Trưa ngày 6-3-1952 có một đôi vợ chồng , người vợ đang có thai, đã bỏ kháng chiến „dinh tê“ về HN. Đôi vợ chồng ấy về lại ngôi nhà của bên ngoại ở số 11 Phan Huy Chú. Đêm hôm ấy người mẹ trở dạ và được đưa đến nhà hộ sinh gần đó ở phố Hàn Thuyên .Và Hồng Hải được sinh ra ở đấy vào tối ngày 6-3-1952.
Chắc những ai đã từng ở khu vực đó đều biết cái nhà hộ sinh ấy, nó ở gần ngã năm Lò Đúc và nếu nhìn về phía ngã năm thì nó ở bên phía trái. Chố ấy nền nhà cao hơn mặt đường, nên ngay cửa vào có một bậc tam cấp. Nay không biết chỗ ấy đã thành cái gì?
Nhà số 9 Phan Huy Chú là lãnh sự Anh, vì thế nhà nước ta sau khi hòa bình lập lại đã vận động bà ngoại của Hồng Hải cho nhà nước thuê để làm chỗ ở cho viên phó lãnh sự . Không đợi phải nói đến lần thứ 2 bà đã vui vẻ dọn đi. Sau năm 1975 thì bà cháu H.Hải mới quay lại ngôi nhà này. Trong ngôi nhà này tôi gặp H.Hải khi nó mới có con gái được vài tháng. Từ ấy tôi cũng không gặp lại H.Hải và cháu gái nữa. Tôi chỉ muốn bây giờ được gặp lại con gái của H.Hải để kể cho cháu nghe cháu đã được cụ của cháu chăm sóc kỹ lưỡng và âu yếm đến như thế nào.
Sau này lãnh sự Anh chuyển sang phố Lý Thường Kiệt , nhà Thanh Minh chuyển về đấy. Trước khi lên trường Trỗi thì tôi và Vân Hùng thường xuyên“ công tác“ ở nhà Thanh Minh. Bức tường ngăn cách nhà Thanh Minh với nhà số 7 (trước đây là khu tập thể bộ tài chính nay là một nhà nghỉ rất to) là chỗ bọn tôi làm bia để chỉnh súng hơi. Hồi đấy còn trẻ nên mắt mũi bọn tôi rất tinh tường: chỉnh súng toàn bằng cách bắn 2 viên đạn chồng lên nhau thành hình số 8. Thanh Minh hồi ấy đã rất tinh ranh, chuyên môn bóp cò bằng ngón tay giữa. Bây giờ nghĩ lại nó làm công tác chính trị cũng phải.
Chếch nhà tôi một chút ,nhà số 13 Trần Hưng Đạo, là nhà bà cô ruột của H.Hải. Theo tôi đây là một trong những ngôi biệt thự đẹp nhất phố Trân Hưng Đạo. Đi đâu tôi cũng để ý nhưng chưa thấy ở đâu có thứ cây thân dừa ,lá chuối như ở ngôi biệt thự ấy. Hai cây ấy trồng rất đối xứng phía trước ngôi biệt thự. Ở trên tầng hai ,các phòng sàn toàn lát bằng gỗ lim đen sì. Thằng H.Hải thỉnh thoảng nổi máu chăm nên lại xung phong đánh xi sàn nhà. Có lần nó bắt tôi đứng tán phét , nhìn nó đánh xi sàn nhà cho đỡ buồn.
Chỉ đến khi vào trường Trỗi tôi mới biết đấy là nhà cô H.Hải. Cho nên trước đấy vào một đêm khoảng năm 1964 có 2 chậu hoa rất to khoảng 1 vòng tay ôm nằm trên trụ cửa ra vào đã rơi xuống đất vỡ tan tành. H.Hải còn thắc mắc đến bây giờ. Tội phạm cũng chỉ đủ dũng cảm thú nhận với H.Hải qua điện thoại và với lời bảo đảm của H.Hải không tiết lộ câu chuyện này với 2 cô tiểu thư của nhà ấy.
Phố Phan Huy Chú rất ngắn và hơi tối. Có một lần , qua điện thoại H.Hải thảng thốt nói với tôi: -phố Phan Huy Chú ban đêm đã biến thành phố…Tôi ngắt lời nó:-Tao biết rồi, đừng nói nữa thêm đau lòng!.
Gần đây tôi nói với H.Hải:- Các câu chuyện của mày thấm đẫm Hà nội. Nhưng mày bây giờ là „hà lội“. Đời người như dòng sông. Khi trẻ thì ta bơi, khi già thì ta lội. Cốt sao cố gắng giữ gìn để nước khỏi vào mũi là được.
