Thứ Hai, tháng 8 31, 2015

Quốc lễ xứ người

Háo hức đi coi lễ 50 năm lập quốc Singapo: tưởng thế nào... ! Ngoài gương mặt tươi rói, hân hoan của người dân, cùng quốc kỳ treo trên những cao ốc thì không có gì ấn tượng lắm trên đường phố. Từ sân bay đến Trung tâm mua sắm Orchard chỉ có 2 cái cổng chào bơm hơi như thường thấy ở các cuộc động thổ bên mình!

Trên đường phố thỉnh thoảng bắt gặp một số khẩu hiệu chào mừng,


nhiều khi đơn giản chỉ là biểu tượng có chữ "SG 50" bằng cây và hoa!


"Nghệ An" cũng có khẩu hiệu chào mừng này!
Khu vực làm lễ vắng như Chùa, chẳng hề thấy bóng Cảnh sát - An ninh!Chẳng có cấm đường nhé
Ngày mai có lễ rồi mà hôm nay xe cộ, khách bộ hành vẫn thoải mái đi lại chụp ảnh, ngó nghiêng!
Lễ đài rất giản dị

Đừng nghĩ là Sing không có kẻ cắp, họ không ngần ngại mà cảnh báo cho mọi người

Chính phủ bán vé vào các khu vực hành lễ, xem bắn pháo hoa,... chỉ cho công dân Singapo theo lối bốc thăm ngẫu nhiên và sẽ phạt rất nặng những ai phe vé bị phát hiện.

Từ thủ tướng đến khách mời đều ăn mặc theo kiểu thoải mái: áo phông hoặc sơ mi không carvat!

Chính khách xuất hiện mà không cần có lời giới thiệu.
Buổi chính lễ bắt đầu bằng màn sân khấu hóa quá trình hình thành và phát triển của Singapo rất đầy đủ, sinh động và đẹp mắt.

Người Châu Âu đến

Thương gia Ấn

Thương gia Mã lai ...
Chưa kinh ngạc bằng việc Quốc lễ mà không có diễn văn của nguyên thủ, cũng chẳng có nhật lệnh gì hết.Thủ tướng hát cùng mọi người những ca khúc quen thuộc, có lúc cao hứng ông cũng xách máy ảnh rời lễ đài xuống đường làm mấy "pô"!

Các khối diễu hành nhỏ gọn.

Từ tháng trước, cứ chủ nhật người dân lại được xem Không quân luyện tập bay đội hình và xếp chữ rất hoành tráng.
Phải nói là quốc lễ tổ chức rất giản dị, tiết kiệm mà vẫn thấm đậm tinh thần dân tộc.Rất đáng để chúng ta suy ngẫm!

Anh TM cho ít hình minh họa nghen.

