Càfe “dỏm” đã thưởng thức rồi, nay tôi xin hiến tặng AE mấy tách trà nhân dịp Tết cho ấm giọng.
Hồi học lớp 10 ở Hà Nội, tôi có cái may mắn được các anh, các chú
Tất nhiên là vậy, trà Thái là tuyệt vời (còn gái Tuyên xin để mấy anh đánh giá), tẩm ướp ra sao là tùy theo “gu” của mỗi người. Riêng tôi thì chỉ thích trà còn nguyên hương vị orgin của chính nó. Nhưng trà ngon, tất nhiên còn phải pha đúng cách. Cách của mấy ông miền
Trước hết, trà phải được pha và uống trong bộ ấm chén bằng gốm không có tráng men, nhất là bên trong, vì cái ngon của trà còn ở chỗ hương trà ngấm vào ấm chén lâu ngày tạo nên vị đặc biệt mà ở mỗi bộ ấm chén có đặc trưng riêng. Bởi vậy, các ông già xưa khi uống trà dứt khoát phải bằng bộ ấm chén của mình là vậy (giống như vợ nghiện mùi mồ hôi chồng). Thường mỗi bộ ấm chén có 4 tới 6 chén trà và ấm chỉ lớn đủ để chứa lượng nước rót lưng tất cả các chén. Loại chén này, như thường gọi là chén hạt mít chớ không to tổ chảng như chén uống trà tây.
Toàn bộ ấm chén trước khi pha phải được tráng sạch sẽ bằng nước sôi “già” (nước được nấu sôi sùng sục từ 3 tới 5 phút, nếu lâu hơn càng tốt – đảm bảo toàn bộ khối lượng nước đều đạt tới 100oC ). Nên nhớ ấm chén được tráng nước sôi chứ không phải cọ rửa sạch bong như pha cà phê nhất là không được rửa xà phòng làm cho hương trà tích lũy bấy lâu mất giá trị, mà có khi lại còn thêm mùi xà phòng thì bỏ mẹ
Cho trà vào ấm, thường với bộ trà 4 chén thì 3 nhúm bốc bằng đầu ngón tay là vừa đủ. Chế 1 chút nước sôi vừa ngập trà trong ấm, lắc lắc rồi đổ nước đó đi. Đây là bước rửa trà cho sạch hết các thứ “bụi đời”. Thường nước này được tận dụng để tráng các chén trà cho nóng và tạo mùi thơm ban đầu.
Sau đó nước sôi được rót vào ấm vừa đủ như nói trên (đủ để rót lưng tất cả các chén trà). Đậy nắp ấm lại. Nếu vào tiết trời đông như Hà Nội hôm nay thì nên đặt ấm trà trong một cái bát có chứa nước sôi để giữ cho nóng, hoặc có thể rót nước sôi lên trên nắp ấm trà cũng được. Người ta nói trà pha đậm tới mức cắm cây tăm vào nước trà không đổ thì mới ngon.
Một số người sử dụng ấm trà 2 lớp có nước nóng ở giữa là sai lầm vì chỉ sau 1 tuần trà là nước này nguội đi làm tuần trà thứ 2 sẽ mất ngon, nhưng cũng không thể thay được vì không lẽ đổ ấm trà chỉ để thay nước giữ nóng.
Sau chừng 5 tới 7 phút (hay bằng thời gian hút xong điếu thuốc khi thưởng thức hơi trà bốc lên từ ấm cho thật thèm), đây là thời gian để trà ra nước, rót tuần trà đầu tiên ra chén. Khi rót trà phải rót từ từ, có thể nói là rót sao đếm được từng giọt trà. Trà được rót liên tục theo thứ tự 1 – 2 – 3 – 4, 4 – 3 – 2 – 1 …với tất cả các chén, cần phải canh chừng cho giọt kết thúc được rót vào ngay chén đầu tiên. Bởi vì đây là chén nhận những giọt trà đầu tiên (lợt nhất) thì phải được bù lại bằng những giọt cuối cùng (đậm nhất). “Thuốc lá hơi đầu, chè tầu hơi cuối” là ở đây. Nhiều người rót trà còn nâng ấm lên xuống rất điệu nghệ tạo âm thanh thật “mùi mẫm” (như “li lái”).
