Thứ Hai, tháng 11 29, 2010

Tháp Chăm và sự không thể bị đồng hóa Việt?

Liệu văn minh Chăm có phải yếu tố "chống lưng" cho nước Việt không thể bị đồng hóa bởi Đại Hán Trung Hoa? Là câu hỏi bật ra từ xâu chuỗi một số bài đã đăng ở Bạn Trường Trỗi mà tôi vừa mới hoàn thành như một sự thư giãn với Miền Trung.
Thư giãn là chính, nghiên cứu là phụ, trúng thì trúng, không trúng thì... thôi.

Thứ Bảy, tháng 11 27, 2010

Phượt "Cối xay gió"

Mời anh chị em lên hồ Hòa bình ngắm phong cảnh và thưởng thức món cá xông khói.

Thung không có Nai chỉ có Cá

Mới chỉ vài lời giáo đầu mà nhiều bạn đã quan tâm “còm men” - với tinh thần “hết sức trách nhiệm” và “quyết liệt”- tốp tiền trạm gồm 9 đội viên đã nhằm “Cối xay gió” trực chỉ, ngõ hầu có 1 báo cáo thực tế nhất để ủng hộ chủ trương “Người Việt không ưu tiên dùng hàng ngoại”.
Sau hai giờ rong ruổi, đoàn đến Thung Nai ( cách Thành phố Hòa Bình chừng 15 Km), xuống canô vãn cảnh hồ trên núi chừng 1 tiếng.
Nhờ chặn dòng mà chúng ta có 1 Hồ sông Đà tuyệt vời, vô vàn đảo lớn nhỏ xanh tươi cùng các mỏm đá núi soi bóng hồ nước trong xanh. Không gian mênh mang, lãng đãng, nguyên sơ làm lữ khách cảm thấy thư thái, nhẹ nhõm. Nghe nói nước ngoài sắp biến 1 đảo to gần đó thành trung tâm giải trí vui chơi hay sòng bài gì đó, chẳng biết lúc ấy người dân có còn thích Thung Nai yên tĩnh nữa không?
Từ xa đã thấy nhiều người nối nhau leo lên chỗ có Cối xay gió. Lên đến nơi mới biết đã có 2 đoàn các cháu sinh viên kéo lên đây, một lúc sau có mấy tốp nhỏ nữa tiếp tục đến. Anh Duy K2 vui vẻ chào đón các em K4, đưa đi giới thiệu cơ ngơi đang từng bước đầu tư: có nhà nghỉ, sân tenit, chỗ tập đánh golf,... Bắt đầu từ năm 1998, trong một kỳ đi săn, anh Duy nhận ra vùng đất “tiềm năng”, khi mà tất cả đang còn hoang sơ. Con đường chúng tôi vừa đi vào chỉ mất 10 phút mà ngày ấy phải đi cả tiếng đồng hồ.
Cái giá 2 ngày 1 đêm nghỉ ngơi , thăm quan hồ bằng canô, ăn uống (có cả đêm lửa trại) chỉ mất có 200.000 đ/ người quá là hấp dẫn với các cháu sinh viên thích “phượt". Chiêu giá rẻ bất ngờ đã biến các cháu trở thành tiếp thị viên tình nguyện, đồng thời “Cối xay gió” cũng ngày càng nhộn nhịp.
Bữa “tươi” chất lượng mà nòng cốt là chú các ngão 3,3 Kg được yểm trợ bởi các chú cá thiều, thịt heo hun khói theo “công nghệ Atrakhan”, có tham gia xúc tác bởi rượu mơ- táo mèo làm cuộc nhậu thêm sắc mầu.

Phải chăng cây ghi ta, những bài hát Nga, giọng hát chất chứa hoài niệm và cái nhìn xa xăm của chủ nhà làm nên nét riêng có của “Cối xay gió”.
“Con chim K’tia” hôm nay không tung cánh, chỉ có “sao sớm sao chiều bên nhau” thôi.
Lần theo lối nhỏ, chúng tôi mò xuống xưởng làm cá hun khói . Bên ngoài là 1 cái thớt to lấp lánh vẩy cá (cá làm sạch, ướp muối trước khi hun). Bên trong, lò sấy chỉ khoảng 1mét khối. Những khối củi to như bắp chân sẽ duy trì lửa khói khoảng 1 đêm. Không biết còn bí kíp gì nữa không?




Thực ra thì cá Thiều hun khói ở đây chỉ làm với quy mô nhỏ theo kiểu tự cung tự cấp chứ không muốn sản xuất đại trà.

Chủ nhà cả cười, tự tin: " Cá này tốn bia lắm đấy", ai đó vừa ngáy vừa khẳng định "Tốn cả rượu nữa chứ"
Bạn có thể đến chơi, mua về làm quà hoặc dặn trước để ai đó mang về hộ.
Không có sản xuất để bán đại trà đâu nhé.
Tóm lại “Cối xay gió” là điểm nên ghé khi đến Hồ sông Đà Hòa Bình.

