Chiều qua, anh em k4 tại TpHCM họp mặt chia tay Phước Bình và Văn Tuyết Mai ra Hà Nội. Vui! Phuớc Bình có tâm sự: nên duy trì chuyên mục "Chuyện chưa biết về cha mẹ chúng ta" với suy nghĩ cha mẹ chúng ta là một kho tư liệu vô cùng quý giá, cần khai thác cho chúng ta và con cháu. (Đúng là ngày bé chúng ta sống với nhau nhưng biết rất ít về những chuyện hay ấy).
Nay xin tiếp tục chuyên mục này. Mong được anh em hưởng ứng và gửi những tư liệu về cha mẹ mình, cha mẹ bạn mình vào email: huuthanh.nguyen@gmail.com hoặc kienquoc.tran@gmail.com và các blogger để chúng tôi đăng tải.
Lưu ý: Bản thân cuộc đời các cụ đã rất văn, nên bài viết có nhiều tư liệu văn học sẽ hấp dẫn bạn đọc. Cố gắng viết ngắn gọn, đủ thông tin, có thêm ảnh tư liệu càng tốt.
BÁC LÝ BAN
Lý Ban tên thật là Bùi Công Quan, sinh năm 1912 tại chợ Rạch Kiến, Long Hòa thuộc tỉnh Chợ Lớn (cũ). Năm 1927, ông lên Sài Gòn học tại Trường Trung học tư thục Cây Gõ và được thầy giáo Phạm Văn Đồng giác ngộ, giới thiệu vào VNTNCMĐC Hội. Ông vừa học vừa tham gia vận động học sinh, thanh niên thuộc cộng đồng người Hoa. Tháng 10-1929, ông gia nhập An Nam CS Đảng và năm 1930 gia nhập ĐCSĐD. Cuối 1931, ông bị bắt và bị đưa về quê quản thúc. Cuối 1932, ông vượt biển sang Hương Cảng, rồi về Quảng Đông.
Năm 1933, bắt được liên lạc với ĐCS TQ, đầu 1934 ông được vào học Trường Đảng Thụy Kim. Tại đây, Lý Ban đã gặp Nguyễn Sơn Hồng Thủy và được giới thiệu với nhiều cán bộ cao cấp (Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Lý Phú Xuân, Đặng Dĩnh Siêu , Trần Nghị, Thái Xướng…). Hè năm 1934, Lý Ban được kết nạp vào ĐCS TQ.
Cuối 1934, Tưởng Giới Thạch tấn công, bao vây Khu căn cứ Thụy Kim. Hồng quân Công nông buộc phải mớ Vạn lý Trường chinh rút lên tây bắc, từ tháng 10-1934 đến tháng 10-1936. Lý Ban cùng Hồng Thủy tham gia cuộc rút lui này nhưng ông bị sốt rét nặng phải nằm lại dọc đường. Sau đó, ông vượt vòng vây về Quảng Đông. Năm 1935, ông là Bí thư Địa khu ủy ĐCS TQ Mai Huyện; năm 1937 là Tỉnh uỷ viên Liên tỉnh uỷ Phúc Kiến-Quảng Đông-Giang Tây. Trong lịch sử chiến tranh chống Nhật của nhân dân TQ đã ghi nhận công lao đóng góp cuả đ/c Lý Ban.
Đầu năm 1946, ông cùng vợ là Ôn Bích Trân (đảng viên ĐCS TQ từ 1937) trở về VN và công tác ở cơ quan Trung ương do Tổng bí thư Trường Chinh phụ trách. Lý Ban gặp lại Nguyễn Sơn sau 10 năm xa. Tháng 12-1946, ông là Giám đốc Vụ Hoa vận; cuối 1947 là Cục phó Cục Chính trị Quân đội quốc gia VN, tham gia xây dựng chế độ công tác chính trị trong quân đội, xây dựng chi bộ Đảng tại đại đội chiến đấu, tham gia chuẩn bị các chiến dịch... và giữ liên lạc với ĐCS TQ qua đường thông tin vô tuyến.
