Thứ Tư, tháng 4 24, 2019

  LÀNG CỔ DÀI

  Ở Chiềng Rai (Thái lan), gần khu Tam giác vàng có làng Cổ dài, làng này vốn là một bộ phận của bộ tộc Kayan từ Mianma chạy sang tránh nạn…
   Phụ nữ cổ dài đeo những chiếc vòng bằng đồng, số lượng cứ tăng dần theo năm tháng. Ban đầu, mình cứ tưởng đó là những vòng khuyên tròn nhưng không phải. Họ dùng những bán khuyên hàn lại với nhau tạo thành một cái máng và người ta ốp 2 nửa này vào cổ rồi liên kết lại bằng dây buộc( như hai nửa bạc biên lắp vào cổ trục khuỷu động cơ). Bé gái năm tuổi đã bắt đầu đeo thứ này cho đến…hết đời.Họ đeo vòng suốt ngày. Vòng bên trong có lót vải để dễ làm vệ sinh. Nói chung, đây là thứ cực hình và người ta phải làm quen với nó( theo tài liệu có những bộ vòng nặng tới 5kg). Vì sao họ lại đeo vòng? Theo lý giải, là đề phòng thú dữ tấn công vùng cổ và để các cô gái trong bộ tộc không thể làm vợ dân các bộ tộc khác! Chính lối tư duy ích kỷ, dốt nát, kỳ quái này đã khiến bộ tộc Kayan dần mai một do cận huyết…
  Chúng tôi đi vào đây, một khu làng nghèo xơ xác nghe nói họ chỉ còn khoảng vài trăm người, không thấy đàn ông đâu, chỉ có phụ nữ đang ngồi dệt, bán dồ thủ công cho du khách. Đây đồng thời cũng là nguồn sống của họ. Thật lạ, Thái Lan với 95% theo đạo phật, kinh tế cũng khá…mà sao bộ tộc này như bị “bỏ quên” trong thế giới văn minh. Chẳng lẽ chính phủ Thái chỉ coi họ như một “sản phẩm du lịch” để mời chào du khách đến tham quan, nhằm gia tăng nguồn thu mà quên rằng họ là những con người- những con người khốn khổ? Đưa khách đến làng hòng giới thiệu cái lạ mà sao như thiếu đi bóng dáng nhân văn! Tiếp xúc người dân cổ dài hiền lành, cởi mở ta không khỏi áy náy, băn khoăn. Thật bất nhẫn khi biết, phí 250 bạt/1 du khách tham quan đều chui hết vào túi các ông chủ người Thái.
    …Tiếp tục hành trình. Để thay đổi không khí nặng nề, câu hỏi lớn được đặt ra: Sao bộ tộc này chỉ “phân công” phụ nữ đeo vòng?

Chú gaitua bó tay, du khách hý hoáy cậy bác “Gúc”, bác cũng tắt đài. Thế rồi một cao nhân xuất hiện(nghe đâu là dân Trỗi), bằng phép suy luận giản đơn đã khiến cả đoàn phải tâm phục, khẩu phục. Hắn đá xéo: Học cho lắm vào! Các vị cứ mải lo tìm đáp án ở tận đẩu, tận  đâu. “Chân lý” ngay trước mắt đấy thôi!  Dân làng này, một vòng không sao, nhưng có hai cái vòng(nam, nữ) là nó va vào nhau suốt đêm. Cứ lách cách, leng keng như cái xưởng cơ khí thì bố ai ngủ được hử?!




Thứ Tư, tháng 4 17, 2019

Chuyến đi dịp kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 2019

Năm nay, như mươi năm trước, tôi lại đi ĐBP, lần thứ tư mỗi dịp tháng 4 năm chẵn "5". Thành phần gia đình và bạn bè các kiểu: bạn xã hội, bạn lính, bạn Trỗi. Năm nay là Trỗi K4 và... K9 :-)
Hành trình 5 ngày, nghỉ 4 đêm ở Sơn La, ĐBP, Lai Châu, và Bắc Hà (Lao Cai), kèm theo ảnh hành trình để mọi người dễ hình dung.

5 ngày đi 1240km, mỗi ngày trung bình 250km, vậy là một buổi đi một buổi chơi, vừa phải.
Độ cao nhất là... 3143m, đích thị đỉnh Fanxipan :-)
Mỗi ngày một mầu, xanh HN - Sơn La, vàng Sơn La - ĐBP, đỏ ĐBP - Lai Châu, xanh lá Lai Châu - Bắc Hà, tím Bắc Hà - HN.
Cho ít ảnh vào để mọi người "tham khảo"
 Đài kỷ niệm Đoàn quân Tây Tiến

 Đài kỷ niệm dân công hỏa tuyến chiến dịch ĐBP
 Cổng nhà tù Sơn La, Thế Nam về lại chốn xưa trước khi vào Trỗi
 Nghĩa trang nhà tù Sơn La
 Di tích Bộ chỉ huy chiến dịch ĐBP, Mường Phăng
 Tượng đài kỷ niệm kéo pháo vào kéo pháo ra, ĐBP
 Hội phụ nữ động viên kéo pháo :-)
 Đài kỷ niệm chiến thắng ĐBP
 Nghĩa trang Đồi A1

 Nghĩa trang đồi Độc Lập, phía Bắc tp.ĐBP
 Đường Võ Nguyên Giáp, tp.Lai Châu 
Đỉnh Fanxipan