Chủ Nhật, tháng 12 09, 2007

Khi nào quẳng gánh lo đi

Nghe một người bạn nói Đền Kiếp Bạc rất thiêng. Bản thân họ tuy chưa chiêm nghiệm được gì về sự linh thiêng của Đức Thánh Trần, nhưng đã kiểm chứng lời người viết sớ rằng tháng này có hạn. Quả nhiên liên tiếp họ dính 4 chuyện không vui về giao thông, mất tiền và bực mình.

Thế là hôm qua, Chủ Nhật, tôi rủ TL, ĐC, VTM đi thăm Đền Kiếp Bạc vì đã mấy lần đến Côn Sơn mà không ghé qua Kiếp Bạc, cộng với một chút tò mò. Chuyến đi, cuối cùng, cho đến hết ngày chúng tôi thăm được Đền Kiếp Bạc, Chùa Thanh Mai, Chùa Hàm Long và Chùa Dạm. Cả ba chùa cuối đều là những nơi tôi đã từng đến và viết ở đây cho mọi người đọc. Nhưng các bạn đi cùng thì chưa ai đến cả.

Đền Kiếp Bạc, cũng như nhiều đến chùa khác, mấy năm gần đây được đầu tư tu sửa khá nhiều. Mùa này không lễ hội nên Đền vắng, chỉ có các đoàn khách lẻ. Ở đây nếu không có đội ngũ quyết liệt tiếp thị vật chất (ăn uống) và tâm linh (viết sớ, xem tay); nếu khách được tự mình đi trong không gian yên tĩnh và linh thiêng nơi thái ấp xưa của Đại Vương Trần Hưng Đạo thì ít nhiều cũng cảm được hồn xưa để lại. Tiếc là không được như thế. ĐC ra về với lòng hậm hực của tay trinh sát chống buôn lậu lại gặp lừa đảo. TL vào WC phải vòng ra lối khác để tránh sự truy đuổi của nhân viên tiếp thị tâm linh. Chỉ có VTM hớn hở ra về với mấy thứ lộc thánh, mà rồi lại để quên trên xe khi xuống.

Chùa Thanh Mai thờ Pháp Loa, vị Tổ thứ hai của Trúc Lâm Thiền Phái. Tuy thế trong nhà thờ Tổ người ta vẫn để tượng Tam Tổ (Điếu Ngự Giác Hoàng-Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Sau nhà thờ tổ là tháp đặt nhục thể sư Pháp Loa. Nhà thờ Tổ được hoàn thành vào năm 2000, còn Chùa phía trước hoàn thành năm 2005 với những cây cột lim chu vi tới gần 2m (một ôm không hết). Người ta đang xây thêm nhà Tăng, nhà ăn và một nhà gì nữa quên rồi. Tết và mùa hội năm nay trên này sẽ còn ngổn ngang lắm, nhưng thêm một năm nữa thì chắc sẽ khang trang và bề thế hơn nhiều. Chỉ lo mật ngọt hút ruồi, vài năm nữa đến đây lại gặp quyết liệt tiếp thị thì ... buồn. Chúng tôi gặp chú tiểu đeo kính cận, đang theo học ĐH Phật Giáo 4 năm. Hôm sau Tiểu cũng sẽ về HN để tham gia đội tăng sinh phục vụ Đại hội Phật Giáo VN tổ chức tại Cung Văn Hoá Hữu Nghị. Quanh chùa là những cây nhãn hàng trăm năm. Theo bà cụ ở coi sóc ngôi chùa hàng chục năm nay, từ khi nó chưa được khôi phục, ngày trước còn có rất nhiều cây quéo cổ thụ. Xã đã chặt hạ làm thành những cỗ ván thiên tặng các cụ già thời trước. Chùa còn giữ được khá nhiều bia đá, cả trên lưng rùa lẫn trên các tháp mộ trụ trì. Buồn một chút vì không đọc được Hán tự trên đó. ĐC tỏ ra rất thích phong cảnh và không khí ở đây.

