Thứ Năm, tháng 4 24, 2008

Đường sắt Hà nội - Vân nam phủ

Nhân xem bài của Đỗ Nghĩa về chuyến khảo sát Vân nam, tôi xin cung cấp một tư liệu có liên quan tới sự phát triển của Vân nam, đó là đường sắt Vân nam đầu thế kỉ 20.

Đường sắt Vân nam tính từ biên giới Việt nam tới Vân nam phủ dài 465km, xây dựng từ 1902-1910 là một công trình táo tợn vào hạng nhất thế giới. Nó là “tác phẩm của nghị lực và sự dẻo dai” (bình luận của Paul Renon).

Về hoàn cảnh địa lý: Vào đầu thế kỉ 20, để tới Vân nam phủ có 3 con đường. Phía bắc, đi tàu dọc sông Dương tử tới Hán khẩu, chuyển tàu nhỏ tới Tchungking, chuyển thuyền tới Sui pou, khoảng 2.000km, với nhiều gềnh thác nguy hiểm. Sau đó đi bộ 800km trên con đường rất xấu và nguy hiểm. Phái tây, con đường qua Miến điện thì phải vượt các dãy núi cao 2.000-3.000m hiểm trở, nhiều khe nứt nguy hiểm, bị chia cắt bởi sông Salouen và Mêkông. Phía nam là đường sắt Vân nam, là con đường ngắn nhất và an toàn nhất hồi bấy giờ.

Công trình:

Đã đào đắp 16 triệu m3 đất đá (50% là đá), với 3422 công trình lớn nhỏ.

Nhân công:

Gồm 1.000-1.200 đốc công hầu hết người Âu, 50.000 phu đồng thời làm việc trên 465km. Riêng đoạn thung lũng Nâm ti (đoạn gian khổ nhất) lúc nào cũng thiếu nhân công, lúc cao nhất (1904) chỉ 2.000 người. Việc vận chuyển hầu hết dùng bằng sức người.

Cung đường:

Cung thung lũng Nâm ty từ Laokai tới kilomet 140.

Cung trên cao (độ cao 1.200m) từ kilomet 140 tới kilomet 465 (tức tới Vân nam phủ).

Hầm ngầm:

Tổng số 155 hầm với tổng chiều dài 18km. Từ kilomet 100-103 có 18 hầm (chiếm 70% độ dài đoạn đường); tại cửa thung lũng Pai ho có 25% chiều dài là đường hầm; tại “bờ phải” có 15 hầm có tổng chiều dài 2.000m chiến 25% chiều dài đoạn đường.

Cầu:

“Cầu đăng ten” dài 150m ở kilomet 83: không thể sử dụng kĩ thuật xây beton nên người ta phải dùng dầm kim loại, trong đó để có thể vận chuyển tới vị trí này, mỗi thanh không được dài hơn 2,5m và trọng lượng không quá 100kg.

“Cầu trên kèo”: ở cửa vào thung lũng Pei ho kilomet 111. Đoạn này bị kẹp giữa hai vách đá thẳng đứng cao vài trăm mét nên con đường phải vượt qua khoảng không 70m (giữa hai vách đá).

Khánh thành:

Ngày 30/01/1910 đoàn tàu đầu tiên đã tới Vân nam phủ. Từ tháng 01/1935 trở đi, hành trình Hà nội – Vân nam phủ bằng oto ray là 22 giờ.

5 nhận xét:

Nặc danh nói...

Đường sắt xuyên Việt,xây dựng năm nào Há tiên sinh có biết không?chắc chắn là sớm hơn Van Nam phủ của Tàu.
DS

ĐN.K7 nói...

Anh Quang đã có một tư liệu rất quý. Con đường sắt này song hành cùng con suối và con đường bộ tụi em đi, lúc ẩn lúc hiện, lúc mất hút trong lòng núi. Tìm hiểu được biết con đường này là con đường ngắn và thuân tiện nhất phục vụ cho C.nghiệp khai khoáng của các ông chủ người Âu & người Hoa. Nó chạy đến Phà Đen hoặc cảng Hải Phòng rồi đi châu Âu. Vì con đường khai thác đã gần trăm năm, độ an toàn kém, núi lở...nên cách nay 6 năm ch.quyền đã đóng cửa con đường này. Cám ơn anh đã cho hay đúng khi đang tìm hiểu.

TranKienQuoc nói...

Tòa nhà cổ nhìn ra Quảng trường 1/5, đối diện Nhà Văn hóa Việt-Xô, nay là cơ quan Tổng Liên đòan Lao động, chính là hội sở của Hãng Hỏa xa Vân Nam của các ông chủ người Pháp và Hoa . Nhà tôi có cô Tâm từng đi phục vụ làm đường sắt tuyến Lao Kay-Vân Nam, rồi trở thành Việt kiều ở Côn Minh. Việt kiều ở đây khá đông và có niều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng.

Nặc danh nói...

Cái "cầu trên kèo":
Thật ghê sợ cho người thi công. 2 đầu cầu là hầm chui (ở lưng chừng núi). Cầu dài 70m bắc qua 2 vách đá dựng đứng (80 độ), vực sâu hơn trăm mét. Toàn là sắt thép tán rivê, bulong.
Cầu hình chữ K nằm ngang:
Lưng chữ K là thân cầu.
2 cái "râu của chữ K" là hệ thanh-dầm, mỗi cái "râu" có 1 đầu "kê" lên gờ đá, đầu kia chống vào điểm giữa của thân cầu (tức không dùng cột thẳng đứng).
Chắc nhiều người hi sinh, bị thương, sốt rét, ngã nước.
HCQuang

Nặc danh nói...

Cây cầu này không phải có hình chữ K nằm úp. Nó đươc hình thành bởi chữ nhân trong Hán tự. Chữ nhân này được lao từ hai bờ vực bởi 2 dầm thép mà thành,phía trên là thân cầu. Đây là ý tưởng của một kỹ sư người Phàp.Công trình đang dở dang thì ông qua đời, con gái ông nối tiếp chí cha, hoàn tất công trình.
HQK