Thứ Ba, tháng 12 09, 2008

Thảm kịch ở Aden và câu chuyện Mogadischu

(Tiếp theo và hết)

PHẦN 4 : CHUYỆN HÔM NAY

Cô chiêu đãi viên trẻ nhất trong phi hành đoàn Gabi chứng kiến cảnh ông Schuman bí một phát đạn xuyên qua đầu đổ vật trước mặt mình . Lúc ấy cô đã khóc rất to, mặc cho hăm dọa . Cô cảm thấy như không còn gì ý nghĩa nữa . Chỉ đến khi ở Mogadischu khi nghe thấy tiếng súng nổ và tiềng thét :Tất cả cúi đầu xuống ! Thì Gabi mới tin rằng mình còn sống. Tuy nhiên một trái lựu đạn của bọn khủng bố ném ra đã khiến cô bị thương ở chân . Rất may đó chỉ là mảnh thủy tinh bắn vào. Khi về đến Frankfurt (Mai) người đầu tiên mà cô nhìn thấy là Rüdeger với cặp mắt tràn đầy nước mắt . Có ai thay thế được anh ấy không ? Tháng 4-1978 họ làm đám cưới . Cũng trong năm ấy cô đẻ con trai đầu, 10 năm sau thì có cô con gái thứ hai.
Gabi nói , biến cố đã làm cho cô trở thành một người khác . Không sợ bay nhưng rất nhạy cảm với các động tác của hành khách. Cô còn bay đến năm 1980 thì chuyển sang làm nghệ thuật . Thử sức với vài loại chất liệu, cuối cùng cô phát hiện ra gỗ là nơi có thể thể hiện được mình . Hiện nay tác phẩm của Gabi được bày bán ở khắp châu Âu . Có người nói lẩn khuất đâu đó trong tác phẩm của Gabi vẫn có một chút gì đó của „Mogadishu“ . Gabi có một trang Web riêng để giới thiệu các tác phẩm của mình : www.lutzau.de. Cô Gabi năm xưa nay đã 54 tuổi và tên gọi đầy đủ là :Gaby von Lutzau , tuy nhiên mọi người vẫn quen gọi là „ Thiên thần „Mogadischu“. Cho đến bây giờ „Thiên thần „ vẫn thỉnh thoảng giở chiếc nhẫn của người hành khách Do Thái trên „Landshut“ mà cô cứu, đã tặng trước lúc chia tay cách đây 31 năm, ra xem . Và coi đó như một niềm vinh dự của đời mình.
"Người hùng Mogadishu " Wegener năm nay đã 78 tuổi , về hưu đã lâu, sống cùng vợ ở ngoại ô Bonn . Khi tấn công lên "Landshut " vì phía Somalia chỉ cho phép mang vào đất nược họ đúng 30 chiếc áo giáp . Nên khi kiểm tra lần chót trước khi tấn công ông phát hiện ra có một người nhóm trưởng không có áo giáp . Người này đã có vợ , con. Ông bèn nhường áo giáp của mình cho người này. Áo giáp chống đạn hồi ấy có 16 lớp. Khi cuộc tấn công kết thúc thì chính ông này phát hiện ra có một đầu đạn nằm ở lớp thứ 14.
Cho đến bây giờ ông Wegener vẫn khẳng định : Chúng tôi đến Mogadischu để cứu người chứ không phải để giết người ! Và chúng tôi đã đạt được điều đó !
Chúng ta hẳn còn nhớ mẹ con người hành khách suýt chết ở phần 1 của bài viết này : bà Birgitt Röhll ? Bà ngồi ở hàng ghế thứ 11, chỉ cách xác ông Schuman có vài hàng ghế . Khởi đầu khi bắt đầu tấn công bọn không tặc tiến lên từ phía sau . Bây giờ khi đi nhà hàng bà luôn chọn chỗ lưng áp sát vào tường. Mỗi năm bà vẫn đều đặn đi máy bay đến Mallorca để nghỉ và thăm bạn . Tuy nhiên khi" check in" được hỏi : Cửa sổ hay lối đi ? thì bao giờ bà cũng trả lời :Đâu cũng được nhưng nếu có thể thì cho tôi ngồi ở phía sau. Mà tốt nhất là hàng ghế cuối cùng!.
Nhà đàm phàn tài ba Wischnewski (người ta hay gọi thân mật là Ben Wisch) đã chết ở tuổi 85 vào năm 2005 . Lật lại báo chí vào thời gian ấy thấy tờ Spiegel (Tấm gương) viết : Ông là một nhà chính trị hiếm hoi được rất nhiều người yêu mến.
Nhìn tấm ảnh chụp ông lúc đã già nhưng người ta vẫn cảm thấy ông là một người vừa uyên bác lại vừa ranh mãnh.
Ở một đoạn phim tài liệu quay cảnh ông Helmut Schmidt phát biểu trước quốc hội sau khi chiến dịch giải cứu kết thúc thắng lợi , đại ý : Trước những biến cố quan trọng , người ta có thể quyết định thế này hoặc thế khác. Các quyết định đó có thể đúng hay sai . Nhưng ở những sự việc phức tạp thì việc đúng hay sai phải trong tương lai mới biết được. Tuy nhiên tôi xin nhận lãnh tất cả trách nhiệm trong sự vụ này.
Ở trong đoạn phim tài liệu trích lại này người ta không thấy tiếng vỗ tay. Nhưng ở một đoạn phim tài liệu khác cũng trong thời gian này (1977) người ta thấy tiếng vỗ tay vang dội khi chính phủ CHLB Đức quyết định ngay một khoản viện trợ phát triển 200 triệu DM cho Somalia.
Ông Schmidt năm nay đã 89 tuổi. Sau khi xem xong phim "Mogadischu" tối 30-11 vừa rồi có một Blogger (chắc là cũng đã có tuổi ) đã viết : Xem phim xong tôi nhớ lại thời gian lúc đó (1977) . Khi được tin máy bay bị bắt cóc tôi nghĩ ngay : Chúng ta lại cần đến Helmut Schmidt ! Và quả thật ông ấy đã không làm chúng ta thất vọng.
Phi công phụ Vietor năm nay đã về hưu, 65 tuổi . Hồi đó khi bay "mù" đến Mogadischu trong điều kiện thời tiết rất xấu và tình trạng kỹ thuật máy bay không đảm bảo đã khiến cho Mahmud cũng phải cảm phục. Khi đến Mogadischu thì Mahmud đồng ý cho phép ông thoát khỏi máy bay. Nhưng ông kiên quyết ở lại với hành khách của mình. Về sau ông được nhà nước tặng huân chương "Vì những thành tích trong phục vụ ". Năm nay ông có ý định đi khắp đất nước Canada nhưng , ông bảo, bằng ôtô chứ không phải bằng máy bay.
Còn chiếc "Landshut" (vốn là Boeing 737) sau "Mogadischu" thì được sửa chữa lại. Bay tiếp cho Lufthansa chở khách cho đến năm 1985 . Cuối cùng nó làm máy bay vận tải tuyến Nam Mỹ . Đến 14-2-2008 thì do hư hỏng nặng, nó dừng bay.

