúc và đau buồn luôn canh cánh ,day dứt trong lòng.
Và trên chặng đường dài còn lại. Thanh (tên người đàn ông ) bắt đầu nhỏ nhẹ kể cho tôi nghe câu chuyện của anh.
***
Xóm khai hoang nằm khiêm tốn trong một thung lũng nhỏ. Bao bọc xung quanh là những ngọn núi mà từ đó còn tầng tầng, lớp lớp những ngọn núi khác cứ cao dần lên mãi về phía tây. Dân trong xóm từ một vùng quê đồng bằng lên xây dựng vùng kinh tế mới. Cuộc sống nơi rừng thiêng nước độc thiếu thốn trăm bề khiến nhiều người bỏ cuộc, họ lại bồng bế dắt díu nhau về xuôi. Chỉ còn lại vài gia đình kiên định ở lại. Chịu thương chịu khó khai khẩn đất đai, tạo dựng cơ ngơi. Cuộc sống dần dần từng bước ổn định .
Thơm và Thắm theo cha mẹ lên vùng kinh tế mới đã được vài năm. Họ là những phần tử trung kiên nhất còn bám trụ được ở miền quê mới. Sống giữa vùng sơn cước. Cả hai chị em cứ tự nhiên lớn lên như hai bông hoa dại giữa rừng đại ngàn. Đơn giản, hồn nhiên và rực rỡ. Trời phú cho họ vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Với làn da trắng hồng của hoa ban. Mái tóc đen dài của suối nguồn vô tận. Tâm hồn trong trắng, tính cách mạnh mẽ, hoang dã như vùng đất đã cưu mang và nuôi nấng họ lớn lên. Thơm vẫn còn mang một chút hơi hướng của dân vùng xuôi. Nàng thùy mị nết na và đảm đang, quán xuyến việc nhà. Thắm thì hoang dại hơn, không đằm thắm chút nào như tên nàng mà ngược lại, có phần bướng bỉnh và bồng bột, tinh nghịch. Tuy khác biệt tính cách nhưng cả hai lại rất thân nhau. Đến cả đi tắm cũng phải có chị có em. Cứ rả rích, khúc khích suốt ngày trăm thứ chuyện con gái không đầu không cuối khiến nhiều khi cha mẹ phải giơ roi dọa mới lè lưỡi lắc đầu ù té chạy đi làm nốt công việc.
Thời gian dần trôi. Dân xóm Mới sống trong bình lặng cho đến một ngày kia, tin tức về Bãi Vạc có vàng đã phá tan không khí thanh bình vốn có. Đẩy dân cư quanh vùng vào một vòng quay khắc nghiệt. Dân anh chị tứ xứ kéo về tìm cách đổi đời. Tệ nạn xã hội từ đó phát sinh, cờ bạc, rượi chè hút xách, đĩ điếm nghiện ngập thôi thì đủ thứ làm mất trật tự, trị an một cách nghiêm trọng.
Thanh được công an huyện biệt phái về Bãi Vạc nắm tình hình giúp lãnh đạo địa phương có kế hoạch trấn áp tội phạm. Anh về ở nhà ông trưởng xóm trong vai một cán bộ địa chất. Nó có thể cho phép anh đi lại khắp nơi mà không bị kẻ xấu nghi ngờ. Mỗi lần vào bãi Vạc. Thanh thường phải đi qua nhà Thơm. Anh thường ghé vào thăm và trở thành người thân của gia đình lúc nào không biết. Dần dần theo thời gian, tình yêu đã đến với họ một cách tự nhiên như việc nó phải vậy.
Mạch chuyện của anh bạn đến đây thì chững lại. Dường như trong anh đang có một điều gì đó thật đau đớn đang diễn ra mà lúc này chỉ có anh mới hiểu. Tôi tôn trọng sự riêng tư của anh nên cũng không muốn gặng hỏi.
Xe đã đến bến cuối cùng, chúng tôi xuống xe. Từ đây, còn cuốc bộ chừng ba tiếng đồng hồ nữa mới vào đến Bãi Vạc. Bây giờ là giữa trưa ,nếu đi nhanh chắc chúng tôi có thể thoải mái thực hiện dự định của mình. Để phá tan không khí yên lặng ,tôi đùa :
-Thế nào, liệu anh còn sức để đi bộ không đấy!
-À, đi được, tôi còn khỏe hơn anh ấy chứ.
Thế là chúng tôi xách hành lý bắt đầu cuộc hành trình.
Anh lại tiếp tục câu chuyện của mình. Đó là một bi kịch thực sự mà khi nghe anh kể xong tôi mới thấm thía được nỗi đau đớn của người đàn ông này.
Vì có lớp tập huấn nghiệp vụ nên tôi tạm rời Bãi Vạc một thời gian. Thanh kể, thật không ngờ buổi chia tay đêm đó lại là lần cuối cùng tôi được gặp nàng. Như có một linh cảm gì đó không lành. Thơm nhìn tôi như muốn giữ lại trong tâm trí nàng hình bóng người đàn ông mà nàng yêu dấu. Nàng nói những câu mà sau này, tôi mới biết là nàng đã có những dự cảm mất mát. Lúc đó tôi chỉ nghĩ là một cuộc chia tay bình thường. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại và chính vì điều đó đã làm tôi ân hận, day dứt bấy lâu nay. Sau khi tôi ra đi, trong xóm người ta rủ nhau đi đãi thuê cho các chủ lò vàng. Tiền công khá hơn làm ruộng nên các cô gái trong xóm hăm hở tiến vào bãi. Hai chị em Thơm và Thắm cũng không ngoại lệ. Đi đãi thuê vừa vui vừa có tiền. Tai họa trút xuống đầu họ vào một ngày xấu trời. Sau khi xong việc, trên đường về nhà Thơm chợt nhớ để quên chiếc khăn quàng cổ, nàng bảo Thắm cứ về trước, nàng chạy ù đi lấy rồi sẽ về ngay.
***
(Còn tiếp, xin lưu ý các tên đất, tên người đều đã được thay đổi, người viết không chịu trách nhiệm về những trùng hợp nếu có, xin cám ơn )
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Tư, tháng 12 23, 2009 12 lời góp
GIÓ THỔI QUA KHE NÚI HẸP
(ảnh có tính chất minh hoạ)
(tiếp theo)
Cữ này chưa đến mùa thu hoạch nên mấy gốc sắn người đàn bà mang vào nhà làm chúng tôi nhìn nhau khóc dở mếu dở. Nó thực sự là một bộ rễ với các nhánh tua tủa, trông không khác gì những nếp nhăn trên khuôn mặt đang thoáng hiện một nụ cười mãn nguyện của chị. Đành vậy. Chúng tôi chặt cái đống rễ ấy ra, rửa qua loa rồi xếp vào cái thùng lương khô đen xì mà chị vừa mang đến. Đoạn đổ nước bắc lên bếp. Khoảng thời gian chờ sắn chín dài lê thê tưởng như là cả một thế kỷ. Tôi ngồi hình dung ra những khúc sắn người thành phố thường ăn. Những khúc sắn khi cắt ngang trông cứ như một con mắt lớn. Nó rất bở và có vị xốp mềm nhàn nhạt. Nếu ăn nhiều còn có thể bị ứ ngẹn trong cổ. Nghĩ đến đó,tôi có ngay một cảm giác ngao ngán rồi đành chuẩn bị tinh thần để đối phó với điều tồi tệ ấy.
