Thứ Tư, tháng 2 27, 2008

Vui ra phết

Đánh phết.

Đánh phết là một môn thể thao có cách đây chừng 2.000 năm do một tướng của Hai bà Trưng – bà Hoa (sách Tàu ghi là Hoàng Thiệu Hoa) người Phú thọ phát minh, dùng để luyện nữ binh khi nhàn rỗi. Có lẽ nó hao hao môn “hốc cây” kết hợp với môn "Bóng bầu dục" của Âu Mỹ bây giờ, với một luật chơi sơ khai.

Đánh phết có hai đội, mỗi đội 6 nữ cầu thủ có 1 nữ tướng phất cờ chỉ huy. Mỗi cầu thủ cầm một gậy tre dài 70cm phía đầu gốc tre (“củ” tre) có dáng cong (hao hao phần cong của gậy “hốc cây”) để mà phết trái cầu. Trái cầu là 1 “củ” tre đẽo hơi dài, hao hao trái bóng của Bóng bầu dục nhưng kích thước nhỏ hơn, sơn đỏ.

Sân là bãi cỏ rộng 60 m2 chia thành 2 phần. Mỗi đầu sân có một lỗ đường kính 20 cm. Đội được quyền ra phết dùng gậy để phết, rê dắt đẩy trái cầu xuống lỗ, trong khi đối phương ra sức cản phá, dùng gậy chặn cầu từ xa, giành quyền tấn công. Hai đội cứ phết qua phết lại cho tới khi có bàn thắng.

Mỗi trận đấu (hiệp) kéo dài khoảng 30 phút. Nếu kết thúc một trận mà không có bàn thắng thì tướng bị trất quyền chỉ huy trận (hiệp) sau.

Về trang phục, một đội mặc váy đỏ yếm đỏ, đội kia mặc váy đen yếm đen. Ngay từ lúc ra phết, trống chiêng dục giã, khán giả reo hò ngất trời, cầu thủ quyết chiến, tạo nên cảnh vô cùng náo nhiệt. Trận đấu không thiếu chuyện xô đẩy, va chạm, vấp ngã, bò lăn bò càng, mà tạo nên cảnh vô ý làm rộ lên những trận cười.

Vui ra phết là như vậy.

Theo quan niệm của thể thao bây giờ thì đó là cuộc thi đấu đối kháng dữ dội, đầy rẫy yếu tố bạo lực, và không có bất kì một phương tiện bảo vệ nào. Nhưng so với các môn thi đấu đối kháng thời đó ( ví dụ như đấu võ tỉ thí, chết bỏ) thì đánh phết là môn thể thao hiền lành. Trong vài trăm năm gần đây, đánh phết dần được xem là môn bạo lực nên nữ cầu thủ được thay bằng nam giới, và hàng năm, cứ tới mùng 6 tháng Giêng là các làng tổ chức đánh phết. Ngày nay, đánh phết đã bị thất truyền.

Rất tiếc tài liệu mô tả không đầy đủ nên trong tài liệu có chỗ chưa rõ nghĩa. Vì vậy chúng ta có một cách hiểu thứ hai về đánh phết, đó là một đội công và một đội thủ:

Giữa sân cỏ là tuyến chuẩn bị (Bóng bầu dục chia thành 4 down – 4 tuyến), mỗi đội đứng một bên. Một đội phòng thủ, không cho đối phương vượt tuyến, chặn không cho cầu xuống lỗ. Chỉ có lỗ phía bên đội thủ được sử dụng. Đội tấn công nhận cầu, tấn công qua tuyến tìm cách phết cầu xuống lỗ. Vào hiệp sau, đội công trở thành đội thủ, đội thủ trở thành đội công. Để tăng tính “chuyên nghiệp”, có thể mỗi đội có hai nhóm (mỗi nhóm 6 cầu thủ) với một nhóm chuyên để tấn công và nhóm kia chuyên để phòng thủ.

9 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

CQ có nhầm không nhỉ, vì xem TV thấy bọn "trâu" mặc áo giáp, đội mũ bảo hiểm ôm quả bóng bầu dục húc như điên chứ có cái "phết" nào đâu.
Có thể bây giờ cái trò có dùng "phết" gọi là hốc-cây trên cỏ chứ? Mà cũng không thấy trên TV, chỉ nghe nói thôi?

