NƠI YÊN NGHỈ CỦA 2 BẠN TRỖI
Sáng qua, hơn hai chục anh em k3 tập trung viếng Lê Tường Long k3, Võ Hùng Thế k6 tại Nhà tang lễ thành phố 25 Lê Qúy Đôn. Chiều qua, Ban Liên lạc phía Nam cùng thầy Trọng đến viếng. Có một sự trùng hợp, 2 lính Trỗi này từng sống ở khu 16A Lý Nam Đế! Tối qua, ngồi với anh em Trỗi và bạn bè ở đó tới gần 10g. Cũng có dùng chất "cay", nhưng tiến bộ là anh em đã dùng bia Heneken nhiều hơn Vodka(!).
Sáng nay, 7g30, lễ truy điệu Nhà báo-chiến sĩ Tường Long được cử hành. Ngoài vợ con anh Long còn có anh cả Lê Chí Hương, vợ chồng Lê Chí Hòa k5, Lê Sơn Hà từ Hà Nội vào cùng họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp. Báo SGGP có bài điếu thật cảm động. Chúng tôi cùng Phan Nam k5 và anh Đoàn Bình, Lê Tiến Dũng k3 đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đúng giờ cao điểm, tắc đường liên tục. Đoàn xe tang phải chật vật mới vượt khỏi thành phố. Dừng hội quân ở Ngã tư An Sương rồi phóng trên xa lộ về hướng Củ Chi. Lần đầu đến nghĩa trang mới không biết đường mà lại bị đèn giao thông dừng một nhịp. Gọi cho Phan Nam thì được báo: Cứ theo vàng mã rải dọc đường mà đi! (Y như chuyện “lần theo dấu vết lông ngỗng”!?). “Nghĩa trang chính sách” (tên đọc được trên bảng hướng dẫn gắn ở chỗ rẽ) nằm gần Khu di tích địa đạo, là nơi dành cho các cán bộ, công chức yên nghỉ. Khuôn viên quy hoạch vuông vức, nằm yên tĩnh sâu trong rừng cao su. Cỏ lác mọc đầy. Mới có hơn trăm ngôi mộ nhưng cán bộ quản trang cho biết khu này có sức chứa 3000 mộ và thành phố đã quy hoạch tại đây 20 khu như thế.
Tang lễ tổ chức gọn nhẹ, linh cữu từ nhà tang lễ được đưa ra nơi chôn cất. Khác với nghĩa trang cũ, ở đây chôn cất theo thứ tự, ai đến trước chôn trước, khỏi phải xí phần “đặt trước”. (Phải chăng ta đang cố thực hiện một sự công bằng, trước hết, cho những người đã mất?). Ngay sau nơi anh Long an nghỉ là chỗ dành cho Võ Hùng Thế k6. (Khỏi phải hỏi vì đọc được 2 chữ “Ông Thế” ghi bằng phấn ngay tường của kim tĩnh). Sáng sớm mai, 4g30, sẽ truy điệu và đưa Thế về đây.
Vậy là 2 cậu bé cách đây gần năm chục năm từng sống ở Khu tập thể 16A, khi chiến tranh chống Mỹ cùng vào Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, trở thành 2 người lính và, lúc về già lại cùng nhau yên nghỉ vĩnh viễn tại nghĩa trang này. Cũng là điều kì lạ đấy chứ?
Thứ Ba, tháng 7 03, 2007
CHIA TAY ĐỒNG ĐỘI
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Ba, tháng 7 03, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Còn sự trùng hợp nữa: trên blog vừa có "Hai lính Trỗi trên ... trời", thì bây giờ lại là "Hai lính trỗi ...". Mong sao ít nhận được tin kiểu này, cái gì đông cũng vui nhưng cứ đi theo kiểu "1 cặp" một lúc tề này thì buồn lắm lắm!
Tôi đã từng nghĩ vậy. Nhất trí như ông!
Hai lính Trỗi trên trời trong cùng một máy bay. Còn hai lính Trỗi này, mỗi đ/c một cái.
Có bạn với nhau. Nghe anh Thanh Minh nói trường Bé có ý đồ lập Nghĩa trang trường Bé nữa cơ.
Thế mới là cuộc sống, có "Hiếu" thì phải có "Hỷ" chớ ! Lúc này lính Trỗi chúng ta đều U60 cả rồi....Còn mấy vị Trường Bé định bắt chước các cụ làm cái nghĩa trang " Mốt...dịch" cũng hay !!!!!!!
VNQ
CHUYỆN HAY TRONG CÁC ĐÁM TANG
Nếu ai chú ý thì chiều qua ban tổ chức đọc tên trưởng đòan của cả 2 đám là "Đại tá-Nhà báo-Giáo viên Nhân dân Phạm Đình Trọng". Chả hiểu thầy Trọng có biết? Em còn nhớ "KAKOI" (phiên âm tiếng Nga là Hà "Cối" k7) có viết trong tập 2 SRTKL: "thầy nào của Trường Trỗi đều xứng đáng là NGƯT, NGND cả" nên em đã thay mặt Bộ trưởng Giáo dục (mặc dù chưa có quyết định) tặng thầy danh hiệu này và ghi vào tờ giới thiệu đòan viếng.
Không chỉ thầy mà thầy Vọng từng là NGƯT, Phan Nam còn đeo quân hàm đại tá...
Xứng đáng quá đi chứ!
KQuốc
Trường Bé ( thực ra là chỉ có một lớp)đã ra nghị quyết về việc thành lập nghĩa trang "Mốt...dịch".
Lý do : Ra Bắc sống với nhau từ hồi còn mặc quần thủng đít, ân tình quá nặng, cha mẹ đều chiến đấu ở miền Nam...giờ anh em phải sống, thác có nhau!?
Vị trí NT đã được chọn tại Long Thành, nơi có rồng chầu hổ phục, "vượng khí" bốc lên ngùn ngụt.
Hiên tại "dự án" hình như đang bị vướng giấy tờ , quy hoạch gì đó, Song khó khăn thực sự lại là chưa tìm được ại đăng ký "mở hàng" ngày khai trương.
TM
Đăng nhận xét