Trên VietNamNet có bức thư của "người Hà Nội" trước Hà Nội nay:
"... Hà Nội thiếu cái gì tôi không biết, nhưng chắc chắn thừa... tôi. Vì tôi chẳng làm được gì cho Hà Nội. Cũng chỉ than vãn thôi, nói thôi thì có khác gì... quy hoạch treo. Tôi nghĩ rồi. Trách nhiệm của tôi đâu rồi? Phải như nước ngoài, không làm được thì từ chức, như huấn luyện viên bóng đá có sao đâu. Vâng, vậy thì tôi xin... từ chức, từ danh của tôi. Xin thôi không làm người Hà Nội nữa. Hãy làm bất cứ người ở đâu đến, miễn không phải người Hà Nội. Nhưng biết gửi đơn đi đâu bây giờ? Không ai nhận đơn đâu, người Hà Nội ơi."
Xem chi tiết tại đây.
Thứ Năm, tháng 2 21, 2008
Có một bài về Hà Nội hay đáo để!
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Năm, tháng 2 21, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
10 nhận xét:
A: Anh quê mô?
B: Tôi Ha Nôi
A: Sao Hà Nội mà giọng anh lạ thế?
A: Ha Nôi cung tuy vung. Tôi ở Ba Vi, Ba Vi co con bo vang.
Đúng là một nghịch lý: Người Hà Nội này thì "từ chức, từ danh", trong khi đó lại có rất nhiều người muốn mình là người "Hà Lội".
Tôi không phải và không dám nhận mình là người Hà Nội. Lại càng không thể hiểu thế nào mới được coi là người Hà Nội. Sinh ra và lớn lên ư, hay gốc gác 1 đời, 2 đời hoặc 4, 5 đời gì đó mới được coi là người Hà Nội. Theo như người định "từ chức, từ danh" kia thì: "Tôi là “Người Hà Nội”, đã từng tự hào về nguồn gốc của mình. Tôi cũng đã bôn ba nhiều nơi, nhiều nước và hôm nay lại trở về với mảnh đất nơi quê hương. Không phải vì tuổi đã xế chiều, mà thêm vào đó là nỗi nhớ nhung, khắc khoải. Những kỷ niệm xưa, tuổi thơ tôi làm sao phai nhạt được. Vĩnh viễn không có dĩ vãng của quê hương, không có quá khứ của nơi đã chôn rau cắt rốn mình, một khi ta là một con người".
Thử hỏi anh ta đã làm gì cho Hà Nội để bây giờ trở về chê bai và than vãn. Anh ta muốn trở thành gì cũng được, bởi vì:
Không em thì chợ vẫn đông
Em đi lấy chồng thì chợ vẫn vui.
GM.
Có 2 cụm từ cần phân biệt, đó là "người Hà nội" và "người Thủ đô".
Chuyện vui
Hai chú lính cùng tâm sự.
- Quê mi ở mô?
- Hà Nội. Còn cậu?
- Thường thôi, quê Bạc.
Có một số dữ liệu định tính về HN xưa trong bài này giúp cảm nhận tốt hơn về những việc đang căng như giao thông, hàng rong, kiến trúc đô thị, môi trường, ... của HN nay. Đấy là quan điểm lịch sử.
HN phát triển mà vẫn muốn nó có dáng xưa là không ổn. Mà giữ cái xưa mà vẫn muốn phát triển cũng là không ổn.
Không có quan điểm lịch sử thì cũng không biết đến biện chứng của sự phát triển và hậu quả là tích tụ một loạt các vấn đề nan giải.
Điều nguy hiểm là quá trình "tích độc" dường như chưa được nhận thức một cách rõ ràng. Và chỉ có thể tự an ủi rằng "vận đang xấu".
Qua bài này mới cảm thấy được nhận thức về sự PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG của người Hà Nội, người Thủ Đô và người "THỦ ĐÔ" quả là có khác nhau...
Hà nội là 1 địa danh, mà ở đó, như mọi địa phương khác, có truyền thống lâu đời cùng những đặc trưng và có những con người của địa phương đó.