Chủ Nhật, tháng 8 23, 2015

CHUYỆN PHONG THỦY

   Quốc khánh Sing đến đít rồi mà mấy ngày nay trời đất vẫn âm u, mua suốt. Cầm cái máy ảnh, mình cứ thở vắn than dài. Bạn sẽ tổ chức lễ trong mưa?
   Biết tôi ái ngại , đám con gái, con rể TL( toàn tiến sĩ) thoáng cười ruồi - Ở bên này, người ta dùng phong thủy bác ạ. Chắc chắn sẽ không mưa. Năm nào chả thế!
   Vụ này hơi bị lạ! Hừ, tụi nhỏ này: ních khoa học- kỹ thuật cho lắm vào, chắc giờ “bội thực”, phải dùng đến thuốc tiêu “ âm lịch” đây? Tôi nghi lắm, lòng tự bảo lòng : “bọ biết rồi nhưng  cứ để đấy xem sao”.
   Trời vẫ mưa sụt sùi, nhưng đêm trước ngày quốc khánh, mưa bỗng lớn như bão( hiếm thấy ở Sing), đến sáng, mưa vẫn lại rai, về chiều trời đất khô rang (dù vẫn hơi âm u). Thời tiết mát mẻ lạ, thật lý tưởng  đễ làm lễ. Bạn khai mạc lúc 17 giờ chiều , “phong tục” bên này nó vậy, rồi hội hè cho đến tầm 20-21 giờ đêm. Điều kỳ lạ là sau đó, trời lại mưa nhỏ cho đến sáng. Chịu! Chẳng hiểu các thầy “hô phong hoán vũ” kiểu gì nữa.
   Nào, các bác hãy VÀO ĐÂYhttp://nhasing.com/vn/tin-tuc/bi-an-dang-sau-dong-tien-linh-thieng-cua-singapore-xu-so-phong-thuy-877.aspx coi người ta mần ăn ra răng.
Đọc bài này mới thấy “rồng Sing” cũng mặn mà với mùi nhang khói. Duy vật- duy tâm , đúng- sai chắc loài người còn cãi nhau dăm ngàn năm nữa! Mình zốt chẳng dám luận bàn, giờ chỉ nhăm nhăm vào mỗi  tính hiệu quả thôi, miễn sao cho có lợi nhất cho dân , cho nước là ổn.
  Nhớ thời cụ Sáu Dân, VN đã mời bác Lý (LQD) qua làm “Cố vấn chính phủ”. Bác Lý đồng ý. Mọi việc tưởng chừng xuôi dầm , mát mái nhưng chắc do rồng ta “nặng bụng” quá, giờ vẫn chưa cất cánh nổi.
   Qua tìm hiểu, tôi  thấy bác Lý cũng thiệt tình, quân sư cho mình nhiều chuyện rất hay: từ cách lập khu chế xuất đến chuẩn bị nguồn nhân lực…nhưng có một điều, bí kíp phong thủy bác ấy lại giấu tiệt, chẳng truyền cho ta, khiến bao nhiêu chuyện rối rắm xảy ra không xử lý được.
  Đấy, như cái đường ống nước sông Đà ý, vỡ tới vỡ lui,  trên cả chục lần . Mỗi lần bục ống là dân Hà thành lại một phen lên ruột, khoe tiếng Đan Mạch tứ tung . Chuyện này có khác chi vụ đường xe điện ngầm của bác Lý buổi ban đầu đâu nhỉ? Tôi đồ rằng đường ống SĐ của mình cũng nằm trên lưng con rồng gì gì ấy các bác ạ. Cứ đổ tại ống Tàu, tại cái thằng tham nhũng… Vậy tại sao đã “nghiêm khắc kiểm điểm”, “triệt để rút kinh nghiệm”, cả mươi chú “kính thưa quý tòa” rồi mà ống vẫn vỡ tiếp nào?! Khéo lại “oan” cho người ta. Phen này chắc phải rước thầy…
    Tôi đem nghi vấn trên đàm đạo với  lão bạn già. Hắn cười khành khạch: Ông chỉ khéo lo. Ta cũng vừa “trấn yểm” đường ống SĐ đấy thôi. “Trấn” bằng phương pháp duy vật hẳn hòi. Đảm bảo “chăm phần chăm” không rò rỉ, bể ống nữa.
  - Cách nào hay vậy ông?
  -  Thì mình mần thêm đường ống Thứ hai bằng gang dẻo. Cách này có mỗi nhược điểm là hơi tốn ngân sách và tiền thuế của dân thôi. “Trấn yểm” như vầy, đường ống Thứ hai sẽ chịu gần hết áp lực nước. Đường ống cũ để làm dự phòng, chịu áp lực  tí ti, muốn bục cũng khó. Tầm nhìn rất xa(làm cả dự phòng), khỏa lấp mọi chuyện. Công luận tắt đài hết cả. Rồng ơi, mi có nổi điên ông cũng không hề hấn gì nhé. Tài, tài thật!
   Mân mê đồng xu phong thủy con TL tặng, tôi chợt nghĩ: Vậy ra mình cũng đang phụ bạn trấn yểm “con rồng”? Mình đang ghóp phần vào sự ổn định và thịnh vượng của đất Sing? Mình đang làm“nghĩa vụ quốc tế”?  Ôi cao cả!

