Thứ Hai, tháng 10 27, 2008

Vụ tập kích Sơn tây

Vài nét về vụ tập kích Sơn tây đêm 21/11/1970.
(trích từ “The Raid” của Benjamin F.Schemmer,
nguyên nhân viên cao cấp Lầu Năm góc).

Lực lượng biệt kích
:
Chỉ huy – Đại tá Simons. Có 103 người, trong đó 55 người trực tiếp đổ bộ trong đó có 1 bác sỹ (khi huấn luyện có 56 người nhưng tới hôm tập kích còn 55 người) còn lại thuộc đội hậu cần. Số trực tiếp đổ bộ được phân bổ như sau:

Nhóm 1: 13 người, đổ bộ vào giữa sân trại giam nhằm ngăn chặn “bộ đội” thủ tiêu tù binh khi bị tấn công.

Nhóm 2: 22 người do Simons chỉ huy, là lực lượng chủ công, đổ bộ bên ngoài hàng rào và tấn công vào trại giam.

Nhóm 3: 20 người, dùng 2 khẩu Galing hủy diệt 2 chòi canh, sau đó đổ bộ bên ngoài hỗ trợ nhóm 2. Khi đổ bộ thực tế, nhóm 3 biết nhóm 2 đổ bộ nhầm nên đã kịp thời thay thế.
Khổ luyện: "...người lính nào chạy lệch ra khỏi vị trí khoảng 1 mét hoặc sớm muộn hơn 1 giây đồng hồ thì sẽ bị trúng đạn 5,56 hoặc 7,62 của đồng đội...".

Máy bay đảm bảo chiến dịch
:
Chỉ huy – Thiếu tướng J.Mano, với số lượng máy bay như sau:

1 chiếc HH-3 (nhỏ hơn HH-53, lớn hơn UH-1) mật danh Apple-1, có nhiệm vụ dùng cánh quạt “chặt” cành cây để đưa nhóm 1 đổ bộ vào giữa sân trại giam, chấp nhận tai nạn (lí do: không gian sân trại giam chỉ rộng hơn sải cánh quạt HH-3 có vài tấc Anh). Đổ bộ xong sẽ dùng thuốc nổ hủy máy bay.

5 chiếc HH-53 là Apple-1(bis), Apple-2, Apple-3, Apple-4, Apple-5, trong đó: Apple-1(bis) để đón nhóm 1 trở về; Apple-2 và Apple-3 chở nhóm 2, nhóm 3; Apple-4 và Apple-5 có nhiệm vụ bắn pháo sáng, sau đó chở tù binh về.

1 chiếc Skyraider-A1 dùng hỏa lực yểm trợ trực tiếp cho lực lượng đổ bộ.

2 chiếc C130: 1 chiếc dẫn đường cho A-1 bay thấp (để tránh radar cảnh giới); 1 chiếc bay trước để “hút” các máy bay trực thăng. Khi tới mục tiêu thì C130 sẽ chuyển sang nhiệm vụ bắn pháo sáng gây lóa mắt đối phương.

4 chiếc Skyraider-A7 yểm trợ tìm kiếm nếu có máy bay bị nạn.

10 chiếc F-4 sẵn sàng ngăn chặn MIG.

Phút cuối cùng bổ sung (ngoài kế hoạch) 4 chiếc F-105 “…làm mồi nhử SAM-2…”.
Tổng số trực tiếp và đánh nghi binh phục vụ chiến dịch là 105 máy bay.
Luyện bay
:
Tập bay hành quân: từ Thái lan sang VN dự kiến mất 3,5 giờ bay bao gồm cả tiếp dầu trên không.

HH-3 và HH-53 tốc độ hành quân 105 knot, C-130 tốc độ hành quân 250 knot nhưng buộc phải bay 105 knot (tức tốc độ vòng tua động cơ chỉ còn 70%) để hút HH-3 và HH-53.

A-1 phải bay ziczac với tốc độ 145 knot để bám theo C-130 dẫn đường.

Các tốp đã luyện 1017 giờ bay với 368 lượt bay.

Tập “chặt” cành cây: Chiếc HH-3 đã luyện 79,5 giờ bay với 31 lượt, hạ xuống một bãi tập có kích thước hẹp như sân trại giam (dĩ nhiên khi tập không phải “chặt” cây).

Kết quả: Tất cả các máy bay đều đã có mặt tại mục tiêu trước giờ ấn định là 1 phút và đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngoại trừ:

Apple-2 đã hạ cánh nhầm vào một trường học bỏ không (cách trại giam 400 mét) nhưng đã quay lại kịp thời;
Apple-1 khi “chặt” cành cây đã bị chấn thương nặng hơn dự kiến, lí do là sau vài tháng cây xứ nhiệt đới đã mọc dài hơn so với kích thước do không ảnh cung cấp ban đầu.
Hậu tập kích
:
Sự cố ?
Ngoài chiếc HH-3, cuối vụ tập kích, có 1 chiếc F-105 bị SAM-2 bắn rơi, nhưng Apple-4 và Apple-5 đã kịp thời cứu phi công.