Cuối cùng,nồi sắn cũng được nấu chín. Chúng tôi bắc nó xuống rồi vớt ra một chiếc mẹt nhỏ. Trong làn hơi bốc lên nghi ngút thoáng hiện những khuôn mặt rạng rỡ. Tôi tạm quên đi những suy tư của mình để với tay nhón lấy một khúc rễ sắn ấy. Cẩn thận bóc lớp vỏ ngoài rồi ngắm nhìn nó như một đứa trẻ lên ba nhìn một thứ đồ chơi mới. Mẩu sắn tôi cầm trên tay trông giống như một chiếc nến. Tôi ngạc nhiên thấy nó có mầu vàng nhạt của mật ong và đặc quánh rất khác thường. Tôi cắn một miếng,nhai rồi nhìn ra xung quanh và chợt hiểu vì sao các bạn tôi lại ăn một cách ngon lành và khoái trá như vậy. Hóa ra loại sắn này có vị ngòn ngọt,thơm thơm trong miệng. Nó sần sật chứ không bở mềm như loại sắn thường.Nó ngon một cách kì lạ. Không phải đang đói mà tôi có cảm giác đó. Thật sự loại sắn đó ngon lắm. Bằng chứng là đến tận bây giờ,dù là đã được thưởng thức khá nhiều các loại sơn hào hải vị,các món ăn Đông,Tây,Nam ,Bắc mà tôi không thể quên đi cảm giác có được lúc ấy. Tôi có thể thề với các bạn rằng tôi không hề có ý định đổi cái món sắn hôm đó lấy bất cứ một bữa tiệc xa hoa nào.
Mấy đứa chúng tôi nhanh chóng xơi hết nồi sắn một cách thú vị. Người đàn bà vẫn ngồi yên lặng. Thỉnh thoảng,chị lại ngước nhìn chúng tôi bằng đôi mắt méo mó của mình. Tôi đọc thấy trong đó một tình cảm thương mến tràn đầy,một lòng nhân hậu bao la và một sự chịu đựng khôn cùng. Chao ơi! Một người đàn bà lẻ loi giữa núi rừng hoang lạnh. Chị và những củ sắn của chị sao lại có một sự giống nhau đến thế. Nhìn bề ngoài thì ai mà biết được phía bên trong đang ẩn giấu những điều tốt đẹp gì? Con người chúng ta thường mắc phải một sai lầm tệ hại. Chúng ta hay nhìn vẻ bên ngoài để đánh giá bản chất một sự vật, một con người. Điều gì sẽ xẩy ra nếu tôi không ăn những củ sắn xấu xí của người đàn bà xấu xí ấy? Rất có thể tôi sẽ bị đói, tôi sẽ làm phiền đồng đội. Tôi sẽ không thể về được đơn vị kịp giờ chiến đấu. Và điều gì sẽ xẩy ra nếu một cán bộ đánh giá cấp dưới của mình chỉ qua cái vẻ bên ngoài? Anh ta sẽ làm thui chột một tài năng nếu không muốn nói là đã đưa người đó vào một lối rẽ bi đát.
Tôi dám chắc là chị có một cuộc đời không bình lặng. Một nhân mạng bị cuộc đời hất ra nơi xó rừng này hẳn là đã gặp quá nhiều sóng gió gian nan. Tôi muốn tìm hiểu thêm về chị nhưng tiếc là thời gian không cho phép. Tôi đành tạm dừng lại với những phỏng đoán của mình. Định bụng nếu có dịp, chắc chắn tôi sẽ quay lại thăm và tìm hiểu rõ ràng hơn về cuộc đời bí ẩn của chị .
Đã đến giờ lên đường. Tôi lấy ra một ít tiền để trả cho chị. Tất nhiên là với tất cả tấm lòng của chúng tôi trong đó nữa. Tôi nhẹ nhàng ấn nắm giấy ấy vào đôi bàn tay gầy guộc mà tôi cứ tưởng như là mấy cành củi khô. Trong ánh lửa bập bùng, người đàn bà xòe mấy tờ tiền ra rồi nhìn chòng chọc. Chị ngó nghiêng một lúc rồi không hiểu sao mấy tờ giấy bạc lại đang ở trong tay tôi. Chị xua xua cả hai tay rồi khoát ra một vòng rộng. Tôi nghĩ mãi mới hiểu ý chị định nói là chị không cần tiền, nó không có ích gì vì xung quanh đây không có chợ búa gì để mà mua được cả. Ra vậy,chị đang sống trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Tiền đối với chị là vô nghĩa. Chúng tôi bèn bảo nhau mở tung ba lô lục lọi rồi lấy ra đứa thì bánh xà phòng,đứa thì chiếc khăn mặt,chiếc bật lửa,một ít muối và mấy thứ linh tinh khác. Tôi may mắn có mang theo mấy cây kim và cuộn chỉ. Anh em gom tất cả lại rồi đặt trước mặt người đàn bà.Tôi nói:
- Có một ít đồ lặt vặt biếu chị. Tiếc là không còn gì hơn nữa. Anh em chúng tôi phải đi đây. Chị ở lại mạnh khỏe nhé! Cám ơn chị đã cho chúng tôi ăn. Sắn ngon lắm!
Nói rồi cả phân đội tạm biệt chị để lên đường mà chẳng ai để ý rằng,từ lúc nào đến giờ,chị vẫn chưa hề nói với chúng tôi một câu nào. Mà chỉ bằng ánh mắt và thái độ biểu lộ tình yêu thương đồng loại,tình người sâu sắc. Bước ra bóng đêm dày đặc. Tôi quay nhìn lại một lần nữa túp lều tranh. Vắng chúng tôi,nó lại trở về trạng thái ảm đạm,thê lương như tự thủa nào. Người đàn bà vẫn ngồi bên bếp lửa đã bắt đầu tàn. Cũng như khi chúng tôi vừa bước vào,cái bóng của chị lại thu lu như ôm lấy bếp than một cách câm lặng,cô đơn. Nương sắn của chị vẫn mang một màu xanh sẫm,vuông vức trong đêm. Hình như chưa hề suy xuyển. Cảnh vật đó đang dần chìm vào một lớp sương mù lung linh,huyền ảo rồi đột ngột biến mất trong màn đêm. Làm cho tôi có cảm giác mơ hồ rằng tất cả những điều vừa xẩy ra đều không có thực. Bước hành quân đưa chúng tôi về phía trước. Để lại phía sau những tâm trạng thật khó tả. Cuộc đời dâu bể,năm tháng phôi pha. Liệu có ai trong chúng tôi còn nhớ đến chị? Người đàn bà có những củ sắn kì diệu ấy. Cuộc sống của chị một ngày nào đó sẽ tan vào núi rừng. Dấu tích vật chất của chị sẽ biến khỏi mặt đất nhưng điều chị để lại trong lòng chúng tôi muôn thủa với thời gian,đó là lòng nhân hậu. Các bạn ạ! Trong suốt cuộc đời này,tôi sẽ luôn tâm niệm một điều. Đừng nhìn vẻ bên ngoài để đánh giá một con người. Rất có thể chúng ta sẽ bị nhầm lẫn./.
Phần hai
Con hổ chột
Ấn tượng về lần gặp gỡ với người đàn bà cô đơn ngày nào in dấu thật sâu đậm trong kí ức đến nỗi tôi dự định bất cứ khi nào đó có dịp, phải quay trở lại thăm chị như đã hẹn. Lần lữa mãi rồi thời cơ cũng đến. Đất nước đã vắng bóng thù. Tôi chuyển ngành về công tác trong một cơ quan dược phẩm. Lần này tôi được phân công đi tìm hiểu một số cơ sở sản xuất dược liệu. Rất may mắn là nơi sắp đến cũng chính là vùng đất năm xưa đã cùng tôi một thời gian gắn bó. Tôi xin thêm vài ba ngày phép rồi hồ hởi sắp xếp khăn gói lên đường.