Thứ Sáu, tháng 8 21, 2015

Lễ tang anh Vũ Mạnh Hùng

Lễ viếng anh Vũ Mạnh Hùng được tổ chức


tại Nhà Tang lễ BV QĐ 108 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội
từ 7 giờ đến 8 giờ 30 phút
ngày Thứ Ba 25/8/2015

(xin không mang hoa viếng)

Lễ truy điệu: ngay sau lễ viếng, 8h30, đưa tang vào 9h.

Lễ Hóa Thân: tại Đài Hóa Thân Văn Điển, vào hồi 11 giờ, cùng ngày.

Bạn k4 vào viếng hồi 7h30, xin đến sớm để tập hợp.
---------------
Ảnh tại lễ tang 25/8


Thứ Năm, tháng 8 20, 2015

Tin buồn: Vũ Mạnh Hùng mất

Gia đình cho biết Vũ Mạnh Hùng đã mất chiều nay, 20/8/2015 (ngày âm: 7/7/Ất Mùi), sau 3 tuần nằm BV Hữu Nghị do bệnh viêm gan B tái phát.
Trong thời gian Vũ Hùng nằm viện một số bạn k4 gần gũi đã đến thăm, động viên, và cũng không muốn thông báo rộng rãi vì sợ làm bạn buồn có thể ảnh hưởng kết quả điều trị.
Nhưng tuổi anh em mình cũng đã hơi nhiều, lại có bệnh khó, không cưỡng được số mệnh cũng là thường.
Sẽ thông báo tin tang lễ sau.

Thứ Ba, tháng 8 18, 2015

Chuyện... thở dài

Câu hát "Hành quân xa đâu có gì gian khổ, xe máy lạnh ta cứ ngồi mà đi..." của thế kỷ trước đã lùi xa! Xưa nay "Người ta chỉ cần cái thiếu không cần cái thừa" nên các em"tươi trẻ" theo nhau đổ sang xứ này quyết "đánh tư sản" hơi nhiều, ấy vậy mới có kinh nghiệm là chớ đứng sắp hàng làm thủ tục nhập cảnh ở những dây có nhiều em trẻ, họ bị truy xét kỹ nên mất thì giờ lắm. Phải nói dân ta gan dạ anh hùng thật: nhiều chuyến,tôi gặp nhiều cô gái lần đầu mới biết thế nào là đi máy bay. Nhiều cô không biết một chữ tiếng nước ngoài nào cũng dám xuất cảnh. Mà không chỉ chị em, có cả các cụ già hơn 70 cũng cưỡi máy bay tìm đường cứu ... nhà!
Trên chuyến bay về hôm đó ngạc nhiên thấy bà cụ hom hem, ăn mặc tềnh toàng mà lại kéo được một vali cỡ trung (quá khổ của hành lý xách tay)lên khoang. Khi bà an vị tôi mới khẽ khàng: "Bà làm sao mà họ cho mang cái vali to thế này lên đây?"
- "Tôi có biết họ nói gì đâu mà nói. Mà mình cũng có biết tiếng gì mà nói"
-"Ủa, thế bà sang đây với ai, không ai đón đưa bà à?" - "Không! tôi đi một mình"!
- "Bà sang đây làm gì,thăm người thân à?" - "Không. tôi sang đây đi bán giấy!"
- "Giấy gì hả bà?" - "Giấy ăn!"
Câu chuyện cuốn hút sự tò mò của tôi. Bà cụ cũng chân thật trải lòng: Tôi năm nay 76 tuổi rồi. Nhà tôi ở Thủ Đức. Tôi có 2 con trai, một đứa phu hồ, có vợ con rồi, đứa chưa vợ, mướn xe chạy xe ôm.Tụi nó nghèo lắm. Tôi thì bán cháo. Tiền chẳng có, vay người ta làm kiếm ăn, hết tháng trả nợ là hết! Cực lắm chú ạ! Rồi có người mách tôi sang đây bán giấy. Đầu tiên là vay 7 triệu làm giấy tờ, mua vé máy bay. Tưởng thế là đủ, nhưng họ bảo phải đặt cọc 5 triệu nữa. Sang đây lần đầu phải mua địa chỉ 200 Đô (đến ở trọ để đi làm- lần sau không cần), mỗi đêm ở trọ 15 đô. Giấy ăn thì ra siêu thị mua nguyên hộp, về tách ra 4 tờ 1 tập để bán 1 Đô/ tập. Cứ 5 giờ chiều bắt đầu đi bán ở các tụ điểm quán ăn, đến 1-2 giờ đêm thì về. TôI chẳng biết tiếng nào ngoài từ "y-jen"(1 đồng). Đi nhiều mệt lắm, lớp sợ lạc, lớp sợ Cảnh sát bắt, nhốt. Nhưng mà dân họ tốt lắm, họ thấy mình già cả nên thương. Có người trả 2 Đô-không lấy tiền thối, lấy 2 khăn nhưng trả cả 1 Đô,... - Thu nhập có được không hả bà ? Cũng được, trừ tiền trọ, tiền ăn, vé máy bay... đợt này đi (một tháng) về có được 1000 Đô (khoảng 17 triệu)! Đủ trả nợ, có dư chút đỉnh. Ra Tết tôi sẽ lại sang!
Lần vừa rồi sang đó, thấy quán ăn có những vỏ bao giấy ăn nhỏ in giá 30 "Cen", rồi nghe nói bây giờ có nhiều người già Sing đi bán giấy, lại thấy buồn cho bà già Thủ Đức!
Đành rằng "Đói thì đầu gối phải bò", nhưng để phụ nữ trẻ-già phải tha phương, không khỏi... thở dài!