Đối trà Tây hay trà Tầu, người ta rót trà vào 1 cái chén lớn được gọi là chén sang trà rồi mới rót vào các chén uống của từng người (có lẽ để “công bằng” độ đậm của trà). Cách rót này làm hương vị của trà tỏa ra nhiều nhất vào lúc rót đã ngấm hết vào chén sang trà mà người uống không được thưởng thức hết. Không phải trà Việt !
Trà không rót hết đến cạn kiệt trong ấm, mà phải chừa lại chút xíu, gọi là nước “cốt” để tiếp tục châm nước sôi pha tuần trà thứ 2 thì nước 2 mới đậm hương vị giống nước đầu, và cứ như vậy tiếp tục cho tới khi trà hết đậm, không còn hương vị nữa. Thường các ông già nghiện trà chỉ dùng 2 tới 3 nước là bỏ.
Trà pha ngon sẽ cảm nhận ngay khi uống. Đưa chén trà lên thấy mùi thơm đặc trưng của đúng loại trà đó bốc lên ngào ngạt. Nhấp chén trà vừa đủ ướt lưỡi, ngậm miệng lại thấy hương vị từ từ lan tỏa trong vòm miệng rồi tan ra. Khi tới cổ họng, toàn bộ chất tinh túy của nó bốc lên đầu mang lại sự hưng phấn và sảng khoái, nhưng cái hậu ngọt và chát của trà thì vẫn còn đọng mãi tại cuống lưỡi. Chép miệng rồi “khà” một tiếng hà hơi ra ngoài hòa nhập với thời tiết thiên nhiên cảm nhận cho hết giá trị của hớp trà nóng trong thời tiết lạnh (nếu là trời nóng thì mất 50% giá trị rồi - chắc phải ngồi trong phòng lạnh mới được). Rồi nhấp, nhấp từng ngụm một …từ từ thưởng thức…(Lúc này mà có thêm mấy điếu thuốc Marlboro đỏ hay Camel không đầu lọc thì tự vận chết cũng không sướng bằng). Chứ còn uống ừng ực chén trà như uống bia hơi thì đúng là “lông nách 1 lạng, chè tầu 1 hơi”.
Theo tôi, cách uống trà như vây mới đúng là trà Việt
Gần đây 1 số người còn cố gắng đưa ra cái gọi là “trà đạo Việt
Nói thật với AE, tuy tôi huyên thuyên về cách pha trà, pha cà phê nghe có vẻ sành điệu như vây, nhưng đâu có mấy khi tôi làm được như nói. Thuận tiện nhất vẫn là uống cà phê Automat và trà bán sẵn theo từng túi cho vào ly cối, đổ nước sôi rồi.…”thưởng thức”! Thời đại công nghiệp mà. “Triệu phú thời gian” cũng phải biết tiếc chớ.
Tách trà tây trông còn "bự" hơn ấm trà ta.
16 nhận xét:
Trà Tàu thường thiên về mùi, không thiên về vị, nên trà tàu uống bằng mũi là chính. Có 1 số ít thiên về vị thì rất đậm, đậm rất bền, đậm tới mức ta phải nghĩ rằng chúng đã được tẩm sấy với 1 "dung dịch vị" nào đó.
Pha trà Tàu gồm 17 bước, mỗi bước có 1 tên gọi, đọc lên nghe li kì, chả biết có ông nào nhớ hết không (trừ mấy ông uống trà chuyên nghiệp).