(Còn tiếp)
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Tư, tháng 12 23, 2009 16 lời góp
Thứ Ba, tháng 12 22, 2009
TIN NÓNG
Nhân dịp kỉ niêm ngày thành lập quân đội 22-12 .Cũng là dịp đặc biệt nhân việc Thanh Minh có chuyến công tác Bắc kì,một số bạn Trỗi đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại nhà hàng 34 Điện Biên Phủ để gọi là chào mừng ngày vui chung của chúng ta đồng thời tiếp đón bạn hiền từ phương Nam. Buổi gặp mặt đã diễn ra không khí đầm ấm và sôi động, đặc trưng của lính Trỗi. Điều đặc biệt nữa là mặc dù vì chuyến bay hơi muộn nhưng cuộc vui vẫn náo nhiệt cho đến khi Thanh Minh hạ cánh và kịp thời góp mặt vui chung với anh chị em. Sau đây là một số ảnh nóng trong buổi gặp mặt, chụp vội nên không được chuẩn, mong mọi người thông cảm.
Thanh Minh và Quang Trung,Tương Lai.
Tuyết Mai, Bình Dân (phu nhân Từ Ngữ). Hương (phu nhân Tương Lai)
Đứng Hữu Thành, ngồi Từ Ngữ . Trung Nghĩa. Vinhnq. Đại Cương.
Hồng Hải, Khắc Việt,Tuyết Mai
Đại Cương, Thanh Minh, Tương lai,Hữu Thành , Hạnh Phúc, Trung Nghĩa, Vinhnq, Từ Ngữ.
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Ba, tháng 12 22, 2009 15 lời góp
Lê Ngọc Tuấn mời dự tiệc cưới con gái
Lê Ngọc Tuấn k4 thay mặt hai họ thân mời các bạn Trỗi tới dự tiệc mừng lễ thành hôn của con gái, là Lê Phương Lan (cô dâu) với chú rể Quốc Hưng.
Tiệc cưới tổ chức vào 17 giờ 30 Thứ Bẩy, ngày 26/12/2009, tại số 10 phố Trấn Vũ, Ba Đình, Hà Nội (đường mặt hồ Trúc Bạch).
Do việc nhà bận rộn Ngọc Tuấn không có điều kiện gặp hết các bạn để mời, mong được thông cảm.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 12 22, 2009 4 lời góp
Thứ Hai, tháng 12 21, 2009
Tếu táo gạo lức ngũ hành
Nghĩ cũng buồn cười. Chỗ tôi, hai lão già nổi hứng rủ nhau tổ chức cơm trưa công sở món "gạo lức ngũ hành". Ban đầu ngại ra ngoài ăn vì một chút vệ sinh thực phẩm khả nghi, một chút khí hậu không như như ý, một chút động não chọn món gì,... Mà cũng còn vì muốn cải thiện huyết áp, tiểu đường theo cách không dư dinh dưỡng. Thế là rủ nhau xơi gạo lức ở cơ quan, thật tiện mọi bề.
Ăn gạo lức thì quá nhiều bài rồi khỏi cần đọc cho mệt óc. Vào một quán cơm chay được hỏi ngay "ăn số mấy". Cơ khổ, mấy năm trước uống cà phê Trung Nguyên bị hỏi số đã không biết đường theo. Bây giờ thử nhập môn gạo lức, lại số. Xem ra mình không có năng lực theo người ta. Thì đành nặn ra kiểu của ta vậy.
Gạo lức mầu vàng, thổ; đậu xanh, mộc; đậu đen, thủy; đậu đỏ, hỏa; còn lại đậu trắng đương nhiên là kim. Một cốc gạo với một nắm các loại đậu, rửa qua cho vào nồi cơm điện. Nước nóng đổ vào ngâm từ đầu giờ, đến 10h30 cắm điện, một tiếng sau lấy ra ăn. Buổi trưa mỗi người ăn vừa bụng, thích thì với muối vừng lạc. Quen rồi thậm chí cơm không thấy ngọt hơn, vì phải nhai kĩ.
Nếu mà nói là không có hiệu quả gì thì chắc là không đúng. Ít ra cũng vì công trình này đã được Từ Ngữ mời báo cáo ở hội thảo ăn chay, nói ngược hóa ra không bảo vệ cán bộ. Hỏi có tác dụng gì tốt? Cũng không rõ ràng. Vì có biết nếu không ăn bây giờ ra sao? Chỉ thấy đã được 3 năm mà không thấy chán, sức khỏe ổn, nhởn nhơ như một lão... sắp già.
Thế là được, xứng đáng làm gương cho các anh... chán thịt noi theo.
Vừa hồi chiều vào xem cái này. Hóa ra thực hành đã 3 năm mới đọc thấy lý thuyết ăn ngũ hành. Mà xem ra thực hành gạo lức ngũ hành này còn chặt chẽ dễ làm hơn rau ngũ hành ấy chứ.
Anh em, cứ yên tâm mà chén nhé.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 12 21, 2009 13 lời góp
GIÓ THỔI QUA KHE NÚI HẸP
Trong một lần gặp mới đây, H.H nói là vẫn chưa ăn sáng, và ông tướng bỗng dưng thèm sắn và cứ nằng nặc đòi HT đỗ xe vào một chỗ nào đó có có cái lọai củ chống đói rất tốt ấy để làm một miếng cho bõ nhớ. Rồi câu chuyện bắt đầu xoay quanh chủ đề sắn, trong đó có một loại sắn ăn rất ngon, nhỏ thôi nhưng ngọt. Câu chuyện của các bạn làm tôi bỗng nhiên nhớ đến một kỉ niệm về một thời đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Nó cũng dính dáng đến củ sắn và tình người. Vì vậy tôi đánh liều kể lại với các bạn cho vui. Đó là một câu chuyên bình thường nhưng cũng khá lắt léo nên hơi bị dài. Tôi sẽ viết và đăng dần, tính liên tục sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Phần một tôi đã viết xong, mời các bạn đón xem.
***
Phần một
Những củ sắn của người đàn bà bí ẩn
Ai trong chúng ta mà đã không một lần ăn sắn. Loại củ ấy quá bình thường mà, có gì đáng nói đâu? Bây giờ người ta dùng nó như một thứ quà quê xơi cho vui. Người ít tuổi chỉ biết sắn như một loại củ dân dã có thể ăn được. Thích thì mua một miếng ăn thử, không thích thì không ai ép. Người nhiều tuổi, lớp người đã kinh qua những tháng năm rồng rắn xếp hàng mua lương thực bằng sổ thì có nhiều kỉ niệm với loại củ ấy hơn một chút. Những ngày mà trong nồi cơm, người ta thấy một hạt gạo phải cõng đến bốn, năm hạt ngô hoặc vài miếng sắn. Cái ngày chưa xa lắm ấy hẳn phải để lại nhiều kỉ niệm không mấy vui cho khối người. Tôi như thấy họ còn đang rùng mình khi nhắc lại chuyện cũ. Đâu đó trong những lúc nhàn đàm, nếu có người đề cập đến cái thời lạ lùng ấy, mọi người thường bàn ra tán vào sôi nổi rồi lắc đầu lè lưỡi mà tỏ ra thán phục ngay cho cả bản thân mình. Tội nghiệp cho củ sắn, nó có làm gì nên tội đâu? Riêng đối với tôi, nó còn có những kỉ niệm khó phai mờ. Những kỉ niệm thấm đẫm tình người ở những nơi, những lúc và những con người ít ai ngờ tới nhất.
