Thứ Sáu, tháng 11 30, 2012

GIAO BAN CAFE

Mời các Bantroi cùng bạn bè dự buổi giao ban cafe thân mật tại:

Cafe Anh Đỗ : 14/4 đường Lam Sơn Phường 6, Quận Bình Thạnh.
Thời gian : sau o8giờ ngày 02/12/2012 .Chủ nhật


CAFE ANH ĐỖ KÍNH MỜI .

Trung Liêm

Đạo văn? "Tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chế độ"

...ông Tập Cận Bình nói thế. Không biết có phải đạo văn của người cùng cấp Việt Nam Nguyễn Phú Trọng?
Nâng quan điểm tí, giải quyết khâu oaiss cho "toàn bộ hệ thống chính trị" nước nhà.
Chắc phải chờ "chế độ Đại Hán" giải quyết xong vấn đề tồn vong thì mới đến lượt VN mình xem là tồn hay vong?

Thứ Tư, tháng 11 28, 2012

Sống trên đá, chết vùi trong đá (không phải Hà Giang :)

Lâu lâu nên đi du lịch nước ngoài cho mở mang tầm mắt :)
Cao nguyên Tana Toraja ở Indonesia nhé.

Một tảng đá ven đường cũng là một “nghĩa trang” với vài ngôi mộ được đục vào trong thân đá. Và, phải mất 4 – 5 tháng mới hoàn tất một ngôi mộ đục này. (theo SGTT.com.vn)

Thứ Ba, tháng 11 27, 2012

CHLB Nga: Địa chỉ Google vào danh sách đen

Hậu quả của việc này là người sử dụng bị cấm tiếp cận một loạt các nguồn trên Google. Theo Ủy ban Tự do Nga thì tình trạng này còn xảy ra với cả Google+, trang blogspot.com. 
...Danh sách các trang web bị cấm được quy định trong đạo luật liên bang số 139. Đạo luật này có hiệu lực từ ngày 1/11. Theo đó, Ủy ban giám sát Nga có toàn quyền quyết định đưa trang web nào đó, có nội dung khiêu dâm dành cho giới trẻ, tuyên truyền việc sử dụng thuốc phiện và tự vẫn, vào danh sách cấm...
Ngăn chặn truyền thông không mong muốn cũng là việc bình thường :)

Thứ Hai, tháng 11 26, 2012

Mời bạn dự tiệc cưới con trai Lê Chi

Trân trọng kính mời các bạn dự đám cưới con trai anh Lê Chi vào hồi 11 giờ ngày Thứ Ba 4/12/2012 tại Nhà Văn hóa phường Nghĩa Đô, ngõ 191 đường Lạc Long Quân.
Rất mong sự có mặt của các bạn.

TM gia đình Lê Chi
VHB (Ban LL k4)

Hà Giang, nói lại cho rõ :)

Nói lại cho rõ, bởi anh TM có một vài điểm chưa chính xác ở phần "phụ họa". Tôi thấy cần nói lại, để cho rõ. Chứ đề tài Hà Giang, đã có bạn nói là chán lắm rồi nên, tôi định không nói gì thêm :( Xin chuyển nội dung tôi đã "trình" ở trang khác, cải biên chút ít cho phù hợp.
Cuộc sống người Mông cho đến 30 năm trước đây vẫn gắn liền với cây thuốc phiện. Nhà nhà trồng anh túc thu nhựa bán cho chính phủ. Xa hơn nữa, ông vua Mèo Vương Chính Đức ngoài việc trấn ải biên cương... còn đóng góp cho kháng chiến tài sản từ nguồn thuốc phiện. Nhà ông có đá chân cột tạc hình quả anh túc, (ảnh 2009)
câu chuyện do cháu gái 4 đời vua Mèo kể lại (ảnh 2012)