Nặc danh nói...

Đánh phết vừa hơi hơi giống hốc cây trên cỏ - dùng gậy đánh cục "đáo" vào gôn và có 2 phe theo kiểu bóng đá;
nhưng lại vừa hơi giống Bóng bầu dục - trái cầu hình quả dưa hấu và về chiến thuật (1 đội công, 1 đội thủ).
Sân Bóng bầu dục có 4 tuyến, bên công xung phong chiếm được tuyến 1 thì phải dừng. Trọng tài tiếp tục cho xung phong tuyến 2... Chia 4 tuyến để giảm bạo lực, chứ đánh phết có 1 tuyến thì khủng khiếp ít nhất gấp 4 lần.
Đại để là thế.
Chắc ông không để ý (chút ít tới) 2 môn bóng này.
Do cái nhà ông sưu tầm (có lẽ là nhà văn hóa thuần) không quan tâm tới thể thao nên số liệu của ổng khập khễng, nên tôi khó mà nhận định được chính xác.
Nghe nói sau hiệp định Giơ neo, miền bắc vẫn còn 1 vài làng chơi môn này, vào mùng 6 tết.
Chỉ để tham khảo thôi.
HCQuang

Nặc danh nói...

Tôi nghĩ sau trận đánh phết, khán giả thì vui ra phết, nhưng cầu thủ thì hầu hết chắc là chấn thương. Chỉ riêng trái cầu (1 cục tre đặc, chắc phải nặng kí rưỡi?) bay vào giữa mặt là toi rồi, quá bằng choảng nguyên cục gạch.
Mà luật thì sơ sài, có khi các cố phang gậy vào ống quyển nhau, nhẹ cũng sung húp cả tuần.
Cứ tưởng tượng mà hãi.

Dù sao phết là môn thể thao hiền hơn gấp trăm lần cái môn cầm lao lặn xuống nước đâm cá sấu. Con nhỏ chừng 3m trở xuống thì cố "tha tội", chỉ hạ thủ con lớn cho sướng. Môn này khá phổ biến thời vua Hùng.

Theo sách thì cách đây 20-30 năm, dân châu Phi vẫn duy trì môn thể thao đâm các sấu. 1 VĐV phải đấu với 2 (hai) con một lúc (không rõ chúng dài bao nhiêu, chắc là loại sấu hoa cà 2-2,5m?).

Cũng là sách nó nói, chứ tôi chưa được tham dự.
HCQuang

Nặc danh nói...

Cưỡi ngựa đánh phết


Ngoài môn chạy bộ đánh phết, dân tộc ta còn có môn cưỡi ngựa đánh phết rất được ưa chuộng ở vùng trung du Bắc Bộ.

Sân chơi được chọn ở một khu đất rộng dãi để đủ sức cho ngựa phi. Người hơi cưỡi ngựa, thường là nam giới, một tay cầm cương, một tay dùng gậy dài đánh phết. Quả phết được làm bằng da thú nhồi bông hay bằng gỗ có sơn đỏ. Hai mốc được làm bằng hai cọc gỗ cao quá đầu người. Người ta chơi cưỡi ngựa đánh phết trong hai tiếng nhạc và tiếng trống. Cũng như môn chạy bộ đánh phết, bên nào đánh được nhiều quả phết qua cọc của đối phương thì thắng. Ở môn cưỡi ngựa đánh phết thì phết thường được đánh bổng, hất tung lên chứ không đánh sệt dưới đất như trong chạy bộ đánh phết.

( Theo sách trò chơi dân gian Việt Nam )
-------------
Đáng lý fải dựng fim lại môn thể thao này, hình dung khó quá-tk8

Nặc danh nói...

