Thứ Tư, tháng 9 30, 2009

Phù Đổng Thiên Vương

Nhạc và lời Trần Bắc Hải

Bấm nút Tiến (Play) để nghe bài hát do tác giả trình bày.


Lời bài hát
Phù Đổng Thiên Vương

“Sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”*
Vì quê hương thân yêu ai đã giữ tên nước Việt
Vận nước nguy nan ai người ra trận
Dân nước Việt ngàn năm, ngàn năm thương nhớ
Vận nước nguy nan, vận nước nguy nan

Ngàn năm ngày xưa giặc sang cướp nước mình
Hịch cứu nước vang xa ai có sức ra dưới cờ
Làng Gióng quê tôi có một em nhỏ
Dân nước mình nuôi em vươn vai vụt lớn
Phù Đổng Thiên Vương

Gậy sắt, ngựa sắt cùng đoàn quân lên đường
Cuộc chiến đấu đẫm máu người người ngã nơi chiến trường
Gậy sắt đã gãy thay bằng gậy tre
Dẹp tan giặc người đi và bay lên trời xanh
Phù Đổng Thiên Vương

Sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
Sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
Sử tri Nam quốc Phù Đổng Thiên Vương

28/9/2009

(*) Chiếu Xuất Quân, Quang Trung Nguyễn Huệ

Một bài khác của Dương Danh Dy

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng giữ chức Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu.

"...Người Việt Nam không thể nào quên được cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979, khi họ tung 60 vạn quân chủ lực, mở cuộc tấn công trên suốt sáu tỉnh biên giới, giết hại dã man người Việt, phá hoại nặng nề cơ sở vật chất của nhân dân Việt Nam mà lại rêu rao là “đánh trả tự vệ”, là để “dạy cho Việt Nam bài học”.
Chỉ có những kẻ không còn lương tri hay những người đầu óc có vấn đề mới có thể nghe lọt tai những luận điệu đó.
Lại còn chuyện này nữa: ai nâng đỡ, ai khuyến khích, ai cung cấp tiền của và phưong tiện để Khmer Đỏ gây ra nạn diệt chủng tại Campuchia?
Thế mà thoắt một cái họ đã biến mình thành “cứu tinh”, thành người “bạn tốt” của đất nước đau thương ấy...

...Chính Trung Quốc là người đề xuất chủ trương: “Chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác, cùng hưởng lợi” tại Biển Đông, thế nhưng từ tháng 3 năm nay, họ đã cải biên tầu chiến thành tàu đánh cá để làm nhiệm vụ “tuần tra tại Biển Đông, có quyền kiểm tra, bắt giữ các tầu nước ngoài vi phạm luật, lệnh cấm của Trung Quốc”…
Một số tàu cá Việt Nam và mấy nước trong Asean đã bị bắt giữ, bị đâm chìm. Xin hỏi trên thế giới này có ai nuốt lời như vậy không? Có ai hành động ngang ngược như vậy không? ..."

Thứ Ba, tháng 9 29, 2009

Viễn thông 3G trong một câu chuyện với bạn

Sáng có việc ghé một người bạn chuyên doanh các giải pháp tin học truyền thông đặc biệt mà khách hàng là giới thường mặc đồng phục. Nói thế để biết bạn chẳng phải tay mơ. Ấy vậy mà một câu hỏi được đặt ra cho tôi "3G là gì?"
- À, 3G, hừ..., nói một cách dung dị,...
- Thôi, thôi,... đừng nói như với người không biết gì, đây là dân kỹ thuật, nói kiểu kỹ thuật đi.
- Không, nói kiểu kỹ thuật không được. Bởi vì 3G là một thế hệ viễn thông mới mà sự mô tả về nó sẽ không chính xác nếu chỉ nói về kỹ thuật.
Thực ra mình có biết quái gì về kỹ thuật đâu. Mà có vẻ thực ra về kỹ thuật cũng có quái gì mới đâu. Vẫn là những thứ cũ. Nên phải nói theo kiểu "dung dị".

Thế hệ viễn thông cũ so với 3G được đặc trưng bởi quan hệ "hai nhà": nhà mạng và khách hàng.
Nhà mạng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Tất cả các dịch vụ đã biết cho tới giờ hầu như đều thuộc thế hệ này.

Thế hệ viễn thông 3G, so với thế hệ cũ được đặc trưng bởi quan hệ "ba nhà": nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
Trong thế hệ truyền thông này nhà mạng đóng vai trò cung cấp các dịch vụ truyền thống, và hạ tầng truyền thông vốn chỉ riêng họ dùng trong thế hệ cũ.
Nhà cung cấp dịch vụ là khách hàng hạ tầng của nhà mạng đồng thời là hộ bán dịch vụ cho các khách hàng tiêu dùng.
Nhà cung cấp dịch vụ bán cái gì trên mạng? Rất nhiều thứ mà không ai có thể nói trước. Chỉ có thể nói tất cả những "thông tin có giá" mà có thể thu được tiền trên mạng thì đều có thể là hàng hóa trên hệ viễn thông 3G.
Bởi thế không có gì là quá khi người ta không dùng cách gọi dung dị nhưng có phần sai mà nãy giờ ta vẫn dùng "hệ viễn thông 3G". Đó chẳng qua chỉ là cách gọi cái mới bằng những khái niệm cũ. Cách gọi mới là "hệ sinh thái 3G" (3G ecosystem).
Cũng là một sự sai lầm khi giới truyền thông VN gọi việc thi tuyển cấp giấy phép các tần số cho thông tin di động mới đây là lấy "giấy phép 3G". Tần số chỉ là một yếu tố rất nhỏ để hình thành nên sinh thái 3G. Nhỏ, quan trọng như nitơ để hình thành nên sinh vật trên trái đất, nhưng không phải tất cả. Cái điều đơn giản này không phải ai cũng hiểu, ngay trong giới truyền thông. Cũng chỉ tại vì... chăm chăm vào kỹ thuật.

Mà quay trở lại kỹ thuật. Vậy 3G là gì? Là tất cả những gì cần thiết để hiện thực cái hệ sinh thái như vừa mô tả. Tùy thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi người.
Hoàn toàn không ngoa khi nói mỗi người đều có thể trở thành một nhà cung cấp dịch vụ trong hệ sinh thái 3G. Hệ sinh thái 3G làm cho môi trường viễn thông trở thành sàn diễn cho các hoạt động xã hội với đầy đủ người mua, người bán, người quản lý, tiền và ngân hàng,... Kỹ thuật áp dụng cho 3G không chỉ là kỹ thuật viễn thông mà còn là kỹ thuật tạo ra dịch vụ và... thu tiền.

Nếu bạn có thể tạo ra một dịch vụ gì đó có thể bán được qua hệ thống viễn thông, cho một số khách hàng nào đó, thu tiền theo cách nào đó (đơn giản nhất là ăn chia với nhà mạng),... thì bạn hoàn toàn có thể là một doanh nghiệp dương danh trên giang hồ. Tệ lắm thì bạn giống như... bà bán chè chén đầu ngõ.
Mô hình của 3G là số lượng dịch vụ cung cấp trên mạng vô cùng lớn với số khách hàng phân bố không đồng đều. Hoàn toàn khác với <3G là chỉ có một số dịch vụ thu hút toàn bộ khách hàng.

Lưu ảnh màn hình với ScreenGrab trên FireFox

Anh em ta làm việc vất vả trên máy tính nhiều khi muốn lưu lại nội dung nhìn thấy trên màn hình. Khi đó lại thấy vất vả hơn, vì thiếu công cụ.
Các công cụ lưu ảnh màn hình thường được phát triển như một ứng dụng độc lập, vì thế nó trở thành "kiến thức cộng thêm" vào trí não các cụ, làm cho các cụ rất là mệt mỏi. Tốt nhất là... quên nó đi. Đấy là chưa kể có nhiều trình lưu ảnh chỉ lưu được trong phạm vi nhìn thấy của một khổ màn hình. Muốn lưu một bài (hoặc một trang web) dài hơn khổ màn hình thì lại phải dùng công cụ khác. Thường khi này người ta phải dùng "lưu dạng trang web" là một chức năng của trình duyệt. Kết quả của nó là một trang web với đầy đủ các liên kết,... mà đôi khi ta không cần.
Cái cần chỉ là ảnh có thể xem lại được bằng các trình xem ảnh thông thường. Rất may trình duyệt FireFox có các chức năng được cộng thêm vào. Và ScreenGrab là chức năng cộng thêm giúp ta làm việc đó. Sau đây là cách cộng thêm chức năng ScreenGrab vào FireFox.

Trong trình duyệt FireFox, bấm bảng chọn /Tools/Add-ons để mở cửa sổ Add-ons
Gõ ScreenGrab vào khung tìm (search), nhấn Enter.
Kết quả trải ra cho thấy có dòng ScreenGrab. Chuột vào khung ScreenGrrab, sau đó chuột tiếp vào nút Add to FireFox. Xong thì đóng FireFox. Chức năng ScreenGrab sẽ được cộng thêm vào FireFox khi mở lại lần sau.

Cách dùng:
Trong khung màn hình của trình duyệt FireFox, chuột phải để mở bảng chọn. Dưới cùng của bảng chọn là chức năng ScreenGrab.
Trỏ chuột vào dòng ScreenGrab để mở ra hai lựa chọn Save... và Copy...

  1. Nếu chọn Save... thì lại có ba lựa chọn: Complete Page/Frame..., Visible Portion..., Selection... Muốn lưu ảnh thành file thì dùng các lựa chọn này. Lưu ý xem file được lưu vào chỗ nào trên đĩa để còn tìm ra nó.
  2. Nếu chọn Copy... thì có ba lựa chọn giống như trên và thêm một lựa chọn Window... Muốn lưu tạm ảnh vào bộ nhớ để dán vào công cụ soạn thảo thì dùng các lựa chọn này.
Các lựa chọn:
  • Complete Page/Frame...: cả trang hay cả khung, dù cho khổ của nó lớn hơn kích thước màn hình.
  • Visible Portion...: vùng nhìn thấy của trình đang dùng.
  • Selection...: vùng tùy ý sẽ chọn ngay sau đó.
  • Window...: về nguyên tắc là copy cả cửa sổ hiện dùng. Nhưng thử thì không thấy như thế, nói cho đúng là chả có gì cả. Mọi người thử xem sao.
Tìm hiểu thêm tại http://www.screengrab.org