Chùa Hàm Long nổi tiếng vì sự linh thiêng, nhắc đến tên là ĐC biết ngay dù chưa đến bao giờ. Ngôi chùa nằm trên một sườn đồi, cũng có những cây nhãn cổ thụ che mát. Lần nào tôi đến đây cũng có chuyện lễ. Lần này khi chúng tôi đến, chùa đang rộn rã tiếng nhạc, kèn trống chiêng. Cửa chùa mở và chúng tôi nhìn thấy có cả thầy mặc áo đội mũ "Đường Tăng" đang qua lại. Liếc qua VTM nói ngay người ta đang làm lễ phá ngục. Theo VTM nếu mình có căn mà ở đây lúc vong thoát ngục ra có khi vong sẽ theo mình. Tốt nhất là đi luôn, cũng là trả lại không gian cho lễ, không để họ phải phân tâm. Mà mình cũng đỡ ... lo.

Chùa Dạm cách Chùa Hàm Long không xa. Đã là chùa tất nhiên thờ Phật, ở phía trước (tiền chùa). Đằng sau (hậu điện) thờ Tấm trong chuyện Tấm Cám. Ngôi chùa này theo người ta nói có 99 gian, đã bị "tiêu thổ kháng chiến". Nay người dân mới dựng lại được một chút xíu để có chỗ hương khói. Rải rác quanh khuôn viên là những vết tích ngôi chùa cũ với tảng kê cột lớn có cánh sen giống như ở khu Hoàng Thành 18 Hoàng Diệu. Cậu SV ĐH Văn hoá đang lấy số liệu và hình ảnh để làm đề tài nói các hoa văn chân cột và rồng trên "một cột" là của đời Lý. ĐC để lộ đa cảm khi nhìn cảnh chiều tà với mấy nếp ngói đơn sơ, nói "để cho cô Tấm hiu quạnh quá". Chùa này năm 1999 đã được Bộ trưởng Trần Hoàn ký Bằng Công nhận Di tích, hi vọng rồi đây nó sẽ được phục dựng lại.

Trên chặng cuối của chuyến đi ĐC nói khi nào mày phải cho bọn ở nước ngoài "về nguồn" như thế này. Suốt một ngày đi, ngồi chung trên một cái xe với vài người bạn, không "zô"; rồi lại đắm mình trong không gian văn hoá tâm linh, ngắm nhìn phong cảnh đồng quê, nói đến những liên tưởng của bản thân mình, mỗi người đều cảm thấy cởi mở, nhẹ nhõm và thân thiết hơn. Nhưng mà tôi biết rồi. Nếu đặt câu hỏi "có gì" trước chuyến đi thì thật là khó trả lời. Khi nào tự mình cảm thấy "trống rỗng", không đặt điều kiện, thì mới có thể đi và cảm được những chuyến như thế này. Tới lúc đó mới có câu trả lời. Mà có thể không phải là câu trả lời bằng văn, chỉ bằng cảm. Cảm có thể không phải về những nơi đã đến mà chính là những chuyện đã nói với nhau. Tiếc là các bạn ở xa về hầu như không tạo được hoàn cảnh thích hợp như vậy, bởi có bao nhiêu việc muốn hoặc phải làm.

20 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Đã hẹn nhiều lần, trưa nay mới qua ăn cơm gạo lức với HThành và lão Hợp. Vinhnq cũng sang ăn ké. Lão Hợp bảo: Đây là cơm gạo lức "ngũ hành" vì có đủ 5 màu - trắng, đỏ, đen, nâu... rồi gì gì nữa. Tôi xơi liền 3 bát với muối lạc. Cảm giác: Ngon, dễ ăn và sạch bụng vì không phải xơi đạm nhiều. Hình như răng khỏe ra vì phải nhai kĩ từng hạt cơm lẫn đỗ trắng.
Có lẽ phải học tập lối ăn trưa công sở này?

Phú Hòa nói...