Những con người này yêu nó (địa phương đó), gắn bó với nó, "đồng hóa văn hóa" của nó. Họ ở đó 10 đời, 5 đời, 1 đời chưa phải là điều kiện tiên quyết, vấn đề là họ có thực sự trở thành 1 "viên gạch" của nó hay không.
Có lẽ đó là cái để ta tự xác định rằng mình có phải là người Hà nội hay không.
Còn người Thủ đô ư? Bất cứ ai có hộ khẩu thủ đô là xong (không tính diện tạm trú, KT3 đâu nhé), pháp luật đã thừa nhận, cấm cãi.
Mà thủ đô thì:
đặt tại Hà nội thật tuyệt, đất rồng bay lên;
chạy vô Sài gòn để cách tân;
xích 1 chút qua Cổ loa hoặc ngược lên Thậm thình cho nó truyền thống;
lặn lội ra Nông cống để giữ thế phòng thủ;
ngược lên Plâycu để giữ thế chiến lược;
thảy đều "vô tư", miễn đừng dời qua Lào (sang Lào Lào không nhận) và miễn Quốc hội các anh ấy duyệt. Thiếu tiền dời đô thì hạ chiếu vay ODA.
Nghe nói cách đây không lâu, Mianma dời thủ đô lên vùng núi cheo leo, diệu vợi, đường thủy bộ đều không tiện, gian nan như lên Phanxiphan, nhưng có sao đâu. Mình được gặp người thủ đô mới của họ thì chắc thích lắm.
Tôi nghĩ là thế.
HCQuang
Hoài cổ là bệnh kinh niên của tuổi già. Khổ, con người ta càng gìa lại càng đa cảm.
Nuối tiếc cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Dòng đời vẫn chảy xuôi.Cái mới nó gõ vào cái đầu chứa đầy kỷ niệm tuổi thơ của các bác, nên các bác bị sốc đấy thôi. Cứ tin tôi đi, vài mươi năm nữa, lại đến lượt bọn trẻ bây giờ, đắm mình trong suy tư để nuối tiếc "vẻ đẹp nham nhở" của HN hôm nay. Đó là quy luật cuộc đời. Thái độ trân trọng thật sự đối với các "di sản", bao giờ cũng gắn liền với ý thức , sự hiểu biết, tình yêu của con người. Chẳng phải cứ "thích" là được, bởi vậy "xung đột" mới xảy ra .
TM
Không chỉ là hoài cổ, giữ di sản mà còn là sống.
Sống có nghĩa là tiến bộ, là giải quyết xung đột của sự phát triển theo hướng tiến bộ hơn. Nếu không như thế thì có nghĩa là "sống mà như chết".
Hiểu theo nghĩa đó chúng ta đang chết? Chết với rác thải không có chỗ thải mà đang dấu vào đâu đó; với giao thông ngày càng bế tắc; với y tế ngày càng xa lánh số đông; với giáo dục ngày càng kém sáng tạo; với tình người ngày càng "thú hoá"; với ...
TM nói đúng. Tôi bỗng nhớ bài hát kinh điển tiếng Anh, bài Cánh đồng xanh, nói về 1 hiện tượng tất yếu, cánh đồng tuyền màu xanh yên ả, bình lặng được thay thế bằng khu vực công nghiệp đô thị sầm uất, náo nhiệt.
Sự muối tiếc quá khứ, quá khứ luôn luôn đẹp, cho dù hiện tại rất đẹp.
HCQuang
Vừa rồi nghe nói "ngoải", có vụ lình xình về tòa "khâm sứ" mà giáo hội muốn HN "cho mình xin lại". Tiếp, giáo hội phật giáo lại có ý kiến với bên "Vatican": khởi thủy tòa "khâm" là đất chùa của bọn em nếu các anh đòi xong thì cho chúng em chuộc lại. Chuyện đơn giản thế mà mấy ảnh "trển" lúng ta lúng túng không giải quyết được. Đơn giản em đề xuất thế này: Quy họach mẹ nó toàn bộ khu đất ấy nói là phục vụ cho lợi ích quốc gia sau đó đền bù giá "bèo", đứa nào cãi thì photo cái luật gì năm 2003 ấy lên gí vào mặt chúng nó,thế là xong, khỏi lằng nhằng.
Đăng nhận xét