Câu chuyện bắt đầu từ ngày tôi còn đang phục vụ trong quân ngũ. Nhóm trinh sát pháo binh chúng tôi sau nhiều ngày leo đèo lội suối. Toàn bộ mục tiêu trên giao đã được đo đạc kĩ lưỡng. Các phần tử bắn đã sẵn sàng phục vụ cho chỉ huy trong đợt diễn tập bắn đạn thật. Nhiệm vụ đã hoàn thành nên chúng tôi khẩn trương tìm đường quay trở lại. Đường về đơn vị còn xa mà cái đói đã đến rất gần vì lương khô mang theo đã cạn. Trên con đường mòn cắt ngang những cánh rừng già, mọi người lầm lũi bước. Bốn bề xung quanh âm u rừng hoang núi vắng. Sương chiều giăng giăng quánh đặc không gian trên lối nhỏ dẫn xuống bình nguyên. Chúng tôi đi trong im lặng đến nỗi nghe rõ cả hơi thở của mình và đồng đội. Không ai bảo ai, tất cả đều đang ước ao một điều hết sức bình dị, đó là được ngồi dưới một mái tranh với một bếp lửa hồng. Hơn tất cả là được cầm trên tay một củ sắn đã được lùi chín trong than để thỏa mãn cái dạ dày lép kẹp. Cũng như đồng đội, tôi đang suy nghĩ về điều đó và tự nhiên liên tưởng đến một sự so sánh. Con người thường là có những ước mơ thật cao xa. Họ mơ gì? Quyền lực? Tiền bạc? Danh vọng?... Tất nhiên! Còn chúng tôi, lúc này chỉ là một ước mơ thật nhỏ bé và giản dị. Ấy vậy mà trong hoàn cảnh này, muốn nó thành hiện thực cũng cảm thấy xa vời vợi như đường lên các tinh tú xa xăm. Vì sao chúng tôi không ước ao điều gì đó cao xa hơn một chút nhỉ? Một bữa cơm ngon lành chẳng hạn. Hoàn toàn có thể phải không? Nhưng lúc đó không thực tế. Vì là người lính, chúng tôi mơ một điều, dù có xa vời vợi nhưng khả năng hiện thực là có thể .
Khi cái lạnh, cái đói làm chúng tôi tưởng chừng đứt hơi thì phép mầu xuất hiện. Vừa vượt qua một khe núi hẹp đầy gió thì ước mơ nhỏ nhoi của chúng tôi hiện ra dưới hình hài một vạt lá xanh khá vuông vắn. Nó chỉ có thể là một nương cây trồng của ai đó. Rất có thể chính là một vạt sắn và chắc hẳn sẽ có người sống quanh đây. Nhưng mà ai có thể sống được ở cái mảnh đất heo hút này nhỉ? Tôi thoáng tự hỏi nhưng rồi cũng quên phéng ngay đi. Chúng tôi quyết định nghỉ lại một chút. Những đôi mắt tinh tường của lính trinh sát lọc trong ánh chiều nhập nhoạng tìm ra một nếp tranh nho nhỏ. Chúng tôi lần bước đến đó. Ngôi nhà (nếu có thể gọi như vậy) khiêm tốn đứng chơ vơ bên những tảng đá mồ côi. Nó hiện thân cho cái nghèo khổ cùng cực và cô đơn một cách kì lạ. Nói cho đúng thì đó chỉ là một túp lều tranh xám xịt như lẩn vào sắc núi. Nó nhỏ bé và mong manh quá đến nỗi chúng tôi phải nhón mình đi thật khẽ, tưởng như chỉ một va chạm nhẹ túp lều cũng có thể đổ sụp xuống tức thì. Qua khe cửa hẹp đã có thể nhận ra ánh hồng của một bếp than sắp tàn. Ngồi thu lu như ôm lấy nó là một người đàn bà. Chúng tôi đoán như vậy qua vóc dáng bé nhỏ và mái tóc bù xù quấn cao trên đỉnh đầu. Chị ta dường như chẳng để ý gì đến tiếng chào rất to của mấy chú bộ đội. Cái đầu chỉ khẽ ngước lên rồi lại cúi xuống. Chị lặng lẽ cho thêm củi vào bếp rồi nhè nhẹ thổi vào đống than. Ánh lửa lại bùng lên trong không gian chật hẹp. Mấy đứa chúng tôi lục tục tháo quai ba lô cùng súng ống, khí tài để vào một góc rồi đến ngồi bên đống lửa. Lúc này tôi mới có dịp quan sát kĩ người đàn bà. Chị ta đang mặc một bộ quần áo có màu sắc thật khó tả, nó là màu gì đó giữa đen và nâu. Đây đó còn những vệt màu khói thuốc loang lổ của mồ hôi đọng. Ống tay áo sờn mòn không che hết đôi cánh tay gầy guộc với những bàn tay xương xẩu ám đen nhựa cây. Khuôn mặt chị nhìn nghiêng khá thanh tú. Đâu đó ẩn hiện nét duyên của một thời xuân sắc. Tuy nhiên khi chị ngẩng đầu lên thì tôi bất giác giật mình khi nhận ra một điều khác lạ. Trên phần nhìn thẳng của khuôn mặt chị. Chao ôi! Tất cả đều được đặt không đúng chỗ. Mắt, mũi, mồm, rồi đến cả đôi lông mày cũng méo mó một cách kì dị. Ánh lửa hồng thỉnh thoảng lại bùng lên rồi chập chờn, nhảy nhót trên các vết sẹo của những nhát cắt ngang dọc tàn bạo. Chắc chắn đó là tác phẩm của một bàn tay độc ác chứ không phải do bẩm sinh hay tai nạn. Lạ cái là tôi vẫn đọc được ở khuôn mặt đó luôn ẩn hiện những nét cương liệt, quyết đoán và bướng bỉnh. Hẳn là chị có một thời đã qua không mấy yên ả, hay có thể nói là quá dữ dội. Tôi suy đoán vậy rồi cất tiếng:
- Chị ơi! Chúng tôi là bộ đội hành quân qua đây. Anh em từ sáng chưa được ăn gì mà lương thực thì hết rồi. Chị có thể để lại cho chúng tôi một ít sắn có được không? Chúng tôi sẽ trả tiền cho chị.
Người đàn bà lại ngước đầu lên nhìn chúng tôi lần nữa rồi im lặng đứng dậy. Đoạn đi về phía góc nhà, với tay lấy một chiếc cuốc đã mòn vẹt rồi đi ra cửa. Tôi định đi theo để giúp nhưng chị ra hiệu không cần bằng cách rất riêng của mình. Một tay thì xua lia lịa, còn tay kia cầm chiếc cuốc chọc chọc vào bếp lửa, ra hiệu cứ ngồi yên ở đó. Ngoài trời, màn đêm đã bao phủ không gian một màu đen sẫm đặc. Chợt như nghe có tiếng đổ huỵch từ phía đầu nhà. Tôi vội cầm đèn pin chạy ra.Vừa kịp nhìn hút theo tiếng lịch phịch của một tảng đá lớn đang lăn về phía khe núi hẹp. Bóng người đàn bà khô quắt lại đang tập tễnh bước về phía nương sắn. Rõ ràng là chị vừa bị ngã. Thật là lạ! Chị không thấy đau ư? Nhưng theo nhận xét của tôi chắc chắn cú ngã không nhẹ. Chỉ có một cách giải thích duy nhất đúng, đó là chị đã cố nén cơn đau để nhanh chóng tiếp tục cái công việc chị đang định làm – Chị không đành lòng để chúng tôi bị đói lâu thêm nữa.
