Xuân về Tết Mậu Tí
Mượn chuột của cháu nhí
Mà không xin chữ ký
Đôi chuột cười hí hí
Làm các chú cũng bí
Tên "Bọ" nghe có lý
Nhưng mà chưa hết ý:
Con "Bọ" là tiếng miền Trung
Con "Bố" miền Bắc
Con "Ba" trong này
Tất cả đều chỉ con “Cha”*
Cho nên con ấy chính là con.."Con".
*(Con của Cha)
TM
Thứ Sáu, tháng 2 15, 2008
MƯỢN CHUỘT CHÁU LAN ANH
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 2 15, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
11 nhận xét:
Dân Quảng Bìn:
- Các chủ bồ đồi ờ với bọ thật là tìn nghịa. Vầy chử bọ ngòai nớ gòi là chi?
- Dà,là dòi ạ!
Chuyện xứ Nghệ 1:
Thầy đồ về xứ Nghệ, làm thơ làm phú đủ cả, dân tình phục lăn. Một hôm thầy đi coi hát Ví, bị một cô hỏi (có thể có ai xúi):
Nghe tin chàng học có tài,
Cha thầy MạnhTử là ai rứa chàng?
Chà, sách chỉ nói mẹ MạnhTử là MạnhMẫu chứ đâu nói cha, mà MạnhMẫu nghĩa là mẹ Mạnh chứ phải đâu tên họ, gay thật. Túng quá, thầy đâm liều:
Thầy Mạnh Tử là cụ MạnhPhụ sinh ra,
Muốn biết tên húy cứ hỏi tên cha thằng bày.
Rồi cắp ô chuồn thẳng.
Xứ Nghệ 2:
Thầy đồ về xứ Nghệ, xuống đò qua sông, ngồi dưới khoang thuyền. Cô gái xứ Nghệ xuống sau, ngồi trên mui. Lát sau cô ả tụt xuống, chân đã chạm xuống sàn nhưng tà váy bị móc lại, gỡ mãi mới xong. Thầy đồ tủm tỉm:
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Sẵn đây ta đúc một tòa thiên nhiên.
Ai ngờ cô ả "lẩy" lại:
Mười lăm năm mới một lần,
Hé gương cho khách hồng trần thử soi.
Hành khách trên đò nhìn thầy cười ha hả.
Ghi chú: nguyên văn truyện Kiều là:
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
Mười lăm năm bấy nhiêu lần,
Làm gương cho khách hồng quần thử soi.
Bác ra thơ vịnh con "bọ", nay em xin "vịnh con chó" để họa:
Quanh quanh đằng đít lại đằng đầu,
Hễ thấy ai vào cắn gâu gâu.
Ăn hết của thơm cùng của thối,
Quanh năm chẳng được chén trà tàu.
Nghe nói, Lê Thánh Tông có tặng cho ông đổ thùng câu đối:
Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự,
Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.
Trên mình mặc nhung phục để đảm nhiệm việc khó khăn (nan sự) của thế gian.
Trong tay 3 thước kiếm đi thu hồi nhân tâm thiên hạ.
HCQuang
1. Ông đồ Nghệ hãy đối câu này:
Vô xứ Nghệ ghé Quán Hành
Uống rượu gừng, nói chuyện cà riềng, cà tỏi.
2. Một học sinh Nghệ ra thi văn toàn miền Bắc (Hồi còn chưa giải phóng). Đề bài là: Em hãy làm một bài thơ tả cảnh đẹp của đất nước. Ngồi cắm bút mãi không ra thơ, liếc qua thấy anh Hà Nội làm câu thơ thế này:
Đâu núi đâu sông đâu chẳng thấy?
Đâu rừng đâu bể thấy đâu nào?
Cậu ta liền dịch ra tiếng Nghệ để thành bài thứ hai:
Mô rú, mô sông mô nỏ chỏ
Mô rừng, mô biển chỏ mô mồ.
Bài thứ hai này được giải nhất văn toàn miền Bắc năm "một ngàn không trăn không thấy".
GM.
-Bác TM kêu đúng tên cháu luôn.Ở trường là LA còn tên ở nhà kêu Bé Nhí.
-Con này miền Nam kêu con Bọ,có thể cách gọi xuất phát từ một số từ kép mà miền Bắc hay dùng từ đầu còn miền Nam dùng từ sau như:chuột-bọ,bát-chén,lười-biếng,chán-ngán, ốm-đau...khg biết có đúng khg?
-Em thấy chữ "chỏ" của anh GM hình như là"chộ"thì đúng hơn?
Đúng là "chộ". Viết nhầm!!! Hì hì
GM.
- To cháu LA: Như vậy bác cháu mình có duyên rồi đấy LA. Đôi khi nhiều sự trùng hợp không giải thích được. Đúng là ban đầu bác đã viết " mượn chuột của bé nhí" song cứ đắn đo mãi, nhỡ "bé nó" cỡ 19 đôi mươi thì gay, thế là đành đổi qua "cháu nhí" cho chắc ăn.
- Tết về các thầy đồ xuất chiêu ghê quá. Học ngoại ngữ đã khiếp, học "nội ngữ" còn kinh hơn. Chữ nghĩa gì mà cứ như "xoắn lỗ tai" người nghe.
Báo Thành đoàn đăng câu đối mà hơn mười năm nay vẫn chưa có vế đối chỉnh. Nghe nói giải thưởng cao lắm, các bác tham gia :
" Cô gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi"
TM
Cô gái Củ chi chỉ cu hỏi củ chi ?
Chàng trai Zải phóng đòi phỏng zái
Chàng trai Zải phóng "phỏng zái" đòi zải phóng.
Vậy mới chuẩn nhỉ...
Cô gai Củ chi chỉ cu hỏi củ chi ?
Chàng trai Cần giờ giơ cần hỏi cần giờ ?
Đây là câu đối chuẩn đã được "phê duyệt", nhưng xưa rồi.
Đây là câu mới :
Cô gái Hơ Mông bên bếp lửa
Ko biết các "nhân sĩ Bắc hà" đối sao ?
HMK6
Cô gái Hơ Mông bên bếp lửa
Chàng trai Mường tè cạnh giếng nước.
Có lễ nên để là:
Cô gái Hơ Mông bên bếp lửa
Chàng trai Mường tè cạnh giếng khơi.
Đăng nhận xét