Muà hè 1949, khi cách mạng TQ sắp thành công, Hồ Chủ tịch và Trung ương cử ông làm phái viên cao cấp vượt vòng vây sang Quảng Đông, lên Bắc Kinh để thông báo với Bạn về tình hình cách mạng VN và đề nghị giúp đỡ. Ông mang thư của Bác gửi vợ chồng ông Chu Ân Lai. Ông là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng quan hệ ngọai giao 2 nước Việt –Trung.
Sau đó ông phụ trách việc tiếp nhận giúp đỡ của TQ cho kháng chiến chống Pháp. Hòa bình lập lại, ông tham gia xây dựng Ngân hàng Nhà nước, Hải quan VN rồi về làm Thứ trưởng kiêm Bí thư Đảng đoàn Bộ Ngoại thương đến năm 1978 thì về nghỉ hưu. Ông mất ở TpHCM năm 1981.
Ảnh tư liệu gia đình: Từ trái qua: Đ/c Lê Văn Lương, Đại sứ TQ La Quý Ba, Tổng Bí thư Trường Chinh và đ/c Lý Ban.
Thứ Ba, tháng 7 10, 2007
CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ CHA MẸ CHÚNG TA
Gửi bởi TranKienQuoc lúc Thứ Ba, tháng 7 10, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
- Ch� th�ch: Ảnh chụp tại Chiến khu Việt Bắc năm 1953.
- Chuyến giao th�ng của b�c L� Ban rất đặc biệt, phải vượt qua v�ng kiểm s�at kh� rộng của Ph�p từ Đ�ng Anh, qua Đ�ng Triều, Quảng Y�n tới Tr� Cổ, M�ng C�i rồi vượt biển sang Quảng Đ�ng. Tại đ�y, b�c bắt li�n lạc được với Tỉnh ủy Quảng Đ�ng rồi được giao li�n của bạn dẫn l�n Bắc Kinh nhưng phải vượt qua nhiều v�ng do qu�n Tưởng kiểm s�at. Chuyến đi k�o d�i mấy th�ng r�ng r�. Tới Bắc Kinh, l� thư của B�c Hồ gửi �ng Chu b� Đặng được chuyển đến tận tay người nhận.
Đề nghị KQuốc gửi 1 bài viết về bác Lê Liêm (ông già của Công còm K3).
Quý nhẽo còn nhớ câu thơ nói về các cụ "Bộ ta, Tuyên..., Huyên..., ...Hồ Trúc, ... Lê Liêm" không nhỉ. Tuyệt đối bí mật, không ai cho phép ông đăng câu thơ đó lên blg đâu nhé. Còn nếu Quang xèng có hỏi thì ông nói thật nhỏ vào tai y.
HCQuang
Phê bình Chí Quang chiều qua không đi họp lớp. Tuy nhiên được tha bổng vì đưa ra ý tưởng hay, ý ông trùng ý tôi. Tôi đang chuẩn bị bài đó.
Tối qua lại gặp Trịnh Hồng Anh, em Trịnh Thành Công, tại JODEE. Anh em vui mừng, tôi hướng dẫn Hồng Anh tranh thủ làm huân chương cho cụ.
KQuốc
Sao hả Chí Quang?Không nói to được à?Chắc các "bố" lại có bài thơ nói xấu Bộ Giáo dục chứ gì?Bộ nào chẳng "dậy"."Cái Chân nhái" của ông làm tôi "điên đầu" quá.Quang xèng.
Hà Chí Quang hồi trước ăn nhiều mỳ chính nên nhớ dai ra phết,nhưng cho tôi cải chính lại đôi chút:-Bộ ta Nho...,Huyên...(Đoạn sau giữ nguyên)
Xin lỗi vì đã "biên tập".
Quý nhẽo
Quý nhẽo thù dai. Hồi Trỗi, có mỗi một lần tao quên không bỏ mỳ chính (của tao) vào chén canh (của mày) mà mày để bụng tới tận bây giờ. Tao chia bánh kẹo với mày không biết bao nhiêu lần thì mày không chịu nhớ cho, chán thế không biết.
Thôi, dù sao hôm nay tụi mình cũng đã cùng nhau thanh lý nỗi bức xúc thủa xưa, trước sự chứng kiến (trên mạng) của anh em Trỗi trên toàn thế giới.
HCQuang
Đăng nhận xét