Thư giãn cuối tuần với tiếng Việt và tiếng Mỹ

Anh PH sưu tầm một bài viết về sự rắc rối của tiếng Việt với người Mỹ và ngược lại.
Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Ðông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Ðồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàng ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Ðối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, … hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon “thần sầu quỉ khốc” !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc “đờ-mi gác-xông”, sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.

Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Ðường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi khi nó chuyện với một người Mỹ bằng… tiếng Anh). Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:


Đọc bài tại đây để thư giãn cuối tuần :-)

Thứ Sáu, tháng 11 26, 2010

Bọn mày "DÃ MAN QUÁ"

(Đầu tiên xin cám ơn người anh em, hơn 40 năm vẫn nhớ những kỷ niệm của thằng 'TIM 'quậy phá năm xưa. Bút danh foning chinh là chữ: (hưng) viết thường và đọc mặt sau của tờ giấy ấy mà...)

Nhân kỷ niệm 45 năm; D Sô có giao nhiệm vụ cho tôi báo tin gặp mặt cho Y-Việt. Chấp hành nhiệm vụ... tôi bèn bay lên cao nguyên "Ban Mê" để: lùng xục, tìm kiếm và đã đưa được người anh em Y-Việt về dự lễ. (Như Bài và ảnh đã đưa tin). Gặp Y-Việt tôi được nghe một câu chuyện về sự sợ hãi hay hãi hùng về người (Kinh) chúng mình. Tôi nghe xong có kể lại cho V-C- Phước nghe lúc găp nhau ở hội trường. Giờ đây tôi xin kể lại câu chuyện... để: Nếu ai có dịp hay đi "công tác" trên miền cao biết mà... "Nựa nời mà lói". "Cẩn thận"
Nhất là cái anh Th (Tọ) nhà mình. Chuyện như sau:

Đau lắm: Tao chịu thua

Người nhà của nhà của Y-Việt làm trong ủy ban Kế hoạch Hóa gia đình (người Kinh) công tác trên miền núi. Gặp vợ chồng A Pó mới 25 tuổi, nhưng đã có 6 đứa con
Anh ta chê:
- Chúng mày kém, nghèo mà đẻ lắm. Chả bằng một góc người Kinh.
Tự ái lắm, A Pó bảo vợ:
- Tao với mày tối nay phải đến nhà thằng giáo viên người Kinh xem nó "ấy" vợ nó thế nào mà thằng kia bảo mình không bằng một góc của nó.
Tối đến, A Pó cùng vợ rình nhà người giáo viên người Kinh. Nhà sàn nên hơi cao, A Pó không nhìn thấy gì bèn bảo vợ đứng lên trên lưng mình để xem.
Vài phút sau, vợ A Pó trèo xuống, mặt hơi đỏ.
A Pó hỏi:
- Thế nào? Mày có thấy gì không?
Chị vợ thèn thẹn lắc đầu:
- Vợ chồng ông giáo ”ấy” cũng thế. Chả khác gì lúc mình ”ấy“ tôi cả.
A Pó tức lắm, lầm bầm:
- Thằng kia đã bảo khác là khác. Để ông đứng trên vai mày ông xem.
5 phút sau, A Pó trèo xuống đất, mặt tái xanh, tái mét, chân tay run lẩy bẩy. Vợ lấy làm lạ lắm, nhưng không dám hỏi. Trên đường về; một lúc sau: A Pó rỉ tai vợ nói:
- Thôi mình nghèo cũng được, đẻ nhiều cũng được, chứ tao không bắt chước bọn người Kinh đâu; Chúng nó “ấy“ nhau xong... lột da "thằng nhỏ" vứt vào sọt rác. Đau lắm, tao chịu thua.

Thứ Năm, tháng 11 25, 2010

Cối xay... cá xông khói

Ông TM hôm nay đòi xơi "cá hun khói Hà Nội". Hóa ra cậu được Ak7 mời nhậu từ hồi nào. Giờ vẫn nhớ, nỗi nhớ chợt thốt thành lời.
Thứ cá đấy không phải của Hà Nội, mà là sản phẩm từ cá thiểu tự nhiên câu được trên hồ thủy điện Hòa Bình qua công nghệ hun khói Nga chuyển giao cho "nhà nghỉ Cối Xay gió" từ nhiều năm nay.

