Thứ Năm, tháng 2 21, 2008

Giỗ Tổ họ Dương ở Phùng Xá, Hà Tây

Nhận lời mời của “Nờ sứt” DMĐ, sáng 13 Tết, vợ chồng tôi cùng GM và Đại Cuơng phi xe trực chỉ hướng cầu Tế Tiêu, Vân Đình. Qua Tp Hà Đông (lại Tp!), rẽ ngã 3 Ba La - Bông Đỏ. Từ đây, cánh xe ôm bám như đỉa mỗi khi có xe qua, “divu” đón khách đi đò chùa Hương. Được tổ chức thành nhiều nhóm, nhiều chặng và dùng mobiphone để liên lạc. Làm ăn thời nay ghê thật! Qua Bình Đà, Vân Đình, Vác (lối rẽ Ba Thá nơi cánh Đại học quân sự đi đắp đê năm 1974. Ghê hơn là ngày ấy nơi này không có WC, tòan ị đồng) tới cầu Tế Tiêu. Ngót nghét 50km. Chỉ còn hơn chục cây nữa tới chùa Hương Tích.

Quê DMĐ là làng Bùng, xã Phùng Xá, nằm bên sông Đáy. Bên kia là Hòa Xá. Xã hắn có đến 4 đình Hạ, Trung, Thượng, nhà cửa ngói hóa 100% xen lẫn nhà 2-3 tầng. Vùng này có nghề truyền thống là nghề nông và nghề dệt vải. Dọc ven sông Đáy là những ruộng dâu nuôi tằm xanh mướt. Vừa vào tới cổng làng đã nghe tiếng khung cửi kêu xòanh xọach. Nghe nói sản phẩm xuất khẩu cả ra nước ngòai.

Rạp đã dựng vì DMĐ báo có cả văn công về diễn(!). Cỗ bàn đang dọn bởi 1 đội đầu bếp chuyên nghiệp. GM chớp ngay 1 pô nhà bếp đang nướng cá chim trắng theo kiểu dân dã.

Nhà thờ Tổ họ Dương được xây cách nay 6 năm. Nghe kể cụ Tổ từ xứ Thanh ra đây lập ấp đã 500 năm. Ông nội DMĐ từng là Sếp ga Vinh rồi Sếp ga Sài Gòn nên ông Duơng Minh Đẩu (phụ thân của DMĐ) theo cha mẹ, hết học ở Colleé de Vinh cho tới Marie Curie Sài Gòn. Năm 1945 là Thanh niên Tiền phong(1) ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn. Ông Đẩu là trưởng Tộc, có tên đầu trong danh sách công đức đóng góp xây nhà thờ với số tiền nhiều nhất. Ông bạn DMĐ đến sau tụi tôi vì còn ra thắp hương cho các cụ ngoài nghĩa trang. Lúc anh ta về thấy các cụ “bẩm báo” quyết liệt(!). Hóa ra thằng bạn về đến làng cũng ghê ra phết! Riêng 2 chú Nghĩa và Phương từ khi "lớn đến giờ" mới về quê dự giỗ Tổ. (GM bảo: "DMĐ cứ chưởi tôi là mù chứ nhà ông ta có cả tiểu đòan mù!". Vì cả Nghĩa và Phương đều là lính "pháo binh cận thị đội").

Chúng tôi cùng được dự lễ dâng hương rồi họp họ. Đặc biệt có tiết mục trích Quỹ Khuyến học thưởng các cháu học giỏi trong năm. Bạn bè về dự cũng góp vào Quỹ. Tiệc họp mặt rất ngon với hương vị làng quê, ngòai gà, ngan, có cả món thịt chó hấp và đặc biệt là món “dựa mận”. Dẫn lắm! Bàn tôi xơi hết những 2 bát.

Sau cùng là phần văn nghệ. DMĐ có dịp “trình hàng” cho các cụ và bà con. Mở đầu là "Bóng chiếc thoi đưa..." của "Hà Tây quê lụa" và "Thanh niên quê tôi...". Các cháu cùng thày hát quá hay. Nhất là 1 trò người Tây Nguyên hát "Đôi mắt Biển Hồ" (Nguyễn Cường) thật sống động. GM và Cương cũng lên sân khấu hát cùng 3 anh em họ Dương (Đức, Nghĩa, Phương). Hiếm có ngày giỗ Tổ nào vui như thế!