Thứ Hai, tháng 8 17, 2015

Thông báo họp BLL Trường

Nội dung quan trọng là gặp mặt toàn trường theo các khu vực nhân ngày truyền thống 15/10.
Chi tiết xem ở trang Bạn Trỗi K5 (để khỏi lặp lại ở nhiều trang).

Chủ Nhật, tháng 8 16, 2015

CHUYỆN XỨ NGƯỜI

  Tôi với ông TLai, mấy bữa nay xà quầng trong xóm Chinatown xứ Sing. Có tí “chuyện ngày đàng” không nói ra  cũng hơi ấm ức.
     Sing- một quốc gia đa chủng tộc. Chỉ một con phố cũ mà đã đầy  các món Tàu, Tây, Ấn, Mã…thừa đủ để làm con tỳ, con vị của các bác một phen bấn loạn. Tôi không dám đi vào vấn đề cụ thể “chất lượng sản phẩm”, nó vô chừng, bởi khẩu vị mỗi người mỗi khác, người này khen, kẻ kia chê là chuyện thường tình. Thôi, chi bằng nói về “cái khác biệt” theo cảm nhận của mình vậy?
 Hóa ra bên này họ đề cao “quan điểm lao động” hơn  bên ta các bác ạ. Ai đời “thượng đế” mà  cứ phải tự xếp hàng, tự bưng bê phục vụ lấy, không có kiểu “ông chủ bóc lột” ngồi khểnh chờ người đem đến đâu. Chú nào lười lao động, xin mời cứ ngồi bàn chơi trò... mút ngón tay nhé.
   Vậy, để giải quyết chuyện chờ đợi, chen lấn, mất trật tự họ làm cách nào? Thì ra khi đến gọi món, họ cấp cho mỗi người một cái “đĩa bay”. Đây là loại thiết bị thông tin độc đáo. Bạn xí chỗ, ngồi chờ ở bàn , khi món ăn hoàn tất , đèn sẽ tự động chớp sáng và  bạn  tới quầy bê món của mình về.
   Cách thanh toán? Có quán, tiếp viên của họ mỗi người nịt một cái IPAD vào cổ tay như ta đeo đồng hồ vậy, hai bàn tay rất rảnh rang để bưng bê, dọn dẹp. Khi tính tiền, họ “thao tác” trên ấy, dữ liệu truyền về server trong quán, in ra giấy như ở siêu thị rồi đưa cho mình. Kiểu này mấy chú chạy bàn hết cửa tiêu cưc nhể?
   Nói đến đây, tôi bỗng dưng chột dạ khi liên hệ đến tiêu chuẩn thi công chức “chứng chỉ B Anh văn- thạo vi tính…” bên mình. Hic! Ở đây họ đã nói tiếng Anh từ bé( cóc cần phải học) và nhìn cách các chú bồi bàn bấm máy nhoay  nhoáy kìa! Thế ra…
  Mấy cái phố Tàu ăn uống này rất được chính quyền ưu ái, lợp mái nhựa sáng che kín cả phố. Các dãy nhà  cổ vẫn được bảo tồn, mông má chỉn chu. Khách ngồi ăn rất thoáng mát, cảm thấy mình  được hòa chung vào không khí ẩm thực chung quanh, ấm cúng , gần giũi và zui zẻ. Lịch sử của bạn như được nâng niu, tái hiện, mà mỗi thực khách như chúng ta đây là một diễn viên vô tình. Công nhận cách làm du lịch này thật hay, thân thiện, đỡ… “hao bin”.