Trại giam không có tù binh ?
Chiến dịch “Mở mắt” tạo mưa nhân tạo vào mùa mưa để gây ngập lụt ở bắc Lào và bắc Việt nam đã gây lụt ở Sơn tây, dẫn tới việc phải sơ tán tù binh sang nơi khác. “Mở mắt” là chương trình độc lập kéo dài đã “chồng chéo” lên kế hoạch giải cứu tù binh.

Khen thưởng ?
Bộ Quốc phòng dự kiến trao huân chương “hạnh kiểm quân đội”, mà theo “phân loại” của đám biệt kích thì “bất cứ người lính nào cũng được (huân chương này) nếu ở quân đội đủ 3 năm mà không bị hoa liễu", và Simons đã trả lời khi biết tin này “một trong những người lính của tôi có thể sẽ nhét vào đít ông Bộ trưởng tấm vải (mà người ta vẫn gọi là) huân chương hạnh kiểm”.
Cuối cùng, vào ngày 9/12/1970, 50 biệt kích được thưởng huân chương “anh dũng – sao bạc”, 4 người khác được huân chương “chiến công đặc biệt”, bác sỹ trực tiếp đổ bộ được “anh dũng – sao bạc”. Tất cả 43 sỹ quan Không quân được huân chương “Không lực” (tương đương huân chương “chiến công đặc biệt”).
Khảo dị
:
Theo một tài liệu khác của Mỹ thì nhóm 1 đã giết 50 bộ đội, nhóm 2 (khi đổ bộ nhầm vào trường học) đã giết 100 bộ đội. Tuy nhiên, theo báo cáo của Simons thì sự đề kháng của đối phương chỉ gồm 1 khấu AK-47 ở giếng trại giam.
Hình chỉ có tính minh họa.
Có thể tham khảo Vụ tập kích Sơn tây của Bejamin trên www.quansuvn.net/index

16 nhận xét:

Nặc danh nói...

1975 bọn tôi có đóng tại một trại huấn luyện biệt kích của Mỹ ở chân núi Bán đảo Sơn Trà - sâu bên trong cảng Đà Nẵng. Ngoài cổng có biển to ghi là trại gà, nhưng bên trong thực chất là trại huấn luyện biệt kích, tại đây bọn tôi thu được rất nhiều tài liệu chi tiết miêu tả tình hình trong quá trình huấn luyện và tập kích Sơn Tây có cả bản đồ chi tiết, rất tiếc là không giữ lại làm gì, nhưng đọc mới biết là nếu có phi công ở đó thì chắc chắn là sẽ giải thoát được.
Phản ứng duy nhất của STây là 1 loạt trường của dân quân bắn lên vu vơ...
TTXVH

Nặc danh nói...

Knot:
Trên biển không xài Km hay Dặm mà dùng Hải lý (1.852m), và đo tốc độ bằng Knot (1.852m/h). Không quân của hải quân Mỹ xài Knot.
HCQuang

TranKienQuoc nói...

Chí Quang có nhớ đêm ấy ta gác ở khu Bảo Sơn, Vĩnh Yên, C153 và C143 gần nhau. Tự nhiên thấy tiếng súng nổ lụp bụp, nhìn sang hướng Sơn Tây thấy chớp lòe. Chả hiểu ra răng? Hình nhhư trưa sau mới biết là có biệt kích Mỹ đổ bộ bằng trực thăng xúông trại giam ở Sơn Tây. Lạ là vì sao lại sơ tán bọn chúng đi sớm ít hôm? Nghe đâu có chị nuôi và vài lính bị bắt theo máy bay?

Nặc danh nói...

Nautical mile:Dùng để chỉ hải lý trên biển 1,852km(1knot)

Trên bộ là dặm 1,6o9km(1knot)1mile

Trên không cũng dùng knot,nhưng ko biết ?km.

Gtl.

Nặc danh nói...

Em có đọc trên ANCT, đã lâu nhớ không chính xác. Gần trại giam phi công Mỹ là nhà ông giám đốc công an Sơn Tây. Đêm ấy biệt kích Mỹ xông vào nhà một đứa con của ông bị bắn chết, còn bà vợ chui xuông gầm giường, thoát, chỉ bị thương. Trong trại khi đó chỉ có mấy bố lính nghĩa vụ ở lại trông coi, đêm nằm ôm nhau ngủ chả biết gì nên toi.dđk6

HữuThành.Nguyễn nói...

Knot là đơn vị chỉ tốc độ chứ không phải là đơn vị chỉ độ dài. Bởi thế knot=(Nautical)Mile/hour.

Trên không cũng dùng knot như thế. Tham khảo thêm tại đây.

AK7 nói...

Pac HT nói chính xác.Knot là chỉ tốc độ/giờ.

Nặc danh nói...

Lầu 5 góc đã khẳng định vụ tập kích không hề bị lộ, vì nếu lộ thì VC đã giăng lưới dày đặc, chạy đằng trời. May cho VC. Xui xẻo ở chỗ tù binh đã đi sơ tán tránh lụt, chứ bản thân lính biệt kích đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nặc danh nói...