Cái nhà nghỉ này lần cuối cùng tôi đến cách đây cỡ 5 năm còn chưa có tên CXG. Chính thức thì chắc phải gọi là nhà nghỉ Viện KTQS, liên quan tới quyết định giao đất rừng làm khu nghỉ. Mà đại biểu thường trực, được gọi là ông chủ, là TĐDuy k2; những ông không thường trực là TĐTrung k2, L.Thái k3,... Mà các anh ấy thực sự là chủ vì chỉ có cái "áo" là VKTQS thôi chứ đầu tư thì dạng "cổ phần thân hữu". (Bấm vào ảnh xem giữa các cánh có chữ "VKTQS").
Bây giờ nó đã là một điểm nổi tiếng, chỉ cần google "nhà nghỉ cối xay gió" thì ra vài chục nghìn kết quả. Cái ảnh trên là lấy của người ta trên đó. Ảnh dưới: chủ "cối" TĐ.Duy, k2 Trỗi, đưa anh em đi chơi hồ sông Đà, 21/10/2004.
Anh Duy cho chúng tôi theo chuyến câu tối trên một chiếc thuyền gắn máy công nông. Bình thường các anh đi hai người, một người chèo tay một người thả rồi thu câu. Chuyến này có tham quan nên phải đi thuyền to gắn máy. Ra đến vùng nước đã định anh Duy nói thuyền đi từ từ rồi tự tay thả câu, là một sợi cước dài cỡ 500m có phao nổi, trên đó cách quãng vài ba mét có một dây con thả xuống chừng hơn mét có một lưỡi câu buộc sẵn mồi lông gà. Con cá thiểu (cá ngão) loài ăn thịt, tính dữ, nó táp mồi không phải để ăn mà vì nó ghét. Cái mồi lông gà kéo đi trong nước cứ lắc lư, quay quay, đáng bị xực lắm. Thuyền kéo câu lòng vòng chừng hai giờ đồng hồ thu dây lại chỉ được quãng 5kg cá cả lớn lẫn nhỏ. Anh Duy nói vì cái thuyền máy vừa ồn vừa hơi nhanh quá.
Khi nãy tôi vừa gọi điện, anh Duy đang ở "cối", tuần này không về. Vì vậy đang có cá hun khói nhưng chắc phải đặt anh giữ lại tuần sau mang về. Không đặt thì mấy ngày nghỉ khách lên lại hốt hết, anh ấy bảo thế.
Bài tham khảo, trong đó chỉ có một chút về "cối" và ông chủ, nhưng như thế lại hay hơn.

Thứ Tư, tháng 11 24, 2010

Lời cám ơn của anh Trần Hà và gia đình

Anh Trần Hà và gia đình, qua Bạn Trường Trỗi, xin gửi lời cám ơn BLL k4 và tất cả các bạn xa gần đã thăm hỏi, chia buồn, phúng viếng và dự lễ tang bà cụ thân sinh ra anh.
Xin cám ơn.

GIAO BAN CAFE MỚI

Mời các bantroi cùng những người bạn dự buổi giao ban cafe thân mật tại:
Cafe Anh Đỗ : 14/4 đường Lam Sơn Phường 6, Quận Bình Thạnh.
Thời gian : sau o8 giờ ngày 28/11/2010.Chủ nhật.
Mời anh chị em tham gia nhiệt tình vì tính đặc biệt : buổi " Khai trương "cà fe Anh Đỗ.
( TB ai có gì mang nấy góp vui không câu nệ ).
CAFE ANH ĐỖ KÍNH MỜI ( mạn phép gia chủ).

TRUNG LIÊM

Cà phê Anh Đỗ (k7)

Đỗ Nghĩa k7 có lời mời khai trương Cà phê Anh Đỗ tại "tệ xá".
PR miễn phí, tính lợi dụng làm bàn đạp xóa mù tin học nguồn mở (Ubuntu). Tin học nguồn đóng (Windows) thì ông nào cũng mắt sáng long lanh cả rồi.

Đoán mò

Theo dõi tình hình thế giới hóa ra không chỉ riêng những chính khách, những nhà báo, những người quan tâm đến thời cuộc mà còn cả những nhà kinh tế, và đơn giản hơn là những tay chơi chứng khoán cò con ở một thị trường chứng khoán bé tẹo như ở Việt nam. Thời hội nhập, tình hình thế giới có biến động xấu là mấy đồng tiền còm cõi cất ở chứng khoán cũng nhanh chóng đi tầu suốt. Nói vậy là vì Nam Bắc Triều đang có chuyện. Người ta đang đoán già đoán non, không biết có dẫn đến xung đột lớn hay không. Mà đánh nhau to là chứng khoán giảm. Bằng chứng là mới có mấy trăm quả pháo qua lại tận Triều tiên mà thị trường chứng khoán châu Á đã giảm điểm rồi, có ảnh hưởng đến VN hay không thì chờ mới biết.
Nguyên nhân vụ việc có lẽ là do Hàn quốc tập trận trước đó, có bắn đạn thật, Bắc triều tiên quá nhạy cảm và bắn trả, và như cách mà họ thường làm là đẩy quá lên. Mọi việc sẽ phụ thuộc vào phản ứng của phía Hàn quốc, sự việc leo thang thì sẽ là bất ổn, còn nếu người Hàn chịu nín nhịn thì thị trường chứng khoán lại bình ổn, may ra thì tồng chí lào có tiền gửi chứng khoán còn giữ được vốn chờ sinh lãi, chứ nếu nó đánh nhau to thì .. e hèm.. liệu mà tính không lỗ nặng.
Nói vậy thôi chứ ở Việt nam, mọi điều lại không như thế giới, bằng chứng ở đây này

Thứ Ba, tháng 11 23, 2010

Tháo gỡ đường dẫn "Bạn Trỗi khóa 5"