Hữu Thành này,
Tháng 3.2008, khi tao về VN thì dứt khoát sẽ đi cùng bọn mày một chuyến ( nếu mày chuẩn bị 1 cặp lồng cơm gạo lức còn ĐC mang theo nồi rượu mận nữa thì càng tuyệt, hì hì ). Hồi tháng 11 vừa rồi về có 2 tuần mà phải làm công việc của 5 tuần thì đi đâu?
Mày là sư nhưng nặng nợ với đời, không những thế còn làm quản trị của blog này thì làm sao dứt được gánh lo? Quên chuyện ấy đi để phục vụ anh em cho trọn tình, trọn đạo.

Nặc danh nói...

CƠM NGŨ HÀNH
Có sự ngộ nhận ở dây. Các bác ở Báo TH-ĐS xơi cơm "gạo lức NH" chỉ để cho ăn mặn được ngon hơn chứ chả phải tâm đạo trong sáng gì đâu.
Tôi cũng được các bác ấy "chiêu đãi" một lần thứ đó, vào SG nấu thử và rút ra kết luận: Ăn cơm "gạo lức ngũ hành" với...thịt quả có ngon hơn muối mè.
TM

HữuThành.Nguyễn nói...

@PH: Chuyện nhỏ. Đi vào tháng Ba, đúng mùa đi chơi Xuân của dân Bắc, các đền chùa hay có lễ hội. Mọi khi bọn tôi thích đi trái mùa vì vắng vẻ thích hợp với vãng cảnh hơn. Nhưng lâu lâu đi vào ngày lễ cũng được, vì lế hội đông đúc cũng có cái hay của nó. Đừng có cả đời chen vào chỗ đông là được.

@TM: Người ta ăn "ngũ hành" để cân bằng âm dương, mình về lại sáng tạo cho thêm tạp mặn vào thì đúng là không có "căn tu". Thế thì làm sao lên "năng lượng" được.
Nói vậy chứ giảm ăn theo cách này cũng tốt đấy. Nếu còn thích ăn nhiều thịt, khi ăn lại rất ngon chứ không phải khi ăn cùng.

HCQuang nói...

Tham khảo.
Đền Kiếp bạc cũng gọi là Vạn kiếp, bên sông Lục đầu địa phận Chí linh.
Thờ cụ:
Họ tên: Trần Quốc Tuấn.
Bí danh: Trần Hưng Đạo.
Năm sinh/mất: 1226-1300.
Nguyên quán: Tức mạc-Nam định.
Nơi sinh: Kiếp bạc.
Chức vụ cao nhất đã qua: hàm "Quốc công", chức "Tiết chế", danh hiệu "Thái sư Thượng phu Thượng quốc công".

Theo "sách" thì đền thuộc địa phận làng Vạn yên (tên nôm là Kiếp) và làng Dược sơn (tên nôm là Bạc).
Xây dựng năm 1300 triều Trần Anh Tông (ĐTDĐ: 1293-1314). Khu vực này xưa là Hải quân đại bản doanh của Trần Hưng Đạo, cũng là nơi ông về nghỉ hưu (và mất ở đây). Khi ông về hưu có Phạm Ngũ Lão đi theo.

Nặc danh nói...

Nghe nói cơm gạo lức của "Sư thầy" HT đã lâu, tiện hôm qua có sư huynh KQ bên đó, chạy sang ăn ké thử một bữa. Sang đó "Lão" Hợp nói ăn hay lắm ngoài việc luyện việc điều tiết cơ thể .... nhưng luyện được sức khỏe để ....nh..ậu nữa. Tối về thử đi uống với bạn thấy lên ....mồm thật !
Vinhnq

LêThanh nói...

Trràn Tiên Sinh ơi! "ăn cơm gạo lứt muối mè" là ăn trưa ở công sở để đi tu ah? Anh em tiếc trần gian này lắm, ko tu được đâu mà chỉ sợ đi tu để lên cõi Mộng lại than " mai xuôi cõi mộng có nhau làm j". Tiếc đời lắm. Đời này còn nhiều việc chưa làm được còn fải hẹn kiếp sau đấy , Trần Tiên Sinh ạ.

Nặc danh nói...