Cữ này chưa đến mùa thu hoạch nên mấy gốc sắn người đàn bà mang vào nhà làm chúng tôi nhìn nhau khóc dở mếu dở. Nó thực sự là một bộ rễ với các nhánh tua tủa, trông không khác gì những nếp nhăn trên khuôn mặt đang thoáng hiện một nụ cười mãn nguyện của chị. Đành vậy, chúng tôi chặt cái đống rễ ấy ra, rửa qua loa rồi xếp vào cái thùng lương khô đen xì mà chị vừa mang đến. Đoạn đổ nước bắc lên bếp.
(Còn tiếp)
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Hai, tháng 12 21, 2009 13 lời góp
Chủ Nhật, tháng 12 20, 2009
Thư Cảm ơn
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Chủ Nhật, tháng 12 20, 2009 2 lời góp
Con ba khía
Giống ba khía không lớn con, hình thể như loại cua đồng, mai có ba cái vạch, càng màu đỏ nâu, lườn bụng đỏ nhạt, có tám ngoe, phần dưới có lông lấm thấm mịn màng, vỏ mỏng. Có loài ba khía gạch son, có loài gạch tro.
Ba khía phải bắt về đêm và bắt theo mùa. Tới mùa, ba khía mới nhiều, mập, chắc thịt, nhiều trứng, nhiều gạch son. Hằng năm từ tháng mười năm nay đến tháng ba năm sau là mùa khô thiếu nước ngọt, cây mắm, cây cóc hết trái, ba khía đói ăn, nước uống nên gầy, thịt bủng. Từ tháng tư, tháng năm âm lịch, mùa sa mưa đến, cây mắm, cây cóc ra trái, con ba khía có nguồn thức ăn, nước ngọt uống, trở nên mập, bắt đầu lột vỏ, có trứng. Đến tháng bảy, tháng tám âm lịch là mùa ba khía đẻ trứng cũng là mùa hội tụ của chúng, đặc biệt vào những đêm tối trời, biển lặng gió, ba khía “lên hang”. Chúng bám đầy thân cây mắm, cây cóc, bò lềnh khên trên bãi bùn ven bờ rạch. Lúc này con ba khía thịt chắc, có gạch son. Người sành nghề săn bắt gọi đây là mùa hội ba khía. Vào lúc ba khía nhiều, thợ rừng hốt chứ không phải lượm từng con nữa.
Nổi tiếng ngon là ba khía Rạch Gốc, bởi Rạch Gốc là vùng ven biển, rừng mắm bạt ngàn, loại mắm trắng là nguồn thức ăn ba khía ưa nhất. Ba khía ăn trái mắm trắng là loại nhỏ con, gạch son, vỏ mềm, thịt ngọt. Nếu muốn ăn ba khía muối thì nên chọn loại ba khía nhỏ con, càng đỏ, mai, thân màu vàng nâu, cầm con ba khía lên thấy nặng, dưới yếm có túi trứng, đó là loại ngon. Muối ba khía đơn giản nhưng cách pha nước muối thế nào cho vừa là khó, nếu muối chưa đủ mặn, con ba khía sẽ bủng, không để được lâu. Phải qua hai lần nước muối, con ba khía mới giữ được màu sắc như khi còn sống, thịt vẫn chắc, mặn dịu, ăn ngon.
Gửi bởi HCQuang lúc Chủ Nhật, tháng 12 20, 2009 10 lời góp
Thứ Bảy, tháng 12 19, 2009
Dư âm ngày đón bạn
Anh Chí Quang đã về Nam mà không có được buổi gặp tại Vườn Treo, thật tiếc. Vậy tôi xin gửi mấy tấm ảnh một nhóm nhỏ đã thay mặt anh em đón tiếp bạn tại nhà hàng 123 Bùi Thị Xuân ,Hà Nội thay cho lời tiễn đưa. Đây là nhà hàng nem cua biển khá đặc sắc,tuy nhiên ,theo yêu cầu của CQ là chỉ dùng Bia Hà Nội cho đúng hương vị thủ đô.Nhà hàng nhỏ nhưng thật ấm cúng.
Hồng Hải , Quang Trung , Việt Thắng
Việt Thắng. Tương Lai và phu nhân,B.Dân k9(Tiếc là không đưa hết vào khung ảnh được).
Từ trái sang: cháu con Từ Ngữ, T.Mai, Chí Quang ,Hữu Thành
xin lỗi vì nhà hàng vừa mang ra đĩa nem to quá nên run tay, ảnh hơi bị nhòe.
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Bảy, tháng 12 19, 2009 9 lời góp
Thứ Sáu, tháng 12 18, 2009
Dấu thời gian
Hôm trước tôi mở lại tệp tin nhắn để soạn tin đưa tang ông cụ nhà Thế Nam mới thấy chỉ cần sang sửa chút ít tin tang lễ ông Từ Giấy nhà Từ Ngữ là xong. Cùng ngày đưa tang tháng trước tháng sau, cùng tại Nhà tang lễ QĐ, cùng có mấy anh em là bạn Trỗi các khóa. Ai còn lưu cả hai tin nhắn trên điện thoại, mở ra xem sẽ thấy nhiều chỗ giống nhau, có khác chăng là để không vượt quá 160 ký tự tối đa cho một tin nhắn Vinaphone có trả tiền.
Kể trong một tháng, từ 18/11 đến 18/12, anh em ta đưa tang ba cụ. Mà nếu kết sổ năm nay, hình như các cụ đi cũng nhiều hơn năm ngoái? Những "chiếc lá cuối cùng" đang lìa cành, dành chỗ cho lứa sau là bọn mình đây.
Dù theo cho được các cụ cao niên, về hưu mấy chục năm mới "lìa" thì anh em ta có vẻ như vẫn còn khối thời gian. Nói đi là thế, nhưng nói lại chắc các anh cũng thấy thời gian với bọn mình bây giờ thật là nhanh.
Cứ lấy giao ban Vườn Treo làm mốc, nhoằng một cái mấy cô trong cơ quan đã nhắc "hôm nay anh có ăn nhậu gì không?" ra cái ý rằng vẫn biết vẫn nhớ đấy.
Còn nhớ hồi học cấp 1 nhìn các anh chị cấp 3 thật là vời vợi. Ròng rã hết trường này sang trường khác, hết lớp này sang lớp khác, bao nhiêu là thầy cô, các mùa hè đầy trông đợi, bao nhiêu sự kiện với bạn bè. Mãi rồi mới xong phổ thông mà ký ức còn nóng hổi tới tận bây giờ.
Bây giờ nhìn lại, chuyển sang nhà mới đã thành nhà cũ đã 5, 6 cái Tết. Cái chỗ làm cứ nghĩ như chân con thác suối, yên tĩnh nghỉ ngơi, lại là chỗ có thời gian đã trở thành lâu nhất.
Có cái áo mưa cộc để mãi trên xe chả có dịp dùng, tức mình lấy mặc đi làm hàng ngày, chắn gió. Cô cơ quan hỏi "áo mới à anh?" - Mới gì, mười lăm năm rồi đấy. Các anh cứ thử nhìn xem, khối gì thứ ở cùng với mình đã bao lâu. Chả trách các cụ ngày xưa hễ nói là "ngày xưa" và quanh mình toàn đồ cũ.