Đến tháng 3, nếu không có gì thay đổi, trên đường về VN, H.Hải sẽ ghé qua Đức. Thế là Châu lại về Hợp Phố. Đến lúc ấy tôi sẽ có dịp được nâng cốc chúc mừng sinh nhật của một người con trai của những người anh hùng.
Thứ Bảy, tháng 2 02, 2008
Châu về Hợp Phố
Gửi bởi N.TV lúc Thứ Bảy, tháng 2 02, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
7 nhận xét:
Gia đình Hồng Hải là một gia đình trí thức lớn ở Hà Nội có đóng góp lớn cho Cách mạng về con người với tất cả tâm hồn và cả về của cải.
Ngày đến thăm gia đình bạn, liệt sĩ Vũ Chí Dũng k4 trong một căn phòng nhỏ ở Phan Huy Chú, bà mẹ đưa chúng tôi xem những tấm ảnh thời bà còn là đứa trẻ. Ảnh chụp tại ngôi nhà của gia đình tại 39 Hàng Chuối, nay là trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ VN. Không còn của cải, Bà vẫn hài lòng với những gì đã đóng góp cho CM và tin tưởng rằng con trai Bà vẫn còn đang đi tiếp con đường đó.
Quan hệ họ hàng, Hồng Hải phải gọi Vũ Chí Dũng là chú.
Cảm ơn anh Tôn Gia Quý và anh Hữu Thành đã cho em biết thêm thông tin về gia đình anh Hồng Hải cùng ngôi nhà 11 Phan Huy Chú. Sau này ngôi nhà đó thuộc VKTQS,có một thời gian dùng để phục vụ công tác đối ngoại. Em cũng có kỷ niệm với ngôi nhà này.
Dương Đức Hải . B3.K8
Giờ mới bít Tôn Gia Gia ngoài Viết hay còn bắn súng như cao bồi viễn Tây. Thôi, mấy ô German mua rau nhớ trả Tìn sòng fẳng, anh tui mà cáu lên thì...trên người bạn sẽ có 2 cái lỗ Xinh Xinh hình số 8 đấy nhá !
Hóa ra nhà số 13 THĐ của hai cô tiểu thư khuê các Anh Thư , Bảo Thư (?)lại có quan hệ họ hàng với H Hải.
Mắt Tôn Gia không bị lác kể cũng là chuyện lạ bởi nhà hắn ở đối diện , chênh chếch bên kia đường...
Tôn Gia ở "Phố sấu" còn tôi ổ phố " Phố cơm nguội". Bạn có thể quên đi nhiều chuyện nhưng kỷ niệm tuổi thơ HN sẽ vẫn đeo đẳng người ta suốt đời.
H.Hải sắp về lại làm tôi nhớ đến tựa đề cuốn tiểu thuyết "Quy cố hương " của Quỳnh Dao...
TM
Đọc bài này của TGQ tôi mới biết lịch sử của ngôi nhà 11 Phan Huy Chú. Tại sao nó thu hút tôi vì không hiểu trời đất xoay chuyển thế nào mà 11 Phan Huy Chú bây giờ lại là "cơ quan" của tôi (Thông tấn xã VN).
Ra vào hàng ngày ở 11 PHC nhưng không biết nó lại gắn với nhiều kỷ niệm của nhiều bạn Trỗi như vậy.
Chỉ tiếc là những ngôi nhà quanh đó gắn với nhiều kỷ niệm của ae Trỗi bây giờ không thấy chủ nhân cũ của nó nữa, mà hầu hết đều biến thành công sở của cơ quan nhà nước hoặc doang nghiệp, ae mình lặn tứ tung cả.
TTXVH
11 Phan Huy Chú của cơ quan thông tấn xã là 11 đểu.
Phan Huy Chú đến 11 hết nhà đoạn LTK-THĐ, tiếp đến là sườn của cái nhà quay mặt ra THĐ. Nhà góc đường thì lấy mặt bên THĐ, phố lớn, oai hơn.
Đến khi TTX có được cái nhà góc đường ấy, thời "kế hoạch 3", bèn trổ cửa ra PHC để kinh doanh phim ảnh, chụp hình.
Cái nhà 11 xịn trong truyện của TGQ bây giờ là của quân đội, giao công ty Misoft quản lí.
Nói thêm ngoài lề: các anh bộ đội cũng giỏi, giao cả tài sản công cho "công ty TNHH sân sau" quản lí?
Tay Tỗng quản này giỏi, cứ như người của Sở nhà đất. Hắn nắm nhà người khác y như nhà mình ấy nhỉ.Tôi ở ngay nhà số 9 PHC mà cóc biết mô tê gì ráo.
Đăng nhận xét