Thứ Sáu, tháng 2 15, 2008

Lói ngọng

Các cụ dạy: Chửi cha không bằng pha tiếng! Nhưng Tết nhất đi loăng quăng, gặp chuyện lạ thì cứ post lên đọc cho vui. Thử cùng nhau làm 1 chuyên mục về nói ngọng!

Nói ngọng phụ thuộc từng địa phương mà có lẽ do nguồn nước(?). Nơi thì “con trâu, bờ tre” lại đọc là “con tâu, bờ te” như ở Thái Bình, nơi thì “Ba Vi, bo vang” như ở Thạch Thất, Hà Tây; rồi “en-nờ cao”, “e-lờ thấp” thì quá phổ biến đến nỗi đồn rằng trong quân đội có puzhảng cả đời không bao giờ biết nói bậy(!)…

Chuyện “Tuốt cả”

Hôm rồi gặp anh giai Giao, được nghe lại chuyện “đánh dấu” lần đầu 2 anh em gặp nhau. Chả là đầu những năm 1970, mỗi khi có thày giáo Đại học KTQS mất, đơn vị thuờng cử những người có thành tích trong học tập, công tác về Hà Nội đưa tang. Lần đó thày Thành (giáo viên Chính trị, từng là lính Trung đòan Thủ đô chiến đấu 61 ngày đêm ở Hà Nội đầu năm 1946, người có thể cầm ghi-ta đệm và hát “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi) trong những giờ ngọai khóa) ốm bệnh và mất tại Viện 108. Tôi đại diện học viên giỏi cùng về Hà Nội với anh Giao, giáo viên Khoa Cơ điện, về đưa tang. Hai anh em đi vòng quanh linh cữu viếng thấy râu quanh miệng thày vẫn đâm tua tủa dù đã được cạo kĩ. Hai ông ngố nhìn nhau thắc mắc(!?).

Khi đưa thày xuống Văn Điển, 2 anh em chung tay nâng linh cữu. Hạ huyệt xong và khi đã mồ yên mả đẹp, ông anh thày có lời phát biểu:

- Thay mặt gia đình tôi xin có lời cảm tạ “tuốt cả” các y, bác sĩ Viện 108...

Vừa nghe 2 từ “tuốt cả”, tôi và anh giai đánh mắt nhìn nhau và thầm nghĩ chắc bác ta nói nhịu. Chưa xong lại nghe tiếp: “Tôi xin cảm ơn “tuốt cả” lãnh đạo, “tuốt cả” cán bộ, giáo viên, “tuốt cả” học viên Đại học KTQS! Cảm ơn “tuốt cả”… “tuốt cả”…”. Thôi chết, bác ta bị tật thật! Cứ như vậy 1 tràng “tuốt cả”. Hai anh em tôi cùng mọi người vội quay mặt đi, cắn răng cho khỏi bật tiếng cười. Thương là thương mấy chú tiêu binh quân dung tươi tỉnh, lưỡi lê tuốt trần, sắc mặt đang nghiêm nghị nhưng không nhịn được cười, đã gục đầu đội mũ kê-pi xuống vai mà…cừơi…sằng sặc. Không khí trang nghiêm mất đi vẻ đau buồn. May rồi “cụôc cảm ơn” cũng kết thúc. Mọi người vội ra xe ra về.

Chia tay ở cửa Nhà hát Nhân dân (nay là Cung Văn hóa Việt-Xô), anh giai nói: “Thằng Kháng Chiến là "bạn Quế lỉn" với tao. Nay biết mày là em nó”. Kể từ đó 2 anh em kết nhau.

Ngọng chữ “Ê”

Chiều qua đang đứng ở sảnh A Nội Bài đón bà mẹ vợ từ Sài Gòn ra, thấy có 2 ông, 2 bà ăn mặc chân chất, dáng nông dân cũng ra đón người nhà. (Mà chắc là người đi làm công ở nước ngòai về). Nét mặt hiền lành, vô tư trước nhà ga hàng không quốc tế hiện đại, nhất là khi thấy thang máy cứ chạy lên chạy xuống. Chợt nghe ngừơi đàn ông, râu ria quanh miệng xồm xòam không cạo, nói:

- Không biết nó ra ở cửa A hay “Bơ”? Làm sao đón bây giờ?