Dân Nam thật ra chỉ sành nhậu thôi, không hiểu sao mấy ông "tập kết" lại rất sành điệu về cái khoản trà lá nhỉ? Người Nam thích uống trà ướp hương và pha loãng,nhưng mấy ông "tập kết" thì ghiền trà mộc(tinh khiết)và pha đậm đặc(cắm tăm).Khi mới Giải phong, một lần pha trà cho các cụ già,tưởng mình sành điệu hóa ra khi nhấp môi các cụ nhăn mặt phán cho một câu xanh rờn: thằng này không biết pha trà, sau này mới biết các bố nhà ta chỉ uống được trà loãng thôi.Trong Nam nổi tiếng có trà Lâm Đồng và có một loại nữa khá hơn đólà Trà Bàu Cạn,họ có câu thế này : Nhất Móc Câu, Nhì Bàu Cạn > Nhưng trà này chỉ được một nước thôi.Còn một loại trà nữa mà bay giờ tôi không thấy, loại trà này phải pha bằng fil hoặc cho vào túi. Không biết họ chế biến thế nào mà trông nó như những hạt nhỏ, uống thấy cũng thú vị.Trà Thái nguyên được dân dã xếp đầu bảng,có lẽ nó cũng tựa như rượu Làng Vân, trà Phú Thọ được xếp dưới một bậc. Nhưng có một loại trà Phú thọ mà it ai được thưởng thức, đó là tra Thanh Ba, loại đặc biệt này không bao giờ bán,thứ ngon nhất mà họ bán cho thiên hạ là loại trà bị lọc ra từ trà nầy. Chỉ có những người mà họ quí lắm mới được biếu.Trà dù pha đậm đặc thì màu của nó chỉ hơi xanh thôi, khi uống vào thì thơm ngạt ngào(mùi trà), hậu của nó thì tuyệt hảo, nó cứ ngọt mãi trong cổ. Khi được uống lần đầu tôi đã la anh pha trà sao ông kiết thế ở cái đất Phú Thọ này mà ông cho AE uống trà loãng, anh ta chỉ cười ruồi và nói , thì cứ uống đi thì biết. Thú thật tôi không phải là thằng uống trà, nhưng quả thật , đã uống trà Thái,PHú Thọ, trà Bàu Cạn, trà...chưa có trà nào gây đươc ấn tượng mạnh đến như vậy.Không biết bây giờ họ còn làm thứ trà đó nữa không.Trà nói trên đó là do bà bác của ông anh nói trên đó, khi thực tập ở BV PHú thọ, chúng tôi lên nhà bác ở Thanh Ba chơi và được bà cho làm quà.
DS
Có lẽ "Trà" và "nhớ quê hương" có liên hệ với nhau nên các ô Tập Kết mới thích UTQ. Theo cháu thì VN mình u Trà ở Trình CẦU KỲ, TQuốc là Trình NGHỆ THUẬT, Japan là TRÀ ĐẠO...1 thèg Kỹ Sư Nhật mời về nhà u Trà: 1cái bánh giống Pa-tê-sô, Trà thì fải u Từ Tốn, ngồi quỳ được 10' thì cháu bắt đầu ngọ nguậy, nó hiểu ý bảo cháu cứ ngồi tự do...chán nhất là quả chào tạm biệt : 2 thèg thi nhau BỔ CỦI, đến fát thứ 3 thì cháu chịu thua nó
- TQ sau mỗi món ăn có loại Trà riêng và họ có thể triển khai "Tam nhật tiểu yến, thất nhật đại yến" mà k trùng nhau, bác nào thử sưu tầm tư liệu xem họ có bao nhiu loại. Cháu u "Hầu Trà" do con khỉ trên núi nó vo lá chè lại như con sâu kèn (nói vậy)..u chát lám, chả có gì ngon
Cái ông "Nặc danh" có vẻ lên mạng nghiên cứu hơi nhiều thứ đấy nhỉ.
Ơ này, kiểu nói sao thấy quen quen. Có phải Quang Bình K6 ko? lên tiếng cho EA mừng. Chớ mấy Khóa khác chửi K6 mình toàn toàn làm quan (vì làm quan là để cho người ta chửi mà ! Nếu làm việc được thì đâu đã làm quan). Tụi quan ko "thèm" tự mình lên mạng vì đã có lính xem hộ. Cũng ko "thèm" viết bài vì đã có thư ký viết.
Nếu đúng QBK6, nêu tên ủng hộ EA cùng Khóa đi !
HMK6
Thưởng thức trà phải có bạn hiền, trà tam tửu tứ mà lại.
Không rõ tại sao trà uống 3 người thì mới ngon, còn rượu phải 4 cụ? Xin các anh cho ý kiến.
Rêng ý tôi, chắc là rượu vào lời ra, 4 vị chia thành 2 cặp đấu khẩu mới Zui, chứ nói không ai nghe thì mất zui. Vì vậy nếu chỉ 3 vị mà lỡ 2 vị cùng nói thì vị thứ 3 không biết xuay mặt về ... hướng nào.