Đáng tiếc là Bạn Trỗi khóa 5 đã không may mắn như VietnamNet phục hồi sau gần một ngày "ăn dưỡng".
Vài tuần sau khi mất liên lạc cho tới hôm nay Bạn Trỗi khóa 5 tiếp tục hiện ra với diện mạo của một kẻ khác. Kẻ này không có chút liên hệ nào tới "Trỗi". Bởi vậy tôi quyết định gỡ bỏ đường dẫn tới đó khi nó vẫn mang danh Trỗi khóa 5 là điều không thể chấp nhận.
Lý giải như thế nào về sự mất tích này? Phỏng đoán của tôi không phải do bị tin tặc đánh sập như VietnamNet. Các nhà cung cấp dịch vụ đuôi miền "chấm cơm .com" không dễ dàng đầu hàng như thế.
Mà sự mất tích này chính là thủ đoạn làm tiền của nhà cung cấp dịch vụ cho chủ của miền mạng cấp 2 "vnweblogs.com". Chỉ cần một sơ ý nào đấy lập tức miền mạng bị nhà cung cấp dịch vụ thu hồi và đòi chuộc với giá cao. Nếu không chấp nhận thì coi như miền mạng đó sẽ đi vào dĩ vãng sau một thời gian treo để nhử. Tình trạng của Bạn Trỗi khóa 5 bây giờ đang là như vậy, chung trong cái rọ của vnweblogs.com.

Nếu bi quan, có thể thấy tương lai của Bạn Trỗi khóa 5 giống như mạng Đông Tác (dongtac.net) vì quá nổi tiếng mà bị bắt cóc đòi tiền chuộc. Thật đáng tự hào :-) Giá mà lòng tự hào ấy có thể lấy lại những gì đã mất, khác với Đông Tác (dongtac) đã phải đổi thành Đông Tác (dongtak) như đang thấy đây.

Thêm mới: tháo gỡ thêm "K7 (Bạn Trỗi k7)" cùng chung số phận của những trang trên vnweblogs.com.

Có chiến tranh Nam Bắc Triều không?

Hôm nay, pháo binh Bắc Triều tiên đã bắn hơn hai trăm viên đạn pháo vào một hòn đảo của Nam hàn, Quân đội Nam hàn chưa có thông báo gì. Các nhân chứng nói có sáu bảy mươi ngôi nhà đã bị cháy , một lính chết ba bị thương, chưa có tin tức gì thêm, mời đón đọc thêm trên các trang  chính thống (chắc là mai mới có)

(Tin Reuter)

Các nhà sử học Việt Nam nghĩ gì về phát biểu của Vương Hàn Lĩnh? (Phần 1)

(tham khảo bài viết của phóng viên RFA)
"Ngày 11 tháng 11 vừa qua, trang mạng Tuanvietnam của báo Vietnamnet có đăng bài của phóng viên Huỳnh Phan, phỏng vấn Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, một học giả thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Bài báo này được cho là phỏng vấn trước đó ba tháng, tại TP HCM.
Ngay khi trang mạng Tuanvietnam cho đăng bài báo này, ông Vương Hàn Lĩnh cũng đã có mặt tại TP HCM, tham dự Hội thảo Quốc tế Biển Đông. Bài báo này sau khi đăng chẳng được bao lâu đã bị trang Tuanvietnam gỡ xuống, thế nhưng những câu trả lời của TS Vương Hàn Lĩnh về biển Đông nói riêng và chủ quyền Việt Nam nói chung, đã làm cho nhiều người quan ngại.Nhân sự kiện này, phóng viên đài Pháp đã phỏng vấn hai nhà sử học, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và là Đại biểu Quốc hội, và ông Đinh Kim Phúc, từng là giảng viên khoa Sử - Địa, Trường ĐH Cần Thơ, hiện đang làm việc tại Đại học Mở TP.HCM."
 Phần hai xem tiếp tại đây

Cẩn thận với chiêu lừa đảo giả mạo Gmail

Bấm vào đây để sang xem bên UT về việc này.
Tóm lại có thằng nào bảo khai báo mật khẩu và các thứ khác thì không khai, kiên quyết không khai.

Chuẩn thông dụng và chuẩn pháp lý

Hôm qua đúng vào ngày VietnamNet bị tin tặc đánh hỏng thì diễn đàn thư công nghệ thông tin có một chủ đề sôi động. Ấy là tranh luận về việc trên mạng xuất hiện một "Đơn tố cáo về việc vi phạm bản quyền lên đến hàng chục triệu USD tại Báo VietnamNet".
Dường như thống nhất với nhau rằng vi phạm bản quyền ở VN là chuyện không cần chứng minh hay bàn cãi, mọi người tranh luận về việc người tố cáo, có công khai nhân thân, hành động như vậy là đúng hay sai.
Một luồng dư luận cho việc này là đáng lên án. Một nhân viên không thể đứng ra "vạch áo (cơ quan) cho người xem lưng". Thậm chí có ý kiến pháp luật cần bổ sung loại tội phạm này. Những người trong luồng ngày thường là giới quản lý doanh nghiệp và dậy học; là người quản lý họ sợ bị hở lưng; là người dậy học họ sợ mang tiếng có học trò phản phúc, có lẽ vậy.
Một luồng dư luận khác đối nghịch, mang ý kiến của giới trẻ và người làm công, cho rằng xét về mặt lợi ích xã hội thì đó là việc làm đúng, cần được khuyến khích và bảo vệ.
Ý kiến của tôi là "những người lên án hành động này có thể trừng trị người tố cáo trong hạn mức thẩm quyền mà họ có chứ không thể vi phạm quyền công dân của người đó trong đó có quyền tố cáo. Cái đó giống như quan hệ của chuẩn thông dụng và chuẩn pháp lý".

