Thứ Tư, tháng 12 10, 2008

NGẬM MIỆNG ĂN TIỀN

Thuật ngữ này rất quen thuộc với chúng ta nhưng không biết có mấy ai biết nguồn gốc của nó? Tôi cũng vậy.

Ngày nay nó trở thành đề tài có nhiều người quan tâm,người thì phỉ báng,người thì thờ ơ,người thì lấy đó làm phương châm sống,làm cách ứng xử hàng ngày.Chuyện “ngậm miệng ăn tiền”,không chỉ thuộc phạm vi cá nhân, mà có khi là hành xử của một Quốc gia. “Ngậm miệng ăn tiền” trở thành bệnh dịch truyền nhiễm khá nặng nề, nó làm xói mòn đất nước, mấy có ai quan tâm? Ở đây khoan nói đến những hệ lụy mà nó mang lại,mà việc tìm hiểu nguồn gốc của nó.

Vừa rồi tôi về quê thọ tang ông chú ruột, tang lễ diễn ra cũng bình thường,Song “hội những người cao tuổi “ ở địa phương làm nhiều việc rất tốt,có ích được dân chúng rất ủng hộ. Việc đáng khen( không biết có đúng không)làhội NNCT phục hồi những lễ nghi khi tiến hành tang lễ.”Đội nhac lễ”hoạt động khá chuyên nghiệp,cũng giống như ở các nơi khác, Nhưng đội “Âm binh”thì hoạt đông rất bài bản ,gồm một “tướng” và 12 lính. Đây là đội di quan hoạt động rất xôm trò và ấn tượng,tôi dân mất gốc về chả hiểu mô tê gì,chỉ thấy ông “tướng” múa võ điều binh. Trong đám 12 lính có một người (tiểu trưởng?) là người sẽ dẫn đường di quan. Người này dẫn trong tư thế rất lạ ,mình uốn cong về sau,hai tay vịn v ào quan tài, mặt ngữa tối đa. Trong cái tư thế rất khó đó người này vẫn uốn éo vặn vẹo,lắm khi tôi tưởng sẽ bị ngã. Chân đi trước đầu đi sau, nhìn sẽ thấy hiện tượng” tiểu tướng”đang dẫn đường nhưng miệng ngậm phong bì tiền,không phải một mà tất cả 12 người đều ngậm cả. Hỏi ra mới biết đó là tiền “hối lộ”cho quỉ để chúng đi tới nơi tới chốn,qua 12 ải. Ra vậy các cụ ngày xưa cũng rành quá chiệng này,sống sao chết vậy mà. Kể ra thì dài dòng vậy nhưng khi nhìn thấy cảnh đội “âm binh” ngậm tiền trong mồm mội ý nghĩ lóe lên: “Ngậm miệng ăn tiền”,nó là đây.

Không biết chiệng tôi kể trên có trúng trật không, dò tìm trên mạng không được, phải lại cậy nhờ tới các học sĩ bantroi vậy.

DS

6 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Chưa kịp đọc xem các bọ viết gì. Vì cần lưu ý cách chuyển nội dung từ trình soạn thảo quen thuộc của các bọ vào trang đăng bài blog.

Anh DS gọi điện hỏi vì sao bấm nút xuất bản mà nó không đi.
Bài của anh Chí lớn xem chữ nhỏ li ti.

Cả hai anh xuất bản đều bị lỗi như sau:
Các anh soạn nó trong một trình soạn thảo (chắc là Word) rồi copy vào trang đăng bài mới của blog. Cách làm ấy về cơ bản không có sao cả. Chỉ lưu ý khi làm vậy xin các anh past nội dung đã copy vào cái tab (phiếu) HTML trên trang đăng bài.
Lý do là vì khi copy ở trình Word, nó copy cả các định dạng mà mình không nhìn thấy. Khi past vào phiếu "Edit/Viết" thì nó nhét cả các định dạng. Mà các định dạng ấy nhiều khi cái blog nó không hiểu nên nó không cho xuất bản (trường hợp anh DS) hoặc xuất bản nhưng bị sai sai sao đó (trường hợp anh Chí lớn).

Xem thêm bài hướng dẫn ở đây

N.TV nói...

@DS: Chào DS, theo Quý nhẽo thì có lẽ là không phải. Vì câu chuyện của DS chỉ nói lên hành động "ngậm miệng" chứ không nói lên hành động "ăn tiền". Tiền ấy không phải là tiền "ăn " mà là tiền đút lót.
Nhân nói đến chuyện đút lót thì vừa rồi ông thứ trưởng bộ ngoại giao và ông phó chủ tịch Ủy ban ND Thành Phố HCM (không nhớ tên) đã có những phát biểu phản ứng trước những cáo buộc của một tòa án thuộc một cường quốc luật pháp .Hành động của các ông này đã tạo điều kiện cho kẻ khác "ngậm miệng ăn tiền".
Tuy nhiên ,có lẽ ta không bi quan nếu hai ông này tự nhận thấy những phát biểu vừa rồi là những thất bại lớn nhất về đạo đức của đời mình.

HữuThành.Nguyễn nói...

Ngậm miệng ăn tiền
Ăn tiền ngậm miệng

Có gì khác nhau không?

Nặc danh nói...

Đã ngậm thì không thể ăn.
Mà đã ăn thì không ngậm.
Có thể câu châm ngôn này dịch từ tiếng Tầu nên hơi lộn xộn về thứ tự (Tiếng Tầu ngược với tiếng ta. Ví dụ cái nhà to hay cái to nhà???). Có thể nguyên bản là "Miệng ngậm tiền ăn (tiền đút lót)".
GM.

Nặc danh nói...

Bác GM cứ đùa, chữ nghĩa như bác đầy một bụng.Người xưa hay nói bằng hình ảnh cho nó văn minh.Ngậm ở đây là không nói(giấu),ăn tiền là lấy không từ chối. Để em kể lại cho các bác tỏ:cái đội "âm binh" này là quỉ sứ của Diêm vương,vì vậy muốn tới cõi Âm cho suông sẻ thì phải hối lộ chúng.( Chuyện trên trần thế , phải cho mỗi quỉ này là :lộ 1o đ, còn phí là 40 đ). Phong bì phải nhét vô miệng để chúng phải im lặng,không bép xép làm hỏng chuyện,vì phải qua 12 cửa tử.
Vừa rồi Thím của tôi" chơi đẹp" lộ những 20 đ. Của đáng tội,đường xá lầy lội xe tang không vô được, đội "Am binh này phải khiêng bộ ngót nửa Km .
Còn một câu nữa cũng có thể xuất phát từ tục cho tang lễ: " ma đưa đường, quỉ chỉ lối",cũng chính là đội quân "Âm binh ma quỉ" này.Các pác phải tận mắt chứng kiến đám tang ở quê tôi thì sẽ cảm thấy rõ lắm.
DS

Nặc danh nói...

Phải chăng là: (Nếu chịu khó) ngậm miệng (im lặng) (thì sẽ được) ăn tiền.
Hay là: miệng ngậm tiền cho khỏi nói (nói thì tiền rơi mất, tiếc).
Kiểu như hồi xưa hành quân đêm, đám quan lại bắt đám tốt, binh ngậm tăm (1 chiếc đũa ngậm ngang miệng) để tránh chúng nói chuyện ồn ào. Tất nhiên tiền thì ngòai tác dụng như tăm, nó còn có tác dụng khuyến khích về vật chất.
HCQuang