KQ nói "Ra HN cái gì cũng hay, nhất là "Văn hoá công sở", kỳ này tao ra luôn 1 năm hưởng cho đã". Tôi hỏi GM "Văn hoá công sở ngoài này là gì?". GM giải thích "Sáng tới Nơi làm vệc để nghỉ, trưa tới Nhà nghỉ để làm việc!". Buổi trưa chuyên đề cơm gạo lức muối mè chắc chỉ là khúc dạo đầu? Lethanh đừng mất công lo cho mấy anh em ngoài HN! JM

HCQuang nói...

Ơ ... xin bổ sung:
Được phong hàm Quốc công, sau đó được thăng hàm Vương (Đại vương).
Chức Tiết chế là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang liên quân VN. Hồi đó, ngoài quân trung ương, mỗi Vương, Công, Hầu đều có quân riêng. Tiết chế có toàn quyền với mọi lực lượng ở VN. Chức vụ này chỉ tồn tại trong thời chiến.

Bàn về ăn chay (ví dụ gạo lứt muối mè).
Hồi trai trẻ thì chiến tranh, thiếu thốn mọi bề, ăn chay mãi rồi, ắt là đắc đạo rồi, nay cần ăn mặn cho nó cơ thể nó ... mặn. Tu mãi rồi, nay phải nghỉ giải lao chứ, các bác.

Nặc danh nói...

Có lẽ nhà Trần của Việt Nam là nước ứng dụng CNTT sớm nhất thế giới.Bằng chứng Trần Anh Tông điện thoai di động(ĐTDĐ)12931314,tài liệu tham khảo Hà chí Quang sách đã dẫn* chươngII mục 5-HCQ TOÀN TẬP...GHi chú lúc đó chưa có cot 09.Ngày nay CNTT phát triển như vũ bão , nhưng phải ghi nhận công lao của anh Hà Chí, người đã có tài năng phát hiện ra người Việt chứ không phải ai khác đã biết sử dung truyền thông hiện đại vào thế kỷ 13.Tí Tí Tí...thông tin toàn cầu. HU HU HU...I A...
Đền Kiếp Bạc ,hồi ở Phả lại anh em thỉnh thoảng vào thăm,ở đó có mấy bức tượng đồng rất đẹp: Trần Hưng Đạo, vợ ông, Phạm Ngũ Lão và vợ( con gái TrH Đ). Ben ngoài có trưng cọc gỗ lim đóng ở sông Bach Đằng, còn có một cái trống trận được phục chế ( chỉ còn 3 cái bánh xe là nguyên bản). Thời Pháp giặc cho nổ mìn hủy trống trận, nhưng các bức tượng kia chúng phá không được. Quả Đức Thánh rất linh thiêng. Các bạn đến đó chắc những cái đó vẫn còn chứ?
DS

LêThanh nói...

Theo như Bác Hà Chí Quang có bàn về ăn chay ( ví dụ: gạo lứt , muối mè)thì gọi là ăn chay. Thế thì GM định nghĩa thế nào là " Sáng tới Nơi làm vệc để nghỉ, trưa tới Nhà nghỉ để làm việc!"."? Lê Thanh không lo anh em ngoài Hà nội mà chỉ không hiểu gạo lứt muối mè là dạo đầu thì nghỉ chay và làm việc chay thì thế nào? Chắc là chay hết? Hay là bác GM định mời bác JM tìm hiểu văn hóa công sở ? Nếu bác JM mà tìm hiểu được qua GM thì công bố để cùng chia sẻ kiến thức nhé.

Nặc danh nói...

Về "Văn hóa công sở", có người còn kể cho tôi nghe mẩu đối thọai vào lúc gần trưa ở một Nơi làm việc:
- Làm gì đấy, trưa nay không đi đâu à?
- Dạ, không.
- Mày ngu thế, rét thế này, kiếm đứa nào mời mình ăn trưa rồi đi Nhà nghỉ làm việc có phải sướng không! Thôi, tao đi trước nhé!
Không biết là chuyện thật hay chuyện bịa để lừa mấy thằng cả tin từ SG ra HN? GM tiên sinh cho ý kiến! JM

TranKienQuoc nói...

Phố có tỷ lệ cao về "nhà làm việc" là Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm nay là quận Long Biên. Thậm chí trong giới công chức văn phòng còn rủ nhau: "Trưa nay đi anh Cừ!". Bậy đến thế là cùng!

