Thứ Ba, tháng 10 27, 2009

Cổ võ Phần mềm Tự do!

Gã khổng lồ Microsoft mới phát hành Windows 7 tuần này. Được cho là cứu cánh cho mảng hệ điều hành khách (client) của mình đang bi bét do Windows Vista mắc bệnh béo phì, quá cân và nhạy cảm với bệnh tật...Quả thật Windows 7 được thiết kế mới, châm chút đến tính năng an ninh, an toàn ngay từ đầu và rất thành công trong các đợt thử nghiệm tiền phát hành. Tuy nhiên, công đồng nguồn mở cũng không ngưng nghỉ để có các sản phẩm đối chọi với gã gã khổng lồ. Xin giới thiệu với các bạn một so sánh cho thấy, những tính năng chủ yếu được cho là ưu thế của Windows 7 đều hiện diện trong hệ điều hành Ubuntu với một khác biệt quan trọng là miễn phí và tự do.

So sánh từng tính năng: Ubuntu 9.10 đối đầu với Windows 7.

 Bàn làm việc (Desktop) Ubuntu 9.10 Giao diện bàn làm việc của Karmic Koala sẽ rất quen thuộc đối với người dùng Windows. Cách thức tạo phím tắt (shortcuts) bằng trình đơn nhấp chuột phải và cá nhân hóa các tính năng bàn làm việc cũng tương tự như Windows 7. Bàn làm việc chưa hẳn “mượt” như Windows 7, tuy nhiên người dùng cũng có thể có được các biểu tượng đẹp như Windows 7 nếu có card đồ họa mạnh và có thể lựa chọn các thiết lập “trội” hơn trong Ubuntu 9.10 “Appearance Preferences." 
                                                                                      

Giao diện dòng lệnh của Ubuntu Những người dùng linux có kinh nghiệm đều quen thuộc với giao diện dòng lệnh. Mọi người đều công nhận rằng Windows có thể cho phép tăng tốc độ đáng kể với sức mạnh của dòng lệnh, đặc biệ là trong trường hợp của máy chủ 2008 Power Shell. Đây là hình ảnh màn hình Terminal (trạm làm việc từ xa) trong Ubuntu 9.10 cung cấp một môi trường thuận tiện để thực thi các lệnh và trình kịch bản.


Thư điện tử và lịch E-mail AndE-mail And Calendaring)Ubuntu 9.10 có kèm theo phần mềm thư điện tử và lịch với các tính năng chỉ có trong Outlook và không có trong Outlook Express. Phần mềm thư điện tử và lịch - Evolution đã có thể dùng để đồng bộ với các danh khoản thư điện tử theo giao thức IMAP và SMTP. Người dùng hoàn toàn có thể nhập các định dạng tệp thông điệp khác nhau như vCards, ,csv, vCalendar vào Evolution.
 
Trình duyệt Web (Web Browser) Không có gì ngạc nhiên ở đây. Câu trả lời của Ubuntu đối với trình duyệt Web Internet Explorer của Windows 7 chính là Firefox phiên bản 3.5.3.
 Năng suất Người dùng windows 7 buộc phải cài đặt toàn bộ bộ Microsoft Office để có được cùng các tính năng như Openoffice đã có sẵn một cách mặc định trên Ubuntu 9.10.
 “Cửa hàng các ứng dụng” (‘App Store’) của Ubuntu Các ứng dụng này có lẽ có nhiều tính năng liên quan với Apple hơn là Windows, Ubuntu 9.10 thay thế tính năng Thêm/Loại bỏ (Add/Remove) trong trình đơn Applications bằng Ubuntu Software Center tân tiến hơn, với một khác biệt lớn là miễn phí.


Kiểm tra hệ thống (System Testing) Microsoft xử lý các vần đề phát hiện và sửa lỗi hệ thống trong Windows 7 với tính năng “Sửa lỗi” (Troubleshooting) trong “Bảng điều khiển” (Control Panel). Ubuntu có bộ xử lý lỗi riêng ở dạng “System Testing." Tiện ích này kiển tra các thành phần khác nhau như các vần đề về âm thanh, video và đưa ra các đề xuất thay đổi cấu hình nhằm tối ưu năng suất.

 Theo rõi hệ thống (System Monitor) Hệ thống giám sát của Ubuntu (system Monitor) cũng tương tự hệ thống của Windows (Performance Monitor) Giống như trong Performance Monitor của Windows, System Monitor cho phép người dùng theo vết các tiến trình và tài nguyên hệ thống như mức độ sử dụng bộ Vi xử lý CPU và các lưu thông mạng.



 
Các công cụ Mạng (Network Tools) Ubunbu 9.10 có kèm phần mềm công cụ mạng gốc có thể cung cấp cho người dùng nhiều thông tin về trạng thái mạng hơn là của công cụ mạng có giao diện đồ họa Windows 7, ví dụ như chức năng dò quét cổng mạng.


Dịch vụ thiết bị đầu cuối (Terminal Services) Ubuntu có cả dịch vụ thiết bị đầu cuối và bàn làm việc từ xa (Remote Desktop) Hình trên cho thấy ta đang sử dụng dịch vụ thiết bị đầu cuối để kết nối từ xa dễ dàng tới một máy chủ Windows Server 2008.

Có thể chưa phù hợp tiêu chí " Hệ điều hành, thật là đơn giản!" bài này chỉ nhằm cổ vũ cho phần mềm tự do.
Nguồn CRN.COM

6 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Rất vui vì có thêm anh AMk3 làm đồng minh phần mềm tự do.
Một câu hỏi nhỏ: anh AMk3 cho phép dùng bài này cho báo giấy nhé. (Tất nhiên là có nhuận bút).

AMk3 nói...

@HT: Không có vần đề gì, đây chỉ là bài biên dịch. Từ nhiều năm trước tôi đã dùng linux nhưng chủ yếu là làm mày chủ, còn client vẫn phải dùng Windows do công việc. Nay thấy Linux desktop đã tiến hóa chả thua kém Windows, có thứ còn hơn.

Unknown nói...

Em cũng đang muốn ... vậy bác hướng dẫn nha.
Trước hết xin bác chỉ giúp làm thế nào cài 2 hệ điều hành mà không xung đột. (Cài ở 2 máy khác nhau thì an toàn hơn nhưng bất tiện quá)
Bác gửi hướng dẫn về nguyenphuchoc@gmail.com - xin cảm ơn.

HữuThành.Nguyễn nói...

@AMk3: các anh là dân IT chuyên nghiệp, còn "cưỡi" cả mainframe. Những thứ đấy dù có yếu so với năng lực tính toán bây giờ của các máy nhỏ thì nó vẫn là đẳng cấp trên.
Linux, một thứ Unix tự do, hình như là thứ trung gian giữa mainframe (tập trung cao) với PC (phân tán cao) với mô hình client-server. Mà bây giờ client-server lại trở nên lạc hậu nên Linux cũng chia làm đôi, như Ubuntu có server và desktop,... Ít ra là về hình thức.
Quan trọng là cái Linux Desktop đã có phẩm chất bảo an của linux lại còn có thêm phẩm chất "cộng sản" nữa thì nên ủng hộ quá còn gì.

Nặc danh nói...

TQ ơi! hôm nay VNExpressnet có đăng tin ông cha đẻ của Linux giơ ngón tay cái trước Windows7. Chắc thằng này cũng ngon nên mới có chiện này?
DS

HữuThành.Nguyễn nói...

Cái ảnh này là bọn diễn đàn thư CNTT thông báo cho nhau, trong đó có các nhà báo. Ý là Windows 7 không có ai mua, vắng như chùa bà Đanh.