Ghi được bài thơ “Nhớ về Tiên Tổ” treo trong nhà thờ, xin tặng anh chị em:

Chữ rằng “Ẩm thủy tư nguyên”

Cháu con phải nhớ Tổ tiên, ông bà

Tháng giêng ngày thứ mười ba

Cháu con dòng họ dù xa dù gần

Về nhà thờ họ quây quần

Dâng lên Tiên Tổ một tuần nhang thơm

Tâm thành tưởng nhớ công ơn

Có Người mới có họ Dương làng Bùng

Ta cùng chung giọt máu hồng

Ta cùng chung một giống dòng họ Dương

Dù đi tám hướng mười phương

Nhớ về Tiên Tổ họ Dương làng Bùng!


Chú thích: Năm 1945, tại Sài Gòn có 2 Xứ ủy Nam Kỳ. 1 nằm trong nội thành do ông Trần Văn Giàu là Bí thư, 1 bám ở Hóc Môn. Cánh nội thành có lực luợng hậu vệ là Thanh niên Tiền phong mà đa phần là thanh niên, học sinh, sinh viên.


7 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Nghe ĐC nói quê DM.Đức đi qua Vân Đình, qua cầu Tế Tiêu rẽ phải, làng có Bộ trưởng Đỗ Trung Tá, một tướng Văn phòng Bộ TTM nghỉ hưu (cùng cơ quan TL), làng chuyên nghề dệt khăn mặt, ...
Rất tiếc đấy là cùng xã khác làng với thầy Biểu mà DM.Đức không biết để đưa anh em đến thăm Thầy (Đội 2, thôn Hạ, xã Phùng Xá, Mỹ Đức). V.Thắng và tôi đã đến thăm (đầu 2006?), được Thầy cho mỗi thằng 4 cái khăn mặt (2 to 2 nhỏ) dùng 2 năm chưa hết. Toàn rửa mặt mèo!

TranKienQuoc nói...

Tiếc quá vì đã lâu không gặp thày, mà DMĐ lại không biết. Lần đó mà mời được thày dự thì thật là 1 vinh dự cho cả thày và trò nhà ta với xóm giềng.
Đã định gọi cho HThành rồi thế nào lại quên béng. Lỗi quá!

TranKienQuoc nói...

Nhà thày ở xóm Hạ thì nhà DMĐ ở xóm Thượng. Tiếc!

Nặc danh nói...

Bây giờ thì công nghệ cao rồi, khăn không phải dùng để "rửa mặt mèo" nữa. Việc sản xuất đã được chuyên nghiệp hoá các khâu: dệt - tẩy - nhuộm và trang trí. Khăn được xuất khẩu cho Tây dùng hẳn hoi. Trước khi về, chúng tôi cũng được tặng một chiếc. Nhưng rất tiếc hôm đó do BTC vì vui mừng quá lại quên đúng suất của anh em nhà họ Dương, thành thử Vân Anh vợ KQ đã nhanh trí trưng dụng xuất của chúng tôi để bù.
Còn bài hát "Hà Tây quê lụa" mở đầu cho chương trình biểu diễn văn nghệ thì do tôi gợi ý cho DMĐ. NSƯT DMĐ của chúng ta đi hát nhiều nơi, nhưng khi về chính quê mình thì lại quê rằng có một bài hát rất hay cả về giai điệu lẫn lời:
Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh. Trời đất Hà Tây tay ai dệt lụa. Sữa trắng Ba Vì, thóc vàng phủ Cháy...
Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc. Hà Tây cửa ngõ Thủ đô. Cô gái Suối Hai chàng trai Cầu Rẽ...
Khi về ĐC phóng như điên để còn kịp đưa học trò của DMĐ "chạy xô" xuất diễn buổi chiều.
GM.

TranKienQuoc nói...

Trên đường di, do anh em ta cùng hát lại và phân tích từng địa danh mà ông nhớ!!! Đến khi gặp DMĐ mới... GM cứ hay tranh công???
Riêng khi về ĐC phóng nhanh quá, lạng lách nữa (tật của hắn) mà cháu Đông (pianist) chóng mặt, phải gục đầu vào ghế. Chú ĐC thì cứ tuởng mình đã "Akay ơi!" ru cháu ngủ say!

ĐN.K7 nói...

Hình như Cầu Giẽ ở Hà Tây. Còn Cầu Rẽ chắc ở Quảng Ninh quá "phỏng" anh GM?

Nặc danh nói...

Xem ảnh thấy GM mồm miệng tròn vo còn hơn cả ca sĩ thứ thiệt DMĐ.QX.