Tôi nhíu mày, chắc ông ta nói nhịu? Nhưng lập tức nghe 1 bà hưởng ứng:

- Thôi ta cử 1 người canh ở “bơn” cửa A, 1 người canh ở “bơn” cửa “Bơ” để cho chắc. Lỡ nó ra không thấy ai thì khổ!

Thôi đúng rồi, cái dân làng này có tật nói không được nguyên âm “Ê”, cứ nói trại là “Ơ”. Cũng là chuyện lạ xin hầu anh em!


Tật nói “Tuốt cả” là của dân Làng Tám dưới Giáp Bát, còn nói “Ê thành Ơ” thì ở đâu? Có ai biết xin mách giùm!


Bài mới nhận từ Quy Nhơn - Ngọng "Ơ - UÊ"

Trung tá CSGT Nhất Trung thấy xe tải nhẹ đi ngược chiều liền tuýt còi:

- Sao đi vào đường cấm? Mày chở gì?

- Dạ, em chở thơ.

- Xe bưu điện à?

- Dạ không , em chở thơ.

- Thế mày làm gì?

- Dạ, làm thơ.

- Thôi được, văn nghệ sĩ mà biết lái xe, nay lại chở sách thơ. Cho qua. Lần sau thì chú ý không phạt nặng!

- Dạ, cám ơn anh. Mời anh đi uống cà-phơ!

9 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chào Trần Tiên Sinh,mục nói ngọng này mà phang ra hết thì không biết cho đến bao giờ.
Nói không dấu có một làng tiên là Siêu quần chuyên nuôi vịt. Lạ một điều là các làng xung quanh vẫn nói bình thường.Làng Siêu quần này chỉ cách một quảng đồng với làng Thượng Phúc nơi cánh học quân y chung tôi đóng quân, Bavi con bo vang còn thua xa.
Còn nói không có Ê là dan xứ "Nẫu" quê tôi(Bình Định và Phú Yên).Dân địa phương nói ngọng nhiều âm nhất là phụ nữ và trẻ em. Âm Ê thành Ơ,A thành E, Ôi thành Âu, Ơ thành Ô... Ví dụ như thế này : Chú bộ đậu,đậu mủ cấu, mua cái nầu vờ nấu côm níp( chú bộ đội , đội mũ cối mua cói nồi về nấu cơm nếp).
DS

TranKienQuoc nói...

@DS ơi: Hay, hay! Tiên sư anh Tào Tháo!
Cái dân tôi kể là dân Bắc, còn dân Quy Nhơn của ông và Nhất Trung cũng lắm chuyện cười chảy cả nước...(!).

Nặc danh nói...

Dân Cà mau đố: cơ thể con người có cái gì mang vần "G"?
Các Tỉnh khác trả lời: Gan, Gân, Gót, Gáy.
Ông Cà mau: hết chưa?
Các Tỉnh: hết rồi.
Ông Cà mau: còn, Guột (ruột), Gún (rún, rốn).
Thì ra ổng phát âm chữ "G" thành chữ "R", và cứ thế áp dụng vào bảng chữ cái VN.
HCQuang

Nặc danh nói...

Trên VTV hẳn hoi nhé. Quảng cáo kem dưỡng da E100 thì đọc là: Kem dưỡng da "Ơ 100". Thuốc này chỉ dùng 1 lần là sạch nách thơm da. 100 người dùng thì đã có 99 người biên thư báo cáo với chúng tôi là ... chưa khỏi.
GM.

Nặc danh nói...

cái vụ E100 đọc là Ơ 100 là người ta nói tiếng Pháp chứ ko phải là ngọng. Có chuyện này thật 100% : Ba tôi khi xưa có 1 lần lục tìm mấy thứ đồ trong nhà. Bà giúp việc mới hỏi :
- Anh tìm cái gì ?
- Tôi tìm cái vặn vít.
.....
một hồi khi thấy ông lấy ra cái tuorvis, bà giúp việc la lên :
- Giời ơi, cái tu-vít mà bác nói là cái vặn vít, ai mà hiểu nổi !
Ba tôi cười : Ờ, vì chị nói tiếng tây mà tôi không biết !