Chuẩn thông dụng và chuẩn pháp lý là cách nói chữ của "lệ làng" và "phép vua" trong dân gian. Phép vua anh minh và nghiêm minh thì lệ làng tiến bộ, xã hội phát triển tự do hạnh phúc. Khi "lệ làng" hủ lậu tiếm quyền thì xã hội tụt lùi về thời dã man, các "nhóm lợi ích" xung đột và phần thắng thuộc về kẻ nắm "phép vua".

Mỹ Đình, tiền lệ may mắn của Lễ hội nước ở Phnom Penh

Hơn 340 người chết ở Campuchia vì giẫm đạp, tin VnExpress hôm nay.
Thật may mắn Mỹ Đình nghìn năm Thăng Long đã không rơi vào thảm cảnh này.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen mô tả đó là giờ phút đen tối nhất trong lịch sử Campuchia kể từ thời Khmer Đỏ. "Đây là thảm họa lớn nhất kể từ thời Khmer Đỏ. Tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến người dân và thân nhân của các nạn nhân", Hun Sen phát biểu trong chương trình truyền hình trực tiếp và cho biết nước này sẽ tổ chức quốc tang vào ngày 25/11.
Các lãnh đạo VN chắc chắn sẽ chia buồn với nhân dân CPC.

Thứ Hai, tháng 11 22, 2010

Về Vietnamnet bị tấn công

"Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 22/11 Website của báo điện tử VietNamNet đã phải tạm ngưng hoạt động khi xuất hiện 1 số hacker lạ từ nước ngoài xâm nhập phá hoại.

Ít ai có thể chứng kiến sự việc này vì thời gian vào khoảng 3 giờ sáng trừ một số người bên IT đã chụp lại hình ảnh này và được Tin công nghệ 24h.com chúng tôi đưa lên đây.
Một số Hacker nước ngoài tự xưng là thuộc Team Mosta Algerian Hacker đã xâm nhập vào sever của VietNamNet.Vn thông qua lỗ hổng bảo mật và deface trang chủ về giao diện như trên ảnh chụp được.
 Đây có lẽ chỉ là một lời cảnh báo về chế độ bảo mật kém từ Sever của VietNamNet. Hiện tại vẫn chưa rõ thủ phạm nhóm Hacker này từ đâu và động cơ “anh hùng” của nhóm Hacker tự xưng này. Website www.Vietnamnet.vn và các chuyên trang khác của VietNamNet hiện tại đang được bảo trì và thay đổi DNS đến 1 địa chỉ khác để tiến hành rà soát lại toàn bộ Sever, kiểm tra và vá các lỗ hổng bảo mật, nên tạm thời quý độc giả không thể truy cập được.

Đã có nhiều trường hợp xảy tương tự với 1 số Website lớn ở Việt Nam, và trong số đó, không ít Hacker này là “dân bản địa” với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng dù với mục đích gì đi nữa, điều mà khiến các báo điện tử, BQT các Website luôn luôn lưu tâm đó là vấn đề bảo mật cho Website."
 (trích báo mạng)

Phong cảnh Quây lỉn-xem và nhớ lại

TQ đã nhanh nhạy cung cấp những hình ảnh đẹp về QL, nhưng đã hứa với các bạn Quế nên tôi gửi tặng một clip khác để bù lại, độc đáo hơn một chút và đảm bảo không đụng hàng



Do trình độ kỹ thuật kém, nảy sinh sự chồng chéo không mong muốn, mời các bạn xem lại clip này  để ôn lại một thời thơ trẻ.

VietnamNet bị "Mỹ Đình đại lễ nghìn năm"

Những ai đã tham gia vụ bế mạc đại lễ nghìn năm Thăng Long ở Mỹ Đình đến giờ nhắc lại chắc vẫn "hồn xiêu phách lạc". Ai đó đã nói "nhìn trên TV chỉ thấy có ông quan HN và MC, biết ngay có chuyện". "Vua" cho đến "hoa hậu", đại biểu VK yêu nước, các thành phần có và không có giấy mời cho đến thứ dân các tỉnh đổ về kẹt cứng; nhiều người cho tới quá nửa đêm mới về được nhà sau khi xem màn... "không thấy gì".