Người ta không nhắc nhiều đến nhóm khủng bố. Có những hành khách trên chuyến bay đó nói rằng : Không nên bắt Mahmud phải chịu trách nhiệm, đơn giản chỉ vì là hắn bị bệnh.
Cũng có thể những người này thực hiện một cuộc khủng bố trên một chiếc máy bay bởi vì họ cảm thấy cả quê hương , đất nước và dân tộc họ cũng đang bị khủng bố ?.
Nhớ rằng trong phần 2 có nói rằng còn duy nhất "Con béo " sống sót. Tên thật của "Con béo " là Andrawes . Cô bị xử ở Somalia 20 năm tù , nhưng chỉ ở tù khoảng 2 năm thì được thả ra. Năm 1991 cùng chồng và con gái Laila ( năm nay 23 tuổi) chuyển đến Oslo. Nhưng tại đây đã bị cảnh sát Đức truy nã và dẫn độ về Đức năm 1994. Ra tòa ở Hamburg năm 1996 lãnh án 12 năm tù . Năm 1997 được chuyển về thi hành án tiếp tục ở Oslo. Tại đây đến năm 1999 thì được phóng thích vì lý do sức khỏe. Năm 1995 trả lời phỏng vấn trên Spiegel , Andrewes nói : Từ sau vụ "Mogadischu" xảy ra , một thời gian dài sau đó tôi sống trong sợ hãi.
Cuối tháng trước (11/2008) Andrawes đã không trả lời trực tiếp vào câu hỏi của phóng viên báo Bild (Bức tranh) : Bà có cảm thấy ân hận với những việc làm của mình không ? mà chỉ nói : Tôi chỉ là một hạt cát nhỏ trong một vở kịch lớn.
Cũng vào tháng trước, qua 14 lần xét duyệt , tòa án tối cao Đức đã quyết định vào đầu năm sau, sẽ phóng thích tù nhân chung thân Klar sau 26 năm ngồi tù. Kristian Klar là một trong những lãnh đạo quan trọng của R A F . Klar phải chịu trách nhiệm trực tiếp ở 9 vụ giêt người (trong đó có vụ ông Schleyer nói ở các phần trên) và có liên quan đến 14 vụ mưu sát khác .
Dư luận dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ . Tất cả những người có liên quan đến „Mogadischu“ đều lên tiếng .
Ông Buback (con ông Schleyer ): - Cha tôi đã bị hạ sát lần thứ hai !
Gabi (nay la Gaby von Lutzau) :- Tôi không bao giờ tha thứ cho những kẻ khủng bố !
Ông Wegener :- Những nạn nhân của khủng bố sẽ chịu đau đớn đến hết đời . Còn những kẻ khủng bố thì không! Liệu có công bằng ?.
Ông Vietor đã trả lại tổng thống Horst Köhler chiếc huân chương mà ông đã nhận được sau vụ „Mogadishu“ cùng với một bức thư gửi cho tổng thống . Trong đó ông viết :- Việc phóng thích Klar là nhạo báng những nạn nhân của bọn khủng bố , cho dù họ còn sống hay đã chết !
Tất cả những người dù vô tình hay hữu ý có liên quan đến „Mogadischu“ đều không quên được nó . Và còn rất nhiều người nữa cũng không thể nào quên được. Có lẽ , „Mogadischu“ như một trong muôn lời nhắc nhở loài người khi kiêu căng cho rằng mình là loài hoàn thiện nhất trong muôn loài. Loài người có thể đã hoàn thiện về mặt thể xác . Nhưng về nhận thức thì còn rất nhiều, rất nhiều khiếm khuyết . Trong những khiếm khuyết ấy có những khiếm khuyết nguy hiểm. Nguy hiểm bởi vì nó dẫn đến hủy diệt chính loài người. Từ rất lâu, rất lâu rồi loài người đã biết gọi những khiếm khuyết ấy là tội ác.