Lẩn thẩn nghĩ ngợi, hóa ra cái gậy người già đã "tiếp" vào tay bọn mình rồi. Có ai dám vứt, dại gì!
Vấn đề là, lại soi vào các cụ, mấy chục năm tới cái gậy già này múa thế nào đây?
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 12 18, 2009 20 lời góp
Thứ Tư, tháng 12 16, 2009
Xứ Đoài chu du ký (tiếp theo)
Tám chiến hữu (à quên là trong đó đã có hai quý phu nhân của CQ và TH ) .Một bình ba lít rựơu Bàu Đá ,thứ rượu đặc sản mà trong một bài viết gần đây tôi đã có dịp nói đến . Nghe HT nói là có nguồn gốc từ đôctơSÔ. Hai " Kê tướng quân" không biết đã qua chinh chiến hay chưa nhưng chắc vẫn còn trinh (ấy là tôi muốn nói về độ tươi trẻ )nặng chừng hơn bốn kí lô, và hơn tất cả là rau.Tôi thấy hình như xe chưa tắt máy đã thấy T.Quản lúi húi ở vườn rau mà một góc của nó ở trong ảnh mà chúng ta đã nhìn thấy.Vườn rau cải của TB không nhiều nhưng nhìn thật thích mắt,trong bối cảnh suốt ngày ăn cái thứ rau "sạch sẽ" không một vết sâu cắn, vừa ăn vừa run thì đám rau này thật gây ấn tượng.Những cây rau cải xanh mướt mắt, trong nắng trưa, những bẹ rau óng ánh xanh cho một cảm tưởng gần như trong suốt. CQ lấy một lá đã rửa sạch ăn một cách ngon lành. Các vị A trưởng bao giờ cũng là những người phụ nữ điển hình, các bà đi đầu trong công việc nội trợ, chúng tôi mỗi người đều xúm vào giúp một tay dưới sự chỉ đạo của H.Hải với sờ lô gân nổi tiếng "một người hay lo bằng một kho người hay làm".Đã lâu không có được cảm giác ngồi bếp củi, nay lại ngồi bên bếp lửa ,ngửi mùi khói tỏa ra từ những cành khô, cảm giác thật ấn tượng.Cái bếp ga hiện đại để bên cạnh nhưng chẳng ai muốn dùng. Trần Hà không ngờ lại là một đầu bếp cừ khôi. Riêng khoản phân mảnh mấy chú kê đưa lên đĩa thì quả xứng danh docter (nhưng mà ck thần kinh chứ không phải ngoại khoa).Đến đoạn đó thì tôi lủi ra vườn , ghi lại những hình ảnh cây nhà lá vườn đúng nghĩa để có dịp đưa lên blog để chúng ta cùng xem.
Bữa cơm gặp mặt diễn ra trong không khí thật thân mật, Vì quý nhau mà bày đủ thứ rồi cả rượu ngon nhưng thật tình, tất cả những điều tôi vừa kể trên chỉ để thêm phần thi vị cho một buổi tiếp đón bạn bè từ phương Nam xa xôi,toàn ông ngấp nghé lục tuần, răng cộ lung lay như cũng muốn nghỉ chế độ rồi ,ăn uống dược bao nhiêu, cáiquý nhất nằm trong lòng mỗi người, niềm vui ,lòng chân thành , tình cảm dối với bạn bè ,đó mới chính là điều tôi muốn nói trong bài viết ,sau đây mời các bạn xem tiếp một số ảnh trong chuyến đi này.
Một phần đàn gà chiến, phần lớn đã chạy tan tác khắp vườn.
Trong bàn ăn. Mọi người đang chuẩn bị nâng cốc.
Vườn rau sạch .
Trần Hà đang thể hiện "tay nghề"
Bàu Đá.
đây là tác phẩm của nhiếp ảnh gia không chuyên TB
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Tư, tháng 12 16, 2009 16 lời góp
Xứ Đoài chu du ký
Nhân dịp Chí Quang tháp tùng Xếp trưởng và gia đình tư cán Bắc kỳ. Một nhóm bạn "xấu" do HT chủ trì đã thực hiện một chuyến du ký xứ Đoài.Đích đến là tư gia của Thanh Bình và Trần Hà ,xin nói trước với các bloger rằng anh Chí Quang có sự chỉ đạo của A trưởng nên chỉ đi để ngắm nghiá gà chọi và tìm lại những cảm xúc về phong cảnh Sơn Tây chứ không có ý định thưởng thức đặc sản cá môi hồng vì thời gian eo hẹp và vì sự mến khách quá nồng hậu của TB.
Chín giờ sáng xuất quân từ H.Diệu ,tay lái lụa HT đưa CQ và xếp trưởng được sự tháp tùng của H.Hải,Q.Trung lên đường nhè phía Tây thẳng tiến,đường 32 đang được cải tạo nên có đoạn tốt đoạn xấu, và nói thật nếu có ai định tìm lại một chút cảm xúc về phong cảnh của một thời đi lại Trung Hà -Hà Nội thì sẽ thất vọng vì cảnh quan đã thay đổi khá nhiều, hai bên đường, các khu đô thị mọc lên như nấm, những cánh đồng lúa đã khuất bóng ,những hàng xà cừ chạy dọc QL 32 bây giờ chỉ là những gốc cây nằm chỏng chơ trong nắng gió. Thay vào đó là những ngôi nhà ,những con đường kẻ vôi trắng, ngán ngẩm vì cảnh vật quá đơn điệu.
Ông chủ TB đón anh em trong bộ dạng xởi lởi và nụ cười tuyệt vời kèm theo cái nồi cơm điện trên đầu.Anh ấy thật tươi trẻ làm chúng tôi lo lắng cho những nếp nhăn của mình.Chúng tôi vào nhà rồi ra thăm vườn. Đối với mấy anh chuyên trị cày đường nhựa như chúng tôi thì khu vườn nhà TB là một thế giới mới mẻ, vườn rau, cây trái hoa cả mắt. Cả một đàn gà chọi chạy khắp vườn , hai thằng trong đó đã hét toáng vì được đổi đời, sướng thật, thoát được kiếp chiến đấu chỉ phục vụ cho mấy ông người hiếu chiến, thà làm mồi nhắm để được hóa kiếp còn hơn là sống trong cảnh đấu sỹ bất đắc dĩ, chắc là chúng nghĩ vậy.
Ông Bà Trần Hà hổ hởi phi xe máy đến ngay sau đó ,hàn huyên vuivẻ trong khi vẫn mỗi người một chân một tay chuẩn bị bữa cơm thân mật chào đón khách quý từ phương Nam, nói nhiều không bằng hình ảnh, mời các bạn xem sau đây những photo do QT và HT thực hiện.
Chuyến du kí kết thúc lúc bốn giờ chiều cùng ngày, còn nhiều hình ảnh đẹp ,nếu có dịp sẽ post lên để bá cáo với anh chị em.
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Tư, tháng 12 16, 2009 14 lời góp
Thứ Ba, tháng 12 15, 2009
Hoàng Mạnh Cường mời dự tiệc cưới con trai
Hoàng Mạnh Cường k4 thay mặt hai họ thân mời các bạn Trỗi tới dự tiệc mừng lễ thành hôn của con trai, là Hoàng Duy Phương (chú rể) với cô dâu Hà Ngọc Bích.
Tiệc cưới tổ chức vào 11 giờ Thứ Hai, ngày 21/12/2009, tại Tầng 2 Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, 20 phố Thụy Khuê, Hà Nội.