Đấy là một thí dụ rất sinh động cho tình trạng của trang mạng VietnamNet từ sáng tới giờ.
Câu trả lời của VietnamNet, nói cho đúng là thông báo của phần mềm duyệt mạng trước phản ứng của VietnamNet là "ôi giời, ở đấy quá đông, chả chen vào được".
Mà đông là đông cái gì, sao tự nhiên lại đông người đến VietnamNet thế?
Cái này thì chắc là khác với Mỹ Đình, cái đông ở VietnamNet hôm nay chả phải là những người tử tế. Nói cho đúng toàn là âm binh bị bọn phù thủy xua đến gây tắc đường ở đấy thôi.
Âm binh (zoombie) là các máy tính đã bị nhiễm một phần mềm độc hại sẵn sàng hoạt động khi được kích hoạt bởi nơi đã phân phát chúng đi trên mạng. Cứ tưởng tượng một kẻ cầm một bó dây hàng trăm nghìn sợi, đầu kia của các sợi dây ấy là "thắt lưng" của phần mềm độc trong hàng trăm nghìn máy tính rải rác trên mạng internet. Cái bó dây ấy gọi là mạng ma (botnet) còn thằng cầm bó dây là phù thủy.
Phù thủy tay giật dây miệng hô "vietnamnet" thế là phần mềm độc đồng thời phát tác, làm cho cùng lúc âm binh "bấm" liên tục vào địa chỉ vietnam.net. Hàng triệu yêu cầu gửi đến VietnamNet như hàng chục nghìn người thích xem pháo hoa nghệ thuật lao đến Mỹ Đình. Làm gì chả tắc tị. Thằng chậm chân mới ra đến cuối đường Trần Duy Hưng thấy toàn lưng là lưng, quay về bảo "chả chen vào được".
Đấy tình hình của VietnamNet là thế, đang bị lụt trong đám âm binh hâm mộ, đến nỗi không còn phục vụ được ai. Chuyên môn gọi là "từ chối dịch vụ" (DOS, Denial-Of-Service).
Mà cái bọn âm binh ấy hoàn toàn có thể là chính máy của mọi người; thứ máy chạy bằng hệ điều hành Windows. Không thể là máy của tôi, Linux, chắc chắn thế, he he...

Cam Ranh, góc nhìn của các cựu binh Xô Viết (Nga)

Có một trang mạng về Cam Ranh của các cựu binh Xô Viết. Toàn tiếng Nga.

Tuy nhiên dùng dịch vụ chuyển ngữ Google thì cũng có thể hiểu được họ nói gì nhiều hơn nghe ông người Nga nói tiếng Việt :-)
"Để khêu gợi các đồng chí" tôi xin đưa một ảnh trong trang đó, máy bay ném bom chiến lược Tu-95 tại Cam Ranh.
Chắc ông CQ thích cái này?
Tìm đỏ mắt không thấy ông Tt ở xó nào?

Chủ Nhật, tháng 11 21, 2010

Một dịp nhìn ngó hoạt động cộng đồng, FOSS

Như đã nói hôm nay tôi có dịp đưa MD, TL và V.Tuấn tham dự một hoạt động của cộng đồng phần mềm mã nguồn mở tại ĐH Thái Nguyên.
Chắc chắn chuyến đi này "mở mắt" cho mấy ông bạn suốt đời sống và làm việc theo pháp luật; hơn thế, suốt đời sống và làm việc trong cơ quan Nhà nước.

Thứ nhất: là một cuộc trao đổi mà không phải do ai đó đặt ra. Tự các thành viên đặt ra rồi tổ chức với nhau theo khả năng có thể.
Thứ hai: ai tham gia thì tự lo lấy mọi việc liên quan. Hội thảo không giấy mời, không đưa đón, không phong bì,... Từ HN lên Thái Nguyên, hỏi nhau đi xe khách thì từ đâu, giờ nào,... Cuối cùng thì đoàn HN lên bằng 1 ô tô và một xe đạp (không kể đoàn ta 2 việc trong 1 chuyến đi). Chấm điểm 10 cho xe đạp, mất 4 giờ 30' cho một chuyến từ Hà Nội lên Thái Nguyên. Chiều lại làm chuyến đạp về nữa.
Thứ ba: diễn giả say sưa nói về một đề tài mà không biết người nghe có thích không :-) và số lượng người nghe cũng không lấy gì làm đông đảo :-(
Thứ tư: hết chuyện, tất cả vui vẻ ra về (chắc chắn là thế, vì chúng tôi không ở đến cùng)
Thế là nhiều cái lạ quá còn gì?

Ấy thế mà có cái lạ nữa: nhà điều hành, riêng của khoa CNTT, to vật vã bằng mấy các trường ở HN. Anh em nào có con còn nhỏ cho lên đây mà học đại học. Có người hỏi thăm, nói "cháu nó lên Thái học IT". Oai-xờ của nó!

Thứ Bảy, tháng 11 20, 2010

AI BẢO CHĂN TRÂU LÀ KHỔ

Cảm nghĩ sau khi đọc bài CÓ LẼ NÀO của bác TM (thứ hai 15/11/2010).

Bác TM nhà mình đã cảm nhận được "yêu đương là một nghề vất vả". Em cũng xin chia sẻ câu chuyện của một thằng "tù" như em đây suốt 32 năm trời đọa đầy vất vả. Chuyện của em xin quay ngược thời gian về 32 năm trước...