Đá chân cột theo hình quả anh túc không chỉ thấy ở nhà ông vua Mèo. "Nhà của Pao" ở Sủng Là cũng có chân cột như thế, trong ảnh của anh bạn tôi (TM, 2012) chụp.
Điều đặc biệt của đá chân cột quả anh túc ở nhà ông vua Mèo, là nó đã được đánh bóng bằng cách mài hàng trăm (600, nếu không nhớ nhầm) đồng bạc hoa xòe cho mỗi tảng. Đến giờ qua bao năm tháng vẫn còn bóng ánh kim.
Chuyến đi ấy cái làm cho tôi ấn tượng lại là... cái bể (mà thoạt đầu) cứ ngỡ hứng nước mưa trong sân. Nó bằng đá nguyên khối lớn, được đục cả trong lẫn ngoài mà thành. Chuyến mới đây mới biết nó là bồn ngâm sữa dê của các bà vợ ông vua Mèo. Nước và một vài lít sữa dê tươi để ngâm cả người, một cách dưỡng da cổ mà ít người theo. Hèn nào bên cạnh (phía bên kia bồn mà trong ảnh anh TM có thể thấy) có một lỗ thủng mà người ta nút lại khi cần chứa nước. (ảnh 2009)
Cái bể ấy, nếu (đã) biết có cả hầm lớn nước mưa bên ngoài, mà (bây giờ còn) nghĩ để chứa nước mưa, thì là ngớ ngẩn. (ảnh 2009)
Về phòng làm việc của Vương vua Mèo, xin đáp lễ "phụ họa" với anh TM. Dưới "úp" lên (2012)...
...mà trên "úp" xuống (2009)

PHỤ HỌA

   Coi TV riết, đâm nhiễm vụ "hát phụ họa","múa phụ họa", tôi cũng xin "ảnh phụ họa" với TQ về nhà họ Vương.
  Nhà không hẳn là đẹp nhưng hơi lạ.Căn nhà theo như giới thiệu, nếu quy đổi từ bạc Hoa xòe, công lao động thời ấy...ra tiền bây giờ thì khoảng 175 tỉ VNĐ (!), thật khó tin.
   Lý do? Xiền bây giờ mất giá quá xá, hay tiêu cực có từ ngày ấy? Các bác xem cả một mớ hoa văn, kết cấu, chạm trổ rối rắm trên mái cổng thì rõ. Chả giúp gì cho công năng của mái. Bên B chỉ khéo vẽ!

Trang trí mái vòm cổng vào nhà
Bên ngoài là mộ bác Vương với đôi câu đối cụ Hồ tặng( phóng to)
Nhà ở và sinh hoạt, làm việc của họ Vương
Bàn thờ bác Vương ( chú ý tờ giấy bản treo bên trên)
Bệ đỡ cột nhà hình trái thuốc phiện, được miết cả trăm
đồng bạc hoa xòe, giờ vẫn còn bóng ánh kim
Bể hứng nước mưa được đục đẽo bằng tay từ đá nguyên khối. Kính nể!
Biểu tượng của tình đoàn kết  dân tộc "ngược"- "xuôi".
TQ trao ảnh( chụp cách đây 5 năm ) cho gia đình.
Cô bé trong ảnh giờ đã lấy chồng và có con.
Trên bàn thờ người Mông đều có treo tờ giấy bản có đính 3 cọng
lông gà, được dán bằng chính máu của nó để cầu tài,lộc.
Mỗi năm tết đến người ta lại thay một tờ mới.
Trỗi nên áp dụng kinh nghiệm này, vừa có gà chén
lại đỡ mất công đi chùa xin lộc.

Cướp hoành hành ở Sài gòn

Hôm nay đọc báo Dân trí đưa chi tiết về vụ cướp dã man ở SG, thấy bức xúc quá nên đưa về mời mọi người đọc:
  Người đàn ông và phút đối đầu 4 tên cướp mang vũ khí
(Dân trí) - Phát hiện nạn nhân là cô gái trẻ người đầy máu, bò lết dưới đường, bên trên là “bầy sói” dữ tay lăm lăm mã tấu, ông Nỡ đã không thể bỏ qua. Người đàn ông ấy đã dừng lại đối đầu với lũ cướp.
>> Chém đứt tay cô gái, cướp tài sản trên đường dẫn cầu Phú Mỹ
Rạng sáng 25/11, sau gần trọn đêm giúp đỡ cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thúy (nạn nhân bị nhóm cướp chém đứt lìa cánh tay) đến bệnh viện và bàn giao lại cho gia đình nạn nhân, ông Đặng Văn Nỡ (42 tuổi, ngụ quận 2-TPHCM) chỉ chợp mắt được vài giờ rồi lại thức dậy phụ vợ cho ngày buôn bán mới. mời xem tiếp

Thứ Bảy, tháng 11 24, 2012

Hà Giang - tân cổ giao duyên

Anh TL lái và ô.TM ngủ
 
Cổng Trời Quản Bạ mỗi chuyến 3 người.

Yên Minh, rời đi buổi sớm và lại đến vào giữa trưa

Bia kỷ niệm Mã Pì Lèng cũ và mới

Đồng Văn, vẫn ngôi nhà ấy không thấy cổ hơn

Chợ đá không trúng phiên và không còn phiên nữa, chỉ còn tổ chức đám cưới.

