Thứ Tư, tháng 10 15, 2008

Tập tục người Việt cổ

(sưu tầm)

Tết Cơm mới.

Người Việt làm Tết Cơm mới ngay sau khi thu hoạch vụ Mùa. Tết cơm mới do từng gia đình làm lấy. Lúa mới gặt về được phơi, xay, giã, “thổi” cơm cúng gia tiên. Sau lễ Cơm mới, người ta mới bắt đầu ăn cơm gạo mới.

Nơi Chôn nhau cắt rốn.
Tục áp dụng cho trẻ mới sinh. Bà đỡ “cắt rốn” cho trẻ bằng thanh nứa cật mỏng (có thể dùng mảnh sành vỡ) mà không dùng dao kéo bằng kim loại. Thai rau bỏ vô nồi đất mới, chôn ngay trước nhà. Phải chôn sâu để trẻ không trớ, không chôn chỗ “giọt tranh” để trẻ khỏi chốc đầu, toét mắt.

Đầy cữ.

Sản phụ bị cấm ra ngoài trời sau khi sinh con, trai 7 ngày, gái 9 ngày. Hết thời hạn này gọi là đầy cữ. Sau khi đầy cữ, sản phụ được ra ngoài sau khi xông muối, xoa nghệ khắp cơ thể. Đây là một nội dung về bảo vệ sức khỏe, không phải là lễ lạc (như lễ đầy tháng, lễ thôi nôi).
Lễ cúng bảy tuần của người Việt cổ.
Là lễ cúng người chết sau 49 ngày nhằm mong người chết yên hàn đi qua 7 cửa cõi âm. Số 7 nhằm chỉ 7 vị thần là mặt trăng, mặt trời, sao thủy, sao hỏa, sao mộc, sao kim, sao thổ. Mỗi thần ở 1 cung, mỗi cung gồm 7 bộ, tổng số là 49 bộ đại diện cho lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái của vũ trụ và con người.
Trò chơi: Đánh khăng.
Là trò chơi mang tính thể thao của trẻ ở độ tuổi thiếu niên, mục tiêu nhằm tăng cường kĩ năng nhanh nhạy của trẻ. Mục đích sâu xa nhằm bảo tồn môn đánh phết của người Việt cổ. Thiết bị gồm đoản côn (que dài) và cái khăng (que ngắn). Kẻ tấn công đặt 1/2 cái khăng xuống lỗ, dùng đoản côn đập cho khăng tung lên, rồi vụt ngang cho khăng bay tới.
Bên phòng ngự có thể dùng chân đá khăng ra xa (nhằm gây khó khăn cho kẻ tấn công) với điều kiện khăng vẫn còn chuyển động. Nếu bên phòng ngự bắt được khăng thì vai trò của hai bên được hoán đổi. Nếu bên phòng ngự không bắt được khăng thì kẻ tấn công được quyền tới vị trí khăng rơi để đánh đòn hồi mã. Khi này, kẻ tấn công (chỉ được) dùng tay cầm côn tung khăng lên đồng thời vụt mạnh. Có nhiều kĩ thuật sử dụng trong từng chặng chơi với tên gọi như: cơm, vích, thích, chòng. Trò chơi này không nguy hiểm (trừ phi khăng bay trúng mặt, sưng mày, rớm máu).

11 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thực tình tôi không nhớ rõ về môn đánh khăng, nhưng cứ "mạnh dạn" đưa ra đây để các bạn bổ sung, chỉnh lý. Gần 50 năm rồi. Tôi nhớ hồi đó có một thằng bị khăng nện trúng mắt, sau này con mắt đó lờ mờ vĩnh viễn.
HCQuang

Nặc danh nói...

Kính anh Chí!
Tập tục "Người Việt mới" là dùng nhau làm philatop và các loại thuốc khác, kể cả làm món ăn đại bổ. Chính vì vậy bọn trẻ sau này nhiều đứa không có "Nơi Chôn nhau cắt rốn".
TM

Nặc danh nói...

Như vậy cúng 49 phải vào ngày 50.

Nặc danh nói...

Thưa bác Chí! Em có rất nhiều sẹo trên đầu, nhớn bé đủ cả. Trong đó khoảng 40% là sẹo do khăng "phang" vào. Không đọc Bác là em quên phắt cái trò chơi làm nên tuổi thơ em. Cảm ơn bác.dđ.k6

Nặc danh nói...