HCQuang nói...

Gửi đ/c Lê Thanh.
"Sáng tới Nơi làm việc để nghỉ, trưa tới Nhà nghỉ để làm việc", vậy thì chiều tối làm việc hay nghỉ? Mà nếu làm việc thì tới Nhiệm sở nào? Làm công chức vất vả quá, đúng là công bộc của nhân dân.
Cuộc đời "cách mạng" thật là sang.

HCQuang nói...

Chào DSô.
Bây giờ là kỉ nguyên kĩ thuật số, đi mô cũng "số", rứa mới có chuyện ni:
Các cháu học sinh vào thăm quan Bảo tàng Lịch sử. Người thuyết minh hỏi: các con có biết phía dưới hình cụ Trần Anh Tông có dòng số 1293-1314 là số gì không. Một em nhanh nhảu: đó là số điện thoại di động của cụ TATông.

Cọc lim thời cụ Tuấn.
Thực ra cụ Tuấn không đóng cọc lim ở sông bạch đằng mà đóng ở sông Tranh (có thể là Chanh) là một nhánh sông Bạch đằng rẽ ra biển (theo tôi nhớ thì nó từ Bạch đằng quẹo trái - nếu nhìn xuôi theo dòng chảy). Sông này nhỏ, cạn, có bãi lầy, và theo con nước, mực nước sông Tranh lên xuống rất nhanh.
Nếu còn chút nghi ngờ, các ông cứ hỏi Kính cấc tiên sinh.

Nặc danh nói...

Văn hoá công sở:
Sáng chở CƠM đi ăn PHỞ,
Trưa chở PHỞ đi ăn CƠM,
Đến tối:
PHỞ về nhà PHỞ,
CƠM ở nhà CƠM,
Còn "ông" thì đi ... ÔM.
Cách này có từ lâu rồi, anh Chí hà tất phải lo cho thiên hạ!

HCQuang nói...

Ủa, quên, sông Tranh quẹo phải.

Nặc danh nói...

QX;giỏi quá hè,tập 2 sinh ra trong khói lửa quá siêu,sắp có tập 3chưa,ĐC đang chờ đấy.Bao giờ có ý tưởng nhớ thông báo để tôi với bạn 3say chưa chai,nước lọc ngoại thôi.Xem ảnh ĐC cứ tưởng Hữu tiên sinh ngồi ở đó hoá ra là ông bạn vàng cũa mình[TGQ].Hôm rồi đượcvãn cảnh bồng lai đúng cũng có tí khó ở,nhưng nghĩ lại cũng đúng thôi, thời mở cửa mà.Đại vương THĐ chắc cũng giận lắm,cũng may thời đánh giặc Nguyên Mông các Cụ đóng cọc sông Bạch Đằng bằng gổ Lim chứ bằng gổ Sưa như bây giờ thì....Hôm nay Đại hội PGTQ nghe đâu các bậc Bề trên sẽ có thêm các khoa tiếp thị và làm MC trong các trường ĐHPG,đểTL khỏi phải vòng cửa sau.Ngày đánh giặc cũng ăn chay đôi bữa nên chưa thành,chưa toại đến thăm cô Tấm xin chút bình yên đúng là ở hiền gặp lạnh.TM ơi giếng cạn rồilấy đâu cá Bống kho tộ để bạn ăncơm gạo Lức thôi cố gắng giữ eo như thế được rồi,HT bảo rồi,chay thôi.Bao giờ có các bạn ngoại tham gia thì ĐC sẽ có cái món Mận,Đào gì đó.

Nặc danh nói...

Đ.Cương viết vội để chạy đi quán nên quên ký tên à.
VTM

HCQuang nói...

Chào ĐạiCương.
Có thể hồi thủy chiến ở Bạch đằng, nhà Trần đóng cọc gỗ Sưa chăng.

Cái nữa, bây giờ cá bống là đặc sản đấy, ăn với gạo lứt là số dách, cô Tấm không ăn là dại (mà nếu không ăn thì con Cám nó cũng ăn mất).