Nhà Vương

Cột cờ cũ và mới

À, còn chuyện hai tấm ảnh này. Chúng đã được trao cho gia đình.
Cháu gái đã lấy chồng năm ngoái. Hôm trao ảnh mươi ngày trước thì gần đầy tháng sinh cháu bé.

Thứ Sáu, tháng 11 23, 2012

"Chuyện của Pao"?

Chả biết Pao là ai, có chuyện gì, ở đâu. Nhưng nhờ ô.TM mà biết cái nhà của Pao là ở trong cái thôn Lũng Cẩm Trèn, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang.

Cái thôn ấy đây,
trong thung lũng hẹp, chiều muộn.
Có vào thì góc nhìn nào cũng có người chụp rồi, thì mình còn chụp làm gì?

CÔNG XÃ NHÂN DÂN??

Chúng tôi bước chân vào một ngôi làng nhỏ, lòng tràn dâng cảm giác vừa lạ vừa quen. Lạ vì đây là nơi lần đầu đặt chân tới, quen vì như mình đã thấy nó ở nơi đâu. Tiết trời se lạnh,đã về chiều. Quá khứ ùa về, kỷ niệm xưa như sống dậy. Có lẽ chỉ cần thêm ít băng rôn tiếng Tàu, cờ hồng, vài tấm hình bác Mao...trên nhạc nền nhè nhẹ “ta hở hang chín kháo tua sấu” là chúng ta sẽ cùng du hành ngược thời gian, trở về thời CMVH Quế Lâm mông muội.

Làng quê yên ả bảng lảng  khói lam chiều
Tường rào đá xếp
Nhà trong thôn 
Shop thời trang 
Hối hả chiều về
bảo quản nông sản kiểu truyền thống 
Trẻ con trên thế giới đều giống nhau. Chúng đang chơi bi
Vườn hoa hồng chưa nở. Bác tài nói hoa hồng ở đây cực lớn, to như ...nắm đấm

cổng luôn rộng mở đón khách vào
Vườn rau đơn sơ lại là ước mơ của bao người
Chú rồng nhỏ trong vườn
Hoa cải đấy
Lời đáp đây là đâu -Công xã.

Mùa thu nước Nga

Mời AE thưởng thức mùa thu vàng ở nước Nga ngày nay.

Xem  tại đây

Thứ Năm, tháng 11 22, 2012

Bánh Cáy Thái bình đê!


Bánh cáy - đặc sản Thái Bình.

Mấy anh chị em hay nhậu Vườn Treo, có hôm không nhớ ai mang Bánh Cáy ra đãi. Nhân dịp này tranh luận Bánh Cáy làm từ cái gì. Tôi thì nhớ nghe được ở đâu đó, lâu rồi, rằng bánh cáy ngày xưa có cả thành phần trứng cáy trong đó, bèn nói với mọi người rằng Bánh Cáy ngày xưa được làm từ gạo nếp và có trứng cáy, thế là bị phản đối kịch liệt, không có dẫn chứng nên không dám cãi. Hôm nay moi ra được mấy bài viết về Bánh cáy bèn đưa lên đây mời mọi người đọc, để biết thêm về một loại đặc sản của vùng quê Thái Bình.
*
Con cáy sống ở dọc bờ biển, nhỏ hơn con cua đồng, chạy rất nhanh vùi sâu vào cát mỗi khi có tiếng động.Đến mùa đẻ trứng hầu như con nào cũng mang đầy gạch. Đó là những bộng trứng chắc, vàng, béo ngậy. Người ta bắt cáy và hấp lên lấy trứng để làm bánh.
Trứng cáy là nguyên liệu chính để làm nên bánh cáy. Vào khoảng cuối xuân sang hè, cáy bắt đầu mang trứng. Những đêm trăng sáng chúng kéo đi từng bầy như ba khía vào "hội". Người ta dùng lưới giăng để bắt. Trứng cáy được lấy ra sấy khô có màu vàng cam, mùi thơm gợi sự béo bùi.
Gạo nếp cái hoa vàng được đem rang lên vừa chín tới thì đổ ra. Thắng nước đường vừa đủ độ kẹo thì cho hỗn hợp gạo rang cùng với ít gừng non xắt mỏng, đậu phộng rồi trộn đều. Sau cùng mới cho trứng cáy vào đảo đều rồi đưa ra đổ vào khuôn, rắc lên phía trên một lớp mỏng mè rang vàng rồi cán, tùy theo kích thước to, nhỏ, dày, mỏng. Sau cùng rắc lên một lớp bột nếp khô để chống dính. Xem tiếp