   Lại nói đến chuyện dọn dẹp. Hàng quán ở đây họ bày giữa phố. Các dãy bàn ăn chạy hai bên. Bạn có thể ngồi bất kỳ bàn nào ( ngồi bàn cuối phố, mua món ăn ở đầu phố cũng vẫn được) và vì mình  tự bưng bê nên phải chịu cực đi xa. Khi ăn xong sẽ có “nghiệp đoàn rửa chén” dọn dẹp. Thực ra đây là cụm từ do tôi bịa ra. “Nghiệp đoàn”- một tổ chức, hầu hết là những người già, họ lau chùi dọn dẹp tất cả bàn ghế , tô chén khi khách ăn xong. Tức là từng quán không có người dọn dẹp riêng. Tổ chức “chuyên môn hóa” ở chỗ: họ dọn chung tất cả các bàn từ đầu phố đến cuối phố, sau đó chén dĩa rửa sạch sẽ được trả về đúng từng quán ( chắc là có mã số). Việc này, về tổng thể sẽ giảm được nhiều nhân lực và chắc là có chính sách với người lao động cao tuổi. Một thoáng nhân văn !
  Như vậy, với Phố ẩm thực, chính quyền  đã cho họ mái nhà chung , đồng bào có thể thể yên tâm đánh chén cả khi trời…bão. Bàn ghế là của chung, sắp đặt  theo quy định nên không có chuyện lấn đất , lấn sân kèn cựa như bên ta. Dọn dẹp được chuyên môn hóa và cũng là của chung luôn nên  ngăn nắp, sạch sẽ. Chủ quán, chỉ còn lo tập trung vào nấu sao cho ngon và…đếm tiền. Mô hình quản lý ẩm thực kiểu công nghiệp chăng? Thay vì đập bỏ, bạn đã khai thác “đồ cổ” là những phố Tàu cũ thật hiệu quả. Du khách cứ như “ngửi” thấy mùi quá khứ của Đảo quốc thăng trầm qua từng  món ăn vậy…

Khổ quá! Mình đi ăn, đi chơi gì mà đầu óc cứ hâm hâm, tưng tửng. Chắc có người  sẽ hỏi tôi :“Ông nhòm thấy lắm thứ thế, vậy họ có nhược điểm gì”? Có đấy các bác ạ. Tôi và ông TL để ý: Ở xứ này, dân Sing  không có vụ dùng khăn lau miệng và tăm xỉa răng- “món cuối cùng” như bên ta.
    Tại sao? Khi mình hỏi họ toàn “sài lắc”. Bí mật quốc gia chăng? Đây quả là điều bí ẩn.  Hay họ đã luyện được tuyệt kỹ công phu liếm mép đến mức thương thừa?! Riêng khoản này, tôi thoáng chút tự hào: biết đến bao giờ họ mới đuổi kịp văn minh VN mình nhỉ?
    Ra thế, người ta vẫn có thể “hóa rồng”, nhưng là giống “rồng” cóc biết xỉa răng và lau  mép !!!


hấp dzẫn !