Trà thì chậm rãi, ôn hòa, nếu 4 cụ thì lỡ thành 2 cặp là không ổn. 3 là tốt, 1 cụ xướng có 2 cụ họa, rứa mới thích.
Trà càng uống càng tỉnh, rượu càng uống càng bất tỉnh.
HCquang
Anh Ba Tàu có câu: sáng sáng uống trà, khỏi cần đi đến bác sỹ.
À quên, chữ bất "đáo gia" không phải là (bác sỹ sẽ) đến nhà mình, mà là động từ diễn tả việc thân xác mình phải đi đến 1 nơi nào đó. Có thể xem như tương tự từ "đi khám bác sỹ" ở miền Nam.
HCQuang
mNam có nhìu câu lạ nữa:"nhổ răng không đau" (tức là răng nào đau thì k nhổ ?)...cũng có nhữg từ mà Dịch sang tiếng Bắc khó tìm được từ thay thế chính xác: Dễ Thương, Xạo, Dụ...
Còn cái từ CHỊU khi xài fải hết sức thận trọng, vd:
- Em đi chơi với anh nhé !
- Em Chịu.(Nam = OK; Bắc = NO OK)
Từ TRÀ -> RƯỢU -> TỪ NGỮ - tại bác HCQ...
Chú Hà Mèo ơi,
Sau nhiều lần uống đủ các loại chè thì anh thấy rằng chỉ có chè Việt Nam là ngon thôi. Chè Tầu thì cứ như được xạc nước hoa còn chè Nhật Bổn thì chẳng có vị gì, chỉ được cái nghi lễ quá đỗi trọng vọng của họ trước khi được đưa ly chè lên môi của họ làm cả thế giới phải giật mình. Chè, dù được ướp hoa gì chăng nữa cũng không còn là chè tinh khiết nữa.
DS chỉ được cái đúng. Chè Thanh Ba không xanh nước như các loại chè khác nên dễ làm khách hiếu sai lòng tốt của chủ nhà nhưng khi đụng lưỡi vào ly mới nhận ra cái ngon đặc biệt của nó.
Các Bố nhà mình bắt đầu bước vào cái tuổi ngủ ít nên giờ chuyển sang đàm thoại về chè hả?
Phú Hòa nói hoàn toàn chính xác.Chỉ có chè VN mới ngon.Các loại chè khác vì không ngon nên phải sinh ra lắm thứ "đạo" nhiêu khê.Cách uống chè của người VN rất giản dị,cốt là cách cảm hương vị rồi để là cảm nhau.Bây giờ tôi cảm thấy nhiều người trình diễn những màn uống trà Việt rất xa lạ, tôi không hiểu được . Có lẽ vì mình lạc hậu quá.
Khi về ĐHKTQS (1974) tôi mới học uống trà ta. Hồi đó còn bao cấp nên không phải lúc nào cũng có trà ngon. Mấy anh lớn tuổi (dân Quilin cũ từ thời chống pháp) như anh Đinh Bá Trụ (chồng chị Vân "già"), anh Nguyễn Mạnh Kính (chồng chị Giang - đeo khăn quàng đỏ chụp ảnh với Bác Hồ) thường cho chúng tôi thưởng thức trà sau bữa ăn chiều. Tất nhiên không phải tối nào cũng vậy vì thường thì chúng tôi chuồn ra quán "Bà Bệt" nhiều hơn. Trà tiêu chuẩn căng tin hàng tháng cũng không đủ dùng nên chúng tôi thường phải uống loại trà "chuẩn uý". Bây giờ thì đeo quân hàm quân hiệu đầy đủ, chứ hồi đó các bạn còn nhớ là bộ đội ta chỉ đeo quân hàm quân hiệu kết hợp trên cổ. Cái quân hàm chuẩn uý chỉ có mỗi một gạch bằng nhôm, rộng 2mm dài 20mm. Cái gạch ấy trông làm sao thì loại chè mà chúng tôi uống trông y như vậy, chỉ có khác là gạch chuẩn uý thì mầu trắng còn các cọng (không phải là búp) trà thì mầu xanh nâu. Vì vậy nó mới có tên là trà "chuẩn uý". Bây giờ thì nào là chè Thái, chè Tân Cương, chè tuyết nhưng tôi vẫn nhớ cái anh chè "chuẩn uý" đó. Không phải vì cái vị của chè mà vì để nhớ một thời tuy khó khăn nhưng rất vui ở ĐHKTQS - Vĩnh Yên.