@HCQ: Hồi Trại Bưởi, khòan đầu tháng 12/1966, Lý Tân Huệ "cơ", B4 bị khăng đánh trúng mắt, máu đầy mắt, nhưng vưỡn ko sao hết. Tới jớ 2 mắt vưỡn bình thường.

4 SG

AK7 nói...

Thế môn chơi (đánh) con Quay (con Vụ)thì sao kg thấy a HChí nhớn nói nhỉ?Hay là trong G...le ko có ?

Nặc danh nói...

Có nơi gọi là đánh khẳng. Còn 1 môn nữa là đánh quay (còn gọi là vụ). Quay có tít hay không là do tài đẽo gọt. Quay đập vào mặt cũng mệt.

dathb136 nói...

Môn đánh khăng em hơi bị giỏi.Đầu tiên là "cầy sương"tức cầy 0 điểm(nếu điểm thì phải sướng số điểm lên,nếu bị phát hiện đọc số điểm sai thì mất lượt).Sau đó đến "mắm sương".Rồi cuối cùng là"gà sương".Nếu "mắm" và"gà"tâng ở trên tay được bao nhiêu cái thì cứ thế mà nhân số điểm lên.Vui lắm,nhiều khi chơi quên cả ăn.Bây giờ chắc "tuyệt chủng"trò này rồi.

Nặc danh nói...

Trò đánh khăng này từ nhỏ bọn này chơi "chiến"lắm bọn ĐC,Thủy bều cũng rành.Có nhiều tên gọi,ở T.HSMN gọi là đánh TRỎNG,CHƠI TRỎNG. Cái đoạn cây nhỏ gọi là con trỏng.Trò chơi có nhiều lớp lang, ví dụ bên chơi có mục gọi là "xương cày",con trỏng đặt nằm ngang qua cái lỗ (khoét dài),dùng que dài cho xuống lỗ. khi chuẩn bi chơi hô to"xương cày' bên đội bạn chuẩn bị bắt. Sau khi hô xong lựa sức hất thật xa,làm sao bên bạn không bắt được. Nếu bắt được bên bạn sẽ ném con "trỏng về cái lỗ,bên chơi phải dùng que dài đánh cho trúng con "trỏng". Còn "Xương mắm" là đặt con trỏng vào lỗ theo chiều dọc, khi chơi hô to "xương mắm" dùng que dài gõ cho con trỏng nảy lện,rồi vụt thật lục cho bay càng xa càng tốt cho bên bạn không bắt được...Luật chơi còn dài lắm nói không hết, song đó là trò chơi đòi hỏi nhiều kĩ năng.
Còn trò chơi con quy cánh HSMN gọi là chơi Vụ hay chơi Gụ.Trò này hấp dẫn vì cũng chiến đấu với nhau kịch liệt. Phần đinh cắm vào con Gụ được chế tác sao cho ác, làm sao chẻ được Gụ đối phương là oách nhất.
Có Câu ca của bọn này khi tìm gỗ làm Gụ: Ổi -gầm, Trâm- chạy,Duối-nhảy ,Bồ lời-u.Gỗ ổi khi làm Gụ tiếng kêu của nó như tiếng gầm rất oách,còn gỗ Trâm con quay chạy rất tít và lâu, Gỗ duối mà làm gụ thì thôi rồi khi đánh nó chạy nhảy tưng tưng,Gỗ Bồ lời làm gụ,khi đánh phát ra tiếng U U rất to và như có tiếng gió nữa.
Những trò chơi này ngày nay hình như "thất truyền"rồi đáng tiếc.
DS

Nặc danh nói...

DS nhớ khá đấy, tôi quên nhiều quá.
Đề nghị DS viết 1 bài chi tiết về kĩ chiến thuật Bộ môn đánh khăng để anh em ôn bài và làm "bài tập về nhà" (với dân ngoại trú) hay "giờ tự tu" (với dân nội trú).
HCQuang

AK7 nói...

@DS & HCQ:Các a khởi xướng trò chơi đánh Quay đi.AE ta kiếm bãi đất trống trong Cv LVTám chẳng hạn.Biết đâu ở Sg lại sôi động phong trào này cũng nên vì nó là một môn thể thao lành mạnh...Nhớ trò chơi này quá !