Ảnh 1 : Rüdeger đón Gabi tại Franfurt Mai 18-10-1977. Họ sống với nhau cho đến bây giờ.
Ảnh 2 : Gabi (Gaby von Lutzau) bên tác phẩm.
Ảnh 3 : Gia đình bà Birgitt Röll ngay sau khi được giải cứu . Stefan 10 tuổi.
Ảnh 4 : Hai mẹ con bà Birgitt Röll 2008, con trai Stefan 41 tuổi
Ảnh 5 : Wischnewski
Ảnh 6 : Vietor 2008
Ảnh 7 : Wegener 2008
Ảnh 8 : Andrawes 1977
Ảnh 9 : Andrawes, ảnh chụp 11/2008 trước căn hộ ở Oslo, chiếc nạng là hậu quả của "Mogadischu".
Ảnh 10 : Ông Schleyer bị bắt cóc (cảnh phim dựng lại)
(Ảnh lấy ở nguồn báo Bild và Spiegel)

HẾT

11 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Qúa hay, Quý ơi nhưng ông làm chúng tôi mệt vì phải đọc liên tịch. Chắc máy in hỏng?

Nặc danh nói...

Ý kiến nhận xét:
Wagener và ô.trưởng nhóm là hai người hùng một khi họ đã nhường cuộc sống (của mình) cho đồng đội.

Mấy ô.Sômali tự ái quá cao, cao hơn tính mạng của những kẻ khác. Hậu quả là gián tiếp gây cái chết cho cơ trưởng, sau đó là "tạo ra" hai người hùng.

Đúng, khiếm khuyết lớn nhất của con người là "tội ác". Tuy nhiên, theo tôi (trái với suy nghĩ của Quý nhẽo):
Tòa án tối cao Đức (sau nhiều năm) đã quyết định giảm án cho thủ phạm là đúng, CŨNG VÌ lí do nhân đạo. Đồng bào Đức quả hơi quá khích. Nhớ lại, hồi xưa Mỹ xâm lược VN, là thủ phạm của vô số vụ thảm sát (mà tội ác của vụ không tặc nọ chả là "cái đinh" gì) nhưng nay VN xóa bỏ hận thù để hướng tới tương lai, với lí do giữ mãi hận thù trong lòng thì không thể mần ăn chi được.
HCQuang

Nặc danh nói...

Theo tôi lẽ ra Quí nhẽo phải ngâm để vài ngày mới đưa ra một phần mới đúng. Như thế sẽ tăng lượt vô BanTroi vì vừa rồi ai cũng chờ, cũng xục xạo trong blog đón đọc phần tiếp theo. JM

Nặc danh nói...

Về dáng dấp bên ngoài, tụi GSG-9 (ảnh ở phần 2) nom không "ngầu" bằng lực lượng đặc biệt Mỹ.
HCQuang

TK8 nói...

Bài của TônGia luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng, nội dung thì hấp dẫn, riêng lần này lại thêm yếu tố LY KỲ...đề nghị post liền liền vậy hoặc "làm luôn 1 lèo" mới FÊ. :D

N.TV nói...