Tù binh sơ tán lúc nào?
"...đêm 14/6/1970, họ được chở đến những nhà của quân đội mới được sửa sang tại Đồng hồi cách nơi cũ 45mile về phía đông, mà tù binh đã đặt cho trại một tên mới là trại "Niền tin..." - theo "The Raid".

Tại sao mãi tới 21/11/1970 Mỹ vẫn không biết?
-Mỹ không dùng gián điệp bản xứ (sợ lộ).
-Bị nhiễu thông tin: 127 triệu tấm hình không ảnh chụp miền Bắc không có tấm nào khẳng định 100% là còn hay không còn tù binh ở Sơn tây. Có nhiều hình cho thấy trại đã bỏ hoang nhưng cũng có nhiều hình thấy có vết xe vết người.
Vào 5g sáng ngày chót, 1/2 nhóm chuyên gia kết luận là trại vẫn còn người (bỏ phiếu "có"), 1/2 nhóm bỏ phiếu "không", tỷ lệ 50/50.
Thế là Lầu Năm góc đành hạ lệnh tấn công.

Sau chiến dịch, Mỹ đã điều tra kĩ lưỡng xem có bị lộ không. Cuối cùng khẳng định là không.
HCQuang

Nặc danh nói...

Theo tôi đi biển thì tốc độ tàu được tính như sau.Ví dụ:V=15knot/h,tức là 15x1,852=27,78km/h,cho nên knot chỉ độ dài.Kiến thức của tôi như vậy.Xin cho ý kiến.

Gtl.

Nặc danh nói...

Không biết phe ta (VC) chết mấy người, mời các bạn tham khảo cuộc Họp báo tại Lầu Năm góc:
Phóng viên: Quý vị có sử dụng vũ khí không?
Simons: Có, chúng tôi có bắn súng.
Phóng viên: Quý vị có bắn chết ai không?
Simns: Có, tôi nghĩ là có.

Nặc danh nói...

Gtl coi chừng, tuy ông là thủy thủ tàu viễn dương, dưng mà, Trỗi có nhiều tên là sỹ quan hải quân, nó chưởi cho thì ... đầy lỗ tưa.

Hảilý hay Mile là đơn vị đo chiều dài (Length), ông cứ việc quy đổi (sang SI) thành met, Km.
Còn Knot là đơn vị đo tốc độ, đơn vị của nó là Hảilý/giờ, và nếu quy đổi sang SI là Km/giờ, m/s.
Hải quân và Không quân của hải quân khoái xài Hảilý (1,852 Km) và Knot (1,852 Km/h).
HCQuang

Nặc danh nói...

A.Quang,em là sỹ quan quản lý về ngạch máy hạng nhất tầu biển nên rành về máy móc hơn,hàng ngày có làm noon report để báo cho boong,nên hay hỏi tốc độ tàu chạy được bao nhiêu,vậy ta thống nhất thế này:V=15knot=27,78km/h.Ok,thank you&stop here.Ciao.

HữuThành.Nguyễn nói...

Người ngoại đạo sẽ hiểu như sau: tốc độ hành trình trung bình cuả ngày báo cáo là 15knot. Nếu ngày đó chạy 20 giờ thì quăng đường đi được sẽ là 15knot*20h=300Nmiles

Nặc danh nói...

Trước khi phát lệnh tập kích.
Gần tới ngày tập kích, chuyên gia phân tích hình ảnh (qua không ảnh) phát hiện ra rằng doanh trại Đồng hồi bỗng đẹp hơn, tấp nập hơn còn ở trại Sơn tây thì quá xập xệ, bèn thắc mắc tại sao, nhưng không được cấp trên lưu ý.

Dụng cụ phá trại giam.
Không ảnh đã cho thấy nhà nhốt tù binh là nhà cấp 5, tường vây khu trại (hình như cao 4m) làm bằng cót, nhưng với ý thức cầu toàn, nhóm biệt kích coi như đó là trại giam theo tiêu chuẩn Mỹ, nên đã chuẩn bị:
Các dao sản xuất riêng để "...phá cửa và chướng ngại vật".
2 máy hàn oxy-axetylen.
6 cưa máy chạy xăng.
Các kìm cộng lực cắt còng, xích, khoen khóa.
2 lọai thuốc nổ phá tường, 2 loại mìn phá rào.

Cái chết chắc chắn.
Với sự khổ luyện và trang bị hoàn hảo tuyệt đối, có thể yên tâm rằng, toàn bộ VC có trong trại giam (dù đông tới đâu) cũng sẽ bị tiêu diệt gọn. Không biết lúc đó VC có mấy người, nhưng (theo tôi) giữ 1 doanh trại bỏ không (ở hậu phương) thường chỉ có 3 người. Theo Sinons thì có 2 sự đề kháng.
HCQuang

Nặc danh nói...

Ủa, bài viết nói "chỉ gồm 1 khẩu AK ở giếng trại giam", nay lại "có 2 sự đề kháng"?