Thứ Bảy, tháng 5 24, 2008

Ý nghĩa lễ Phật Đản LHQ 2008 - Cao Huy Thuần

Bùi Thắng giới thiệu tới một trang tin mà về cơ bản tôi không có nhiều quan tâm lắm, nếu không muốn nói là không thích đọc. Nhưng mà ở đó có một bài của Cao Huy Thuần, một học giả Việt ở Pháp đã từng có sách xuất bản tại VN (Thế giới quanh ta - Một góc nhìn trí thức, NXB Đà Nẵng); một quyển sách rất nên đọc.
Bài tôi muốn giới thiệu là Ý nghĩa Lễ Phật Đản 2008. Trong bài có những Phật pháp (triết lí nhà Phật) mà ta có thể nhặt nhạnh. Tôi đã copy bài ra khỏi trang tin, thành tài liệu riêng, xin giới thiệu các anh cùng xem.

12 nhận xét:

Nặc danh nói...

Các bạn cứ chịu khó THIỀN đi rồi sẽ chứng ngộ ra được khối điều.Người ta bảo cách sống của chúng ta hiện nay là bon chen ,quay cuồng, tất bật... như ngồi trên ôtô phóng với tốc độ nhanh, sự vật chung quanh chỉ thoáng qua, loang loáng ...Nếu chúng ta "đi" chậm lại, làm giảm nhịp độ sống chúng ta sẽ nhìn thấy các vấn đề,sự vật một cách rõ ràng, chính xác, bản chất hơn .Công cụ làm chậm lại đó chính là Thiền.
TM

Nặc danh nói...

Tất nhiên "chậm" không phù hợp với hoạt động công nghiệp. Tùy điều kiện và nhu cầu của mỗi người trong từng giai đoạn để chọn "chậm" hay "nhanh".

Nặc danh nói...

Tay đua xe công thứ 1 thì không thể chậm khi đang đua nhưng có thể chậm trong những họat động còn lại.

HữuThành.Nguyễn nói...

TM nói thế thì bằng ... không nói. Thiền là không làm gì nữa trong khi lòng rối bời vì có quá nhiều việc phải làm?

Nặc danh nói...

Thấy các pác nói chuyện về nhà Thiền, Tư tôi thấy tốt nhất là đừng nói nữa!

Tôi xin trích một đoạn kinh Phật (kinh gì các pác tự tìm hiểu):
32. Chư Bồ-tát đã lần lượt từng vị trình bày xong, liền hỏi Văn-thù-sư-lợi: “Thế nào là Bồ-tát vào cửa pháp bất nhị?”

Văn-thù-sư-lợi nói: “Theo ý tôi, đối với hết thảy pháp không nói, không thuyết, không chỉ thị, không nhận thức;[57] vượt ngoài vấn đáp. Đó là vào bất nhị pháp môn.”

33. Đoạn Văn-thù hỏi Duy-ma-cật: “Chúng tôi mỗi người đã nói rồi, xin Nhân giả cho biết thế nào là Bồ-tát vào cửa pháp bất nhị?”

Bấy giờ, Duy-ma-cật lặng im không nói.

Văn-thù-sư-lợi tán thán: “Lành thay, lành thay! Cho đến không còn văn tự và ngôn thuyết, ấy mới thật là vào cửa pháp bất nhị.”

Và môt đoạn trong Lịch sử Thiền Tông:
Ở Trung Hoa gần chín năm, Ngài thấy cơ duyên đã đến, liền gọi đồ chúng hỏi:

- Giờ ta trở về sắp đến. Các ngươi mỗi người nên nói chỗ sở đắc của mình.

Ðạo Phó ra thưa:

- Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đây là dụng của đạo.

Ngài bảo:

- Ngươi được phần da của ta.

Bà ni Tổng Trì ra thưa:

- Nay chỗ hiểu của con, như Tổ A-nan thấy nước Phật A-súc, chỉ thấy một lần, không còn thấy lại.

Ngài bảo:

- Ngươi được phần thịt của ta.

Ðạo Dục ra thưa:

- Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng có, chỗ thấy của con không một pháp có thể được.

Ngài bảo:

- Ngươi được phần xương của ta.

Ðến Huệ Khả bước ra đảnh lễ Ngài, rồi lui lại đứng yên lặng.

Ngài bảo:

- Ngươi được phần tủy của ta.


Ô hô!!
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Tư SG

Nặc danh nói...

xin cảm ơn anh HỮU Thành đã giới thiệu bài viết hay

Nặc danh nói...

Xin các bác đừng THIỀN. Thiền khác gì ăn rau dăm. Ảnh hưởng đến cái khoái thứ 3 đó!

HữuThành.Nguyễn nói...

Thiền là gì? (Tự điển Mở Bách khoa Tiếng Việt)

Nặc danh nói...

Hóa ra quan niệm về Thiền của mọi người rất khác nhau:
- Coi Thiền như một phép dưỡng sinh, trị bệnh.
- Coi Thiền như một lối sống ẩn dật, ép xác , "thủ tiêu đấu tranh".
- Coi Thiền như một sự u mê tín ngưỡng: một phương tiện đến với thế giới tâm linh...
Xin các bác trả lời giúp: Hàng triệu tín đồ các tôn giáo họ " Thiền" làm gì vậy?

TM

LêThanh nói...

Cá Pác ơi! tận cùng của Phật là lên ... đâu ? (ko ai biết hình thù thế nào cả), thế nên cõi đời này ta cứ vui vẻ thoải mái đi biết được kiếp sau thế nào.

Nặc danh nói...

Đúng "gồi" LThanh ơi,THIỀN có sẵn trong mỗi bản ngã của con người.Khi nào cái Tâm xung đột tức là ko Thiền,khi nào Tâm tĩnh lặng hay vui vẻ tức là Thiền.Nói như TSG là ko Thiền tức là Thiền!

HữuThành.Nguyễn nói...

ak7 nói lộn rồi.
Thiền mang lại an lạc cho "thiền sư" trong mọi trường hợp chứ không phải khi nào vui vẻ tức là đạt thiền. Cái này mời bác TM "hoá giải".