Anh Chí ơi! nhà SỬ HỌC nói món thể thao thời vua Hùng :Ôm gậy lao xuống nước đâm cá sấu là có thật không đấy? Xét về địa lí thì đất` của vua HÙng mần răng mà có cá sấu để mà đâm.Cá sấu được đem nuôi ở đất Bắc mới có vài năm nay, chính xác là ở Hải Phòng,. Người làm được việc này rất công phu và trải qua không ít thất bại.Chắc vua HÙng liên donh với doanh nghiệp ở Hải phòng sáng tạo ra món thể thao ghê người này. Thôi thì cũng là VUI RA PHÉT.
ds

Nặc danh nói...

Ha ha, chào nhà bác DũngSô.
Theo sách (lại theo sách) thì thời các vua Hùng, nước ta nhiều núi non rừng rậm, sông ngòi đầm lầy. Trên rừng cọp beo tê giác voi... Sơn tinh khản cổ chỉ huy. Dưới sông cá sấu thuồng luồng... nhung nhúc, Thủy tinh la hét mỏi tay.
Tục truyền, người Văn lang xăm mình cho cái lũ thủy quái nó tưởng họ hàng mà bỏ quá. Tục xăm mình xuất phát từ đó. Sau vài ngàn năm, người đông của khó, với cái chiến dịch lên rừng tìm ngà voi sừng tê, xuống biển tầm ngọc trai, càn quét ác liệt nên cái giống nớ nó tiêu mạng hết trơn hết trọi. Và dần dà, người Văn lang thôi xăm mình, chỉ "gồng mình" thuần túy mần guộng (ruộng). Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu.

Đất Nam bộ mới chỉ cách đây 1 vài trăm năm cụng rứa, dưới nước cá sấu nhung nhúc, trên bờ cọp chạy như chó dái, thế mà nay tìm đỏ mắt nỏ thấy con mô (trừ sở thú và mấy chỗ nhậu thịt rừng).

Nhà bác nhớ ghé "khai mạc cafe giao ban" vào sáng ngày 1/3/08 nhé, kẻo TLiêm nó chưởi. Thằng nớ tục tằn lắm, làm gì không vừa ý là nó chưởi. Nó là Tiểu đội trưởng Tiểu đội mình đấy, to lắm. Thôi thì "việc làng", hồi xưa cụ NguyễnCông Hoan còn phải ngại, huống hồ ... nhà bác.
HCQuang

Nặc danh nói...

Cái trò CHƠI PHẾT này HCQ nó chơi dài dài thường xuyên ở nhà, mỗi đội có một cầu thủ, một bên công, một bên thủ, chẳng cần phải áo giáp gì mà có sao đâu, vẫn an toàn. Trò chơi này có từ thời nào nhỉ???

Nặc danh nói...

Ô, HThành, các anh, nhớ rồi.
Có 1 môn thể thao hồi nhóc chúng ta vẫn chơi, đó là đánh khăng. Biết đâu đánh khăng gốc gác từ đánh phết nhưng được "trẻ con hóa", và nếu đúng, thì chúng ta có thể dùng nó mà so sánh, tưởng tượng thêm về đánh phết.

Đánh khăng:
Cầu thủ cầm 1 cây gậy để phết vào 1 khúc cây ngắn chừng 1 gang tay (cái khăng). Khi ra phết, 2 khúc cây này đều phải nằm trên 1 bàn tay của cầu thủ. Cầu thủ tung cái khăng lên và dùng cây gậy phết 1 phát rõ mạnh.
Đội công phải phết cho cái khăng bay vào lỗ (hình như thế). Đội thủ dùng tay bắt cái khăng, và có thể dùng chân để "hẩy" nó ra xa lỗ, miễn nó đang còn "nhảy". Nếu đội thủ bắt được thì đội công bị thua và 2 đội đổi vị trí cho nhau.
Không biết tôi nhớ đúng không?
Môn đánh khăng lại có chút phảng phất môn bóng chầy.
HCQuang

Nặc danh nói...

Đánh khăng không thể phết 1 phát là vào được lỗ. Ông chỉ có thể phết về hướng lỗ thôi, sau đó phết dần phết dần cho nó xuống lỗ, kiểu như đánh Gôn. Đội thủ đá khăng để tăng khoảng cách khăng và lỗ, giảm hi vọng "xuống lỗ" của đội công. Nếu ông bị đội thủ chộp được khăng là thua bàn trắng. Nó nửa đánh Gôn nửa đánh Phết.