Thứ Năm, tháng 7 26, 2007

ĐỐI NGOẠI

Tân Tổng lãnh sự TQ tại TpHCM
Tháng 3 vừa rồi, TpHCM đón tân Tổng lãnh sự TQ Hứa Minh Lượng sang thay chị Cao Đức Khả đã mãn nhiệm. Chiều 19/7/2007, anh tiếp chúng tôi tại Tổng lãnh sự quán. Thực ra đã quá quen nhau nên câu chuyện không khách sáo. Với giọng chuẩn Hà Nội anh vui vẻ trò chuyện. Anh sinh năm 1953, học tiếng Việt tại Quảng Châu và năm 1976 đã về thực tập tại Bệnh viện Nam Khê Sơn, Quế Lâm, nơi điều trị các bệnh nhân VN thời kì chống Mỹ. Năm 1992, anh sang công tác tại VN. Gần đây nhất (2000-2004) anh đã ở TpHCM.

Những kỷ niệm ngọai giao thân tình
Trước khi sang lần này, anh được nghiên cứu nhiều về quan hệ Việt-Trung. Trong đó có tổng kết: những năm đầu thập kỷ 60, tổng trị giá viện trợ của TQ cho VN lên đến 1 tỷ đô-la. Anh kể, có lần sau khi từ Liên Xô về qua Bắc Kinh, đoàn đàm phán của Chính phủ VN thông báo: phía Liên Xô đã tạm dừng viện trợ xe vận tải quân sự. Vừa nghe Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã nói: “Yên tâm, tôi sẽ tìm cách để Liên Xô viện trợ cho các đồng chí!”. Trong các tài liệu còn ghi lại trong quan hệ 2 nước - thông qua các nhà lãnh đạo - rất gần gũi, thân thiết không hình thức, xã giao.
Chúng tôi cũng giới thiệu với Tổng lãnh sự một nhân chứng lịch sử - Đại tá Hoàng Minh Phương, người từng phiên dịch cho Võ Đại tướng và ông Vi Quốc Thanh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Sau này, Đại tá còn được vinh dự phiên dịch cho Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch 2 lần. Năm 1959 khi VN vừa ra “Nghị quyết 15” về đấu tranh giải phóng miền Nam, Hồ Chủ tịch có sang gặp Mao Chủ tịch. Lần đó, Mao Chủ tịch khuyên chưa nên làm lúc này vì TQ chưa đủ mạnh, sợ rằng sẽ tổn thất nhiều và diễn biến như ở Triều Tiên - phải dừng lại ở vĩ tuyến 38. Nhưng VN vẫn chủ động tiến hành cách mạng. Cho tới năm 1962-63, thấy cách mạng miền Nam VN vẫn phát triển không ngừng, khi tiếp Hồ Chủ tịch, Mao Chủ tịch có nói: “Lúc trước chúng tôi suy nghĩ cũng chưa thật kĩ. Nay thực tế cách mạng đã chứng minh điều đó!”.
Qua những câu chuyện trên cho thấy quan hệ giữa các nhà lãnh đạo 2 nước rất gần gũi, chân thành như anh em một nhà.

Ngoại giao nhân dân
Chúng tôi cũng giới thiệu với tân Tổng lãnh sự về hoạt động ngoại giao nhân dân của Hội những người đã học ở Nam Ninh, Quế Lâm, trong đó có cựu học sinh các trường Thiếu nhi VN Lư Sơn - Quế Lâm, Khu học xá Nam Ninh, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Bé, Dân tộc TW, Võ Thị Sáu... Chuyện các trường Học sinh miền Nam ở Quế Lâm vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập ở Đà Nẵng, có mời thầy cô TQ ở Văn phòng 2/9 sang dự; và thông báo năm nay, trường ta sẽ tổ chức viếng thăm Quế Lâm nhân kỷ niệm 70 năm Trường Y Trung.
Anh Lượng ghi nhận và hứa sẵn sàng cùng góp phần duy trì và phát triển mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân 2 nước Việt-Trung.

(Ảnh trong buổi tiếp khách).

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Đọc tin BBC mới biết từ 21-23/7 có cuộc đàm phán về vấn đề biên giới, nhất là lãnh hải giữa VN và TQ. Nghe nói trước đó còn có đụng độ giữa tuần tuần tra của hải quân TQ với tầu đánh cá ngư dân VN, có người thiệt mạng.
Nghe mà buồn khi anh em ta đã và đang nỗ lực làm ngọai giao nhân dân, xây dựng thật tốt quan hệ 2 nước!

Nặc danh nói...

Quý Tôn Gia được cái nhanh nhạy, (thôi,không nhanh mắt được thì ta...), đã chỉ đạo từ xa xin visa transit Hongkong 2 ngày cho vợ bé và con thơ. Già rồi chỉ đựơc cái khôn!