Bên này 9 giờ sáng họ mới bán hàng. Dàn mái che trên phố, khi mưa
nước gom vào các cột trụ màu trắng...phố ẩm thực lúc nào cũng khô ráo , sạch sẽ...

Đêm về
"đĩa bay" trong trạng thái chờ

đèn chớp sáng, báo món của bạn đã làm xong

tự đi ra quầy và bưng về

Số phôn của tớ đây, có gì liên hệ.

Thứ Sáu, tháng 8 14, 2015

Chuyện nhà: Cô bé mẫu giáo ú ớ giờ đã lớn rồi.

Lục lọi đống file cũ, thấy ảnh chụp cách đây vài tháng trong chuyến công tác lên Bắc Kạn. Những em nhỏ lần đầu tiên thấy người nước ngoài, giờ ra chơi cứ đứng thập thò ở cửa lớp - một phòng học tạm bợ được coi là trường mẫu giáo, nằm trong khuôn viên trường tiểu học - nhìn ra ngoài với ánh mắt hiếu kì. Các em vẫn còn là may mắn, vì nhà không phải vượt qua quá nhiều quả núi, con đèo, vì bố mẹ có điều kiện đưa đón các em hàng ngày, và vì nhiều cái may mắn khác le lói trong đầy rẫy những khó khăn vốn vẫn âm thầm kéo đời sống của những gia đình nơi đây lầm lũi.

Xong lại nghĩ đến vụ điểm cộng được bàn tán sôi nổi dạo gần đây. Trộm nghĩ các thanh niên bây giờ giỏi thật, giỏi nhất là đòi cái "công bằng" có lợi cho mình, mà ẩn giấu đằng sau là thái độ đổ lỗi. Phải chi cuộc đời đảo ngược, cho các bạn một thời đi mẫu giáo ở đây. Lê Diệu Minh Trang's photo.
Đó là câu chuyện con gái viết trên FB. Báo mạng phần nhiều là thông tin nhàn nhạt nên hơi ngạc nhiên với cách viết của cn mình. Hóa ra nó đã lớn rồi mà mình .. chưa biết.

Chủ Nhật, tháng 8 09, 2015

Lễ đón đạt chuẩn Nông thôn Mới

Vũ Hoà Bình gọi điện nói 8/8/2015 Ban LL trường tổ chức đi dự lễ đón công nhận đạt chuẩn nông thôn mới của xã Mỹ Yên mà có việc cả chưa ai đi. Tôi bảo ông yên tâm, tôi lo vụ này cho.
Thực ra thì cũng đã có lời mời "tiểu ngạch", thì cũng "tiểu ngạch" mà đi thôi. Đúng dịp các "tay buôn" chính đi vắng cả, còn lại không đầy xe, tôi kéo thêm anh bạn cùng học ĐH đi kết hợp gặp bạn cũ. Chả là cậu với anh Quang cựu bí thư Xã cùng là cán bộ khung của trường SQ Thông tin tại Nha Trang năm 8x đầu; anh Quang là khung to còn cậu là khung nhỏ.
Dự kiến đi mất 2 tiếng nhờ đường cao tốc. Rủi sớm qua có tai nạn ở đoạn cuối tắc đường phải đi qua thành phố từ trước 15km nên mãi hơn 8h30 mới tới, vừa lúc chào cờ làm lễ. Trong ảnh là các anh trong Ban LL đứng hàng đại biểu cùng bên 354. Phóng viên Ngô Thế Vinh chạy ngoài lấy tin chụp ảnh viết phóng sự :-)
Thực ra thì đợt này Mỹ Yên nhận 3 "công nhận": Đạt chuẩn Nông thôn Mới, Đạt chuẩn Y tế, và Di tích cấp Tỉnh-Thành phố. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.