@HCQuang : Khi thả KLar tại sao lại gây ra tranh luận trong xã hội Đức ? Vì bài viết đã quá dài nên Quý nhẽo không trình bày đầy đủ được.
Hiện nay số tù chung thân ở Đức là khoảng 2000 người.Tù chung thân khi thỏa mãn một số điều kiện thì sẽ được ra sớm(tất nhiên rồi, ở đâu chả thế). Một trong những điều kiện đó là phải thấy những việc mà mình gây ra (để dẫn đến bản án) là sai . Và phải thể hiện công khai , ví dụ như xin lỗi...
Theo đúng số liệu của viện nghiên cứu hình sự Đức (mới toanh, vừa công bố hôm qua) thì cho đến 1975 trung bình tù nhân chung thân phải ngồi 20 năm thì được phóng thích .Trong khoảng 1982-1989 thì chỉ còn 18 năm 7 tháng , hiện nay thì chỉ còn 15 năm. Nghĩa là tù chung thân ngày càng được ra sớm hơn . Đây là một lý lẽ để phe tán thành thả Klar đưa ra.
Nhưng Klar chưa bao giờ nhận những việc làm của mình trước đây là sai , nghĩa là chưa bao giờ mở mồm xin lỗi các nạn nhân. Một nữ đồng phạm của Klar cũng bị án như hắn thì đã được phóng thích (tính ra thì trước Klar 2 năm) vì đã công khai xin lỗi và thừa nhận việc mình làm là sai.
Phái thứ nhất : Luật pháp là luật pháp khi hắn đã thỏa mãn các điều kiên mà luật quy định thì phải thả (Klar đã "ngồi"26 năm ).
Phái thứ hai : Khi được thả, thì theo luật, Klar trở thành một người vô tội trong khi hắn vẫn cho rằng những việc bắt cóc , giết người trước đây là đúng. Ở một khía cạnh nào đó điều này có một cái gì đó không ổn .
Bên nào cũng có cái lý của nó. Quý nhẽo có theo dõi một số cuộc tranh luận thì thấy đôi khi cả hai bên đều cảm thấy là phải thay đổi luật và thậm chí phải khôi phục lại án tử hình. Nhưng khi nói đến án tử hình thì tất cả đều im lặng và không ai muốn nói thêm.

Nặc danh nói...

Có 2 loại kẻ phạm tội ngỏ lời xin lỗi:
Loại 1: thành khẩn nhận khuyết điểm, chân thành hối cải.
Loại 2: mày bảo ông phải xin lỗi thời ông xin lỗi, chứ ông nghĩ gì thì bố tụi mày cũng chẳng kiểm soát được. Mai mốt ông ra tù, ông cho tụi mày biết thế nào là lễ độ.

Thằng nớ tuy ác ôn, nhưng mà ngon, dám chơi dám chịu, khẩu khí giang hồ. Hơn hẳn cái anh loại 2.
HCQuang

Nặc danh nói...

Theo quan điểm nhà nước XHCN, nhà nước của các nước châu Âu, thì: nhà tù là nơi cải huấn, giáo dục. Nó giúp chuyển hóa người đã gây ra tội ác thành công dân sạch.
Theo quan điểm nhà nước Mỹ thì: nhà tù là nơi phạt kẻ đã gây ra tội ác.
Cho tới nay, người ta không đưa ra kết luận là lí thuyết nào đúng;
tuy nhiên, trong thực tế, cứ 100 anh vào tù (kể cả anh bị oan) thì khi ra tù, có 99 anh hung dữ hơn, "bản lĩnh" hơn hồi mới vô tù.
Các cụ nhà mình "biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng",
còn mấy chú nớ thì "biến nhà tù CM thành trường học ĐQ". Ha ha.
HCQuang

ĐN.K7 nói...

Nghị lực, niềm tin và tình yêu phi thường của người vợ góa sau 31 năm để chứng minh cho mọi người, các con và cha chúng thấy được sự thật sự phản bội hay niềm tự hào của người phi công.
Câu chuyện của anh thật hay.

Nặc danh nói...

Quý nhẽo ơi, tôi bình luận về mặt "quan điểm chính trị" thôi, chứ về tình bạn giữa tôi và bố vẫn keo sơn đấy nhé. Nói trước, chứ không lỡ bố "thù" tôi, mai mốt tôi sang EU chơi, bố tống tôi ra đường thì biết ăn ngủ ở đâu. Mà thôi, không sao, bố thù tôi thì tôi chạy qua nhà Quang xèng, chả sợ.
HCQuang

N.TV nói...

Chí Quang cứ sang đây, đừng ngại.