GM.
Đúng là Tết đến , cái đề tài uống trà này nghe hạp lỗ nhĩ quá. Bài trà của Chí bé rất đặc sắc vì trà của hắn có "hương mèo" trong đó. Dân kỹ thuật có khác, cái gì cũng chi tiết, cụ tỉ.
Bọ xin phép được góp đôi nhời:
- Chơi với các chú Nam Bộ tấp kết, Hà mèo có biết chuyện cụ Hồ dạy các đc bộ đội miền Nam uống trà không ?
Hồi ấy miền Bắc khó khăn lắm.Cụ đến thăm quân ông Bảy Cống hay Tô Ký gì đó, thấy lính ta chỉ uống trà một nước chứ không phải nước hai, nước ba như Hà mèo nói.Dân anh Hai mà,có đánh chết cái tật anh Hai nó vẫn vậy!
Không rõ có phải nhằm lúc "trà dư , tửu hậu " không nhưng Cụ "sai" cần vụ đem lên bộ ấm chén và mở "lớp tập huấn uống trà". Cụ pha nước nhất mời anh em uống rồi đổ xác trà ra một cái tô. Lính khoái lắm, Bác mình đúng là dân sành điệu.
Cụ lại pha tiếp ấm thứ hai mời các chú (vẫn chỉ là nước nhất), rồi lại đổ tiếp xác trà ra tô.
Ấm thứ ba, Cụ rón một nhúm trà nhỏ xíu cho vào bình, kèm thêm cả mớ xác trà ngoài tô ban nãy ..."các chú thấy thế nào, có ngon không?". Cụ pha thì chắc phải ngon rồi, bố bảo ...
Tôi lại còn nghe chuyện cánh chính trị viên khuếch trương chuyện này, động viên anh em pha ..xác trà đến lần thứ "n" gì đó, làm hỏng cả "thương hiệu trà" của Cụ.
- Các bác có để ý cách uống trà của người Tàu không? Họ không uống mà là ...hít trà. Cái ly trà của họ có nắp đậy, sau khi hãm trà họ hé cái nắp ra, ghé mũi vào và hít hương trà. "Uống" kiểu ấy cả trăm năm cũng không đã khát.
- Ngày ở R, Quân giải phóng còn có kiểu uống trà tuyệt chiêu hơn. Đó là uống trà với khô nai nướng hoặc khô voi. Một gói trà "Củ măng" hoặc "Voi vàng" của Lâm Đồng lớn bằng bắp chân, mỗi lần uống bẻ hai cho vào hăng- gô nước sôi...Có thể nói đó là sự sáng tạo có tính lai tạp giữa uống trà và nhậu.
Bên đống lửa hồng, võng mắc xung quanh, trà pha liên tục, khô nai nướng thơm lừng, chuyện nổ như bắp rang , thi vị lắm . Sự nghiệp CM bền lâu là thế !
-Uống trà thì thường quá. Đã có bác nào "ăn trà" chưa ? Vụ này phải hỏi Hải cò , Nhân Thắng, Chấn Định ...
Hồi 71-72 bọn tôi thực tập ở Q159 Thái Nguyên - xứ trà. Bọn tôi ở chung nhà với dân làm trà , họ đạp trà , sao trà thơm nức. Mũi thì sướng, chỉ thương cái thằng dạ dày lép kẹp. Tối quân ta cứ bốc trà móc câu của bà chủ cho vào túi quần nằm nhai và nói phét suốt đêm. Khổ nhất là sáng phải vào nhà máy, người cứ đờ đẫn, vừa đói, vừa rét , vừa buồn ngủ. May mà hồi ấy còn thanh niên chứ giờ chắc "đi" sớm.
Lại tiếp chuyện "ăn trà".Ngày ở Tam Đảo, mấy thằng giặc cỏ nhà mình bị nạn đói kinh niên hành hạ, trong khi những quả dứa non to bằng quả quýt của nông trường cứ như chọc tức.Bạn vẫn có thể chén no cái thứ quả chua loét đầy axit ấy, nếu bạn chịụ khó chạy lên đồi nhai một nắm búp chè non. Miệng bạn sau khi được phủ một lớp ta-nanh chát xít bảo vệ, cộng thêm một chút chí can trường là bạn có thể sẵn sàng "vào bữa" được.