Nhốt thằng tù nữa đi anh

Đêm tân hôn cô dâu thẹn thùng thỏ thẻ với chú rể:
- Anh ơi, em hổng biết gì về dzụ đó hết, anh cắt nghĩa cho em đi!
Chú rể cười:
- Dzụ đó dễ ợt hè. Em cứ tưởng tượng cái của em là nhà tù, còn của anh là thằng tù, Ta cứ nhốt thằng tù vào nhà tù là xong.
Xong xuôi rồi cô dâu thích quá, một lát sau lại thỏ thẻ:
- Anh ơi, thằng tù nó xổng chuồng rồi!
Chú rể bảo:
- Thì mình bắt nhốt nó lại.
Xong lần nhốt tù này chú Rể châm thuốc lá hút lấy lại hơi. Cô dâu lại nói:
- Nó lại xổng chuồng nữa rồi, anh mau bắt nhốt nó lại đi anh!
Thế là chú rể lại uể ỏai đi bắt thằng tù nhốt lại. Xong xuôi anh nằm xuội lơ như ông già "hết pin"
Một lát cô dâu lại thỏ thẻ:
- Anh ơi, nhốt thằng tù nữa đi anh!
Lần này thì chú rể nổi quạu:
- Thằng này ở tù hết hạn thì phải thả cho nó ra chứ, nó có bị án chung thân khổ sai đâu!

Vâng! Chuyện của tôi là vậy. Án tù đến nay vẫn thụ chưa xong... Hu! hu

Nhớ thày cô, nghĩ về hồn cốt một thương hiệu

Ngoài đường lại ngập tràn những bó hoa tươi hương sắc, học sinh túm ba túm bảy ríu rít đến nhà thày cô …, không khí ngày 20/11 năm nào cũng thế. Ở tuổi U60 dường như sự tôn kính, lòng biết ơn thày cô trong mỗi chúng ta đậm trầm hơn. Chắc nhiều bạn cùng tôi nhớ về cô Chính ( lớp 1), thày Tế ( lớp 2), cô Bạch Vân (lớp 4),cô Hợp An,.. trường Lê Ngọc Hân. Chúng ta nhớ về các thày cô trường NVT thân yêu như thày Bân, thày Trực, thày Biểu, cô Lan, cô Ngần, thày Bổng, thày Sảng,… nhiều lắm không kể hết. Không chỉ những dịp 20/11, dáng hình các thày cô luôn trở về mỗi khi lính Trỗi tụ bạ bên nhau. Tôi đồ rằng dù bạn là ai: nhà khoa học, tướng lĩnh hay người chưa mấy thành đạt thì chắc hẳn cũng không thể quên nét chữ thày Trực, cái khoát tay vẽ vòng tròn thay compa của thày Biểu, giọng nói thày Bân … Kỷ niệm về các thày, cô đã trở thành một phần đời của chúng ta và suốt đời chúng ta tri ân các thày cô.
Những ngày này tôi lại nghĩ về những người thày mà tôi đã biết và chưa hề biết mặt với tấm lòng trân trọng và cảm phục : thày dạy Thể dục ở ĐHTH- người lính của Sư đoàn sinh viên chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị mà bạn tôi gặp lần cuối: măc quần đùi, đội mũ tai bèo, tay cầm AK chuẩn bị vượt sông Thạch Hãn- đã không trở về trường cùng các bạn tôi trong ngay chiến thắng.
Tôi vô cùng cảm phục nghĩ về những thày cô năm xưa theo tiếng gọi đem ánh sáng văn hoá về vùng cao và các thày cô đang “cắm bản” hôm nay. Những người đã “mãi tạm xa” thị thành, miền quê đồng bằng, người thân , đối mặt với muôn vàn khó khăn để mang cái chữ đến cho con em và đồng bào các dân tộc. Họ đã hy sinh hạnh phúc, chôn vùi tuổi trẻ của mình ở nơi khỉ ho cò gáy vì sự nghiệp gieo chữ.
Tôi lại nghĩ về người thày đã từng là “ Người đương thời”, biểu trưng của sự dũng cảm chống tiêu cực và bệnh thành tích trong ngành giáo dục, là hồn cốt của 1 khẩu hiệu đã được thương hiệu hoá: “Nói không với bệnh thành tích”, “ Nói không với…”.
Năm xưa, hành động người đầu tiên vọt ra khỏi hang đang ẩn nấp kéo theo cả đơn vị xông lên mặt đường để thông đường cứu xe là tấm gương xả thân vì nghĩa lớn, có sức truyền cảm, cuốn hút và cổ vũ lớn lao.
Buồn thay, “thày” đã nói những lời như những kẻ “Hồi chánh “ năm xưa: "Tôi đầu hàng. Tôi buông súng. Tôi thất bại. Tôi thương vợ thương con tôi quá. Bây giờ tôi mới thấy mình dại.”
Tôi không trách “thày”. Cuộc sống rất giản dị như vốn có, nó là cơm ăn nước uống chứ không phải là khẩu hiệu, là sự tôn vinh. Tôi trách những người có trách nhiệm như bạn tôi đã không làm gì để bảo vệ và phát huy tấm gương của một người dũng cảm đã “vọt ra khỏi hang”. Vẫn biết “bạn tôi” còn bận nhiều việc lớn, nhưng bạn có biết hậu quả to lớn của “chuyện nhỏ” là sự mất lòng tin hay không? Nhiều người cho dù không có can đảm để đấu tranh nhưng chí ít người ta còn thấy le lói niềm tin : còn người dám đấu tranh, cái xấu sẽ lúc nào đó bị đẩy lùi. Tôi chua xot , ngậm ngùi khi nghe ông anh vợ cũng là giáo viên kết luận : “Tay Khoa ấy dại quá, quá dại!” và trộm nghĩ cứ thế này thì mở hội nghị tuyên dương những điển hình tiên tiến chống tiêu cực làm gì cho phí tiền. Vẫn biết bạn tôi cũng chỉ là “1 trong muôn 1”, nhưng nếu không làm cái gì đó thì khẩu hiệu đáng ra sẽ là “ Không nói với bệnh thành tích”, “Không nói tới tiêu cực” . Như vậy sẽ an toạ hơn chăng.
Dù sao, nhân ngày vui của các thày cô, xin các thày cô nhận ở các học trò lòng biết ơn chân thành nhất.