(Nhận qua điện thoại nên tin đưa hơi lỗ mỗ, các bạn thông cảm).
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 12 15, 2009 6 lời góp
Thứ Hai, tháng 12 14, 2009
Tin buồn: cụ Trần Thế Môn qua đời
Cụ Trần Thế Môn, thân sinh các anh Thế Việt k2, Thế Nam k4 và Thế Dân k7, đã qua đời hồi 19h ngày 12/12/2009 tại Viện Quân Y 108, thọ 94 tuổi.
Cụ Trần Thế Môn nguyên là Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.
Tang lễ tổ chức vào ngày Thứ Sáu 18/12/2009, tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng từ 7h đến 8h40
Lễ truy điệu vào lúc 8h40
Đưa tang vào lúc 9h, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Anh em K4 viếng lúc 8h để sau đó dự lễ truy điệu.
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 12 14, 2009 26 lời góp
Cảm xúc đêm HÀ NỘI
Các bạn thân mến,cũng như tôi, chắc các bạn ít nhiều đều gắn bó với Hà Nội. Trong chúng ta có người vẫn đang sinh sống tại HN ,nhưng cũng có nhiều bạn vì các lý do khác nhau mà phải tạm xa HN, nhưng có điều tôi vẫn tin chắc rằng, tất cả chúng ta đều có một tình cảm đặc biệt với thành phố này. Xin gửi đến các bạn mấy dòng thơ mà tôi, trong một đêm không ngủ,đã thang thang và cảm nhận Hà Nội theo cách của mình, cái lúc mà HN đã không còn sự xô bồ , hỗn loạn trong sự chen chúc của việc mưu sinh.Tìm lại một kí ức tuổi thơ có con đường chạy dài dưới bóng cây cơm nguội.Những con phố phủ tím hoa Bằng lăng.Và đâu đó có những căn xép nhỏ thức khuy với tiếng đàn piano,đơn giản nhưng thật sang trọng.Cũng đâu đó trong đêm, có tiếng khóc của bé thơ mà tôi thấy đó là dự cảm cho một cuộc đời sẽ gặp nhiều trắc trở để có thể làm một con người đúng nghĩa.Tôi cũng bắt gặp những tiếng rao đêm của những thân phận tha phương cầu thực, vì kiếm miếng ăn mà phải thức khuy dậy sớm, và có ai nằm trong chăn ấm thông hiểu được với họ, những người cũng góp phần làm nên một bản sắc riêng của HN? Những đôi lứa chia xa lúc nào cũng bịn rịn trong tiếng còi tầu giục giã gợi nhớ về một thời lửa đạn,sân ga vẫn còn đó như một chứng nhân vô tình cho cuộc đời của những kẻ lãng du.
Hà Nội hôm nay suy tư và trăn trở, xô bồ và nhộn nhạo, cái tốt và cái xấu đan xen cho lòng người Hà Nội đau và bức bối, nhưng với tôi ,tương lai đang ở phía trước, tôi đã nhìn thấy một Hà Nội mới ,mà ở đó con người và tình người, lòng nhân hậu và tính nhân văn sẽ trở lại để Hà NỘI mãi là đất văn hiến ngàn đời.
***
Di trong đêm Hà Nội
Một mình tôi lang thang!
Phố vắng bóng người đi.
Sương rơi , đọng lá bàng.
Ngập ngừng bước phiêu du,
Đường bằng lăng tím nở.
Gốc cây cơm nguội nào?
Thuở ấu thơ,
đêm chong đèn ,
đổ dế, đi tìm ve!
Đi trong đêm mùa hè.
Chợt nghe gió thu sang.
Xép bé nhỏ nhà ai.
Thấp thoáng ngọn đèn vàng.
Sương đêm buông, giăng mờ ô cửa nhỏ
Vọng một cung tơ đồng
Trôi mãi vào hư không!
Đi trong đêm Hà Nội
Hồ Tây sương chưa tan.
Tiếng ru con à ơi
Nghe nặng gánh nhân gian.
Tiếng khóc của em thơ
Đau đường đời trăm ngả
tiếng rao đêm khê nồng
nhọc nhằn phận tha phương!
Ai với ai bên đường
dường như là chia xa!
Tiếng còi tầu ngoài ga
Xao xuyến kẻ xa nhà
Nao nức người ra đi
Buồn lòng người ở lại
Một sân ga vô tình
Một đời người phiêu linh!
Hà Nội ơi Hà Nội !
Thành phố trong tim tôi .
Thành phố bình yên êm đềm, thành phố ngủ.
Thành phố triền miên, sau một ngày trăn trở
Thành phố mệt nhoài ,thành phố đang nằm mơ!
Hà Nội ơi ! Hà Nội !
Thành phố mãi trong tôi .
Ngày mới đang bừng lên
Khuôn mặt người rạng rỡ
Đàn bé em cười vui,
Tung tăng đường rộng mở
Tương lai đang mong chờ!
Thành phố đẹp như mơ!
Hà Nội,một đêm không ngủ - 2009
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Hai, tháng 12 14, 2009 15 lời góp
Thứ Bảy, tháng 12 12, 2009
THỌ MAI GIA LỄ
Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc
"Thọ mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo Chu Công gia lễ tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc nhưng không rập khuôn theo Tầu. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn phổ biến áp dụng, nhất là tang lễ.
Tác giả của "Thọ mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân (1690-1760) hiệu Thọ Mai người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, đậu Tiến sĩ năm 1721 (năm thứ 2 triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
Trong "Thọ mai gia lễ" có trích dẫn một phần của Hồ Thượng thư gia lễ. Hồ Thượng thư tức Hồ Sỹ Dương (1621-168 cũng người làng Hoàn Hậu, đậu tiến sĩ năm 1652 tức năm thứ 4 triều Khánh Đức, Thượng thư bộ Hình, tước Duệ Quận công.
Xin giới thiệu với các bạn trích đoạn "Thọ mai gia lễ" phần nói về việc tang gia, xem ngày tốt xấu. tài liệu xem tại đây
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Bảy, tháng 12 12, 2009 20 lời góp
Thứ Sáu, tháng 12 11, 2009
Mỳ gõ... ăn theo Hồn Phố Trung Liêm
Cảm ơn Hồn Phố TL đã tiếp cảm hứng cho BaChai khi hát bài này để tặng chợ BT. "Mỳ Gõ" BaChai viết đã lâu nhưng chưa thu âm, nên các bạn có thể coi là mỳ nóng hổi mới ra lò.
Vừa thu âm xong, mang lại chợ BT thì trúng lúc anh TT dọn ra loạt món ngon! Hy vọng các bạn không chê món của dân nghèo SG.
Gửi bởi tranbachai lúc Thứ Sáu, tháng 12 11, 2009 7 lời góp
Món ngon Bạn Trỗi
Bạn đừng quá ngạc nhiên với cái đầu bài này. Sốngđến từng ấy năm . Đi khắp năm châu bốn biển. Đã từng nếm biết bao nhiêu món ngon trên đời .lại đã từng đọc nhiều sách về các món ăn, nhất là đọc cái ông Nguyễn Tuân ông ấy phán về món ngon và nhất là phở Hà Nội . Rồi được thưởng thức ngay trong tiết trời mùa đông se lạnh nữa thì khỏi phải bàn làm gì cho nhiều lời. Tuy nhiên điều tôi muốn nói lại là những món ăn ta đã được nếm qua gắn liền với những ngày sống tại trường Trỗi. Dù nó là chính thức hay vụng trộm thì đó cũng là những ký ức khó phai mờ. Khi chúng ta đã bỏ lại phía sau những trăn trở, lo toan của cuộc sống. Nhớ về nó để tìm lại một kí ức tuổi thơ đã ra đi không thể quay trở lại. những kí ức về một khoảng thời gian thơ trẻ bồng bột ,nghịch ngợm nhưng cũng thật đáng yêu. Âu đó cũng là niềm vui vậy.