Giờ tôi lại phải đi kiếm trà đây, kẻo ít bữa nữa ăn nhậu lu bù không có trà uống khách khứa lại nhăn mặt. Chúc các bạn một cái Tết vui vẻ!
TM
Uống TQuạu thì tôi đã từng uống với mấy a sq dân NBộ hồi còn ở lính.Đắng,chát nước thì đỏ au ko có j là thú vịcả(nhưng thời chiến là nhất rồi).Sau này kể ô "pô"nghe,cụ phán:mấy thằng này "ngưu ẩm..."và chỉ cách pha & uống.Cũng tương tự như HMK6 nói,chỉ bổ sung thêm là nước pha trà là thứ nước mưa để lắng trong.Cầu kì hơn là dùng nước sương đc hứng từ lá sen ở chùa Trấn Quốc.Thế đấy,ko hiểu sao các cụ lấy đâu ra thời gian để thưởng thức...
@HMK6:Có Café,có Trà rồi giờ chuyển sang đề tài TỬU đi,HMK6 ơi.
@ aQ: "tửu 4" vì có 2 thèg "ngoắc cần câu" thì vẩn còn 2 thèg uống. 2 thèg Uýnh nhau thì có 2 thèg đưa đi bviện.
@ a TM: bác 7Cống và bác 3Tô Ký đều là bạn chí cốt của ông già e. Hay đến chơi nhà bác 3TK, ổng luôn fa tra rất chậm rãi, có uống nhưg k thấy bàn luận gì về Trà. 2 món Ruột của ổng là Canh Khổ qua và thịt kho Tàu. Ổng hay chuyện trò với e rất lâu, nhà ổng có 2 bức hoành phi để bữa nào e post lên các a coi
- Mấy thèg Văn Sĩ đểu nó gièm fa bọn Nông Dân:
" Vai u, thịt bắp, mồ hôi dầu
Lông nách 1 nạm, chè Tầu 1 hơi"
Nói đến "chè" có nhiều cách dùng và có nhiều mục đích dùng. Hồi ở ĐHKTQS khi đi sơ tán lên Tan Dương - Tam Đảo ở ngay đồi dứa, đói ăn dứa trừ bữa nhưng tệ nỗi ăn nhiều chảy máu lưỡi. Không hiểu tên nào (hình như Lê Nhân Thắng)phát minh ra cách trước khi ăn dứa vớ một nắm trà bỏ mồm nhai cho lưỡi co lại rồi mới ăn dứa, làm như vậy thì khi ăn dứa cứ vô tư mà nhậu không sợ rát lưỡi nữa.
Bài này tôi truyền lại cho nhiều người rất hữu hiệu.
TTXVH
Không nhớ nghệ thuật pha trà của anh ba Tàu gồm bao nhiêu bước, có thể là 17 bước như 1 bạn đã nêu ở trên. Tôi chỉ nhớ:
Bước 1. KT độ nóng của nước sôi (phụ lục đính kèm).
Bước 2. Rửa ly tráng ấm (phụ lục đính kèm).
.......
Bước n. Rót trà theo kiểu "xoay tua", 1-2-3... Hết 1 vòng thì đi tiếp (chứ không đi ngược lại như phe ta), cứ thế cho tới khi đầy các ly trà. Các ly trà phải ở trong 1 khay vì họ rót liên tù tì, không dừng tại mỗi ly như bên ta.
..........
Bước 15 (nếu gồm 17 bước). Đưa ly trà lên miệng nhưng chưa uống, mũi "dí" vào sát ly để thưởng thức cái hương của trà.
Bước 17 (bước chót). Sau ngụm trà, anh chắp chắp cái miệng để thưởng thức cái "hậu" của trà.
Mỗi bước có 1 tên gọi, tôi chỉ nhớ bước n gọi là "Hàn Tín điểm binh", còn đâu quên tiệt. Mong rằng họ gọi bước 15 là "hoàng cẩu ngửi hoàng phân" (nói vui thôi, các anh đừng chửi).
HCQuang
Đăng nhận xét