Cũng như chùa triền bên lương thì nhà thờ cũng là nơi sinh hoạt tâm linh, giảng dạy giáo lý cho bà con giáo dân. Nơi ấy cũng thiêng liêng lắm.
Tiêu Động Thượng quê tôi theo đạo toàn tòng. Cha tôi sinh ra và được làm lễ ở nhà thờ này. Ông có tên Thánh là Phê-rô. Lứa chúng tôi thì không đi lễ nhà thờ nhưng những năm gần đây mỗi khi xứ có việc thì vẫn về. Chú Trung em tôi còn tặng nhà thờ 1 cây đàn pianô mà nhiều năm các cháu trong gia đình đã học trên cây đàn này. Hôm trao tặng có cả anh Ngân và chú Bùi Đức từ Nam Định về.
Ngôi nhà thờ xây đã cả trăm năm, nay giáo dân đông không đủ chỗ làm lễ, cần xây lại. Đúng Noel năm ngoái, xứ Tiêu Thượng quê tôi phá dỡ nhà thờ cũ. Khi cần cẩu dùng gầu bốc đất nền nhà thờ lên thì phát lộ 4 ngôi mộ cổ. Vậy là các cha xứ trước đã yên nghỉ tại đây. Trên bia mộ toàn ghi chữ Hán cổ. Vậy là phải nhờ tới chú Trung em tôi. Tư liệu quá khứ được giải mã.
Sau Tết ta là lễ đặt viên gạch của đức Tổng giám mục. Và quay đi quay lại đã hết năm. Noel năm nay chúng tôi về thăm và ghi lại vài hình ảnh của nhà thờ xây còn giang dở. Đặc biệt các bạn thấy hệ thống dàn giáo “rất VN” toàn bằng tre, dựng lên như dàn giáo của bà con Nha Trang khai thác tổ yến sào. (Mà chỉ mới dùng đến tre pheo của nhà thờ!).
Ông trùm kể laị…Khi quýêt định xây lại nhà thờ thì làm gì có đồng nào. Xin giấy phép với tổng dự toán là 1 tỷ mà chóng cả mặt. Cty phá dỡ về kí hợp đồng 80 triệu, thế là chúng tôi lắc đầu và tự làm. Toàn sức dân. Khi đổ bê-tôn thì huy động cả trăm bà con giáo dân. Hoàn thiện thì cũng phải 5-7 tỷ nhưng không vội được, cứ dài dài, trước mắt cố làm xong mái để có chỗ cho bà con làm lễ. Với phương châm cứ mạnh dạn làm, khi thấy công trình dần cao lên với chất lượng tốt sẽ làm cho mọi người tin tưởng và sẵn sàng đầu tư. Như vậy về phần vốn không còn đáng lo lắng. Noel năm tới các bác về thăm sẽ thấy khác nhiều.
Cũng là 1 lối suy nghĩ hay, khác hẳn "tư duy đầu tư dự án" của nhà nước ta.
9 nhận xét:
Nếu không tham nhũng thì làm được ối việc.
Họ có niềm tin tối thượng vào Chúa, nhờ thế mà họ sẽ vượt qua sự cám dỗ của đồng tiền và tham nhũng giảm đáng kể.
Còn cơ chế này khi làm dự án bao giờ cũng phải "tâng lên" để ai cũng có phần.
Rõ ràng là khác?
Kinh nhất là tham nhũng trở thành bình thường . Bình thường đến mức không tham nhũng mới là sự lạ.
Em vẫn thấy tiếc cái nhà thờ ,cũ chả biết tại sao!
@Nặc danh: Toi cũng vậy, công trình kiến trúc cổ cả trăm năm mà phá bỏ, tiếc!!!
Đây là nhà thờ chứ nếu không thì cứ để cái nhà cũ xây thêm cái mới vuông góc (theo kiểu bà con xưa vẫn làm), chuyển nhà cũ thành "BẾP" còn nhà mới thành "NHÀ CHÍNH", thế thì bảo tồn và cùng phát triển.
TTXVH
Đã từng góp ý dùng nhà thờ cũ và mở rộng phần dưới dùng làm lễ. Nhưng phương án đó không được duyệt. Tiếc lắm đành chịu.
Đáng tiếc thật! Một số nơi đất rộng, họ xây Nhà thờ mới chỗ khác, Nhà thờ cũ dùng làm nhà nguyện và những việc khác cho Giáo xứ.
Ở Côn Đảo sau giải phóng vẫn còn có một cái nhà thờ, ở ngay cầu cảng lên. Nghe nói nhà thờ xây từ khi người pháp mới đăt chân lên đảo. Nó là cơ sở tôn giáo nhưng có nhiều ý nghĩa lịch sử và kiến trúc. Tay chủ tịch huyện sau giải phóng đã cho người phá mất.
Đăng nhận xét