Chủ Nhật, tháng 5 04, 2008

Hàng không Đông dương

HÀNG KHÔNG Ở ĐÔNG DƯƠNG (chỉ để tham khảo)
Theo Tuần báo Indochine (một tờ báo tiếng Pháp ở Đông dương từ 1940-1944).

Bay biểu diễn: Ngày 10/12/1910, lần đầu tiên một máy bay trên bầu trời Đông dương, chiếc Farman do pilot VandenBorn lái bay trên bầu trời Sài gòn.

Ngày 13/07/1917 Toàn quyền Đông dương quyết định thành lập một phi đội ở Bắc kỳ. Khí tài của phi đội này đã tới Bắc kỳ ngày 01/08/1917, đó là những chiếc Voisin 150 mã lực.

Ngày 06/04/1918 Toàn quyền Đông dương quyết định thành lập Service civil de I’ Aviation en Indochine (Cục Hàng không dân dụng Đông dương). Cục có một phi đội ở Bắc kỳ và một phi đội ở Nam kỳ. Cục Hàng không nhằm hỗ trợ cho các ngành trắc địa, thông tin, địa lý, công chính, cứu thương cho quân đội.

Tháng 07/1938, lần đầu tiên tại Đông dương, hãng Air France có đường bay nội địa dành cho dân chúng bằng máy bay loại Dewointine mang mã hiệu “Ville de Saison F-AQBA”, bay từ Sài gòn ra Hà nội khoảng 9 giờ.

Tháng 09/1939 (trước thế chiến 2) Air France đưa vào khai thác 7 chiếc Dewointine, đường bay Marseille-Marignane với Sài gòn và Hà nội. Hành trình 12.000 km trong 06 ngày với vận tốc trung bình 260 km/g.
Sức chứa: “Chúng ta nên biết rằng chiếc Marignane, chiếc máy bay tối tân nhất hiện nay, với phi hành đoàn 6 người, chở được 22 hành khách”

ĐƯỜNG SẮT XUYÊN VIỆT (chỉ để tham khảo).
Tôi không có số liệu trực tiếp nói về đường sắt xuyên Việt có từ lúc nào, nhưng trong thời kì “Tây thuộc địa”, hành khách đi đường sắt xuyên Việt vẫn có chỗ phải chuyển sang đi đường bộ (“tăng bo”).
Theo Extreme Orient (viết vào thời kì “Tây thuộc địa”) thì:
“Đầu năm 1929 đường sắt Hà nội – Sài gòn còn một đoạn 550 km từ Tourane (Đà nẵng) với Nha trang chưa hoàn thành. Giữa hai điểm đó, du khách buộc phải đi theo đường Cai Quan (La Route Mandarine)” …
“Từ 01/05/1929 những người lái xe hơi đã có thể thỏai mái phóng qua những cây cầu beton đẹp đẽ, trong đó có cầu Đà rằn dài 1075m, cầu “Cho Cui” dài 408m, cầu “Song Cay” (Nha trang) dài 291m, cầu sông “Cay Dua” dài 285m. Cầu “Cho Cui” được một công ty chính quốc xây dựng. Ba cây cầu khác do các nhà thầu An nam thực hiện, xứng đáng được chúc mừng một cách đặc biệt” ...
“Sự biến mất của những chiếc phà là những bước tiến tới viễn cảnh trong sáu hay bảy năm nữa, các du khách sẽ bước xuống Sài gòn từ toa tàu bước lên ở Hà nội” ...

Và, chắc tất cả còn nhớ, hồi “Tây thuộc địa”, họ đã không làm được cầu Hàm rồng vì đáy sông nơi này rất phức tạp. Sau này, Đảng-Chính phủ mới bắc được cầu Hàm rồng – một kì tích vào hồi bấy giờ.

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Bổ sung: Sau có thêm chiếc "Villa de Hanoi F-AQBH" cũng là loại máy bay kiểu Dewointine.
Máy bay loại Marignane là máy bay ném bom Farman-221 cải tiến thành máy bay chở khách vào 1943 để phục vụ cho dân sự.
HCQuang

Nặc danh nói...

Có ngay bài "Chuyện về 2 chiếc máy bay của Vua Bảo Đại" hầu các bác!