Thứ Năm, tháng 4 04, 2013

Cuộc đổ bộ tai hại của HQ TQ

Vừa nói chuyện trận thắng tai hại của HQ Mỹ, nhờ đó thông tin giả bị bóc bằng thông tin thật từ khai thác tù binh trận hải chiến. Nhưng đó là sau mấy chục năm.
Cuộc đổ bộ của HQ TQ lên bãi đá James Shoal cách Malaysia 80km ngày 26/3 vừa rồi, có lẽ, nhãn tiền là tai hại cho Đại Hán. Tại sao?

Theo Lê Ngọc Thống trong bài "Quốc gia nào án ngữ ‘con đường sinh mệnh’ của Trung Quốc?" thì:
"...huyệt chính là eo biển Malacca mà chưa được “giải” thì không giải quyết được vấn đề then chốt. Do đó, không khó để nhận thấy các quốc gia ven eo biển Malacca chính là các quốc gia án ngữ “đường sinh mệnh” của Trung Quốc.
Đó chính là các quốc gia thân Mỹ và sẽ trở thành đồng minh với Mỹ bất cứ lúc nào quanh eo biển Malacca gồm Malaysia, Indonesia, Bruney, Singapore và cả Úc. Nếu mà chưa “bóc vỏ” được hay chưa buộc họ phải lựa chọn chỉ Trung Quốc chứ không phải Mỹ thì không thể mang tính đột phá cho chiến lược cường quốc biển."

Vì cuộc đổ bộ này mà "...đã đến lúc Indonesia, Malaysia, Bruney và Singapo phải tỉnh táo để nhận ra rằng, (Indonesia mới phản đối đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc mới đây, sau vụ ngày 26/3/2013) đường lưỡi bò không chỉ là gay gắt với Việt Nam, Philipines mà giờ đã hiện hữu, cụ thể hơn và sẽ gay gắt hơn tại Malaysia, Indonesia và Bruney trong thời gian tới khi mà Mỹ bị Trung Quốc cho rằng đã có dấu hiệu hụt hơi, bạc nhược, trong chiến lược trở lại châu Á-TBD. Trung Quốc nắm cơ hội đó hành động."
Rõ ràng mẻ lưới lớn của Đại Hán đã lộ diện với những nước vùng xa nắm giữ yếu huyệt năng lượng TQ. Không chờ giải quyết xong Việt, Phi làm bàn đạp trấn các nước ở xa, Đại Hán tỏ ra cuống lắm rồi. Hoặc giả họ quá tự tin vào hải quân tăng cường đủ mạnh, hoặc họ đã bị những vấn đề trong nước đẩy vào đường cùng phải tìm cách giải quyết bằng biện pháp bên ngoài. Bên cạnh Việt, Phi giờ sẽ có Indo, Malay, Bruney, Sing, Úc, đằng sau họ có Mỹ.
Xem ra Đại Hán thời nay khó mà chế áp các nước khác theo kiểu Đức Quốc xã, đặc biệt khi chỉ có, may ra, Triều Tiên làm đồng minh về tương quan thua kém rất nhiều so với Ý, Nhật gần một thế kỷ trước.

4 nhận xét:

TK8 nói...



Đúng vậy, eo biển Malacca  mới là "điều kiện ĐỦ", biển Đông chỉ là "điều kiện CẦN". Học thuyết "SỨC MẠNH BIỂN"  ra đời năm 1890 đến nay vẫn được xếp vào số "10 binh thư có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới" - rất tiếc là các Chiến Lược gia Cộng Sản nhìn thấy quá trễ, hoặc họ "bị chậm chân" do vướng vào các vấn đề Nội Bộ triền miên.

Trên TG có vài trăm điểm "Yếu Huyệt" và đều ít nhiều liên quan đến BIỂN - "eo biển Malacca" là 1 trong số đó.

Ông nói ông Giàu, nhà ông To, tiềm năng ông Lớn..mà người ta lại nắm giữ Cầu dao Điện, đồng hồ Nước, đường Cống...thì ông vẫn "nằm trong tay họ".

