Thứ Hai, tháng 12 01, 2008

Bổ sung bài đi Đức của Hùng xiểm

(EGk9 cung cấp một vài thông tin về Các Mác, 18h 2/12/08)








H1 : Tượng Mác tại mộ của ông ở London









H2 : Tượng Mác tại Chemnitz (do người Nga làm) là ông Lenin có thêm râu tóc (!)







Các Mác ở Bruxen
EGK9

Ở Bruxen có địa điểm du lich nổi tiếng nhất đó là Quảng trường Trung tâm thành phố. Quảng trường này có tên tiếng Hà lan là Grote Markt (Chợ Lớn) và tên tiếng Pháp là Grand Place. Khách du lịch đến Bruxen không bao giờ có thể bỏ qua địa điểm này dù có ít thời gian thăm thành phố đến đâu. Bởi vì nơi đây có những gì làm Bruxen nổi tiếng: Thảm hoa Bruxen (thảm kết từ hoa tươi phủ toàn bộ diện tích quảng trường, 2 năm một lần vào khoảng đầu tháng 9); toà thị chính với kiến trúc Gothic cầu kỳ và tinh tế và cả với câu chuyện huyền thoại về kiến trúc sư chính của tòa nhà đã nhảy từ tháp chuông chính xuống tự tử vì sau khi xây dựng xong mới phát hiện ra là hai cánh của tòa nhà không hoàn toàn đối xứng; cung điện của các Đại công tước xứ Bỉ sơn son thếp vàng lộng lẫy; tượng vị thần giải phóng linh thiêng mà người ta đồn rằng nếu bạn chạm tay vào đây để cầu xin gì thì cũng hiệu nghiệm hoặc chí ít thì bạn cũng sẽ có cơ hội quay lại Bruxen (vì thế mà tượng bị mòn rất nhiều và có chỗ còn bị thủng). Đi quá bức tượng này một đoạn là tựợng Thằng bé đứng đái (hay Thằng cu Đái nói theo kiểu của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo). Từ năm 1988 Quảng trường này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và du khách lúc nào cũng nươm nượp.
Nhưng ít ai biết rằng ở đây còn là nơi tá túc (cực kỳ sang trọng) khi bị đi đày biệt xứ của hai con người nổi tiếng thế giới: Vichto Huygo và Các Mác. Du khách hàng ngày chen chúc nhau sờ vào búc tượng linh thiêng ở góc tường bên phải ngôi nhà có tên là quán cà phê Thiên nga (Le Cygne) chẳng mấy khi để ý đến mấy tấm biển đồng gắn ở phía mặt tiền ngôi nhà. Hồi xưa chỉ có tấm biển ghi “ Đảng Công nhân Bỉ được thành lập ở đây năm 1885” còn tấm biển ghi tên Các Mác chỉ mới được gắn lên đây chừng 3-4 năm trước.
Thông tin quan trọng nhất là “năm 1847 Các Mác và Engels đã viết “Tuyên ngôn Cộng sản” (Communist Maniefesto) tại ngôi nhà này” thì tôi tìm thấy chỉ ở một vài cuốn hướng dẫn du lịch. Mỗi khi có dịp đưa bạn bè đi thăm quảng trường tôi không bao giờ quên giới thiệu cái địa điểm lịch sử không mấy ai để ý này : “Bạn có biết là “Bóng ma của chủ nghĩa cộng sản …” chui ra chính từ ngôi nhà này không? “

4 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Bạn Nguyễn Nam Điện k6 từng đến thăm mộ Karl Mark tại Bohn.
Còn chúng tôi từng đến thăm tượng ông tại trung tâm Karl Mark Stadt khi đến thăm Đoàn Quốc Khánh k6, Trưởng vùng phụ trách LĐXK.

Nặc danh nói...

Theo tôi, thì mộ Karl Marx ở Luân đôn chứ!!

4 SG

TranKienQuoc nói...

Đúng rồi Tư ơi, ở London. (Xem lại Tập 2 sẽ rõ!).

Nặc danh nói...

Xin lỗi, đúng là ở London.

HMK6