Lưu ý: Chỉ có hiệu lực trong vùng diện tích của trình duyệt FireFox

Thứ Hai, tháng 9 28, 2009

LỜI NGUYỆN CẦU

Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe có vẻ na ná như một lời sám hối. Bạn có thể tin hoặc không tin,nhưng đôi mắt nhìn ấy, hai hàng lệ ấy của nàng đã bao năm nay luôn đau đáu , day dứt và ám ảnh trong tâm trí tôi. Nó là câu hỏi lớn trong đời này mà tôi muốn tìm cách lý giải. Điều đó có vẻ nghịch lý trong thời hiện đại, nhưng quả thật có điều gì đó trong câu chuyện tình ngày ấy của tôi có nhu cầu cần thể hiện để tìm kiếm sự cảm thông. Hay biết đâu lại thành kinh nghiệm đối nhân xử thế của ai đó. Nhưng tôi có thể đoan chắc với các bạn rằng, không vì thế mà lòng tôi phần nào bớt nặng nề hơn.
Ngày ấy, tôi còn là chiến sĩ trong một đơn vị pháo binh chiến đấu trên đất bạn . Hậu cứ của đơn vị đóng tại một thị trấn nhỏ đầu nguồn con sông Lam.Từ đây chúng tôi vào chiến trường hay lại trở về khi bị thương tật , ốm đau. Nhưng lần này tôi được cử đi học.Tuyến giao liên đưa tôi về hậu cứ, về cái thị trấn nhỏ xinh ấy. Từ đây sẽ có xe khách ra Vinh và trở về Hà Nội . Có một khoảng thời gian rỗi rãi. Tôi lặng lẽ ngắm nhìn thị trấn và chợt nhận ra vẻ đẹp đơn sơ , hoang dã của nó. Chiều tà, đứng bên bờ sông nhìn những tia nắng cuối cùng từ phía biên giới chiếu toả lấp loá trên những ngọn sóng lăn tăn , hay trên những mái tranh hiền hoà đang nép mình bên các vách núi. Tất cả như được dát một lớp vàng lóng lánh . Cũng một cảnh vật này, tuỳ theo tâm trạng mà con người ta có những cảm nhận khác nhau . Lúc ra đi, lòng bộn bề bao lo toan trăn trở thì cảm nhận chỉ như cái gì đó hời hợt, thoáng qua. Lúc trở về, với nỗi lòng thanh thản, người ta thường nhận ra vẻ đẹp tuyệt vời của bất cứ cái bình thường nào của đất Mẹ. Đó đúng là cảm giác của những người lính sau bao năm vào sinh ra tử. Nếu bạn đã từng đối mặt với cái chết rồi được trở về, hẳn nhiên bạn cũng sẽ có một cảm giác giống như tôi lúc đó.
Chúng tôi có một ngày để làm thủ tục giấy tờ ở cơ quan mặt trận. Sau đó nôn nóng với ba ngày tranh thủ thăm nhà nếu nhanh chân. Chúng tôi ào ra bến xe với hy vọng còn chuyến cuối cùng, nhưng đã quá muộn. Có một nhóm thiếu nữ đang đứng gần đó. Họ che miệng cười khúc khích khi nhìn thấy dáng vẻ thất vọng của mấy anh bộ đội . Những chiếc ba lô tự động rơi xuống đất, những khuôn mặt thiểu não. Tất cả đều có dáng vẻ đáng cười quá chứ còn gì . Vậy mà tôi thầm mắng họ :”Vui lắm đấy mà cười”. Khi tôi nhận ra sự vô lý của mình thì chợt tôi trông thấy nàng. Giữa cái nhóm xanh ,trắng , đỏ vui tươi ấy, ánh mắt nàng như nhìn thẳng vào tôi, hay ít ra tôi cũng có cảm giác như vậy . “Hình như mình đã gặp cô gái này ở đâu đó”. Tôi tự nhủ. Nhưng rồi cũng không quá bận lòng về chuyện đó, với quyết tâm đi chuyến sớm nhất. Chúng tôi căng võng, dọn ổ ngay tại phòng đợi bến xe.Nếu về hậu cứ thì có thể đàng hoàng hơn một chút nhưng sợ không ra kịp chyến đầu tiên . Vậy là chúng tôi quyết định ngủ ngay tại bến. Thực ra, có vẻ như chúng tôi không ngủ. Nhìn con đường nhựa duy nhất chạy qua thị trấn. tôi mường tượng cứ đi mãi theo nó thì sẽ gặp lại con phố cũ có những hàng cây cơm nguội mà từ đó tôi đã lớn lên và đã ra đi. Thế rồi tôi lại nhìn thấy nàng. Lần này họ có hai người. Vẳng đến tai tôi là những tiếng cười nói khúc khích. Nàng và cô bạn làm như vẻ có việc phải đi qua. Nhưng ánh mắt họ thỉnh thoảng lại liếc về phía chúng tôi . Trời ạ ! Phải như lúc khác thì chất lính trong tôi chắc sẽ ào lên mạnh mẽ. Thường vẫn vậy mà, quân gặp dân như cá gặp nước. Đời nào chúng tôi bỏ lỡ dịp tán tỉnh đôi chút kia chứ? Nhưng lần này có khác. Sự náo nức của ngày trở về lấn át tất cả. Tôi và mấy anh bạn nằm im re. Chắc họ cũng như tôi, đang mơ về ngôi nhà, nơi cha mẹ , anh em đang đợi họ và cầu mong cho đêm dài chóng qua.
Thế rồi đêm cũng qua và ánh ngày đến cùng tiếng động cơ của chiếc xe khách. Chúng tôi ào lên, hay đúng hơn là bay lên xe. Nhanh chóng nhồi nhét ba lô và thu dọn một chỗ ngồi thoải mái. Hành khách cũng lần lượt lên xe. Tiếng ồn ào, í ới đây đó một cách vui vẻ. Hình như có cái gì đó chạm nhẹ vào người, tôi nhìn lên và trời ạ , tôi lại trông thấy nàng. Lần này thì gần hơn nhiều. Và bên cạnh còn có một mái đầu bạc phơ với khuôn mặt rất phúc hậu .- Mẹ nàng chăng? Tôi đoán chắc vậy . “hãy đứng dậy ngay” Tôi tự nhủ và đứng lên nói:
- Chào mẹ, chào em gái, mời mẹ ngồi xuống đây ạ!
Ôi cái chỗ ngồi khá thoải mái mới dọn dẹp được, tạm biệt ngươi thôi. Ai chẳng làm vậy, không nhẽ để một cụ già đứng hàng trăm cây số ư? Tôi không nghĩ là mình đã xử sự rất ga-lăng với nàng và mẹ nàng. Vì tôi nghĩ đó là điều tự nhiên thôi. Nhưng thực sự tôi cũng cảm thấy chí trai của mình được ve vuốt đôi chút bởi ánh mắt mang hàm ý biết ơn cuả nàng.
Nàng ngồi xuống bên mẹ, tức là cũng gần bên tôi . Khi xe chạy thì bỗng nhiên tôi cũng có một chỗ ngồi trên một bao gạo. Không khí oi bức ngột ngạt trong xe được gió xua bớt đi và các câu chuyện cũng bắt đầu râm ran. Tôi hỏi để làm quen một câu muôn thuở:
-Trông em quen lắm, hình như anh đã gặp ở đâu rồi ấy! Em tên là gì?
-Còn hình như gì nữa? Sao anh chóng quên thế. Năm ấy , anh đã đóng quân ở nhà em mà.
Nàng trả lời. Tôi chết ngồi như em của Từ Hải. Hoá ra tôi đã vô tình đến thế. Mà lại còn lầm lẫn một cách thảm hại . Cái chất bã đậu trong đầu tôi được hâm nóng đôi chút để mau chóng nhớ về khoảng thời gian trước khi vào chiến trường. Đúng là chúng tôi đã dừng chân ở xóm nhỏ quê nàng. Tôi mang máng nhớ lại ngày đó. Có hai ba hôm nghỉ ngơi củng cố đội hình để tiếp tục hành quân vào chiến dịch. Chúng tôi chia nhau nghỉ lại một số nhà dân ven đường. Tụi lính chúng tôi thì nghịch ngợm , quậy phá lắm. Hò hát , đàn ca suốt đêm và thu hút sự chú ý của không ít thanh niên nam nữ địa phương . Nhưng còn nàng. Ôi ! tôi đã nhớ ra rồi. Hồi đó nàng chỉ là cô bé con mười lăm mười sáu tuổi khá tinh ranh. Cảm giác ban đầu của tôi khi thấy nàng đã không lầm.
-Có phải bé “ không phải sen mà chính là sen” đúng không?
Tôi nói to và nàng thì lại cười khúc khích. Chẳng là hồi đó, khi tôi hỏi tên, cô bé tinh nghịch nói : - Tên em không phải sen mà chính là Sen, đố anh biết tên đúng của em là gì?
Khốn khổ cho cái đầu bã đậu của tôi . Vận hết nội công của mớ kiến thức phổ thông, bập bõm dăm ba từ Hán Việt để luận ra tên nàng.
-Liên , phải không ?
Tôi hỏi và cô bé tủm tỉm gật gật đầu. Cô bé Liên ngày đó nay đã là một thiếu nữ khá xinh đẹp . Một vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc như chính làng quê đã sinh ra nàng,vẻ đẹp của một viên kim cương chưa được gọt giũa. Lúc này , nàng đang ngồi bên tôi. Không biết họ có trách tôi không? Có tha thứ cho sự vô tình của tôi không? rồi tôi tự bào chữa: Đời bộ đội nay đây mai đó. Làm sao tôi có thể nhớ hết ân tình mà những mái nhà với những người cha người mẹ, người em đã dành cho mình và đồng đội . Rồi tự an ủi, cũng may, mình đã là một người lính không tồi. Chúng tôi đã ra đi chiến đấu và trở về một cách xứng đáng . Nghĩ đến đó, tôi thấy lòng mình thanh thản hơn đôi chút và bắt đầu mở máy. Tôi hỏi về chuyến đi của nàng và mẹ. Được biết họ còn phải đi khá xa. Ra tận một vùng quê phía Bắc để thăm người anh trai đang làm việc tại đó. Nàng nói với tôi về nỗi lo đường xa cách trở, mẹ già , thân gái dặm trường. Tôi nhanh chóng tìm ra cách sửa chữa sai lầm:
-Mẹ và em đừng lo, đã có chúng con thì rất an toàn, ra Hà nội , mời mẹ và em ở lại nhà con. từ đó ra bến xe cũng rất gần.
Tôi nói rất chân thành và bà mẹ cũng đồng ý một cách rất tự nhiên như việc nó phải vậy . Đã là người quen biết cũ nên chúng tôi đối xử với nhau rất thân mật . Nàng kể cho tôi nghe chuyện gia đình, bạn bè, về sự lo lắng của nàng đối với kì thi đại học sắp tới. Còn tôi thì khác, để cho đoạn đường dài chóng qua. Tôi ba hoa về trăm thứ chuyện đùa tếu của lính. Tôi bịa ra câu chuyện về anh chàng Quang nào đó (không phải là ông Quang Xèng của tôi đâu nhé) anh ta đã bịt vào hàm răng còn tốt nguyên của mình một chiếc răng vàng để làm duyên . Anh em trêu đặt cho cái tên gọi là Quang ‘’cạp”. Đi đâu cũng thấy gọi ‘’c ạp cạp ‘’ . Anh ta tức mình dung dao găm bí mật cạy cái răng vàng đó ra, Có người phát hiện ra bèn nói:- Thằng Quang bị tụt mất răng vàng rồi. Vậy là mọi người lại gọi là Quang ‘’t ụt’’ Đi đâu cũng thấy gọi’’ tụt tụt’’ . Rồi đến khi tôi kể cho nàng nghe về những cuộc tranh luận bất tận của mấy anh bộ đội ở các vùng quê khác nhau về chủ đề’’cào cào , châu chấu’’. Chỉ có cào cào bằng đầu hay châu chấu bằng đầu mà cuộc tranh luận đến nay vẫn chưa chấm dứt thì mọi người trong xe đều phá lên cười một cách vui vẻ. Miệng thì liến láu nhưng tôi vẫn để ý thấy nàng luôn nhìn tôi . Cái nhìn tuy ngượng nghịu nhưng không che dấu được tình cảm của một cô gái mới lớn. Làm như không biết gì. Tôi nghĩ chắc nàng đang hàm ơn tôi vì lời mời lúc nãy. Tôi bèn xoay câu chuyện sang hướng để cho nàng hiểu về cách đối xử mang nặng ân tình của những tấm lòng nhân hậu . Người lính chúng tôi còn mang ơn họ nhiều lắm. Những ông bố, những bà mẹ đã cưu mang , đùm bọc chúng tôi trong những tháng ngày xa nhà đi chiến đấu. Dù chúng tôi có làm được điều gì đó cũng không thể đền đáp nổi. Cuối cùng tôi nhận ra cái mớ triết lý lằng nhằng của mình cũng không làm cho nàng bận tâm được bao nhiêu. Nàng đang nghĩ đến điều gì đó xa xôi hơn chăng?
Từ Vinh ra Hà Nội, chúng tôi đi bằng tầu hoả. Hồi đó tầu chạy chậm lắm. Toa chỉ có hai hàng ghế gỗ hai bên nên người ta chen chúc nhau ngồi cả ra sàn. Tôi thu xếp cho hai mẹ con một chỗ ngồi trên ghế, còn mình thì ngồi trên ba lô. Đêm trên tàu đầy rẫy sự bất an. Chỉ có một chiếc đèn bão treo giữa toa đang lắc lư toả ra một thứ ánh sang nhờ nhờ , đùng đục. không đủ soi rõ cả chính nó. Tôi nghe thấy tiếng nàng thì thầm bên tai:
-Anh cho Liên ngồi với anh nhé!
Tôi chưa kịp trả lời đã thấy nàng chen vào ngồi giữa tôi và một đống hành lý. Tôi hỏi nhỏ:
-Có chuyện gì vậy?
- Dành chỗ cho mẹ ngủ một chút.
Nàng nói rồi ghé sát tai tôi nói thêm:
-Liên muốn an toàn hơn, trong đêm có những bàn tay đi lạc địa chỉ anh ạ!
Ra là vậy , nàng tin tưởng tôi đến thế kia ư? Lần đầu tiên trong đời, tôi ngồi gần một cô gái đến vậy . Thân thể tôi cảm nhận được sự mềm mại của thân thể nàng. Khứu giác của tôi cảm nhận được hương thơm hoa bưởi trên mái tóc nàng. Thứ hương hoa mộc mạc đó hoà quyện với mùi hương con gái bao bọc tôi trong một cảm giác kỳ lạ đến khó tả mà tôi chưa từng bao giờ trải qua. Tôi ngồi im như một bức tượng, để mặc cho những sợi tóc mây của nàng theo gió bay bay trên mặt mình. Tôi nhìn xuống mái đầu người con gái đang ngả trên vai tôi mà ngủ một cách ngon lành. Nàng trong trắng và ngây thơ quá. Tôi tự hỏi mình, tại sao nàng lại dành cho tôi một tình cảm đặc biệt như vậy ?Còn tình cảm của tôi đối với nàng thì sao? Lúc này đây , nếu muốn tôi chỉ cần xoay nửa vòng, thân thể nàng sẽ nằm gọn trong lòng tôi . Đêm tối, sẽ không ai thấy gì .Và tôi chắc nàng sẽ không phản đối. Thằng đàn ông trong tôi hối thúc mãnh liệt lắm, nhưng tôi lấy quyền gì để làm như vậy ? Hoá ra, tôi còn tồi tệ hơn một gã lợi dụng trong đêm ư? Nói thật là tôi đấu tranh căng thẳng lắm, căng thẳng đến độ ngủ quên lúc nào không biết và chính vì vậy mà mọi việc đều đâu vào đấy cả.
Đến Hà Nội , tôi đưa hai mẹ con về nhà. Cả nhà vui mừng vì tôi đã trở về. Hẳn nhiên là như vậy. và cũng vui vẻ tiếp đón mẹ con nàng. Luôn miệng cám ơn bố mẹ nàng đã đón nhận , gúp đỡ tôi và đồng đội trong những ngày xa nhà. Tôi thực sự cảm kích vì sự đồng cảm của ba mẹ tôi vì đã đón tiếp họ như những người thân trong gia đình.
Sau một chuyến đi dài, bà cụ có vẻ mệt, để bà nghỉ ngơi ở nhà. Tôi đưa nàng đi thăm phố phường Hà Nội . Ghé chợ Đồng Xuân , với một chút tiền còm. Tôi mua tặng mẹ nàng một chiếc khăn vuông và tặng nàng một tấm vải khá đẹp. Buổi trưa hôm đó hai mẹ con định ra bến xe đi ngay nhưng vì bà cụ còn yếu nên gia đình tôi khuyên họ nên nghỉ lại , sáng hôm sau đi cũng chưa muộn. Vậy là chúng tôi có thêm một khoảng thời gian nữa bên nhau.
Tối hôm đó tôi đưa nàng đi chơi lòng vòng. Trời xui đất khiến thế nào mà chúng tôi lại đưa nhau vào công viên Thống Nhất . Nơi mà ban đêm chỉ dành cho những đôi lứa yêu đương hẹn hò. Nàng ngập ngừng bước đi bên tôi trong đêm Hà Nội yên bình. Tôi đưa nàng dạo bước qua những bồn hoa dài. Chỉ cho nàng xem những giò phong lan . những cây vạn tuế và vô số cây cảnh được tạo hình thú vật , chim muông. Chúng tôi dừng bước nhìn ánh điện từ phía Đại học Bách khoa hắt bóng xuống mặt hồ lung linh. Cảnh vật có một vẻ đẹp huyền diệu . Nàng nói vậy . đối với nàng cái gì cũng đẹp, bởi vì đây là lần đầu tiên nàng được nhìn thấy. Tôi làm ra vẻ rộng lượng . Không để ý đến những khiếm khuyết cỏn con ấy. Tiếp tục đưa nàng bước đi trong thế giới hữu tình. Những mê lộ đầy rẫy tiếng thì thào. Những cái bóng ngả đầu vào nhau và vô vàn tiếng kêu gào của côn trùng mùa hạ . Một lúc nào đó, chúng tôi dừng chân rồi bỗng nhiên không ai nói với ai một lời nào nữa. không gian im lặng len lỏi giữa những tán lá thấp. Sương xuống dày. Sợ nàng lạnh, tôi kéo nàng đứng sát vào mình. Nhưng tôi lại thấy hai cánh tay nàng vươn ra ôm lấy cổ tôi . Ngay lập tức tôi cảm nhận được từng đường cong cơ thể mềm mại của nàng trong từng tế bào da thịt mình. Tôi thở hắt ra một cách yếu ớt rồi vụng về đặt tay lên eo lưng nàng. Dưới bàn tay mình, tôi nhận thấy toàn thân nàng đang run lên nhè nhẹ . Nàng ngước lên nhìn tôi. Trong ánh trăng bàng bạc chiếu qua kẽ lá. Tôi thấy đôi mắt nàng long lánh nước. Miệng nàng mím lại một cách kiên quyết mà tôi không hiểu vì lý do gì. Im lặng , tôi nhẹ nhàng cúi xuống đặt lên đó một cái hôn rồi nhìn ra mông lung. Im lặng , tất cả đều im lặng và không lý giải được. Nàng đang gục đầu vào ngực tôi. Hai bàn tay nàng đang nhè nhẹ lướt qua mặt tôi . Nàng tìm cái gì trên đó?Nàng thấy điều gì? Và tôi chợt nhận ra một điều là nàng yêu tôi . Có lẽ nàng sợ mất tôi . Nàng muốn giữ mãi hình ảnh của tôi bằng trực cảm, bằng đôi tay nàng. Bởi ví nàng đã không đọc được điều gì trên khuôn mặt vô cảm của tôi . Về phần mình, tôi nghĩ gì? Tôi muốn gì? Và tôi sẽ làm gì trong hoàn cảnh này. Tôi có yêu nàng không ?Tôi chưa từng yêu ai trước khi gặp nàng nên cũng không phân định được rõ tình cảm của mình. Duy có một điều tôi biết được chắc chắn là dù tôi có yêu nàng hay không, tôi cũng không có quyền bó buộc nàng trong một tình yêu vô vọng. Tôi sẽ đem đến cho nàng cái gì đây? Một cuộc đời lính bôn ba sương gió hay một đời con gái cô đơn đợi chờ! Dù là có yêu nàng, tôi quyết định là sẽ im lặng. Tôi nhè nhẹ vỗ về nàng rồi chúng tôi ra về trước khi gia đình tỏ ra lo lắng.
Sáng sớm hôm sau , tôi đưa mẹ con nàng ra bến xe đi thăm người anh trai . Vì có công tác đột xuất nên họ chỉ gặp nhau đựơc nửa ngày rồi anh nàng phải ra đi . Không thể chờ anh ấy trở về nên hai mẹ con quay lại Hà Nội để về quê.Tôi cũng chỉ còn bốn tiếng đồng hồ nữa là phải có mặt tại trường. Trong khi thu xếp balô chuẩn bị lên Sơn Tây thì mẹ con nàng quay trở lại . Nàng đang mặc chiếc áo mới may bằng tấm vải hôm trước tôi đã mua tặng nàng. Nàng đã may lúc nào mà nhanh vậy ? Chao ơi ! Nàng muốn tôi nhìn thấy nàng mặc chiếc áo đó, Nàng nâng niu nó. Nàng muốn làm đẹp lòng ngươì nàng yêu. Trong lòng tôi bỗng trào dâng một tình thương khôn tả . Bằng ánh mắt, tôi tỏ cho nàng biết điều đó. Và từ ánh mắt nàng , tôi cũng cảm nhận được một nỗi buồn mênh mông, nỗi buồn của sự chia xa. Chẳng còn chần chừ được nữa, tôi lao vội ra ga mua vé tầu cho mẹ con nàng về quê. Còn ba tiếng đồng hồ nữa,tôi tự nhủ và hộc tốcquay về nhà đưa mẹ nàng ra ga trước . Còn hai tiếng rưỡi nữa, tôi nhìn đồng hồ rồi quay lại đón nàng.
Nàng ngồi sau xe tôi với vẻ yên lặng , cam chịu. Thời gian ở bên nhau không còn được bao nhiêu. Tôi lặng lẽ nắm lấy tay nàng, tôi muốn động viên ,an ủi nàng nhưng giờ phút ấy, bao nhiêu lời lẽ đều là vô nghĩa. Tôi hứa hẹn sẽ viết thư cho nàng và một ngày nào đó, tôi sẽ quay lại thị trấn yên bình ấy.
Đến cửa ga, nàng xuống xe. Tôi xách túi đưa nàng vào phòng đợi . Đã đến giờ tạm biệt. Tôi chào hai mẹ con nàng, dặn dò một vài điều rồi quay lưng đi ra cửa. Cho đến lúc đó nàng vẫn không hé răng nói nửa lời. Tôi dằn lòng bước đi mà đầu óc trống rỗng. Cầm lấy tay lái chiếc xe đạp . Tôi ngoái đầu nhìn lại lần cuối. Nàng vẫn đang đứng kia. Đôi mắt nàng nhìn theo tôi thấm đượm một nỗi buồn. Một nỗi đau không bút nào tả xiết. Từ đôi mắt đó, hai hàng lệ đọng thành hàng trên má nàng như hoá đá. Lúc đó, tôi cảm thấy chiếc xe đạp rời khỏi tay mình đổ xuống mặt đường, còn thân thể tôi thì tan chảy thành muôn vàn hạt nước loang lổ trên mặt sân ga nóng bỏng. Khi đã cảm nhận lại được hình hài thì bóng dáng nàng đã khuất hẳn mà tôi thì đang hối hả bước chân vào trạm tiếp đón.
Thời gian trôi đi . Tôi như cuốn vào dòng đời bất tận. Ra trường, tôi được điều động về một đơn vị Hải quân đánh bộ bảo vệ Trường sa. Bước chân người lính cuốn tôi đi khắp mọi miền đất nước. Cũng có đôi lúc rỗi rãi viết thư về thăm nàng và gia đình. Nhưng rồi vì đường xá xa xôi cách trở. Đời bộ đội khi Nam khi Bắc. Tôi chẳng nhận được hồi âm và cũng chưa khi nào có dịp về thăm thị trấn quê nàng. Rồi thì thời gian chồng chất lên đời người. Cuộc đời tôi trải qua được bao nhiêu là ngọt bùi, cay đắng. Nhưng dù có đi đâu và làm gì. Đôi mắt ấy của nàng , dòng lệ hoá đá của nàng ngày ấy vẫn hiện về trong tâm trí tôi . Cũng có lúc động viên an ủi tôi trong những lúc khó khăn . Nhưng cũng có lúc như trách móc , giận hờn. Những lúc đó tôi chỉ còn biết một việc là thành tâm nguyện cầu. Ở nơi xa nào đó, tôi cầu mong nàng được hạnh phúc, bình yên . Đó là tất cả những gì tôi có thể làm được cho nàng.
Dòng suy tư của tôi đột ngột đứt quãng. Cậu quý tử con ông hàng xóm đang về nhà với bạn gái của nó. Vừa nghe tiếng mở khoá cổng đã nghe tiếng nhạc ré lên như tiếng dê bị chọc tiết. Âm thanh phát ra từ bộ loa to bằng cái tủ lạnh của nhà nó cứ xập xình như những nhát búa đập vào tường nhà tôi làm bụi vôi rơi lả tả. Khổ thân thằng bé , nó học dốt nhưng bố mẹ nó cứ bắt học đại học. Không biết làm cách nào mà nó cũng đủ điểm vào nhưng sáu ,bảy năm vẫn chưa thấy ra. Suốt ngày nó cưỡi chiếc xì po phân khối lớn phóng bạt mạng. Đằng sau xe nó bao giờ cũng có một đứa con gái. Không đứa nào bảo đứa nào. Hễ cứ lên xe với nó là bụng ưỡn ra, ngực dí sát vào lưng thằng bé còn mông thì chõi ra đằng sau, vểnh lên như đít con bọ ngựa. Chờ lúc nó ra khoá cửa, tôi lại gần bảo:
-Này cháu, cái núm volume nhà mày còn nấc nào nữa vặn lên cho chú nghe nhờ với. Mà này , mấy hôm trước thấy mày đưa về một đứa con gái lạ hoắc, hôm nay lại thấy đưa về một đứa còn lạ hoắc hơn. Làm gì mà mày thay bạn gái như thay cái mớ giẻ nhét trong đôi giầy khủng bố kia thế!
Âý là tôi nói đến đôi tất nó xỏ trong đôi giầy to bự như cái xe ủi đất . Thằng bé cũng vui tính, nó cười hềnh hệch bảo tôi :
-Con bé nó chưa biết sử dụng dàn mới, cháu sẽ bảo nó vặn nhỏ bớt, chú thông cảm, hề , hề thanh niên tụi cháu bây giờ hả. thấy hợp thì ôkê , cà phê, ka rao kê. Còn không hợp thì bái bai , thềnh kiu là xong thôi mà chú!
Nghe nó nói lòng tôi lại dậy lên một nỗi buồn vô hạn. Nhưng lần này ,nỗi buồn của tôi không tan chảy. Nỗi buồn hoá đá.
Hết