Hơn nửa Thế Kỷ, người Nga vẫn loay hoay tìm 1 hải cảng quân sự ở Thái Bình Dương không bị đóng băng mùa Đông" mà chưa xong, đành fát triển đội Tiềm Thủy Đỉnh hạt nhân vô cùng tốn kém. "4 hải cảng trong tầm ngắm" đều tuột khỏi tay  Nga: Lữ Thuận,  Inchon, Pusan và Cam Ranh.

Nặc danh nói...

TK8: Người Nga đã một lần bỏ lỡ cơ hội ở Cam ranh, nếu biết điều chỉnh sớm thì bây giờ vẫn chưa phải là muộn. Tuy nhiên, cuộc chơi này là vô cùng tốn kém, không phải sân của mấy ông "phú nông"

TQtrung nói...

Thực ra 'Cuộc đổ bộ của HQ TQ lên bãi đá James Shoal ' chỉ là một đòn gió đúng kiểu Tầu, Malaixia thông báo họ không phát hiện ra dấu hiệu nào của một hành vi tương tự.
Có thể đó là một bước chuẩn bị để thực thi chiến thuật đánh lấn học được của VN trông trận ĐBP.
Người Tầu không ngu đến mức không nhận ra cái 'nút cổ chai' Malacca, chiến lược của họ là gậm nhấm từ gần đến xa, nếu 'thanh toán' xong VN, liên thủ với gọng kìm thứ hai qua Miến, Bangladet ở ẤN ĐỘ DƯƠNG thì eo Malacca không còn ý nghĩa gì.
Chiến lược 'bóp nát'VN đang được thực thi rất hữu hiệu, Campuchia đã xong, đường qua Miến điện đang trục trặc nhưng Bangladet có thể kéo lại, các trục cao tốc từ Hoa lục xuống phía Nam đang tiến triển tốt, như vậy 'chiến lược' của người Tầu đang tỏ ra 'thắng lợi'
Người Mỹ không rút được kinh nghiệm của người Nga từ cuộc chiến Apganistan, họ đã sa lầy, kinh tế khủng hoảng và bây giờ là lúc người TQ gáy, Mỹ nhận ra sai lầm và đề ra chính sách quay lại ĐNA hơi chậm và đang loay hoay mặc cả với TQ.
VN đang lo giữ chế độ, xử trí như một đứa trẻ đang hờn dỗi với ông 'anh Bạn Vàng', Khựa biết 'thóp'Thành đô rồi nên cứ thế mà bóp vào cái thóp đó, dân ta cứ 'yên tâm' mà ăn gà độc, nho đểu cho đến khi dân tộc bị thoái hóa, lúc đó là lúc " Bất chiến tự nhiên thành" như sấm Trang Trình nói đấy. Lo gì đến cái Eo Malacca xa xôi ấy!

TK8 nói...

Về Cam Ranh thì fải nói là "Quan hệ Trung - Xô" nó fức tạp theo kiểu "3 fần hợp tác 7 fần không". Người Nga chẳng chịu cả Mỹ lẫn Tàu ở khu vực Đông Nam và Đông Bắc Á nhưng gần đây lại liên kết với TQ làm đối trọng với Mỹ - có vẻ chưa là 1 "liên minh quân sự".

Vài chục năm trước, TQ chỉ "tốn ít nước bọt" để đuổi 3 căn cứ quân sự hùng mạnh bậc nhất ra khỏi khu vực bằng cách ve vãn + dọa dẫm Philippines và VN: Căn cứ Không quân Clark, Căn cứ Hải quân Hoa Kỳ Vịnh Subic và Căn cứ Hải quân Nga vịnh Cam Ranh để có ngày hôm nay "1 mình 1 chợ" - TQ quả là bậc thầy "thao quang dưỡng hối".

Hiện nay TQ không thể vươn ra fía Đông do vướng vòng cung Hàn - Nhật - Đài - Phi. Vì thế họ nóng lòng vươn xuống phía Nam và nêu yêu sách “đường lưỡi bò”. Tham vọng quá đáng ấy đang gây ra các rắc rối trên biển Đông của Việt Nam.