Tin buồn: mẹ anh Trần Hà mất

Anh Trần Hà báo tin cụ bà thân sinh ra anh mới mất hôm qua, thọ 94 tuổi. Hiện anh Trần Hà đã về quê tại thôn Bá Sơn, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên lo đưa tang Cụ.
Lễ đưa tang cụ bà thân sinh anh Trần Hà sẽ được tổ chức vào 14 giờ chiều ngày Chủ Nhật, 21/11/2010 tại nghĩa trang quê nhà.
Xin kính báo.

Thứ Sáu, tháng 11 19, 2010

Thứ Năm, tháng 11 18, 2010

Không xem được bộ ảnh chân dung k4

Tt cạnh tranh ghê quá, tôi định mở Bộ Ảnh Chân dung k4 để sang sửa mông má lại. Hỡi ôi, không thể vào được, các kiểu luôn.
Tìm hiểu thôi rồi, lên cả Google xem thế giới thế nào. Hóa ra Opera.com đã bị chặn gần tháng nay rồi. Cái bộ ảnh ấy đặt trên http://my.opera.com mà.
Không lẽ Tt có cánh tay dài dữ vậy? Chặn bộ ảnh k4 để độc quyền "chân... rung"? Hu hu...
Hôm nào Tt nó chặn luôn cái Blogspot.com này cho hết chỗ kêu, khỏi cần thắc mắc ý kiến ý cỏ gì nữa.

Những gương mặt... (tiếp theo)

Những gương mặt.... (tiếp theo)



Thứ Tư, tháng 11 17, 2010

Những gương mặt...(tiếp theo)


Những gương mặt... (tiếp theo)


Những gương mặt bạn bè (k4) Nhân dịp 45 năm thành lập trường

***




(Còn tiếp)

Lời cám ơn của anh Đoàn Long và gia đình

Anh Đoàn Long và gia đình, qua đây, có lời cám ơn BLL k4 và các bạn Trỗi từ k1 đến k9 đã có lời thăm hỏi, chia buồn, phúng viếng và dự lễ tang cụ thân sinh ra chị nhà.
Xin cám ơn.

Sửa lại

Rất thành thật xin lỗi các bạn,  vì có nhiều ý kiến không đồng tình với việc đăng ảnh với một cái khung "Nhạy cảm" !  vậy xin phép hạ xuống để cắt cái khung đi rồi lại đưa lên, rất mong mọi người thông cảm!

Thứ Ba, tháng 11 16, 2010

Oanh Liệt

Ngày 02/11/2006 là sinh nhật của blog bantroi (K4), cho tới nay đã tròn 4 tuổi. Những tháng đầu, nó èo uột, chỉ nhõn bài của Tổng quản, sau có bài của Dương Minh (ban đầu chỉ vì lí do "tội nghiệp nó"). Rồi nó phát triển "như sóng trào dâng". Nó trở thành "tòa báo có thế lực nhất" với sự đóng góp đông đảo của bá tánh. Mạng lưới của nó bao trùm EU, nghe nói sang cả Cali. Nó cần thiết tới mức, ngày nào không ghé thăm nó là như thấy thiếu cái gì đó.

Nhưng, gần đây, tôi bỗng dưng thấy ... bùi ngùi. Vẫn biết Sanh-Lão-Bịnh-Tử là quy luật, nhưng "áp dụng" vô nó mà thấy ... Mấy tháng gần đây, nó biểu hiện sự mệt mỏi, èo uột (theo suy nghĩ của tôi - gốc gác là dân trợ lí chuyên bàn lùi). Nó đang Bịnh? Nó đang tuân theo quy luật? Không rõ, nhưng rõ ràng là nó ...

Thở dài, chả lẽ mình phải di cư sang Oép-sai/bờ-lốc của kẻ khác? (Nghĩ mà cảm thông với bà con Việt kiều - vì những lí do khác nhau - mà phải tha hương).

Chỉ biết buồn (ôi, mình rõ là giai cấp tiểu tư sản, nay tả, mai hữu, chứ không lập trường như cái anh thành phần cơ bản).