Các bạn thân mến ! đọc đến đây chắc các bạn cảm thấy hụt hẫng vì câu chuyện kết quá đột ngột. Thực ra tất cả chỉ có vậy , Tôi còn làm gì hơn được nữa? nội dung tôi muốn chuyển tải đến anh chị em trong câu chuyện tình ngày ấy của tôi không hoàn toàn đơn giản là một câu chuyện quá" phình phường" này. Các bạn thấy đấy , chuyện tình yêu giữa các thế hệ quá khác nhau và đó chính là điều mà ta cần suy ngẫm. Hay là chúng ta đã già rồi và không hiểu được lớp trẻ ngày nay nghĩ gì và chúng cho tình yêu thế nào là đúng .Tình cảm lãng mạn của một thời chưa xa mà chúng ta vừa là tác giả vừa là nhân chứng đã mất rồi sao?

TIN BUỒN!

Bạn Võ Quốc Công k6 vừa mất lúc 7g25' sáng nay 28/9/2009 tại BV An Sinh, TPHCM.
Xin chia buồn cùng Trần Thu Hồng, Võ Quốc Tấn và gia đình!

Kế hoạch tang lễ: Từ 9g30' ngày 30/9 đến 10g30' ngày 01/10/2009, tại Nhà tang lễ BQP, 5 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp, TPHCM. Sau đó truy điệu và đưa đi hoá thân hoàn vũ.

Trân trọng kính báo!

Thứ Bảy, tháng 9 26, 2009

Hiểu đời

Mình đọc bài này thấy có ích, các bạn đọc thử xem sao?
Hoài Nam K3 Nguyễn Văn Trỗi

Anh em k4 dự 60 năm TSQ VN ở Thái Nguyên

Mời cùng đọc!

Thông báo Gặp mặt k4 năm 2009

Với kế quả chuyến đi tiền trạm ATK Tân Trào Định Hóa, Ban LL k4 chính thức thông báo: kế hoạch cuộc gặp mặt năm 2009 sẽ kết hợp du lịch thăm di tích lịch sử ATK Tân Trào - Định Hóa (chi tiết xem bài đã dẫn) vào 2 ngày 17 và 18/10/2009.
Vậy xin thông báo để các anh, chị thu xếp thời gian tham dự.

Xin đăng ký tại lời góp của bài này, hoặc gọi điện đăng ký với anh Đại Cương 090-341-2961, để thu xếp phương tiện đi lại và chỗ nghỉ chu đáo.

Chi tiết:

Thời gian:
- Ngày 17/10: 12h trưa rời Hà Nội, 15h30 tham quan di tích Tân Trào, 17h về khu di tích Định Hóa nhận phòng nghỉ, liên hoan gặp mặt
- Ngày 18/10: 7h ăn sáng sau đó tham quan khu di tích Định Hóa, 10h ăn trưa, 12h rời Định Hóa về HN. Giải tán tại HN khoảng 16h.

Phương tiện: thuê xe chung. Anh chị nào đi xe riêng xin thông báo khi đăng ký để thu xếp xe chung hợp lý.

Chi tiêu: chi tiêu tập thể cho mỗi người khoảng 300 nghìn đồng, cụ thể như sau
- Ăn: một bữa sáng, một bữa liên hoan (chưa kể uống), một bữa trưa, tổng 100 nghìn Đồng
- Nghỉ đêm: 65 nghìn đồng/người (130 nghìn đồng/phòng 2 người). Nếu thiếu chỗ ở (trên 40 người) dồn thêm cũng được(Sinh viên ở 4 người).
- Thuê xe: khoảng trên 100 nghìn đồng.

Thành phần: toàn thể các anh chị k4 và kèm theo, trên tinh thần khắc phục khó khăn về chỗ nghỉ có thể phải thu xếp 3 người/2 chỗ.

Thứ Năm, tháng 9 24, 2009

thân tặng các Quế






Để thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị Trỗi Bé, xin thân tặng các Quế và các cháu học sinh thân yêu của các cô một nhạc phẩm cây nhà lá vườn , biết là các cháu ngày nay thường thích những giai điệu sôi nổi trẻ trung , bản nhạc này hơi buồn một chút, chỉ hợp với các lớp cuối cấp. Tôi viết bằng phần mềm soạn nhạc Encore4.5.3 Chắc các cháu biết rõ phần mềm này. Trong quá trình xử lý giai điệu và ca từ có gì khó khăn ,hãy liên hệ với tôi theo số d/t:0944797838



Chúc các Quế vui vẻ , yêu đời và hạnh phúc.

La Paloma

(để tham khảo).

“La Paloma” thuộc loại bài hát phổ biến rộng rãi nhất thế giới. Tác giả là Sebastián Iradier, sau này quen gọi theo bút danh là Yradier, sinh ngày 20/1/1809 và mất ngày 6/12/1865. Ông là người Tây Ban Nha thuộc sắc tộc thiểu số Basque. Năm 1861, ông sang thăm Cuba và trước lúc trở về quê hương, năm 1863, ông sáng tác “La Paloma” với cảm hứng từ bãi biển Carribe thơ mộng xen nỗi nhớ quê hương và những người thân yêu của mình. Hai năm sau ông mất. Lúc đó còn rất ít người biết đến ông và ông đã không thể hình dung được tác phẩm của mình được hát nhiều đến thế nào trên khắp thế giới. Trong tiếng Tây Ban Nha, “La Paloma” là chim bồ câu. Giai điệu đằm thắm mang phong vị “habanera” từ điệu nhảy dân gian của những người dân vùng Habana trên hòn đảo Cuba thời đó nên có nơi đã lầm tưởng “La Paloma” là một bài dân ca. Lời ca thể hiện xúc cảm trước biển rộng bao la, sóng xô lớp lớp, những con tàu ra khơi với các chàng thủy thủ mang theo hình ảnh những người thân yêu mắt ngấn lệ trên bờ dõi theo và những chú chim câu để chuyển những bức thư tâm tình về quê nhà. Những lời ca của bài hát được diễn tả bằng đủ loại ngôn ngữ trên thế giới nhiều đến mức không thể kể xiết. Ngay ở Việt Nam cũng vậy, mỗi ca sĩ hát lời theo ý thích khác nhau, song nói chung vẫn họ lưu giữ “hồn” nguyên tác của Yradier.