HMK6

Nặc danh nói...

Gần đây mạng truc trặc hoài,bực cả mình. Hôm trước góp vài lời cho vui song bị toi.Bữa nay làm lai xem có được không.
Quê tôi nói ngọng chữ E thành Ơ là đương nhiên rồi Chả phải học Anh ,Pháp gì sất,vitamine E thành vitamine Ơ,E 100 là Ơ 100 là vô tư.Nhung tôi lại muốn gới thiệu cho các bọ chuyện khác :Tại sao lại gọi dân Bình Định, Phú Yên là dân "Nẫu".
Cái từ "Nẫu"có nghĩa là gì.Từ này nhiều người biết song cũng không ít khônng biết hoặc biết chưa đủ. Để kiểm chứng tôi hỏi một cô Nhân viên cùng phòng, học thức kha khá, nhanh nhậy. Cháu có biết từ nẫu là gí không, dạ có phải là "người ấy " không? còn nghĩa gì nữa không? chịu.
NẪU :tiếng địa phương có nghĩa lả "NGƯỜI TA" như tiếng Nam bộ và tiếng phổ thông. Vì bản chất là tiếng việt nên nó là đại từ nhân xưng có thể dùng bất cứ ở ngôi(1,2,3)hoặc số ít hoặc số nhiều. Cụ thể là NẪU có thể là Tôi, có thể là Anh,là anh ấy với số nhiều cũng vậy. Nó có thể dùng như đại từ Anh,Em theo cách của người Việt.Cách dùng đại từ nhân xưng của người Việt làm bọn Tây hoc tiếng ta phải tá hỏa.
Còn tại sao gọi hai địa phương trên là dân Nẫu vì trong cả nước chỉ có họ mới dùng, mặc dù các đại từ nhân xung khác họ vẫn biết, vẫn dùng nhưng không nhiều.
DS

HCQuang nói...

Tôi lâu lâu dùng từ "nẫu", nhưng chỉ biết ý nghĩa sau cùng, chứ gốc gác của từ này thì không biết. Cảm ơn DSô. Dưng mà, các bác (người vùng khác) khi về liên khu 5 dằng dặc, chớ có dùng từ này kẻo bà con giận.

Nặc danh nói...

Cái vụ nói ngọng này thì phải trải dài theo đất nước :
- m.Bắc chữ đầu
Người Hà "lội" không "lói" ngọng
- m.Trung chữ giữa
Dân "Quoẻng nôm" "ben khoen" suy nghĩ
- m.Nam chữ cuối
Tụi Sài "gòng" có "ăng" cơm bằng "tai" không

HMK6

Nặc danh nói...

Dich mộtcâu thơ hay ra tiếng quê tôi cho các ban thưởng thức , nói trước là ta dich cũng còn khóc chứ không phải Tây đâu:
NẪU DÌA NẪU CÓ NHỚ NẪU
NẪU DÌA NẪU NHỚ HÀM RĂNG NẪU CỪ.
Nguyên tác (không biết có chính xác không):
MÌNH VỀ MÌNH CÓ NHỚ TA
TA VỀ TA NHỚ HÀM RĂNG MÌNH CƯỜI
Các bọ có thấy không từ nẫu cực hay nó biến hóa, chuyển đổi rất tự nhiên bởi nó cũng là ANH,là EM, là MÌNH là TA ,là NGƯỜI TA...Điều đặc biệt của từ Nẫu này hay ở chỗ là khi nào thì sử dụng nó.Dân địa phương dùng từ này để bộc lộ tình cảm của mình, nhất là với người thương với những người mà mình có tình cảm thật sự, trường hợp nữa là thể hiện sự bất bình họ cũng hay dùng từ này.
Mấy thằng Nhất Trung, Xuân Thủy...đừng chửi tao nhạo tiếng quê mình, thưc ra nói ngọng, nói tiếng địa phương nó cũng rất đáng yêu và đáng trân trọng,không việc gì mạc cảm cả , phải tự hào đó là một nét văn hóa mà nơi khác không có được.
DS