Ngay từ ngày đầu lên trường, vác cái bát sắt tráng men sứt mẻ theo chân các bạn lên nhà ăn. Bụng thì đói meo nhưng khi nhìn vào mấy cái đồ nhôm quân dụng đựng thức ăn đặt trên cái bàn tre thì tôi bất giác giật mình. Nhộng, vâng đó chính là những con nhộng vàng chóe. Các bạn ăn rào rào bởi vì nó ngon quá, lại bổ nữa, người ta bảo vậy, trông các bạn ăn thì biết chứ sao! Tôi lặng lẽ xúc đầy bát cơm rồi từ từ lủi đi.Tôi sợ con nhộng, bây giờ mới dám nói vì lúc đó , nếu các vị ấy biết thì chắc tôi toi, biết đâu bây giờ lại có nick Trung “Nhộng “ thì sao? Ai biết các vị ấy chơi trò gì, nhét đầy nhộng trong muôi,giả vờ lấy hộ cơm rồi ấn nhộng xuống dưới. đảm bảo thằng tôi ba ngày không dám bén mảng đến nhà ăn. Tốt nhất là im lặng , và thoát đến tận bây giờ ,nói thực là biết nó ngon do các bạn bảo thế, chứ tôi ..hề …hề .. chưa biét nó ngon kiểu gì.
Cũng phải kể đến món sắn nhổ trộm. Bây giờ nói sắn ngon thì ai mà tin. Một chiều đông nào đó nhổ trộm được mấy gốc sắn,vác vào Bom Bom, nổi lửa lên rồi cả bọn ngồi xúyt xoa vừa hơ cái bàn tay lạnh cóng vừa kều lửa nướng sắn, vừa ăn vừa hít hà, miệng thằng nào cũng đen nhẻm. Bằng mấy ăn nem công ấy à!
Hôm đi tầu lửa sang Trung quốc cũng có bữa cơm đáng nhớ . Tầu liên vận quốc tế, suất ăn cũng ngang hạng quốc tế luôn. Cả ngàn tên đi trên một chuyến tầu, đến lượt mình được gọi đi ăn thì đã đói bỏ mẹ. Nhìn thức ăn trên bàn mắt cứ sáng ngời quên hết cả đói. Ngon quá, mải ăn chẳng nhớ được món gì, nhớ được món đậu Hòa lan xào , món lạp xường nữa vì nó lạ, đã được ăn bao giờ đâu, dân ta mải đánh Mỹ. Lấy đâu ra món cao lương mỹ vị ấy. Bây giờ có mà đầy chợ, chẳng dám ăn mấy vì người ta bảo nó đo đỏ vì có diêm sinh. Vậy chứ trẻ con vẫn ăn vô tư.
Hồi ở Y Trung khó có dịp bốc bải của nhà bếp, vì tương đối xa và cũng chưa có kiểu phân công mấy thằng xuống giúp chị nuôi như lúc sang trường mới. Mấy vị nội gián tuồn ra mấy tảng thịt to tướng. Chả mắm muối gì mà sao ngon đến vậy. Là tại sao? Vì ăn trong mâm thịt đã thái rồi, mỏng dính. Đây cắn ngập chân răng , mỡ chảy như Ly giang bảo sao không sướng! Cũng chưa sướng lắm. Thế này mới sướng. Trên lưng chừng núi có cái tháp nước, chắc các bạn còn nhớ. Trên cao gió thổi vù vù. Âý vậy mà vẫn nổi được lửa, bắc bếp. Trộm con gà của chị nuôi, cũng chẳng nhớ đích xác là của trường hay của chị nuôi tăng gia. Lấy một cái song canh, đổ đầy nước vác lên đến nơi chỉ còn có tẹo. Có vặt lông nhưng chắc không mổ bụng cắt tiết. Cầm cái cổ con gà quay tít một hồi , hi vọng có bao nhiêu cứt trong bụng nó theo quán tính mà bay đi cả. Cho vào luộc thế nào mà khi nhìn lại chỉ thấy độc con gà, chả thấy nước đâu, chỉ thấy một lớp mỡ vàng óng ,béo ngậy .Chấm muối ăn trong cái lạnh nơi cửa gió thì nói cái ăn đứng đầu tứ khoái cũng phải. Còn trộm cam thì chắc cao thủ hơn mấy chú khóa dưới. Bởi vì có cắt đặt cẩn thận , thằng trông chừng, thằng công kênh nhau mà vặt. Lỡ có bị bà Choang nhìn thấy thì học được cô Ngần mấy chữ dở ra “Cấy ủa, cấy ủa. Xia xia xia xia”. Trộm của người ta rồi mới nói cho tôi xin rồi cám ơn lia lịa ,thế mới giỏi .Hồi đó cũng đã được ăn thứ dưa giống dưa lê, nhỏ hơn và ngọt hơn nhiều, cũng là vặt trộm ngoài đồng, ăn thì ngon nhưng vất vả vì tương đối xa.
Món ăn ngon thì nhiều mà viết ra thì dài quá, khéo không đủ chỗ khoe cái món ăn được thưởng thức gần đây . Số là hôm nọ. Gặp nhau Vườn treo, tôi đến muộn nên thấy trên bàn có đĩa gì đó trông là lạ. HT bảo ăn đi, xôi đấy, ừ ăn thử. Thấy nó không giống xôi , lại có mùi cá, ăn thêm miếng nữa. Thấy đọng lại trên đầu lưỡi hương vị của một loại nếp nương, không quá dẻo như nếp cái hoa vàng mà không khô như gạo tẻ, phảng phất mùi vị cá đồng mà không có cái mùi tanh thường lệ, lại thêm mùi hành phi thật khéo, không quá vàng mà lại đủ độ giòn. Tất cả những điều đó cho ta cảm giác của một món ăn lạ. Hỏi ra mới biết, đó là một loại xôi nấu từ nếp nương Điện Biên, hành khô phi dầu ăn trộn đều với thịt một loại cá gọi là cá rô đồng, cá này được tác giả kì công đồ lên, sau đó ngồi tỷ mẩn rút ra từng chiếc xương dăm nhỏ nhất. Đảm bảo người ăn không bị hóc xương và có thể chăm chú mà thưởng thức hương đồng gió nội . Người tả không khéo e làm giảm bớt giá trị món ăn. Nhưng nếu biết được tác giả của nó, chắc các bạn sẽ thấy quý gấp bội phần cái món ngon mà tôi muốn nói. Ai vậy ? Xin thưa đấy là nhà ẩm thực tài ba Đại Cương đấy ạ. Mong rằng với bài viết này. Các bạn còn đang xa quê sẽ có một khoảnh khắc nhớ về Quê hương yêu dấu, nhớ con cá rô quẫy đạp ngược nước trong kí ức tuổi thơ dầm mưa vào những dịp về quê. Nhớ đến vị dẻo mềm của hạt gạo nương của một thời bôn ba . Và hãy cười một chút khi nhớ về một thời sôi động của quá khứ, nơi ta và bạn ta đã có những kỷ niệm không thể nào quên.
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Sáu, tháng 12 11, 2009 25 lời góp