Một trong những lời ca đã được đặt từ hơn 50 năm trước như sau:
Khi tôi rời quê hương Habana làng quê mong chờ,
Trên cao cánh bồ câu đang lướt nơi chân mây xa mờ,
Thuyền ai đang lênh đênh, làn khói biếc sương bay ngang lưng trời,
Lớp lớp sóng vỗ mênh mông đua theo cánh chim tuyệt vời.
Ôi! Chim câu trắng nhỏ xinh!
Qua quê ta chim dừng đôi cánh,
Hãy giùm ta đưa tấm lòng thương nhớ thiết tha
Về tận nơi mái nhà xa …

Truyền thuyết về các chàng thủy thủ thời xưa mang theo chim câu để đưa tin về nhà: Một lần, hải thuyền của quân Ba Tư đang chuẩn bị đổ bộ lên chỗ dãy núi nhô ra biển của bán đảo Athos phía tây bắc Hy Lạp thì gặp bão. Toàn bộ 300 chiến thuyền và hàng vạn chiến binh Ba Tư bị chìm. Đứng trên núi nhìn xuống, người Hy Lạp thấy những đàn chim câu trắng bay ra từ những chiến thuyền đang chìm và người ta cho rằng các thủy thủ Ba Tư đã mang theo chúng để nhắn tin về nhà. Trong giờ phút lâm chung, các chú chim câu ấy đã được thả ra để đưa về quê nhà tin nhắn cuối cùng của họ.

Thứ Tư, tháng 9 23, 2009

Các trang Bạn Trỗi dưới ảnh hưởng của các dịch vụ khác nhau

Hầu như các khoá, trừ k1 và k2 đều có trang Bạn Trỗi riêng của mình. Vì là riêng nên mỗi trang dùng dịch vụ của nhà cung cấp khác nhau. k3, k4, k8 cùng dùng Blogger của Google. k5, k7 dùng vnweblog, k6 hai trang đều dùng Multiply. Và ảnh hưởng của các dịch vụ ấy lên mỗi trang Bạn Trỗi là khác nhau, tuy chúng có điểm chung là dịch vụ dành cho cá nhân chứ không phải cộng đồng.

- Dịch vụ Blogger của Google: có ưu điểm cơ bản là nhiều người có quyền đăng bài. Chủ trang blog có thể mời tới 100 người làm thành viên đăng bài. Nếu được chủ trang gán thì các thành viên này còn có thể có quyền quản trị. Blogger nhờ vậy rất thích hợp để dùng cho cộng đồng nhóm nhỏ.

- Dịch vụ Vnweblog và Multiply: có chung tính năng "đề cao cá nhân", chỉ có chủ blog có quyền đăng bài. Dùng làm trang tin cộng đồng thì băt buộc phải chia sẻ quyền đăng bài và quản trị. Vì thế các trang dùng các dịch vụ này đều không có biện pháp kỹ thuât gắn trách nhiệm người đăng với thông tin của mình. Đây là một lỗ hổng pháp lý khá nghiêm trọng khi cần đến nó. Chưa kể đến ngày xấu trời nào đó một ông "cha chung" quyết định đổi mật khẩu mà không công bố thì là anh em chỉ có nước "mất một" chỗ chơi, lại còn "10 ngờ" hoặc hơn thế nữa.

- Riêng Multiply ở VN ta còn đang bị "bó" theo vùng. Nhiều địa phương không thể vào được, trong khi một số nơi khác lại không như vậy. Ở HN tôi phải dùng dịch vụ Opera Turbo/On của trình duyệt Opera (gia tốc, như Google Accelerate của Google) thì mới vào được.

Là vài nhận xét sau khi lượn một vòng quanh "xóm mạng Trỗi". Bởi vậy ý kiến chuyển sang Google nhân chuyện Vnweblog gần đây bị nghẽn không phải không có thêm lý do để ủng hộ.

Tính chuyên nghiệp thật là cần thiết

(Trình a. ĐN thẩm định)

Báo Lao Động có bài "Ôtô tiết kiệm nhiên liệu: Vướng rào cản để vào thị trường". Tóm tắt bằng vài đoạn trích:
...Tại Điều 7 Luật Thuế TTĐB quy định: Ôtô sử dụng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học có tỉ lệ dùng xăng không quá 70% số năng lượng sử dụng, thì mức thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) áp dụng chỉ bằng 70% so với xe cùng loại.
...Thế nhưng, nghiệp vụ kiểm định mức tiêu hao xăng bao nhiêu phần trăm thuộc về cơ quan đăng kiểm. Đến đây mới vỡ nhẽ, ngay cả trên thế giới, không hề có tiêu chí xác định tỉ lệ tương quan tiêu hao nhiên liệu giữa xăng với các nhiên liệu khác trong động cơ xe hybrid. Đăng kiểm đã bó tay thì hải quan và DN cũng đành chịu.

Đọc đến đây đã thấy hình như vấn đề xe ô tô hybrid đã bị hiểu sai.
Xe ô tô hybrid là xe có thể chạy bằng nhiều loại nhiên liệu. Có những nhiên liệu cùng dùng trên một động cơ (xăng với gaz), có những nhiên liệu chạy bằng các động cơ khác nhau (xăng và điện). Dù có một hay hai động cơ thì xe hybrid khi vận hành trong một thời điểm chỉ chạy 1 động cơ và dùng một loại nhiên liệu.
Mà việc khi nào chạy động cơ nào, dùng nhiên liệu gì thì hoàn toàn do người ta quyết định, hoặc do xe tự quyết định khi ngưỡng thông số bị vượt trong một kịch bản chuyển đổi động cơ/nhiên liệu nào đó. Chứ không phải đốt cùng lúc như xăng pha nhớt (96/4) để mà so với xăng không pha ở xe 4 kỳ.
Thí dụ như một người đi công tác ở Nhật về mô tả chiếc xe hybrid mà anh có dịp đi. Đó là xe xăng/điện. Bình thường xe chạy xăng. Khi lên dốc (độ dốc vượt ngưỡng) xe chuyển sang chạy điện để hạn chế khí thải phụ trội do xe phải tăng công suất để lên dốc. Khi xe chuyển sang chạy bằng hoặc xuống dốc thì lại chuyển qua động cơ xăng. Khi này nguồn điện lại được nạp bù (kịch bản giảm khí thải và nạp bù năng lượng điện).
Rõ ràng cái tỷ lệ so sánh tiêu dùng xăng của xe hybrid với xe thường cùng loại là rất... trời ơi. Vì nó phụ thuộc vào người lái, nếu là xe có "số sàn nhiên liệu"; và phụ thuộc vào điều kiện đường sá, nếu là xe "tự động nhiên liệu".
Nếu giao ban Vườn Treo có thưởng cho người uống 3 ly rượu cộng với bia tùy ý thay vì uống 5 ly rượu, thì ai cũng có thể được thưởng trên thực tế.
Cái khó của chuyện này là các ngành kỹ thuật chả bao giờ lại đi chứng minh việc người ta có thể chỉ uống rượu 3 ly (+bia) thay vì 5 ly. Ai biết thằng sâu rượu hôm nay nó uống kiểu gì!
Mệt quá, cái thế giới mà ta đang sống cùng nhiều khi không thể hiểu nổi là thế nào. Đầy thiện chí, bỏ qua các yếu tố lừa đảo ra thì cái cách sống và làm việc rất không chuyên nghiệp cũng đã đủ đẩy nhau vào chỗ... táo bón mà chết.

Thứ Ba, tháng 9 22, 2009

K7 có bạn hỏi thăm, "chuyển"

Anh Thành,

Tôi là Phong học sinh K7 muốn viết mấy chữ thăm bạn bè. Anh có thể hướng dẫn cho phép tôi viết trong http://bantroikhoa7.vnweblogs.com được không? Xin cảm ơn anh trước.

Kính thư,
Phong
Mettapv, mettapv(at)gmail(dot)com

Thứ Hai, tháng 9 21, 2009

đọc chơi

Cái ''lày'' là ngộ đọc được trên mạng à nha! hổng phải ngộ viết ra đâu nghen!Ngộ trích ra đây cho cưa cưa ti ti đọc chơi,có đọc rồi thì đọc lại ,chưa đọc thì đọc đi rồi có ấm ức thì nuốt cục tức vào bụng ,ngộ nghe ''lói'' QK của ông ''ta phấng dẩu ''tổ chức to lắm.cái sự đi trước của HHNVT Ở sè gòng chưa là cái đinh mục gì .giết gà doạ khỉ mà gà cứ nhe mỏ cười. đó mới là sự lạ .
Kế hoạch đánh chiếm Việt Nam trong 31 ngày
FRIDAY, 5. SEPTEMBER 2008, 10:29:12
HOANG SA, CHINA, VIET NAM, TRUONG SA
“Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam hiện đang được đăng tải trên một số trang mạng của Trung Quốc.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng xuất bản tại Hong Kong cho hay Hà Nội đã hai lần triệu tập quan chức ngoại giao cao cấp của Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về tài liệu mà, tuy không phải chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam cảnh giác vì xuất hiện với tần suất cao trong thời gian vừa qua.

Bài viết có nêu chi tiết quá trình xâm lược kéo dài 31ngày, khởi đầu bằng năm ngày tấn công bằng tên lửa rồi tới cao trào là việc tiến quân bằng đường bộ với 310.000 lính tràn vào Việt Nam từ Vân Nam, Quảng Tây và Nam Hải.

Kế hoạch xâm lược Việt Nam được đăng trên trang mạng Sina.com và một số trang khác dưới tựa đề ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ viết: “Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

“Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam."

“Từ mọi khía cạnh, Việt Nam là cái xương khó nuốt.”

’Có hại cho quan hệ song phương’

Trong một thông cáo gửi tới tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng xác nhận rằng phía Việt Nam đã yêu cầu quan chức Bắc Kinh “có hành động ngăn chặn các bài viết nội dung xấu như vậy vì chúng có hại cho quan hệ song phương”.

Ông Dũng nói: “Đây là thông tin không thích hợp, đi ngược lại xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác vì phát triển trong khu vực và trên thế giới cũng như lợi ích của quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Ông nói thêm rằng Trung Quốc đã tiếp nhận yêu cầu của Việt Nam và tuyên bố bài viết này “không phản ánh quan điểm của Chính phủ Trung Quốc”.

Bài viết về 'Phương án A' hiện vẫn nằm trên Sina.com.

Ông Tống Hiểu Quân, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh được trích lời mô tả kế hoạch xâm lược Việt Nam ‘Phương án A’ là một trò đùa. Ông nói: "Đây chỉ là trò chơi mang tính nghiệp dư và không có giá trị quân sự nào cả”. Tuy nhiên ông Tống cũng nói ở hai nước vẫn còn nhiều người chưa quên được các hiềm khích cũ.

"Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương đồng và cần đoàn kết để chống lại Hoa Kỳ, là kẻ thù chung của cả hai nước. Rõ ràng Mỹ đang chơi kế ly gián Việt Nam và Trung Quốc”.

Đánh Việt Nam?

Chuyên gia quân sự Tống Hiểu Quân nhận định: “Người biết suy nghĩ ở cả hai nước đều hiểu rõ rằng Trung Quốc và Việt Nam là đồng minh. Trung Quốc không có lý do gì để nghĩ tới việc xâm lược Việt Nam vì cần làm bạn với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Bắc Triều Tiên”.

Ông nói chính phủ Bắc Kinh cần rút kinh nghiệm từ việc này và phải có trách nhiệm hướng dẫn dư luận đồng thời giải thích quan điểm chính thức một cách rõ ràng. “Chính quyền không nên để những kẻ gây rối có cơ hội đồn đoán gây hại.”