Anh Cương bạn tôi ngồi sau, chờ tan lễ để gặp anh Quang. Thì một chốc, chắc là chỗ đủ nóng rồi, anh Quang quay xuống dưới gặp bạn. Rồi từ lúc ấy cho tới trước khi chúng tôi ra về thì hai ông nói chuyện hàn huyên. Nhắc lại khối chuyện, mà trong ấy có khá nhiều anh em Trỗi mình, như Dân chuột, Đoàn Long, Bằng ruồi,... Lại cả chuyện thằng em dại NCV của chị TH k3 được anh Quang theo lời dặn của bác Quỳnh canh chừng và kết nạp, còn anh bạn Cương của tôi thì chở cậu bằng xe đạp, vác ghita đi giao lưu văn nghệ... đám cưới :-) Trong câu chuyện lại còn nhắc tới ông anh vợ của Hà mèo k6 nữa mới tài. Đúng là VN mình nó bé :-)
Lượt về ghé thành phố Thái Nguyên gặp một bạn ĐH khác, cùng đi bộ đội một đợt với bạn Cương, 6/9/1971, tên Hà Minh. Nghe hắn nói chuyện thật khâm phục. Là trinh sát E88 F308 trong chiến dịch Quảng Trị, suốt 7 tháng lấn rồi lui cù cưa vùng Tây Quảng Trị, Hồ Lầy. Bao nhiêu đồng đội hi sinh, có lúc ban đêm xà quần chạy lạc về trận địa cối quân mình trời sáng quần áo đầy máu mà không bị thương, là máu đối phương. Cuối chiến dịch cậu bị thương về sớm. Bọn tôi chưa tốt nghiệp đã thấy cậu về. Rồi cả một quãng dài, học hành bươn chải, làm thuê, buôn chuyến. Vậy mà cậu học Lý cuối cùng lại dậy tiếng Anh, học ghita đủ thi chung kết độc tấu toàn quốc, dạy ghita 8 năm. Bây giờ thầy giáo chuẩn bị nghỉ ngơi với sau lưng là công ti thức ăn gia súc, trường cấp 3 dân lập, hai con gái định cư hết ở Mỹ và Singapore. Mừng cho bạn, một cuộc đời sôi động và được thành quả xứng đáng.

Thứ Tư, tháng 8 05, 2015


Thiếu nữ Hà Thành chụp ảnh tại đầm sen Hồ Tây.Hoa sen cũng tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt.Sen sen S sen andá sdf sg dfddsf gg d

Thứ Ba, tháng 8 04, 2015

Xã Mỹ Yên đạt chuẩn Nông Thôn Mới

Được biết Thứ Bẩy 8/8/2015 tới đây xã Mỹ Yên sẽ tổ chức Lễ Công nhận Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới. UBND Xã đã gửi giấy mời về Ban LL Trường.
Tự hào là những người bé từng có đóng góp nhỏ cho Xã trong sự nghiệp giáo dục bằng việc hỗ trợ đồ chơi, SGK, máy vi tính, có lẽ các bạn K4 mình nên tổ chức một chuyến lên dự chăng?

Chủ Nhật, tháng 8 02, 2015

Mưa Hà Nội

Mưa lai rai lúc lớn lúc bé. Nhớ năm 2008 cưới con TL trên mưa dưới lội, đi đâu phải chọn đường ít ngập.
Lại nhớ mãi tận năm 68, quãng tháng này ở Đa Cóc, Chí Linh cũng mưa, rồi lụt trắng đồng. Kết thúc khoá huấn luyện Quân Chính, đút mấy đồng bạc giấy vào hộp sữa bột LX, bơi qua quãng ngập sang đồi sau mua dứa về nấu liên hoan trung đội.
Mà cái thời xa tít ấy có gì bỏ vào đều... ngon. Bưởi, mía, chuối, chay, dứa, mít,...
Đang có mít đây :-)