Bài ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ xuất hiện trên mạng từ đầu tháng Tám trên một số trang mạng bàn về chủ đề quân sự tại cả Trung Hoa lục địa và Hong Kong.

Tuy nhiên nó gây sự chú ý nhất từ khi được đăng tải trên trang sina.com có lượng truy cập lớn. Đây là diễn đàn trao đổi không chính thức, tuy về nguyên tắc nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt nội dung.

Mới đây có tin chừng 280 nghìn người được Bắc Kinh trả tiền để vào các diễn đàn nhằm đăng các ý kiến có lợi cho đảng Cộng sản. Ngoài bài viết kể trên, trong thời gian gần đây, cũng có nhiều bài khác mang nội dung khơi gợi chiến tranh với Việt Nam lưu hành trên các trang mạng và blog của Trung Quốc.

Một số bài mang tựa đề khiêu khích như: ‘Chiến tranh với Việt Nam, sự lựa chọn chiến lược’ hay ‘Chúng ta cần gấp chiến tranh’. “

Kết quả tiền trạm cho cuộc gặp mặt k4 năm 2009

Hai ngày 19-20/9/2009 nhóm tiền trạm cho cuộc gặp k4 ngày truyền thống 15/10 đã thực hiện chuyến đi.
Đoàn tiền trạm đã đi theo tuyến dự kiến: HN-Tuyên Quang (ăn nghỉ tối)-Tân Trào-Định Hóa (ăn trưa)-HN.
Sau khi đi, dựa khảo sát tình hình đường sá và làm việc với các cơ sở dịch vụ tại chỗ, chúng tôi đã chỉnh tuyến, dự kiến như sau: HN-Tân Trào (tham quan)-Định Hóa (ăn, nghỉ tối)-Định Hóa (tham quan, ăn trưa)-HN.
Về các điểm thăm: với ý nghĩa về nguồn,
các điểm thăm đặc trưng của Tân Trào là:
- đình Hồng Thái (nơi họp Quốc dân Đại hội 1945),
- khu Bảo tàng Tân Trào: đình/cây đa Tân Trào (lễ tuyên thệ trước Quốc dân Đại hội),
- lán Nà Lừa nơi ở của cụ Hồ trong thời gian làm việc của Quốc dân Đại hội.

Các điểm thăm tại Định Hóa: hơn 100 điểm rất chi tiết. Tuy nhiên ta có thể chi thăm mấy điểm chính:
- nhà ở của cụ Hồ tại Khuôn Tát (có cây đa Cụ đánh bóng chuyền, tập võ cùng anh em vệ binh)
- Lán Tỉn Keo, nơi Bộ CT quyết định mở chiến dịch ĐBP.
- Bảo tàng ATK Định Hóa
- Đền thờ cụ Hồ trên đỉnh đèo De.

Vì điều kiện khu ATK Tân Trào Định Hóa rất rộng, việc tập thể đi thăm chi tiết hơn rất không đơn giản nên có lẽ phải để cho cá nhân tự thực hiện. Các bạn nào có nhu cầu đến một điểm nào đó vì lý do cá nhân có thể tự đi bằng xe ôm thuê tại chỗ.

Tình hình hội họp và ăn nghỉ: Trên đỉnh đèo De có khu quản lý và dịch vụ của Sở VHDL tỉnh Thái Nguyên. Có hội trường vài trăm người, nhà nghỉ (5 nhà * 4 phòng/nhà * 2 người/phòng = 40 người. Nếu thu xếp chật thì được hơn (60 người chẳng hạn).
Khu dịch vụ, có chòi quan sát nhìn sang Đền thờ và khu vực
Đến thờ cụ Hồ trên đỉnh đèo De
Khu nhà nghỉ
Sân vận động trước khu dịch vụ

Thời gian và lộ trình:
- Ngày 17/10: quá Ngọ xuất phát tại HN theo đường 2C qua Sơn Dương đến Tân Trào lúc 15h30. Thăm quan hai khu đình Hồng Thái và Tân Trào khoảng một tiếng, khoảng 17h-17h30 sang khu dịch vụ Định Hóa. Nghỉ ngơi tại đây, có thể sang đền thờ cụ Hồ. Tối họp ngắn, liên hoan, gặp gỡ nhau. Nghỉ đêm tại đây, "chiến khu Việt Bắc".
- Ngày 18/10: thăm mấy địa điểm đã định, các anh có nhu cầu tự đi. Nếu sớm thì về HN, có thể tổ chức ăn trưa tại đâu đó. Hoặc đơn giản hơn là tổ chức ăn trưa sớm để xuất phát về sớm, quãng 11h?

Kinh phí: Mỗi người trong khoảng 300 nghìn đồng cho ăn 2 bữa chính, một bữa phụ, nghỉ một đêm và xe ô tô.

Quảng trường xã Tân Trào, trong khu bảo tàng khu lưu niệm Tân Trào
Ngã ba trung tâm xã, nhìn ra hướng đi thị trấn Sơn Dương

THÔNG BÁO: TỔ CHỨC HỌP MẶT TOÀN TRƯỜNG TẠI KHU VỰC TP.HCM

Chiều 19/9/09, BLL Trường (tại TP.HCM) đã họp và thống nhất:

I- Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh, theo ý kiến chung của ACE các khoá, BLL Trường tại TP.HCM tổ chức Họp mặt Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi (TCCT) tại TP.HCM.

  1. Thời gian: 9h00 ngày chủ nhật 11/10/2009.
  2. Địa điểm: Trạm khách T67 – QK 7, 26 Hoàng Diệu, Phường 10, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

II- Trưởng BLL các khoá có trách nhiệm:

    1. Thông báo đến tất cả các ACE trong khoá.tại TP.HCM và khu vực lân cận.
    2. Mời và đón Thầy Cô (theo sự phân công đã thống nhất) cùng phụ huynh các liệt sĩ trong khoá đến dự.
    3. Thông báo số lượng dự kiến tham dự cho BLL Trường để tiện cho công tác tổ chức.

III- BLL Trường tại TP.HCM trân trọng kính mời các Thầy Cô và ACE Trường Trỗi ở các khu vực khác tham dự họp mặt.

IV- Đối với ACE cựu học sinh Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi (TCCT) thông báo này và thông báo của BLL khoá thay cho Thư mời.

TM. BLL TRƯỜNG TẠI TP.HCM - Dương Minh

Thứ Bảy, tháng 9 19, 2009

THƠ TẶNG TẶNG CHÍ QUANG

Lâu nay nằm im , thở khẽ và đọc chùa. Chỉ vì phần " dấu" viết tiếng Việt
trong máy của tôi nghịch ngơm thế nào mà nó biến mất,mà tôi lai " cà rốt"
với Vi tính quá, mà đã "cà rốt " thì lại hay dấu dốt thành thử chả nhờ ai sửa cả.
Mà tiếng Việt ta mà viết không dấu thì khó đọc lắm. Mãi tuần vừa rồi con gái tôi
sau một năm thực tập tại VN sang mới sửa cho. Lại đọc ngay được bài ca ngợi bạn
của chúng ta Chí Quang, mà thú thật tôi cũng yêu quí anh Chí lắm.
Vậy để tỏ lòng yêu quí anh Chí tôi làm bài thơ tặng anh , Chúc anh luôn mạnh khỏe.

Một cây mà nở đôi hoa
Chí Phèo là cả , em là Chí Quang
Chí " Huynh" nổi tiếng Văn Đàn
Chí " Đệ" nhà cạnh Mắt Vàng...Nai tơ
Quí bạn làm mấy vần thơ
Nhớ về một thủa dại khờ bên nhau
Suối Chì -An Mỹ -Trại Cau
Y Trung -Phong Khẩu bên "Tầu"... Ly Giang
Chí "Huynh" tính khí ngang tàn
Bẻ cong luật nước , lệ làng xưa nay
Ấy là những lúc " Huynh " say
Cháo hành liều thuốc mong ngày hoàn lương
Chí " Đệ" nào dám xem thường
Nhẩy dù . Lặn biển ...Đại dương ao nhà
Hoan hô anh Chí bạn ta
Phong trần ,vạm vỡ đó là : CHÍ QUANG

Berlin thứ 7-19-9-2009

THIỆP MỜI

Chúng tôi:
Huỳnh Xuân Thủy ,Võ thị Bích Tâm__Tạ Ánh Minh,Nguyễn thị Liên
Trân trọng kính mời : các bạn vui lòng đến dự tiệc cưới của hai con
Huỳnh thị Thu Hằng và Tạ Nguyên Vũ.
Tại : NHÀ HÀNG SINH ĐÔI: 120 Lý Thái Tổ ,P.2, Q.3, TP.HCM
Vào luc 18 giờ oo ngày 26 tháng 9 năm 2009( nhằm ngày o8 tháng 8 năm Kỷ Sửu)
Sự hiện diện của các bạn là niềm vinh hạnh cho gia đình chúng tôi
Đón khách: 18 giờ oo -------------------Khai tiệc 19 giờ 00. KÍNH MỜI

Thứ Sáu, tháng 9 18, 2009

Bầu... loạn

Cuối tuần rồi, lát nữa giao ban. Nói chuyện bầu... loạn cho vui.
Hôm trước KV.k7 nói lên Xã sẽ nhận là k4. Ấy là cậu đã bỏ một phiếu cho k4 trong vụ bầu loạn rồi. Không ít người cho rằng ở Trường, thời nhỏ, k4 không nghịch bằng k5, không dữ bằng k3. Mà chính mình cũng thấy thế. Bồ này bồ nọ ngày đó hình như không có thủ lĩnh nào là người k4?
"Trẻ không hư già sinh tật", có câu đó không? K4 là vậy. Sao giờ lắm chuyện quá. Mới nhất là vụ chọc nhau trên mạng này. Cứ như mấy ông hề chèo, chọc nhau chí tử trên sân khấu cho thằng ngồi dưới coi tím tái cả cõi lòng? Nghệ thuật là phải có thằng đấm thằng xoa mới ra câu chuyện.
Có hề gì thì lại là "tai nạn nghề nghiệp" nhỉ?

Gặp Quang xèng, Quý, Võ... và nhiều bạn Trỗi ở Leipzig nhớ về Trường Trỗi

Mới vào Bantroik5 đọc tâm tư của anh Trần Đình Ngân gửi từ Berlin!

Thứ Năm, tháng 9 17, 2009

Thông báo gặp mặt

Kính mời Thầy cô và anh chị em Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi (TCCT) tới dự buổi "Gặp mặt giao lưu, liên hoan văn nghệ Kỷ niệm 60 năm thành lập nước CHND Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/2009)".

Thời gian: 7h30 ngày Chủ Nhật 20/09/2009.

Địa điểm: Hội trường Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, 215 Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. (Gần Ngã tư Hàng Xanh hướng về cầu ĐBP bên phải Q1).

Chương trình:

  • 7h30': Gặp gỡ nội bộ, ăn sáng nhẹ
  • 8h30': Khai mạc. Phát biểu của một số đại diện.
  • 9h00': Văn nghệ chào mừng
  • 10h00': Giao lưu cựu học sinh của 3 thế hệ.
  • 11h00': Bốc thăm trúng thưởng. Kết thúc

Đề nghị Trưởng BLL các Khoá thông báo đến các anh chị em.

Do không có điều kiện gửi Thư mời đến từng người, khi đến tham dự anh chị em sẽ nhận Thư mời của BTC tại địa điểm họp mặt giao lưu.

TM. BLL Trường tại TP.HCM - Dương Minh

Nhìn chuyện Tây ngẫm chuyện Đông

Anh TM có nhã ý mời các bạn xem bài của Đài Tiếng nói Nhân dân Tp HCM:

...Cũng là sự kiện chiếm đất giành giật chủ quyền, liên tục mấy tuần gần đây, báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên công bố tuyên bố của Trung quốc về đường Lưỡi bò theo một bản đồ tự vẽ vào năm 1948 của CH Trung Hoa, kèm theo đó là một số họat động gây căng thẳng ở khu vực biển Đông như tăng cường các lực lượng vũ trang, tập trận ở khu vực đảo Hòang Sa, nơi Trung quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm ngày 19 tháng 4 năm 1974 . Các động thái đó làm tình hình khu vực vốn hòa bình hàng ngàn năm nay trở nên căng thẳng.
...Về mặt nào đó Trung Quốc đã rất thành công trong việc tự đổi mới mình thành một cường quốc về nhiều mặt. Nhưng trở thành nước mạnh là một chuyện, trở thành một cường quốc nhân văn, có hành vi hành xử xứng đáng với thành viên thường trực của Hội Đồng bảo an Liên Hiệp quốc lại là một chuyện khác.
...Việt Nam, đứng cạnh người khổng lồ Trung Quốc, là một nước nhỏ. Nhưng hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng tỏ Lịch sử Việt Nam là lịch sử không biết khuất phục và chưa hề khiếp sợ trước bất kỳ thế lực nào. Một ngàn tám trăm năm trước, một Triệu thị Trinh đã quyết cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng Kình ở bể Đông chứ không cúi đầu khom lưng làm tì thiếp người, thì gần hai ngàn năm sau, bao thế hệ đã đánh cho nó chích luân bất phản, phiến giáp bất hòan, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ, bao thế hệ đã đốt cháy cả dãy Trường Sơn để dành lại độc lập tự do cho đất nước.
Bài học đó, chúng ta không thể quên.

Lính Trỗi và họp mặt trên Thái Nguyên từ 23-25/9/09

Mời vào Bantroik5!

Thứ Tư, tháng 9 16, 2009

Tin mừng

Kính gửi các bạn K4, Trường Nguyễn Văn Trỗi

Hai gia đình cùng hai họ :

Tạ Ánh Minh, Nguyễn Thị Liên

Huỳnh Xuân Thủy, Võ Thị Bích Tâm


Trân trọng báo tin lễ thành hôn của hai con chúng tôi:

Tạ Nguyên Vũ (Trưởng nam) - Huỳnh Thị Thu Hằng (Trưởng nữ)

được cử hành tại tư gia vào 9h ngày 26/9/2009.

Lễ mừng tiệc cưới tổ chức lúc 17h30 ngày 26/9/2009 (nhằm ngày 08 – 08 năm Kỷ Sửu) tại nhà hàng SANH ĐÔI – Quận 3 – TP.HCM.

Vì điều kiện không tận tay gửi thiệp mời, xin các bạn và gia đình thông cảm. Chúng tôi nhờ chuyển thiệp mời theo nhóm như sau:

1. Nhóm 1: Các bạn và gia đình ở BV175, nhờ BS Nguyễn Ngọc Huy, phòng đào tạo NCKH BV175 chuyển.

2. Nhóm 2: Do bạn Bùi Dũng Sô và Nguyễn Xuân Minh chuyển (có một số anh chị K4 + K5 trường ĐHQY cũ).

3. Nhóm 3: Do trưởng ban liên lạc phía Nam Dương Minh chuyển.

Riêng một số anh chị không có thiệp mời như Tấn Mỹ – Phan Nam (K5), Mai Sinh, Trịnh Quyết Thắng (K4) và một số anh chị K4 khác, anh chị thông cảm và đến chia vui cùng gia đình.

Thư giãn: " Xả....Hỉ"

Mời các bác thư giãn bằng bản Sonata của Beethoven.

Thứ Ba, tháng 9 15, 2009

Lại Phần mềm Tự do

Free Software CDs - Phân phối các đĩa CD Phần mềm Tự do

Cả ngày, cho đến khi không còn đĩa CD, chúng tôi sẽ phát, hoặc bán theo giá thành, các đĩa CD như sau:

Miến phí Ubuntu 9.04 : Chúng tôi đã nhận được khoảng 90 đĩa CD Ubuntu 9.04 Desktop chính gốc (Canonical Ltd phân phối), là gói quà Ubuntu đã dành cho các nhóm chuẩn bị ngày SFD trên thế giới mà đã đăng ký trên trang web Software Freedom Day. Những đĩa CD này sẽ được phát lại miễn phí cho những người đến xin trước trên cơ sở mỗi người 1 CD (các bạn hoàn toàn có quyền chép CD hoặc truyền lại CD cho một người khác mà).

Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ bán với giá 10.000 VND bộ 2 đĩa CD Ubuntu Hanoilug, do chúng tôi tự ghi, bao gồm đĩa Ubuntu 9.04 và đĩa Aptoncd Hanoilug cho phép cài thêm ứng dụng hữu ích cho Ubuntu không cần mạng internet.

Miễn phí Opendisc 09.05 (Phần mềm tự do mã nguồn mở cho Windows), phiên bản này bao gồm các phần mềm tự do chạy trong môi trường Windows. Đặc biệt sẽ có phần mềm Mozilla Firefox 3.5 và Openoffice.org 3.1.1 (tiếng Anh), kèm theo gói ngôn ngữ để Việt hóa OpenOffice.org.

BÀN VỀ VẤN ĐỀ “ĐỐI NGOẠI”

Dương Minh

Đã có một thực tế là Trường Trỗi tồn tại và các cựu học sinh của Trường đã và đang quy tụ với nhau ngày càng đông hơn, có nhiều hoạt động có ích không chỉ trong nội bộ mà còn lan cả ra ngoài XH. Vì đã quy tụ thành số đông nên các hoạt động đã có một bộ phận nhỏ phải chịu trách nhiệm cầm chịch – thường là BLL Khoá và BLL Trường.

Do đặc điểm của Trường Trỗi, nên có những tổ chức khác, cộng đồng khác đã biết đến và có sự đánh giá cao về sự hiện diện của Trường trong quá khứ. Cộng đồng TSQVN đã coi Trường Trỗi là một Trường TSQ nên họ quan niệm Trường Trỗi là thành viên của cộng đồng. Hội Hữu nghị Việt Trung – nơi quy tụ những người đã từng sống, học tập, làm việc ở Trung Quốc, cũng coi Trường Trỗi là một thành viên là lẽ đương nhiên… Các cộng đồng này do qui mô rộng và số lượng đông khi tổ chức sinh hoạt thường lấy đầu mối là các tổ chức nhỏ, không trực tiếp đến từng cá nhân. Với số lượng hơn 1.000 thành viên nên Trường Trỗi luôn được các cộng đồng quan niệm là một thành viên lớn và lại là một trường do quân đội tổ chức nên luôn được quan niệm là một thành viên đồng nhất với ý thức tổ chức kỷ luật cao – thuận lợi hơn các thành viên khác. Lứa tuổi của Trường Trỗi đủ hiểu biết về lịch sử TSQ, về lịch sử Trung Quốc nhưng chưa quá già như các đàn anh TSQ thời kỳ chống Pháp và các đàn anh lưu học sinh thời kỳ sau kháng chiến chống Pháp nên mỗi khi gặp nhau ở các cộng đồng này thường dễ gần gũi với nhau và được các đàn anh kỳ vọng.

Tại thời điểm này, nội bộ Trường Trỗi đang có tranh luận về việc có nên tham gia sinh hoạt công đồng TSQVN và cộng đồng những người đã từng sống, học tập, làm việc ở Trung Quốc (Hội Hữu nghị Việt Trung). Tôi không biết ở khu vực khác thế nào, riêng ở TP.HCM, những lần trước đây không một ai tham gia với tư cách cá nhân cả mà đều với tư cách đại diện cho thành viên Trường Trỗi. Đồng thời theo nguyên tắc tổ chức, khi thấy ace Trường Trỗi xuất hiện không ai quan niệm đó là cá nhân này, cá nhân nọ mà thường nói “Trường Trỗi đấy!”. Vì vậy những ai đã từng tham dự khi đó ngoài việc phải bỏ thời gian, công sức, tiền bạc… còn thường cố gắng ứng xử để xứng đáng với tư cách đại diện cho Trường Trỗi.

Hội Hữu nghị Việt Trung có từ khi Trường Trỗi chưa từng tham gia và nó vẫn duy trì tốt mọi hoạt động của cộng đồng này như vốn có nếu Trường Trỗi không tham gia.

TSQVN đã và đang hoạt động mà sự tham gia của Trường Trỗi chỉ là một sự đóng góp nho nhỏ. Hiện nay vẫn có các Trường Thiếu sinh quân đang tồn tại, vì thế TSQVN vẫn tồn tại nếu Trường Trỗi không tham gia.

Việc Trường Trỗi được mời tham gia sinh hoạt của TSQVN, Hội Hữu nghị Việt Trung không phải là vì thế họ mới tồn tại được mà vì họ tôn trọng Trường Trỗi trong quá khứ theo đúng tôn chỉ, mục đích của các cộng đồng này. Họ cũng chỉ làm việc với Trường Trỗi thông qua tổ chức chứ không “rỗi hơi” làm việc với từng cá nhân để quy tụ vào sinh hoạt của họ.

Vậy vấn đề “đối ngoại” này chúng ta nên hành động như thế nào? Chúng ta quy tụ với nhau vì quá khứ không lẽ chúng ta không có trách nhiệm với quá khứ? Chúng ta thường tự hào về quá khứ không lẽ hiện tại chúng ta không cần tô điểm thêm cho niềm tự hào đó? Có lẽ mọi người có ý nghĩ có ai đó tham gia để “đánh bóng thương hiệu” cho cá nhân nhưng nếu có chỉ là số rất ít – không lẽ vì thế mà chúng ta “vơ đũa cả nắm” bài bác nhiệt tâm và trách nhiệm của tất cả những người đã và đang vì công việc chung của Trường Trỗi? Các bậc đàn anh trong các cộng đồng này có lỗi hay không khi họ tin yêu và gửi gắm tình cảm cộng đồng vào cựu học sinh Trường Trỗi?

Thực sự chỉ cần sự đồng lòng thì những hoạt động này cũng không có gì khó khăn, phức tạp mà vị thế và hình ảnh Trường chúng ta sẽ đẹp mãi trong các cộng đồng! Vị thế và hình ảnh của Trường trong các cộng đồng này là điều chúng ta không cần quan tâm thì … miễn bàn!

Chí lớn!


  Đây là nói về anh Chí Nhớn, người từng than thân..."nếu mần cho mình cái lễ chia tay thì mần răng đây"...sau khi coi chương trình liveshow hoành tráng của DMD. Thực ra thì đâu cần cứ phải có một buổi công diễn mới có thể chứng tỏ được mình. Chỉ với 2 ngày giao du cùng anh Chí ở Nha Trang tôi thực sự kinh ngạc vế ý chí của anh. Chưa kể sự hiểu sâu biết rộng về lịch sử ta, tàu tới mức chỉ giữa hai chúng tôi, anh Chí dám "phản biện" nhiều sự kiện mà tới nay sử sách vẫn khăng khăng là đúng. Nhân dịp hai thằng hẹn nhau ở Nha Trang để cùng thỏa mãn niềm đam mê khám phá lòng đại dương, chúng tôi có một ngày tắm biển và la cà, cà phê ở đây vào dịp cuối tuần. Tôi muốn dùng mấy tấm hình của mình để minh chứngcho tiêu đề của bài viết.

 
Chúng tôi ở quán Cầu Vồng- cũng là đại bản doanh của CLB lặn biển Rainbow Divers
 
Đến Nha Trang không phải để ngồi quán - ngay sau khi làm xong thủ tục để ngày hôm sau ra đảo lặn, chúng tôi ra bãi biển để bơi.
 
Xuống nước một vài phút, anh Chí đã mất hút khỏi tầm nhìn mắt thường, may mà máy ảnh của tôi zoom 20X
  
Chỉ thấy cái ốn thở nhô lên khỏi mặt nước
 Miệt mài, miệt mài...
Đột nhiên, gì đó trên cao thu hút sự chú ý của anh. Cái gì có thể làm anh sao nhãng miền đam mê dưới nước?
 
Nó đây, cùng họ nhà dù lượn với anh - chỉ khác ở chỗ có động cơ phành phạch...
 
Bạn thấy đấy, đang lênh đênh trên level không của trái đất và mơ màng tới thời điểm chinh phục độ sâu của đại dương vào ngày hôm sau. Anh Chí vọt lên bờ hò reo vẩy chào chiếc thủy phi cơ - ước mơ bay lên và lượn trên bầu trời xanh thẳm đang chế ngự anh! Anh thấy mình đang nắm chắc hai cánh dù, luồng thermo nóng hổi đang bốc anh lên cao...ah, ah...Anh Chí cảm nhận sức nặng đè trên hai tay giữ hai cánh dù đang kéo anh lên mãi. Coi hình trên, có thể bạn cho là tôi sạo. Tuy nhiên tôi có thể khẳng định là không có ai trong chúng ta từng có nhiều trải nghiệm phiêu lưu kỳ thú như anh Chí nhớn của chúng ta.
  
Thật sảng khoái!

Chủ Nhật, tháng 9 13, 2009

Kỹ năng duyệt mạng: Lưu trang đang đọc

Thỉnh thoảng đọc một trang mạng, thấy thú vị, chắc nhiều người muốn lưu lại để sử dụng về sau, hoặc gửi cho người khác dùng làm tài liệu tham khảo có sẵn, không cần dùng mạng.
Cái chiêu làm động tác lưu lại ấy, nếu dùng FireFox nguyên thủy thì chỉ cần bấm vào /File/Save Page as... rồi OK là xong. Tất cả các thành phần để hiển thị y như thật đã được lưu lên máy của bạn. Khi nào cần dùng chỉ /File/Open File..., tìm chọn mở cái file đã lưu là xem lại được mà không cần mạng.
Ấy thế nhưng sự đời không đơn giản nếu bạn muốn di chuyển cái file đó. Bởi FireFox nguyên thủy ghi trang hiện tại làm hai thành phần: một file xyz.html và một thư mục có tên giống như tên file xyz_files.
Cứ hình dung cái trang bạn đang xem là một khuôn mặt cô gái bạn gặp ngoài đường. Bạn lưu lại bằng Save Page as... thì cái file .html ghi lại khuôn mặt cơ bản của cô gái với những thứ không tách rời, còn cái thư mục kia là hộp chứa các phụ tùng gắn thêm mà khi ra đường cô ta phải mang theo: son trên môi, phấn trên má, mi giả trên mắt,...
Khi gửi bản lưu khuôn mặt ấy qua thư điện tử bạn buộc phải gửi file .html và thư mục tương ứng. Nếu chỉ có file được gửi đi mà không kèm theo thư mục, người ta sẽ tái hiện lại cô gái chưa trang điểm. Liệu có làm bạn thất vọng? Mà thư mục thì không chuyển theo thư điện tử được. Chả nhẽ gửi hàng lô file có trong thành phần rồi tổ chức lại thư mục ở bên nhận? Rất là phức tạp.
Có một cách đơn giản, chắc nhiều người dùng, là nén (Zip, rar,...) cả file và thư mục vào một file rồi gửi đi. Bên nhận lại tải ra dùng. Vẫn là rắc rối, giá mà chỉ lưu hết vào một file? Có đấy, định dạng file .mht do Microsoft đưa ra cách đây 10 năm.

Các trình duyệt IE và Opera (v.9 và sau) đặt trước là lưu trang mạng theo định dạng .mht. Tất nhiên chúng đọc được file .mht.
Anh em mình dùng FireFox vì nhiều lý do. Với FireFox, muốn đọc và lưu file .mht thì cần phải thêm vào một cái thành phần mở rộng (extension) có tên Mozilla Archive Format. Bấm /Tools/Add-on..., chọn Extensions tìm/cài đặt cái Mozilla Archive Format là được.

Thứ Bảy, tháng 9 12, 2009

Tay nghề

Vừa hôm qua giao ban Vườn Treo tôi nói với mọi người "có vẻ Trung thụt hành nghề đồ họa vi tính". Chả là vì đến nhà thấy cậu có riêng máy tính và dùng khá thành thạo. Thêm nữa là cái ảnh "gặt lúa giúp dân" đã được làm mới, theo lời cậu.
Hôm nay qua mail cậu gửi tới cái ảnh diễu hành 26/3 đã được sửa. Trông tất nhiên là tươm tất hơn ảnh gốc, kèm theo đây, với lời dặn "xem có anh nào nhận ra nhau không". Mọi người thử xem nhé.

Thứ Sáu, tháng 9 11, 2009

Về việc tham gia các hoạt động Thiếu Sinh Quân Việt Nam

Nhân dịp k4 được phân bổ 4 giấy mời dự gặp mặt TSQVN 23-25/9/2009, BanLL k4 VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi đã thảo luận để sử dụng hợp lý các giấy mời này. Kết luận như sau:

TSQVN là một danh hiệu cao quý. Bởi vậy những người được nhận giấy mời này phải là người tự nguyện tham gia các hoạt động TSQ, nhận tổ chức các hoạt động của TSQ là học viên k4 trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi. Những người nhận giấy mời này sẽ hợp thành Ban LL TSQ k4 trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi (lâm thời), thay mặt các TSQ k4 NVT tham gia các hoạt động của TSQVN trong các ngày 23-25/9/2009 và lâu dài.

Vậy xin thông báo các anh/chị k4 trên toàn quốc biết để đăng ký nhận giấy mời. Số giấy mời này Ban LL k4 NVT Hà Nội đang tạm thời quản lý và sẽ giao lại cho anh/chị đầu tiên đăng ký để hiệp thương sử dụng trong số các anh/chị sẽ đăng ký.

Xin liên hệ: các anh Dương Minh, Đại Cương, Từ Ngữ, Hữu Dũng.

Dư âm DMĐ


Lính Trỗi đông như ngày hội trường





Có cả đại diện trường Bé





aDMĐ được tặng thưởng huy chương "Vì sự nghiệp âm nhạc VN" kèm theo hiện kim 100.000 đồng



aDMĐ được tặng hoa tới mức ko hát nổi


Đọc bài ''đoàn 126'' của HCQ

Đọc bài ''đoàn 126'' của HCQ. Giật mình sao bạn biết nhiều về lữ 126 đến vậy .HCQ có thời gian nào ở đó không? sao anh em mình khg gặp nhau nhỉ .Tôi ở 126 từ hồi ở Cam ranh, lính D2 sau đó về lại D pháo. 1975 đến 1978 thì chuyển ngành. đúng cái dịp đơn vị đánh Công pong thom. Nhắc lại để anh em biết 126 không chỉ có đặc công nước '' ướt d... , sái hàm '' mà còn những đơn vị khác gọi là ''hải quân đánh bộ'' ấy . họ cũng lập được nhiều chiến công to lớn và chịu nhiều tổn thất, ngay cả bây giờ ,họ cũng đang đứng trên tuyến đầu bảo vệ biên cương ,hải đảo của Tổ quốc. họ rất xứng đáng được tôn vinh đấy anh em ạ. theo thiển ý thì trong tình hình hiện nay rất cần phát triển hai đơn vị này . Làm gì thì chắc anh em biết rõ hơn tôi. k4 có anh đang ở tầm vĩ mô của vấn đề này ,nhưng chắc gì anh ấy có thời gian vào blog bàn luận với chúng ta. Thực ra thì đi vào đề tài này hơi nhức đầu. Cứ đichơi , câu cá ,nhậu nhẹt vui vẻ với con cháu cho tóc ít bạc ,nhỡ sau này có dịp gặp chị em QUẾ còn có phong độ đại ca Trỗi là hay nhất.Bai!

Thứ Năm, tháng 9 10, 2009

Cứu cấp - đột quỵ!

kính thưa quý anh em , câu cá thì câu cá ,du lịch tứ phương thì cứ đi cho thoải mái,nhưng phải chú ý giữ gìn sức khoẻ ngõ hầu còn phục vụ quý phu nhân dài dài. Đột quỵ không chừa một ai, kể cả bác sỹ như T. Linh chẳng hạn. Tôi có sưu tầm một bài báo , gửi lên để AE tham khảo, tuy nhiên chưa được kiểm chứng bởi một cq có trách nhiệm nào, nhưng xét ra không có hại gì . nếu thực hiện được chỉ mất vài giọt máu nhưng biết đâu lại cứu được cái mạng nhỏ nhoi của chúng ta. Ae chịu khó đọc và bình loạn nhé.

Kính thưa quí vị, có thể quí vị đă có đọc những dọ̀ng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng răi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu năo (stroke).
Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng
có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu năo. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước.
Khi tai biến mạch máu năo xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong năo bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu năo, chúng ta phải giữ b́ình tĩnh, đừng cuống quít.
Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong năo bộ sẽ vỡ ra.
Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc“rút máu”.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may,hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.

1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đă chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnhdậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hăy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.

Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong năo bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ cọ̀n có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.
Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%.
Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung.
Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu năo’.
Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì thấy ông Giám sự củachúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thi méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu năo. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học,đến Dược pḥng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay
của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đă nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đă bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông Trầń vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ v́ máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.
Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đă xảy ra. Chỉ nội trong ṿng từ 3 đến 5 phút,mồm ông ta đă từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại binh thường.
Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc.
Sau đó, mọi việc đều b́inh thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu năo thường khó trở lại b́inh thường, v́a các tia máu trong năo bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ văn hồi lại trạng thái cũ.”

Theo các thống kê, hiện nay, bệnh tai biến mạch máu năo là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhât́. Những người may mắn có thể sống cọ̀n, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu năo không cọ̀n là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.